Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
Tiêu đề mục
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG

Trang
2

I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

2

1. Cơ sở lí luận

2

2. Cơ sở thực tiễn

3

II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

4

1. Thuận lợi

4

2. Khó khăn

5


III. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ

5

1. Phạm vi chuyên đề

5

2. Mục đích chuyên đề

5

3. Phương pháp

6

PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

6

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN

6

1. Khái niệm Cách mạng tư sản:

6

2 Nguyên nhân bùng nỗ các cuộc CMTS.


6

3. diễn biến các cuộc cách mạng .

8

4. Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc CMTS

11

5. Giai cấp lãnh đạo và động lực của cách mạng tư sản:

11

6. Tính chất, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản

12

7. Nhận diện các cuộc cách mạng tư sản

13

8. Một số nhân vật gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.

14

9. Một số văn kiện lịch sử gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.

14


II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI

14

III. KẾT LUẬN

22

IV. BÀI DẠY MINH HỌA

23

1

1


CHUYÊN ĐỀ
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần 8 Khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục trong những năm qua và thời gian tới, giáo dục đang thực hiện đổi
mới theo hướng phát triển năng lực học sinh; các kĩ thuật và phương pháp dạy học
tích cực đang được đông đảo các giáo viên tiếp nhận và sử dụng. Thực hiện công
văn số 5555/BGDDT về việc hướng dẫn một số nội dung sinh hoạt chuyên môn về
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức, quản lí các hoạt động
chuyên môn trong nhà trường trung học cơ sở. Trong cả nước đang thực hiện đổi

mới đồng bộ về mục tiêu, phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, thiết bị và
đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
năng lực và phẩm chất của học sinh, từ nội dung mang nặng tính hàn lâm sang nội
dung có tính thực tiễn cao, từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp
dạy học tích cực, từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các
hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, giáp mặt và
trên mạng, từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên
lớp và đánh giá quá trình, từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng
cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh . Như vậy khác với dạy
học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
tổ chức cho học sinh hoạt đông học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể
nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học
sinh một cách hợp lí sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. quá
trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương
tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học
2

2


Xuất phát từ nội dung dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Chương trình hiện
hành của Việt Nam cũng đã bước đầu được xây dựng theo quan điểm tích hợp song
so với thế giới vẫn là chậm và chưa được thực hiện triệt để. Chương trình, sách
giáo khoa (SGK) môn Lịch sử THCS hiện hành mặc dù có nhiều tiến bộ, tuy nhiên
việc sắp xếp, bố trí chương trình còn nhiều mảng kiến thức thiếu mối liên hệ với
nhau. Chính vì vậy, trong dạy học bộ môn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông
cần xác định những nội dung rời rạc, thiếu mối liên hệ, có những điểm tương
đồng gần nhau thành các chuyên đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế
trong việc tổ chức dạy học hiện nay, phát huy được những ưu thế của việc tổ chức
dạy học theo chuyên đề, giúp học sinh xâu chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội

dung sự kiện lịch sử với nhau. Mặt khác, ở giáo dục phổ thông, cả năng lực chung
cơ bản và năng lực chuyên biệt đều cần được chú ý phát triển. Tuy nhiên, trong
từng giai đoạn học tập cần chú trọng vào những loại năng lực khác nhau. Ở tiểu học
và trung học cơ sở (THCS) cần tập trung hình thành và phát triển các năng lực
chung – cơ bản, điều này dẫn tới một yêu cầu trong việc xây dựng chương trình
giáo dục là cần quan tâm đến việc thiết kế các nội dung, môn học mang tính tích
hợp và phân hóa phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế việc nắm vững và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
còn nhiều hạn chế, có nơi còn máy móc, lạm dụng. Đại đa số giáo viên chưa tìm ra
được mối liên hệ chặt chẽ, phù hợp giữa kĩ thuật dạy học tích cực và tiến trình bài
học. Vì vậy, giáo viên chủ yếu vẫn lệ thuộc vào tiến trình bài học được trình bày
trong sách giáo khoa, chưa dám chủ động thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù
hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác, sử dụng
thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình dạy học trên lớp và tự học ở nhà
của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Phần lớn giáo viên đều lo sợ sẽ bị
“cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ
học...
3

3


Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay (cho dù có thực
hiện hoặc chưa thực hiện được) đều chưa có hiệu quả cao: giáo viên chưa thực sự
tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học cho
học sinh, việc tăng cường hoạt động học tập tập thể và hợp tác học tập còn hạn chế,
chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh trong
chương trình dạy học.
Đứng trước thực trạng ấy, phòng Giáo dục đào tạo Yên Lạc triển khai tổ chức

Hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS. Nhằm thực hiện tốt
sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường.
Là giáo viên dạy Sử ở trường trung học cơ sở, khi được giao nhiệm vụ xây dựng
một chuyên đề dạy học nhằm đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh
thần công văn 5555, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề: CÁC CUỘC CÁCH
MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI– Chương
trình Lịch sử lớp 8– THCS .
II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Thuận lợi
- Nghị quyết của Đảng quyết tâm đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực
học sinh.
- Sở, phòng Giáo dục, nhà trường đề ra chủ trương, biện pháp cụ thể thực hiện
đổi mới giáo dục.
- Chương trình giảng dạy bộ môn Lịch sử những năm gần đây có giảm tải một số
phần.
- Sở Giáo dục cho phép các trường linh động trong việc xây dựng phân phối
chương trình giảng dạy dựa trên khung chương trình Bộ Giáo dục đã quy định.
- Phương tiện dạy học ở các trường: mạng thông tin, máy tính, máy chiếu... tương
đối đầy đủ.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong những năm gần đây
thông qua các bài kiểm tra thường xuyên ở trường đã dần đổi mới theo hướng đánh
giá năng lực học sinh, tạo điều kiện cho dạy học chuyên đề.
4

4


- Đa số giáo viên và học sinh ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào quá trình xây dựng
và triển khai dạy học theo chuyên đề.
2. Khó khăn

- Sự hiểu biết của giáo viên về phương pháp, kĩ thuật dạy học theo chuyên đề còn
hạn chế, chưa làm chủ được phương pháp mới nên giáo viên vất vả hơn khi sử
dụng dẫn đến tâm lý ngại sử dụng.
- Dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo
khoa, khi triển khai theo chuyên đề phải dạy nhiều bài trên nhiều tiết sẽ gặp khó
khăn.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu căn cứ vào kế hoạch và
phân phối chương trình – phần lớn là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh cũng là rào
cản lớn đối với việc xây dựng chuyên đề dạy học.
- Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học ở một số trường còn thiếu
thốn.
III. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Phạm vi chuyên đề
Chuyên đề tập trung nghiên cứu một loạt các cuộc cách mạng tư sản điển
hình thời cận đại, bao gồm: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI, cách mạng tư sản Anh
(1640 – 1688), chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ (1775 – 1783), cách mạng tư sản
Pháp (1789 – 1794) và thực hiện trong 4 tiết của chương trình lớp 8 – THCS.
2. Mục đích chuyên đề
Giúp học sinh hiểu rõ:
- Nguyên nhân chung và riêng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Nét đặc thù riêng của từng cuộc cách mạng tư sản thông qua diễn biến.
- Bản chất và tác dụng của các cuộc cách mạng tư sản.
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản và phân biệt được cách mạng tư sản với các cuộc
cách mạng xã hội khác.
- Từ đó, học sinh có thể vận dụng kiến thức mình cùng các bạn tham gia xây dựng
trên lớp để làm các bài tập năng lực mà giáo viên hoạch định.
5

5



3. Phương pháp
Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp hoạt động nhóm
+ Phương pháp động não
PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. Khái niệm Cách mạng tư sản:
Theo học thuyết Mác, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư
sản(hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền
thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2 Nguyên nhân bùng nổ các cuộc CMTS.
a. Nguyên nhân sâu xa:
- Các cuộc CMTS ở Anh – Bắc Mỹ - Pháp diễn ra ở không gian, thời gian khác
nhau (Hà Lan thế kỉ XVI, Anh đầu thế kỉ XVII, Bắc Mỹ giữa thế kỉ XVIII, Pháp
cuối thế kỉ XVIII). CMTS nổ ra theo đúng quy luật khi tình thế CM xuất hiện với
các yếu tố sau:
*Về kinh tế: Nền kinh tế TBCN phát triển đến mức độ nhất định, tạo ra mâu thuẫn
gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ, lỗi thời kìm hãm.
- Biểu hiện:
+ Hà Lan: Vùng đất Nê-đéc-lan (thuộc Bỉ và Hà Lan hiện nay) có nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu, nhưng bị sự thống trị của vương quốc Tây
Ban Nha kìm hãm sự phát triển.
+ Anh: Kinh tế công thương nghiệp phát triển ( Công trường thủ công, ngoại
thương phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp len dạ…); Quan hệ sản xuất
TBCN xâm nhập vào nông nghiệp ( hiện tượng “ Cừu ăn thịt người” mà to mát Morơ miêu tả…).
6


6


+ Bắc Mỹ: Kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên bị chính
sách thực dân Anh ngăn cản.
+ Pháp: Công thương nghiệp phát triển mạnh vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây
Dương về dệt, khai khoáng, luyện kim. Các công ti thương mại có quan hệ buôn
bán với nhiều nước; Nền nông nghiệp lạc hậu, và chế độ chuyên chế đối với nông
dân …
Sự phát triển trên bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến ( ở Anh, Pháp) và sự kìm
hãm của Chính phủ Anh với thuộc địa Bắc Mỹ.
* Về chính trị - Xã hội:
- Chính trị : Chế đô quân chủ chuyên chế lạc hậu hoặc chính quyền thực dân áp bức
bóc lột vì vậy có cuộc đấu tranh lực lượng tiến bộ và lực lượng cũ phản động.
- Xã hội
+ Hà Lan: Nhân dân vùng Nê-đéc-lan với vương quốc Tây Ban Nha
+ Anh: Tư sản với Qúi tộc mới với Qúi tộc cũ và giáo hội Anh ( Sáclơ I )
+ Bắc Mỹ: Tư Sản với quần chúng với chính phủ Anh.
+ Pháp: Đẳng Cấp thứ 3 với Đẳng cấp 1 và 2…
* Về tư tưởng: Diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng mới tiến bộ và tư tưởng cũ
phản động, tiêu biểu là Trào lưu Triết học Ánh Sáng ( Mông-te-xki-ơ, Rut-xô, Vônte..) tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu.
Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ trên các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị và tư tưởng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc CMTS
bùng nổ.
b. Nguyên cớ trực tiếp
- Xuất phát từ 3 tiền đề trên ở Hà Lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp tất yếu CMTS sẽ nổ ra.
- Các sự kiện đã châm ngòi cho CM bùng nổ:
+ Hà Lan: Cuộc đấu tranh chống lại sự đô hộ của Vương quốc Tây Ban Nha tháng
8-1566
+ Anh: Sự kiện khi Sác- Lơ I triệu tập Quốc Hội nhằm tăng thuế ( 4-1640)

7

7


+ Bắc Mỹ: Sự kiện chè Bô-xtơn (1773).
+ Pháp: Sự kiện Lu-i XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành
thuế mới (5-5-1789).
3.Diễn biến chính của các cuộc cách mạng tư sản
a.Cách mạng Hà Lan:
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân
phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là
Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc
cách mạng kết thúc, Hà Lan được giải phóng.
b.Cách mạng Anh
(chia làm hai giai đoạn)
- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (gồm phần lớn là quý tộc mới)
nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội
được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng
chống lại Quốc hội.
Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng
từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng quân đội có
kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
- Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
Ngày 30 - 1 - 1649, Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang
nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi, còn nhân

dân không có gì. Vì vậy họ tiếp tục đấu tranh.

8

8


Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp
với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua
Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
c. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để
phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.
- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, yêu
cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt kết quả.
- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioócgiơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
- Ngày 4 -7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con
người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và
cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
- Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa lại giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm
quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận
nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.
d.Cách mạng Pháp:
-Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 - 1789
đến ngày 10 - 8 - 1792):
Ngày 14 - 7 - 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo
đến tấn công và chiếm pháo đài - nhà ngục Ba-xti. Họ đốt các văn tự, khế ước của
phong kiến và làm chủ các cơ quan quan trọng của thành phố.
Sau khi giành thắng lợi, phái Lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được hai việc
quan trọng đối với cách mạng: Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền,

nêu cao khẩu hiệu “Tự do - bình đẳng - Bác ái” (tháng 8 - 1789). Ban hành Hiến
pháp (tháng 9 - 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, vua không nắm
thực quyền mà là Quốc hội. Vì vậy, Lu-i XVI đã liên kết với lực lượng phản cách
mạng trong nước và cầu cứu các thế lực bên ngoài để giành lại chính quyền.
9

9


Tháng 4 - 1792, Liên minh hai nước Áo - Phổ cùng bọn phản động ở Pháp đã tiến
công cách mạng. Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, tình hình đất nước
trở nên lâm nguy.
Trước tình hình đó, ngày 10 - 8- 1792, phái Gi-rông-đanh đứng lên lãnh đạo nhân
dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK.
-Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết
lập nền cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793).
Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc
hội mới, thiết lập nền cộng hòa. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội
phản quốc.
Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước PK châu Âu tấn công
nước Pháp. Bọn phản động trong nước ở mọi nơi cũng nổi dậy tấn công cách mạng,
làm cho tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh
không lo chống ngoại xâm, nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie,
quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
- Giai đoạn phái Gia-cô-banh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh và thiết
lập nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân
lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu.
Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn

phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ
của nông dân đối với PK, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá bán các mặt
hàng cho dân nghèo,...
Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách
mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.
Do nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh
không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên phái tư sản phản cách
10

10


mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie để xử tử (28 - 7 - 1794). Cách mạng
kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc CMTS
a. Mục tiêu
Về cơ bản cách mạng tư sản nhằm vào mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến, xác lập
chế đội tư bản chủ nghĩa thông qua việc thực hiện hai nhiệm vụ: Dân tộc và dân
chủ.
b. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, thống nhất thị trường,
bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc ( Hà Lan,Pháp, Mỹ…). Nhiệm vụ dân tộc
trong các cuộc cách mạng tư sản nhằm thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ PK chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản,
vấn đề ruộng đất (Hà Lan, Anh , Pháp, Mỹ).
4. Giai cấp lãnh đạo và động lực của cách mạng tư sản:
- Giai cấp lãnh đạo: Do điều kiện lịch sử mỗi nước và vai trò của các tầng lớp nên
giai cấp lãnh đạo có khác nhau, ví như:
Toàn thể nhân dân miền bắc vùng Nê-đéc-lan (Hà Lan), Qúi tộc mới + Giai cấp tư
sản ( Anh), Giai cấp tư sản và Chủ Nô ( Bắc Mỹ), Giai cấp tư sản ( Pháp).

- Động lực chủ yếu của các cuộc cách mạng tư sản: Quần chúng nhân dân trước
hết là nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị và một bộ phận công nhân,
người In-di-an, nô lệ da đen (ở Bắc Mĩ)… Quần chúng nhân dân giữ vai trò chủ
yếu và thúc đẩy cách mạng tiến lên….
5. Tính chất, kết quả ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tư
sản đối với cách mạng Việt Nam.
a. Tính chất:
+ Hà Lan: Là cuộc CMTS không triệt để.
+ Anh: Là cuộc CMTS không triệt để.
+ Pháp : Là cuộc CMTS triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
11

11


+ Bắc Mĩ: Là cuộc CMTS có tính chất nhân dân khá rõ nét.
b. Kết quả:
-Cách mạng Hà Lan:
Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây ban Nha. Năm 1648 nền độc lập của Hà
Lan chính thức được công nhận, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở
nước này.
-Cách mạng Anh:
Chế độ quân chủ lập hiến ra đời, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở
nước này.
-Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Năm 1783 Anh chính thức thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ. Một
quốc gia mới ra đời-Hợp chủng quốc Hoa Kì. Làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát
triển.
-Cách mạng Pháp:
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế thiết lập nền công hòa, tạo điều kiện cho chủ

nghĩa tư bản phát triển ở nước này.
c.Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản
- Tích cực:
+ Lật đổ chế độ Phong kiến hoặc thực dân, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.
+ Thống nhất quốc gia, dân tộc…mở rộng quan hệ giao lưu.
+ Thúc đẩy khoa học – kĩ thuật phát triển, nâng cao năng suất lao động…
+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- Hạn chế:
+ Thay thế hình thức thống trị này bằng hình thức thống trị khác…
+ Quyền lợi của nhân lao động vẫn chưa được giải quyết như vấn đề ruộng đất.
Quyền tự do dân chủ… .
c. Bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam
12

12


Cách mạng tư sản cũng có những hạn chế, chủ yếu là thay thế một chế độ bóc
lột nàv bằng một chế độ bóc lột khác. Vì vậy trong xã hội tư bản. cuộc đấu tranh
giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Thắng lợi của giai cấp vô
sản trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử cùa mình là điểu tất yếu. Song phải trải
qua nhiều gian khổ. hi sinh và lâu dài.
Do nhận thức được điểu này. Chú tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cứu
nước đúng cho dân tộc, không theo cách mạng tư sản mà đi theọ con đường cách
mạng vô sản để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
6. Nhận diện các cuộc cách mạng tư sản
Nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, hình thức, kết quả của các cuộc cách mạng
tư sản..
CM HÀ LAN


CMTS ANH

CTGĐL

Mục tiêu, Lật đổ nền thống

Lật đổ chế độ

MỸ
Lật đổ TD Anh

nhiệm vụ trị của vương

phong kiến, mở giành độc lập dân

phong kiến, mở

quốc Tây Ban

đường cho

tộc, mở đường

đường cho

Nha, mở đường

CNTB phát


cho CNTB phát

CNTB phát

cho CNTB phát

triển

triển..

triển.

Giai cấp Tư

Giai cấp tư sản và Giai cấp tư sản

sản, quý tộc

Chủ nô

triển
Lãnh đạo Giai cấp Tư sản

mới,
Động lực Quần chúng nhân Quần chúng
Hình

dân
Chiến tranh


thức

giành độc lập

nhân dân
Nội chiến

đứng

tiêu biểu

Crôm-oen

13

đầu

Lật đổ chế độ

Quần chúng nhân Quần chúng
dân
nhân dân
Chiến tranh giành Cao trào cách
độc lập

Nhân vật Giai cấp Tư sản

BẮC CMTS PHÁP

mạng quần


chúng
là đứng đầu là G. đứng đầu
Oa-sinh-tơn



Rô-be-xpi-e
13


Kết quả

Năm 1648 nền

Thiết lập chế

Anh công nhận

Lật đổ chế độ

độc lập của Hà

độ quân chủ

độc lập 13 thuộc

PK, giải quyết

Lan chính thức


lập hiến, tạo

địa, mở đường

ruộng đất cho

được công nhận,

điều kiện

cho TBCN phát

nông dân…

tạo điều kiện

CNTB phát

triển

TBCN phát

CNTB phát triển

triển

triển

7. Một số nhân vật gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.

Ô.Crôm-Oen( Anh), G.Oa-sinh-tơn( Bắc Mỹ), Rô-be-spie( Pháp).
8. Một số văn kiện lịch sử gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.
Tuyên ngôn độc lập nước Mĩ 1776
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nước Pháp 1789
II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1. Phân tích nguyên nhân bùng nổ các cuộc CMTS giữa thế kỉ XVII đến cuối
thế kỉ XVIII.
Gợi ý trả lời:
HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:
a.Nguyên nhân sâu xa:
* Kinh tế: Nền kinh tế TBCN phát triển đến mức độ nhất định, tạo ra mâu thuẫn
gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ, lỗi thời kìm hãm.
* Chính trị - Xã hội:
- Chính trị : Chế đô quân chủ chuyên chế lạc hậu hoặc chính quyền thực dân áp bức
bóc lột vì vậy có cuộc đấu tranh lực lượng tiến bộ và lực lượng cũ phản động.
- Xã hội
+ Hà Lan: Nhân dân vùng Nê-đéc-lan với vương quốc Tây Ban Nha
+ Anh: Tư sản với Qúi tộc mới với Qúi tộc cũ và giáo hội Anh ( Sáclơ I )
+ Bắc Mỹ: Tư Sản với quần chúng với chính phủ Anh.
+ Pháp: Đẳng Cấp thứ 3 với Đẳng cấp 1 và 2…
14

14


Tư tưởng: Diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng mới tiến bộ và tư tưởng cũ phản
động, tiêu biểu là Trào lưu Triết học Ánh Sáng ( Mongtexkiơ, Rut-xô, Vôn-te..) tấn
công vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu.
Mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ trên các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị và tư tưởng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc CMTS

bùng nổ.
b. Nguyên nhân trực tiếp:
Xuất phát từ 3 tiền đề trên ở Hà Lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp tất yếu CMTS sẽ nổ ra.
- Các sự kiện đã châm ngòi cho CM bùng nỗ:
+ Hà Lan: Cuộc đấu tranh chống lại sự đô hộ của Vương quốc Tây Ban Nha tháng
8-1566
+ Anh: Sự kiện khi Sác-Lơ I triệu tập Quốc Hội nhằm tăng thuế ( 4-1640)
+ Bắc Mỹ: Sự kiện chè Boxtơn (1773).
+ Pháp: Sự kiện Lu-i XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành
thuế mới (5-5-1789).
Câu 2 : Các cuộc cách mạng tư sản có những tích cực và những hạn chế gì?
Gợi ý trả lời:
- Tích cực:
+ Lật đổ chế độ Phong kiến hoặc thực dân, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.
+ Thống nhất quốc gia, dân tộc…mở rộng quan hệ giao lưu.
+ Thúc đẩy khoa học – kĩ thuật phát triển, nâng cao năng suất lao động…
+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- Hạn chế:
+ Thay thế hình thức thống trị này bằng hình thức thống trị khác…
+ Quyền lợi của nhân lao động vẫn chưa được giải quyết như vấn đề ruộng đất.
Quyền tự do dân chủ… .
15

15


Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu nói “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là
thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối
với chế độ phong kiến” của Mác?

Gợi ý trả lời:
Về ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết: “Thắng lợi của
giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư
hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”. Ta có thể hiểu như sau:
- Thắng lợi của cuộc cách mạng chính là thắng lợi của giai cấp tư sản.
- Từ trong thắng lợi đó, một chế độ xã hội mới ra đời - chế độ của giai cấp tư sản
nắm chính quyền.
- Chế độ xã hội mới đó là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thay thế chế độ cũ: chế
độ phong kiến.
Câu 4 :Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay bằng chế độ quân chủ lập hiến?
- Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt tới
đỉnh cao.
Gợi ý trả lời:
- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng lại không được hưởng
chút quyền lợi gì, vì vậy nhân dân lại tiếp tục đấu tranh. Để bảo vệ quyền lợi của
mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ
công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).
- Sau khi Crôm-oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng không ổn định về chính
trị dẫn tới sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ.
- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh (tháng 12-1688).
⟹ Như vậy, với chế độ quân chủ lập hiến ở Anh, quyền lực chủ yếu thuộc về
Quốc hội (tầng lớp tư sản, quý tộc mới).
Câu 5 : những điểm hạn chế của hiến pháp Mĩ 1787
Gợi ý trả lời:
Hạn chế của Hiến pháp 1787 (Mĩ):
16

16



- Chỉ những người da trắng có tài sản, đóng thuế theo quy định mới có quyền ứng
cử, bầu cử.
- Phụ nữ không có quyền bầu cử.
- Những người nô lệ da đen và người In-đi-an không có quyền chính trị.
Câu 6: Vì sao nói Nền chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của CMTS Pháp cuối
thế kỉ XVIII ?
HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:
a.Kinh tế:
Đất công xã mà quí tộc, phong kiến chiếm đoạt được chia cho nông dân. Ruộng
đất tịch thu của giáo hội và quí tộc trốn ra nước ngoài được chia thành những
khoảnh nhỏ bán cho nông dân.
Uỷ ban cứu nước trưng thu lúa mì, quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu
cho dân nghèo, qui định mức lương tối đa của công nhân.
b. Chính trị:
Quốc hội do phái Gia-cô-banh chiếm đa số, cử ra Uỷ ban cứu nước đứng đầu là
Rô-be-spie.
Chính quyền cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản
cách mạng và giải quyết các nhu cầu của nhân dân.
c. Xã hội:
Quần chúng nhân dân phấn khởi, hưởng ứng lệnh tổng động viên.
d. Kết luận: so với các thời kì khác thì chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh có rất
nhiều những tiến bộ.
Câu 7. Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của các cuộc CMTS Pháp cuối thế kỉ
XVIII?
Gợi ý trả lời:
Dựa vào SGK ( Trang 17) HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý
sau:
- Tiến bộ:
17


17


+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
+ Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
+ Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến thành công
- Hạn chế:
+ Chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân như không giải quyết được triệt
để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.
Câu 8: Lập bảng những nội dung chính các cuộc cách mạng theo các nội dung:
Nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực , hình thức , kết quả của các cuộc cách
mạng tư sản..
CM HÀ LAN

CMTS ANH

CTGĐL BẮC

CMTS PHÁP

Mục tiêu, Lật đổ nền thống

Lật đổ chế độ

MỸ
Lật đổ TD Anh

Lật đổ chế độ


nhiệm vụ trị của vương

phong kiến, mở giành độc lập dân

phong kiến, mở

quốc Tây Ban

đường cho

tộc, mở đường

đường cho

Nha, mở đường

CNTB phát

cho CNTB phát

CNTB phát

cho CNTB phát

triển

triển..

triển.


Giai cấp Tư

Giai cấp tư sản và Giai cấp tư sản

sản, quý tộc

Chủ nô

triển
Lãnh đạo Giai cấp Tư sản

mới,
Động lực Quần chúng nhân Quần chúng
Hình

dân
Chiến tranh

thức

giành độc lập

nhân dân
Nội chiến

Quần chúng nhân

Quần chúng

dân

nhân dân
Chiến tranh giành Cao trào cách
độc lập

mạng quần

Nhân vật Giai cấp Tư sản

đứng đầu là

đứng đầu là G.

chúng
đứng đầu là

tiêu biểu
Kết quả

Crôm-oen
Thiết lập chế

Oa-sinh-tơn
Anh công nhận

Rô-be-xpi-e
Lật đổ chế độ

18

Năm 1648 nền


18


độc lập của Hà

độ quân chủ

độc lập 13 thuộc

PK, giải quyết

Lan chính thức

lập hiến, tạo

địa, mở đường

ruộng đất cho

được công nhận,

điều kiện

cho TBCN phát

nông dân…

tạo điều kiện


CNTB phát

triển

TBCN phát

CNTB phát triển

triển

triển

Câu 9 . Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cuộc
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ?
Gợi ý trả lời:
Quần chúng nhân dân đã làm nên những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định:
lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên
chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân
hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản
cách mạng.
Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti.
Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến,
xóa bỏ đẳng cấp.
Giai đoạn 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792): xóa
bỏ chế độ quân chủ, lập nền Cộng hòa đầu tiên ở PHáp, xử tử vua Lu-i XVI.
Giai đoạn 3: Một lần nữa quần chúng cách mạng lại lật đổ phải Gi-rông-danh, đưa
những người Gia-cô-banh đứng đầu là luật sư Rô-be-xpi-e lên cầm quyền. Trong
giai đoạn này, quần chúng đã lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng và đưa CM
Pháp tới đỉnh cao.

Xóa bỏ mọi nghĩa vụ PK đối với nông dân, giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho
nông dân, quyết định quyền cho nhân dân...
Như vậy, quần chúng nhân dân góp phần quan trọng và quyết định thắng lợi của
CM Pháp, đưa CM đi từ thấp lên cao và đi đến thắng lợi hoàn toàn.
19

19


Câu 6: Nhận xét vai trò lịch sử của các nhân vật Ô.Crom-Oen, G.Oa-sinh-tơn, Rôbe-spie trong các cuộc cách mạng tư sản.. Liên hệ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với cách mạng VN.
Gợi ý trả lời:
HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:
- Ba nhân vật vật Ô.Crôm-Oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-spie là trung tâm của 3 cuộc
cách mạng, có vai trò đưa CM đi đến thắng lợi.( Biểu hiện vai trò của mỗi nhân vật
đối với tiến trình cách mạng của mỗi nước…)
- Họ là đại diện cho GCTS, quý tộc mới phục vụ quyền lợi cho GCTS và CNTB…
- CMTS còn nhiều hạn chế, chưa triệt để…
- Liên hệ:Nguyễn Aí Quốc không đi theo con đường cách mạng tư sản. mà lựa chọn
con đường CMVS với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc…
- HS nêu được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc.
Câu 10: Đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản đối với lịch sử phát triển
của nhân loại.
Gợi ý trả lời:
HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:
- Các cuộc cách mạng tư sản. đã làm thay đổi hình thái KT-XH bằng hình thái KTXH khác cao hơn, tiến bộ hơn…
- Đưa lịch sử nhân loại phát triển thêm 1 bước…
- Tiền đề thúc đẩy KH-KT, NSLĐ...cao hơn.\
Câu 11: Tại sao nói cách mạng Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình?
Gợi ý trả lời:

Điển hình vì nó là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất và đánh dấu sự thắng lợi của
CNTB trên phạm vi toàn thế giới.
-Triệt để vì nó thiết lập chuyên chính tư sản,không tồn tại chế độ quân chủ như ở
Anh hay nô lệ ở Mĩ đỉnh cao của nó.
-Nó giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
20

20


-Chống lại các đạo quân phong kiến can thiệp.
-Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền trở thành khuôn mẫu lý luận của CNTB
-Trong bối cảnh Pháp là cường quốc châu Âu,sự thắng lợi của CMTS Pháp làm chế
độ phong kiến ở các nước khác lung lay.
Câu 12: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, Nghĩa là cách mệnh tư bản,
cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước
lục( tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa." (Hồ Chí Minh)
Đoạn trích trên nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời:
Đoạn trích đó nói lên điểm hạn chế của Cách mạng Pháp 1789.
- Bởi vì, Cách mạng đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai Cấp tư sản lên cầm
quyền, thành lập chế độ cộng hòa, tạo điều kiện phát triển tư bản chủ nghĩa ở Pháp.
Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng, nhưng :
+ Cách mạng chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân.
+ Không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.
Câu 13: Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát
triển?
Gợi ý trả lời:
- Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên tư sản phản cách

mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie để xử tử (27 - 7 - 1794).
- Sau đảo chính, Uỷ ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.
- Dưới chế độ Đốc chính, nước Pháp luôn trong tình trạng bị xáo động và ngày
càng khó khăn.
- Tháng 11-1799, cuộc đảo chính lật đổ chế độ đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên
nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.
21

21


- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815).
Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
⟹ Như vậy, sau năm 1794, cách mạng Pháp không thể tiếp tục phát triển.
III. KẾT LUẬN
Sự phát triển chủ nghĩa tư bản vào thời hậu kì chế độ phong kiến đã dẫn tới mâu
thuẫn giữa Lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong
kiến lỗi thời phản động là nguyên nhân sâu xa dân tới các cuộc cách mạng tư sản.
Tùy điều kiện mỗi nước mà cách mạng tư sản nổ ra với những duyên cớ trực tiếp
và những hình thức khác nhau: giải phóng dân tộc, nội chiến, chiến tranh cách
mạng…
Do có những duyên cớ trực tiếp, hình thức những hình thức diễn biến và kết quả
khác nhau, song nguyên nhân sâu xa. bản chất, kết quả chung đểu giống nhau - xoá
bỏ hay làm suy yếu chê độ phong kiến, mỡ đường cho chú nghĩa tư bán phát triển,
xac lạp sự thống trị cùa giai cấp tư sản với những mức độ và hình thức khác nhau.
… Cách mạng Hà Lan 1566 là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở đầu thời cận
đại. Cách mạng Anh 1642 thúc đẩv cách mạng tư sản phát triến. Cách mạng Pháp
178 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Những cuộc cách mạng tư sản kế tiếp
nổ ra sau đó ớ Đức. I-ta-li-a, Nga. Nhật... đã xác lập sự thắng lợi cúa chủ nghĩa tư
ban dõi với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới. Cách mạng tư sán đã góp phần

phát triển xã hội loài người - từ chế độ phong kiến chuyển sang chú nghĩa tư bản
tiến bộ hơn. Nó ảnh hưởng và tác động đến phong trào dân tộc và dân chủ trên thế
giới. Tuy nhiên, cách mạng tư sản cũng có những hạn chế. Chủ yếu là thay thế một
chế độ bóc lột nàv bằng một chế độ bóc lột khác. Vì vậy trong xã hội tư bản. cuộc
đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Thắng lợi của
giai cấp vô sản trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử cùa mình là điểu tất yếu. Song
phải trải qua nhiều gian khổ. hi sinh và lâu dài.

22

22


Do nhận thức được điểu này. Chú tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cứu
nước đúng cho dân tộc, không theo cách mạng tư sản mà đi theọ con đường cách
mạng vô sản để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
IV. BÀI DẠY MINH HỌA

Bài 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)
(Tiết 1)
MỤC TIÊU
a. Mục tiêu
Sau khi học xong bài, học sinh nắm được:
-Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng
- Việc chiếm nhà ngục Ba-xti (14-7-1789) mở đầu cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách mạng đã giải quyết :
chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ : ý nghĩa của
Cách mạng tư sản Pháp.
-Học sinh nhận thức được tính chất hạn chế của cách mạng tư sản Pháp
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp học sinh phát huy khả năng phân tích, đánh

giá vai trò của quần chúng nhân dân đối với cách mạng
b. Chuẩn bị:
GV: + Máy tính, máy chiếu
+ một số tranh ảnh về nước Pháp
+ giáo án Powerpoint
HS: Sách giáo khoa, phiếu học tập
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Tình huống xuất phát)
1. Mục tiêu:
Với việc quan sát hình ảnh: Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn các em có thể biết đây
là các công trình kiến trúc của nước Pháp. Tuy nhiên các em vẫn chưa biết rõ về
23

23


nước Pháp và cuộc cách mạng của nước Pháp diễn ra như thế nào chính vì vậy khi
cho các em xem xong các hình ảnh trên và giáo viên giới thiệu về nước Pháp và
cuộc cách mạng Pháp sẽ kích thích tính tò mò và lòng khát khao mong muốn tìm
hiểu những điều chưa biết ỏ hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh cụ thể như sau:
Hãy quan sát các bức hình trên và cho biêt :

- Em hãy quan sát những hình ảnh sau đây và cho biết những hình ảnh đố đưa
ta tới đất nước nào?
- tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá
nhân hoặc cặp đôi.
3. Gợi ý sản phẩm.
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau GV lựa chọn 1
sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế
a. Mục tiêu: Trình bày được tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng.
b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGK, thảo luận, em hãy:
Em hãy cho biết tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng?
24

24


GV yêu cầu 2 em ngồi một bàn là một nhóm đọc SGK thông tin để thảo luận theo
câu hỏi đã được giáo viên đưa ra.
GV sử dụng kĩ thuật dạy học chia 2 em học sinh ngồi cùng một bàn làm một nhóm
tìm hiểu về tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng.
Mỗi nhóm trình bày một công đoạn của mình trên phiếu học tập sau đó GV gọi
nhóm bất kì trình bày kết quả của mình các nhóm khác nhận xét, bổ xung để hoàn
thiện sản phẩm.
Sau khi các nhóm đã hoàn thiện sản phẩm của mình GV minh họa bằng 2 hình
ảnh
Hình ảnh 1: Công xưởng luyện thép
Hình ảnh 2: Buôn bán với thương nhân thế giới
Để học sinh thấy rõ công, thương nghiệp nước Pháp bắt đầu phát triển mạnh.
Cuối cùng GV nhận xét và chốt sản phẩm của hoạt động.
c. Gợi ý sản phẩm:
- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô
sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường
xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.
- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng lại bị

chế độ PK cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn
vị đo lường và tiền tệ.
2. Tình hình chính trị-xã hội
a. Mục tiêu:
Trình bày được tình hình chính trị, xã hội nước Pháp trước cách mạng
b. Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGK, quan sát hính ảnh, thảo
luận, em hãy:
- Hãy cho biết tình hình chính trị của nước Pháp trước cách mạng?
- Địa vị kinh tế, xã hội của 3 đẳng cấp như thế nào?
25

25


×