Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Từ Thực Tiễn Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ LOAN

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ LOAN

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.0.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỒNG ĐẠI LỘC

HÀ NỘI, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TUÝ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ....................... 8
1.1. Lý luận về tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý ............................................. 8
1.2. Lý luận về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự
Việt Nam. ....................................................................................................................... 19
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI MUA
BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................ 40
2.1. Khái quát chung về địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội....................... 40
2.2. Tình hình hoạt động của tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 ....................................... 41
2.3. Thực tiễn hoạt động điều tra tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .............................................................................. 43
2.4. Thực tiễn hoạt động xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .............................................................................. 53

2.5. Nhận xét, đánh giá chung. ..................................................................................... 56
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐIỀU TRA, XÉT XỬ VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA
TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................... 65
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội mua bán trái phép chất ma túy ................................................................................ 65
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác điều tra các vụ án về tội
mua bán trái phép chất ma túy...................................................................................... 69
3.3. Giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra,
kiểm sát xét xử đối với các vụ án về tội mua bán trái phép chất ma tuý đạt chất
lượng và hiệu quả cao ................................................................................................... 70
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy........ 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CTTP

Cấu thành tội phạm


CSĐT

Cảnh sát điều tra

ĐTV

Điều tra viên

TAND

Tòa án nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo tội phạm mua bán
trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm ................................. 43
Bảng 2.2: Công tác bắt giữ tội phạm mua bán trái phép chất ma túy của
CQĐT Công an huyện Gia Lâm, từ năm 2015 đến năm 2019 ............... 46
Bảng 2.3: Thống kê tang vật và thực trạng trưng cầu giám định của CQĐT
Công an huyện Gia Lâm (2015- 2019) ................................................... 50
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kết thúc điều tra các vụ án mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm (2015-2019) ........................... 52
Bảng 2.5: So sánh tình hình tội phạm về tội mua bán trái phép chất ma túy
với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2015 - 2019.............................................. 54

Bảng 2.6: Bảng biểu diễn mức hình phạt áp dụng khi xét xử tội mua bán
trái phép chất ma túy giai đoạn 2015 - 2019........................................... 55
Bảng 2.7. Đặc điểm nhân thân của các bị cáo phạm tội mua bán trái phép
chất ma túy được thể hiện thông qua bảng dưới đây: ............................. 55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, chỉ đạo công tác phòng
chống ma túy và đã dành nhiều nguồn lực cho công tác này. Bộ Chính trị khóa IX
đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”
và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020”. Đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, Bộ Chính trị khóa
VIII đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30/11/1996 về “Tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; tiếp đó, Bộ Chính trị khóa X đã
ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Gần đây
nhất, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 về
“Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”. Quốc
hội thông qua luật về phòng chống ma túy; Chính phủ triển khai nhiều chương trình,
kế hoạch chỉ đạo đấu tranh phòng, chống ma túy. Các lực lượng liên quan về phòng
chống ma túy của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ trong công tác đấu tranh, xử lý vấn đề
liên quan đến tội phạm ma túy. Các ngành đã ban hành nhiều chương trình, kế
hoạch công tác và quy chế phối hợp trong giải quyết vấn đề ma túy, đặc biệt là công
tác hợp tác quốc tế với các nước trong phòng, chống ma túy cũng đạt được những
vấn đề rất trọng tâm. Theo thống kê của Bộ Công an tại Hội nghị cấp Bộ trưởng về
nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống ma túy xuyên quốc gia diễn ra
vào tháng 9/2019, tính từ đầu năm 2019 đến tháng 9/2019, lực lượng Công an Việt

Nam đã phát hiện gần 17.000 vụ, hơn 26.000 đối tượng có liên quan đến tội phạm
ma túy; thu giữ gần 600kg heroin, hơn 4.000kg và gần 700.000 viên ma túy tổng
hợp…Trong đó, khối lượng ma túy tổng hợp bị thu giữ tăng gấp 2,5 lần so với năm
2018. Kết quả này cho thấy sự chủ động về nghiệp vụ của lực lượng Công an trước
những thay đổi về phương thức hoạt động của tội phạm ma túy trong khu vực. Đối
với những vụ án lớn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của lực lượng Công an còn có sự phối

1


hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các lực lượng chức năng trong và ngoài nước, đặc biệt
là sự giúp đỡ to lớn của nhân dân. Những chiến công xuất sắc của lực lượng Công
an thời gian qua đã góp phần làm giảm nguồn cung ma túy trong nước, ngăn chặn
lượng ma túy lớn thẩm lậu trái phép vào Việt Nam, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi
trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta
không được chủ quan trước những diễn biến khó lường về tình hình ma túy trên thế
giới và khu vực hiện nay. Áp lực ma túy từ bên ngoài vào nước ta vẫn rất lớn. Đấu
tranh ngăn chặn hiểm họa về ma túy là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và phức tạp.
Huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Thời gian
gần đây tình hình tội phạm về ma túy diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn huyện.
Mặt dù Huyện Gia Lâm không phải là vùng trọng điểm về tội phạm ma túy của cả
nước nhưng qua số liệu các vụ án ma túy xảy ra những năm gần đây trên địa bàn
cho thấy tính chất phức tạp, mức độ tinh vi và nguy hiểm ngày càng gia tăng của
loại tội phạm này.
Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
thì thấy rằng các tội về ma túy trong đó có tội mua bán trái phép chất ma túy có tỉ lệ
cao trong tổng số tội phạm hình sự. Cùng với cả nước huyện Gia Lâm đã yêu cầu
các cấp, các ngành nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng chống ma túy,
nhưng loại tội phạm này vẫn tiếp tục gia tăng một cách đều đặn cả về số lượng
người phạm tội, số vụ việc phạm tội lẫn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Qua thực tế đấu tranh, xử lý tội phạm về ma túy tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần khắc phục, đặc biệt là xuất
phát từ phương diện áp dụng pháp luật hình sự. Vậy nên học viên lựa chọn đề tài:
“Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài “Tội mua bán trái phép
chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội”, học viên đã tham khảo đến một số tài liệu, công trình nghiên cứu gồm ba
nhóm chính như sau:

2


- Nhóm thứ nhất gồm các giáo trình, bài viết chuyên sâu như: 1. PGS. TS Lê
Thị Sơn (2003); “Chương X: Các tội phạm về ma túy” trong sách: Giáo trình luật
hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 2. TS. Phạm Văn Beo (2010), “Bài 10: Các tội phạm về
ma túy”, trong sách: Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2, phần các tội phạm), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; 3. Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Trường Đại học An ninh nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội...
Các giáo trình này này đã phân tích một số vấn đề lý luận và dấu hiệu pháp
lý của tội mua bán trái phép chất ma túy như: khái niệm, khách thể, chủ thể... cũng
như hình phạt của tội mua bán trái phép chất ma túy làm cơ sở cho học viên nghiên
cứu khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội này trong luận văn.
- Nhóm thứ hai gồm các sách chuyên khảo, tham khảo bài viết khoa học trên
các tạp chí như: 1. Trần Văn Luyện cùng tập thể tác giả (2001), “Chương XVIII:
Các tội phạm về ma túy”, trong sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS.
Trần Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội; 3. ThS. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
1999 (Phần tội phạm, Tập IV: Các tội phạm về ma túy), Nxb thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hồ Chí Minh; 4. Vũ Hùng Vương (chủ biên) (2007), Phòng, chống
ma túy - cuộc chiến cấp bách của toàn xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.
Một số bài viết nghiên cứu chuyên sâu về các quy định của BLHS năm 1999
đối với tội phạm về ma túy và kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong thực tiễn đấu
tranh ngăn chặn, phòng chống loại tội phạm này như: 1. Nguyễn Ngọc Anh (2009),
Bàn về việc sửa đổi, bổ sung Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát
(số 4/2009); 2. Đỗ Văn Kha (2010), Bàn về công tác phối hợp trong việc điều tra,
truy tố và xét xử các vụ án ma túy, Tạp chí Kiểm sát (số 18/2010); 3. Hoàng Minh
Thành (2009), Một số giải pháp đấu tranh ngăn chặn các thủ đoạn cất giấu, vận
chuyển trái phép chất ma túy ở nước ta, Tạp chí Phòng chống ma túy - Ủy ban
Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm…

3


Các tài liệu nói trên, bên cạnh việc nghiên cứu về ma túy nói chung cũng
nghiên cứu về tội mua bán trái phép chất mua túy nói riêng dưới các góc độ khác
nhau: luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học. Các tài liệu trên giúp học viên
hiểu một cách toàn diện hơn về tội mua bán trái phép chất ma túy dưới các góc độ
khác nhau, từ đó khi đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự về tội mua bán
trái phép chất ma túy phải đảm tính toàn diện.
- Nhóm thứ ba gồm các đề tài khoa học, luận án Tiến sĩ luật học, luận văn
Thạc sĩ luật học như: 1. Phạm Tiến Quang (2006), Đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, 2. Đặng Thị Thảo Lan (2005), Đấu tranh phòng chống tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy ở các tỉnh
Tây Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội; 3. Hồ Văn Bình (2017), Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình

sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa
học xã hội; 4. Triệu Thị Ngân Hà (2017), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Học viện Khoa học xã hội; 5. Nguyễn Thành Tất (2018), Tội mua bán trái phép
chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.
Những tài liệu khoa học trên đây đều có phạm vi nghiên cứu rộng hoặc
nghiên cứu chuyên sâu theo một vài góc độ, phương diện nhất định. Qua khảo sát,
đánh giá các tài liệu khoa học nêu trên thì tội mua bán trái phép chất ma túy được
đề cập đến thường là một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề trong đối tượng nghiên cứu
của các tác giả. Về mặt lý luận và thực tiễn, các tác giả vẫn chưa đi sâu vào phân
tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của “Tội mua bán trái phép chất ma túy” và
chưa làm rõ sự khác biệt cơ bản cũng như mức độ nguy hiểm của từng hành vi
phạm tội cụ thể trong số các hành vi “tàng trữ”, hành vi “vận chuyển” và hành vi
“mua bán” trái phép chất ma túy.
Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn những quy định của BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội mua bán trái phép chất ma túy”, đồng thời phân

4


tích đánh giá thực trạng giải quyết các vụ án về ma túy nói chung, các vụ án về tội
mua bán trái phép chất ma túy nói riêng thông qua số liệu thực tiễn điều tra, xét xử
tại địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là cần thiết và có ý nghĩa đối với công
tác đấu tranh ngăn chặn, phòng chống tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy, góp
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sáng
tỏ các vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy, cũng như đánh giá thực
tiễn áp dụng trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó xác định những

tồn tại, bất cập trong quy định của BLHS và đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là:
+ Đề tài phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về tội mua bán trái
phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam.
+ Phân tích, đánh giá quy định hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019.
+ Qua phân tích, đánh giá lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, đề tài đưa ra
những giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung, đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về
tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017).

5


- Về địa bàn, đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
- Chủ thể nghiên cứu áp dụng: Cơ quan điều tra và toà án nhân dân huyện
Gia Lâm
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá số liệu thực tế từ năm

2015 đến hết năm 2019 trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta qua các thời
kỳ về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; sử dụng đồng bộ các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Học viên sử dụng phương pháp này để
tiến hành phân tích và tổng hợp các thông tin qua các tài liệu thu thập được từ nội
dung và hình thức của luận văn. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng thường
xuyên trong quá trình nghiên cứu tài liệu, số liệu, thông tin mà học viên thu thập
được. Trong đó, nội dung quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy và thực
tiễn áp dụng quy định về tội này được phân tích thành từng vấn đề cụ thể để tìm
hiểu; sau đó, tiến hành tổng hợp các vấn đề đã phân tích để chỉ ra các vướng mắc
cũng như đưa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về về tội
mua bán trái phép chất ma túy.
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng để nghiên cứu khái quát về lịch sử hình
thành, phát triển của tội mua bán trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự Việt Nam,
nghiên cứu quy phạm pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy được nhìn nhận
trong bối cảnh lập pháp của chúng, bao gồm bối cảnh chính sách pháp luật, bối cảnh
chính sách kinh tế - xã hội cũng như trình độ khoa học pháp lý và trình độ lập pháp trong
từng thời kỳ; làm rõ sự hình thành và phát triển của quy định về tội mua bán trái phép
chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập và tổng hợp các số liệu về
thực trạng áp dụng các quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn áp
dụng của TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, qua nghiên cứu lý luận và quy định của pháp luật có liên
quan, việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần hoàn thiện lý luận và quy định của
pháp luật có liên quan đến tội mua bán trái phép chất ma túy. Đây là cơ sở quan
trọng để học viên đưa ra những nghiên cứu và đề xuất những giải pháp áp dụng
pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu, làm rõ thực trạng những hạn chế,
thuận lợi, khó khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật về tội mua
bán trái phép chất ma túy. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật, đề tài đã đưa ra những
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội mua bán trái
phép chất ma túy; kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn công
tác đấu tranh, phòng chống tội phạm này ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp
luật về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội,
đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết đúng đắn vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất
ma túy. Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các sinh viên, học viên,
giảng viên, các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
chia cấu trúc gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép
chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng điều tra,
xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.


7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TUÝ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Lý luận về tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý
1.1.1. Chất ma tuý
1.1.1.1. Khái niệm chất ma túy
Từ rất lâu, con người đã phát hiện một số loại cây cỏ khi sử dụng gây ra một
số cảm giác như: không thấy đói, hết mệt mỏi, cảm giác ngây ngất, mê mẩn, đê
mê… và có khả năng chữa một số bệnh, nhưng khi dùng nhiều họ bị lệ thuộc vào
các cây cỏ này. Các cây cỏ này chính là cây thuốc phiện, cây cô ca và cây cần sa.
Sau này với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, người ta đã xác định được các
thành phần hoạt chất có trong các cây thuốc phiện, cây cô ca và cây cần sa; đã tách
chiết được những hoạt chất này dưới dạng tinh khiết để sử dụng. Theo Từ điển tiếng
Việt: “Ma tuý là tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng gây trạng thái ngây
ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”. Nhưng theo Từ điển Bách khoa Công an nhân
dân: “Ma tuý là hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm thay đổi một hay
nhiều chức năng của cơ thể ”[14].
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã xác định rõ: Ma tuý bao gồm
nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa; lá cây cô ca; lá khát (lá cây Catha edulis); quả thuốc phiện khô, quả thuốc
phiện tươi; heroine, cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR11; các chất ma tuý khác ở thể lỏng và thể rắn [20]. Các chất ma tuý khác nêu trong
các điều luật đó là những chất ma tuý tuy không nêu tên cụ thể nhưng nó được quy
định trong Danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định
73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018. Hiện nay, các chất ma túy được quy định trong
các Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 73/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính
phủ bao gồm 515 chất ma túy cần quản lý.
Dựa theo các quy định trên, Luật phòng, chống ma tuý của nước ta đã đưa ra

một số khái niệm sau:

8


“Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành.”
“Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.”
“Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [23].
Dựa vào những nội dung nêu trên chúng ta có thể hiểu chất ma tuý như sau: Chất
ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo,
được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành, các chất này khi xâm nhập vào
cơ thể người sử dụng sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người đó, có thể dẫn
đến nghiện và gây hậu quả về nhiều mặt đối với đời sống xã hội.
Hiện nay, nguồn gốc tự nhiên của các chất ma túy xuất phát từ các loại thực
vật chứa chất gây nghiện tự nhiên; nguồn gốc nhân tạo của các chất ma túy xuất
phát từ hoạt động sản xuất thông qua pha chế, chiết xuất, chế biến từ các loài thực
vật chứa chất gây nghiện tự nhiên. Các chất ma túy có nguồn gốc nhân tạo là các
chất ma túy tổng hợp hoặc bán tổng hợp được điều chế từ các hóa chất trong các
phòng (labo) bí mật. Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã áp dụng nhiều biện pháp để
hạn chế việc sản xuất các chất ma túy trái phép, trong đó có áp dụng các quy định
quy định của pháp luật có liên quan nhằm kiểm soát chặt chẽ một số hóa chất được
gọi là tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy.
Như chúng ta đều biết, để sản xuất bất kỳ một chất ma tuý bán tổng hợp hay tổng
hợp nào người ta đều cần sử dụng đến nhiều loại hoá chất khác nhau, trong đó có
những chất nếu không có nó thì không thể sản xuất, điều chế được các chất ma tuý này,
và nó đóng vai trò là thành phần chủ yếu trong cấu trúc phân tử của chất ma tuý đó,
những hóa chất này được gọi là tiền chất. Ví dụ như chất Benzaldehyde dùng trong sản

xuất Amphetamin; Acetic anhydride dùng trong sản xuất Heroine, Ephedrine dùng
trong sản xuất Methamphetamine... Ngoài các tiền chất, tham gia vào quá trình điều
chế ra các chất ma túy tổng hợp còn có các hoá chất thiết yếu khác, đó là những loại
hoá chất dùng để làm dung môi, chất xúc tác và thường không có mặt trong cấu trúc
phân tử của chất ma túy được tạo ra.

9


Thực tế, trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội luôn có nhu cầu
sử dụng các hóa chất để sản xuất, nghiên cứu khoa học và điều chế thuốc chữa
bệnh phục vụ các nhu cầu của con người. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử
dụng đã có một số loại hóa chất là tiền chất bị sử dụng sai mục đích, dùng để sản
xuất, điều chế ra các chất ma túy bán tổng hợp và tổng hợp, từ đó đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống cộng đồng. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới và cộng
đồng quốc tế đã đề ra các quy định về quản lý, sử dụng các hóa chất đó một cách
rất nghiêm ngặt nhằm chống lại mọi hành vi lạm dụng các hóa chất sử dụng sai
mục đích để sản xuất ra các chất ma túy. Nước ta đã tham gia các Công ước quốc
tế về kiểm soát ma túy (Công ước 1961; 1971; 1988) và cũng đã quy định cụ thể
về Danh mục các chất ma túy và các hóa chất cần kiểm soát ban hành kèm theo
Nghị định 73/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
1.1.1.2. Phân loại các chất ma túy
Căn cứ vào cấu tạo, tính chất, tác dụng... của mỗi chất ma túy để phân loại
các chất ma túy ra các nhóm khác nhau. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phân
loại các chất ma tuý. Tuy nhiên, có một số phương pháp phân loại cơ bản như:
phân loại dựa theo nguồn gốc; theo danh mục kiểm soát ma túy của Liên hợp
quốc; dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lý người sử dụng nó.
* Thứ nhất, căn cứ vào nguồn gốc sản xuất ra các chất ma túy
Theo phương pháp phân loại này, người ta dựa vào nguồn gốc của nguyên liệu

dùng để sản xuất và nguồn gốc của sản phẩm tạo thành các chất ma túy. Trong phương
pháp này người ta chia ra ba nhóm chất ma túy:
- Các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Bản thân một số loài thực vật trong tự
nhiên như cây anh túc (cây thuốc phiện), cần sa, cây cô ca,… chứa các chất ma túy.
Chẳng hạn như nhựa thuốc phiện từ cây thuốc phiện, tinh dầu cần sa từ cây cần sa,
v.v... Các chất ma túy loại này xuất hiện tự nhiên và tồn tại cho đến ngày nay.
- Các chất ma túy có nguồn gốc bán tổng hợp: đây là các chất ma túy mà một
phần nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên. Từ những nguyên
liệu này, người ta cho phản ứng với các chất hóa học (tiền chất) để tổng hợp ra chất

10


ma túy mới. Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và
một số chất phụ gia khác; vì vậy ma túy bán tổng hợp có tác dụng mạnh hơn chất
ma túy tự nhiên ban đầu.
Ví dụ: người ta lấy morphine (là chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên) cho tác
dụng với anhydric axêtic (là hóa chất đã được điều chế trong phòng thí nghiệm) để
có heroine là chất ma túy bán tổng hợp.
- Ma túy tổng hợp này là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất), điển hình là
amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh
và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích
thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang
tưởng. Do vậy chúng còn gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo
lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.
Những năm gần đây nước ta đã xuât hiện các chất ma tuý tổng hợp rất nguy hiểm,
đặc biệt là các chất ma tuý kích thích dạng amphetamine (viết tắt là ATSamphetamine-type- stimulans) có xu hướng gia tăng rất mạnh. Nếu so với các chất ma
túy có nguồn gốc tự nhiên thì các chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp ra đời muộn hơn.
Nhưng chúng lại chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các chất ma túy đã được quy định.

Sự ra đời của các chất ma túy và tiền chất thuộc loại này gắn liền với sự phát triển của
khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của ngành hóa dược.
* Thứ ba, căn cứ theo danh mục kiểm soát ma túy của Nhà nước.
Các chất ma túy bị kiểm soát được liệt kê trong các danh mục theo luật pháp
quốc tế hoặc quốc gia căn cứ vào giá trị sử dụng của chúng trong y khoa và mức độ,
tác hại gây nghiện khác nhau. Theo quy định của Nghị định 73/NĐ-CP ngày 15/5/2018
của Chính phủ, các chất ma tuý và tiền chất được chia thành 4 danh mục sau:
“- Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời
sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu
khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục I gồm 46 chất

11


- Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định
của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục II gồm 398 chất
- Danh mục III: Các chất hướng thần được dùng trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy
định của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục III gồm 71 chất
- Danh mục IV: Các tiền chất. Danh mục IV gồm 44 tiền chất” [4].
* Thứ tư, căn cứ vào tác dụng của các chất ma túy đối với tâm, sinh lý
người sử dụng
Đây là phương pháp phân loại dựa vào các triệu chứng lâm sàng khi chất ma
túy này xâm nhập vào cơ thể người. Mỗi nhóm chất ma túy tạo nên những đặc điểm
tâm sinh lý của người sử dụng khác nhau. Bằng cách phân loại này các chất ma túy
được chia ra các nhóm sau:
- Nhóm các chất ma túy an thần: các chất ma túy thuộc nhóm này, sau khi
được đưa vào cơ thể khoảng từ 5 đến 10 phút thì người sử dụng nó có cảm giác

bồng bềnh trôi nổi, êm dịu, bị đánh lừa bởi cảm giác êm dịu đó, thấy mình như
trong các cuộc du ngoạn ngắn, hết mệt mỏi, nhọc nhằn... Nhưng sau khoảng 6-18
giờ khi các chất ma túy hết tác dụng, đối với người nghiện nếu không tiếp tục đưa
thêm ma túy vào cơ thể thì họ trở nên vật vã, hoa mắt, đổ mồ hôi, sùi bọt mép, có
cảm giác dòi bò trong xương, nổi da gà, đau mỏi cơ bắp, mất ngủ, ngáp vặt, thèm
muốn chất ma túy không thể cưỡng lại được. Điển hình trong nhóm này có thuốc
phiện, các chế phẩm từ thuốc phiện và một số chất ma tuý tổng hợp khác có cùng
công thức, chẳng hạn như: Thuốc phiện, Morphine, Heroine, Các chất ma tuý tổng
hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các opiat khác
(methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
- Nhóm các chất ma túy gây kích thích: các chất ma túy thuộc nhóm này sau
khi đưa vào cơ thể từ 10 đến 15 phút, nó gây kích thích thần kinh, gây hưng phấn,
người sử dụng bị đánh lừa bởi các cảm giác hoạt bát, tự tin và không cảm thấy đói,
mệt. Nếu dùng liều cao gây nên cảm giác giả tạo về sức mạnh và ảo tưởng, đây
chính là hậu quả đối với người sử dụng các chất kích thích. Điển hình cho các chất
ma túy thuộc nhóm này là: cocaine, amphetamine, methamphetamine,
dexamphetamine v.v...

12


- Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: bao gồm nhiều loại chất có nguồn gốc và
có cấu tạo hóa học khác nhau. Có loại là sản phẩm tự nhiên, có loại là sản phẩm tổng
hợp toàn phần. Việc sử dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận
thức về hiện tại, về môi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy,
nhìn thấy những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác). Điển hình gồm LSD
(Lysergic Acid Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc
lắc), các sản phẩm của cần sa, mescalin, phencyclidin.... Người nghiện bị cảm giác
giả tạo về sức khỏe, về vị trí trong xã hội, có những hành động bạo lực... Ví dụ như:
họ có thể nhảy từ trên tầng cao của nhà cao tầng xuống đất hoặc tự lao đầu vào đoàn

tàu đang chạy nhưng không có cảm giác sợ. Đây chính là hậu quả rất nguy hiểm đối
với người sử dụng loại ma túy gây ảo giác.
1.1.1.3. Một số phương pháp nhận biết các chất ma túy
* Phương pháp nhận biết các chất ma túy bằng cảm quan
Nhận biết bằng cảm quan là dùng các giác quan của con người để trực tiếp
nhận biết các chất ma túy không thông qua một phương tiện máy móc hoặc hóa chất
nào khác. Bằng phương pháp này người ta nhận biết các chất ma túy qua màu sắc,
mùi vị, trạng thái, kích thước, ký hiệu... của chúng. Đồng thời kết hợp với những
kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý của cơ quan có thẩm
quyền để nắm bắt phương thức thủ đoạn che giấu các chất ma tuý của đối tượng
phạm tội. Để nhận biết một chất ma túy nào đó chúng ta có thể quan sát bằng
mắt thường hoặc có thể ngửi mùi. Bằng sự thụ cảm của tri giác để tìm tòi phát
hiện, "bóc tách" dấu vết ra khỏi môi trường vật chất mà chúng tồn tại. Đối với
những dấu vết chất ma tuý lớn, sự hiện diện của nó tương đối dễ dàng hoặc màu
sắc của nó tương phản với vật mang vết thì thông thường ta hay phát hiện bằng
phương pháp này.
Ngoài phát hiện chất ma túy bằng mắt, trong một số trường hợp đặc biệt chúng ta
có thể phát hiện ma tuý bằng cách ngửi mùi. Các chất ma tuý đều là các chất độc có
những chất là chất độc rất mạnh. Chính vì thế khi phát hiện chất nghi vấn là chất ma
túy chúng ta không được phép đưa trực tiếp các chất ma tuý lên mũi để ngửi hoặc đốt.
Bởi vì làm như vậy sẽ có thể xảy ra nguy hiểm.

13


* Phương pháp nhận biết các chất ma tuý bằng thuốc thử
Phương pháp nhận biết các chất ma túy bằng thuốc thử thực chất là tiến hành
những phản ứng hóa học giữa thuốc thử và chất ma túy cần nhận biết. Kết thúc phản
ứng sẽ xuất hiện màu sắc đặc trưng giữa thuốc thử và chất ma túy cần nhận biết.
Khi quan sát màu sắc chất tạo thành sau phản ứng sẽ cho ta kết luận tương đối chính

xác và nhanh chóng chất ma túy cụ thể.
Như chúng ta đã biết, các chất ma tuý rất đa dạng, phong phú nó tồn tại ở các
trạng thái khác nhau và có nhiều màu khác nhau. Có những chất ma tuý khi sử dụng
các giác quan chúng ta có thể phát hiện ra chúng. Bên cạnh đó có những chất chúng
ta không thể nhận biết ra chúng ngay được và có những chất chúng ta không thể
phát hiện được bằng cảm quan mà phải sử dụng thuốc thử để phát hiện. Mỗi chất
ma tuý đều có một số phản ứng hóa học đặc trưng của nó. Dựa vào các phản ứng
đặc trưng này mà chúng ta điều chế ra các loại thuốc thử để phát hiện ra chúng.
Ví dụ: Dùng thuốc thử Marquys để phát hiện Heroine và các Opiat khác. Ta lấy
mẫu chất nghi là chất ma tuý, cho phản ứng với thuốc Marquys. Nếu thuốc thử từ không
màu chuyển sang màu tím đỏ thì phản ứng dương tính với Heroine và các Opiat khác.
Chất lượng, hình dạng, cách sử dụng của mỗi loại ma túy được người sản xuất
cho ra những sản phẩm khác nhau, từ nơi sản xuất trong từng lô riêng biệt, chúng
hầu như là nguyên chất, hàm lượng có thể đạt từ 90 đến 100%, nhưng trên thị
trường bất hợp pháp các sản phẩm ma túy có thể bị thay đổi. Có những trường hợp
chúng ta thu được các chất ma túy có hàm lượng nhỏ do chúng bị pha tạp bởi các
tạp chất khác nhau, hoặc bị pha trộn bởi chất màu, chất độn hoặc các chất làm giả.
Vì vậy, trong những trường hợp này các chất phản ứng hóa học bị cản trở bởi những
chất pha tạp đó. Để có kết luận chính xác thì chúng ta phải thử nhiều lần và cần lưu
ý những chỉ dẫn sau đây:
- Nếu lượng chất ma túy cần phát hiện quá ít để tiến hành thử ở hiện trường thì
phải tiến hành thu mẫu, đưa toàn bộ mẫu về phòng giám định để phân tích.
- Đối với chất ma túy cần phát hiện ở dạng bột, chỉ cần lấy vài hạt bột (lượng
nhỏ) để tiến hành thử, nếu cần thiết phải làm lại thì lấy tăng dần lượng mẫu lên
nhưng không làm mất đi hết các chất này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định chứng cứ.

14


- Đối với chất ma túy cần phát hiện ở dạng rắn, dạng cục, dạng viên thì phải

tiến hành nghiền nhỏ mẫu trước khi đưa vào thử nghiệm. Nếu mẫu ở dạng keo nhựa
(nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa) phải dùng 1 que nhỏ phết nhựa lên phía trong thành
ống thử (nếu thuốc thử đựng trong ống thủy tinh) và lắc cho thuốc thử tiếp xúc với
mẫu cần phát hiện. Có thể phết nhựa lên mặt khay lõm (nếu thuốc thử dùng ở dạng
khay lõm) sau đó nhỏ thuốc thử vào chỗ có mẫu. Thậm chí, dùng nước sạch hòa tan
mẫu, lấy một vài giọt nước đã hòa tan mẫu cho tác dụng với thuốc thử.
- Nếu chất ma túy cần phát hiện ở dạng viên nhộng thì cẩn thận mở viên
nhộng ra lấy một ít bột trong viên nhộng và thử như ma túy ở dạng bột.
- Nếu chất ma túy cần phát hiện ở dạng thảo mộc (lá cần sa, lá cô ca) thì phải
nghiền nhỏ chúng thành bột và thử nghiệm như ma túy ở dạng bột.
- Tất cả các chất ma túy cần phát hiện khi thử mà cho kết quả âm tính, nhưng
vẫn còn có sự nghi ngờ liên quan đến chất ma túy thì phải thu toàn bộ mẫu nghi vấn
đó gửi về phòng giám định ma túy để các giám định viên phân tích.
Ngoài các phương pháp trên, để nhận biết nhanh một chất có thể là chất ma túy
chúng ta còn có các phương pháp khác như: dùng chó nghiệp vụ giám biệt nguồn hơi;
dùng máy phát hiện nhanh các chất ma túy; bằng kinh nghiệm của cán bộ...
Kết quả xác định các chất ma túy bằng các cách trên đây chỉ là cơ sở giúp cho
cơ quan có thẩm quyền định hướng cho các hoạt động điều tra nhằm nhanh chóng
điều tra làm rõ vụ án chứ không phải chứng cứ để chứng minh tội phạm.
1.1.2. Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.
1.1.2.1. Khái niệm tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
Theo TS. Phạm Minh Tuyên có định nghĩa về tội phạm ma túy như sau:
“Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, xâm
phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của nhà nước, từ đó gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, gây mất trật tự an toàn
xã hội”. Có thể khẳng định tội phạm về ma túy là tội phạm có tính chất nguy hiểm
cao cho xã hội, gây ra những hậu quả lớn về kinh tế-xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe
cộng đồng và lây nhiễm HIV/AIDS, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống xã


15


hội. Vì vậy, qua các thời kỳ, Đảng và nhà nước luôn có những chủ trương, chính
sách hình sự đấu tranh kiên quyết với loại tội phạm này.
Tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội mua bán trái phép chất ma
túy như sau:
“3.3. Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây: a)
Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma
túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng
tiền công hoặc các lợi ích khác; b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người
khác; c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; d) Dùng chất ma túy
nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do
đâu mà có); đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma
túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái
phép cho người khác; g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành
vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3
này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy”.
Theo quan điểm của Ths. Đinh Văn Quế, hành vi mua bán trái phép chất ma
túy: “bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma túy để bán cho người khác; tàng trữ
đến bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép; hoặc dùng
ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy” [46].
Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần tội phạm cụ thể) của trường
Đại học An ninh nhân dân thì “hành vi mua, bán trái phép chất ma túy là hành vi
trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào” [26].
Qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay có nhiều hình thức thể hiện khác nhau về
khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy, tuy nhiên, nhìn chung các quan điểm đã
được nghiên cứu đều có chung nội dung thể hiện tội phạm này là: mua trái phép chất
ma túy để bán; bán trái phép chất ma túy; xin, vận chuyển, tàng trữ, sản xuất để bán

hoặc dùng hàng hóa để trao đổi lấy ma túy hoặc ngược lại. Trên cơ sở nghiên cứu, theo
quan điểm chung nhất thì mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán trái phép chất
ma túy cho người khác hoặc sử dụng ma túy để trao đổi như một loại hàng hóa.

16


Nói tóm lại, tội mua bán trái phép chất ma túy có thể được hiểu là những
hành vi: Bán trái phép chất ma túy cho người khác bao gồm cả việc bán hộ chất ma
túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; Mua chất ma túy
nhằm bán trái phép cho người khác; Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người
khác; Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào
nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi,
thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; Tàng trữ chất
ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái
phép cho người khác…, do người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS thực hiện,
có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của Nhà nước.
1.1.2.2. Dấu hiệu tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
Trên cơ sở khái niệm về tội phạm nói chung thì tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS,
do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến các quy định
của Nhà nước về quản lý các chất ma túy mà theo quy định của Bộ luật này phải bị
xử lý hình sự. Căn cứ vào lý luận khoa học pháp lý hình sự, một hành vi được coi là
tội phạm khi thỏa mãn đủ các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp
luật hình sự, tính có lỗi, tính phải chịu hình phạt. Tội mua bán trái phép chất ma túy
cũng có những dấu hiệu tội phạm nói chung.
Thứ nhất, về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính có tính khách quan,
tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
mua bán trái phép chất ma túy thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây

thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Quan hệ xã hội
đó chính là các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đây là thuộc
tính cơ bản và quan trọng nhất, quyết định những thuộc tính khác của tội phạm mua
bán trái phép chất ma túy.Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất
của tội phạm này, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa đấu tranh phòng, chống tội
phạm.

17


Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy là một trong những căn cứ quan trọng để xác định tội phạm này là tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mua bán trái phép chất ma
túy cũng là căn cứ để Nhà nước xây dựng chính sách hình sự, trong đó quy định loại
hình phạt, khung hình phạt nghiêm khắc đối với loại tội phạm này. Đánh giá tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
thường được thể hiện thông qua các căn cứ như: lỗi, mục đích, động cơ của người
phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội;
khách thể xâm hại, thiệt hại xảy ra, tính chất của đồng phạm.
Thứ hai, dấu hiệu lỗi.
Người chịu TNHS theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì
người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong
thực hiện hành vi khách quan đó. Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt
người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.
Lỗi là dấu hiệu chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi, là thái độ tâm lý của
con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi của
chủ thể gây ra. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, lỗi có hai loại là lỗi cố ý và lỗi
vô ý. Trong cấu thành tội phạm thì lỗi là một dấu hiệu bắt buộc. Lỗi của người thực

hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy là thái độ tâm lý bên trong của người
phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
mình gây ra. Người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy bị coi là có lỗi
nếu hành vi đó là sự tự do về lý trí và ý chí để lựa chọn và quyết định thực hiện
hành vi. Chủ thể có nhiều sự lựa chọn xử sự khác nhau, tuy nhiên, chủ thể đã lựa
chọn xử sự trái pháp luật, mặc dù chủ thể có đủ điều kiện để lựa chọn và thực hiện
xử sự khác phù hợp với quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi mua bán
trái phép chất ma túy bị coi là có lỗi nếu họ đủ tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS
và hành vi được thực hiện có sự tự do về lý chí và ý chí.

18


Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự.
Tính trái pháp luật cũng là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Hành vi mua bán
trái phép chất ma túy được coi là trái pháp luật cũng đồng thời là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Luật hình sự. Tính trái pháp luật của hành vi mua
bán trái phép chất ma túy là căn cứ để đảm bảo nguyên tắc pháp chế, quyền công
dân, quyền con người.Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội là
hai dấu hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính trái pháp luật hình sự là dấu
hiệu về mặt hình thức pháp lí phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội. Trong lịch sử lập
pháp hình sự Việt Nam đến nay, hành vi mua bán trái phép chất ma túy luôn được
quy định trong pháp luật hình sự.
Thứ tư, tính phải chịu hình phạt.
Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm nói chung.
Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không có tội phạm cũng không có
hình phạt.Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy
hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội và tính
trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính nguy hiểm
cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng cao.Cũng vì tính nguy hiểm cho xã hội của

tội phạm mà bất cứ hành vi phạm tội nào cũng có thể bị đe dọa áp dụng hình
phạt.Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được quy định trong pháp luật hình sự
với chế tài rất nghiêm khắc thể hiện tính nghiêm trị, răn đe của pháp luật đối với
hành vi đặc biệt nguy hiểm này.
1.2. Lý luận về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
1.2.1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái
phép chất ma túy.
* Giai đoạn trước năm 1945
Trước đây khái niệm ma túy chưa được đề cập đến, người ta chỉ nhận thức
đơn giản và chủ yếu coi cây thuốc phiện như là một thứ thần dược, có thể chữa
được một số bệnh thông thường như phong thấp, đường ruột, giảm đau… nhưng sau
đó người ta cũng nhận ra được tác hại to lớn của nó. Xuất phát từ tình hình trồng

19


×