Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chuyên đề sinh quyển đại cương, các bài tập hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 21 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh quyển “Quyển kỳ diệu” trong các quyển của Trái Đất, một thành phần nhạy cảm nhất
trong các thành phần của lớp vỏ địa lí. Sự xuất hiện của Sinh quyển trong lớp vỏ địa lí tác động
nhiều đến các thành phần tự nhiên khác. Trong chương trình phổ thông Sinh quyển đại cương là
một nội dung kiến thức quan trọng đặc biệt trong chương trình ôn thi học sinh giỏi các cấp. Đây là
một nội dung có thời lượng không lớn nhưng lại có móc sích với các phần khác. Để làm tốt được
các câu hỏi phần này yêu cầu học sinh phải có tư duy tốt và biết cách tìm mối quan hệ của sinh
quyển với các thành phần tự nhiên còn lại. Bên cạnh đó thì sinh vật trên Trái Đất lại vô cùng đa
dạng và phức tạp tạo nên hệ sinh thái khổng lồ. Xét về vai trò, Sinh quyển đóng vai trò vô cùng
quan trong trong chu trình trao đổi vật chất và năng lượng trên Trái Đất. Sự xuất hiện của Sinh
quyển đã làm nên một hành tinh có sự sống duy nhất trong Hệ Mặt Trời.
Xuất phát từ những lí do trên tôi nhận thấy cần phải đào sâu tìm tòi để đàm bảo nguồn kiến
thức đầy đủ và chính xác về phần sinh quyển đại cương để từ đó hướng dẫn cho học sinh các tự
học, tự đọc và hiểu sâu nhất phần kiến thức này. Từ đó, tôi chọn đề tài “Sinh quyển đại cương, các
bài tập hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi”.Nội dung đề tài hướng đến cho giáo viên và học
sinh trong trường THTP Chuyên Lào Cai trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: Kiến thức cơ bản về Sinh quyển đại cương
I. Khái niện, giới hạn, vai trò của sinh quyển
1. Khái niệm

1


Trong Hệ Mặt Trời Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sông, sự sống trong Trái Đất làm
nên điều kỳ diệu của nó. Điều kỳ diệu này có được bởi sự sống xuất hiện và diễn ra sôi động, kỳ
diệu hơn khi sự sống đó lại luôn tác động qua lại với các thành phần tự nhiên khác. Các thành
phần của sự sống gồm có động vật, động vật và vi sinh vật tạo nên lớp vỏ sinh vật của Trái Đất.
Lớp vỏ đó gọi là sinh quyển.
Như vậy, sinh quyển chính là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh


sống (gồm có các loại: ĐỘng vật, thực vật, vi khẩn, nấm….). Các sinh vật có mặt từ bậc thấp đến
bậc cao.
2. Giới hạn
- Chiều dày của sinh quyển chính là vị trí có mặt của sinh quyển. Như vậy chúng ta thấy
rằng chiều dày của sinh quyển không giống nhau ở trên Trái Đất.
+ Giới hạn trên có thể lên tới 22km là nơi tiếp giáp của khí quyển với lớp ôdôn trong tần
bình lưu. Các bào tử hoặc các vi sinh vật trong khí quyển có thể tồn tại đến độ cao này.
+ Giới hạn dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất > 11km), ở trong lục địa xuống tận đáy
của lớp vỏ phong hóa.
Tuy nhiên, trong chiều dày của sinh quyển sinh vật phân bố không đều mà chỉ tập trung
vào nơi có thực vật mọc dày khoảng mấy chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.
Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển,
lớp phủ thổ nhưỡng. Trong những trường hợp đặc biệt có thể tìm thấy sự sống ở ngoài lớp vỏ
phong hóa. Ví dụ trong dầu mỏ đã tìm thấy sự sống của vi sinh vật.
3. Vai trò

2


Sự sống trên Trái Đất đã hình thành cách đây hàng tỉ năm và trải qua quá trình tiến hóa
không ngừng để đạt tới trạng thái cân bằng ổn định. Sinh vật có được trạng thái như ngày nay
chính là kết quả tất yếu của sự phát triển. Lớp vỏ địa lí đã có những thay đổi mạnh mẽ bở sự có
mặt của Sinh quyển: Sinh quyển đã làm thay đổi thành phần hóa học của khí quyển, biến đổi
thành cấu tạo thạch quyển, tác động chính đến sự hình thành thổ nhưỡng.
Sinh quyển giữ vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn Cacbon, Nito và Phốt pho…rất
quan trọng với sự sống. Đây là vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng. Trong chu trình địa hóa –
vỏ phong hóa – đất thì sinh vật giữ vai trò chủ đạo.
- Đối với khí quyển, sự có mặt của Sinh quyển đã làm thay đổi thành phần hóa học của nó.
Các thành phân của khí quyển hiện nay có nguồn gốc từ sinh vật. Ô xi tự do trong khí quyển là
sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh. Nito là do quá trình phân hủy các hợp chất Nito

bởi vi khuẩn. Thông qua quá trình quang hợp của cây xanh, khí quyển đã có sự thay đổi. Trước
khi có sự sống thành phần chính của khí quyển Nh3 đậm đặc.
- Sinh vật đóng vai trò quyết định chính trong quá trình hình thành đất. Nếu không có sự
tồn tại của sinh vật sẽ không có sự hình thành đất. Thực vật và động vật cung cấp các tàn tích hữu
cơ. Vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ này và tổng hợp mùn cho đất, hình thành lớp phủ thổ
nhưỡng có mùn trên bề mặt đất.
- Đối với thạch quyển: Sinh vật tham gia vào quá trình hình thành một số loài đá hữu cơ và
khoáng sản như đá vôi, đá phấn, than bùn, than đá, dầu mỏ…
- Sinh quyển cũng tác động đến thủy quyển thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng.
Sinh vật sống trong nước sẽ hấp thụ các nguyên tố và các hợp chất để đảm bảo cho sự sống từ
nước đồng thời thải rá các chất làm biến đổi thành phần của nước (thủy quyển).
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
3


1. Nhóm nhân tố vô sinh
1.1 Khí hậu
Khí hậu vừa có vai trò như điều kiện môi trường, vừa là nguồn sống, vừa tham gia điều
chỉnh, vừa là giới hạn đối với đời sống của các loài sinh vật.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển và phân bố của sinh vật thông qua
các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng. Trong đó, nhiệt - ẩm là một trong những
thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên môi trường toàn cầu, có ảnh hưởng rõ rệt đến sự tồn tại,
phát triển và phân bố của sinh vật.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu của khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật, tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của sinh vật.
Trong tất cả các loại sinh vật chúng chỉ sống được trong ngưỡng nhiệt độ từ 0 đến 40 0C.
Ở các vùng có khí hậu nóng, nhiệt độ cao các loài sinh vật phải biến đổi để thích nghi với
môi trường sống. Ví dụ: Các loài bò sát hình thành lớp vảy để cách nhiệt, hay đối với thực vật tiêu
biến lá hình thành gai đến giảm sự thoát hơi nước.

Ở các vùng ôn đới, về mùa đông nhiệt độ giảm xuống thấp, cây thích nghi bằng cách rụng
lá để hạn chế diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, hoặc hình thành vẩy để bảo vệ chồi non hoặc
có thể để lại hạt. Một số loại vật như ve sống dưới đất để tránh lạnh….
Từ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường người ta chia động vật thành hai nhóm: Nhóm động
vật đẳng nhiệt và nhóm biến nhiệt. Hai loại trên có sự khác nhau về kích thước do ảnh hưởng
nhiệt độ của môi trường sống: Đối với động vật biến nhiệt ở phía nam như cá bò sát có kích thước
cơ thể lớn hơn ở phía bắc. Ngược lại đối với các loại động vật đẳng nhiệt ở phía bắc như chim thú
4


lại có kích thước cơ thể lớn hơn ở phía nam. Các loại động vật ở phía bắc có khí hậu lạnh thường
có bộ lông dày như chồn, cáo..
Nhiệt độ còn là nhân tố quyết định đến sự phân bố của các loài sinh vật. Có những loại sinh
vật chỉ phân bố ở vùng lạnh như gấu bắc cực, có những loại chỉ phân bố ở vùng có khí hậu nóng.
Đối với thực vật, tùy vào khả năng chịu nhiệt người ta chia ra thành các nhóm: nhóm loài
cây chịu lạnh, nhóm loài cây chịu nóng và nhóm trung gian. Các nhóm trên phân bố phù hợp với
các đới khí hậu.
Nhiệt độ cũng là nhân tố giới hạn sự phân bố của nhiều loài động vật. Ví dụ như loài ruồi
quả ở Địa Trung Hải chúng chỉ phát triển ở những nơi có nhiệt độ ngày đêm trên 13,5 0C. Ngược
lại với loài ruồi nhà thì phân bố hầu khắp thế giới. Bên cạnh đó động vật cũng thích nghi với sự
thay đổi môi trường bằng nhiều cách khác nhau vì thế nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phân
bố cũng như cư trú của chúng
b. Nước và độ ẩm không khí
* Nước
- Nước là thành phần không thể thiếu đối với tất cả các tế bào sống, tham gia vào hầu hết
các hoạt động của sinh vật.
- Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp, là phương tiện để vận chuyển và trao đổi chất
khoáng và chất hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật. Là
môi trường sống của một số loài động vật và thực vật. Bên cạnh đó còn là môi trường sinh sản và
phát tán giống nòi của một số loài động vật.

* Độ ẩm không khí: Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số loài sinh vật
tuy nhiên mỗi loài sinh vật lại thích nghi với một độ ẩm khác nhau. Một số loài phát triển ở những
5


nơi có độ ẩm cao như ốc sên, giun đất, samu, pơmu một số loài sống được ở những nơi có độ ẩm
thấp như sương rồng….
- Dựa vào độ ẩm không khí của môi trường sống người ta chia thực vật trên cạn thành 4
nhóm đó là: cây ngập nước định kỳ, cây ưa ẩm, cây trung sinh và cây chịu hạn.
+ Cây ngập nước định kỳ: phân bố trên đất bùn ở dọc bờ sông, ven biển, vùng cửa sông
chịu tác động của thủy triều hàng ngày, bị ngập nước hàng ngày mỗi khi triểu lên. Ở những nơi
ngập nước ngọt (ven sông, ven hồ đầm) gặp các loại cây gỗ như bụt mọc có rễ hô hấp , cây xanh
có nhiều rễ mọc từ thân, cành. Ở các bãi lầy vùng cửa sông ven biển có nhiều cây bụi, cây gỗ mọc
thành rừng ngập mặn. Chúng có bộ rễn phát triển giúp đứng vững trên lớp bùn mền.
+ Cây ưa ẩm: sống trên đất ẩm như bờ ruộng, bờ ao, bờ sông, bờ suối hay trong các rừng
ẩm. Các loại cây này sống trong môi trường có độ ẩm không cao nhiều khi bao hòa hơi nước,
không chịu được điều kiện khô hạn (lúa nước, rau bợ, thài lài, cói..).
+ Cây chịu hạn: là những cây chịu được điều kiện khí hậu khô hạn kéo dài, như ở các vùng
hoang mạc, thảo nguyên, xa van hay các đụn cát. Cây chịu hạn được chia thành hai loại: cây mọng
nước (thầu dầu, xương rồng, dứa…) thân cây chứa tới 90 đến 98% nước. mặt lá thường có lớp sáp
hoặc lông rậm, một số cây lá tiêu giảm chỉ có vảy nhỏ hoặc lá tiêu biến. Cây lá cứng thuộc các họ
phi lao hoặc thông phân bố ở những vùng có khí hậu khô theo mùa như sa van thảo, nguyên.
Chúng có lá hẹp, lông trắng bạc có tác dụng cách nhiệt: nhiều loại có lá tiêu biến thành gai để
giảm thoát hơi nước.
+ Cây trung sinh: là những cây có tính chất trung gian giữa cây ưa ẩm và cây chịu hạn.
Chúng phân bố rất rộng từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới như các cây gỗ của rừng nhiệt đới
thường xanh, cây lá rộng rừng ôn đới và hầu hết các cây nông nghiệp. Các cây trung sinh chúng

6



có bộ rễ không phát triển mạnh, khả năng điều tiết nước không cao, cây rễ bị mất nước và khô héo
khi khô hạn.
- Đối với động vật, dựa vào nhu cầu về nước người ta chia động vật trên cạn thành 3 nhóm:
động vật ưa ẩm, động vật ưa khô và động vật trung sinh.
+ Động vật ưa ẩm: là những loại động vật có nhu cầu về độ ẩm môi trường hay lượng nước
trong thức ăn cao như ếch nhái, các loại động vật trong đất. Khi độ ẩm không khí quá thấp, động
vật thuộc nhóm này không sống được.
+ Động vật ưa khô là những loại động vật chịu được độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Thuộc
nhóm này là những loài động vật ở hoang mạc, núi đá, đụn cát như sâu bọ cánh cứng, bò sát đất…
+ Nhóm động vật trung sinh là những loại động vật trung gian giữa hai nhóm trên, chúng
có nhu cầu vừa phải về độ ẩm và nước. chúng có thể chịu đựng được sự luân phiên giữa mùa khô
và mùa mưa. Thuộc nhóm này gồm phần lớn động vật ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.
- Nhìn chung, những nơi có điều kiện nước và ẩm thuận lợi như vùng xích đạo, nhiệt đới
hay ôn đới ẩm thực vật phát triển phong phú. Còn những nơi không thuận lợi về độ ẩm và nước
như xa mạc, hoang mạc thực vật phát triển kém.
c. Ánh sáng
- Ánh sáng quyết định đến quá trình quang hợp của thực vật. Cây ưa sáng thường sống và
phát triển ở những vùng có đầy đủ ánh sáng. Cây ưa bóng sống trong bóng râm hoặc dưới tán cây
khác. Ánh sáng tác động đến hình thái của thực vật.
- Ánh sáng cũng tác động đến động vật dưới dạng thích nghi và hình thái của chúng như:
Nhịp sinh học, sinh sản, hình thái động vật.
1.2 Đất
7


- Đất vừa là giá thể, vừa là nguồn cung cấp nước và các chất cần thiết cho cây.
- Đất ở các vùng, các đới khí hậu khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau về độ dày,
kết cấu đất, lượng nước, các chất khoáng và độ chua của đất dẫn đến sự phân bố khác nhau của
các loài sinh vật trước hết là thực vật.

+ Đất đỏ vàng ở vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm thường có tâng dày, độ ẩm và tính chất vật
lý tốt nên có nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển.
+ Đất ở vùng núi đá vôi do cứng, thiếu chất dinh dưỡng nên rễ cây gỗ chỉ có thể len lỏi vào
các khe hở, vách đá; còn cây thân gỗ, rễ chỉ thu hẹp trọng một hốc đá nhỏ, cây sinh trưởng chậm.
+ Vùng đất ngập nước hoặc đất đóng băng rễ cây thường nông và rộng.
+ Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới: có các loại cây ưa mặn như sú, vẹt,
đước, bần, mắm, trang.. Do nước ngập định kỳ nên rễ cọc không phát triển mà chỉ có các rễ bên
đâm ra từ thân và rễ hô hấp. Vì thế, rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi triều ven
biển.
- Đất còn là môi trường sống của nhiều loài vi sinh vật và động vật, nhiều loài động vật còn
lấy đất làm nơi trú ẩn tránh các điều kiện tự nhiên bất lợi. (khí hậu, kẻ thù).
1.3 Địa hình
Độ cao, hướng sườn và độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật vùng
núi.
- Theo độ cao địa hình, nhiệt độ và độ ẩm giảm dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật
khác nhau.
- Hướng sườn khác nhau nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó
ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
8


- Mỗi một dãy núi lớn là ranh giới tự nhiên phân chia thành các khu hệ động thực vật riêng
biệt với nhiều loài đặc hữu độc đáo khác nhau.
2. Nhóm nhân tố hữu sinh
2.1 Sinh vật
Các sinh vật cùng sống trong một môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
nhau.
- Thực vật là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.
Chất lượng và số lượng thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng, sinh sản, hoạt động, tuổi
thọ và sự phân bố của động vật. Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức

ăn.
+ Thức ăn của động vật có thể là thực vật (động vật ăn thực vật). Nhiều loài động vật ăn
thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Do đó, quan hệ giữa thức ăn và động vật có thể là quan
hệ giữa động vật và thực vật về dinh dưỡng, quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.
Do đó, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải sống cùng trong một môi
trường sinh thái nhất định.
+ Đồng thời, thực vật là nơi ở hoặc nơi sinh đẻ cho động vật. Nhờ có thực vật mà động vật
mới có thể ẩn náu, trốn tránh kẻ thù hoặc rình bắt con mồi được dễ dàng. Nhiều loài sinh vật như
côn trùng, cá, ếch nhái…dẻ trứng trên các cây thủy sinh nhờ đó trứng của chúng mới phát triển
được an toàn.
+ Ngược lại, động vật có thể giúp thực vật thụ phấn và phát tán được dễ dàng hơn. Ví dụ
như côn trùng, sâu bọ, chim giúp cho sự thụ phấn của cây, chim và một số loài thú ăn quả (dơi,
sóc..) giúp cho thực vật phát tán quả và hạt..nhờ đó phát tán quả, hạt và mở rộng khu phân bố của
9


thực vật. Bên cạnh đó nhiều loại động vật còn ăn sâu bọ gây hại cho thực vật (chim sâu, vành
khuyên..)
Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật; nơi nào thực vật
phong phú thì thực vật cũng phong phú và ngược lại.
- Giữa các cá thể khác loài hoặc cùng loài sống trong một môi trường thường có mối quan
hệ cạnh tranh khi chúng có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác, những điều
kiện sống đó không được thỏa mãn hoàn toàn. Sự cạnh tranh khác loài đã ảnh hưởng đến sự biến
động về số lượng, sự phân bố địa lí và nơi cưz trú của sinh vật. Ví dụ, sự cạnh tranh của chuột
cống và chuột đàn.
2.2 Con người
- Con người có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong
việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Ví dụ: Con người đưa nhiều
loại cây trồng như cam, chanh…từ châu Á, Châu Âu sang châu Mĩ châu Phi. Bên cạnh đó việc
trồng rừng của các nước làm tăng diện tích rừng nói chung trên thế giới.

- Song song với những tác động tích cực đó, con người đã và đang làm thu hẹp diện tích
rừng tự nhiên trên Trái Đất. Trong vòng 300 năm trở lại đây diện tích rừng tự nhiên trên Trái Đất
đã giảm từ 72 triệu Km2 xuống còn 41 triệu Km2, làm mất nơi sinh sống và tuyệt chủng nhiều loài
động thực vật.
Như vậy, chúng ta thấy rằng sinh quyển là một phần “nhạy cảm” nhất trong lớp vỏ địa lí.
Sinh quyển luôn chịu tác động của các thành phần tự nhiên và còn người. Ngày nay, dưới sự gia
tăng dân số và sự phát triển mạnh của các hoạt động sản xuất sinh vật đang đối mặt với những
hiểm họa cực lớn.
III. Sự phân bố sinh vật trên Trái Đất
10


Trong tự nhiên, trên cùng một diện tích có tính đồng nhất nhất định, các loài thực vật
thường sống chung với nhau. Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của cùng một vùng rộng lớn
được gọi chung là thảm thực vật.
Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt,
ẩm) chế độ nhiệt ẩm có sự thay đổi theo quy luật địa đới hoặc phi địa đới, do đó các thảm thực vật
cũng có sự phân bố theo hai quy luật trên.
1. Phân bố theo vĩ độ
Bảng 1: Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất.
Môi

Khoảng vĩ độ

Kiểu khí hậu chính

trường

Kiểu thảm thực vật Châu lục.
chính


địa lí
Đới

60 – 800 Bắc Cận cực lục địa

lạnh

Nam

Đài nguyên

Bắc

Mĩ,

Châu

Á,

Châu Âu.
- Ôn đới lục địa (lạnh)
Ôn đới hải dương

Rừng lá kim
Rừng lá rộng và rừng

hỗn hợp
Ôn đới lục địa nửa khô Thảo nguyên
Đới ôn


30 – 600 Bắc -

hòa

Nam

0

Đới

30 B đến

nóng

300Nam

hạn.
Cận nhiệt gió mùa
Rừng cận nhiệt ẩm
Cận nhiệt Địa Trung Rừng và cây bụi lá
Hải.
Cận nhiệt lục địa

cứng cận nhiệt
Hoang mạc và bán

Nhiệt đới lục địa
Nhiệt đới gió mùa
Xích đạo


hoang mạc.
Xa van
Rừng nhiệt đới ẩm
Rừng xích đạo

Trừ Châu
Nam Cực

Châu

Phi,

Châu

Á
11


(Nam

Á,

Đông

Nam

Á) châu Mĩ
(Trung


Mĩ,

Nam

Mĩ)

châu

Đại

Dương.
Mỗi đới tự nhiên bao gồm nhiều đới khí hậu. Tương ứng với các kiểu khí hậu có các kiểu
thảm thực vật chính.
3.1 Thảm thực vật đài nguyên
Đới đài nguyên hay còn gọi là đới đồng rêu, phân bố ở vùng cực có khí hậu giá lạnh quanh
năm, băng tuyết gần như tồn tại vĩnh viễn ở mặt đất. Phạm vi phân bố từ các vĩ tuyến từ 60 0 về
cực. Thực vật không phát triển được nhiều, chủ yếu có rêu và địa y. Động vật thì nghèo nàn, ít có
những loài sống định cư, chim thú thường chỉ xuất hiện vào mùa hè. Động vật đặc trưng của vùng
là tuần lộc, gấu trằng bắc cực, chuột lemmut, gỗng tuyết.
Riêng Châu phi và châu Đại Dương không có thảm thực vật đài nguyên (vì không có bộ
phận lãnh thổ nào nằm ở vùng vĩ độ trên). Châu Nam Cực không có do châu lục này là băng.
3.2 Thảm thực thuộc môi trường đới ôn hòa
Môi trường đới ôn hòa có nhiều thảm thực vật vì có diện tích lục địa lớn và nhiều kiểu khí
hậu khác nhau: Phân bố ở các châu: A, Âu, Mĩ. Đại Dương, Phi.
- Rừng lá kim: Hay còn gọi là rừng taiga, phân bố ở phía nam vùng đài nguyên thuộc khí
hậu ôn đới lạnh nửa cầu Bắc. Thực vật chủ yếu là cây lá kim: thông, vân sam, thuyết tùng. Động
vật nghèo về số lượng loài nhưng đa dạng hơn so với đồng rêu.
12



- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp: Phát triển mạnh ở vùng phía Đông Bắc Mĩ, Tây Âu, phía
đông châu Á. Điều kiện phát triển khí hậu ôn đới hải dương mùa hè ấm áp, mùa đông bớt lạnh
hơn, lượng mưa vừa phải và phân bố tương đối đều trong năm. Thực vật chủ yếu là các cây lá
rộng như sồi, dẻ, tần bì.. Cây thường rụng lá vào mùa lạnh. Hệ độn vật phong phú hơn so với rừng
là kim, nhưng vẫn ít hơn rừng nhiệt đới. Thành phần loài, số lượng loài trong từng loài khá phong
phú, từ côn trùng đến thú lớn.
- Thảo nguyên ôn đới: thường phân bố ở phía bắc của hoang mạc ôn đới, phía nam là rừng
lá kim trong điều kiện khí hậu ôn đới lục đụa có mùa hạ dài, nóng và khô, lượng mưa hàng năm
không quá 500mm, mùa đông ít lạnh, địa hình tương đối bằng phẳng. Những thảo nguyên ôn đới
lớn tập trung ở nội địa Á – Âu, Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Ô x trây li a. Thảm thực vật chủ yếu còn thấp,
ưa khô, mọc thành cụm. Sinh cảnh vùng thảo nguyên thoáng đãng, nguồn thức ăn phong phú.
Động vật thảo nguyên ưu thế là những loại có móng guốc chạy nhanh như ngựa hoang, sơn
dương.., các loài động vật ăn cỏ như sư tử, chó sói đồng cỏ, các loài gặm nhấm như chuột, sóc
đất. Động vật có đặc điểm sống theo đàn, vận chuyển nhanh, bay giỏi có khả năng di cư, dự trữ
thức ăn trong mùa không thuận lợi (mùa hè). Do đất đai màu mỡ nên cảnh quan miền thảo nguyên
hiện nay đang thay đổi nhiều. Cỏ dại được thay bằng cây trồng ngũ cốc, tuy nhiên vấn đề gặp phải
đó là xói mòn đất.
- Rừng cây bụi và rừng lá cứng cận nhiệt: Phát triển trong vùng có khí hậu cận nhiệt Địa
Trung Hải với mùa đông ấm áp mưa nhiều, mùa hạ nóng, khô, phân bố chủ yếu ở các vùng quanh
Địa Trung Hải, tây nam Bắc Mĩ, tây nam và đông nam lục địa Ô-x-trây-li-a. Hệ thực vật gồm các
cây thân gỗ (sồi đá, sồi xanh, các loại thông..), các cây bụi lá cứng, dày xanh quanh năm như bạch
đàn bụi và các loại cây có gai khác. Động vật đa dạng nhiều nhất là các loài gặm nhấm (sóc,
chuột, chim) các loài bò sát (tắc kè..), các loài thú khá phong phú như chồn, mèo…
13


- Hoang mạc và bán hoang mạc: Phân bố ở những miền cận nhiệt lục địa khô khan, lượng
mưa thấp, thường không quá 200mm/năm và phân bố rất không đều, độ ẩm thấp, gió mạnh
thường xuyên. Biên độ nhiệt độ ngày đêm và biên độ nhiệt mùa lớn, khí hậu rất khắc nghiệt. Thực
vật rất nghèo nàn, gần như chỉ có các loại cây trốn hạn và chịu hạn. tiêu biểu là xương rồng, đại

kích. Động vật cũng rất nghèo nàn vì thức ăn khan hiếm. Chúng có những đặc tính thích nghi với
điều kiện khí hậu khắc nghiệt bằng nhiều hình thức như hoạt động vào ban đêm, sống ẩn dật, chiu
dúc trong đất hay di cư theo mùa, dự trữ thức ăn, sinh sản đồng loạt vào thời kỳ có độ ẩm cao,
chạy nhanh, nhảy xa để kiếm mồi trong điều kiện thức ăn khan hiếm.
3.3 Thảm thực vật thuộc đới nóng.
Thảm thực vật thuộc đới nóng chiếm ưu thế ở châu Phi, châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương
vì các châu lục này có diện tích lãnh thổ rộng lớn, nằm trong môi trường đới nóng. Thảm thực vật
đới nóng không có ở châu Âu vì lãnh thổ châu Âu nằm trong nằm trong môi trường ôn hòa; không
có ở châu Nam Cực vì châu lục này nằm trong môi trường đới lạnh.
- Xavan là thảm thực vật trung gian giữa đồng cỏ và rừng, phát triển trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới lục địa, phân bố thành một vùng rộng lớn trên lục địa Phi, Nam Mĩ và Ô-x-trây-li-a.
Xavan bao gồm thảm thực vật thân cỏ, rải rác có các cây thân gỗ to, thành phần các loài thực vật
thì nghèo. Các cây thân cỏ có chiều cao từ 1 – 2 m. Các cây thân gỗ tiêu biểu như Bao báp, cây
hình chai, mọc thành nhóm hoặc đứng một mình xung quanh là các bụi rậm. Vào mùa khô cỏ
thường héo vàng, cây rụng lá. Về động vật, trong xavan rộng lớn và thoáng đãng thường có các
loài thú lớn, thú móng guốc thường tập trung thành đàn như sơn dương, ngựa vằn, trâu…..các loài
thú chạy nhạn như sư tử, báo, linh cẩu, có các loài chim chạy nhanh như đà điểu, chim lớn như đại
bàng và nhiều loài sâu bọ. Xavan ở Ô-x-trây-li-a có các loài thú đặc biệt như thú mỏ vịt, thú có
túi. Ở xavan các loài chim và thú thường có hiện tượng di cư theo mùa.
14


- Rừng nhiệt đới ẩm: Phát triển mạnh trọng điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở
Đông Nam Á, phần phía đông Trung Mĩ, phía đông bán đảo Madagasca, một số đảo ở châu Đại
Dương. Bên ngoài thường xanh, cấu trúc tầng thứ, trong thành phần xen loài lá rụng. Các cây họ
đậu, họ vang chiếm chủ yếu. Trong rừng có nhiều dây leo, cây phụ sinh, giới động vật phong phú.
- Rừng xích đạo: Phân bố ở vùng khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung
bình năm cao, lượng mưa lớn. Những dải rừng lớn tập trung ở lưu vực sông Amadon, lưu vực
sông Cônggô, khu vực Ấn độ - Malaixia….kéo dài thành một vành đai quanh xích đạo. Rừng
quanh năm xanh tốt, rậm rạp, cấu trúc nhiều tầng (thường 4 – 5 tầng). Thành phần loài phong phú.

Trong rừng có nhiều cây thân gỗ cao to, phân cành cao, bạnh gốc hoặc có rễ phụ, có hoa quả mọc
xung quanh, nhiều loại dây leo chằng chịt, có các loại phong lan, tầm gửi, nấm, địa y mọc xung
quanh thân cây. Hệ động vật rất phong phú, có nhiều loài chuyên sống trên cây ít khi xuống đất,
giỏi leo chèo như khỉ, vượn, sóc bay, cầy bay. Nhiều loài bò sát, ếch, nhái sống trên cây. Có nhiều
loài chim, nhất là chim ăn quả, thường có màu sắc sặc sỡ như vẹt..Ở mặt đất có nhiều loài thú lớn
như voi, tê giác, trâu rừng bò tót, linh dương. Động vật không sương sống có nhiều loài cỡ lớn và
nhiều màu sắc như ốc sên châu Phi, bướm Nam Mĩ… Trong rừng có nhiều côn trùng, sâu bọ.
2. Phân bố theo độ cao
Ở địa hình miền núi, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lượng mưa tăng lên đến
một độ cao nhất định của núi, áp suất không khí giảm, độ nắng lớn hơn, gió mạnh hơn.. Tất cả
những sự thau đổi đó đã làm cho thảm thực vật thay đỏi theo độ cao từ chân núi lên đỉnh núi.
Tùy theo độ cao, vĩ độ và hướng phơi của vùng núi mà có số lượng các vành đai sinh sinh
vật khác nhau. Ở miền núi, nếu độ cao càng lớn, vị trí càng gần xích đạo thì số lượng các vành đai
sinh vật càng lớn. Ví dụ ở hệ thống núi cao An đét của Nam Mĩ với các núi cao trên 6000m như
Illiampo (6.650m), Chimborado (6.272m) có thể phân biệt được nhiều kiểu thảm thực vật khác
15


nhau. Tại sườn đông của dãy An-đét phần qua lãnh thổ Pê-Ru, ở vùng chân núi, độ cao dưới
1000m là đai rừng nhiệt đới ẩm, với các loại cây ưu thế họ dừa. Từ 1000 đến 1300m là đới rừng lá
rộng. Từ 1300m đến 3000m là rừng lá kim. Từ 3000 đến 5000m là đai đồng cỏ và đồng cỏ núi
cao. Từ 5000m là đai băng tuyết vĩnh cửu.
PHẦN MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG PHẦN
SINH QUYỂN ĐẠI CƯƠNG.
1. Dạng bài tập trình bày, phân tích
Thông thường dạng câu hỏi trình bày là dạng câu hỏi đơn giản nhất, yêu cầu học sinh sử
dụng kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc bài để trả lời câu hỏi. Ở mức độ cao hơn, đó là
dạng yêu cầu nhận xét, phân tích vấn đề, đòi hỏi học sinh ngoài kiến thức cơ bản còn phải tổng
hợp, lựa chọn nhiều kiến thức.Trong phạm vi chuyên đề, người viết sẽ đưa ra hai dạng câu hỏi
trình bày và phân tích, nhận xét cùng một vấn đề để so sánh về hai cấp độ câu hỏi này.

Câu 1: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Gợi ý trả lời:
* Khí hậu là nhân tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố
của sinh vật qua các yếu tố của khí hậu: Nhiệt độ, nước và độ ẩm, ánh sáng..
- Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Loài ưa nhiệt
thích nghi ở vùng nhiệt đới, Xích đạo: Những loài chịu lạnh chỉ phân bố ở vĩ độ cao và các vùng
núi cao. Nơi nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi để sinh
vật phát triển như khu vực xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm… ngược lại những nơi khí hậu
khô hạn sinh vật kém phát triển như hoang mạc, xa mạc…
16


- Ánh sáng quyết định đến quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường
sống và phát triển tốt ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong
bóng rậm..
Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố của sinh vật theo chiều vĩ tuyến.
Gợi ý trả lời
- Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào
nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.
- Nguyên nhân:
+ Mặc dù giới hạn trên của sinh quyển lên đến tận lớp ozon nhưng chỉ có các bào tử, vi
sinh vật mới có thể tồn tại đến giới hạn này còn các sinh vật khác ít dần khi lên cao do mật độ
không khí loãng dần, áp suất và nhiệt độ giảm.
+ Giới hạn dưới ở lục địa đến đáy lớp vỏ phong hóa với độ sâu trung bình khoảng 60m
nhưng sinh vật chỉ tập trung vài chục mét gần mặt đất vì nơi đây thực vật có thể sống được và do
đó động vật cũng tồn tại. Khi xuống sâu quá không còn độ phì và điều kiện sống khắc nghiệt nên
sinh vật ít đi.
+ Ở đại dương chỉ các tầng trên sinh vật mới phong phú, còn càng xuống sâu thì thiếu ánh
sáng, ôxi, dinh dưỡng, áp suất nước tăng mạnh,... nên sinh vật nghèo nàn dần.

* Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ:
- Đới lạnh: có kiểu khí hậu cận cực lục địa với kiểu thảm thực vật đài nguyên, nhóm đất đài
nguyên.
- Trong đới ôn hòa:
+ Ôn đới lục địa lạnh: có kiểu thảm thực vật rừng lá kim, đất pôt dôn.
17


+ Ôn đới hải dương: có kiểu thảm thực vật rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, đất nâu và xám.
+ Ôn đới lục địa (nửa khô hạn): có kiểu thảm thực vật thảo nguyên, đất đen
+ Cận nhiệt gió mùa: có kiểu thảm thực vật rừng cận nhiệt ẩm, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
+ Cận nhiệt Địa Trung Hải: có kiểu rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, đất đỏ nâu.
+ Cận nhiệt lục địa: có kiểu thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc, đất xám.
- Trong đới nóng:
+ Nhiệt đới lục địa: có kiểu thảm thực vật xa van, đất đỏ, nâu đỏ.
+ Nhiệt đới gió mùa: có kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm, đất đỏ vàng (feralit).
+ Xích đạo: có kiểu thảm thực vật rừng xích đạo, đất đỏ vàng (feralit).
Câu 3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật theo vĩ độ trên Trái đất.
Hướng dẫn trả lời
- Sự phân bố sinh vật theo vĩ độ phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu.
- Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng là những yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phân bố sinh vật.
- Do mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định, đồng thời nước và độ ẩm
cũng là yếu tố quan trọng đối với sinh vật, nên phân bố sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế
độ nhiệt - ẩm.
2. Dạng bài tập giải thích
Dạng câu hỏi giải thích thường bắt đầu với cụm từ “tại sao..”. Đối với câu hỏi dạng này, có
rất nhiều yếu tố tác động, học sinh cần lựa chọn các nhân tố chính.
Câu 3: Tại sao có sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích Đạo về 2 cực,
từ đông sang tây và theo độ cao?

18


- Do sự phát triển và phân bố của thảm thực vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố: khí hậu, đất,
địa hình, sinh vật và cong người nhất là các yếu tố khí hậu.
- Các yếu tố của khí hậu có sự phân bố khác nhau từ Xích Đạo về 2 cực, từ đông sang tây
và theo độ cao. Từ đó, tạo ra sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích Đạo về 2 cực,
từ đông sang tây và theo độ cao.
+ Sự phân bố của các thảm thực vật từ Xích Đạo về 2 cực chủ yếu do sự thay đổi của nhiệt
độ từ Xích Đạo về 2 cực. (Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Các
loài ưa nhiệt phân bố vùng nhiệt đới và xích đạo, các loài chịu lạnh phân bố ở các vùng vĩ độ cao
và các vùng núi cao). Từ Xích Đạo về 2 cực có sự thay đổi từ thảm thực vật rừng nhiệt đới đến
thảm thực vật đài nguyên.
+ Trong một vòng đai, từ đông sang tây có sự khác nhau về thảm thực vật, chủ yếu do khác
nhau về độ ẩm. Ví dụ, sự thay đổi về độ ẩm dẫn đến trong vòng đai nhiệt đới có các kiểu thảm
thực vật: Rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xa van và cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.
+ Sự thay đổi các thảm thực vật theo độ cao chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và
lượng mưa theo độ cao. Ví dụ, ở núi an - pơ (Châu Âu), từ thấp lên cao có các vành đai thực vật:
Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng có núi cao, đá vụn, băng tuyết.
3. Dạng câu hỏi chứng minh
Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh lựa chọn các kiến thức cơ bản để chứng minh vấn đề.
Có thể có những ý giải thích kèm theo.
Câu 1. Chứng minh sự phân bố sinh vật theo hai quy luật: Địa đới và phi địa đới
- Sinh vật phân bố theo quy luật địa đới:

19


+ Khái niệm và nguyên nhân quy luật địa đới: quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật
của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ. Nguyên nhân là do nguồn năng lượng bức xạ

Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về hai cực.
+ Sinh vật tồn tại và phát triển chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. Bức xạ
Mặt Trời thay đổi dẫn đến sự thay đổi của các đai sinh vật. Trong mỗi đới khí hậu lại có một đới
sinh vật đặc trưng.
+ Ở dải vĩ độ cận cực thuộc khí hậu hàn đới lạnh giá quanh năm, lượng mưa ít, lượng bốc
hơi không đáng kể, hình thành đới đồng rêu (đới đài nguyên). Ở các vĩ độ thuộc khí hậu ôn đới
lạnh, điều kiện nhiệt ẩm thuận lợi cho cây lá kim phát triển, hình thành rừng lá kim. Trong dải vĩ
độ gần chí tuyến, khí hậu khô nóng quanh năm hình thành hoang mạc điển hình. Ở vùng xích đạo,
khí hậu nóng ẩm hình thành đới rừng nhiệt đới điển hình.
- Sinh vật phân bố theo quy luật phi địa đới:
VD: vùng ôn đới hải dương ấm, ẩm phát triển rừng lá rộng ôn đới; vào sâu trong lục địa,
hình thành rừng rụng lá, thảo nguyên và hoang mạc.
+ Sự phân bố sinh vật theo đai cao: theo độ cao địa hình, chế độ nhiệt ẩm thay đổi từ đó
hình thành các đai cao khí hậu. tương ứng với các đai cao khí hậu cũng có các đai cao sinh vật.
VD: ở vùng núi cao ôn đới lạnh, từ chân núi lên đến đỉnh núi xuất hiện các vành đai sinh
vật sau: rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, băng tuyết vĩnh cửu.
+ Khái niệm, nguyên nhân quy luật phi địa đới: là sự phân bố không phụ thuộc vào tính
chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. Nguyên nhân là do nguồn năng
lượng bên trong Trái Đất tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và núi cao.
+ Sự phân bố sinh vật theo địa ô: sự phân bố đất liền và biển tạo nên sự khí hậu phân hóa
theo chiều Tây – Đông. Càng vào sâu trong lục địa khí hậu càng khô hạn, từ đó ảnh hưởng tới sự
20


phân bố sinh vật. vì vậy, ven biển và đại dương độ ẩm lớn thuận lợi cho rừng phát triển. Vào sâu
trong lục địa xuất hiện cây bụi, đồng cỏ, hoang mạc.
* Sự phân bố sinh vật theo đai cao địa hình phức tạp do ở miền núi địa hình chia cắt phức
tạp , điều kiện nhiệt ẩm có sự phân hóa đa dạng theo hướng sườn và theo địa hình địa phương.

21




×