Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực đặc khu kinh tế kinh nghiệm của trung quốc và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.53 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Dự án xây dựng các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc
Vân Phong và Phú Quốc với kỳ vọng về hiệu quả kinh tế vượt bậc là mối quan tâm
của các nhà nghiên cứu kinh tế hiện nay. Đặc khu kinh tế là một mô hình kinh tế tiềm
năng, nhất là đối với các nền kinh tế chuyển đổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Trên thế giới hiện có 4000 đặc khu kinh tế, nhưng chỉ một phần đạt được mục tiêu kỳ
vọng. Mặt khác, hiệu quả kinh tế - xã hội của các đặc khu kinh tế là một chủ đề gây
nhiều tranh cãi so với chi phí đầu tư bỏ ra. Tuy nhiên, thành công rực rỡ của mô hình
này tại Trung Quốc đã tạo nên động lực phát triển vượt bậc cho nền kinh tế và làm
nên một kỳ tích kinh tế mới. Đây là một hình mẫu tiêu biểu cho mô hình phát triển
kinh tế ở Việt Nam nói chung và việc thành lập ba đặc khu kinh tế mới nói riêng. Vì
vậy, “Đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” là
đề tài cấp thiết và mang tính ứng dụng cao. Cũng vì vậy, đề tài này đã được nhiều nhà
nghiên cứu khai thác như Nguyễn Thái Sơn (2004), Trịnh Mạnh Linh (2016). Nhiều
công trình nghiên cứu quốc tế cũng chọn Trung Quốc là hình mẫu và đối tượng
nghiên cứu thực tế cho các giả thuyết liên quan đến đặc khu kinh tế như Litwack và
Qian (1998), Wang (2009).
Đối tượng và mục đích nghiên cứu: Trong phạm vi môn học, tiểu luận hướng tới
hệ thống, tổng hợp và so sánh các nghiên cứu đi trước nhằm đưa ra kiến nghị về giải
pháp triển đặc khu kinh tế, kênh dẫn vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp cùng với phương pháp phân tích thống kê nhằm so sánh các chỉ tiêu về
kinh tế qua các năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I:
Phần II:
Phần III:

Một số vấn đề lý luận về đặc khu kinh tế
Tổng quan về đặc khu kinh tế của Trung Quốc
Bài học kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế cho Việt Nam.



1


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ

1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế (Special economic zones (SEZ)), xét theo nghĩa rộng, có thể
hiểu là tất cả những đơn vị hành chính được áp dụng chính sách kinh tế đặc biệt. Mặt
khác, theo dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong,
Phú Quốc, Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc
tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển
kinh tế - xã hội, có tổ chức đặc biệt về chính quyền địa phương và cơ quan khác của
Nhà nước. Trong phạm vi tiểu luận này, đặc khu kinh tế được hiểu là một đơn vị hành
chính-kinh tế đặc biệt, có ranh giới địa lý xác định, có dân cư sinh sống, ở đó áp dụng
thể chế xã hội cùng chính sách kinh tế đặc biệt, thích hợp cho phát triển kinh tế tự do
theo cơ chế thị trường với một cơ cấu kinh tế tổng hợp giữa các ngành của nền kinh
tế quốc dân, nhằm đạt được mục tiêu nhất định của quốc gia thành lập.
Các khu chức năng, cũng theo dự thảo luật nói trên, là khu vực phát triển kinh
tế theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp phù hợp với đặc điểm của từng đặc
khu, được xác định trong quy hoạch đặc khu, có ranh giới địa lý xác định, nằm trên
địa bàn một hoặc một số khu hành chính hoặc độc lập với các khu hành chính, do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thành lập. Khu chức năng gồm khu phi
thuế quan, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và khu
chức năng khác:

Khu công nghiệp (Economic and technological development zones (ETDZ)),
theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế”, là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập với điều kiện, trình
tự và thủ tục theo quy định của Chính phủ.
2


Khu chế xuất (Export-processing zone (EPZ)), cũng theo nghị định trên, là khu
công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập với
điều kiện, trình tự và thủ tục như áp dụng cho khu công nghiệp.
Khu phi thuế quan, theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu,” bao gồm: khu chế xuất,
doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế
thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác, có
quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu.
Khu thương mại tự do (Free trade zone (FTZ)) theo dự thảo Luật đơn vị hành
chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, là khu chức năng đáp
ứng các điều kiện và được áp dụng quy chế như đối với khu phi thuế quan, thực hiện
các hoạt động kinh doanh, dịch vụ gồm: Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập,
quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu; Kinh doanh hàng miễn thuế; Trưng bày, giới thiệu, triển
lãm hàng hóa và dịch vụ; Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; Sản xuất,
gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp
dịch vụ liên quan.
Khu công nghệ cao (Hightech industrial development zone (HIDZ)) theo Luật
Công nghệ cao ban hành năm 2008, là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và
phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp

công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm
công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP về
việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao, trong khu công nghệ cao có khu chế xuất,
kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cũng theo luật trên, là khu công
nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển
3


công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: Chọn tạo, nhân
giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; Phòng, trừ dịch bệnh;
Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử
dụng trong nông nghiệp; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục
vụ nông nghiệp.
Khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, theo dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế
đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, là khu chức năng chuyên cung cấp cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện ý
tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có khả
năng tăng trưởng nhanh.

1.2.

Vai trò của đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế là công cụ hữu hiệu giúp các nền kinh tế chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường. Thứ nhất, đặc khu kinh tế được ví như “phòng thí nghiệm
chính sách”, tạo điều kiện cho chính phủ nền kinh tế chuyển đổi thử nghiệm tác động,
hiệu quả của các mô hình chính sách mới trước khi áp dụng trên toàn quốc. Bước
đệm này có thể giúp nền kinh tế tránh được cú sốc về kinh tế - xã hội khi chính phủ

cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm quản lý trong cơ
chế thị trường, cũng như người lao động thiếu kỹ năng, hiểu biết và sức cạnh tranh.
Mặt khác, đặc khu kinh tế với quy mô tương đối lớn, cơ cấu kinh tế toàn diện tương
tự như nền kinh tế quốc dân và sự độc lập tạo nên một mô phỏng tương đối chính xác
với phản ứng của nền kinh tế trước chính sách. Thứ hai, đặc khu kinh tế, có thể xem
là một mô hình phát triển kinh tế không đồng đều với sự tập trung cao độ nguồn vốn
vào một hay một số khu vực nhất định, có thể hỗ trợ chính sách tài khóa trong việc
tạo động lực kinh tế cho tái cơ cấu doanh nghiệp khi chính phủ đứng trước áp lực
ngân sách lớn và khó duy trì các chính sách tài khóa hướng tới chuyển đổi nền kinh tế
(Litwack và Qian, 1998).
4


Đặc khu kinh tế là kênh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, các đặc khu kinh tế là môi trường đầu tư hấp dẫn
với nhiều chính sách về bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư, ưu đãi về thuế và quyền
sử dụng đất; sự tập trung các yếu tố đầu vào sản xuất.
Bảng 1. Lợi ích có thể nhận được từ đặc khu kinh tế
Trực tiếp
Thu ngoại tệ
Vốn đầu tư nước ngoài
Thu ngân sách
Phát triển xuất khẩu
Nâng cao trình độ lao động
Thử nghiệm chính sách đổi mới nên kinh tế
Chuyển giao công nghệ
Hiệu quả minh chứng
Đa dạng hóa xuất khẩu
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nội


Gián tiếp












Đối với nước nhận đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung đem lại
nhiều lợi ích như: cung cấp vốn cho nền kinh tế; chuyển giao công nghệ thông; đóng
góp trực tiếp vào GDP, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách; đẩy mạnh xuất khẩu,
thay đổi cơ cấu nhập khẩu theo hướng tích cực; tạo ra việc làm và góp phần phát triển
nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, trong trường hợp của Trung Quốc, hiệu quả của kênh
dẫn vốn là đặc khu kinh tế còn nằm ở việc vốn đầu tư nước ngoài không lấn át vốn
đầu tư trong nước (Wang, 2009).

5


CHƯƠNG II
CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC

2.1.

Sự hình thành và phát triển các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc


Vào cuối những năm 1970, sau cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài một thập kỷ
khiến nền kinh tế không hoạt động, Trung Quốc đang cần thay đổi toàn diện. Để đối
phó với tình trạng khẩn cấp này, Đặng Tiểu Bình, “kiến trúc sư trưởng” của chính
sách mở cửa của Trung Quốc, đã khởi xướng cải cách kinh tế vào năm 1978 - một
biện pháp quyết liệt vào thời điểm đó, với chiến lược: “Đối nội cải cách, đối ngoại
mở cửa.”. Vào tháng 11 năm 1978, nông dân ở Xiaogang, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh
An Huy, đi tiên phong trong “hệ thống trách nhiệm hợp đồng”, sau đó được công
nhận là động lực ban đầu cho những cải cách nông thôn sâu rộng và thành công ở
Trung Quốc (South China Morning Post 2008). Tháng sau đó, chính quyền trung
ương đã áp dụng chính sách mở cửa, và vào tháng 7 năm 1979, quyết định các tỉnh
Quảng Đông và Phúc Kiến nên dẫn đầu trong việc mở cửa cho thế giới bên ngoài và
thực hiện "các chính sách đặc biệt và các biện pháp linh hoạt" (Zheng, 2011).
Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1980, bốn đặc khu kinh tế (ĐKKT) đầu tiên được
thành lập gồm Thẩm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu (Quảng Đông) và Hạ Môn (Phúc
Kiến). Vị trí của các ĐKKT được chọn đặt ở vùng ven biển các tỉnh Quảng Đông và
Phúc Kiến, nơi mà: xa khỏi trung tâm chính trị Bắc Kinh để hạn chế tối thiểu rủi ro
có thể xảy ra và sự can thiệp chính trị; có lịch sử giao thương với quốc tế lâu đời; và
gần Hong Kong, Macao, Đài Loan (Trung Quốc). Lựa chọn Thẩm Quyến đặc biệt
mang tính chiến lược vì nơi đây chỉ cách Hong Kong, tấm gương để Trung Quốc học
tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ, phát triển kinh tế hàng hóa, một con sông hẹp.
Các ĐKKT đều có nhiều cơ chế ưu đãi tài chính, đầu tư, thương mại; khuyến khích
theo đuổi các chính sách kinh tế mở, nhằm thử nghiệm chính sách và nếu hiệu quả sẽ
được nhân rộng ra cả nước. Năm 1981, bốn ĐKKT thu hút 59,8% tổng FDI vào
Trung Quốc, trong đó Thẩm Quyến chiếm phần lớn 50,6%. Ba năm sau, bốn ĐKKT
6


vẫn thu hút 26% tổng FDI vào Trung Quốc. Cuối năm 1985, FDI thực hiện ở bốn
ĐKKT là 1,17 tỷ USD, khoảng 20 % tổng quốc gia. Nếu tỷ lệ tăng trưởng GDP bình

quân ở Trung Quốc vào khoảng 10%/năm trong giai đoạn 1980 – 1984 thì Thẩm
Quyến tăng trưởng ở mức 58% hàng năm, Chu Hải 32%, Hạ Môn 13%, Sán Đầu 9%.
Với sự thành công bước đầu của việc mở cửa thương mại và đầu tư, Trung Quốc
quyết định mở cửa nền kinh tế sâu rộng hơn. Năm 1988, toàn bộ tỉnh Hải Nam được
quy hoạch thành đặc khu kinh tế thứ năm. Năm 1992, Trung Quốc bắt đầu chuyển
hướng chiến lược: nhân rộng chính sách mở cửa nền kinh tế từ khu vực duyên hải
vào nội địa, đồng thời chuyển trọng tâm từ công nghiệp cơ bản sang các ngành công
nghiệp công nghệ cao. Trong giai đoạn 1989 - 2006, quận Phố Đông (Thượng Hải) và
Tân Hải (Thiên Tân) cũng được quy hoạch thành đặc khu kinh tế. 5 đặc khu kinh tế
lớn nhất gồm có:
2.1.1. Thâm Quyến
Thâm Quyến, một thành phố cấp tỉnh nằm ở phần phía nam của tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc đại lục, là một trong năm thành phố có khu vực quy hoạch độc lập
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vào tháng 5 năm 1980, nó đã trở thành khu kinh
tế đặc biệt đầu tiên ở Quảng Châu, cách Trung Quốc 160 km và cách Hồng Kông
35km. Thâm Quyến là một thành phố dài và hẹp, với tổng diện tích 2.050 km2, có
dân số 1,32 triệu người. Thành phố đứng trên núi và quay mặt ra biển. Thâm Quyến
là một trong những cảng chính của Trung Quốc cho thương mại nước ngoài, giao lưu
quốc tế, là đặc khu kinh tế sớm nhất Trung Quốc.
Từ năm 1980 đến 2016, GDP thực của thâm quyến tăng trưởng tới 22% mỗi
năm và hiện đã đạt 2.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 290 tỷ USD). Quận Nam Sơn
là “nhà” của 125 doanh nghiệp niêm yết với tổng giá trị vốn hóa gần 400 tỷ USD.
Người dân của quận này có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn Hồng Kông.
Không giống như Bắc Kinh là nơi đóng đô của nhiều trường đại học top đầu,
Thâm Quyến chỉ có một vài viện đào tạo không mấy nổi tiếng, nhưng các sinh viên
mới tốt nghiệp lại đổ xô tới đây tìm kiếm cơ hội việc làm. Thâm Quyến có cơ chế rất
7


linh hoạt về vấn đề hợp đồng lao động, không phân biệt giữa lao động nhập cư và lao

động địa phương. “Con người là nguồn lực tốt nhất giúp chúng tôi tăng trưởng”, Xu
Youjun, phó Chủ tịch của 1 cơ quan tư vấn Chính phủ tại Thâm Quyến cho biết.
Thâm Quyến dành ra khoảng hơn 4% GDP cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D), gấp đôi so với mức trung bình cả nước. Nguồn tiền đến từ các doanh nghiệp
tư nhân chứ không phải từ ngân sách. Các công ty ở đây thậm chí đăng ký bằng sáng
chế quốc tế nhiều hơn cả Pháp hoặc Anh.
2.1.2. Chu Hải
Chu Hải nằm trên bờ biển phía nam của tỉnh Quảng Đông. Chu Hải giáp với
Hồng Kông về phía đông, Macau ở phía nam, Xinhu và Taishan ở phía tây, Trung
Sơn ở phía bắc. Đây là một trong năm đặc khu kinh tế được thành lập vào tháng 8
năm 1980. Các khoản đầu tư tài sản cố định vào Chu Hải-đã tăng trung bình 18,9% từ
năm 2011 đến năm 2016, từ 63,7 tỷ RMB (khoảng US $ 9 tỷ) đến 143,6 tỷ RMB
(Theo phòng Thương mại thành phố Chu Hải). Những khoản đầu tư này, chủ yếu là
thu hút bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp và bất động sản, cũng đã thúc đẩy
GDP của Chu Hải, khiến nó trở thành "lực lượng mới nổi" ở Nam Trung Quốc.
2.1.3. Sán Đầu
Sán Đầu nằm trên bờ biển phía đông của tỉnh Quảng Đông, với dân số hơn 5
triệu người và diện tích hành chính là 2.064 km2. Đây là thành phố đông dân thứ tư ở
Trung Quốc, ngay sau Quảng Châu, Thượng Hải và Bắc Kinh.
Sán Đầu, một thành phố lớn trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc, một trong những
cảng hiệp ước thiết lập cho thương mại và tiếp xúc phương Tây, là một trong 5 đặc
khu kinh tế gốc Thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1980.
Nó thất bại trong việc nở hoa như các thành phố khác bao gồm Thâm Quyến, Hạ
Môn và Chu Hải. Thật vậy, Sán Đầu là nền kinh tế thứ hai ở Quảng Đông vào đầu
những năm 1980, lại chỉ xếp hạng thứ mười ba vào năm 2015. Trong năm 2001, khi
tất cả các thành phố khác phát triển nhanh chóng, Sán Đầu ghi nhận mức tăng trưởng
1,8%. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục là trung tâm tài chính của Đông Quảng Đông. Sán
8



Đầu thiết lập một khu vực thương mại tự do nằm ở phía nam của thành phố Sán Đầu
với diện tích 2,34 km2. Nó đã được phê chuẩn bởi Hội đồng Nhân dân Cộng hòa
Trung Hoa và được thành lập vào tháng 1 năm 1993. Nó là một khu vực thương mại
toàn diện cho chế biến xuất khẩu, lưu trữ, thương mại nước ngoài, và tài chính và
ngành công nghiệp thông tin. Mục tiêu của nó là thiết lập một khu vực thương mại
quốc tế hiện đại hóa có sẵn cho nước ngoài bằng cách thu hút chuyên môn từ các khu
vực thương mại tự do của các quốc gia khác.
2.1.4. Hạ Môn
Hạ Môn là một trong năm đặc khu kinh tế sớm nhất. Nằm trong khu vực ven
biển phía đông nam của Trung Quốc. Nó là một thành phố du lịch xinh đẹp nhờ có
phong cảnh đẹp như tranh vẽ và các loại thực phẩm dồi dào. Trước khi cải cách và
mở cửa cho thế giới bên ngoài, khối lượng thương mại của nó tăng trưởng chậm.
Năm 1979, trước khi thành lập SEZ, giá trị xuất khẩu của nó chỉ hơn 100 triệu USD.
Hàng hóa chủ yếu được sản xuất, sản phẩm động vật và ngũ cốc, dầu và thực phẩm.
Giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm 8% tổng sản lượng công nghiệp. Thương mại
nước ngoài được thực hiện bởi Hoa Kỳ, và họ chỉ xử lý hàng xuất khẩu, không có
quyền nhập khẩu.
Kể từ khi thành lập Hạ Môn SEZ, định hướng xuất khẩu đã chiếm lĩnh hình
dạng của thị trường, các doanh nghiệp nước ngoài đã dần trở thành lực lượng chính
trong nền kinh tế. Thị trường xuất khẩu của Hạ Môn không còn giới hạn ở Hồng
Kông, Macao và phần còn lại của châu Á; Có hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ bao
gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, v.v. mà Hạ Môn có quan hệ
thương mại quốc tế.
2.1.5. Hải Nam
Được thành lập vào tháng 4 năm 1988, đặc khu kinh tế Hải Nam (SEZ) là một
trong năm đặc khu kinh tế ở Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua, tiến bộ đáng kể đã
được thực hiện trong phát triển kinh tế và xã hội của Hải Nam. Sự xuất hiện của các
thành phố và làng mạc cũng đã trải qua những thay đổi sâu sắc.
9



Đảo Hải Nam là tỉnh phía nam của Trung Quốc và là hòn đảo lớn thứ hai sau
Đài Loan, nằm ở Biển Đông khoảng 60 phút về phía nam của Hồng Kông bằng
đường hàng không. Tỉnh có tổng bờ biển khoảng 1.529 km và có diện tích biển
khoảng 2,1 triệu km2. Các chính sách được thực hiện như ưu tiên mở cửa, thực hiện
một chiến lược mở cửa chủ động hơn, đẩy nhanh việc thành lập các thể chế mới của
một nền kinh tế mở. Ngoài ra, trao đổi về năng lượng quốc tế, vận chuyển, hàng hóa
và kinh doanh carbon cũng được thành lập tại Hải Nam. Hòn đảo cũng sẽ tập trung
phát triển các dịch vụ như du lịch, Internet, y tế, tài chính và lưu trữ các hội nghị và
triển lãm.
Như vậy, đến năm 2004, Trung Quốc có gần 7000 đặc khu kinh tế. Trong nỗ lực
ngăn chặn sự phát triển ồ ạt thiếu định hướng đó, Trung Quốc đã giảm số lượng đặc
khu xuống còn 1568 với tổng diện tích 9 900 kilomet vuông. Bên cạnh các ĐKKT
mang tính tổng hợp cao, Trung Quốc còn phát triển một số khu chức năng riêng lẻ.
Trong đó, khu công nghệ cao bắt đầu được thành lập từ cuối những năm 1980 nhằm
xúc tiến hoạt động R&D; khu thương mại tự do được thành lập từ năm 1990 nhằm
thử nghiệm các chính sách thương mại tự do trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, và
được kết nối với các cảng biển nhằm phát triển dịch vụ thương mại quốc tế như vận
tải, kho bãi sau khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO; khu chế xuất được thành
lập từ năm 2000 nhằm thúc đẩy sản xuất xuất khẩu.
Có thể thấy, quá trình mở cửa phát triển kinh tế của Trung Quốc thực hiện không
đồng đều: tập trung nguồn lực phát triển mạnh một số khu vực trước để tạo cơ sở kéo
các khu vực khác phát triển theo. Cụ thể, Trung Quốc từng bước mở cửa các vùng
ven biển, tiếp đến các vùng ven sông, ven biên giới rồi khu vực nội địa theo hình thế
mở cửa đối ngoại nhiều tầng nấc, ra mọi hướng theo phương châm mở cửa từ điểm
đến tuyến, từ tuyến đến diện.

10



2.2.

Kết quả phát triển đặc khu kinh tế của Trung Quốc

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa năm 1978, GDP của Trung Quốc tăng
trưởng trung bình hơn 9%, dần thay thế Nhật Bản trở thành con rồng kinh tế thứ 2
của thế giới. Sự tăng trưởng Kinh tế Trung Quốc trở thành 1 chủ đề nóng và các nhà
kinh tế đều không phủ nhận được 2 vai trò quan trọng của SEZs: là kết quả thử
nghiệm thành công cho nền kinh tế thị trường và bắt đầu thiết lập một mô hình mới
cho nền kinh tế.
Trước hết, SEZs có đóng góp lớn cho GDP của Trung Quốc. Năm 2006, 5 đặc
khu kinh tế của Trung Quốc đóng góp khoảng 5% trong tổng GPD của Trung Quốc,
22% trong tổng xuất khẩu hàng hóa, 9% trong tổng nguồn vốn FDI đổ vào.
Bảng 2. Hiệu quả của 5 khu kinh tế đặc biệt với kinh tế quốc dân (2006)

(Nguồn: Zeng Douglas Zhihua, 2011, World Bank Documents & Reports1)
Không những vậy, SEZs còn đóng góp lớn vào đầu tư nước ngoài của Trung
Quốc. SEZs là nền tảng chủ đạo trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc.
Trong năm 2007, 5 đặc khu kinh tế ở Trung Quốc đã tận dụng được khoảng 7,3 tỷ

1 Nguồn: />
11


USD vốn FDI, ước tính khoảng 46% vốn FDI của Trung Quốc năm 2007 (74,8 tỷ
USD).
Đặc biệt, SEZs giải quyết đáng kể vấn đề lao động ở Trung Quốc. Trong năm
2006, lực lượng lao động ở 5 đặc khu kinh tế của Trung Quốc là 15 triệu, ước tính
khoảng 2% lực lượng lao động của cả nước. Hơn 1 nửa lực lượng lao động của Trung
Quốc sinh sống ở vùng nông thôn và SEZs vẫn đang tiến hành thu hút lực lượng lao

động có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Cuối cùng, SEZs cũng là những lò lửa thổi lên sự bùng nổ của sự thành lập
các công ty công nghệ cao ở Trung Quốc. Năm 2007, SEZs và HIDZs trở thành các
lò ấp trứng cho gần 1 nửa các hãng khoa hoc công nghệ cao của Trung Quốc. Trong
suốt 15 năm kể từ khi thành lập các SEZs và HIDZs, người ta ước tính được khoảng
1/2 các hãng ở Trung Quốc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, chiếm khoảng 1/3
khối lượng xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc.

2.3.

Bài học kinh nghiệm từ phát triển đặc khu kinh tế của Trung Quốc

Có rất nhiều nguyên nhân làm nên sự thành công của các SEZs ở Trung Quốc,
tuy nhiên tựu trung lại, chúng tôi rút ra 1 số các đặc điểm quan trọng sau:
Thứ nhất, dự báo, đánh giá đúng tình hình trong nước, cục diện thế giới và
chớp lấy thời cơ: Đầu những năm 1980, ban lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc theo
đường lối cấp tiến đứng đầu là ông Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng và kiên trì đường
lối cải cách, mở cửa. Các mô hình khu kinh tế tự do cổ điển tỏ ra không mấy thuyết
phục và không đủ tầm để thử nghiệm chính sách nên ban lãnh đạo Trung Quốc đã
quyết định phải tìm cho được mô hình riêng của họ. Vào thời điểm đó, thế giới đứng
trước một thực tế là các nước công nghiệp phát triển đang có nhu cầu chuyển giao
công nghệ và kỹ thuật thuộc trình độ trung bình và cận tiên tiến của mình sang các
nước đang và chậm phát triển. Đặc biệt Trung Quốc có 57 triệu người Hoa ở nước
ngoài đang có nhu cầu đầu tư về nước.
12


Thứ hai, sự hỗ trợ lớn và chủ động tham gia từ chính phủ, có cam kết mạnh
mẽ trong việc tái câu trúc và tính thực dụng trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao: Chính
phủ Trung Quốc luôn cố gắng phân quyền và tạo nên những chính sách mở cho

SEZs. Cùng lúc, chính quyền địa phương cũng tạo nên những nỗ lực để xây dựng một
môi trường kinh tế sôi động, tạo thị trường. Những nhà lãnh đạo cao nhất đã xác định
sẵn sàng sự thay đổi, thông qua phương pháp: "Đi trước thử trước". Chính sách mở
cửa và chống lại các rào cản chính trị là minh chứng rõ ràng cho sự xác nhận của
chính phủ về cam kết xây dựng định hướng kinh tế thị trường.
Thứ ba, khung pháp lý rõ ràng, dễ thực hiện, cơ chế quản lý thông thoáng, bộ
máy quản lý tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả: Để xây dựng và phát triển các đặc khu
kinh tế, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và đãi ngộ
chưa từng có cho các nhà đầu tư, điển hình như các chính sách về thuế, tự chủ về
chính trị và kinh tế cũng như thu hút lao động:
Về chính sách thuế và ưu đãi về đất đai, thủ tục hành chính:
Trong số những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế có lẽ là quan trọng
nhất. Trong các đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao, mức thuế đánh vào lợi nhuận
doanh nghiệp là 15%, trong khi con số đó là 24% ở những vùng duyên hải và các
thành phố trực thuộc tỉnh. Các công ty nước ngoài có thể được miễn thuế trong 2 năm
đầu kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận, và sau đó được giảm một nửa trong 3 năm tiếp
theo. Các công ty công nghệ cao được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi làm ăn có
lãi và được giảm một nửa trong 6 năm tiếp theo. Những doanh nghiệp xuất khẩu được
giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 70% tổng
doanh số bán hàng. Các công ty này sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ
mua những thiết bị được sản xuất trong nước. Các công ty nước ngoài được miễn
thuế hoàn toàn nếu họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc. Kể từ năm 1991,
chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần cắt giảm thuế nhập khẩu. Ngày nay, chính phủ
cho phép công ty nước ngoài vay vốn từ các tổ chức tài chính bên trong và bên ngoài
Trung Quốc. Họ cũng được phép giữ lại lợi nhuận bằng ngoại tệ.
13


Hệ thống quản lý hành chính trong các SEZ ở Trung Quốc được đánh giá là hiệu
quả, chuyện nghiệp và, quan trọng hơn cả, có quyền tự đưa ra những thay đổi. SEZ

không được chính phủ cấp ngân sách nên buộc phải thu hút càng nhiều vốn đầu tư
càng tốt. Trên thực tế, các SEZ đã áp dụng rất nhiều biện pháp để mời gọi đầu tư, từ
việc cung cấp các dịch vụ giải đáp về thủ tục, chính sách tới việc công bố rộng rãi các
ưu đãi tới các nhà đầu tư.
Về chủ trương tự do và độc lập về chính trị, kinh tế: Chủ trương trao toàn quyền
tự chủ cho SEZ, cho phép các SEZ hoàn toàn độc lập về tài chính với trung ương và
có quyền đề ra những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư, miễn là những ưu đãi đó
nằm trong khuôn khổ pháp lý của nhà nước. Sau đó, chính phủ tạo ra một môi trường
mà nhờ đó, các SEZ phải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các nhà đầu tư. Cạnh
tranh là cơ sở cho sự tồn tại của các SEZ. Quyền tự do về chính trị và kinh tế cho
phép các đặc khu kinh tế theo đuổi các chính sách riêng cần thiết cho sự phát triển
kinh tế. Một ví dụ điển hình là các công ty trong khu đặc quyền có thể thực thi các
hợp đồng lao động với điều khoản hạn chế đặc biệt như là sa thải nhiều công nhân tay
nghề kém hoặc có thể điều chỉnh mức lương phù hợp với hoàn cảnh thị trường. Điều
này thực sự là 1 nhân tố quan trọng trong thu hút lao động, đặc biệt là người tài.
Về thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: SEZ
được coi như trung gian giữa chính quyền trung ương và các nhà đầu tư. Sự ra đời và
tồn tại của SEZ đã tạo ra một môi trường thống nhất hơn trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài. Ngay từ năm 1979, Trung Quốc đã từng bước thiết lập một hệ thống
pháp lý tương đối toàn diện trong lĩnh vực đầu tư. Hệ thống này bao gồm các chính
sách đối với công nghiệp, tài chính và cả chính sách áp dụng cho từng khu vực. Ở cấp
độ khu vực, chính SEZ là thực thể kinh tế sở hữu những cơ chế thu hút và duy trì đầu
tư nước ngoài thành công nhất.
Thứ tư, công tác quy hoạch phát triển vị trí chiến lược: Trung Quốc lựa chọn
địa điểm phát triển ĐKKT trước hết ở một số nơi có điều kiện phát triển nhanh các hạ
tầng kỹ thuật (cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, cấp điện, cấp nước) và nằm
kề đô thị lớn có lực và thế hỗ trợ đặc khu phát triển trong giai đoạn đầu. Để khuyến
14



khích các hãng đầu tư vào các khu vực kinh tế này SEZs đã có rất nhiều chính sách
ưu đãi bao gồm ưu đãi về đất đai, bãi bỏ thuế, nhanh chóng giải tỏa mặt bằng cũng
như tự do hóa dòng tiền ra vào, xuất khẩu nguyên liệu thô... Những chính sách thuận
lợi cũng tạo điều kiện thu hút lao động có kỹ năng và trình độ.
Thứ năm, đa dạng hóa hình thức huy động vốn phát triển hạ tầng: Lúc khởi
đầu đặc khu Thâm Quyến được vay vốn ưu đãi của nhà nước 30 triệu nhân dân tệ,
khoảng 6 triệu đô la Mỹ để phát triển hạ tầng, còn lại phải “mượn gà đẻ trứng” để
thực hiện chính sách của trung ương “cho chính sách không cho tiền” (cho chính
quyền ĐKKT được giữ lại tiền thuê đất; giữ tiền thu ngân sách 10 năm đầu, tức là đến
năm 1989, để phát triển hạ tầng). Các hình thức huy động vốn tiếp theo là: vay ngân
hàng, hợp tác với nước ngoài dưới nhiều hình thức, chủ yếu là BOT, thuê mua, phát
hành trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Thứ sáu, vốn đầu tư nước ngoài và sự trợ giúp của Hoa Kiều: Đây là 2 nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút vốn đầu tư, công nghệ, lao động với kỹ năng quản
lý và học tập tiến bộ của thế giới. Hoa Kiều đóng vai trò trong việc xây dựng các nhà
máy sản xuất ở địa phương tạo cơ hội để thu hút vốn đầu tư.
Thứ bảy, học hỏi công nghệ, đổi mới sáng tạo và mối liên kết chặt chẽ với nền
kinh tế trong nước: Một trong những điểm mạnh nổi bật của SEZs Trung Quốc là sự
tập trung lao động trình độ cao gồm nhiều nhân lực trong mảng RnD đặc biệt ở khu
công nghệ cao. Vì vậy, đặc khu kinh tế trở thành trung tâm của thế hệ công nghệ và
tri thức, văn hóa sáng tạo.
2.4.

Vấn đề đặt ra:

Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy một số rủi ro, hệ lụy của mô hình
đặc khu:
“Mọc nhanh như nấm” và cạnh tranh khốc liệt: Nhận thấy sự thành công tại
một số đặc khu giáp biển, nhiều địa phương khác đã áp dụng công thức thành lập đặc
khu trên mà không nghiên cứu và lên kế hoạch kỹ lưỡng. Điều này đã dẫn tới sự thất

bại của nhiều đặc khu và sự lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, từ những năm 1990, sự
15


mở rộng ồ ạt của các đặc khu đã dẫn tới cuộc chiến “tới đáy” để giảm thuế và tăng ưu
đãi đầu tư, cùng với đó là sự cạnh tranh không lành mạnh tại các địa phương.
Sự xuống cấp của môi trường: Vì đánh đổi tăng trưởng GDP và môi trường,
nhiều đặc khu kinh tế đã đối mặt với nhiều vấn đề môi trường trầm trọng. Theo ước
tính của Ngân hàng Thế giới, chi phí môi trường tại Trung Quốc chiếm tới khoảng
8% GDP và nhiều hệ lụy vẫn còn tiếp diễn. Do đó, để cải thiện vấn đề trên, Trung
Quốc đã nâng các tiêu chuẩn về môi trường tại các đặc khu và ưu tiên các công nghệ
xanh.
Bất cân bằng giữa phát triển công nghiệp và phát triển xã hội: Trong khi nhiều
mục tiêu kinh tế đã được hoàn thành, nhiều đặc khu vẫn chưa cung cấp được các dịch
vụ xã hội tốt tương ứng nhằm giữ chân các nguồn vốn đầu tư có giá trị và nguồn nhân
lực có giá trị.

16


CHƯƠNG III
BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐẶC KHU KINH TẾ CHO VIỆT
NAM

3.1.

Khái quát về đặc khu kinh tế ở Việt Nam

Từ năm 1991, Việt Nam đã thành lập một loạt khu công nghiệp, khu chế xuất,
nhưng không thu được kết quả mong đợi. Từ mô hình ban đầu của khu chế xuất Tân

Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, trên 200 khu công nghiệp đã được xây dựng trên cả
nước. Đến cuối năm 2008, cả nước có 220 khu công nghiệp và ba khu chế xuất với
tổng diện tích đất tự nhiên là 57 264 ha. Trong cùng năm, các doanh nghiệp khu công
nghiệp sản xuất công nghiệp đạt 28,9 tỷ USD, chiếm 30% giá trị sản xuất công
nghiệp cả nước; xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD, chiếm 24,7% giá trị xuất khẩu cả nước.
Có thể thấy, số lượng các khu công nghiệp tăng nhanh nhưng hiệu quả hoạt động
chưa cao.
Năm 2002, Việt Nam xây dựng thí điểm mô hình khu kinh tế mở Chu Lai
(Quảng Nam), mô hình khu kinh tế biển đầu tiên, với tổng diện tích khoảng 54.000
ha. Đến nay, Việt Nam có khoảng 18 khu kinh tế biển với các kết quả nhất định về
mặt thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân
sách địa phương... Tuy nhiên, thể chế ở các khu kinh tế này chỉ tập trung vào các ưu
đãi về thuế, về tiền thu đất... nên không đủ sức cạnh tranh so với các khu kinh tế tự
do trong khu vực và trên thế giới. Cho tới nay Việt Nam chưa thực sự xây dựng một
đặc khu kinh tế toàn diện nào.

3.2.

Điều kiện cần cho việc hình thành và xây dựng đặc khu kinh tế ở Việt
Nam

Dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của các đặc
khu kinh tế Trung Quốc, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các điều kiện cần cho sự phát
17


triển của đặc khu kinh tế ở Việt Nam, áp dụng với bối cảnh kinh tế và xã hội Việt
Nam:
Thứ nhất, dự báo, đánh giá đúng tình hình trong nước, cục diện thế giới và
chớp lấy thời cơ:

Việt Nam cần nắm bắt được xu thế chuyển giao công nghệ của thế giới và xu
hướng đầu tư để tiếp cận dòng vốn đầu tư và tận dụng cơ hội phát triển kinh tế. Đồng
thời nhận diện các nhà đầu tư ưu tiên cho các ngành quan trọng, có tiềm năng phát
triển và là đòn bẩy cho nền kinh tế non trẻ.
Thứ hai, thống nhất nhận thức:
Lãnh đạo cấp cao cần thể hiện được sự quyết tâm cao, kiên trì thực hiện và vai
trò, uy tín của mình đối với nhân dân. Sẵn sàng chấp nhận các khó khăn ở bước đầu
để xây dựng thử nghiệm các chính sách và mô hình riêng cho đặc khu kinh tế Việt
Nam.
Thứ ba, khung pháp lý rõ ràng, dễ thực hiện, cơ chế quản lý thông thoáng, bộ
máy quản lý tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả:
Về cơ bản, các doanh nghiệp hoạt động trong ĐKKT được hưởng các ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân...Một trong
những quy định có tính đột phá là cơ quan quản lý đặc khu là chính quyền đặc khu
thực hiện hầu hết chức năng quản lý nhà nước như cấp phép đầu tư, quyền sử dụng
đất (hai khâu này cấp cùng một lúc); tiêu thụ sản phẩm vào nội địa; chấp thuận tuyển
dụng lao động trực tiếp của các doanh nghiệp; quy định mức lương, hình thức trả
lương, tiền thưởng, bảo hiểm lao động... Thực hiện cơ chế phân quyền, không bao
quyền đã phân ở cấp được phân quyền và không tản quyền ở cùng một cấp. Doanh
nghiệp chỉ cần liên hệ và giải quyết mọi thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh
doanh theo nguyên tắc “một cửa, một dấu và tại chỗ” với cơ quan quản lý đặc khu.
Một số công việc chuyên môn như hải quan, thuế vụ, công an... thì các cơ quan
chuyên ngành cử đại diện của mình bên cạnh cơ quan quản lý đặc khu giải quyết trực
tiếp tại chỗ.
18


Thứ tư, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút đầu tư nước ngoài:
Luận điểm của Trung Quốc đơn giản:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt trên đất Trung Quốc sớm hay

muộn là của Trung Quốc. Trong thu hút đầu tư nước ngoài họ lấy lợi ích cơ bản và
lâu dài làm trọng, không tham một đĩa bỏ cả mâm. Chính vì vậy mà các chính sách
ưu đãi về tài chính rất rộng rãi, quản lý thông thoáng, hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế,
nhằm tạo sức hút lớn đối với đầu tư nước ngoài. Đa dạng hóa các hình thức thu hút
đầu tư nước ngoài.Điều này đang là một hạn chế mà Việt Nam cần nhìn nhận dưới
góc độ vĩ mô ở Việt Nam.
Thứ năm, đa dạng hóa hình thức huy động vốn phát triển hạ tầng:
Xây dựng cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu; cần có giải pháp thu hút du khách
nước ngoài vì đây phải là khu du lịch quốc tế và cuối cùng là bồi dưỡng và thu hút
nguồn nhân lực.Để xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cần huy động nguồn vốn lớn.
Nhà nước nên có các ưu đãi về chính sách vay vốn cho các đặc khu kinh tế để phát
triển cơ sở hạ tầng.
Các hình thức huy động vốn tiếp theo là: vay ngân hàng, hợp tác với nước ngoài
dưới nhiều hình thức, chủ yếu là BOT, thuê mua, phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán.
Người nông dân có quyền được góp vốn bằng giá trị hoa lợi và tài sản của họ
trên đất để hưởng cổ tức của doanh nghiệp mà họ góp vốn, thay vì theo cách làm
thông thường thì người nông dân nhận tiền đền bù, Trung Quốc gọi là chính sách
“nuôi gà đẻ trứng, không ăn thịt gà”.

19


KẾT LUẬN

Hiệu quả kinh tế xã hội của đặc khu kinh tế là một trong những chủ đề gây nhiều
tranh cãi trên thế giới và đang được đặc biệt quan tâm ở Việt Nam khi Quốc hội đang
xem xét dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong,
Phú Quốc. Dựa trên thực tế ấy, nhóm quyết định tìm hiểu đề tài: “Đặc khu kinh tế:
Kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.” Dựa trên tổng hợp và so

sánh các nghiên cứu đi trước, nhóm rút ra được một số nhân tố quyết định đối với sự
thành công của mô hình đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, trong đó chính phủ cùng các
đường lối chính sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bên cạnh sự hấp thụ công nghệ
tri thức hiệu quả và tận dụng sự hỗ trợ của đông đảo Hoa kiều trên thế giới. Từ đó,
nhóm rút ra năm bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế
tại Việt Nam.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1.

Trịnh Mạnh Linh, 2016, Đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm của Trung Quốc

và đề xuất chính sách cho Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
Tiếng Anh:
2.

Litwack, John M. và Qian, Yingyi, 1998, Balanced or Unbalanced

Development: Special Economic Zones as Catalysts for Transition, Journal of
Comparative Economics, 26(1):1-25.
3.

Wang, Jin, 2009, The Economic Impact of Special Economic Zones:

Evidence from Chinese Municipalities, Job Market Paper.

4.

Yuan Yiming, 2017, The Dynamic Evolution of China’s Special

Economic Zones and Their Practice.
Internet:
5.

Khánh Hưng, 2018, Mô hình đặc khu kinh tế - thành công và thất bại,

Sài Gòn Giải Phóng, truy cập 29/11/2018, />6.

Thu Hương, 2017, Từ "thiên đường sao chép" đến nơi vượt mặt cả thung

lũng Silicon về sáng tạo, Thâm Quyến đã làm nên kỳ tích đáng ngạc nhiên như thế
này!, Cafef, truy cập 29/11/2018, />7.

Lương Thu Hương, 2018, Đặc khu kinh tế: góc nhìn từ Trung Quốc,

ahui.com, truy cập 30/11/2018, />
21


8.

Phúc Long, 2018, Ông Tập sẽ 'lột xác' được cho Hải Nam thành Hong

Kong?, Tuổi trẻ online, truy cập 28/11/2018, />9.

Anh Thư, 2017, Bài học đặc khu kinh tế của Trung Quốc, Kinh tế Sài


Gòn Online, truy cập 08/11/2018, />10.

Bowen Cai, 2017, The Research on the Stagnant Development of

Shantou Special Economic Zone Under Reform and Opening-Up Policy, truy cập
07/11/2018, />11.

Introduction

to

Xiamen

SEZ,

truy

cập

07/11/2018,

cập

09/11/2018,

/>12.

Special


Economic

Zones

China,

truy

/>13.

The

World

Bank,

2009,

Building

Engines

for

Growth

and

Competitiveness in China: Experience with Special Economic Zones and Industrial
Clusters,


truy

cập

07/11/2018,

/>l10Box349496B01PUBLIC1.pdf;sequence=1.
14.

Zeng Douglas Zhihua, 2011, World Bank Documents & Reports: How

Do Special Economic Zones and Industrial Clusters Drive China’s Rapid
Development?,

truy

cập

07/11/2018,

/>
22



×