Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bảo hộ thương mại thế giới và vấn đề đặt ra đối với chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.46 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
--------------

BÀI THẢO LUẬN NHÓM
MÔN:
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Chủ đề: “Bảo hộ thương mại thế giới và vấn đề đặt ra đối với
chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay”

GIẢNG VIÊN: PGS. TS Hà Văn Sự
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 5
Lớp CH24B4QLKT

Bắc Giang, tháng 8 năm 2019


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập kỷ qua, các nước đang phát triển và mới nổi đã đóng góp rất
lớn cho kinh tế toàn cầu, nhất là về tăng trưởng GDP và tiêu dùng. Đây là yếu tố
thuận lợi, tạo ra triển vọng lạc quan về kinh tế thế giới. Sau khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008, các nước phát triển phục hồi chậm chạp, các nước đang phát triển
và mới nổi tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu với mức đóng góp khoảng
80% về tăng trưởng GDP và 85% về tăng trưởng tiêu dùng. Nếu tính toán theo tỷ
giá thị trường, các nước đang phát triển và mới nổi đóng góp trên 70% tăng trưởng
GDP và tiêu dùng trong giai đoạn 2010-2015. Trong thời gian gần đây, cả thế giới
đã chứng kiến một cuộc chiến thương mại mới nổ ra khi chính quyền của Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump áp thuế cao đối với mặt hàng thép, nhôm nhập khẩu.
Những hành động này của Tổng thống Trump đã châm ngòi cho sự trỗi dậy của
chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch với nhiều nguy cơ đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu.


Dòng chảy thương mại quốc tế trong những năm gần đây cho thấy những nỗ lực
"bẻ lái" của ông Trump chắc chắn sẽ không ngăn cản nổi xu hướng hoạt động
thương mại toàn cầu nghiêng về các nước đang phát triển. Theo dữ liệu của Liên
hợp quốc, nếu như 20 năm trước 62% kim ngạch thương mại song phương của thế
giới chỉ diễn ra giữa các nước phát triển (là Mỹ, Canada và châu Âu) thì hiện nay
con số đã giảm xuống chỉ còn 47% do sự trỗi dậy của các quốc gia đang phát triển.
Trong cùng kỳ kim ngạch thương mại song phương giữa các nền kinh tế mới nổi
tăng trưởng 10 lần. Hiện tại, 53% hoạt động thương mại song phương có sự tham
gia của ít nhất 1 thị trường mới nổi. Năm 1997 con số là 38%. Mặc dù thương mại
giữa hai quốc gia đang phát triển vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn (14% năm
2017), đến cuối thế kỷ này các quốc gia đang phát triển được dự báo sẽ là nhóm
đóng góp nhiều nhất. Số lượng các nước có phần lớn hoạt động thương mại là với
các thị trường mới nổi cũng tăng lên nhanh chóng, từ mức 19 nước cách đây 2 thập
kỷ lên 64 nước ở thời điểm hiện tại. Sự dịch chuyển này giúp các vùng sản xuất
chính của các nước đang phát triển giảm dần sự phụ thuộc vào nhu cầu từ các nước
giàu. Điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều thực phẩm, năng lượng, vật liệu xây
dựng và hàng tiêu dùng được tiêu thụ ở những vùng nghèo nhất của thế giới. Vào
tháng 9/2016, trong cuộc họp tại Hàng Châu, Trung Quốc, G20 đã đưa ra lời kêu
gọi tăng trưởng kinh tế, bao gồm thúc đẩy thương mại thế giới, chống bảo hộ
thương mại. Tuy nhiên, các biện pháp bảo hộ ngày càng sinh sôi nảy nở và nhiều
trong số đó không thực sự rõ ràng bởi chúng có ảnh hưởng đến nền kinh tế kỹ thuật
số. Mặc dù bảo hộ thương mại là ý định của một số nhà kinh tế và nhà hoạch định
chính sách nhưng nó có những ảnh hưởng nhất định và lâu dài đối với nền kinh tế
vĩ mô của quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, cạnh tranh toàn cầu là một
yếu tố quan trọng trong việc giữ giá của rất nhiều hàng hóa và cung cấp cho người
tiêu dùng khả năng chi tiêu. Tại thời điểm hiện tại, dù chưa gây ra hậu quả rõ ràng
song sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thể hiện qua cuộc chiến thương
mại giữa các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU
đang tiềm ẩn mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam có lợi thế là
đất nước sở hữu nhiều Hiệp định Thương mại Tự do trên thế giới; chính điều này

sẽ giúp thu hút đầu tư từ bên ngoài vào cũng như giúp Việt Nam giảm nhẹ sự ảnh
hưởng của xu hướng bảo hộ thương mại. Bài thảo luận của nhóm 5 về vấn đề “Bảo
hộ thương mại thế giới và vấn đề đặt ra đối với chính sách xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam hiện nay” sẽ phân tích, và làm rõ vấn đề này.


Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI, CÁC CÔNG CỤ
CHÍNH SÁCH CỦA BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm và các công cụ của chính sách bảo hộ thương mại
1. Khái niệm bảo hộ thương mại
Bảo hộ thương mại (bảo hộ mậu dịch) là thuật ngữ kinh tế học, theo đó quốc
gia áp đặt thuế nhập khẩu cao hoặc áp dụng các hàng rào kỹ thuật (yêu cầu cao về
chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ...) đối với một hoặc
một số mặt hàng (hay dịch vụ) mà mình có lợi thế để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ
ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của mình.
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản
xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm
cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản
xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức
có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu
dài hạn.
2. Các công cụ của chính sách bảo hộ mậu dịch
Các công cụ chủ yếu của chính sách bảo hộ thương mại là các hàng rào
thương mại, đó là thuế quan và phi thuế quan.
2.1.Thuế quan
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua biên
giới hải quản của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ hải quan. Hay nói cách
khác, thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập

khẩu của mỗi quốc gia. Thuế quan gồm 3 loại:
- Thuế quan nhập khẩu: Là thuế quan mà Chính phủ một nước áp dụng đối
với hàng hóa nhập khẩu vào trong nước. Thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập
khẩu, theo đó người tiêu dùng trong nước phải trả cho hàng nhập khẩu thêm một
khoản tiền lớn hơn mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.
- Thuế quan xuất khẩu: Là thuế quan áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu và làm
cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước. Chính
phủ đánh thuế quan xuất khẩu vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế
xuất khẩu.
- Thuế quan quá cảnh: Là thuế quan mà Chính phủ một nước đánh vào những
mặt hàng chuyển qua lãnh thổ quốc gia đó trước khi chuyến đến đích cuối cùng.
Hiện nay loại thuế quan này gần như được dỡ bỏ nhờ thỏa thuận của các Quốc gia.
2.2. Phi thuế quan
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “Các hàng
rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có


thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn
chế nhập khẩu”.
Các hàng rào phi thuế quan rất phong phú về hình thức, tuy nhiên chúng được
chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm các biện pháp giới hạn về số lượng như hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu
tự nguyện, quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm, cartel quốc tế…
- Nhóm các biện pháp quản lý giá như bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, giá
nhập khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, giá xuất khẩu tối thiểu, giá hành chính…
- Nhóm các biện pháp về hàng rào kỹ thuật như chất lượng, an toàn, kích
thước…
II. Tác động của chính sách bảo hộ mậu dịch tới nền kinh tế
Bảo hộ thương mại giống như con dao hai lưỡi, nó bảo vệ nền kinh tế trong
nước, song đồng thời cũng đẩy những nỗ lực đấu tranh cho tự do thương mại vào

ngõ cụt và làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng.
1. Những tác động tích cực của chính sách bảo hộ thương mại
- Bảo hộ thương mại làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó
bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là ngành công nghiệp non trẻ
với năng lực cạnh tranh còn kém. Nó giúp nhà sản xuất trong nước nâng cao sức
cạnh tranh, có điều kiện mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước
ngoài vì bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng
hóa với số lượng lớn, làm cho chi phí bình quân mỗi sản phẩm sản xuất trong nước
giảm đáng kể.
- Bảo hộ thương mại giúp làm tăng ngân sách Nhà nước - đó là nguồn thu từ
việc đánh thuế các hàng hóa nhập khẩu. Khi một quốc gia sử dụng thuế qua làm
hàng rào bảo hộ mậu dịch nó cũng tác động đến chiều hướng sản xuất và tiêu dùng
của người tiêu dùng trong nước, hướng nhà sản xuất và người tiêu dùng đến
nguyên liệu và hàng hóa nội địa.
- Bảo hộ thương mại làm giảm thất nghiệp chung và tăng thu nhập. Khi được
bảo hộ mậu dịch, hàng hóa trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa
nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít cho hàng hóa nhập khẩu hơn.
Thay vào đó, họ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa sản xuất trong nước làm cho cầu
hàng hóa củ ngành được bảo hộ tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng,
doanh nghiệp mở rộng sản uất và thuê thêm lao động, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và
thu nhập của người lao động tăng lên.
- Bảo hộ thương mại giúp phân phối lại thu nhập. Phân phối lại thu nhập xã
hội là sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật, của các
chính sách để vận động, thuyết phục những người có thu nhập cao đóng góp để
cùng Nhà nước giúp đỡ cộng đồng và những người chó thu nhập thấp.
- Bảo hộ thương mại bằng công cụ thuế quan góp phần chống lại việc bán phá
giá và trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu, qua đó tạo môi trường thương mại quốc tế
lạnh mạnh, bình đẳng hơn. Hơn nữa, thuế quan còn là công cụ gia tăng sức mạnh
thương lượng với các đối tác, nó giúp cho một quốc gia đòi lại sự công bằng cho



mình trong các cuộc đàm phán, thương lượng. Khi một nước cho nước kia được tự
do thương mại ở nước mình, trong khi đó nước kia lại thực hiện chính sách bảo hộ
hàng hóa của họ, không cho hàng hóa của mình vào nước họ thì quốc gia mình
hoàn toàn có thể trả đũa bằng cách cũng áp dụng các chính sách bảo hộ mậu dịch
với hàng hóa của mình.
- Bảo hộ thương mại góp phần bảo vệ văn hóa và truyền thống dân tộc. Văn
hóa của mỗi quốc gia đều dần dần có sự thay đổi bởi sự hiện diện của con người và
sản phẩm tới từ các nền văn hóa khác. Điều này có thể gây ra những tác động
ngoài mong muốn đối với nền văn hóa dân tộc, buộc Chính phủ phải có những
biện pháp thích hợp, ngăn cản việc nhập khẩu những hàng hóa có hại để bảo vệ
văn hóa và truyền thống dân tộc.
2. Những tác động tiêu cực của chính sách bảo hộ thương mại
Mặc dù chính sách bảo hộ thương mại có những tác động tích cực nhất định
đối với nền kinh tế, nhưng khi tính toán trên góc độ kinh tế thì những lợi ích mà
chính sách bảo hộ mậu dịch mang lại được ít hơn thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội.
Những thiệt hại đó bao gồm:
- Dân chúng phải hạn chế tiêu dùng vì phải trả giá cao hơn cho những sản phẩm
có chất lượng thấp hơn. Khi chính phủ áp dụng các chính sách bảo hộ làm cho
hàng hóa nước ngoài bị hạn chế thâm nhập nội địa, cầu lớn hơn cung và đẩy giá
hàng hóa lên cao. Hơn nữa, các nhà sản xuất trong nước có trình độ sản xuất không
tiên tiến bằng thế giới nên sản xuất ra các sản phẩm chất lượng kém hơn, năng suất
lao động thấp hơn và giá thành cao hơn. Vì vậy, người tiêu dùng phải chịu mức giá
cao hơn nên họ sẽ hạn chế tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp được bảo hộ kỹ sẽ không cố gắng nâng cao khả năng cạnh
tranh, ngày càng phải dựa vào những cái ô bảo hộ của Chính phủ để tồn tại. Hoạt
động của thị trường vốn quốc tế ngày nay cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp
cận được với nhiều nguồi vốn khác nhau, do vậy không nhất thiết phải tiếp nhận từ
phía Chính phủ. Sự hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp trong nước có thể dẫn
đến làm giảm hiệu quả và tăng chi phí với chính những doanh nghiệp đó.

- Khi các doanh nghiệp được bảo hộ sẽ làm cho thị trường thế giới bị chia cắt
manh mún, môi trường thương mại trở nên kém thuận lợi. Các công cụ bảo hộ mậu
dịch của Chính phủ chính là các rào cản thương mại làm cho hàng hóa giữa các
quốc gia không được lưu thông. Hàng hóa ở những nơi có lợi thế sản xuất hơn sẽ
khó đến được những nơi không có lợi thế sản xuất vì rào cản thương mại. Những
nơi được bảo hộ sẽ phải san xẻ nguồn lực để sản xuất những mặt hàng không có lợi
thế làm cho quy mô sản xuất manh mún, hiệu quả sản xuất thấp.
- Việc Chính phủ tăng hỗ trợ cho một ngành công nghiệp nào đó còn là kết quả
của sự vận động chính trị của một số nhóm có quyền lợi đặc biệt. Nếu điều này xảy
ra thì những người tiêu dùng hoàn toàn không có lợi gì từ việc hỗ trợ của Chính
phủ và họ sẽ ngừng ngay việc mua những hàng hóa có chất lượng thấp do các
doanh nghiệp được bảo hộ sản xuất ra. Điều này có thể dẫn đến việc cạnh tranh
tiêu cực, thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh thương mại giữa các quốc gia. Nước
áp dụng chính sách này hoàn toàn có thể bị các nước khác trả đũa.


- Cạnh tranh lớn nhất trong bất kỳ quốc gia nào không phải là cạnh tranh giữa
các công ty trong nước với các đối thủ nước ngoài mà là cạnh tranh giữa các công
ty trong nước với nhau nhằm tranh giành nguồn vốn và lao động khan hiếm trên
“sân nhà”. Các rào cản thương mại và các khoản trợ cấp có thể làm tăng sản lượng
đầu ra, tăng việc làm cho người lao động và mang lại lợi nhuận cao hơn cho một số
ngành công nghiệp trong nước, nhưng họ đạt được điều đó bằng cách gây bất lợi
cho các công ty nội địa khác không được trợ cấp hay bảo hộ. Nếu nguồn lợi nhuận
trong các ngành công nghiệp được Chính phủ ưu đãi là giá trong nước cao hơ chứ
không phải là nhờ năng suất cao hơn, thì khoản lợi nhuận này chính là thu nhập bị
mất đi của một số người. Do đó, khoản lợi nhuận này không làm tăng thu nhập
quốc dân.
Như vậy, chính sách bảo hộ thương mại có các tác động tích cực và tác động
tiêu cực đến nền kinh tế. Muốn sử dụng chính sách bảo hộ mậu dịch hiệu quả
Chính phủ cần phân biệt rạch ròi giữ những ngành công nghiệp cần bảo hộ và

những ngành không cần bảo hộ. Đay là công việc rất khó thực hiện. Hơn nữa, một
khi bảo hộ được ăp đặt thì việc dỡ bỏ nó sẽ rất khó khăn. Vì vậy Chính phủ cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa những lợi ích thu được và những thiệt hại trước khi áp
đặt bảo hộ mậu dịch một ngành sản xuất nào đó của quốc gia mình.


Chương II
THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
I. Thực trạng bảo hộ mậu dịch trên thế giới hiện nay
1. Thực trạng hiện nay



×