Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng xăng dầu tăng giá. Các giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.36 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ THƯỜNG XUYÊN
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ
Đề tài: THỰC TRẠNG XĂNG DẦU TĂNG GIÁ.
CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG NƯỚC

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Trần Thị Dung
Lớp: B16QTH2- Hệ đại học bằng hai
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2010.

Trang

1


MỤC LỤC
Lời mở đầu ..............................................................................................................3
Chương I. Tổng quan thị trường xăng dầu thế giới và Việt Nam trong những năm
gần đây......................................................................................................................5
I.

Thị

trường

xăng


dầu

thế

giới

những

năm

gần

đây................................5
1. Thị trường xăng dầu thế giới năm 2008................................................6
2. Thị trường xăng dầu thế giới năm 2009................................................8
3. Thị trường xăng dầu thế giới năm 2010................................................9
II.

Thị

trường

xăng

dầu

Việt

Nam


những

năm

gần

đây...........................10
1. Thực trạng
2. Nguyên nhân

......................................................................................10
.................................................................................11

Chương II. Ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam.......13
1. Ảnh hưởng tới các danh nghiệp ........................................................14
2. Ảnh hưởng tới đời sống của người dân ...........................................16

Chương III. Dự đoán thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 ................. ..17
Chương IV. Kết luận ............................................................................................18
Chương V. Các giải pháp để bình ổn thị trường xăng dầu trong nước .................19
1. Giải pháp “ thị trường hoá” thị trường xăng dầu ..............................19
2. Giải pháp giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp dầu ........................19
2.1 Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của các nhà máy lọc

dầu ...................................................................................................19
2.2. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào nghành khai thác và chế
biến dầu khí ...........................................................................................20
3. Giải pháp về nhóm hàng hố thay thế .............................................20
3.1 Hàng hố thay thế trong nghành năng lượng và nhiên liệu ............20


3.2. Dùng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện giao
thông cá nhân ........................................................................................21
Trang

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng dầu mỏ là khơng thể thiếu, nó
chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới.
Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó khơng được tái tạo thêm mà
ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều. Theo dự đốn thì nguồn năng lượng
này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa. Vì vậy giá cả của nó ngày càng tăng
lên là điều khó tránh khỏi. Khi giá xăng dầu tăng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một
số ngành nghề sử dụng nhiều xăng dầu để hoạt động cũng như đời sống của người
dân.
Trong những năm gần đây nhất là đầu năm 2008 giá dầu thơ thế giới tăng một
cách nhanh chóng làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo. Việc tăng giá
xăng liên tục trong nhưng năm gần đây tác động lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.
Mà nhất là tăng giá xăng dầu cũng bộc lộ nhiều “ vấn đề ” trong thị trường xăng
dầu vốn đã rất nhạy cảm như cơ chế quản lý của Nhà nước, tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu liên tục “ đòi” tăng giá theo
giá thị trường thế giới tuy nhiên lại không giảm theo khi giá thế giới giảm… Sự
“bất ổn” của thị trường xăng dầu trong thời gian gần đây gây nhiều bức xúc với
người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp cũng như tác động lớn đến nền kinh tế.
Bình ổn thị trường xăng dầu sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định, phát triển
kinh tế xã hội. Xuất phát từ thực trạng thị trường xăng dầu những năm qua tôi chọn
đề tài “ Thực trạng xăng dầu tăng giá. Các giải pháp bình ổn thị trường xăng
dầu trong nước.”


Trang

3


Chương I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
I. Thị trường xăng dầu thế giới trong những năm gần đây.
1. Thị trường xăng dầu thế giới năm 2008.
Sau khi tăng liên tục từ giữa năm 2007, giá dầu đã gây sốc khi mở đầu năm 2008
bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 100 USD/thùng (03/01/2008) - mốc
giá chưa từng có kể từ khi mặt hàng này được đưa vào giao dịch kỳ hạn tại thị
trường New York vào năm 1983. Kể từ đó trở đi, giá dầu thế giới liên tiếp lập kỷ
lục để rồi sau đó lại phá vỡ và đặt kỉ lục mới là 110 USD/ thùng (03/03/2008). Thị
trường dầu mỏ nóng hơn bao giờ hết khi cứ tiếp tục “leo thang khơng biết mệt”.
Tính chung từ đầu năm, giá vàng đen đã tăng hơn 50%.

Biểu đồ giá dầu thế giới tính từ ngày 3/12/2007 đến ngày 15/12/2008 dựa
trên giá dầu kỳ hạn đóng cửa tại thị trường New York.

Trang

4


Có thể nói năm 2008 là năm mà thế giới phải chứng kiến mức trồi sụt giá dầu lớn
đến vậy chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là một năm lịch sử của thị trường dầu thô
từ trước tới nay, khi mà giá “vàng đen” đạt đỉnh cao mọi thời đại 147, 27 USD vào
tháng 7, rồi sau đó rớt một mạch hơn 100 USD/thùng, tương đương mức giảm hơn

70%, trong vịng có 4 tháng, về ngưỡng 40USD/thùng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động và nhu cầu về năng lượng, như
dầu mỏ, than đá, khí đốt... ngày càng tăng nhất là ở những quốc gia đang phát triển
thì giá đầu tăng là điều khơng khỏi ngạc nhiên, thế nhưng tại sao giá dầu lại “nóng”
đến đỉnh điểm như vậy? Có thể giải thích ngun nhân giá dầu tăng mạnh trong
thời gian này là do 5 yếu tố sau:
Thứ nhất là do hoạt động của giới đầu cơ dầu lửa. Đây là lý do có ảnh hưởng
mạnh nhất tới sự leo thang mạnh mẽ của giá dầu. Sự phát triển năng động của các
nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ…, sự vững vàng của kinh tế châu
Âu, và cuộc khủng hoảng tài chính chưa tác động quá nghiêm trọng tới kinh tế
Mỹ… khiến các nhà đầu cơ cho rằng, giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Bởi vậy, lượng dầu được họ “găm giữ” là rất lớn.
Thứ hai giá dầu tăng do sự mất giá của đồng USD. Sự lệch pha trong chính sách
tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB), cộng với sự tương phản giữa hai bức tranh kinh tế Mỹ và châu Âu, đã dẫn
tới sự mất giá mạnh của USD trong thời gian nửa đầu năm 2008, và như thế, gián
tiếp ảnh hưởng tới giá dầu.
Lo ngại sự lan rộng của khủng hoảng nợ dưới chuẩn, FED liên tục hạ lãi suất
USD. Trong khi đó, với việc chống lạm phát là mục tiêu số một thì ECB lại chủ
trương duy trì lãi suất đồng Euro ở mức cao. Bên cạnh đó, dưới tác động của khủng
hoảng, kinh tế Mỹ liên tục phát đi những dữ liệu đáng lo ngại, còn ở châu Âu, do
khủng hoảng còn ở xa, các chỉ số kinh tế vẫn hết sức khả quan.Sự trái chiều này đẩy
USD xuống mức thấp kỷ lục so với Euro là 1 Euro đổi được 1, 6038 USD
(15/7/2008). Do dầu được định giá bằng USD nên tỷ giá USD càng thấp thì giá dầu
càng cao và ngược lại.
Trang

5



Thứ ba, xung đột vũ trang và bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới như
ở Trung Đông- khu vực tập trung các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới…
cũng là một nguyên nhân khiến cho giá dầu leo thang chóng mặt như vậy. Mỗi khi
tình hình chính trị tại các khu vực này có những diễn biến xấu đi là thị trường dầu
thế giới lại chứng kiến một phiên tăng giá mạnh. Cụ thể, kỷ lục 147, 27 USD/thùng
của giá dầu đã được thiết lập đúng vào ngày 11/7 ngày mà giới đầu tư lo ngại Israel
có thể tấn cơng Iran, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển dầu qua Vịnh Ba Tư.
Thứ tư, các dự báo giá dầu cũng có ảnh hưởng đáng kể tới diễn biến giá trên thị
trường giao dịch dầu thô. Giữa lúc giá dầu đang tăng mạnh, nhiều tổ chức như ngân
hàng Goldman Sachs của Mỹ đưa ra dự đoán rằng giá dầu sắp sửa đạt tới mức 200
USD/thùng, hoặc thậm chí là hơn do nhu cầu dầu của thế giới nhất là các nền kinh
tế đang nổi lên sẽ tăng mạnh.Trong giai đoạn đang “sốt” giá dầu như thế này thì
những dự báo như vậy chẳng khác gì “thêm dầu vào lửa” làm cho giá dầu càng
“nóng” hơn.
Thứ năm, sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới, nhất là thị
trường chứng khoán Mỹ, dưới tác động của khủng hoảng tín dụng bắt đầu năm
2007, đã thúc đẩy giới đầu tư chuyển một lượng vốn lớn sang thị trường hàng hóa
để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn. Trên thị trường này, cùng với vàng thì dầu thơ
cũng là một trong hai kênh đầu tư được lựa chọn nhiều hơn cả. Chính điều này cũng
đã góp phần đẩy giá dầu lên cao như vậy.
Tuy nhiên, ngay sau chạm mức 147, 27 USD/ thùng thì giá dầu lập tức bước vào
“thời kỳ suy thoái”, giá dầu đã giảm xuống còn khoảng 90 USD/ thùng ngày 03/9
giảm gần 60 USD/ thùng.Giá dầu liên tục diễn biến theo chiều đi xuống, đóng cửa ở
mức 40 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 02/12 tại thị trường New York. So
với mức đỉnh 147, 27 USD/thùng ngày 11/7 chỉ trong vòng khoảng 4 tháng, giá dầu
đã sụt tới hơn 100 USD/thùng, tương đương hơn 70%, đánh dấu năm sụt giảm
mạnh chưa từng có của nhiên liệu này.

Trang


6


Nguyên nhân đẩy giá dầu “lao dốc” ở giai đoạn này nhìn chung là những yếu tố
trái ngược với những gì đã hỗ trợ giá dầu ở giai đoạn trước đó. Có thể thấy, giá dầu
giảm thời kỳ này vì 4 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do hoạt động bán tháo ồ ạt của giới đầu cơ đầu mỏ và thời kì đầu cơ
hàng hố đã đi vào hồi kết. Vụ phá sản của công ty bán khống dầu Semgroup khiến
cho Semgroup phải bán lại hợp đồng cho bộ phận ngân hàng đầu tư của Barclays.
Ngay sau khi Semgroup phải bán lại hợp đồng giá dầu bắt đầu “rơi tự do” do các
nhà giao dịch dầu lửa ở khắp nơi, bao gồm các quỹ đầu cơ, các ngân hàng và các
quỹ lương hưu, bán tháo các hợp đồng kỳ hạn. Với sự “ra đi” của SemGroup và
những vụ bán khống quy mơ lớn tương tự cũng khơng cịn được thực hiện ở các
công ty khác, thị trường dầu mất hẳn một nguồn lực đẩy tăng giá.
Hơn nữa cuộc khủng hoảng tài chính leo thang và lan rộng ra phạm vi tồn thế
giới đã trở thành nỗi lo chính của mọi quốc gia. Tới quý 4/2008, ba nền kinh tế hàng
đầu của thế giới là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ
Đại chiến Thế giới thứ hai. Sự giảm tốc kinh tế khiến các loại hàng hóa mất dần địa
vị là một kênh đầu tư hấp dẫn và giới đầu tư vì thế đã bán đổ bán tháo các loại
nguyên liệu thô mà họ nắm giữ. Tính đến ngày 5/12, chỉ số giá của 19 loại ngun
vật liệu thơ, trong đó có vàng và dầu thơ, đã giảm 35% . Trong đó, sụt giảm mạnh
nhất vẫn là giá dầu.
Thứ hai là sự phục hồi của đồng USD. Sự chao đảo của thị trường toàn cầu đã
thúc đẩy giới đầu tư tổ chức ở Mỹ rút vốn về nước. Bên cạnh đó, khủng hoảng cũng
thúc đẩy các nhà đầu tư quốc tế đổ vốn mạnh vào trái phiếu Chính phủ Mỹ - kênh
đầu tư siêu an toàn. Mặt khác, tương quan kinh tế xấu đi của châu Âu tạo cơ sở cho
sự thoái lui của đồng Euro. Thêm nữa, tình trạng thắt chặt tín dụng khiến USD trở
nên khan hiếm. Những yếu tố này đã giúp USD lên giá mạnh so với Euro trong một
thời gian.
Thứ ba, do thua lỗ trầm trọng trên thị trường chứng khoán và kẹt tiền mặt nghiêm

trọng, giới đầu tư quốc tế phải bán ra các loại hàng hóa để có tiền bù lỗ. Thời gian

Trang

7


này, sự đi xuống của chứng khoán thường tạo áp lực mất giá cho hàng hóa, trong đó
có dầu, thay vì là một yếu tố hỗ trợ như trước đây.
Thứ tư, các dự báo giá dầu lúc này đã được điều chỉnh giảm mạnh. Việc các nền
kinh tế hàng đầu suy thoái và các nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt là Trung Quốc,
Ấn Độ, và Nga, cũng phát đi những tín hiệu đáng lo ngại như sản xuất công nghiệp
và xuất khẩu giảm tốc mạnh, niềm tin giới doanh nghiệp sa sút… đã khiến giới
quan sát không thể duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu và giá dầu cao như trước
đây.
2. Thị trường xăng dầu thế giới năm 2009.
Sau khi lập kỷ lục cao trong lịch sử là 147,27 USD/thùng vào năm 2008, giá dầu
đã giảm xuống mức thấp nhất chỉ 32,70 USD/thùng vào ngày 20/1/2009 và đạt
trung bình 62 USD/thùng trong cả năm qua.Việc nhu cầu giảm mạnh do suy thoái
kinh tế là nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm vào nửa đầu năm 2009. Tuy nhiên,
kinh tế hồi phục đã kéo dầu tăng giá trở lại. Mức cao kỷ lục của năm 2009 là 82
USD/thùng đạt được vào ngày 21/10/2009.Giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York trung
bình trong quý IV/2009 là 74,90 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ đã tăng lên 82
USD/thùng vào tháng 10/2009, sau đó giảm trở lại 70 USD/thùng vào tháng 11 do
đồng USD tăng giá và nguồn cung dư thừa trên tồn cầu. Tính trung bình năm 2009,
giá dầu thô đạt 63, 10 USD/thùng, cũng cao hơn mức 60, 80 USD/thùng mà các nhà
phân tích dự báo trước đó.
Giá các sản phẩm dầu thế giới sáng ngày 02/11/2009
Loại dầu


Thị
trường

Giá

Chênh lệch

% thay đổi

Dầu thô brent ( USD/ thùng)

Luân Đôn

75,250

0,050

0,07

Nhiên liệu điêzen(ICE)(USD/tấn) Luân Đôn

632,520

- 18,750

- 2,88

Xăng RBOB (UScent/gallon)

New York


196,400

0,450

0,23

Dầu đốt(UScent/gallon)

New York

200,910

0,390

0,19

Trang

8


New York

5,080

0,035

0,69


New York

76,870

- 0,130

- 0,17

Khí đốt tự nhên(USD/MMB tu)
Dầu thơ WTI(USD/ thùng)

3. Thị trường xăng dầu thế giới năm 2010.
Thị trường dầu mỏ thế giới tuần đầu tiên của năm 2010 đã tăng giá khá mạnh lên
trên 80 USD/thùng.Trong tháng 3 giá dầu thô diễn biến theo hướng tăng lên vào
cuối tháng. Giá dầu thô WTI thấp nhất trong tháng là 78, 83$/thùng vào ngày
01.3.2010 và cao nhất là 83, 76 USD/thùng vào ngày 31.3.2010. Trong những tháng
tiếp theo giá dầu liên tiếp tăng. Tuy nhiên giá dầu tăng không đồng đều thậm chí là
“ trái chiều” ở các thị trường .Kết thúc phiên 18/10, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng
11/2010 tại New York tăng 1,83 USD lên 83,08 USD/thùng và giá dầu Brent Biển
Bắc giao tháng 12/2010 tại London tăng 1,92 USD lên 84,37 USD/thùng.Tuy nhiên,
giá dầu thô lại giảm nhẹ tại thị trường châu Á trong phiên ngày 19/10, do những lo
ngại về đà hồi phục kinh tế Mỹ đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư. Chiều cùng ngày
tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2010 giảm 34
xuống 82, 74 USD/thùng.

Trang

9



Giá bình quân sản phẩm dầu nửa đầu tháng 11.2010 so với cùng kỳ tháng 10.2010
Hiện tại thì giá dầu thô cũng như các sản phẩm từ xăng dầu vẫn biến động không
ngừng. Giá dầu thô tại thị trường New York (Mỹ) đã tăng lên gần 86 USD/ thùng
trong phiên giao dịch ngày 30/11. Dự đoán cho đến cuối năm 2010 giá dầu sẽ vẫn
tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng khi thời tiết ở các nước ở Bắc Mỹ
ngày càng lạnh hơn
II. Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây
1.Thực trạng
Thị trường xăng dầu Việt Nam “ bất ổn” trong những năm gần đây.Bắt đầu từ
năm 2008 giá xăng dầu đã được Nhà Nước cho “thả nổi” theo giá thị trường nên thị
trường xăng dầu Việt Nam luôn biến động theo sự biến động thị trường xăng dầu
thế giới.Thời điểm năm 2008 khi giá dầu trên thị trường thế giới chạm mức 147,27
USD/thùng giá xăng trong nước lên tới 19.000đ/ 1lít. Từ đó đến nay đến nay giá
xăng đã được điều chỉnh nhiều lần để theo kịp sự biến động của giá xăng dầu trên
thế giới. Tuy nhiên giá xăng dầu nhiều lúc lại không đi theo giá trên thị trường thế
giới, có những lúc giá xăng dầu thế giới xuống thấp nhưng giá xăng trong nước vẫn
tăng nhiều khi giá xăng trong nước còn cao hơn cả giá xăng trên thế giới.
Diễn biến giá xăng A92 từ đầu năm 2008 đến nay
Thời điểm

Giá xăng A92 Thời điểm

Giá xăngA92

25/02/2008
21/07/2008
14/08/2008
27/08/2008
07/10/2008
17/10/2008

18/10/2008

(đồng/lít)
14.500
19.000
18.000
17.000
16.500
16.000
15.500

(đồng/lít)
12.500
13.500
14.200
14.700
15.700
15.200
16.300

07/05/2009
10/06/2009
01/07/2009
08/08/2009
30/08/2009
01/10/2009
24/10/2009
20/11/2009

Trang


10


31/10/2008
08/11/2008
15/11/2008
01/12/2008
10/12/2008
02/04/2009
11/04/2009

15.000
14.000
13.000
12.000
11.000
11.500
12.000

15/12/2009
14/01/2010
21/02/2010
27/05/2010
08/06/2010
09/08/2010
27/11/2010

15.950
16.400

16.990
16.490
15.990
16.440
16.400

Nhìn vào bảng trên có thể thấy giá xăng tăng liên tiếp nhưng giảm rất ít ví dụ
năm 2009 giá xăng tăng 9 lần nhưng chỉ giảm 2 lần mặc dầu diễn biến giá dầu thô
trên thị trường thế giới biến động khơng nhiều chỉ tăng nhẹ rồi sau đó giảm thế
nhưng giá xăng trong nước chỉ có tăng mà không giảm. Thời điểm 11/4/2009 đánh
dấu mức tăng liên tiếp đến 1/10/2009 mới giảm nhẹ rồi lại tiếp tục tăng.
Thực tế hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu của nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng
một giá, các doanh nghiệp khơng có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu.
Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích
của mình, các doanh nghiệp đầu mối sẽ làm thủ tục để xin tăng giá bán lẻ xăng dầu
trong nước. Ngược lại khi giá thế giới giảm, nhưng các doanh nghiệp xăng dầu
thường chần chừ giảm giá bán.
2. Nguyên nhân.
Mặc dầu thị trường xăng dầu đã chuyển sang cơ chế thị trường thế nhưng vẫn
chưa thật sự theo bản chất” thị trường” của nó mà dường như thị trường xăng dầu
Việt Nam đang tồn tại “ độc quyền nhóm”. Nhà nước hãy còn nhúng tay quá sâu,
còn doanh nghiệp vẫn chưa có được cạnh tranh thật sự. Các doanh nghiệp nước
ngoài vẫn chưa thể thâm nhập vào thị trường nội địa. Hiện tại cả nước có 11 doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó Petrolimex chiếm 55% thị phần,10 doanh
nghiệp còn lại đều là các doanh nghiệp nhỏ sức cạnh tranh không thể bằng
Petrolimex.Các doanh nghiệp được phép tự do định giá bán lẻ xăng dầu nhưng từ
trước đến nay, tất cả doanh nghiệp khi tăng hay giảm giá đều áp chung một mức

Trang


11


giá, khơng có doanh nghiệp nào đề cập đến giá khác. Đây có thể là một hiện tượng
câu kết của các doanh nghiệp trên để thao túng thị trường.
Công tác phân tích và dự báo thị trường của các doanh nghiệp chưa tốt. Khi giá
cao hay thấp thì các doanh nghiệp vẫn mua vào. Việc làm này quá cứng nhắc và
không linh hoạt dẫn đến việc ở thời điểm giá dầu thế giới xuống thấp nhưng các
doanh nghiệp không lợi dụng mua vào để đến lúc người ta dự báo giá lên cao lại
mua vào với số lượng lớn nhưng sau đó giá dầu thế giới khơng tăng mà giảm liên
tục. Điều này cũng lý giải tại sao mặc dù theo cơ chế thị trường nhưng khi giá dầu
thế giới giảm nhưng giá xăng trong nước lại không giảm thậm chí cịn tăng thêm.
Hiện nay, hầu hêt các giao dịch mua bán xăng dầu đều dựa trên giá thả nổi. Giá
thả nổi là giá được xác định dựa trên chỉ số giá của thời kì giao hàng. Vào thời điểm
kí hợp đồng cả bên mua và bên bán đều chưa xác nhận được giá trị của lô hàng, chỉ
đến ngày giao hàng giá này mới được xác định bằng chỉ số Platts của ngày hơm đó.
Vì vậy để giá hợp đồng thả nổi theo giá thị trường, các công ty khơng thể kiểm sốt
được lợi nhuận của mình. Vì khơng được bảo hiểm giá nên các nhà nhập khẩu Việt
Nam hồn tồn có thể bị bắt nạt. Thời gian giao hàng có thể rơi vào lúc chí số giá
lên cao hoặc cố thình bị đẩy lên cao. Vì vậy, có thể doanh nghiệp Việt Nam nhập
khẩu xăng dầu với giá trung bình cao hơn thị trường thế giới.

Chương II. ẢNH HƯỞNG CỦA XĂNG DẦU TĂNG GIÁ TỚI NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM

Trang

12



Việt Nam là nước phải nhập khẩu gần như100% sản phẩm xăng dầu mặc dầu nhà
máy lọc dầu Dung Quất đã bắt đầu đi vào hoạt động nhưng sản lượng dầu vẫn chưa
đáp ứng được nhiều nhu cầu trong nước; trong những năm gần đây giá cả xăng dầu,
dầu mỏ thế giới tăng liên tục đến mức chóng mặt, dĩ nhiên sự gia tăng giá xăng dầu
trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu tại thị
trường Việt Nam trong năm 2010 đến thời điểm ngày22/11 thì giá xăng dầu đã tăng
5 lần. Tuy nhiên, nhờ nhiều biện pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ nên biến
động giá xăng dầu ở nước ta chưa đến mức cao như mức bình quân trên thị trường
thế giới, nhưng giá xăng dầu cũng đã khá cao này nếu duy trì trong một thời gian
Nhập
khẩu
dài cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế đáng để các nhà hoạch định chính sách xem
Tiêu từ năm 2008 đến
xét. Trong nhưng năm gần đây nhất làdùng cuối cùng nay từ khi Chính Phủ quyết giá
Tăng mức
(nhiên liệu cho đi
Xăng dầu bỏ chính sách bù lỗ xăng dầu thì mặt hànglại, dầu đã điều chỉnhchunggiá
định bãi
xăng
tăng
đun nấu…)
nhiều lần theo diễn biến của thị trường dầu mỏ thế giới. Giá xăng dầu tăng vừa có
ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh tiêu cực lên nền kinh tế nhưng chủ yếu là tác động
Tiêu dùng trung gian
tiêu như ảnh hưởng tới giá cả thị trường các mặt hàng và sức ép tăng giá như tăng
(nhiên liệu đầu vào cho
quá thị trường chứng
giá điện,cước vận tải, gây sốc trên trình sản xuất, chế khoán,gây bất lợi cho hoạt
biến..)
Sức ép tăng

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp… Có thế tóm tắt ảnh hưởng củalương
tăng giá xăng dầu bằng mơ hình sau:
Giảm sức ép lên
ngân sách do cắt
giảm trợ giá

Giảm sức ép thâm
hụt ngân sách, giảm
mức vay nợ hoặc thu
thuế trong tương lai

Giảm méo mó trong nền kinh
tế,giúp ổn định vĩ mơ trong dài
hạn

Tăng giá các mặt
hàng khác(ảnh hưởng
gián tiếp, dây
chuyền)

Tái cấu trúc nền kinh tế, dịch
chuyển lợi thế cạnh tranh ảnh Trang
hưởng đến các nghành, ảnh
hưởng đến đời sống dân cư…

13


Biểu đồ lược tả ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu
1. Ảnh hưởng tới các doanh nghiệp.

Xăng dầu là yếu tố quan trọng trong đầu vào của phần lớn các doanh nghiệp nhất
là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, vận tải và khai thác thuỷ hải sản. Khi xăng
dầu tăng giá ảnh hưởng tới hàng loạt các mặt hàng cung ứng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng tăng giá theo ví dụ như tăng giá điện, hay chi phí vận tải…. dẫn
đến việc tăng giá sản phẩm, dịch vụ.

Trang

14


Một số hoạt động kinh tế và hàng hố có tỷ trọng đầu vào là xăng dầu cao ( trên
10%) và mức độ tăng giá sản phẩm sau đợt tăng giá vào tháng 7/ 2008
Tên hàng hoá
Tỷ trọng xăng dầu(%)
Đánh bắt thuỷ hải sản
23,57
Sản xuất các phương tiện 16, 87

Tăng giá (%)
7,31
5,23

giao thông
Xăng dầu
Điện và gas đốt
Giao thông đường bộ
Giao thông đường sắt
Giao thông đường thuỷ
Giao thông đường không


3,77
6,15
3,48
10,57
6,60

42,22
12,15
19,85
11,24
30,09
21,30

( theo SAM 2000– Tổng Cục Thống Kê Việt Nam ,CIEM)
Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng lớn nhất đến các doanh nghiệp vận tải đầu tiên và
trực tiếp là việc giá cước vận tải tăng. Biểu hiện là các hãng taxi đồng loạt tăng giá
cước. Các doanh nghiệp vận tải cũng trong cảnh lao đao do giá xăng dầu cao. Ví dụ
cơng ty vận tải Hoàng Long trong đợt tăng giá đầu năm 2008 đã phải chịu lỗ 13 tỷ
đồng vào quý 2/ 2008. Giá các loại vé xe, tàu dịch vụ vận tải liên tục tăng để đảm
bảo doanh nghiệp kinh doanh không bị lỗ.
Ảnh hưởng tiếp theo của việc xăng dầu tăng giá là ảnh lưởng lớn đến các việc
đánh bắt thuỷ hải sản. Do giá xăng dầu cao nên chi phí đánh bắt tăng gây khơng ít
khó khăn cho nghề đi biển bởi vì ngư dân khơng thể tự điều chỉnh giá khai thác
được. Hiện có nhiều tàu phải“ nằm bờ”vì khơng theo kịp giá nhiên liệu, nhiều ngư
dân lâm vào tình trạng “ tiến thối lưỡng nan”.
Ngồi ra khi xăng dầu tăng giá thì giá các loại vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép
cũng liên tục tăng gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xây dựng trong áp lực
phải hồn thành cơng trình.Xăng dầu tăng giá làm cho chi phí đầu vào của các
doanh nghiệp tăng gây ảnh hưởng tới sản xuất và tăng giá thành sản phẩm làm cho

giá cả các mặt hàng trên thị trường tăng gây lạm phát và sức ép tăng lương…Bên
cạnh đó xang dầu tăng giá cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới thị trường chứng khoán
và thị trường vàng. Giá vàng tăng liên tiếp vào đúng thời điểm giá dầu thô thế giới
Trang

15


tăng mạnh. Từ đó đến nay thị trường vàng cũng “biến động” giống với thị trường
dầu mỏ
2. Ảnh hưởng đến đời sống của người dân
Hiện nay, xe gắn máy là phương tiện đi lại chủ yếu của hầu hết các hộ gia đình.
Do đó giá bán lẻ xăng dầu tăng đồng nghĩa với việc phải chi tiêu nhiều hơn cho sử
dụng xe gắn máy trong quá trình đi lại.Việc giá xăng dầu cao và ngày càng tăng làm
giảm mức sống của dân cư xuống dưới mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu
dùng tăng lên tương đối so với thu nhập. Hơn nữa mặt hàng xăng dầu tương đối
không co giãn so với giá- nghĩa là giá tăng nhưng người sử dụng phương tiện vận
tải cơ giới vẫn phải sử dụng do khơng có nhiên liệu khác thay thế. Do vậy khi giá
xăng dầu tăng thì người tiêu dùng ít có thu nhập hơn dùng để chi tiêu cho hàng hoá
khác.
Giá xăng dầu tăng cũng sẽ tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Như chúng ta đã biết
yếu tố tâm lý luôn gây phản ứng dây chuyền đội giá của các hàng hóa, dịch vụ khác
theo vòng luân chuyển tiếp theo. Tác động tâm lý này trên thực tế lại xảy ra với thị
trường Việt Nam thường cao hơn rất nhiều so với những dự liệu. Cứ mỗi lần xăng
tăng giá là ngay lập tức các mặt hàng khác cũng tăng giá chóng mặt nhất là các hàng
về thực phẩm, nguyên vật liệu xây dựng, …Giá cả tăng cao mà đồng lương khơng
có gì thay đổi cộng thêm việc tiền mất giá thì áp lực chi tiêu ngày càng trở nên “
ngột ngạt” nhất là đối với những người có thu nhập thấp.
Giá xăng dầu tăng cũng ảnh hưởng đến việc tăng giá gas và các loại dầu dùng để
đun nấu cũng “ nóng” liên tục theo xu hướng của thị trường xăng dầu. Trong những

năm gần đây giá gas đã tăng liên tục tác động rất lớn đến đời sống của người dân
nhất là người có thu nhập thấp ở thành thị do tăng giá gas và các loại dầu đốt càng
làm tăng gánh nặng chi tiêu nhất là trong thời điểm giá cả leo thang, lạm phát và
đồng tiền mất giá như hiện nay. Hiện nay giá gas đang ở mức 335. 000 đ/ bình 12
kg. Dự kiến giá gas vẫn có thể tiệp tục tăng trong thời gian tới do giá gas chịu ảnh
hưởng trực tiếp theo giá cả thị trường gas thế giới…

Trang

16


Chương III. DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2020.
Theo như dự đoán của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA thì nhu cầu dầu mỏ của
thế giới tiếp tục tăng trong vịng 25 năm tới trong đó 1/3 nhu cầu mới sẽ là của
Trung Quốc. IEA dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tăng 18% ( vào năm 2035) chủ
yếu ở các nước đang phát triển.
Theo như xu hướng của nhu cầu dầu mỏ thế giới và tình hình thị trường xăng dầu
mấy năm gần đây có thể thấy rằng nhu cầu về xăng dầu cũng như các sản phẩm
xăng dầu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nhất là Việt Nam
đang trong giai đoạn cơng nghiệp hố hiện đại hố thì nhu cầu về năng lượng phục
vụ cho quá trình sản xuất sẽ rất lớn. Hơn nữa với tốc độ phát triển kinh tế đời sống
của người dân được nâng cao nhu cầu sử dụng các phương tiện cá nhân đi lại, cũng
như sử dụng gas và các loại chất đốt tăng nhanh. Nói tóm lại, trong 20 năm tới nhu
cầu xăng dầu của Việt Nam sẽ tăng mạnh. Báo cáo mới nhất về tình hình dầu khí
Việt Nam dự báo lượng dầu tiêu thụ ở Việt Nam dự kiến tăng 101% trong giai đoạn
2007- 2018. Nhu cầu khí đốt của Việt Nam dự kiến tăng từ 7,7 tỷ m3 năm 2007 lên
tới 22 tỷ m3 vào năm 2013 và sản lượng khí đốt cũng tăng từ 7,7 tỷ m3 năm 2007
lên 25 tỷ m3 vào 2018. Với dự báo này, sản lượng khí đốt của Việt Nam chỉ vừa đủ

để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Với tình hình trên thì chắc chắn giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng và biến động theo
thị trường thế giới. Mặc dầu nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động phần
nào đó đáp ứng nhu cầu trong nước thế nhưng Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào
nguồn xăng dầu nhập khẩu. Thế nên những năm tới chắc chắn thị trường xăng dầu
sẽ “ nóng” theo nhịp thị trường thế giới.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

Trang

17


Trước diễn biến của giá dầu thô thế giới trong vài năm trở lại đây liên tục tăng
nhanh, đặc biệt là gần đây giá dầu thô đã vượt mức 147 USD/thùng ( 2008) đã gây
sức ép đối với giá xăng dầu trong nước làm cho giá xăng dầu trong nước liên tục
tăng. Trong khi Việt Nam là nước nhập khẩu gần như 100% xăng dầu thành phẩm
thì giá xăng dầu là đương nhiên. Mặc dầu thị trường xăng dầu đã được thả nổi theo
giá cả thị trường điều này là hoàn toàn đúng thế nhưng thị trường xăng dầu Việt
Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Nhiều khi giá xăng dầu vẫn ngược
chiều với giả cả thị trường thế giới. Xăng dầu tăng giá và những bất cập trong quản
lý và kinh doanh xăng dầu đã có tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp và người
tiêu dùng.
Vì vậy Nhà nước cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhất thiết phải
tìm ra các biện pháp để phát triển thị trường xăng dầu trong nước, bình ổn giá cả
tìm ra hướng đi của thị trường xăng dầu trong nước để giảm thiểu những tác động
và thiệt hại tới nền kinh tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhưng cũng đảm bảo
ổn định giá cả và phát triển bền vững vì mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất
nước.


Chương V. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU
TRONG NƯỚC
1. Giải pháp “ thị trường hố” thị trường xăng dầu.
Tăng tính thị trường cho thị trường xăng dầu. Nhà Nước thực sự trao quyền kinh
doanh cho doanh nghiệp và chỉ kiểm soát ở tầm vĩ mô không nên can thiệp quá sâu.
Trang

18


Cần phải lập kho dự trữ xăng dầu quốc gia để điều tiết thị trường xăng dầu bên cạnh
việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu. Kho dự trữ với trữ lượng đủ mạnh khi giá tăng
thấy cần thiết Nhà Nước có thể bán dầu từ kho dự trữ. Đây là cách giúp giảm giá
hiệu quả hơn là bỏ tiền trực tiếp ra bù lỗ cho các doanh nghiệp, giá giảm Nhà Nước
vẫn thu được tiền thậm chí có lãi.
Tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Hiện tại Việt
Nam có 11 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là q nhiều nhưng hoạt động khơng
có sức cạnh tranh. Trong khi đó các nước như Mỹ, Singapore,… chỉ có khoảng 3-4
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhưng sức cạnh tranh rất lớn. Vì vậy Nhà Nước
nên khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ liên kết tạo thành
doanh nghiệp lớn cạnh tranh với Petrolimex. Đồng thời tiến hành cổ phần hoá các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vì thực chất đây vẫn là các doanh nghiệp Nhà
Nước, và nhất thiết phải cho yếu tố tư nhân tham gia vào kinh doanh xăng dầu có
như vậy thì mới làm tăng tính thị trường và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp…
2. Giải pháp giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp dầu.
2.1.Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của các nhà máy lọc dầu.
Việc xây dựng các nhà máy lọc dầu hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nghành
dầu khí nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Khi đó chúng ta sẽ tự chủ được
một phần nào đó về cung nguyên liệu cũng như nâng cao giá trị xuất khẩu các sản

phẩm của dầu mỏ thay vì chỉ xuất khẩu dầu thô với giấ trị thấp như trước kia, đồng
thời giảm được giá trị nhập khẩu xăng dầu cải thiện cán cân thanh toán.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện nay đã đưa vào sử dụng thế nhưng chưa hoạt
động hết công suất. Nâng cao hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ góp
phần giải quyết bài tốn năng lượng và góp phần bình ổn giá trong nước khi giá
xăng dầu thế giới tăng cao. Bên cạnh đó nâng cao cơng suất và chất lượng của các
nhà máy lọc dầu khác như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bình Sơn…
2.2. Nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ hiện đại vào nghành khai thác và chế
biến dầu khí.

Trang

19


Tăng cường mở rộng và hợp tác quốc tế về KHCN với nhiều tổ chức, đối tác và
các công ty dầu khí nước ngồi, các viện nghiên cứu và các trường đại học trên thế
giới như Nga, Pháp, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…để
“ đi tắt đón đầu” trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các nước bạn để đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đồng thời tiết kiệm được chi phí trong khác thác và chế
biến dầu khí.
Những ứng dụng của khoa học công nghệ hiện đại vào nghành khai thác sẽ nâng
cao hiệu quả cũng như chất lượng cho hoạt động khai thác, đồng thời giảm sự lệ
thuộc của nước ta vào việc thuê các thiết bị của nước ngoài. Phát triển các nhà máy
lọc dầu với công nghệ tiến tiến để tăng giá trị xuất khẩu.
3. Giải pháp về nhóm hàng hoá thay thế.
3.1 Hàng hoá thay thế trong nghành năng lượng và nhiên liệu.
Để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá xăng dầu đối với nền
kinh tế thì một trong những biện pháp thực hiện đó là giảm bớt nhu cầu tiêu dùng
của nền kinh tế đối với sản phẩm này. Việc giảm cầu có thể thực hiện bằng cách tìm

các nguồn năng lượng, nhiên liệu khác thay thế để vận hành máy móc, thiết bị thay
vì dùng xăng. Như việc đẩy mạnh việc nghiên cứu để sử dụng nguồn năng lượng
Mặt Trời, năng lượng gió,….
Ngồi ra, có thể nghiên cứu để tìm cách tổng hợp nhân tạo những hợp chất cần
thiết mà từ trước đến nay chỉ có thể chiết xuất từ dầu mỏ. ngày nay công nghệ
nguyên vật liệu mới đang phát triển mạnh và hứa hẹn nghiên cứu được nhiều vật
liệu mới có giá trị. Như vậy nước ta cũng nên đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu phát
triển theo hướng này.
3.2. Dùng phương tiện giao thông công cộng thay cho sử dụng phương tiện cá
nhân.
Một thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay cho thấy nhu cầu sử dụng
phương tiện cá nhân rất nhiều và ngày càng tăng cao trong những năm gần đây do
đời sống của người dân được cải thiện ai cũng muốn có phương tiện riêng để thuận
tiện cho việc đi lại. Đây là một việc đáng lo ngại trong vấn đề giải quyết bài toán
Trang

20


nhiên liệu vì sử dụng như vậy rất lãng phí nguồn nhân lực. Mỗi người đều tiêu thụ
một lượng lớn xăng dầu mỗi ngày cho nhu ncầu đi lại.Với dân số hơn 80 triệu dân
hiện nay thì chỉ cần ½ số người có xe máy đã tạo nên nhu cầu lớn về tiêu thụ xăng.
Giải pháp cho vấn đề này đó là khuyến khích người dân dùng các phương tiên
giao thông công cộng như xe bus. Nhà Nước nên tăng cường xây dựng các tuyến
Metro và xe điện ngầm để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Bên cạnh đó Nhà
Nước cũng nên tiến hành áp dụng nhiều biện pháp mạnh để hạn chế việc mua và sử
dụng các phương tiện giao thông cá nhân. Như tăng thuế đối với các loại xe máy, ô
tô… áp dụng triệt để các biện pháp cứng rắn để giảm bớt lượng xe các cá nhân có
thể mua, áp dụng quy chế nghiêm ngặt trong việc đăng kí xe, thi băng lái xe….


Trang

21


Trang

22


Trang

23



×