TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRẦN HỮU TRANG
TIN HỌC 12
Đặng Hữu Hoàng
BÀI 2
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Thời gian 2 tiết
CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu
Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu
Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập
vào cơ sở dữ liệu.
Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu
Thế nào là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu?
• Do hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng.
• Là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu cho phép ta làm
những gì?
• Khai báo kiểu dữ liệu và cấu trúc dữ liệu.
• Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu.
Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác
cơ sở dữ liệu
Thế nào là ngôn ngữ thao tác dữ liệu?
• Là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật
hay khai thác thông tin.
Các thao tác dữ liệu?
• Xem nội dung dữ liệu.
• Cập nhật dữ liệu (nhập, sửa, xóa dữ liệu).
• Khai thác dữ liệu (sắp xếp, tìm kiếm thông tin).
• Kết xuất báo cáo.
Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển
việc truy cập vào CSDL
Nhiệm vụ của nhóm này:
* Đảm bảo an ninh, ngăn ngừa truy cập không được phép.
* Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
* Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời.
* Đảm bảo khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay
phần mềm.
* Quản lí các mô tả dữ liệu trong CSDL.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hệ quản trị CSDL có hai thành phần chính
1. Bộ xử lí truy vấn (bộ xử lí yêu cầu):
Có nhiệm vụ tiếp nhận các truy vấn trực tiếp của người dùng
và tổ chức thực hiện các chương trình ứng dụng . Nếu không
có bộ xử lí truy vấn thì các chương trình ứng dụng không thể
thực hiện được và các truy vấn không thể móc nối với các dữ
liệu trong CSDL.
2. Bộ quản lí dữ liệu:
Việc gắn chương trình với dữ liệu cụ thể chỉ được tiến hành
mỗi khi có yêu cầu cụ thể. Cũng giống như nhiều chương
trình khác, việc quản lí các file trong CSDL do hệ điều hành
thực hiện.
Trình ứng dụng
Truy vấn
Hệ quản trị CSDL
Bộ xử lí truy vấn
Bộ quản lí dữ liệu
Bộ quản lí file
CSDL
Sơ đồ tương tác của hệ
quản trị CSDL với người
dùng và với CSDL
Hệ quản trị CSDL hoạt động như thế nào?
• Hệ quản trị CSDL không quản lí và làm việc trực tiếp
với CSDL.
• Hệ quản trị CSDL chỉ quản lí cấu trúc của các bảng
trong CSDL.
Hệ quản trị CSDL đóng vai trò như thế
nào?
• Cầu nối giữa các truy vấn trực tiếp của người dùng và
các chương trình ứng dụng của hệ quản trị CSDL với
hệ thống quản lí file của hệ điều hành.
• Có vai trò chuẩn bị còn thực hiện chương trình là
nhiệm vụ của hệ điều hành.
VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI KHI LÀM VIỆC VỚI
HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. Người quản trị CSDL:
* Là một người hay nhóm người được trao quyền điều
hành CSDL
Nhiệm vụ của người quản trị CSDL
• Quản lí các tài nguyên của CSDL.
• Tổ chức hệ thống: phân quyền truy cập cho người dùng,
đảm bảo an ninh cho hệ CSDL.
• Nâng cấp hệ CSDL: bổ sung, sửa đổi để cải tiến chế độ
khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng.
• Bảo trì CSDL: thực hiện các công việc bảo vệ và khôi
phục hệ CSDL
VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI KHI LÀM VIỆC VỚI
HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2. Người lập trình ứng dụng:
* Là người có nhiệm vụ xây dựng các chương trình ứng
dụng hỗ trợ khai thác thông tin từ CSDL trên cơ sở các
công cụ mà hệ quản trị CSDL cung cấp.
3. Người dùng:
* Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL.
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LiỆU
Bước 1: Khảo sát hệ thống
• Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí.
• Xác định và phân tích mối liên hệ các dữ liệu cần lưu trữ.
• Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin, đáp
ứng các yêu cầu đặt ra.
• Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng.
Bước 2: Thiết kế hệ thống
• Thiết kế CSDL.
• Lựa chọn hệ quản trị để triển khai.
• Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.
Bước 3: Kiểm thử hệ thống
• Nhập dữ liệu cho CSDL.
• Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng.
DẶN DÒ
1. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 _ trang 20 _ sách
giáo khoa .
2. Xem trước bài tập và thực hành 1 : TÌM HIỂU HỆ
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Thực hiện tháng 08 năm 2008
E_mail: