Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

chuyên đề rèn kỹ năng cảm thụ thơ trung đại cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.01 KB, 28 trang )

RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ THƠ TRUNG ĐẠI CHO HỌC SINH THPT
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trung đại là một thời đại văn hoá lớn trong lịch s ử nhân loại. Đó là
thời đại ra đời những quốc gia châu Âu, những nhà n ước hi ện đại. Nh ững
ngôn ngữ hiện đại mà các nước châu Âu đang sử dụng cũng hình thành vào
thời trung đại. Có thể nói, nhiều giá trị văn hoá làm nền tảng cho văn minh
hiện đại cũng bắt nguồn từ thời trung đại. Với nhiều đặc điểm loại hình,
khái niệm thời trung đại cũng được vận dụng vào lịch sử ph ương Đông, có
tính đến những nét đặc thù ở từng quốc gia cũng như trong toàn khu v ực.
Thời trung đại Việt Nam không phải là “đêm trường trung cổ” như
quan niệm của sử gia châu Âu, mà là thời đại phát triển r ực r ỡ c ủa dân t ộc.
Đây là thời kỳ mà hầu hết các truyền thống quý báu của dân t ộc đ ều hình
thành. Văn học, ngôn ngữ đã phát triển và đạt tới đỉnh cao. Tâm h ồn
Việt Nam, nhân cách Việt Nam được khẳng định và được biểu hiện thành
văn. Không thể hiểu được văn hoá, văn học, con người Việt Nam hiện đại
mà không nghiên cứu kỹ lưỡng thời kỳ văn học này.
Suốt mười thế kỉ trung đại, văn học Việt Nam đã kết tinh nhiều giá
trị thâm sâu, trở thành niềm tự hào cho hậu thế. Văn học trung đại
Việt Nam đến nay vẫn là một sức hút mãnh liệt đối những nhà nghiên c ứu
học thuật trong và ngoài nước, là nơi thể nghiệm và đạt được nhiều thành
tựu của nhiều hệ thống lí thuyết nghiên cứu văn học. Qua việc nghiên cứu,
tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó v ới truy ền th ống cao đ ẹp
của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời
đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học,
làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Ph ạm Văn
Đồng). Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp tìm lại
quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân t ộc, đ ể r ồi t ừ
đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo h ơn và h ướng v ề t ương lai
một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THPT, di sản này đóng m ột vai
trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đ ạo
đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ... cho học sinh, thông qua nh ững thành


quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn t ừ, k ết
tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Chương trình Ngữ văn THPT có một số lượng tương đối lớn các
văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ
thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kì phong ki ến. Các tác
giả thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân n ổi tiếng, tâm h ồn


nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc đ ể kí thác
tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế theo quan điểm thời đại “thi dĩ ngôn chí,
văn dĩ tải đạo”.
Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường
THPT có thể nhận thấy: Đây là thể loại văn h ọc tương đối khó, h ơn n ữa
các tác phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến th ế k ỉ XIX đã
cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái tr ường ph ổ
thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì th ế, ng ười gi ảng
dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít h ứng thú, không tích
cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là ph ải có nh ững
biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu qu ả cao trong
giảng dạy và học tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam.


PHẦN II: NỘI DUNG
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi
một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản t ự s ự, miêu tả hay ngh ị
luận. Văn học Trung đại là bộ phận văn học đồng hành với sự phát triển
của xã hội phong kiến. Các tác phẩm VHTĐ đều viết bằng chữ Hán hay
chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại ngày nay; các
điển tích, điển cố của văn học trung đại phức tạp và đa nghĩa. Vì v ậy tìm
hiểu, phân tích một tác phẩm Văn học Trung đại là việc làm không hề dễ

dàng.
Cho nên, trước khi dạy, người giáo viên cần nắm được hệ th ống các
văn bản thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn THPT đ ể t ừ đó
có định hướng, cách khai thác riêng cho từng cụm bài, từng bài. T ừ các bài
thơ trữ tình trung đại trong chương trình, ta có thể thấy phần lớn các bài
thơ trữ tình trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của th ơ Đ ường
luật (Trung Quốc). Chính vì vậy, trong quá trình dạy, cần bám sát đặc
trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật (đặc trưng của thơ Đường luật: th ể
thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ, bút pháp…) để trên cơ s ở đó, dẫn dắt HS đi
tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm.
Trong khuôn khổ của chuyên đề này, người viết xin đề cập t ới m ột
số nét khái quát về đặc trưng thi pháp của thơ trữ tình trung đại Việt Nam
và một số đặc điểm hình thức cần lưu ý khi phân tích th ơ Trung đ ại đ ể
làm cơ sở cho việc dạy học đọc – hiểu thơ trữ tình trung đại trong ch ương
trình.
I. Một số nét khái quát về đặc trưng thi pháp của th ơ tr ữ tình trung đ ại
Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ trữ tình trung đại nói
riêng được ra đời trong bối cảnh xã hội phong kiến phát tri ển. Nó ph ản
ánh thực tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, đặc
biệt là những biến động của xã hội và thân phận con người. Cảm h ứng
xuyên suốt như sợi chỉ đỏ của thơ trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu


nước và cảm hứng nhân đạo. Các tác giả thơ trung đại Việt Nam chủ yếu
là những người có địa vị xã hội, có học thức cao, có nh ững ảnh h ưởng quan
trọng cho sự phát triển của xã hội… Bởi vậy khi phân tích, d ạy h ọc đ ọc –
hiểu thơ trữ tình trung đại Việt Nam cần bám sát đặc tr ưng thi pháp.
1. Quan niệm văn chương nghệ thuật, tư duy nguyên hợp và vấn đề
“văn sử triết bất phân” thời trung đại

Tư duy của con người thời cổ đại, trung đại kém phát tri ển v ề kh ả
năng phân tích mà thiên về tổng hợp trực cảm. Vì thế, về mặt th ể loại văn
học, chưa có ý thức tách bạch dứt khoát. Khái niệm văn, th ơ còn bao h ầm
một nghĩa rất rộng, bao gồm cả văn học thuật, văn hành chính.
Có thể dễ dàng nhận thấy, tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung
cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đ ại. Các
tôn giáo và học thuyết Phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên nh ững nét
đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản ch ất vũ tr ụ, không
gian và thời gian, thiên nhiên, con người. T ư tưởng tôn giáo và kinh đi ển
còn đem lại hệ quả quan trọng như: phân biệt văn học linh thiêng và phàm
tục; hạn chế sự biểu hiện cá nhân và ý thức cá nhân; m ặt khác đem đ ến
việc đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn, văn h ọc có mối quan
hệ trực tiếp với tư tưởng. Những quan điểm này có quan hệ đến việc hình
thành những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn
chương trung đại.
Người ta thường nói đến hiện trạng văn sử triết bất phân trong văn
học trung đại. Hiện tượng “văn – sử - triết bất phân” là một hiện tượng
đặc trưng và phổ biến của văn học trung đại, liên quan đến quy lu ật văn
hóa, trạng thái tư duy nghệ thuật, quan niệm văn ch ương th ời trung đ ại.
Nó thể hiện trong hệ thống thể loại văn học và trong cơ chế nghệ thuật ở
mỗi tác phẩm văn học, cụ thể. Văn – sử - triết bất phân “vốn là sản phẩm
của một trình độ tư duy nghệ thuật mà trong đó sự phân hóa gi ữa hai hình
thái tư duy: luận lí (gọi là khái niệm, logic) và hình t ượng ch ưa tách b ạch
nhau mà có sự đan xen. Đó là trạng thái trong sáng tác văn ch ương, t ư duy
hình tượng chưa lấn át hoàn toàn tư duy luân lí. Các ý tưởng, các khái ni ệm
mang tính chất triết học, nói chung vẫn tồn tại trong các tác ph ẩm m ột
cách trực hiện bằng tư duy lý luận (trong khi v ới văn học hi ện đ ại chúng
tồn tại theo một kiểu gián tiếp, tan biến vào trong hình tượng). Vì v ậy
trong quan niệm văn học trung đại, nổi nên chủ đạo nh ư mọi người đã
thừa nhận là quan niệm “văn dĩ tải đạo” “văn dĩ minh đạo” “văn dĩ quán

đạo”…


Hiện tượng văn – sử - triết bất phân được thể hiện trong hệ th ống
thể loại của văn học trung đại, gồm hai loại hình chính là : văn v ần (th ơ)
và văn xuôi, thể hiện trong phạm vi văn xuôi rõ nét hơn văn v ần. trong lo ại
hình văn xuôi, các thể loại của nó có thể chia làm hai bộ ph ận: b ộ ph ận
thứ nhất là những thể loại thuộc văn chính luận được viết bằng tư duy
khái niệm là chủ yếu thì hiện tượng văn – sử - triết bất phân tr ở thành
đặc trưng thể loại. Bộ phận thứ hai là những thể loại văn xuôi t ự s ự nh ư
truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi…cũng là sản phẩm của quy lu ật
này, tuy nó không thể hiện đậm nét bằng văn xuôi chính luận. Chẳng hạn:
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một kiệt tác văn ch ương kết tinh
trên cơ sở của quy luật văn – sử - triết bất phân. Về triết đó là lí tưởng
nhân nghĩa trực tiếp sáng rực lên trong lời mở đầu và tiếp tục chói l ọi ở
cuối tác phẩm Về sử: đó là một bản tổng kết tài tình cô đúc đầy đủ v ề lịch
sử khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo Về văn, đó là một nguồn cảm
xúc trữ tình mang đậm âm hưởng hào hùng, bề thế tới mức đời sau mệnh
danh là thiên cổ hùng văn.
2. Tính ước lệ
Văn học nghệ thuật bao giờ cũng có ước lệ nhất định bởi văn h ọc
không phải là đời sống thực tại. Ước lệ là một th ứ quy ước của một cộng
đồng người, nó là một tín hiệu riêng của cộng đ ồng ấy. Trong văn h ọc
nghệ thuật, nó là ước lệ thẩm mĩ của một cộng đồng giới văn ngh ệ. Mỗi
thời đại văn học có một cộng đồng văn học riêng gồm nh ững ng ười vi ết
văn và những người đọc văn. Cộng đồng văn học ở th ời trung đại thu h ẹp
ở những trí thức Hán học.
Trong văn học thời trung đại, ước lệ được sử dụng một cách phổ
biến, nghiêm ngặt và phức tạp, trở thành một đặc trưng thi pháp. Điều này
đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ thời trung đại, cụ thể là những trí th ức Hán học

tài hoa, họ đem đến cho giới văn học th ời đó khoái cảm th ẩm mĩ th ật s ự.
Tính ước lệ trong văn học trung đại bao gồm ba tính chất:
- Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ
- Tính sùng cổ
- Tính phi ngã
a. Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ:


Văn học chính thống thời phong kiến được gọi là văn chương bác
học. Gọi như thế bởi văn chương mang trong mình tính bác học. Giới văn
học thời trung đại rất hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí th ức Hán
học tài hoa, tao nhân mặc khách, chỉ những người như th ế m ới hiểu, m ới
cảm, mới chia sẻ thú vui văn chương với nhau được mà thôi. Bởi th ế, đ ộc
giả của Nguyễn Khuyến chỉ có thể là Dương Lâm hay Dương Khuê, cho nên
khi Dương Khuê mất thì Nguyễn Khuyến chẳng muốn sáng tác làm gì n ữa:
Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?
Sáng tác trong môi trường ấy, tất nhiên uyên bác có ý nghĩa th ẩm mỹ.
Người sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thông thuộc kinh sử,
điển cố, điển tích; tường tận những thi liệu, văn liệu t ừ nh ững áng văn b ất
hủ của người xưa. Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn, có
tính nghệ thuật cao. Họ cảm thấy thú vị khi đọc những câu th ơ vận d ụng
tài tình những thi liệu cũ:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông
(Nguyễn Du)

Hay:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Nguyễn Trãi)
Văn chương của tao nhân mặc khách nên có khuynh h ướng lý t ưởng
hóa, “văn chương hóa”, họ phải tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng khác
với thế giới đời thường. Vì thế, cái có thật đi vào thế giới ấy phải được
cách điệu hóa cao độ. Hình tượng nghệ thuật càng cách điệu hóa càng đẹp.
Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây,
mày liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc,… Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa
như đang sống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:


Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
(Nguyễn Du)
Cây cối đi vào văn chương cũng phải thật sang quý và đẹp nh ư mai,
cúc, tùng, bách, liễu,…
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
(Bà Huyện Thanh Quan)
Nhìn chung, văn chương thời trung đại không chú ý tả thực. Tả th ực
nếu có, chỉ dùng cho những nhân vật phản diện phàm tục như Mã Giám
Sinh, Sở Khanh, Tú Bà; Bùi Kiệm, Trịnh Hâm:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao ?
(Nguyễn Du)
Quan niệm của con người thời ấy không gì hoàn thiện, hoàn mĩ bằng
tạo hóa, không gì tài hoa bằng hóa công. Vì thế, nh ững gì c ần lý t ưởng hóa
đều phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực
cho cái đẹp của con người. Con những tiểu nhân chỉ có thể so sánh với xác

của chúng, mới tả thực.
b. Tính sùng cổ:
Do quan niệm thời gian phi tuyến tính nên trong văn học trung đ ại,
các tác giả luôn có xu hướng tìm về quá khứ. Thời gian không đi mất mà
quay trở lại gốc nguồn. Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ
phải, đạo đức. Chân lý quá khứ là chân lý có sức sáng tỏa muôn đời. Vì thế,
văn chương thường lấy tiền đề là lý lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, của
lịch sử xa xưa.


Văn học trung đại vì vậy mà đầy rẫy những điển tích, điển c ố.
Mẫu mực của văn chương cũng như vậy. Thơ ca không ai có th ể v ượt qua
những thi thánh, thi thần như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Lặp lại
chuyện cũ, mô phỏng văn chương xưa, “tập cổ” vay mượn văn liệu, thi tứ,
hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước chẳng nh ững
không bị chê trách mà còn là một cách tạo thêm giá trị cho sáng tác của
mình.
c. Tính phi ngã:
Thời phong kiến, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển.
Con người chưa bao giờ “sống là mình”. Con người chỉ sống với không gian
mà không sống cùng thời gian. Con người được nhìn nhận, đánh giá trên cơ
sở của tầng lớp, giai cấp, dòng tộc, địa vị xã hội. Con người chỉ phân thành
hai loại: quân tử và tiểu nhân. Chính điều kiện xã hội ấy đã sinh ra hệ
thống ước lệ trong văn chương, một ước lệ nghệ thuật có tính phi ngã.
Nhà thơ cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng cái nhìn hữu ngã và
bằng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu do cá nhân mình sáng tạo.
Tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có sự quy định sẵn theo công th ức: t ứ
quý, xuân lan, thu cúc, hoa điểu, tùng hạc, liên áp, tiêu tương, s ơn th ủy;
nhân vật thì ngư, tiều, canh, mục; cảnh trăng khuya thì có thuy ền g ối bãi,
thuyền chở trăng… Người sáng tác phải có một kho điển cố, kho thi li ệu,

văn liệu chung cũng là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ phi ngã.
Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩa trong
tác phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Lao
động nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo; văn học chân chính không
chấp nhận công thức, phi ngã. Trong văn học th ời trung đại của dân tộc ta,
các cây bút lớn đều khẳng định tư tưởng, cá tính và tài ngh ệ đ ộc đáo c ủa
họ. Tiến trình văn học đã khẳng định điều đó. Chúng ta không th ể phủ
nhận cá tính sáng tạo của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,
Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà,… Chỉ có điều, do
tính qui phạm nghệ thuật nên sự khác biệt trong tư tưởng và phong cách
nghệ thuật của các cây bút ấy chỉ là những biến thức khác nhau của sự
vận dụng những chuẩn mực chung của cộng đồng VH bấy giờ mà thôi.
3. Thiên nhiên trong văn thơ trung đại
Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại dường như không
thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác
phẩm. Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mỹ cảm và tư tưởng triết
học phương Đông của các tác giả thời kì trung đại. Hiện t ượng này có th ể


bắt nguồn từ xã hội kinh tế nông nghiệp thô sơ của th ời trung đại. Thời ấy
con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực tiếp khai thác thiên nhiên
bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là nguồn nuôi dưỡng tinh
thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt trong cuộc sống gia
đình, xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn minh lúa n ước.
Thiên nhiên trong văn thơ trung đại có một số đặc điểm cơ bản sau đây.
a. Thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách th ể trong
văn chương:
Con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con người đã
gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên
nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối

tượng hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem
thiên nhiên như là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một
cách không tự giác, như trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm – tri ết
lý sống nhàn được nhà thơ gửi gắm qua mối quan hệ gắn bó chặt chẽ v ới
thiên nhiên, cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm
Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn
trọng sự sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả nh ư
là một khách thể, là đối tượng cảm nhận của con người.
b. Thiên nhiên được miêu tả theo một bút pháp đặc biệt:
Thiên nhiên trong văn thơ trung đại được miêu tả theo m ột bút pháp
đặc biệt: không tả hình xác mà gợi tả linh hồn của thiên nhiên. Thiên
nhiên trở thành ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng, chứa đựng
những cảm giác, cái không thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi gắm
những tư tưởng, tình cảm hay triết lý của con người.
Xuân đến trăm hoa nở
Xuân đi trăm hoa rụng

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết


Đêm qua sân trước một nhành mai
(Mãn Giác Thiền sư)
Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân t ử ti ểu nhân nh ư
con người. Bầu bạn hay tri âm tri kỉ với nhà thơ phải là thứ thiên nhiên tao
nhã, sang trọng như “Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí
Minh). Họ tự ví mình như cốt cách của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc,
trúc, mai”.

Quét trúc bước qua lòng suối
Thưởng mai về đạp bóng trăng
(Nguyễn Trãi)
Hay:
Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ hạc là người thân
(Nguyễn Du)
Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm
thường cũng là để đối lập họ với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc thế:
Phượng những tiếc cao diều hãy lượn
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi

Hoặc:
Đến trường đào mận ngạt chăn thông
Quê cũ ưa làm chủ trúc thông
(Nguyễn Trãi)
c. Thiên nhiên trong thơ trung đại có hai đặc tính:
Thiên nhiên được cảm nhận và tái hiện một cách tinh vi như muốn
khám phá linh hồn ẩn kín, bí mật của tạo vật.


Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
dịch thơ:
Ngủ dậy ngó song mây
Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay.

(Xuân hiểu - Trần Nhân Tông)
Thiên nhiên trong thơ thường được phối màu thanh đạm, đường nét
thanh tao; nhưng thấm chất sống ngồn ngộn tươi rói như thiên nhiên
trong cuộc sống đời thường.
Đồng bằng nhô núi biếc
Hình thế tựa diều bay
Cầu vắt qua khe nước
Chùa nằm tít đỉnh mây
(Đề núi cánh diều - Lê Quý Đôn)
Trăng giục chèo khua sóng
Thanh vắng hứng càng say
Sương đầm hoa tươi tốt
Thu nhuộm núi hao gầy…
(Dạ nguyệt hành chu - Lê Hữu Trác)


Thiên nhiên luôn được tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm lắng
sâu của người làm thơ. Đọc những vần thơ của Trần Nhân Tông, Lê Quý
Đôn, Lê Hữu Trác, ta như nghe thấy hơi thở nhịp điệu tâm hồn của các thi
nhân ấy. Thơ của các thi nhân ấy là tâm hồn sáng láng, nhân cách cao cả,
phong thái tự tại của chính họ giữa chốn đời bụi bặm này.
4. Thế giới nghệ thuật phi thời gian trong văn học trung đại
Con người thời cổ đại và trung đại chưa xem th ời gian và không gian
như những phạm trù trừu tượng. Người ta cảm nhận thời gian bằng sự
trực cảm, bằng những tín hiệu không gian, bằng sự vận động của
thiên nhiên và sự sống của con người. Bước đi của thời gian được theo dõi
bằng thời tiết bốn mùa, bằng thời vụ nông tang, bằng sen tàn, cúc n ở,
bằng oanh vàng liễu biếc hay tiếng Đỗ quyên kêu.
Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.

Hay:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Từ kinh nghiệm trực cảm, người xưa có hai nhận thức về thời gian:
– Quan sát cận cảnh hằng ngày, nhận thức thời gian tuyến tính một đi
không trở lại. Thời gian tuyến tính vận động mau lẹ, đầy hình ảnh, đ ầy
màu sắc cụ thể và giàu chất sống. Thời gian tuyến tính là thời gian của thế
giới phàm tục.
– Quan sát thế giới từ xa, nhận thức thời gian tuần hoàn qua sự tuần
hoàn của vũ trụ. Đây là quan niệm thời gian chu kì, thời gian quay tròn
không đi mất, động mà tĩnh, ngưng đọng, phi thời gian. Th ời gian chu kì là
thời gian của cõi trời, cõi tiên, của thế giới thanh cao bất tử.
Trong hai quan niệm thời gian này, người xưa chủ yếu h ướng về
thời gian chu kì, họ cho rằng thời gian tuyến tính phục tùng th ời gian chu
kì. Vì vậy, cảnh trong thơ xưa nhìn chung là cảnh ngưng đọng, phi th ời
gian, màu sắc đạm bạc giàu ý nghĩa biểu tượng triết lý h ơn là hi ện th ực.


Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thời gian chu kì ngưng đọng biểu đ ạt
lối sống nhàn tản, bất hòa với cõi nhân gian thế thái:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Hoặc:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Trong thơ Nguyễn Khuyến, thời gian hầu như tĩnh tại đồng hiện, con
người như đóng khung trong thời gian lắm sắc màu lòe lọet, nhịp đi ệu trì
trệ ấy mà cảm nghe sự bất lực của một kẻ sĩ vong quốc:
Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
(Thu ẩm)
5. Con người trong văn chương trung đại
a. Con người vũ trụ:
Thời trung đại, con người và thiên nhiên tạo vật được nhìn nhận là
một khối thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ luôn tìm về h ội nh ập
cùng đại vũ trụ. Con người vì thế luôn quan hệ v ới vũ trụ. Chính quan
niệm này đã chi phối quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn chương: con người vũ trụ. Con người vũ trụ thể hiện qua một thi đề
phổ biến của thơ trữ tình: con người giao cảm, đối diện đàm tâm với tạo
vật vũ trụ, có kích thước vũ trụ.
Con người khi gặp oan khuất, chỉ có trời đất thấu hiểu.
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
(Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn)


Khi thề nguyền keo sơn gắn bó thì núi sông chứng giám lòng thành
thủy chung. Khi xử thế lánh đục tìm trong, vong bần lạc đạo, con người
tìm về chốn lâm tuyền, cùng bầu bạn với gió trăng. Khi nhập thế thì rồng
mây gặp hội. Tầm vóc con người được đo theo chiều kích sông núi:
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Hay:
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
(Nguyễn Công Trứ)
Người đẹp là người sánh ngang với sự hoàn mỹ của vũ trụ và khiến
trời đất cũng ghét ghen:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
(Kiều– Nguyễn Du)
Hoặc:
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa
(Cung oán ngâm– Nguyễn Gia Thiều)
Con người vũ trụ luôn ứng xử theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ,
âm dương tiêu trưởng. Tư tưởng đó là thiên mệnh. Thấm nhuần tư tưởng
trên, nên người quân tử “xuất xử”, “hành tàng” một cách ung dung thanh
thản: gặp tai biến không lo sợ sầu não, gặp vận may không vui mừng đắc
chí. Họ luôn sống theo khái niệm “Thời”, theo qui luật: bĩ tắc thái, cùng tắc
thông. Trong văn chương xưa, ta thường thấy hình ảnh con người sống
theo đạo trời, bước đi cùng tạo hóa. Họ khoan thai, ung dung, hòa mình vào
thiên nhiên; thậm chí muốn nhập hẳn vào vũ trụ:
Trên đồi có thông
Muôn dặm biếc mông lung
Ta thảnh thơi nằm ngủ bên trong
(Nguyễn Trãi)


Thời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Thế nên
con người thường dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống. Do v ậy
con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới. Thiên nhiên là bạn
tri âm tri kỷ của con người. Người phương Đông xưa quan niệm: thiên
nhiên có mối giao hòa giao cảm với con người bởi con ng ười là m ột "tiểu

vũ trụ" có quan hệ tương thông tương cảm với "đại vũ trụ"- thiên nhiên
ngoại giới (Thiên nhân tương cảm, thiên nhân tương dữ, thiên nhân t ương
chi, thiên nhân hợp nhất). Con người là một yếu tố trong mô hình vũ tr ụ:
Thiên - Địa - Nhân hợp thành "Tam Tài". Con người sống trong vòng "Thiên
phú địa tái" (Trời che, đất chở).
Thế đứng của con người trong vũ trụ là "Đỉnh thiên lập địa" (Đầu
đội trời chân đạp đất). Do quan niệm con người và thiên nhiên có mối giao
cảm đặc biệt như thế nên thiên nhiên cũng là thiên nhiên h ữu linh, h ữu
tâm, hữu tình "Vạn vật hữu linh".
b. Con người đạo đức:
Thời cổ-trung đại, Người ta chưa phân biệt được tâm và vật. người
ta gán tâm cho vật. Vạn vật khách quan đều có tính chủ th ể. Th ời gian,
không gian đều có xấu tốt, độc lành. Toàn bộ xã hội được nhìn nhận trong
một hệ thống tôn giáo – đạo đức nhất định tùy theo từng khu vực văn hóa.
Văn chương theo đấy mà phản ánh xã hội không phải ở bình diện
khách quan mà chủ yếu theo quan niệm đạo đức, luân lý. Nhân loại phân
hóa thành hai cực đạo đức và phi đạo đức. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng
phân hóa thành hai tuyến: thiện và ác, chính và tà, trung và nịnh, quân tử
và tiểu nhân. Chủ đề đạo đức, khuynh hướng giáo huấn có tính phổ biến
đối với các loại tiểu thuyết, cổ tích thời trung đại:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Văn chương không nhằm mục đích nhận thức hiện thực mà chỉ để
chuyên chở đạo lý, đấu tranh cho đạo lý. Chức năng giáo dục của văn học
được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, Các truyện Nôm đều kết thúc có hậu. Văn
chương gần như minh họa cho đạo đức, khẳng định triết lý: Ở hiền gặp
lành, ở ác gặp dữ; khuyên con người tích thiện, hành thiện.
Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau

(Nguyễn Đình Chiểu)
Hay:
Thiện căn ở tại lòng ta


Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Nguyễn Du)
Nhìn chung, con người trung đại quan niệm thế giới có tính chất
lưỡng nguyên. Họ cho rằng, cõi trần gian tội lỗi và cõi trời cao cả thánh
thiện. Hướng về cao cả, thánh thiện; nên văn chương thường thiên về cái
đẹp phi vật chất, phi tính dục, phi thân xác. Hình tượng văn học chủ yếu
được xây dựng bằng thị giác, thính gíác. Hình t ượng vị giác, nhất là xúc giác
bị xem là thô tục, phi mỹ học.
Người Việt Nam từ xưa đến nay có truyền thống trọng đạo, trọng
văn. Thấu hiểu điều đó, các nhà văn Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn th ời
kì Trung đại đã biến truyền thống thành thế mạnh, đưa vấn đ ề đạo làm
người vào trong các áng thơ văn của mình như một điểm sáng để tìm kiếm
tri âm. Đặc biệt, thời kì văn học trung đại l ớn lên trên n ền xã h ội phong
kiến nên văn chương trở thành một công cụ đắc lực để bảo v ệ và duy trì
trật tự xã hội. Chức năng cơ bản của văn học thời kì này là “ văn dĩ t ải
đạo”. Các nhà văn, nhà thơ đều là vua quan, quý tộc, kẻ sĩ, đều xuất thân t ừ
cửa Khổng sân Trình nên họ sáng tác văn chương là để đề cao đ ạo đ ức
phong kiến. Đạo ở đây chủ yếu là các vấn đề cơ bản của Nho giáo, là
những lời răn dạy của đức Khổng – Mạnh. Tuy nhiên, trong các sáng tác
của mình, các nhà văn trung đại không chỉ ph ản ánh m ột cách c ứng nh ắc,
khiên cưỡng, đơn thuần tính quan phương mà còn lên tiếng khuy ến thi ện
trừ gian. Nguyễn Trãi có câu thơ:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí có anh hùng.
Ở đây, Nguyễn Trãi vừa cổ vũ cho quan niệm đạo đức phong ki ến,

nhưng đồng thời thơ ông còn thể hiện tư tưởng: người quân t ử ph ải luôn
hành đạo giúp đời, phải diệt trừ cái xấu, cái ác để “yên dân”. Sáng tác thơ
văn không chỉ để chở đạo đức, đạo lý mà còn làm ra th ứ vũ khí đ ể chi ến
đấu với kẻ gian tà, độc ác trong xã hội. Đó là chính đ ạo trong văn ch ương.
Trong thời kì văn học trung đại, các nhà văn, nhà th ơ th ể hiện lòng
yêu thương con người với tất cả những gì nhân bản nhất. Nhiều tác ph ẩm
lên tiếng ca ngợi vẻ đẹp của con người, sẻ chia với n ỗi th ống kh ổ c ủa
những con người bất hạnh, lên tiếng tố cáo các th ế lực chà đạp lên giá tr ị
của con người và bênh vực quyền sống của con người. Các tác ph ẩm tiêu
biểu là : Truyền kì mạn lục của Nguy ễn Dữ, Sở kiến hành, Truy ện Kiều,
Văn tế thập loại chúng sinh, Long Thành cầm giả ca của Nguy ễn Du, Văn
tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái.... Mỗi tác phẩm là một khúc là m ột
hồi chuông kêu cứu thống thiết cất lên tự đáy lòng của nhà văn tr ước


những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ trong xã h ội phong
kiến. Lòng nhân thể hiện đầy đủ, hàm súc qua hai câu m ở đầu Truy ện
Kiều:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.
Tương tự chữ Nhân, Nghĩa cũng là một trong 5 điều quan tr ọng mà
đức Khổng Tử cho là hết sức cần thiết của mỗi người quân tử. Nghĩa là ân
nghĩa, ân tình, nghĩa khí, tri ân (trả ơn), thi ân (làm ơn, ph ước) có tình
nghĩa và cư xử tử tế với mọi người. Chế độ phong kiến đã cố định hóa
những nội dung này trong một số tư tưởng, mối quan hệ mang tính chính
trị - xã hội như: nhân nghĩa, nghĩa vua tôi, nghĩa tào khang.... Chữ Nghĩa ở
đây cũng ít nhiều mang tư tưởng giai cấp như ch ữ Nhân. Đi ều này th ể hi ện
khá rõ qua thơ văn Nguyễn Trãi.
c. Con người phi cá nhân:
Trong văn học thời trung đại, con người cá nhân chưa được quan

niệm rạch ròi và xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật. Đây là m ột
vấn đề có cơ sở xã hội của nó. Xã hội phong kiến, về phương diện kinh tế,
không dựa trên nền tảng cá nhân. Do vậy, con người chưa được nhìn nhận
như một cá nhân cá thể ý thức. Giá trị cá nhân không được xem xét từ bản
thân phẩm chất cá nhân mà ở vai trò của cá nhân trong mối quan h ệ giai
tầng. Chính vì thế, trong văn chương, từ ứng xử đến tâm tư; từ tình yêu đôi
lứa đến tình yêu nước,… tất cả đều theo một chuẩn mực chung của đẳng
cấp.
Trong Thiền uyển tập anh, hình tượng các thiền sư được xây dựng là
những con người đắc pháp thâm sâu, là những bậc minh sư đ ạt đ ến lẽ
huyền vi của Phật đạo. Do vậy, đó cũng chính là nh ững con ng ười vô ngã
giữa nhân gian.
Khi thấy được bản lai diện mục của mỗi người đều là vô ngã, con
người sẽ vô chấp, không còn bị chi phối bởi nh ững dục vọng mê m ờ v ốn
làm điên đảo nhân sinh. Đó chính là lời kệ mà thiền sư Viên Chiếu căn dặn
đệ tử trước lúc thị tịch:
“Thân như tường vách đã lung lay
Lật đật người đời những xót thay
Nếu được “lòng không” không sắc tướng
“Sắc” “không” ẩn hiện mặc vần xoay”
Hiểu được thân người cũng như “tường vách đã lung lay”, có nghĩa
xác thân này vốn do duyên mà kết thành, hết duyên thì tán rã, vậy sao ph ải
chấp vào thân xác, vào cái ngã của riêng ta? Hiểu đ ược “tánh không” c ủa


vạn pháp sẽ đem lại cho con người sự tự do tự tại giữa dòng phù th ế, các
lưỡng cực “sắc”, “không” không còn chi ph ối người đ ạt đ ạo.
Cũng chính từ tư tưởng vô ngã, “vạn pháp giai không” đó, thi ền s ư
Bản Tịnh đã trao truyền tâm pháp cho đệ tử tr ước lúc th ị tịch:
“Huyễn thân bản tự không tịch sinh

Do như kính trung xuất hình tượng
Hình tượng giác liễu nhất thiết không
Huyễn thân tu du chứng thực tướng”
(Thân huyễn vốn từ không tịch sanh
Dường tựa trong gương hiện bóng hình
Hiển rành hình tượng là không huyễn
Thân huyễn phút giây chứng thực tướng)
Khi trực nhận được tất cả chỉ là “mộng huyễn bào ảnh”, ngay cả thân
ta cũng chỉ là huyễn mộng, thiền sư đạt đến cảnh giới “vô ch ấp” vào v ạn
hữu, và ngay lúc đó, đã tìm thấy niết bàn ở chính cuộc tr ầm luân.
Con người trong Thiền uyển tập anh không phải là những người
bình thường, những kẻ đang ngụp lặn giữa trầm luân, mà đó là nh ững bậc
thiện tri thức đã giác ngộ viên mãn. Do vậy, hình ảnh con ng ười liễu tri sâu
sắc về cuộc đời và nhân thế là nét nổi bật của quan ni ệm ngh ệ thu ật v ề
con người trong Thiền uyển tập anh.
Ngay những chuyện như sinh tử là đại sự ở đời, thiền sư vẫn có cái
nhìn về nó với cái tâm bình thường, có nghĩa là thiền sư đã v ượt thoát sinh
tử ngay giữa vòng sinh tử:
“Hữu tử tất hữu sinh
Hữu sinh tất hữu tử
Tử vi thế sở bi
Sinh vi thế sở hỉ
Bi, hỉ lưởng vô cùng
Hốt nhiên thành bỉ thử
Ư chư sinh tử bất quan hoài
Úm tô rô, úm tô rô tất rị”
(Thiền sư Trì Bát)
(Có tử thì có sinh - Có sinh thì có tử - T ử, ng ười đ ời bu ồn r ầu - Sinh,
người đời mừng rỡ - Buồn vui đều vô cùng - Đ ối nhau thành “kia”, “n ọ” -



Mọi điều “sinh”, “tử” chẳng quan tâm - Um! Suru Suru Sre! - Hà Văn T ấn
dịch)
Nhân vật trong các truyện Nôm đều là những nhân vật sắm vai,
nghĩa là họ diễn các vai trò mà xã hội giao cho với những nghi thức áp đặt
bên ngoài. Tình yêu cũng đầy nghi th ức. Tình yêu k ị sĩ, tình yêu của giai
nhân tài tử đều có những nghi thức riêng. Như vậy, thời phong ki ến trung
đại, con người cá nhân chưa được giải phóng về nhiều ph ương di ện. Con
người sống đồng trục, đồng dạng về tư tưởng tình c ảm. Con ng ười xu ất
hiện trong văn chương với mối quan hệ tình và nghĩa; nhưng không có
màu săc cá nhân.
Từ đó, những thủ pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong
tác phẩm cũng giống nhau. Các nhà văn th ường sử dụng hành vi bên ngoài
và những dấu hiệu thân xác để diễn tả tâm tư nhân vật. Trần Hưng Đạo
giận quân xâm lược thì “nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa”. Kiều Nguyệt Nga thủy chung với Lục Vân Tiên thì h ọa hình người
mình yêu mà mang theo trên đường công Phiên. Thúy Ki ều lo nghĩ, nh ớ
thương đến héo hon, sầu não thì “khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”.
Con người trong văn học chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng triết
học, thần học mỗi thời. Đặc điểm chung dễ thấy của ý th ức trung đ ại là
quan niệm về con người “vô ngã”. Trong triết học Lão – Trang, v ới các quan
niệm “tề vạn vật”, “đẳng thị phi”, “vật ngã đồng nh ất”, Trang T ử k ịch li ệt
phản đối xem con người là trung tâm, nhất là xem con người cá nhân là
trung tâm của vũ trụ. Ông cho rằng cái tôi là một giới h ạn trong không
gian (vong ngã, vong kỷ, vong vật), đạt tới cõi “vật ngã lưỡng vong”, “vô
kim cổ” thì con người mới có thể hòa đồng v ới vũ tr ụ, s ống m ột cu ộc đ ời
vô tận, vô cùng. Điều này không có nghĩa là phủ đ ịnh cá nhân m ột cách
giản đơn, mà lại là một sự khẳng định cá nhân trong giới h ạn khác. Trang
Tử khẳng định con người tự nhiên, tự do, thoát khỏi luân lý và chính tr ị
kiểu Nho giáo đầy trói buộc và nặng về công danh.

“Vô ngã” là phạm trù lý thuyết, lý tưởng chung của tam giáo ch ứ hoàn
toàn không phải là thực tế tồn tại của con người. Văn h ọc là lĩnh v ực ý
thức về đời sống của con người. Do vậy, sẽ nhầm lẫn nếu l ược quy con
người trong văn học vào các ô có sẵn của triết học. Văn h ọc ch ịu ảnh
hưởng sâu sắc của các phái triết học, nhưng không đồng nhất v ới chúng.
Con người sinh ra, ai cũng có khác biệt, đẹp xấu, m ạnh, y ếu, tài trí, v ụng
về, hiền đức, độc ác, những đặc điểm ấy cho người ta hi ểu s ự khác nhau
về cá nhân như là cá tính, và con người có nhu cầu t ự kh ẳng định mình
trong xã hội, trong tồn tại của chính mình, do đó t ất y ếu d ần d ần có ý th ức
về cá tính. Nhưng cá tính ấy trong thời đại ngự trị của các tư t ưởng và
chuẩn mực vô ngã thì chỉ được khẳng định theo m ột trong hai hình th ức :
hoặc phấn đấu tự khẳng định mình trong các chuẩn mực luân lý xã h ội,


trong bậc thang danh vị của mình ; hoặc tự khẳng định bằng nh ững bi ểu
hiện phi chuẩn, siêu chuẩn. Trong tr ường h ợp th ứ nhất h ọ là nh ững anh
hùng, quân tử, danh thần, tài nhân,… Trong trường h ợp th ứ hai h ọ là
những kẻ thị tài, độc tài, ngông ngạo hoặc điên khùng, si mê, ngốc ngh ếch.
Đó là những phạm trù biểu hiện cá tính đặc trưng của th ời trung đ ại. Và
hai con đường đó không phải lúc nào cũng loại tr ừ nhau.
d. Con người ý thức:
Những vấn đề quan niệm về con người trình bày ở trên là xét về đại
thể, xét trong một giai đọan văn học từ thế kỉ X-đầu thế kỉ XVIII. Trong
thực tiễn đời sống văn học, ở tác giả này, ở tác phẩm kia không phải là
không có con người cá nhân ý thức về cái tôi của mình. Nhất là ở giai đọan
cuối thế kỷ XVIII. Xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII rơi vào
tình trạng khủng hỏang sâu sắc. Mọi chân giá trị của xã h ội bị đảo lộn hay
băng hoại. Đây cũng là thời đại khởi nghĩa của nông dân. Chính t ừ điều
kiện xã hội ấy, ý thức cá nhân bắt đầu trỗi dậy. Con người cá th ể cảm
thấy bị trói buộc nặng nề phi lý của đạo lý, của lễ giáo phong kiến, c ủa hệ

thống ước lệ thẩm mỹ phong kiến.
Trong đời sống văn học, nhiều tác phẩm có tính chất phản phong
xuất hiện như Cung óan ngâm khúc, Truyện Kiều; nhiều tác giả dõng dạc
khẳng định cái tôi của mình như Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Cao Bá Quát,
Nguyễn
Công
Trứ,…
Có thể đơn cử thơ Hồ Xuân Hưong để minh chứng cho điều đã nói ở
trên. Hồ Xuân Hương là nữ sĩ đã đưa cái tôi của mình vào th ơ, đã tr ưng ra
cá tính nổi loạn trên những trang viết của mình. Hồ Xuân Hương đã làm v ỡ
tung hệ thống ước lệ nghiêm ngặt của văn học trung đại.
Trong thơ Hồ Xuân Hương, những gì gọi là hiền nhân quân tử đều bị
phàm tục hóa, đời thường hóa. Họ cũng chẳng sang quý gì mà cũng m ỏi gối
chồn chân, đã mỏi gối chồn chân nhưng vẫn cố trèo “Đèo Ba dội”, cũng mụ
mị ngắm nhìn “Cá giếc le te lội giữa dòng”, cũng:
Trai đu gối hạc lom khom cật
Gái uốn lưng ong ngữa ngữa lòng.
(Đánh đu)
Hồ Xuân Hương đã lên tiếng đòi hỏi hạnh phúc cá nhân, h ạnh phúc
cho người phụ nữ “Làm lẽ”. Nữ sĩ đã đem hạnh phúc ấy mà xô lệch cái thế
giới nghệ thuật trang nghiêm, đạo mạo của các đấng, bậc Hán học; để
khẳng định một chất nhân văn mới, một hình thức nghệ thuật mới cho
thơ.
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi


Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(Mời trầu)

Hồ Xuân Hương đã lấy trực cảm nghệ thuật mà khám phá và tái hiện
tạo vật thế giới, xây dựng nên một vũ trụ thơ ca ngồn ngộn sắc màu,
thanh âm, đường nét sống động, tươi rói sự sống. Đấy là một thế giới bộc
lộ trọn vẹn tình cảm của nữ sĩ:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mỏm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá ?
Thân này đâu đã chịu già tom !
(Tự tình I)
Cũng có thể thấy ở thơ Nguyễn Công Trứ con người cá nhân ý th ức.
Nguyễn Công Trứ chủ trương hưởng lạc để khẳng định bản th ể của cá
nhân. Hưởng lạc là sự tự khẳng định cá nhân mình trong thời gian hữu
hạn. Do vậy, ta hiểu vì sao nhà thơ không dùng khái niệm “Trăm năm” mà
dùng “Ba vạn sáu nghìn ngày”. Nhưng cần ph ải th ấy rõ, h ưởng l ạc c ủa
Nguyễn Công Trứ nằm trong phạm vi thể hiện cái tài tình của cá nhân:
“Bài ca ngất ngưỡng” hay:
Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao
hoặc:
Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Nhìn chung, với Nguyễn Công Trứ, ý thức cá nhân được kh ẳng định
với ba phạm trù: công danh, cái nhàn hưởng lạc và cái ta hơn người, cái
riêng tư tự hào, tự cho là đủ. Tất cả tạo nên một con ngươi cá nhân trong
thơ hài hòa, tự tin, phong lưu, tự do, đứng trên mọi sự tính tóan được mất
khen chê. Đấy là bước phát triển cao nhấy của ý thức cá nhân mang nội
dung phong phú, hài hòa trong văn học Việt Nam thời trung đại.
Có thể nói thế kỷ XVIII đã xảy ra một bước ngoặt lớn trong quan
niệm con người cá nhân, làm nở rộ một dòng văn học nhân đạo, khác v ới
văn học nhân nghĩa là chủ đạo trước đó. Bước ngoặt làm đổi thay giá tr ị

con người ấy là : Trước thế kỷ XVIII cá nhân chỉ được đánh giá trong thang
bậc đạo lý, nghĩa lý, lý trí và ở sức mạnh tinh thần, con người càng có ngh ị


lực vươn lên bao nhiêu, càng khắc phục cá nhân nhỏ bé, phàm tục bao
nhiêu thì càng có giá trị. Bởi vì nghĩa lý, đạo lý, giáo lý là cái thi ện, còn mọi
thứ dục, lục dục, nhân dục, nhất là tình dục đều là cái ác. Bây giờ tình hình
lật ngược lại. Quyền sống của con người trần thế, giá trị con ng ười thân
xác với bao thứ “dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm c ủa giá tr ị. B ất
kỳ cái gì chà đạp giá trị ấy, quyền sống ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái
đáng oán hận.
Con người cá nhân xuất hiện bao giờ cũng là một s ự phân hoá kh ỏi
cái chung, sự hiện diện những nhu cầu vượt khỏi khuôn kh ổ chung của xã
hội. Trong văn học trung đại, khi con người là một bộ phận c ủa đẳng c ấp,
gia tộc, bị đồng nhất trực tiếp vào cộng đồng, tự cảm thấy các thu ộc tính
của cộng đồng ấy như là thuộc tính tự nhiên của chính mình, thì con ng ười
chưa thể có ý thức về con người cá nhân. Người ta bắt đầu cảm thấy được
số phận và thực thể cá nhân khi nào bị tách rời ra khỏi cộng đồng ấy.
Truyện Kiều là đỉnh cao về quan niệm con người cá nhân trong văn
học cổ điển Việt Nam với nhiều bình diện phong phú nhất, ph ức tạp nh ất.
So với con người cá nhân trong giai đoạn văn học tr ước, v ới con ng ười
trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương,… có th ể
nói đây là tập đại thành về quan niệm con người cá nhân c ủa th ời đ ại.
II. Một số đặc điểm của thơ Đường luật cần lưu ý khi đọc – hi ểu th ơ
trữ tình trung đại
Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được tiếp cận các văn
bản thơ trung đại chủ yếu là theo hình thức thơ Đ ường luật v ới các th ể
thơ: ngũ ngôn, thất ngôn với số dòng là tứ tuy ệt, bát cú. B ởi v ậy, đ ể h ọc
sinh có thể hiểu và cảm thụ văn bản thơ trữ tình trung đại sâu sắc, trước
hết chúng ta phải hướng dẫn học sinh nắm được một số đặc điểm c ơ bản

của thể thơ này. Trong chuyên đề này người viết xin được điểm qua m ột
số đặc điểm cơ bản của thể thơ Đường luật để làm “chìa khóa” cho h ọc
sinh trong quá trình tiếp nhận.
1. Về phương diện nội dung:
- Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: Tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật, quê
hương đất nước… thể hiện qua các bài thơ ca ngợi phong cảnh hùng vĩ,
tráng lệ với vẻ đẹp bốn mùa cây cỏ lá hoa non xanh nước biếc…
- Cảm hứng nhân đạo: phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân vì chi ến
tranh, loạn lạc, cơ hàn; nói lên lòng khát khao hạnh phúc hòa bình; ngợi ca
tình nghĩa vợ chồng, bằng hữu…
- Ngoài ra còn có cảm hứng khác như ca ngợi thú tiêu dao, nhàn tản, nói về
sinh hoạt nơi đồngquê hay các thú vui tao nhã c ầm kì thi h ọa c ủa các bậc
mặc khách tao nhân.


2. Về phương diện nghệ thuật:
2.1. Thể thơ:
a. Thể thơ Đường luật: thơ Đường với những quy định chặt chẽ
* Số câu:
- Tứ tuyệt: 4 câu
- Bát cú: 8 câu
- Trường cú: 10 câu trở lên
* Số tiếng: ngũ ngôn, thất ngôn
* Luật thơ: quy định trên nhiều phương diện
- Luật phối thanh: sự phối hợp thanh điệu ở các tiếng trong câu th ơ m ột
cách hài hòa
+ Trong một câu (7 tiếng): theo quy định “nhị, tứ, lục phân minh” (đ ối nhau
về thanh); “nhất, tam, ngũ bất luận” (tiếng thứ 5 và tiếng th ứ 7 ph ải trái
dấu ngược thanh)
+ Trong hai câu thơ liền nhau:

Nếu cùng cặp (đề, thực, luận, kết): đối nhau về thanh (2/4/6)→luật
Khác cặp (2-3, 4-5, 6-7, 8-1): dính nhau, lặp lại thanh →niêm
+ Điệu thơ: quy định bằng tiếng thứ 2 của câu th ứ nhất, có 2 đi ệu c ơ b ản
(điệu bằng, điệu trắc)
- Vần điệu:
+ Đúng luật: vần chân nằm ở tiếng cuối cùng của các câu 1, 2, 4 (th ơ t ứ
tuyệt); tiếng cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 (th ơ bát cú)
+ Phá luật: vần bằng
- Nhịp thơ, cách ngắt nhịp: nhịp cuối trong câu thơ là nhịp l ẻ (4/3, 2/2/3,
2/2/2/1)
- Tính cân đối nổi bật trong thơ Đường: đối giữa 4 câu giữa của bài th ơ bát
cú (cặp câu thực, luận): đối ý, đối lời (cùng kiểu từ loại, kiểu kết h ợp), đ ối
thanh điệu
b. Thơ cổ phong: 2 loại
- Trường cú Đường luật (thể hành): có vần, có luật riêng
- Cổ phong (phú): có vần, không chặt chẽ về luật
c. Từ: kết hợp với âm nhạc
2.2. Ngôn ngữ thơ


- Ngắn gọn, quy định số lượng câu, tiếng theo đặc trưng th ể loại, hàm súc,
cô đọng, tinh luyện, công phu
- Đơn giản, phổ biến, giản dị, sâu sắc, có nhiều sức g ợi m ở
2.3. Tứ thơ: Sự kết hợp giữa hình ảnh thơ với ý nghĩa th ơ
- Cấu tứ nghệ thuật: dựa trên các mối quan hệ giữa các sự v ật, các tr ạng
thái tình cảm (tương phản, tương đồng): xưa- nay, mộng- th ực, tiên- t ục,
cảnh- tình, sống- chết, không gian- thời gian, vô hạn- hữu h ạn
- Thơ ca nói chung cũng như thơ Đường nói riêng, nó không nói hết, không
nói trực tiếp ý mình muốn nói mà để cho người đ ọc cùng suy nghĩ, cùng
sáng tạo. Chính đặc điểm này đã tạo nên cái gọi là “ý t ại ngôn ngo ại”,

“ngôn tận ý bất tận”. Nói gọn lại: chính đặc điểm này mà th ơ Đường cô
đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. Nó gợi mà không t ả đ ể t ạo nên m ột
môi trường liên tưởng rộng. Vậy, ta giúp học sinh tham gia đồng sáng t ạo
cùng tác giả, học sinh cảm nhận được cái mạch ngầm của nh ững tác ph ẩm
thơ ca.
2.4. Bút pháp: chấm phá, gợi kể là chính, kị tả th ực
- Chọn lọc hình ảnh có tính biểu tượng cao
- Chọn lọc những thủ pháp nghệ thuật độc đáo
- Điểm nhìn linh hoạt
Trong quá trình dạy học thơ trung đại, giáo viên và h ọc sinh cần bám
sát vào kết cấu của các thể thơ Đường luật quen thuộc để tìm hiểu giá tr ị
của tác phẩm:
Thất ngôn
tứ tuyệt

ngôn

Thất


bát

Tác dụng

Giới thiệu vấn đề, khơi gợi hoàn cảnh,
tâm trạng…

Phần 1

Khai (Câu 1)


Đề (Câu 1-2)

Phần 2

Thừa (Câu 2)

Thực (Câu 3-4) Giải thích, triển khai vấn đề

Phần 3

Chuyển (Câu 3) Luận (Câu 5-6) Bàn luận ý nghĩa, nhận thức về vấn đề…
Đặc biệt với thể thất ngôn tứ tuyệt, câu
3 như một “bản lề” khép mở hai vấn đề,
hai tâm trạng, là bước chuyển về cảm


xúc của tác giả.

Phần 4

Hợp (Câu 4)

Kết (Câu 7-8)

Tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ thái độ, tình cảm
của người viết

III. Một số phương pháp rèn kỹ năng cảm thụ thơ trung đại cho học
sinh THPT

Từ thực tế dạy học thơ trung đại trong chương trình Ng ữ văn THPT,
người viết đề xuất một số phương pháp để học sinh nâng cao kh ả năng
cảm thụ thơ trung đại, đặc biệt đối với học sinh lớp chuyên Văn.
1.

Tìm hiểu kĩ về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

Dạy thơ trung đại, cần lưu ý xác lập một cái nhìn biện ch ứng và l ịch
sử. Các tác phẩm văn học trung đại được sáng tạo và truy ền bá trong
những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Tựu chung những truyền th ống tốt
đẹp, những tinh hoa của cuộc sống văn hoá, tinh thần của dân t ộc đã in
đậm dấu ấn trên những tác phẩm này. Nếu không đặt tác phẩm trong mối
liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, bản thân tác giả.... nhiều khi chúng ta không
thể hiểu, lí giải chính xác và thấu đáo những vấn đề trong tác phẩm.
Khi hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học trung đại cần cho học sinh
tìm hiểu kĩ về tác giả (thời đại, quê hương, gia đình, bản thân con ng ười)
để hiểu về những “tư tưởng” mà nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm. Ví dụ khi
dạy bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cần cho học sinh th ấy đ ược
Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người thẳng thắn, cương tr ực, có h ọc v ấn uyên
thâm, hiểu lí số, có tấm lòng ưu thời, mẫn thế, yêu n ước, th ương dân thì
khi tìm hiểu về bài thơ học sinh sẽ thấy được vẻ đẹp cuộc sống thanh cao,
đạm bạc, nhân cách đẹp và trí tuệ sáng suốt, uyên thâm của Nguy ễn Bỉnh
Khiêm với quan niệm sống “nhàn”.
Bên cạnh đó việc tìm hiểu về hoàn cảnh ra đ ời tác ph ẩm cũng h ết
sức quan trọng để học sinh nhận thức rõ mạch cảm xúc chủ đạo nào
xuyên suốt văn bản. Ví dụ các tác phẩm văn học ra đ ời trong th ời kì t ừ th ế
kỉ X đến XIV cảm xúc chủ đạo sẽ là cảm hứng yêu nước với âm h ưởng hào
hùng ngợi ca gắn liền với các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đ ược th ể
hiện trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận…



×