Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bài giảng an toàn cơ khí nhóm 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 90 trang )

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN ATLĐ, VSLĐ NHÓM 3
(AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, GIA CÔNG CƠ KHÍ)
(Theo khung chương trình tại phụ lục III – Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày
18/10/2013 quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động)

PHẦN I
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,
VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người
luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là
một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát
sinh những mối nguy hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn
hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được
tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó
là giáo dục ý thức an toàn lao động, vệ sinh lao động cho mọi người và làm cho
mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
1. Mục đích của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có
hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con
người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng
lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động,
đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất,
hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề
nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Duy trì, phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, kéo dài thời gian làm việc


cho người lao động.
2. Ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động là một phạm trù của sản xuất,
gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất
đó là người lao động.
Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động, mang lại
hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội, nhân văn to lớn.
2.1 Ý nghĩa chính trị
1


Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động làm tốt là góp phần tích cực
chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan
điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai
trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
An toàn lao động, vệ sinh lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa
là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao
động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã
hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động
luôn được bảo vệ và phát triển.
Ngược lại, nếu công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động không tốt, điều
kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm
trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
Được làm việc trong điều kiện an toàn - vệ sinh, sức khỏe và khả năng
sáng tạo của người lao động ngày càng được đảm bảo. Từ đó họ luôn yên tâm và
hăng say lao động, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần xây dựng đất
nước ta ngày càng phát triển thịnh vượng.
2.2 Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động sẽ đem lại lợi

ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt,
điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất…có thêm điều
kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập
thể lao động.
Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho
sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu...lợi ích kinh tế của người lao
động và doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng. Gây tâm lý lo lắng, hoang mang về các
nguy cơ rình rập về tai nạn lao động , ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng
sáng tạo cuả người lao động khi thực hiện công việc được giao, như vậy cùng
đồng nghĩa ảnh hưởng tới tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động,
là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.3 Ý nghĩa xã hội - nhân văn
Bên cạnh ý nghĩa chính trị và kinh tế thực hiện tốt công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. An toàn
lao động, vệ sinh lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động;
là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu
cầu hay nguyện vọng chính đáng của người lao động. An toàn lao động, vệ sinh
lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe
mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội,
tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Thực hiên tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động góp phần xây
dựng một phần xã hội văn minh lành mạnh. Một xã hội công bằng văn minh là
xã hội mà quyền và nghĩa vụ của người lao động được tôn trọng, người lao động
2


trong xã hội có sức khỏe, có tri thức, được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ
sinh.

Lực lượng lao động sẽ được bảo toàn và phát triển khi người lao động
được bảo vệ sức khỏe, họ không bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp thì
Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu
quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội...
Vì vậy, thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động sẽ mang
lại nhiều ý nghĩa không chỉ đối với cá nhân người lao động, với mỗi doanh
nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho quốc gia.
3. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác
an toàn lao động, vệ sinh lao động
3.1 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi,
khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác
được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được
định kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy,
thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ
sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ
sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải
thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với
máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế
hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3.2 Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh
lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang

cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia
cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng
lao động.
Các nghĩa vụ và quyền khác của người sử dụng lao động và người lao
động được quy định cụ thể trong các điều (chương IX của Bộ luật lao động).
3


II. CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi được được quy định trong chương V của Bộ
luật lao động, hướng dẫn thi hành tại nghị định số 45/2013/ NĐ-CP ngày 10
tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi là một trong những yếu tố của điều kiện
lao động, tác động trực tiếp đến năng suất lao động
Thực hiện khoa học chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ góp
phần đáng kể ngăn chặn tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1.1 Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ
trong 01 tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày
hoặc tuần; Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần
làm việc 40 giờ
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương gồm:
a) Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định:
b) Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

c) Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao
động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
d) Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12
tháng tuổi.
e) Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
f) Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
g) Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao
động hoặc được Người sử dụng lao độngđồng ý.
h) Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán
bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.
i) Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người
lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
j) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm các công việc
có tính chất đặc biệt
1.2 Làm thêm giờ
a) Số giờ làm thêm trong ngày được quy định: Không quá 50% số giờ làm
việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì
tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày
b) Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được
quy định cho một số đơn vị cụ thể. Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao

4


động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc
c) Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động.
1.3 Thời giờ nghỉ ngơi
a) Nghỉ trong giờ làm việc

- Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều
108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục
08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn.
Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
- Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định
tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể
cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.
b) Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số
ngày nghỉ hằng năm
- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử
dụng lao động.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của
Bộ luật lao động.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao
động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn
không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội.
- Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về
công đoàn.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
c) Nghỉ Tết Âm lịch
2. Chế độ đối với người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

2.1. Tai nạn lao động
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình
lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong
thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, chuẩn bị và kết thúc
công việc tại nơi làm việc.

5


- Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời
gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về
nơi ở.
- Tai nạn lao động được phân loại như sau:
+ Tai nạn lao động chết người;
+ Tai nạn lao động nặng;
+ Tai nạn lao động nhẹ.
2.2. Sự cố nghiêm trọng
Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao
động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.
2.3. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại
Đối với nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau
đây:
a) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp
loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động,
chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
b) Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm; lập hồ
sơ lưu giữ và theo dõi theo quy định pháp luật
c) Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp

thời khi xảy ra sự cố, Tai nạn lao động
d) Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp
cứu tại chỗ theo quy định pháp luật; đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng
và thường xuyên tập luyện.
2.4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trách nhiệm của Người sử dụng lao độngđối với người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định trong Nghị định số 44/2013/NĐ-CP
ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động
a) Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử
dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao
động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người
lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ
ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề
nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình
trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các
hợp đồng lao động còn lại biết.
b) Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử
dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc
cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
6


- Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối
với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

- Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3
hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
- Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp
đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.
c) Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người
lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung
nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo
quy định của pháp luật.
2.5. Tiền trợ cấp do bảo hiểm xã hội chi trả
Người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bị chết trong thời gian
điều trị lần đầu do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần do
BHXH chi trả bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao
động theo quy định của Luật BHXH. Người lao động thuộc đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc mà doanh nghiệp chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì
được doanh nghiệp trả khoản tiền tương ứng với chế độ Tai nạn lao động theo
quy định của Luật BHXH.
Theo quy định tại Điều 604, Điều 610 Bộ luật Dân sự, người nào do lỗi
cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng thì phải bồi thường, bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt
hại trước khi chết.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng.
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người
thân thích ...

3. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong
điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại được hướng dẫn chi tiết tai thông tư số
25/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013.
3.1. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức
bồi dưỡng
a) Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ
các điều kiện sau:
7


- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành;
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố
nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ
Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
b) Mức bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị
bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
+ Mức 1: 10.000 đồng;
+ Mức 2: 15.000 đồng;
+ Mức 3: 20.000 đồng;
+ Mức 4: 25.000 đồng.
- Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao
động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư này.
3.2. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật
a) Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc
ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
b) Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào

đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
c) Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi
dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người),
người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động
có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử
dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động;
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
d) Mức bồi dưỡng đối với từng người lao động được quy định cụ thể
e) Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động
thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động
f) Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng
chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ
bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này.
3.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
a) Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và
vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được
hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho
người lao động
b) Tổ chức đo môi trường lao động định kỳ hằng năm. Căn cứ vào kết quả
đo môi trường lao động hoặc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm, đối chiếu với
quy chuẩn, tiêu chuẩn về vệ sinh lao động để áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện
vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này.
8


c) Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức để cải thiện
điều kiện lao động, thì phải căn cứ vào kết quả mới về môi trường lao động và
các yếu tố vi sinh vật có hại để điều chỉnh các mức bồi dưỡng
d) Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật,

phổ biến nội dung Thông tư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế
độ đến người lao động.
e) Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng
phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với
các mức bồi dưỡng.
f) Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người
lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định
4. Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân
Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được hướng dẫn chi tiết tại
thông tư số 04/2014/TT- BLĐTBXH ngày 12 tháng 2 năm 2014 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội
4.1. Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những
yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân:
a) Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
b) Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
c) Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
d) Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư
thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; …
4.2. Nguyên tắc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân
a) Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp về công nghệ,
thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác
hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao
động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
b) Người sử dụng lao động thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân cho người lao động. Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm,
độc hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng
lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó, đồng

thời phải báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ,
ngành chủ quản để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung vào
danh mục.
c) Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề
hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công
đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử
dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất
lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
9


d) Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của người lao động nhận phương
tiện bảo vệ cá nhân
e) Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới
hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Người sử dụng lao độngtham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc
người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.
f) Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử
dụng lao động cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để sử dụng
trong thời gian thăm quan, học tập.
g) Nghiêm cấm người sử dụng lao độngcấp phát tiền thay cho việc cấp
phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người
lao động tự đi mua.
4.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
a) Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử
dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt
chẽ việc sử dụng.
b) Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao
thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra

để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong
quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt
yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
c) Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương
tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì
tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của
cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
d) Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động
phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng
4.4. Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản
phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương
tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ
cá nhân được giao.
b) Người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử
trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người lao động, môi trường
xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
5. Quản lý sức khỏe người lao động
5.1. Quản lý sức khỏe tuyển dụng
a) Khám, phân loại sức khoẻ trước khi tuyển dụng theo hướng dẫn trong
thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám
sức khỏe và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
b) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe tuyển dụng của người lao động
10


5.2. Khám sức khỏe định kỳ
a) Khám sức khoẻ định kỳ hằng năm cho người lao động, định kỳ 6 tháng
1 lần; 12 tháng 1 lần theo quy định.
b) Quy trình khám sức khỏe định kỳ và việc ghi chép trong sổ khám sức

khỏe định kỳ cũng được thực hiện theo quy định
c) Quản lý và thống kê tình hình bệnh tật của người lao động hằng
quý theo quy định
d) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động theo quy định.
5.3. Khám bệnh nghề nghiệp
a) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc
trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp;
b) Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp: theo thông tư số
12/2006/TT-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám
bệnh nghề nghiệp;
c) Lập và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp và lưu trữ cho đến khi
người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
5.4. Cấp cứu tai nạn lao động
a) Xây dựng phương án xử lý cấp cứu tai nạn lao động bao gồm cả việc
trang bị các phương tiện cấp cứu phù hợp với tổ chức và hoạt động của cơ sở
lao động;
b) Hàng năm tổ chức tập huấn cho đối tượng an toàn vệ sinh viên và
người lao động các phương pháp sơ cấp cứu
c) Lập hồ sơ cấp cứu đối với mọi trường hợp tai nạn lao động xảy ra tại
cơ sở lao động và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc
khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
d) Các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động được giám
định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định
hiện hành.
5.5. Giám định y khoa
Thông tư số: 07/2010/TT-BYTngày 05 tháng 04 năm 2010 Hướng dẫn
việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc
a) Các trường hợp khám giám định
- Khám giám định lần đầu

- Khám giám định lại (tái phát)
- Khám giám định tổng hợp
- Khám giám định khiếu nại (phúc quyết)
b) Đánh giá mức suy giảm khả năng lao động
Việc đánh giá mức độ suy giảm khả năng lao động được áp dụng đối với
các trường hợp cụ thể
c) Phương pháp xác định mức suy giảm khả năng lao động cho các đối
tượng theo quy định của Bộ Y tế.
11


6. An toàn vệ sinh lao động đối với một số đối tượng đặc thù
6.1. Lao động nữ
a) Điều 154 của Bộ luật lao động 10/2012/QH13 quy định về nghĩa vụ của
người sử dụng lao động đối với lao động nữ
- Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
tiền lương và các chế độ khác.
- Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định
những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
- Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
- Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí
gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.
b) Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH. Bộ LĐTBXH ban hành danh
mục công việc không được sử dụng lao động nữ làm những việc nặng nhọc,
nguy hiểm tiếp xúc với các chất độc hại, có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh
đẻ và nuôi con và nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động:
- Không được sử dụng lao động nữ làm các công việc theo danh mục ban
hành kèm theo thông tư này.
- Rà soát các công việc lao động nữ đang làm dựa theo danh mục các

công việc không được sử dụng lao động nữ ban hành kèm theo. Trên cơ sở đó có
kế hoạch sắp xếp, đào tạo lại hoặc chuyển nghề, chuyển công việc phù hợp với
sức khỏe của lao động nữ.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện định kỳ 6 tháng và hàng
năm cùng với việc sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
6.2. Lao động là người tàn tật
- Những cơ sở dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động là người
tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật phải tuân theo những quy định về
điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù
hợp và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của người lao động là người tàn tật.
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người tàn tật làm những
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc theo
danh mục do Bộ Lao động thương binh xã hội và Bộ Y tế ban hành.
6.3. Lao động chưa thành niên
Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.
- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành
niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể
lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động
chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá
trình lao động.
- Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại

12


- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên làm
thêm giờ, làm việc vào ban đêm một số nghề và công việc theo pháp luật quy
định.

- Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động
phải lập sổ theo dõi riêng
Bộ Lao động thương binh & xã hội ban hành thông tư số: 10/2013/TTBLĐTBXH ngày 10 tháng 06 năm 2013 về danh mục các công việc và nơi làm
việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên
a) Danh mục nơi làm việc
b) Danh mục công việc
Ngoài nơi làm việc được quy định trong Điều 163 và Điều 165 Bộ luật lao
động năm 2012, cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc theo
quy định tại Điều 163 và Điều 165.
III. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA.
1. Điều kiện lao động
Ðiều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã
hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao
động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo
nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.
Ðể có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu
tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không
thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao
động, các yếu tố đó bao gồm:
1.1. Các yếu tố của lao động
a) Máy, thiết bị, công cụ.
b) Nhà xưởng;
c) Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu;
d) Ðối tượng lao động
e) Người lao động.
1.2. Các yếu tố liên quan đến lao động
a) Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc;
b) Các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên

quan đến tâm lý người lao động.
2. Các yếu tố nguy hiểm
2.1. Khái niệm chung
a) Yếu tố nguy hiểm là những yếu tố có có thể tác động một cách đột ngột
lên cơ thể người lao động gây chấn thương hoặc tai nạn lao động.
b) Nhóm các yếu tố nguy hiểm là tập hợp các yếu tố nguy hiểm gây tai
nạn lao động có cùng nguồn gốc và nguyên nhân.
13


c) Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó tồn tại các yếu tố nguy
hiểm tác động một cách thường xuyên theo chu kỳ hoặc bất ngờ, ngẫu nhiên gây
tai nạn lao động.
Yếu tố nguy hiểm cho phép nhận dạng và xác định chính xác phạm vi
vùng ảnh hưởng và tác động của các yếu tố nguy hiểm.
2.2. Phân loại và xác định các yếu tố nguy hiểm
a) Các bộ phận truyền động
- Các hình thức truyền động: Truyền động bằng đai truyền, bánh răng, ma
sát, nối trục, khớp nối, các bộ ly hợp và sự chuyển động của bản thân máy móc.
- Nguy cơ: Một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể người hoặc thậm chí cả cơ
thể người có thể bị cuốn, va đập ... gây tai nạn lao động.
b) Vật văng bắn
- Các vật văng bắn: Vật gia công bị văng bắn, các loại phoi trong gia công
cắt gọt, mảnh đá mài của máy mài bị vỡ, răng cưa đĩa bị mẻ...
- Nguy cơ: Một bộ phận người lao động đang làm việc hoặc người khác
đang hoạt động trong vùng nguy hiểm có thể bị chấn thương.
c) Vật rơi đổ sập
Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững,
không ổn định.
- Các loại rơi đổ sập:

Đứt dây khi đang cẩu vật liệu, cấu kiện, vật liệu rơi khi chằng buộc không chặt,
xếp quá đầy.
máy đổ do sụt lún nền, đế; đổ thang, giàn giáo, sụt lở đất, sập hầm lò....
- Nguy cơ: Một bộ phận người lao động đang làm việc hoặc người khác
đang hoạt động trong vùng nguy hiểm có thể bị chấn thương.
d) Dòng điện
Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện
phóng, điện từ trường, cháy do chập điện..; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim
mạch.
- Các trường hợp bị tai nạn :
+ Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao thế.
+ Ngắn mạch.
+ Thao tác nhầm, sai quy trình.
+ Chạm dây điện trần, dây dẫn
+ Các chi tiết dẫn điện hở.
+ Đi vào vùng dòng điện tản trong đất.
+ Vi phạm quy tình đóng ngắt.
+ Cách điện, dụng cụ đóng điện hỏng.
+ Không sử dung phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá
nhân bị hỏng.
- Nguy cơ: Tùy mức độ điện áp tiếp xúc hoặc dòng điện dòng điện qua
người, qua bộ phận cơ thể người có thể bị tổn thương ở mức độ khác nhau.
e) Nguồn nhiệt và sự pháp sinh nhiệt:
- Các trường hợp gây tai nạn:
14


+ Hậu quả cháy, nổ hóa chất, nổ vật liệu nổ, nổ kim loại nóng chảy.
+ Kim loại và vật liệu bị nung nóng văng bắn..
+ Trượt ngã vào vùng nguyên liệu nóng

+ Ngã vào lò nung, hố vôi mới tôi
+ Làm việc với các nguồn nhiệt quá cường độ với thời gian dài
+ Làm việc với hóa chất sai quy trình
+ Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
- Nguy cơ : Cháy; bỏng nóng, bỏng lạnh; say nóng ...
f) Nổ hóa học
Nổ hóa học là sự biến đổi, là phản ứng hóa học của các chất diễn ra trong
thời gian ngắn, với tốc độ rất cao tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ, áp
lực rất lớn, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ, phá hủy hoại các công
trình. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng
hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ
gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được
một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng
thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.
- Các trường hợp gây nổ hóa chất :
+ Bảo quản, vận chuyển không phù hợp.
+ Pha trộn ở thể lỏng, thể rắn ( bột) sai quy trình
+ Các chất khí như axetylen, hydro, mêtan... sẽ nổ ở nồng độ thích hợp
với không khí khi các khí này khuyếch tán, tích tụ trong không khí.
- Nguy cơ: Cơ thể bị cháy do nhiệt, hủy hoại do sức ép, nhà xưởng, tài sản
bị cháy.
g) Nổ vật liệu nổ
Vật liệu bị kích nổ do chủ quan của con người hoặc các yếu tố khách
quan, do sai sót trong quản lý, sử dụng, bảo quản, sinh công rất lớn, đồng thời
gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong
phạm vi bán kính nhất định.
- Các trường hợp gây nổ:
+ Do con người điều khiển sự nổ theo ý muốn.
+ Do sai sót trong quản lý, sử dụng, bảo quản.
- Nguy cơ: Cơ thể bị cháy do nhiệt, hủy hoại do sức ép, nhà xưởng, tài sản

bị cháy.
h) Nổ vật lý
Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết
bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn
bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do
sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây
tai nạn cho mọi người xung quanh.
- Các trường hợp nổ:
+ Vỏ thiết bị bị rạn nứt...bị đốt nóng quá mức.
+ Áp suất bên trong tăng quá mức do sai sót trong quá tình vận hành,
+ Do phản ứng hóa học, do sai sót trong bảo quản, vận hành, vận chuyển
các chai chứa khí
15


- Nguy cơ:
+ Cơ thể bị cháy do nhiệt, hủy hoại do áp lực.
+ Nhà xưởng, tài sản bị cháy.
+ Con người bị chấn thương do sức ép, vật văng bắn.
2.3. Các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm
a) Các biện pháp kỹ thuật an toàn cơ bản
+ Để đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, sản xuất thì ngay từ khi
thiết kế và đưa máy, thiết bị vào sử dụng phải chú ý đặc trưng của người lao
động
+ Không gian thao tác trong tầm tối ưu, thích ứng 90 % số người sử dụng
về tư thế làm việc, điều khiển thuận lợi.
+ Khả năng quan sát tốt, thấy rõ các phương tiện thông tin, cơ cấu điều
khiển, các ký hiệu, biểu đồ, màu sắc.
+ Đảm bảo điều kiện sử dụng thông tin thính giác, khứu giác.
+ Đảm bảo tải trọng thể lực đối với tay chân. ( tải trọng tĩnh, tải trọng

động)
+ Tạo điều kiện tâm lý lao động tốt, tránh quá tải hay đơn điệu.
b) Biện pháp an toàn kỹ thuật
- Thiết bị che chắn an toàn
+ Mục đích che chắn ;
* Cách ly các yếu tố nguy hiểm, vùng nguy hiểm đối với người lao động.
* Che chắn các cơ cấu truyền động, các bộ phận dẫn điện, bức xạ
* Ngăn ngừa vật rơi, vật vằng bắn vào người lao động
+ Phân loại:
* Che chắn cố định
* Che chắn tạm thời, di động.
* Tấm chắn, lưới chắn, khung chắn, rào chắn
+ Một số yêu cầu với các thiết bị che chắn
* Chắc chắn, không thể tự nới lỏng
* Ngăn ngừa được tác động xấu, kể cả khi người lao động vô ý cũng
không gây ra rủi ro.
* Không gây trở ngại, quan sát của người lao động.
* Dễ dàng tháo, lắp khi cần thiết, nhưng phải sử dụng dụng cụ mới tháo
lắp được.
* Không gây trở ngại với bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp.
* Đảm bảo độ bền, không phá hủy bởi các yếu tố cơ học, nhiệt độ, hóa
chất, môi trường.
- Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa
+ Mục đích: ngăn chặn sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất ảnh hưởng
đến sức khỏe, năng suất lao động.
+ Đặc điểm : Thiết bị phòng ngừa là quá trình tự động loại trừ nguy cơ sự
cố hoặc gây tai nạn khi đối tượng phòng ngừa vượt quá quy định
- Tín hiệu an toàn
+ Mục đích:
16



* Báo trước cho người lao động những nguy hểm có thể xảy ra.
* Hướng dẫn thao tác: Các bẳng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay khi
điều hiển cần trục, máy công cụ...
* Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy
ước về màu sắc, hình vẽ.
+ Yêu cầu đối với tín hiệu an toàn:
* Dễ nhân biết
* Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.
* Dễ thực hiện, phù hợp tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của
tiêu chuẩn hóa.
- Khoảng cách an toàn.
+ Khoảng cách an toàn là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao
động và các phương tiện, thiết bị để không bị tác động xấu của các yếu tố sản
xuất.
Tùy thuộc quá trình công nghệ, đặc điểm thiết bị mà quy định khoảng
cách an toàn khác nhau. Việc xác định khoảng cách an toàn cần chính xác, đòi
hỏi phải tính toán cụ thể
+ Một số dạng khoảng cách an toàn :
* Khoảng cách giữa các phương tiện vận chuyển với nhau hoặc với người
lao động
* Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động.
* Khoảng cách an toàn về phóng xạ
- Cơ cấu điều khiển, phanh hàm và điều khiển từ xa
+ Cơ cấu điều khiển : Có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay
gạt, vô lăng...tạo điều kiện thao tác thuận lợi, điều khiển chính xác nên tránh
được tai nạn lao động
+ Phanh hãm : Nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của
phương tiện, bộ phận theo ý muốn

+ Khóa liên động: Cơ cấu nhằm loại trừ khả năng gây ra nai nạn lao động
khi người lao động vị phạm quy trình trong vận hành, thao tác.
+ Điều khiển từ xa: Đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng
thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc
- Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số loại thiết bị.
+ Đối với một số loại thiết bị, công việc người lao động mà những biện
pháp, dụng cụ thiết bị an toàn chung không thích hợp, cần phải có thiết bị, dụng
cụ an toàn riêng biệt như dụng cụ cầm tay trong công nghiệp phóng xạ, hóa
chất...
+ Nối đất an toàn các thiết bị điện...
+ Dây đai an toàn cho thiết bị làm việc trên cao, thảm cách điện, sào cách
điện...
- Phương tiện bảo vệ các nhân.
Phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ xung, hỗ trợ, nhưng
có vai trò quan trọng.
Trang bị bảo vệ cá nhân được chia làm các loại theo yêu cầu bảo vệ như:
+ Bảo vệ đầu : Mũ bảo hộ
17


+ Bảo vệ mắt : Kính bảo hộ
+ Bảo vệ cơ quan hô hấp : Khẩu trang, mặt nạ phòng độc...
+ Bảo vệ cơ quan thính giác:
+ Bảo vệ tay, chân.
+ Bảo vệ thân thể
+ Bảo vệ chống ngã cao
+ Bảo vệ điện giật, điện từ trường.
+ Phương tiện chống chết đuối
+ Các loại đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động khác.
- Biện pháp phòng cháy chữa cháy

+ Biện pháp PCCC từ ngay khi thiết kế công trình, nhà xưởng.
+ Biện pháp kiểm tra thiết bị khi vận hành
+ Biện pháp tuyên truyền giáo dục, huấn luyện cũng như chuẩn bị các
phương an phòng cháy chữa cháy và tổ chức luyện tập thường xuyên.
+ Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế khâu nguy hiểm bằng khâu ít nguy hiểm hơn
+ Dùng thêm các chất phụ trợ, chất chống cháy trong môi trường tạo ra
các hỗn hợp cháy nổ
+ Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ gây cháy nổ với
khu vực sản xuất bình thường, có nhiều người làm việc.
+ Hạn chế khả năng phát sinh nguồn nhiệt, cháy nổ trong nhà xưởng.
+ Thiết kế hệ thống chống cháy lan
+ Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
- Kiểm định máy, thiết bị:
Đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy, thiết bị, từ đó xác định sự thỏa mãn
các yêu cầu và thông số kỹ thuật về bộ bền, độ tin cậy của máy móc thiết bị đến
an toàn vận hành.
3. Các yếu tố có hại trong lao động và biện pháp phòng ngừa
3.1. Khái niệm chung
Yếu tố có hại trong sản xuất: Là những yếu tố của điều kiện lao động
không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép,
làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Ðó là vi khí hậu,
tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật
có hại
Vệ sinh sản xuất : Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, vệ
sinh học và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động cả các yếu tố có hại
trong sản xuất đối với người lao động
3.2. Phân loại các yếu tố có hại
a) Các yếu tố về môi trường lao động: Vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung,
chiếu sáng không hợp lý, bụi, phóng xạ, hóa chất độc hại, các yếu tố vi sinh vật

có hại.

18


b) Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động: Tư thế lao động gò bó, không
gian làm việc chật hẹp, di chuyển nhiều khi làm việc, làm việc trên cao hay dưới
nước nên khó thao tác.
c) Các yếu tố bất lợi về tổ chức, bố trí nơi làm việc:
Bố trí, sắp xếp thiết bị không khoa học, bố trí người lao động không đúng
chuyên môn, nghiệp vụ, nơi làm việc chật trội, thiếu ánh sáng, khó thao tác;
cường độ lao động cao trong thời gian dài, nghỉ ít.
d) Các yếu tố bất lợi về tâm sinh lý lao động:
- Mức độ đơn điệu trong lao động
- Căng thẳng thần kinh, thị giác mệt mỏi
3.3. Các yếu tố vật lý có hại đến sức khỏe
a) Vi khí hậu xấu
- Khái niệm: Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng
không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới
hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người.
- Nguồn nhiệt phát sinh
+ Nhiệt độ cao: Tự nhiên, nhân tạo, người lao động tỏa nhiệt khi môi
trường nóng bức hoặc lao động thể lực nặng.
+ Nhiệt độ thấp: Nhiệt độ khí quyển, dây truyền sản xuất đông lạnh, ngâm
mình dưới nước trong thời gian dài.
- Tác động của vi khí hậu đến sức khỏe
+ Cơ chế tác động của vi khí hậu xấu
* Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ
thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy

móc thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da,
say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các
bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh...
* Ðộ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy
cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
* Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao
động của con người.
* Tác động của bức xạ nhiệt
Làm việc dưới tác động của bức xạ nhiệt người lao động chịu tác động
của tia hồng ngoại, tia tử ngoại có thể gây bỏng da đục thủy tinh thể, tiếp xúc lâu
có thể gây mù lòa cũng như gây viêm màng tiếp hợp mắt cấp tính, giảm thị lực,
gây suy nhược cơ thể mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu, kém ăn, kém ngủ.
- Bệnh lý thường gặp và các biện pháp phòng ngừa
+ Tiếp xúc với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tốc độ gió thấp
* Say nắng trong làm việc ngoài trời và trong xưởng sản xuất.
* Tiếp xúc môi trường nóng ẩm cao còn làm giảm khả năng miễn dịch có
nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

19


+ Tiếp xúc nhiệt độ thấp: Người lao động làm việc trong môi trường nhiệt
độ thấp ( kho đông lạnh, chế biến hải sản ... ) ngâm mình dưới nước lâu, hoặc
làm việc ngoài trời khi thời tiết lạnh
+ Nguy cơ bệnh mãn tính: Môi trường làm việc lạnh làm giảm sức đè
kháng, miễn dịch của cơ thể, dị ứng, gây viêm đường hô hấp.
- Biện pháp phòng ngừa
+ Biện pháp chung
* Cập nhập dự báo thời tiết.

* Huấn luyện cho người lao động tác hại của điều kiện vi khí hậu xấu.
* Kiểm tra thường xuyên, phát hiện các nguy cơ rủi ro và có biện pháp
phòng ngừa thích hợp.
+ Chống nóng
* Thông gió tự nhiên, thiết kế nhà xưởng tạo đối lưu không khí.
* Lắp đặt thiết bị điều hòa không khí.
+ Che chắn nguồn nhiệt phát sinh
* Che chắn nguồn bức xạ
* Lắp đặt hệ thống thông, hút gió cục bộ, thông gió chung.
* Làm việc ngoài trời nắng cần tránh giờ cao điểm.
* Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp
* Chế độ ăn uống hợp lý phù hợp.
+ Chống lạnh
* Che chắn nguồn lạnh bằng vật liệu cách nhiệt
* Thiết lập hệ thống bao che nhà xưởng
* Sử dụng phương tiện phòng chống rét
* Thay đổi giờ làm việc phù hợp
* Chế độ ăn uống hợp lý phù hợp.
+ Biện pháp y tế
Tổ chức lực lượng cấp cứu, phương tiện cấp cứu tại chỗ ...
b) Bụi nơi làm việc
- Khái niệm
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí;
nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrômét; khi hít phải loại bụi
này sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh
bụi phổi.
- Phân loại:
Bụi khoáng chất, bụi kim loại, bụi chất độc, bụi thực vật, bụi nhân tạo, bụi
sinh học
Bụi chia thành nhiều loại:

+ Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật.
+ Bụi nhân tạo: nhựa, cao su...
+ Bụi kim loại: sắt, đồng ...
+ Bụi vô cơ: silic, amiăng ...
Bụi hô hấp có kích thước từ 0,2 – 5 m rất nguy hiểm đối với đường hô
hấp
20


Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học
của bụi. Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm giảm khả
năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch; gây mài mòn thiết bị trước thời hạn; làm tổn thương cơ quan hô hấp xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo
loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; gây bệnh ngoài da; tổn thương
mắt.
Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm:
+ Bệnh bụi phổi silíc (Silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ lệ
rất cao chiếm khoảng 87% bệnh nghề nghiệp.
+ Bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestose) do bụi Amiăng.
+ Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than.
+ Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt.
- Tác hại nghề nghiệp
+ Mắt : gây viêm giác mạc, dị ứng.
+ Da : Ảnh hưởng tuyến mồ hôi, gây dị ứng viêm da, ung thư da, ngấm
vào máu gây bệnh mãn tính.
+ Bụi sinh học gây bệnh ngoài da.
+ Cơ quan hô hấp:
+ Đường tiêu hóa
+ Tác hại toàn thân
+ Tác động đến sản xuất kinh doanh
+ Ảnh hưởng đến các thông số kỹ thuật của thiết bị ( gây mài mòn, độ

cách điện của thiết bị điện, bẩn sản phẩm - chất lượng sản phẩm giảm)
d) Biện pháp phòng ngừa:
- Biện pháp ký thuật: Thông gió ( thông gió chung và cục bộ), hệ thống
lọc bụi, vệ sinh môi trường làm việc thường xuyên.
- Biện pháp cá nhân:
+ Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.
+ Không ăn uống ở nơi làm việc có bụi.
+ Vệ sinh thân thể
- Biện pháp y tế:
Khám sức khỏe định kỳ, tập trung vào các bênh nghề nghiệp gây ra.
3.4. Tiếng ồn nơi làm việc
a) Khái niệm:
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không
có nhịp gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự chuyển động của các chi
tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm...
Đơn vị đo: dB ( đề xi ben )
Giới hạn tiếp xúc là 85 dB nếu tiếp xúc dưới 8 giờ. Mức cực đại là 115
dB, chỉ cho phép tiếp xúc dưới 15 phút.
b) Tác hại:
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn vượt quá khả năng thích nghi của
mỗi người gây dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm thần kinh thực vật,
rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất,
21


giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ. Tiếp xúc với tiếng
ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh, dễ dẫn đến tai
nạn lao động.
Tiếng ồn còn gây cộng hưởng với các dung môi hữu cơ gây giảm thính
lực nhanh hơn là tiếp xúc với tiếng ồn cho dù ở mức thấp dưới tiêu chuẩn.

Tiếp xúc tiếng ồn cao gây tăng nhịp tim, huyết áp, gây hội chứng tiền
đình, ảnh hưởng đến giao tiếp, gây tai nạn lao động.
c) Biện pháp dự phòng
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Đổi mới công nghệ.
+ Che chắn nguồn phát ra tiếng ồn
+ Sử dụng các loại vật liệu hút âm
+ Cách ly công đoạn phát ra tiếng ồn
+ Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân
+ Định kỳ bảo dưỡng thiết bị.
+ Giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.
+ Tập huấn cho người lao động
+ Tổ chức nghỉ giải lao, tập thể dục ...
- Biện pháp y tế : Khám định kỳ ...
3.5. Rung của các công cụ sản xuất
a) Khái niệm:
Là hiện tượng cơ học dao động phát sinh từ những động cơ và dụng cụ
sản xuất khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian
theo chu kỳ.
b) Nguồn phát sinh:
Công nghệ sản xuất: Máy khoan, máy cưa, máy đầm, búa máy...
c) Tác hại nghề nghiệp:
- Rung toàn thân:
+ Gây ảnh hưởng cơ bắp, tác động đến thành mạch, ngăn cản sự lưu thông
máu, lâu dài có thể gây tổn thương mạch máu trong cơ thể.
+ Gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, đặc biệt hệ thần kinh thể dịch,
tiếp xúc lâu dài gây biến đổi các tổ chức tế bào, rối loạn dinh dưỡng.
+ Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên
phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền... Chấn động làm co hệ
thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tuỳ theo đặc tính chấn động

tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.
- Rung cục bộ:
+ Gây tổn thương xương, khớp xương, nặng có thể gây viêm xương, tổn
thương khớp, bệnh nhân có thể mất sức lao động hoàn toàn.
+ Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi
làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay, mất
cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp,
xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần
hoàn nội tiết, gây rối loạn tuần hoàn mao mạch đầu chi, ngón tay...
22


+ Tổn thương gân cơ, dây thần kinh, có thể teo cơ.
d) Biện pháp dự phòng:
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Lắp thiết bị giảm chấn
+ Định kỳ bảo dưỡng thiết bị
+ Giảm thời gian tiếp xúc
+ Đổi mới công nghệ
+ Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
+ Huấn luyện cho người lao động.
+ Tổ chức nghỉ giải lao, tập thể dục giữa giờ
- Biện pháp ý tế: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ
3.6. Ánh sáng nơi làm việc
a) Khái niệm:
Ánh sáng là các dòng Photon của nhiều bức xạ có bước sóng khác nhau
mà mắt không nhìn thấy được, lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện
từ
Nhu cầu ánh sáng phụ thuộc thị lực và công việc.
Đơn vị đo ánh sáng: lux

b) Nguồn ánh sáng : Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.
c) Tác hại của ánh sáng không phù hợp:
- Ánh sáng quá cao gây chói mắt, tổn thương giác mạc, võng mạc,...
- Ánh sáng quá thấp gây cằng thẳng thần kinh, mệt mỏi, giảm thị lực,...
- Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao
động, dễ gây ra tai nạn lao động.
- Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
d) Biện pháp dự phòng :
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Thiết lập hệ thống chiếu sáng chung, cục bộ phù hợp.
- Định kỳ vệ sinh các thiết bị chiếu sáng, bề mặt các vị trí tiếp nhận ánh
sáng tự nhiên
- Tổ chức giải lao, tập thể dục giữa giờ.
- Ăn uống hợp lý
- Khám sức khỏe định kỳ.
3.7. Bức xạ, phóng xạ nơi làm việc
a) Khái niệm:
Phóng xạ là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân không cần tác động
của các yếu tố bên ngoài, tự phát ra các bức xạ liên tục và khác nhau mà không
làm tăng nhanh hoặc chậm lại các hiện tượng đó.
Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây
nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương,
nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây
thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
23


b) Các loại bức xạ ion hóa:
- Bức xạ an pha

- Bức xạ beta
- Bức xạ rơ ghen
- Bức xạ gama
- Bức xạ neutron
c) Tác hại nghề nghiệp:
Tác hại phụ thuộc nhiều yếu tố: Liều tiếp xúc, cách chiếu xạ, tính chất các
loại tia, tính cảm thụ của mỗi người, thời gian tiếp xúc và cách phòng ngừa.
- Tác hại cấp tính: Nhiễm phóng xạ liều cao, xuất hiện trong thời gian
ngắn gây nhức đầu, chóng mặt buồn nôn,... chết trong thời gian ngắn.
- Tác hại mãn tính : tiếp xúc tia phóng xạ liều thấp, lặp đi, lặp lại gây tổn
thương da, viêm thận mãn tính, gây ung thư...
d) Biện pháp dự phòng:
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Che chắn cục bộ, bố trí phòng làm việc thích hợp, có hệ thống thông
gió, lọc khí độc.
+ Hệ thống thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Các chất thải thu gom ở khu vực riêng
+ Thùng chứa chất phóng xạ phải gắn nhãn mác riêng biệt
+ Vệ sinh an toàn vận chuyển
+ Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động
+ Có chế độ ăn uống, vệ sinh phù hợp.
- Biện pháp y tế: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ.
4. Các chất độc nguy hại và biện pháp phòng ngừa
4.1. Khái niệm:
Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng cơ bản như: Chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi, các
dung dịch axít, bazơ, kiềm, muối, các phế liệu, phế thải khó phân hủy. Hóa chất
độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi....tùy theo điều kiện nhiệt độ và
áp suất.
Hóa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm

độc cấp tính, nhiễm độc mạn tính.
4.2. Phân loại:
a) Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như Axít đặc, kiềm...
- Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, amoniắc, SO3,...
- Nhóm 3: Chất gây ngạt như các oxít các bon (CO2, CO), mê tan
(CH4)...
- Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng
thối), xăng...
- Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ thể như hyđrôcacbon các loại
(gây độc cho nhiều cơ quan), benzen, phênol, chì, asen ....
24


b) Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua
đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hô hấp là
nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập
vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hoá có thể đổi thành chất không độc,
nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn. Một số chất độc xâm nhập vào cơ
thể và tích tụ lại. Chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở,
nước tiểu, mồ hôi, qua sữa... tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất.
c) Các thể dạng: Dạng khí, dạng hơi, dạng khí dung, dạng lỏng.
4.3. Đường xâm nhập và đào thải
a) Đường xâm nhập: Đường hô hấp, da, tiêu hóa
b) Đường đào thải: Tiết niệu, mồ hôi. tiêu hóa, nước bọt,..
4.4. Tác hại nghề nghiệp
Nhiễm độc cấp tính:
a) Nhiễm độc cấp tính phụ thuộc vào các yếu tố: Độc tính, điều kiện làm
việc, đường xâm nhập, chất chuyển hóa, nồng độ tiếp xúc, tính chất lý hóa, sự
tích lũy trong cơ thể, thời gian tiếp xúc, cường độ làm việc, điều kiện thời tiết,

cách sử dụng, tính mẫn cảm và khả năng thích nghi với mỗi người.
b) Nhiễm độc cấp tính do lượng chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều
cao, độc tính mạnh thường xảy ra trong thời gian ngắn . Bệnh diễn biến nhanh
đột ngột, rầm rộ và nghiêm trọng
c) Nhiễm độc cấp tính có thể gây tử vong.
d) Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể hồi phục.
4.5. Tác hại đến các bộ phận trong cơ thể
a) Nhiễm độc mãn tính do tiếp xúc lặp đi, lặp lại nhiều lần thường phát
hiện sau khi phát hiện bệnh hoặc sau khi đã phát động hoặc sau thời gian dài.
b) Cùng một lúc tiếp xúc với nhiều loại chất độc thì nguy cơ tác hại càng
cao. Có những hóa chất gây tác hại hiệp đồng, hoặc gây phản ứng hóa học tạo ra
chất độc mới.
c) Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương.
d) Ảnh hưởng hệ tuần hoàn như các chất dung môi hữu cơ
e) Ảnh hưởng hệ hô hấp như khói kim loại, hơi dung môi...
f) Ảnh hưởng gan, các cơ quan tiếp niệu, gien di truyền, da, mắt ...
4.6. Biện pháp phòng ngừa
a) Biện pháp kỹ thuật:
- Huấn luyện kỹ thuật an toàn
- Đổi mới công nghệ
- Thực hiện thông gió tự nhiên, cưỡng bức, thiết lập hệ thống che kín
nguồn phát sinh hoặc cách ly nguồn ô nhiễm .
- Thùng chứa chất độc phải đậy kín, sử dụng đến đâu lấy đến đó
- Chỉ sử dụng những chất biết rõ nguồn gốc, xuất xứ có đầy đủ nhãn mác,
các thông số kỹ thuật
- Không ăn uống tại nơi làm việc.
25



×