Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính – thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.21 MB, 62 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN ....................................................3
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................6
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..........................................................................................................7
1.1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu .....................................................................................7
1.2. Mục tiêu ....................................................................................................................8
1.3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...........................................................................8
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................9
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................9
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...........................................................................9
1.4.3. Phương pháp thống kê ...........................................................................................9
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................10
2.1. Tổng quan về hệ thống gạt mưa- rửa kính .............................................................10
2.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống gạt mưa - rửa kính ...........................................10
2.1.2. Vị trí của hệ thống trên xe ...................................................................................10
2.1.3. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa - rửa kính .............................10
2.1.4. Kết cấu các bộ phận chính trong hệ thống gạt mưa - rửa kính............................17
2.1.5. Hệ thống gạt mưa thay đổi tốc độ, hệ thống gạt mưa tự động ............................26
2.2. Sơ đồ Mạch điện điều khiển gạt mưa - rửa kính trên một số loại xe .....................27
PHẦN III : QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG
GẠT MƯA RỬA KÍNH. ...............................................................................................33
3.1. Sơ đồ đấu nối của hệ thống gạt mưa - rửa kính xe .................................................33
3.2. Những hư hỏng, nguyên nhân và cách sửa chữa ....................................................35
3.2 Quy trình tháo, lắp hệ thống gạt mưa – rửa kính.....................................................36
3.2.1. Quy trình tháo - lắp công tắc gạt mưa - rửa kính ................................................36
3.2.3. Quy trình tháo - lắp cao su gạt mưa ....................................................................40
3.3. Quy trình kiểm tra - sửa chữa và bảo dưỡng ..........................................................41
3.3.1. Kiểm tra công tắc gạt mưa - rửa kính ..................................................................41
3.3.2 Kiểm tra mô tơ gạt mưa ........................................................................................43
3.3.3 Kiểm tra mô tơ phun nước....................................................................................44
3.3.4 Kiểm tra và thay thế cao su gạt nước ...................................................................44


3.3.4 Kiểm tra các cụm bộ phận còn lại ........................................................................45
1


3.5. Thông số sửa chữa ..................................................................................................45
PHẦN IV : THIẾT LẬP CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH .............................................46
4.1. Giới thiệu mô hình ..................................................................................................46
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của mô hình ............................................................................... 48
4.3. Ý nghĩa của các bài thực hành ứng dụng trên mô hình .......................................... 48
4.3.1. Bài 1: Xác định các chân của mô tơ gạt nước trước và sau ................................48
4.3.2. Bài 2. Xác định các chân của công tắc điều khiển gạt mưa - rửa kính. ..............51
4.3.3. Bài 3. Cách kiểm tra, sửa chữa công tắc điều khiển gạt mưa - rửa kính .............53
4.3.4.Bài 4. Cách kiểm tra,sửa chữa mô tơ gạt nước.....................................................56
4.3.5.Bài 5. Cách kiểm tra,sửa chữa mô tơ phun nước ................................................57
4.3.6.Bài 7. Nối dây và kiểm tra hệ thống .....................................................................58
PHẦN V: KẾT LUẬN ..................................................................................................61

2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
TT
1

Hình vẽ
Hình 2.1

Tên hình

Trang


Vị trí của hệ thống trên xe

10

2

Hình 2.2

Sơ đồ hệ thống gạt mưa - rửa kính trước

11

3

Hình 2.3

Sơ đồ hệ thống gạt mưa - rửa kính sau

11

4

Hình 2.4

Công tắc gạt nước ở vị trí OFF

12

5


Hình 2.5

Công tắc gạt mưa đến vị trí “INT” khi tranzisto bật ON

13

6

Hình 2.7

Công tắc gạt mưa đến vị trí “INT” khi tranzisto Tr ngắt

14

OFF
7

Hình 2.7

Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH

15

8

Hình 2.8

Công tắc rửa kính bật ON


16

9

Hình 2.9

Các bộ phận của hệ thống gạt mưa - rửa kính

17

10

Hình 2.10

Thanh gạt nước

18

11

Hình 2.11

Các trạng thái của gạt nước

19

12

Hình 2.12


Công tắc gạt nước

19

13

Hình 2.13

Hệ thống phun nước

20

14

Hình 2.14

Rơ le điều khiển gạt nước và hình vẽ mô phỏng

20

15

Hình 2.14

Mô tơ gạt nước

21

16


Hình 2.16

Mô tả cấu tạo mô tơ gạt nước

22

17

Hình 2.17

. Mô phỏng công tắc dạng cam

23

18

Hình 2.18

Công tắc gạt nước ở vị trí LO

23

3


19

Hình 2.19

Công tắc gạt nước ở vị trí OFF


24

20

Hình 1.20

Mô tơ rửa kính

25

21

Hình 1.21

Hệ thống rửa kính trên ô tô có rửa kính sau

25

22

Hình 2.22

Chức năng kết hợp gạt nước & rửa kính

25

23

Hình 2.23


Cảm biến nước mưa

27

24

Hình 2.24

Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước TOYOTA CAMRY

27

25

Hình 2.25

26

Hình 2.26

27

Hình 2.27

28

Hình 2.28

29


Hình 3.1

30

Hình 3.2

3.5V6 2007
Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước của xe NISSAN
BLUEBIRD
Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước của xe TOYOTA
PREVIA
Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước kính trước xe
TOYOTA CRESSIDA
Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước của xe DAEWOO
LANOS
Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa rửa kính xe Corolla
Altis 2004
Quy trình tháo thanh cao su gạt nước

31

Hình 3.3

Quy trình lắp thanh cao su gạt nước

41

32


Hình 3.4

Công tắc gạt nước

42

33

Hình 3.5

Điện áp thay đổi giữa các cực E10-3 (+1) và E9-2 (EW)

43

34

Hình 3.6

Điện áp thay đổi giữa các cực

44

35

Hình 3.7

Cụm mô tơ gạt nước kính chắn gió

44


36

Hình 3.8

Cụm mô tơ bơm phun nước rửa kính chắn gió

45

37

Hình 3.9

Quy trình thay thế cao su gạt mưa

46

38

Hình 4.1a

Cụm chi tiết hệ thống gạt mưa rửa kính trước

46

39

Hình 4.1b

Cụm chi tiết hệ thống gạt mưa rửa kính sau


47

28
29
30
32
35
41

4


40

Hình 4.2

Mô hình hoàn thiện

47

41

Hình 4.3

Mô tơ gạt nước trước

49

42


Hình 4.4

Cách xác định chân mô tơ gạt nước

50

43

Hình 4.5

Mô tơ gạt nước sau

50

44

Hình 4.6

Mô tơ gạt nước sau

52

45

Hình 4.7

Điệ n á p thay đoi giữa cá c cực E10-3 (+1) và E9-2

55


(EW)
46

Hình 4.8

Điệ n á p thay đoi giữa cá c cực

55

47

Hình 4.9

Ví trí dừng tự động

56

48

Hình 4.10

Cách kiểm tra môtơ bơm nước

57

49

Hình 4.11

Sơ đồ đấu dây của hệ thống


59

5


LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của công nghệ khoa học trong những năm gần đây đã tạo nên
những thay đổi lớn lao cho nền công nghiệp ôtô. Ôtô ngày nay là tập hợp của những hệ
thống tiện nghi an toàn tiên tiến với mục đích tạo tạo cảm giác thoải mái nhất đối với
người lái xe và nâng cao tính an toàn trong khi di chuyển. Một số hệ thống tiện nghi an
toàn được trang bị phổ biến trên xe hiện nay phải kể đến như: Hệ thống phanh chống
bó cứng (ABS), hệ thống chống trượt (ASR), hệ thống túi khí, hệ thống gạt mưa – rửa
kính.
Những hệ thống tiện nghi – an toàn kể trên thường có kết cấu tương đối phúc tạp,
việc tìm hiểu thực tế đặc điểm kết cấu của những hệ thống trên ôtô là tương đối khó
khăn. Vì vậy với mục đích tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm kết cấu của hệ thống gạt mưa
– rửa kính, nắm được quy trình kiểm tra, sửa chữa các cụm bộ phận trong hệ thống khi
có hư hỏng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt

mưa - rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình
hệ thống gạt mưa - rửa kính”.
Việc chế tạo mô hình gạt mưa - rửa kính ngoài việc giúp cho bản thân em nâng
cao những kỹ năng xử lý về cơ khí, về trang bị điện điện tử còn giúp cho kỹ năng kiểm
tra, sửa chữa được trau dồi. Mô hình hệ thống gạt mưa – rửa kính sau khi được hoàn
thành sẽ giúp cho việc tìm hiểu về đặc điểm kết cấu hệ thống gạt mưa – rửa kính, sơ
đồ đấu nối hệ thống một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó mô hình cũng rất tiện dụng
trong việc tiến hành thực hiện các bài tập thực hành, thí nghiệm đối với hệ thống gạt
mưa – rửa kính.
Quá trình thực hiện đề tài em đã được sự chỉ bảo tận tình của các Thầy (cô) trong

khoa đặc biệt là hai Thầy hướng dẫn: Th.S Bùi Hà Trung và Th.S Bùi Hải Nam.
Mảng kiến thức về trang bị điện và điện thân xe đối với bản thân em còn khá mới mẻ,
thời gian tiến hành thực hiện đề tài tương đối ngắn nên trong đề tài vẫn còn những
thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp của các thầy cô để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hưng yên, ngày 17 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Dương
6


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây sự phát triển của các nghành khoa học nói chung và
ngành kỹ thuật ô tô nói riêng đã có những bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển với
những sáng tạo ý tưởng mang tính chất đột phá mạnh mẽ do các kỹ sư tài ba cống
hiến. Các nhà sản xuất đem lại cho chúng ta một thế giới ô tô hết sức phong phú, đa
dạng và không kém phần tiện nghi.
Đi đôi với việc phát triển công nghệ kỹ thuật ô tô tạo ra những chiếc xe tiện ích
hơn chiếc xe cũ thì việc đảm bảo an toàn cho người lái cũng rất được lưu tâm và ngày
càng hoàn thiện hơn. Việc nghiên cứu các giải pháp, cách thức và phương án thực lắp
đặt các thiết bị hỗ trợ người lái xe an toàn sao cho tối ưu nhất được các nhà sản xuất
rất quan tâm. Các thiết bị hiện đại hỗ trợ người lái xe ngày càng hiện đại,mức độ tự
động hóa ngày càng cao , nâng cao tính an toàn cho người sử dụng xe.
Bước sang thế kỉ 21, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước lên
một tầm cao mới. Rất nhiều những thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh, sáng
chế mang đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền kinh tế
lạc hậu, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp thu,

áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới đang rất được nhà nước quan tâm
nhằm cải tạo, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước
ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Trải qua
rất nhiều năm phấn đấu và phát triển. Hiện nay nước ta đã là thành viên của khối kinh
tế quốc tế WTO. Với việc tiếp cận các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng ta có
thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến
để phát triển hơn nữa nền kinh tế trong nước, bước những bước đi vững chắc trên con
đường quá độ lên CNXH.
Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng, đầu tư phát
triển thì công nghiệp ôtô là một trong những ngành tiềm năng.Nhà nước luôn chú
trọng đầu tư giáo dục phát triển nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho ngành công
nghiệp ô tô .Nhưng có một thực tế, trong các trường kỹ thuật của ta hiện nay thì trang
thiết bị cho sinh viên, học sinh thực hành còn thiếu thốn rất nhiều, đặc biệt là các trang
thiệt bị, mô hình thực tập tiên tiến, hiện đại. Các kiến thức mới có tính khoa học kỹ
thuật cao còn chưa được khai thác và đưa vào thực tế giảng dạy. Tài liệu về các hệ
thống điều khiển hiện đại trên ôtô còn thiếu, chưa được hệ thống hoá một cách khoa
học. Các bài tập hướng dẫn thực tập, thực hành còn thiếu thốn. Vì vậy mà người kỹ

7


thuật viên khi ra trường sẽ gặp nhiều khó khăn, khó tiếp xúc với những kiến thức, thiết
bị tiên tiến, hiện đại trong thực tế .
Các sinh viên ngành công nghệ ô tô cũng đã nghiên cứu học tập mong muốn
xây dựng đưa ra những mô hình giúp cho việc học tập lý thuyết,thực hành và nhận
thức công nghệ đạt hiệu quả hơn.
Chính vì vậy,đề tài: nghiên cứu chế tạo mô hình,xây dựng hệ thống bài tập thực
hành thí nghiệm cho hệ thống gạt mưa,rửa kính trên ô tôcó ý nghĩa quan trọng trong
việc hướng dẫn cho sinh viên hiểu được nguyên lý từ đó làm cơ sở để tìm ra các hư

hỏng và biện pháp khắc phục sửa chữa.
Đề tài giúp sinh viên năm cuối khi sắp tốt nghiệp có thể củng cố kiến, tổng hợp
và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức ngoài thực tế, xã hội,
đề tài còn thiết kế, chế tạo thiết bị, mô hình để các sinh viên trong trường đặc biệt là
trong khoa Cơ khí Động lực tham khảo học hỏi.
Đề tài được giao với mong muốn tìm ra được những giải pháp hợp lý nghiên
cứu chế tạo mô hình,xây dựng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm cho hệ thống gạt
mưa,rửa kính trên ô tô. Với yêu cầu như vậy các sinh viên thực hiện nhận đề tài sẽ đi
sâu vào nghiên cứu tìm những thông tin qua sách, giáo trình giảng dạy, mạng internet,
những người có kinh nghiệm trong ngành… để thực hiện nghiên cứu. Từ đó làm tăng
vốn kiến thức cho sinh viên.
Những kết quả thu thập được sau khi hoàn thành đề tài này trước tiên là sẽ giúp
cho em, sinh viên lớp ĐLK7 có thể hiểu sâu hơn về hệ thống gạt mưa,rửa kính trên ô
tô. Biết được kết cấu, điều kiện làm việc và một số những hư hỏng cũng như phương
pháp kiểm tra chẩn đoán các hư hỏng thường gặp đó. Được tiếp cận và “Nghiên cứu
đặc điểm của hệ thống gạt mưa - rửa kính, thiết lập các bài tập thực hành và thí
nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa - rửa kính”
1.2. Mục tiêu
Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu đề ra:
- Khái quát về hệ thống gạt mưa – rửa kính.
- Sơ đồ đấu mạch và nguyên lý làm việc của hệ thống.
- Xây dựng quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống.
- Thiết lập các bài tập thực hành.
1.3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng : “ Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa - rửa kính, thiết lập
các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa - rửa kính”
Khách thể nghiên cứu là hệ thống gạt mưa - rửa kính, trên ô tô
HONDA,TOYOTA, DAEWOO LANOS…
8



1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a. Khái niệm.
Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng trong thực tiễn để làm bộc lộ
bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.

b. Các bước thực hiện.
- Bước 1: Quan sát đo đạc các thông số của các thiết bị hệ thống gạt mưa - rửa
kính
- Bước 2: Xây dựng phương án thiết kế mô hình
- Bước 3: Lập phương án thiết lập các bài tập thực hành trên mô hình.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

a. Khái niệm.
Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các
văn bản, tài liệu đã có sẵn và bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra kết luận khoa học
cần thiết.

b. Các bước thực hiện.
- Bước 1: Thu thập, tìm hiểu các tài liệu viết về hệ thống gạt mưa - rửa kính.
- Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống lôgic chặt chẽ theo
từng bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.
- Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về hệ thống gạt mưa - rửa
kính, phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hoá lại những kiến thức (liên
kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích) tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ
và sâu sắc.
1.4.3. Phương pháp thống kê

a. Khái niệm.
Là phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để
đưa ra kết luận chính xác, khoa học.
b. Các bước thực hiện.
Từ thực tế :“ Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa - rửa kính, thiết lập
các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa - rửa kính” và
nghiên cứu các tài liệu lý thuyết đưa ra hệ thống bài tập thực hành, thí nghiệm của hệ
thống gạt mưa - rửa kính .

9


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan về hệ thống gạt mưa- rửa kính
2.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống gạt mưa - rửa kính
+ Nhiệm vụ
- Hệ thống gạt mưa và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn
được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có
thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị
cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy. Gần đây ở một số kiểu xe tốc độ gạt nước
của hệ thống còn có thể thay đổi theo tốc độ xe và tự động gạt nước khi trời mưa.
+Yêu cầu
+ Hệ thống gạt mưa - rửa kính phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Đảm bảo độ tin cậy tối đa của hệ thống.
- Kết cấu đơn giản,dễ dàng tháo lắp, sửa chữa.
- Chăm sóc và bảo dưỡng kỹ thuật ít nhất trong quá trình sử dụng.
- Có độ bền cơ khí cao đảm bảo chịu rung và chịu sóc tốt.
- Đảm bảo thời hạn phục vụ lâu dài.
2.1.2. Vị trí của hệ thống trên xe


Hình 2.1 :Vị trí của hệ thống trên xe
2.1.3. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa - rửa kính
a. Sơ đồ hệ thống gạt mưa - rửa kính
* Sơ đồ hệ thống gạt mưa - rửa kính trước

10


Hình 2.2 : Sơ đồ hệ thống gạt mưa - rửa kính trước
- Hệ thống gạt mưa - rửa kính trước bao gồm các thiết bị chính:
1- Công tắc điều khiển gạt mưa - rửa kính trước
2- Hộp điều khiển gạt mưa
3- Mô tơ gạt mưa trước
4- Mô tơ rửa kính trước
*Sơ đồ hệ thống gạt mưa - rửa kính sau

Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống gạt mưa - rửa kính sau

11


+Hệ thống gạt mưa - rửa kính trước bao gồm các thiết bị chính :
- Mô tơ gạt mưa phía sau
- Công tắc gạt mưa và rửa kính sau
- Mô tơ bơm rửa kính sau
b. Nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa - rửa kính trước
* Nguyên lý hoạt động khi tắt công tắc gạt mưa ở vị trí OFF

Hình 2.4 : Công tắc gạt nước ở vị trí OFF
Nếu tắt công tắc gạt mưa được về vị trí OFF trong khi mô tơ gạt mưa đang hoạt

động, thì dòng điện sẽ đi vào chổi than tốc độ thấp của mô tơ gạt mưa như được chỉ ra
trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Khi gạt mưa tới vị trí dừng, tiếp
điểm của công tắc dạng cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và mô tơ dừng lại:
Accu +  tiếp điểm P2 công tắc cam  cực S  tiếp điểm relay  các tiếp điểm
OFF công tắc gạt mưa  cực +1  motor gạt mưa (LOW)  mass.

12


*Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc gạt mưa đến vị trí “INT”
+ Hoạt động khi tranzisto bật ON

Hình 2.5 : Công tắc gạt mưa đến vị trí “INT” khi tranzisto bật ON
- Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT, thì tranzisto Tr1 được bật lên một lúc
làm cho tiếp điểm rơ le được chuyển từ A sang B:
Accu +  chân +B  cuộn relay Tr1c hân EW mass. Khi các tiếp điểm
relay đóng tại B, dòng điện chạy đến motor (LO) và motor bắt đầu quay ở tốc
độ thấp: Accu +  chân +B  tiếp điểm B relay  các tiếp điểm INT của
công tắc gạt mưa chân +1  motor gạt nước LO  mass.
- Khi tiếp điểm rơ le tới vị trí B,dòng điện đi vào mô tơ (LO) và mô tơ bắt đầu
quay ở tốc độ thấp:
Accu +  tiếp điểm B công tắc cam  chân số S  tiếp điểm A relay chân +1 
motor gạt nước LO  mass.
+Hoạt động khi tranzisto Tr ngắt OFF
-Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho tiếp điểm rơ le chuyển lại từ B về A. Tuy
nhiên, khi mô tơ bắt đầu quay tiếp điểm của công tắc cam chuyển từ P3 sang P2, do đó
dòng điện tiếp tục đi vào chổi than tốc độ thấp của mô tơ và mô tơ làm việc ở tốc độ
thấp rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố định.
-Tranzisto 1 lại bật ngay làm cho gạt mưa tiếp tục hoạt động gián đoạn trở lại.
13



Trong loại gạt mưa có điều chỉnh thời gian gián đoạn, biến trở thay đổi giá trị nhờ
xoay công tắc điều chỉnh và mạch điện tranzisto điều chỉnh khoảng thời gian cấp điện
cho tranzisto và làm cho thời gian hoạt động gián đoạn được thay đổi.

Hình 2.6 Công tắc gạt mưa đến vị trí “INT” khi tranzisto Tr ngắt OFF
+Hoạt động khi công tắc gạt mưa ở vị trí LOW/MIST
- Khi công tắc gạt mưa được bật về vị trí tốc độ thấp hoặc vị trí gạt sương, dòng
điện đi vào chổi than tiếp điện tốc độ thấp của mô tơ gạt nước (từ nay về sau gọi tắt là
“LO”) như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp:
Accu +  chân +B  tiếp điểm LOW/MIST công tắc gạt mưa  chân +1 
motor gạt mưa (Lo)  mass
* Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt mưa ở vị trí HIGH
Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi tiếp
điện cao của mô tơ gạt mưa HI như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở
tốc độ cao:
Accu +  chân +B  tiếp điểm HIGH của công tắc gạt nước  chân +2 motor
gạt nước (HIGH)  mass
14


Motor gạt nước

P2

Motor

M rửa kính


P1
P3

M
+1 +2

E
S

+B

W

A
B

Tr1

EW

WASHER
HIGH
LOW/MIST
INT
OFF

Công tắc gạt nước và rửa kính

Hình 2.7 : Cơng tắc gạt nước ở vị trí HIGH


15


* Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc rửa kính ON

Hình 2.8 : Công tắc rửa kính bật ON
Khi bật công tắc rửa kính dòng điện đi vào mô tơ rửa kính :Accu (+) motor
rửa kính chân số W  tiếp điểm công tắc rửa kính chân EW mass.
Gạt nước có sự kết hợp với rửa kính, tranzisto Tr1 bật theo chu kỳ đã định khi
mô tơ gạt nước hoạt động làm cho gạt nước hoạt động một hoặc hai lần ở cấp tốc độ
thấp.
Thời gian Tr1 bật là thời gian để tụ điện trong mạch tranzisto nạp điện trở lại.
Thời gian nạp điện của tụ điện phụ thuộc vào thời gian đóng công tắc rửa kính
c Nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa - rửa kính sau
* Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc rửa kính sau OFF
Nếu tắt công tắc gạt nước được về vị trí OFF trong khi mô tơ gạt nước đang hoạt
động, thì dòng điện sẽ đi vào chổi than tốc độ thấp của mô tơ gạt nước như được chỉ ra
trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Khi gạt nước tới vị trí dừng, tiếp
điểm của công tắc dạng cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và mô tơ dừng lại:
Accu +  tiếp điểm P2 công tắc cam  cực S  tiếp điểm relay  các tiếp điểm
OFF công tắc gạt nước  cực +1  motor gạt nước (LOW)  mass
*Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc rửa kính sau ON
Khi bật công tắc rửa kính dòng điện đi vào mô tơ rửa kính :Accu (+) motor
rửa kính sau chân số +1R  tiếp điểm công tắc rửa kính chân EW mass. Kết
quả là gạt nước sau kích hoạt.
16


* Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc rửa kính ON + WASH
- Công tắc gạt mưa - rửa kính sau ở vị trí ON+ WASH

- Dòng điện :+ Accu(+) motor gạt nước phía sau chân số +1R  tiếp
điểm công tắc rửa kính chân EW mass. Kết quả là, mô tơ gạt nước sau được
kích hoạt.
+ Accu (+) motor rửa kính sau chân số W  tiếp điểm công tắc rửa kính
chân EW mass. Kết quả là, gạt nước sau kích hoạt.
* Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc gạt mưa - rửa kính sau WASH
- Công tắc gạt nước rửa kính sau ở ví trí WASH
- Dòng điện : + Accu (+) motor gạt nước phía sau chân số +1R  tiếp
điểm công tắc rửa kính chân EW mass. Kết quả là, mô tơ gạt nước sau được
kích hoạt

2.1.4. Kết cấu các bộ phận chính trong hệ thống gạt mưa - rửa kính

Hình 2.9 : Các bộ phận của hệ thống gạt mưa - rửa kính
Hệ thống gạt nước và rửa kính gồm các bộ phận sau:
1. Cần gạt nước phía trước/Thanh gạt nước phía trước
2. Mô tơ và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước
3. Vòi phun của bộ rửa kính trước
4. Bình chứa nước rửa kính (có mô tơ rửa kính)
5. Công tắc gạt nước và rửa kính (Có rơle điều khiển gạt nước gián đoạn)
17


6. Cần gạt nước phía sau/Thanh gạt nước phía sau
7. Mô tơ gạt nước phía sau
8. Rơle điều khiển bộ gạt nước phía sau
a) Cần gạt nước,thanh gạt nước
Cấu trúc của gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được lắp vào thanh kim loại
gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt.


Hình 2.10 :Thanh gạt nước
Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt được
nước mưa nhờ dịch chuyển thanh gạt nước. Chuyển động tuần hoàn của gạt nước được
tạo ra bởi mô tơ và cơ cấu dẫn động.
Vì lưỡi cao su lắp vào thanh gạt nước bị mòn do sử dụng và do ánh sáng mặt trời
và nhiệt độ môi trường v.v… nên phải thay thế phần lưỡi cao su này một cách định kỳ.
Gạt nước thông thường có thể nhìn thấy từ phía trước của xe. Tuy nhiên để đảm
bảo tính khí động học, bề mặt lắp ghép phẳng và tấm nhìn rộng nên những gạt nước
gần đây được che đi dưới nắp ca pô.Cấu tạo thanh gạt nước có 2 loại:
- Gạt nước được che một nửa là gạt nước có thể nhìn thấy một phần
Với gạt nước che hoàn toàn nếu nó bị phủ băng tuyết hoặc ở trong các điều kiện
khác, thì gạt nước không thể dịch chuyển được. Nếu cố tình làm sạch tuyết bằng cách
cho hệ thống gạt nước hoạt động cưỡng bức có thể làm hỏng mô tơ gạt nước. Để ngăn
ngừa hiện tượng này, phần lớn các mẫu xe có cấu trúc chuyển chế độ gạt nước che
hoàn toàn sang chế độ gạt nước che một phần bằng tay.
- Gạt nước che hoàn toàn là gạt nước không nhìn thấy
Sau khi bật sang gạt nước che một nửa, cần gạt nước có thể đóng trở lại bằng
cách dịch chuyển nó theo hướng mũi tên được chỉ ra trên hình vẽ.
18


Hình 2.11 : Các trạng thái của gạt nước
b) Công tắc gạt mưa và rửa kính.
*Công tắc gạt nước.
Công tắc gạt nước được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể
điều khiển bất kỳ lúc nào khi cần. Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc
độ thấp) và HI (tốc độ cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó. Một
số xe có vị trí MIST (gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST
(sương mù), vị trí INT (gạt nước hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một khoảng thời
gian nhất định) và một công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước


Hình 2.12 : Công tắc gạt nước
Trong nhiều trường hợp công tắc gạt nước và rửa kính được kết hợp với công tắc
điều khiển đèn. Vì vậy, đôi khi người ta gọi là công tắc tổ hợp. ở những xe có trang bị
gạt nước cho kính sau, thì công tắc gạt nước sau cũng nằm ở công tắc gạt nước và
được bật về giữa các vị trí ON và OFF. Một số xe có vị trí INT cho gạt nước kính sau.
ở những kiểu xe gần đây, ECU được đặt trước công tắc tổ hợp cho MPX (hệ thống
thông tin đa chiều).

19


*Công tắc rửa kính

Hình 2.13. Hệ thống phun nước
Công tắc bộ phận rửa kính được kết hợp với công tắc gạt nước. Mô tơ rửa kính
hoạt động và phun nước rửa kính khi bật công tắc này .
c) Rơle điều khiển gạt nước.

Hình 2.14 Rơ le điều khiển gạt nước và hình vẽ mô phỏng
Rơ le này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các
kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có rơle này được sử dụng rộng rãi.
Một rơle nhỏ và mạch tranzisto gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành rơ le điều
khiển gạt nước gián đoạn .
Dòng điện tới mô tơ gạt nước được điều khiển bằng rơ le này theo tín hiệu được truyền
từ công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước chạy gián đoạn.
d) Mô tơ gạt nước.
* Cấu tạo.
Mô tơ dạng lõi sắt từ là nam châm vĩnh cửu được sử dụng làm mô tơ gạt nước.
Mô tơ gạt nước gồm có môtơ và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của mô tơ.

Mô tơ lõi sắt từ gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ
cao và một chổi dùng chung (để tiếp mát).
20


Hình 2.15 : Mô tơ gạt nước
Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố
định trong mọi thời điểm.

Hình 2.16 :Mô tả cấu tạo mô tơ gạt nước.
21


* Nguyên lí làm việc
- Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi mô tơquay
để hạn chế tốc độ quay của mô tơ .
- Hoạt động ở tốc độ thấp
Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than tốc độ thấp, một sức điện
động ngược lớn được tạo ra. Kết quả là mô tơ quay với vận tốc thấp
- Hoạt động ở tốc độ cao
Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp điện tốc độ cao, một sức
điện động ngược nhỏ được tạo ra. Kết quả là mô tơ quay với tốc độ cao.
* Công tắc dạng cam:
Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do có chức
năng này thanh gạt nước luôn được bảo đảm dừng ở dưới cùng của kính chắn gió khi
tắt công tắc gạt nước. Công tắc dạng cam thực hiện chức năng này.

Hình 2.17. Mô phỏng công tắc dạng cam

22



Hình 2.18. Công tắc gạt nước ở vị trí LO
Công tắc này có đĩa cam sẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc.
Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc qui được đặt vào mạch điện và
dòng điện đi vào mô tơ gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước quay
Tuy nhiên, ở thời điểm công tắc gạt nước tắt, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà
không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc qui vẫn được đặt vào mạch điện và dòng
điện đi vào mô tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho mô tơ tiếp tục
quay.
Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh do đó dòng
điện không đi vào mạch điện và mô tơ gạt nước bị dừng lại.
Tuy nhiên, do quán tính của phần ứng, mô tơ không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục
quay một ít. Kết quả là tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam. Thực hiện
việc đóng mạch như sau:
Phần ứng → Cực (+)1 của mô tơ → công tắc gạt nước → cực S của mô tơ gạt
nước → tiếp điểm P1 → P3→phần ứng. Vì phần ứng tạo ra sức điện động ngược trong
mạch đóng này, nên quá trình hãm mô tơ bằng điện được tạo ra và mô tơ được dừng
lại tại điểm cố định

23


Hình 2.19 : Công tắc gạt nước ở vị trí OFF
e. Mô tơ rửa kính
Đổ nước rửa kính vào bình chứa trong khoang động cơ. Bình chứa nước rửa kính
được làm từ bình nhựa mờ và nước rửa kính được phun nhờ mô tơ rửa kính đặt trong
bình chứa.

Hình 2.20 : Mô tơ rửa kính

Mô tơ bộ rửa kính có dạng cánh quạt như được sử dụng trong bơm nhiên liệu. Có
hai loại hệ thống rửa kính đối với ô tô có rửa kính sau: Một loại có bình chứa chung
cho cả bộ phận rửa kính trước và sau, còn loại kia có hai bình chứa riêng cho bộ phận
rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau.

24


Hình 1.21 Hệ thống rửa kính trên ô tô có rửa kính sau
Ngoài ra, còn có một loại điều chỉnh vòi phun cho cả kính trước và kính sau
nhờ mô tơ rửa kính điều khiển các van và một loại khác có hai mô tơ riêng cho bộ
phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau được đặt trong bình chứa.
Các chế độ làm việc của mô tơ rửa kính:
* Vận hành kết độc lập
* Vận hành kết hợp với bộ phận rửa kính
Loại này tự động điều khiển cơ cấu gạt nước khi phun nước rửa kính sau khi
bật công tắc rửa kính một thời gian nhất định đó là “sự vận hành kết hợp với bộ phận
rửa kính
Đó là sự vận hành để gạt nước rửa kính được phun trên bề mặt kính trước

Hình 2.22 Chức năng kết hợp gạt nước & rửa kính
25


×