Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số đặc điểm sinh thái của bọ que hại luồng (Baculum apicalis Chen et He) và thử nghiệm hiệu lực một số thuốc trừ chúng tại Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.32 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA BỌ QUE HẠI LUỒNG
(Baculum apicalis Chen et He) VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC
MỘT SỐ THUỐC TRƢ̀ CHÖNG TẠI THANH HÓA
Phạm Hữu Hùng1, Lại Thị Thanh1, Nguyễn Hƣ̃u Quân2

TÓM TẮT
Bọ que hại luồng Baculum apicalis Chen et He thuộc họ Phasmatidae , bộ Bọ
que (Phasmatodea), là loài côn trùng thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn , vòng đời
của chúng có 3 pha: trứng, ấu trùng và pha trưở ng thành . Pha trưởng thành có sự
khác nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc giữa con đực và con cái . Bọ que hại
luồng phát sinh, phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 250C - 300C, trong khoảng dao
động này khi nhiệt độ càng cao thì vòng đ ời càng ngắn : Nhiệt độ trung bình 25,50C thì
vòng đời là 119 ngày, nhiệt độ trung bình 28,50C vòng đời là 105 ngày. Mật độ bọ que
tăng dần từ tháng 7 đến tháng 9, trong đó mật độ ở vị trí đỉnh đồi là cao nhất tiếp đến
là vị trí sườn đồi và thấp nhất ở vị trí chân đồi. Các loài ký sinh thiên địch của bọ que
hại luồng gồm các nhóm vi sinh vật ký sinh, nhóm côn trùng ký sinh pha trứng, côn
trùng ăn thịt và nhóm động vật ăn thịt. Kết quả thử nghiệm các loại thuốc cho thấy , độ
hữu hiệu cao nhất là thuốc Patox 95 SP, thấp nhất là thuốc VBT 1600 WP.
Từ khóa: Bọ que hại luồng , Baculum apicalis Chen et He, sâu hại rừng luồng
Thanh Hóa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Luồng đƣợc trồng phổ biến tại vùng miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh
Hóa. Những năm gần đây, rừng luồng đang bị suy giảm chất lƣợng, một trong những
nguyên nhân chủ yếu là do sự phá hại của dịch sâu bệnh hại trong đó có loài bọ que ăn
lá luồng. Tại Thanh Hóa, sâu bọ que bắt đầu gây hại từ năm 2008. Tổng diện tích
nhiễm 10ha, tại Lô 7, khoảnh 2, tiểu khu 198 thuộc bản Na Hồ, bản Na Phƣờng, xã Sơn
Điện, huyện Quan Sơn. Đến năm 2009, Bọ que đã phát sinh, phát triển gây hại trên địa
bàn 2 huyện Quan Sơn và Quan Hóa với diện tích bị hại 600ha. Năm 2010, diện tích bị
hại là 700ha đến năm 2011 tình hình dịch bọ que diễn biến phức tạp. Diện tích nhiễm


1.000ha tập trung xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn và xã Nam Động, huyện Quan Hóa.
Tại ổ dịch mật độ lên đến 150 - 200 con/cây, 600ha diện tích rừng bị trụi lá hoàn toàn,
tỷ lệ bị hại trên 50%.
1
2

ThS. Giảng viên Khoa NLNN, trường Đại học Hồng Đức
Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia, Thanh Hóa

41


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

Bọ que là côn trùng ăn lá, gây hại nhiều loại cây rừng ở cả pha ấu trùng và trƣởng
thành, thuộc dạng biến thái không hoàn toàn. Bọ que phát triển thuận lợi trong điều kiện
thời tiết nóng ẩm, mƣa xen kẽ, có sức phá hại lớn, mật độ cao có thể gây trụi lá làm cho
cây rừng chết hàng loạt gây ảnh hƣởng lớn đến kinh tế và môi trƣờng sinh thái. Trong khi
đó, tài liệu nghiên cƣ́u về bọ que còn hạn chế . Vì vậy, các cơ quan chuyên môn còn
lúng túng trong việc dự tính dự báo, chƣa có quy trình kỹ thuật phòng trừ bọ que, các
chủ rừng còn gặp nhiều khó khăn trong việc thƣ̣c hiện các biện pháp phòng trừ.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Bọ que hại luồng tại huyện Quan Hóa và Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thuốc bảo vệ thực vật: Ammate 30 WG, Patox 95 SP, Prevathon 35WG, Chế
phẩm sinh học VBT 1600 WP.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tƣ số
71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010. Thu thập và xác định các đặc điểm

sinh thái của Bọ que theo tài liệu Viện Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, Phương pháp
nghiên cứu bảo vệ thực vật, NXB NN, Hà Nội, 1997 [2], Giáo trình điều tra dự tính,
dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Trƣờng ĐH Lâm nghiệp [1]. Định loại tên loài theo
tài liệu [3] và [4].
Chọn địa điểm nghiên cứu có xuất hiện nhiều Bọ que, thuộc 2 xã Nam Động,
huyện Quan Hóa và Sơn Điện, huyện Quan Sơn. Mỗi xã lập 3 tuyến điều tra gồm 9 ô
tiêu chuẩn để điều tra xác định các đặc điểm sinh thái của bọ que.
Để xác định các đặc điểm sinh thái, chúng tôi tiến hành nuôi Bọ que theo 2 phƣơng
pháp sau:
Phương pháp nuôi sâu bằng nhà lưới tại hiện trường
Nhà lƣới đƣợc bố trí tại lô 3 khoảnh 7 tiểu khu 175 xã
Nam Động, Quan Hóa và lô 3 khoảnh 1 tiểu khu 206B xã Sơn
Điện, Quan Sơn: tiến hành chọn một bụi luồng có chiều cao 45m, có 5 - 6 thân khí sinh phát triển tốt, đặc biệt có tán lá bình
thƣờng, không bị sâu bệnh. Dùng lƣới có kích thƣớc mắt lƣới
2mm x 2mm (hình 01) quây kín xung quanh khóm luồng để
nuôi sâu. Thả bọ que trƣởng thành có cả đực và cái để chúng đẻ
trứng. Hàng ngày chăm sóc đo đếm số liệu về nhiệt độ , độ ẩm
và theo dõi, ghi chép quá trình phát dục từng pha của bọ que.
Hình 01. Kích thƣớc mắt lƣới và tập tính giao phối của Bọ que
42


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

Phương pháp nuôi sâu bằng nhà lưới tại khu thí nghiệm
Nhà lƣới đƣợc đặt tại khu thí nghiệm của Trạm bảo vệ
thực vật huyện Quan Hóa và huyện Quan Sơn, tiến hành trồng
mới 5 bụi luồng giống có chiều cao thân khí sinh từ 1,5 đến
2m, trồng trong nhà lƣới. Nhà lƣới có kích thƣớc cao 3m, rộng
3m, dài 3m đƣợc làm bằng 4 cột đóng thành khung rồi dùng

lƣới có lỗ kích thƣớc 2mm x 2mm quây xung quanh. Hàng
ngày chăm sóc đo đếm số liệu về nhiệt độ, độ ẩm và theo dõi,
ghi chép quá trình phát dục từng hpa của bọ que.
Hình 02. Khung lƣới nuôi Bọ que

Xác định tên loài theo tài liệu của Qu Tianshen,Wang Haojie, 2004. Main pest
of bamboo in china.
Thí nghiệm xác định hiệu lực một số thuốc bảo vệ thực vật
Xác định hiệu lực một số thuốc bảo về thực vật đƣợc tiến hành trên Bọ que tuổi 1
và 2. Tiến hành chọn loại thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc (danh mục thuốc bảo vệ
thực vật đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam) (Theo Thông tƣ số 10/2012/TTBNNPTNTT, ngày 22/02/2012 của Bộ Nông nghiệp PTNT) để thí nghiệm hiệu lực diệt
sâu của các loại thuốc. Trong đó lựa chọn 3 loại thuốc hóa học, 1 loại thuốc sinh học
với nồng độ và liều lƣợng đƣợc các nhà sản xuất khuyến cáo ghi trên nhãn mác bao bì.
Lập 5 ô thí nghiệm kích thƣớc 20m x 20m = 400m2. Bố trí các ô cách nhau bởi các dải
phân cách với bề rộng 100m. Loại thuốc, liều lƣợng đƣợc theo các công thức sau:
Công thức 1: đối chứng (Phun nƣớc lã)
Công thức 2: Phun Ammate 30 WDG. Liều lƣợng 1kg/ha.
Công thức 3: Phun Patox 95 SP. Liều lƣợng 1kg/ha
Công thức 4: Phun Prevathon 35WDG. Liều lƣợng 1kg/ha.
Công thức 5: Phun chế phẩm sinh học VBT 1600 WP. Liều lƣợng 1kg/ha
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ nhắc lại 3 lần.
Hiệu lực của thuốc đƣợc tính theo công thức của Henderson Tilton: E = Hiệu
quả (%)

Tb = Số sâu ở ô thí nghiệm trƣớc khi xử lý; Cb = Số sâu ở ô đối chứng trƣớc khi xử lý
Ta = Số sâu ở ô thí nghiệm sau khi xử lý; Ca = Số sâu ở ô đối chứng sau khi xử lý
43


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015


3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm Excel.
Lựa chọn công thức tốt nhất theo tiêu chuẩn Ducan, phần mềm SPSS.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Căn cứ và đặc điểm hình thái cho thấy Bọ que hại luồng có tên khoa học là
Baculum apicalis Chen et He thuộc họ Phasmatidae, bộ Bọ que Phasmatodea. Bọ que
hại luồng là loại côn trùng có kích thƣớc lớn, thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn,
hình dạng giống nhƣ chiếc que, màu sắc biến đổi phụ thuộc vào độ tuổi, cá thể đực cái
và môi trƣờng sống (hình 03).

Trứng

Ấu trùng

Trưởng thành đực

Trưởng thành cái

Hình 03. Hình thái các pha phát dục Bọ que hại luồng

4.1. Quan hệ nhiệt độ, độ ẩm với thời gian phát dục của Bọ que hại luồng
Kết quả theo dõi thí nghiệm nuôi sâu trong nhà lƣới (trong khu thí nghiệm và
ngoài hiện trƣờng tại 2 địa điểm là xã Nam Động, huyện Quan Hóa và xã Sơn Điện ,
huyện Quan Sơn ) trong điều kiện nhiệt độ từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013
cho thấy. Đối với thí nghiệm ngoài hiện trƣờng tại Quan Sơn , nhiệt độ trung bì nh là
25,50C, độ ẩm 85%, nhiệt độ trung bì nh tại Quan Hóa là 260C, độ ẩm 77%. Trong khu
thí nghiệm nhiệt độ cao hơn , tại Quan Sơn , nhiệt độ trung bì nh là 27,50C, độ ẩm 80%,
nhiệt độ trung bì nh tại Quan Hóa là 28,50C, độ ẩm 75%. Ảnh hƣởng của nhiệt độ , độ
ẩm đến thời gian phát dục của Bọ que đƣợc thể hiện bảng 01:

Bảng 1. Ảnh hƣởng nhiệt độ, độ ẩm đến thời gian phát dục Bọ que

Các chỉ tiêu
Theo dõi
Trứng
44

Thời gian phát dục các pha của Bọ que (ngày)
Tại huyện Quan Sơn
Tại huyện Quan Hóa
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 4
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 3
(trong khu
(trong khu
(ngoài hiện trƣờng)
(ngoài hiện trƣờng)
thí nghiệm)
thí nghiệm)
17
15
16
14


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

Ấu trùng tuổi 1


15

14

15

13

Ấu trùng tuổi 2

18

16

18

16

Ấu trùng tuổi 3

18

18

19

17

Ấu trùng tuổi 4


21

18

18

18

Ấu trùng tuổi 5

22

21

20

20

Trƣởng thành
tiền đẻ trứng

8

7

8

7

119


109

114

105

3

4

4

3

122

113

118

108

25,5

27,5

26

28,5


85

80

77

75

Vòng đời
Thời gian trƣởng
thành đẻ trứng
Đời Bọ que
Nhiệt độ TB ( C)
o

Ẩm độ TB (%)

Nhƣ vậy, nhiệt độ trung bình 25,5 0C thì vò ng đời là 119 ngày, nhiệt độ trung bình
260C thời gian phát dục là 114 ngày, nhiệt độ trung bình 27,50C vò ng đời là 109 ngày,
nhiệt độ trung bình 28,50C thời gian phát dục là 105 ngày. Nhiệt độ trong khoảng 250C 300C là thích hợp cho Bọ que hại luồng phát sinh , phát triển và trong khoảng nhiệt độ
dao động này khi nhiệt độ càng cao thì vòng đời càng ngắn
. Đối với yếu tố độ ẩm ,
trong khoảng dao động tƣ̀ 75% đến 85% là thích hợp cho Bọ que và sự biến động độ
ẩm trong khoảng dao động đó không ảnh hƣởng lớn đến vòng đời Bọ que hại luồng.
4.2. Biến động mật độ bọ que theo vị trí địa hình
Kết quả điều tra xác đị nh mật độ bọ que trên các vị trí chân , sƣờn và đỉ nh trong
thời gian từ tháng 7 năm 2012 đến hết tháng 9 năm 2013 đƣợc thống kê nhƣ sau:
Bảng 2. Ảnh hƣởng của vị trí địa hình tới mật độ bọ que
Địa điểm và thời gian điều tra

Tại xã Sơn Điện, Quan Sơn
Vị trí ÔTC
điều tra

Tại xã Nam Động, Quan Hóa

Mật độ sâu TB Mật độ sâu Mật độ sâu TB Mật độ sâu TB
Trung bình
(con/cây)
TB (con/cây)
(con/cây)
(con/cây)
Đợt điều tra
Đợt điều tra
Đợt điều tra
Đợt điều tra
7/2012
9/2012
7/2012
9/2012

Chân

4.67

6.33

10.00

13.00


8.50

Sƣờn

9.00

11.67

14.33

18.00

13.25

Đỉnh

9.33

11.33

18.00

23.33

15.50

Trung bình

7.67


9.78

14.11

18.11

12.42

45


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

Nhƣ vậy trên diện tích rừng luồng đƣợc điều tra, mật độ bọ que ở vị trí đỉnh là
cao nhất trung bình 15,5 con/cây, tiếp đến là vị trí sƣờn trung bình 13,25 con/cây, và
thấp nhất ở vị trí chân trung bình chỉ có 8,5 con/cây. Nguyên nhân là do ở vị trí chân
đồi thƣờng có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn nên mật độ bọ que thấp hơn. Kết quả điều tra
cũng cho thấy ở hai địa điểm điều tra mật độ bọ que tăng dần từ tháng 7 đến tháng 9.
4.3. Các loài thiên dịch của Bọ que hại luồng
Kết quả điều tra theo dõi thực tế trong khu vực nghiên cứu, các loài ký sinh
thiên địch của bọ que hại luồng gồm các nhóm sau.
Nhóm vi sinh vật ký sinh : Gồm nấm, vi khuẩn, vi rút. Khi nấm bạch cƣơng ký
sinh thì ấu trùng chết có màu trắng ; nấm xanh ký sinh thì ấu trùng chết có màu xanh; vi
khuẩn ký sinh làm cho ấu trùng chết thối ; khi virus ký sinh thì ấu trùng bị chết treo lơ
lƣ̉ng trên cây.
Côn trùng ký sinh pha trứng: nhƣ Ong mắt đỏ (Trichogramma), ong đen đùi to
(Anastatus), ong đen (Telenomus). Qua theo dõi trong quá trì nh nuôi trƣ́ng (thí nghiệm 1,
thu thập 50 quả trứng tại thực địa rừng luồng Quan Sơn , thí nghiệm 2 thu thập 50 quả
trƣ́ng tại thƣ̣c đị a rƣ̀ng luồng Quan Hóa ) cho thấy tỉ lệ bị ký sinh trung bì nh là 23%. Vì

vậy việc nhân nuôi và sƣ̉ dụng các loài côn trùng trên sẽ có hiệu quả cao trong công tác
phòng trừ bọ que hại luồng.
Nhóm côn trùng ăn thịt: Kiến vống, kiến cong đuôi, kiến đen, kiến đỏ, bọ rùa ăn
trứng của bọ que. Bọ ngựa ăn ấu trùng bọ que tuổi 1 và tuổi 2.
Nhóm động vật ăn thịt bọ que hại luồng giai đoạn ấu trùng: Chim chèo bẻo, chim
tƣơng tƣ, quạ đen, cóc nhái, bò sát ăn bọ que cả pha trứng, ấu trùng và pha trƣởng thành.
Tỷ lệ ký sinh thiên địch của bọ que ở hai địa điểm nghiên cứu đƣợc thể hiện ở
bảng 3 và 4.
Bảng 3a. Tỷ lệ ký sinh thiên địch của bọ que tại huyện Quan Sơn
Tuyến
điều tra
số
Tuyến
điều tra
số 1

46

ÔTC Mật độ
điều trứng TB
tra
con/cây

Mật độ sâu
trung bình
(con/cây)

Số lƣợng sâu
trƣởng thành
(con/cây)


1

12

7

6

2

14

8

7

3

14

8

7

Loài ký sinh,
Tỷ lệ %
thiên địch
ký sinh,
Vi sinh Côn trùng, thiên địch

vật
động vật
Vi khuẩn
Bọ rùa
41,7
Vi rus
Bọ ngựa,
43,1
Nấm
ĐV ăn thịt
Vi rus
Ong
43,1


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

Tuyến
điều tra
số 2

Tuyến
điều tra
số 3

1

12

7


7

Vi khuẩn

Kiến

41,7

2

17

11

10

Nấm

Bọ ngựa

41,2

3

17

12

11


Vi khuẩn

Kiến,
ĐV ăn thịt

35,3

1

9

5

5

Vi rus

Bọ rùa

44,5

2

30

16

15


3

20

14

14

TB

16

10

9

Vi khuẩn, Bọ rùa,
Nấm
ĐV ăn thịt
Vi rus,
Bọ ngựa
Nấm

50,0
30,0
41,2

Bảng 3b: Tỷ lệ ký sinh thiên địch của bọ que tại huyện Quan Hóa
Tuyến
điều tra

số

Tuyến
điều tra
số 1

Tuyến
điều tra
số 2

Tuyến
điều tra
số 3

Mật độ sâu
ÔTC Mật độ
non ở các
điều trứng TB
tuổi TB
tra
con/cây
(con/cây)

Số lƣợng
trƣởng
thành
(con/cây)

Loài ký sinh,
thiên địch

Tỷ lệ % ký
sinh,
thiên địch
Vi sinh Côn trùng,
vật
động vật
Vi
Bọ rùa,
khuẩn
ĐV ăn
40
thịt
Vi rus
Vi rus
Bọ ngựa
35
Nấm

1

25

15

14

2

18


12

10

3

21

15

12

Vi rus

Ong, ĐV

35

4

18

8

8

Vi
khuẩn

Kiến


40

Bọ ngựa,
ĐV ăn
thịt

40

5

20

16

16

Vi rus,
nấm

6

22

20

15

Vi
khuẩn


Kiến, ĐV

30

7

26

16

15

Nấm

Bọ rùa

40

8

20

16

12

Vi
khuẩn,
Nấm


Bọ rùa,
ĐV ăn
thịt

35

9

28

20

15

Vi rus

Bọ ngựa

35

TB

22

15

13

36,6


Tỷ lệ ký sinh, thiên địch trên các tuyến điều tra ở cả hai địa điểm tƣơng đối
đồng đều, trong đó tại huyện Quan Sơn tỷ lệ % ký sinh, thiên địch cao hơn so với
huyện Quan Hóa. Trong công tác phòng trừ bọ que cần tăng cƣờng nhân giống, nuôi
thả các loài ký sinh, thiên địch của bọ que.
47


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

4.4. Thử nghiệm hiệu lực một số thuốc bảo về thực vật
Kết quả thí nghiệm về hiệu lực diệt sâu của các loại thuốc nhƣ sau:
Bảng 4. Số lƣợng bọ que sống trƣớc và sau khi phun thuốc
(Nồng độ phun theo khuyến cáo ghi trên nhãn bao bì)
Lần Công thức
lặp Thí nghiệm

CT1
CT 2
CT 3
CT 4
CT 5
CT1
CT 2
CT 3
CT 4
CT 5
CT1
CT 2
CT 3

CT 4
CT 5

I

II

III

Liều
lƣợng phun

Phun nƣớc lã
1 kg/ha
1 kg/ha
1 kg/ha
1 kg/ha
Phun nƣớc lã
1 kg/ha
1 kg/ha
1 kg/ha
1 kg/ha
Phun nƣớc lã
1 kg/ha
1 kg/ha
1 kg/ha
1 kg/ha

Số bọ que chết sau
Số bọ que

Tuổi
Số bọ que sống
thí nghiệm
ấu trùng 5 ngày 10 ngày 15 ngày sau phun (con)
(con)
(con)
(con)
(con)

25
30
25
24
26
17
19
14
15
20
27
24
20
26
30

1, 2
1, 2
1, 2
1, 2
1, 2

1, 2
1, 2
1, 2
1, 2
1, 2
1, 2
1, 2
1, 2
1, 2
1, 2

3
23
19
18
5
2
15
11
11
4
3
19
15
19
6

2
2
4

3
7
2
1
2
2
5
2
3
3
3
8

2
3
2
1
10
1
2
1
1
7
2
1
1
1
11

18

2
0
2
4
12
1
0
1
4
20
1
1
3
5

Hiệu lƣ̣c các loại thuốc trên theo công thƣ́c Henderson - tilton nhƣ sau:
Bảng 5. Kết quả hiệu lực diệt bọ que của các loại thuốc đƣợc thƣ̉ nghiệm
Loại thuốc

Đối chứng
(phun nƣớc lã)

Ammate
30 WDG

Patox
95 SP

Prevathon
35WDG


VBT
1600 UP

(CT2)

(CT3)

(CT4)

(CT5)

(CT1)

1

90,74

100

88,42

78,63

28

2

92,54


100

9056

71,67

29,41

3

94,38

93,25

84,42

77,5

25,93

Si

277.66

293.25

263.4

227.8


83.34

Xtb

92.55

97.75

87.80

75.93

27.78

Lần lặp

Nhƣ vậy độ hƣ̃u hiệu các loại thuốc biến động tƣ̀ 75,93% đến 97,75%. Qua phân
tích cho thấy, độ hƣ̃u hiệu của các loại thuốc có sƣ̣ khác nhau rõ rệt . Theo tiêu chuẩn
48


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015

Ducan thì độ hƣ̃u hiệu loại thuố c Patox 95 SP là cao nhất tiếp đến là thuốc Ammate 30
WDG, Prevathon 35 WDG và thấp nhất là VBT 1600 UP.
5. KẾT LUẬN
Nhiệt độ trong khoảng 250C - 300C là thích hợp cho Bọ que hại luồng phát sinh,
phát triển và trong khoảng nhiệt độ dao động này khi nhiệt độ càng cao thì vòng đời
càng ngắn. Nhiệt độ trung bình 25,50C thì vò ng đời là 119 ngày, nhiệt độ trung bình
27,50C vòng đời là 109 ngày; Nhiệt độ trung bình 260C vòng đời là 114 ngày: Nhiệt độ

trung bình 28,50C vòng đời là 105 ngày. Đối với yếu tố độ ẩm , trong khoảng dao động
tƣ̀ 75% đến 85% là thích hợp cho Bọ que và sự biến động độ ẩm trong khoảng dao
động đó không ảnh hƣởng lớn đến vòng đời Bọ que hại luồng.
Do có sự phù hợp về nhiệt độ và độ ẩm, mật độ bọ que ở vị trí đỉnh là cao nhất
tiếp đến là vị trí sƣờn và thấp nhất ở vị trí chân. Tại hai địa điểm điều tra mật độ bọ que
tăng dần từ tháng 7 đến tháng 9. Các loài ký sinh thiên địch của bọ que hại luồng gồm:
nhóm vi sinh vật ký sinh, nhóm côn trùng ký sinh pha trứng, nhóm côn trùng ăn thịt và
nhóm động vật ăn thịt.
Độ hữu hiệu của các loại thuốc đƣợc thử nghiệm biến động từ
75,93% đến
97,75%, cao nhất là thuốc Patox 95 SP, thấp nhất là thuốc VBT 1600 UP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]

Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 2001, Giáo trình điều tra
dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Trƣờng ĐH Lâm nghiệp.
Viện Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, 1997, Phương pháp nghiên cứu bảo vệ
thực vật, Nxb. NN, Hà Nội,
Xiao Gangrou Chief Editor, 1991, Côn trùng rừng Trung Quốc. Nxb. Lâm
nghiệp Trung Quốc.
Qu Tianshen,Wang Haojie, 2004. Main pest of bamboo in china.

SOME ECOLOGICAL CHARACTERISTICS OF (Baculum apicalis
Chen et He) FEEDING ON BAMBOO FOREST AND TESTING OF
PESTICIDE CONTROL IN THANH HOA PROVINCE
Pham Huu Hung, Lai Thi Thanh, Nguyen Huu Quan


ABSTRACT
Baculum apicalis Chen et He, belonging to the family of Phasmatidae and the
order of Phasmatodea is a type of insect that undergoes hemimetabola. Their life cycle
49



×