Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện việt nam – canada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.74 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tự do hóa thương mại là xu hướng của tồn thế giới và Việt Nam khơng nằm
ngồi xu hướng đó . Chủ trương của Đảng , nhà nước và chính phủ Việt Nam ln
nhất qn : đa dạng hóa , đa phương hóa , chủ động hội nhập kinh tế quốc tế . Trên cơ
sở đó , Việt Nam đã tham gia rất nhiều những diễn đàn hợp tác kinh tế mà nổi bật gần
đây nhất là đăng cai APEC năm 2017 . Đặc biệt nhất là sự kiện Việt Nam – Canada
chính thức ký kết tuyên bố chung về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.
Khẳng định Canada là đối tác chiến lược trong phát triển kinh tế, vậy Việt Nam đã có
những động thái gì để duy trì và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam –
Canada này. Để tìm hiểu nhóm đã quyết định tìm hiểu về đề tài “ Tăng cường quan
hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Canada” để tìm câu trả lời cho những hướng đi của
Việt Nam.
Bố cục bài tiểu luận của chúng em gồm ba phần chính:
Chương 1: Tổng quan về quan hệ Việt Nam - Canada
Chương 2: Quá trình hình thành phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam –
Canada
Chương 3: Thách thức và cơ hội, triển vọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn
diện Việt Nam – Canada


NỘI DUNG
1.

Tổng quan về quan hệ hợp tác toàn diện

1.1. Quan hệ hợp tác toàn diện
Hợp tác toàn diện là hợp tác lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu
rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi.
Cụ thể, đó là quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước theo hướng toàn diện,
thực chất, hiệu quả, ổn định và lâu dài trên bình diện song phương, khu vực và thế
giới, đáp ứng lợi ích của các nước, góp phần duy trì hồ bình, ổn định, hợp tác và phát


triển ở khu vực và trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi nước.
1.2. Lịch sử hình thành quan hệ hợp tác Việt Nam - Canada
1.2.1. Quan hệ ngoại giao chính thức
- Năm 1973: Canada đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam
- Đại sứ quán Canada được đăt tại Hà Nội (1994). Canada cũng có cơ quan đại
diện là Tổng lãnh sự quán Canada tại thành phố Hồ Chí Min (1997).
- Tại Canada, Đại diện cho Việt Nam là Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa và Tổng
lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver.
1.2.2. Quan hệ song phương
- Năm 1994: Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế Giữa Chính Phủ Cộng Hồ Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Canada
- Năm 1995: Hiệp Định Thương Mại và Mậu Dịch Giữa Chính Phủ Cộng Hồ
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Canada
- Năm 2013: Canada và Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Giai đoạn 2006 – 2009: Việt Nam là nước điều phối hoạt động của Canada.
- Năm 2014: Việt Nam và Canada ký “Ý định thư” nhằm củng cố và thúc đẩy
quan hệ.
- Năm 2015: Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong
ASEAN.
1.2.3. Hiệp định đa phương
- Năm 2012: Việt Nam và Canada cùng là thành viên trong các vòng đàm phán
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
1.2.4. Quan hệ hợp tác tồn diện
- 08/11/2017: Việt Nam – Canada xác lập quan hệ đối tác tồn diện.

Q trình hình thành phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam
– Canada
2.


Tuy cách xa về địa lý nhưng mối quan hệ Việt Nam-Canada dựa trên các giá trị
chung về hịa bình, hợp tác và hữu nghị. Trong suốt hơn 4 thập kỷ qua, mối quan hệ
1


giữa hai nước đã được củng cố và phát triển tốt đẹp, ổn định, lâu dài, đem lại lợi ích
nhiều mặt, thiết thực và cùng có lợi cho cả hai nước. Canada thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt nam từ năm 1973, lập sứ quán tại Hà nội năm 1994 và văn phòng Tổng
Lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. Canada đã là thành viên của Ủy ban
Quốc tế Kiểm soát (về sau gọi à Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát) trong gần 20
năm, sau khi cuộc chiến tranh giữa Việt nam và Pháp chấm dứt năm 1954.
Tại Việt nam, Canada có văn phòng đại diện là Đại Sứ quán Canada tại Hà nội
và văn phòng Tổng Lãnh Sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Canada, Việt nam
có văn phịng đại diện là Đại Sứ quán Việt nam và văn phòng Thương vụ Đại sứ quán
Việt Nam tại Ottawa và Vancouver.
2.1. Về kinh tế
Chính thức đặt mối quan hệ hợp tác song phương, toàn diện vào ngày 8 tháng
11 năm 2017, Việt Nam và Canada ngày càng tỏ ra thiện ý thúc đẩy mạnh hơn quá
trình hợp tác này. Điều kiện quan trọng và gần như là điều kiện tiên quyết để quyết
định và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện là hợp tác về mặt kinh tế. Từ khi đặt
mối quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ kinh tế Việt Nam – Canada đã có những bước
tiến quan trọng, mối bên đếu khẳng định được vai trò đối tác kinh tế khơng thể thiếu.
2.1.1. Thương mại
Có thể khẳng định Canada là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của
Việt Nam, cùng là thành viên trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC), Việt Nam – Canada có điều kiện để tự do hóa thương mại sâu rộng
hơn.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Canada những năm gần đây:

(Nguồn Hải quan Việt Nam)


Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Canada vẫn là các mặt hàng
truyền thống có lợi thế như: dệt may (chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang
Canada – số liệu năm 2012), giầy dép (11,5 %), thủy hải sản (11,3 %), hạt điều (4,4%),
đồ gỗ và sản phẩm gỗ (9,7%).
2


(Nguồn Hải quan Việt Nam)

Năm 2013, xuất khẩu sang Canada đạt 1,54 tỷ USD tăng 33,82% so với năm
2012. Các mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là: dệt may (chiếm 25,27% tổng kim ngạch
xuất khẩu sang Canada), giầy dép (10,41 %), thủy hải sản (11,67 %), hạt điều (3,94%),
đồ gỗ và sản phẩm gỗ (7,63%).

(Nguồn Hải quan Việt Nam)
Xuất khẩu của Việt Nam sang Canada năm 2014 vượt ngưỡng 2 tỷ USD khoảng
hơn 2,08 tỷ USD tăng khoảng 35 % so với năm 2013. Các mặt hàng xuất chủ lực cụ
thể như sau:
Dệt và may (492 triệu USD chiếm 23,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang
Canada) tỷ trọng giảm so với 2013; thủy sản (263 triệu USD chiếm 12.6%) tỷ trọng
tăng so với 2013; Máy tính và linh kiện điện tử gồm điện thoại, cáp điện, cáp quang,
thiết bị viễn thông tin học (210 triệu USD chiếm 10% ); Giầy dép các loại (188 triệu
USD chiếm 9%) tỷ trọng giảm so với 2013; gỗ và các sản phẩm gỗ (154 triệu USD
chiếm 7,4%) tỷ trọng tăng không đáng kể so với năm trước; phương tiện vận tải, phụ
tùng (125 triệu chiếm 6%); Nông sản như hạt điều (72 triệu USD chiếm 3,4%); Café
(15 triệu USD); hạt tiêu (11 triệu USD); hàng rau quả (17 triệu USD chiếm 0,8 % tỷ
trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada). Túi sách, ví vali mũ ô dù, túi đựng đồ thể
thao cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khá cao (51 triệu USD chiếm 2,4%).


3


Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng khoảng 40%
so với năm 2014 đạt mức 2,88 tỷ USD.

Nguồn: worldbankdatabase
Những con số đã cho thấy những nỗ lực có kết quả của q trình tích cực thúc
đẩy hợp tác Việt Nam – Canada. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của
Canada trong khối ASEAN (thị trường ưu tiên của Chương trình Hành động Thị
trường Toàn cầu Canada). Năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước
đạt 4,1 tỷ USD. Theo phóng viên TTXVN tại Canada, Tham tán Hoàng Anh Dũng cho
biết trong tháng Một và tháng Hai, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Canada sang
Việt Nam đạt 131,1 triệu USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu
tăng đột biến là do tăng trưởng cao của một số mặt hàng như than đen/than mềm (38,3
triệu USD, tăng 52,7%); ngũ cốc (38 triệu USD, tăng 1,1%); thiết bị huấn luyện bay và
phụ tùng (6,8 triệu USD, tăng 3,7%). Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang
Canada trong cùng thời kỳ đạt 586,6 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ 2016 và tiếp
tục dẫn đầu ASEAN. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm máy móc,
thiết bị điện và điện tử (147,7 triệu USD); giày dép các loại (79,6 triệu USD); sản
phẩm dệt may bằng vải dệt (63,6 triệu USD); sản phẩm dệt kim, đan móc (61,2 triệu
USD); đồ gỗ (46,6 triệu USD); máy xử lý dữ liệu và máy in (36 triệu USD). Tuy
nhiên, riêng trong nhóm mặt hàng “máy móc, thiết bị điện và điện tử,” xuất khẩu điện
thoại di động giảm mạnh tới 22,4% sau sự cố xảy ra với Galaxy Note 7.
4


Như vậy, Việt Nam vẫn xuất siêu sang Canada 455,5 triệu USD. Tổng kim
ngạch thương mại hai chiều đạt 717, 7 triệu USD, tăng 117% so với năm 2016. Tham
tán Hoàng Anh Dũng cho biết mặc dù xuất khẩu điện thoại di động của Việt Nam sang

Canada giảm mạnh, thị phần hàng dệt may và giày đang mất dần về phía Campuchia
và Bangladesh, nhưng Việt Nam vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu ASEAN trong kim ngạch
xuất khẩu sang Canada do bỏ xa các nước khác trong khu vực. Trong tháng Một và
Hai, kim ngạch xuất khấu của Thái Lan sang Canada chỉ đạt 370,1 triệu USD (+3,2%),
Malaysia 316,1 triệu USD (-0,9%), Indonesia 217,7 triệu USD (+12,8%), Cambodia
171,3 triệu (+20,9%), Philippines 156,7 triệu USD (+1,6%) và Singapore 99,3 triệu
USD (-10,7%).
Tính đến hết quý II-2017, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,3 tỷ USD
(cao nhất trong ASEAN). Hai nước đặt mục tiêu đạt mức 10 tỷ USD trong 10 năm tới.
Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, thi trường là yếu tố không thể thiếu
để đảm bảo phát triển kinh tế. Trong những năm tăng trương tiếp theo, Việt Nam tiếp
tục xác định Canada là đối tác chiến lươc và toàn diện. Với mức kim ngạch khổng lổ,
các loại mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Canada cũng rất đa dạng và phong
phú.
Danh sách 10 mặt hàng Canada nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam năm 2016
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên mặt hàng
Thiết bị điện tử, máy móc
Da giày

Hàng dệt may và sợi thủ công
Trang phục dệt may công nghiệp
Đồ gỗ
Máy móc, thiết bị cơng nghiệp
Hải sản
Đồ da
Trái cây, hạt các loại
Cá sản phẩm sắt, thép

Tỷ lệ (%)
33.45
10.43
9.01
8.72
6.92
6.80
3.77
3.14
2.45
1.56

Nguồn: Asia Pacific Foundation of Canada
Tỷ lệ xuất khẩu 10 mặt hàng trên đã chiếm tổng 86.24% tổng nhập khẩu hàng
Việt Nam vào Canada. Theo một thống kê khác của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong
năm 2016 kim ngạch ngành hàng hàng dệt may với 516,7 triệu USD, chiếm 19,5%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường Canada, giảm 4,3%
so với năm 2015; tiếp sau đó là nhóm hàng giày dép đạt 252,9triệu USD (chiếm 9,5%,
tăng 16,6%); máy vi tính, điện tử đạt 217,2triệu USD (chiếm 8,2%, tăng 2,8%); thủy
sản đạt 183,5 triệu USD (chiếm 6,9%, giảm 3,7%); gỗ và sản phẩm gỗ 138 triệu USD
(chiếm 5,2%, giảm 9,3%).

Có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đều là
nhưng măt hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh tương đối, các mặt hàng thủ công
nghiệp, may mặc và hàng nông sản… Lợi thế của một quốc gia đang phát triển giúp
5


Việt Nam đứng vững với vị thế xuất khẩu các mặt hàng đặc trừng. Đổi lại Việt Nam
cũng sẽ nhập lại từ Canada các mặt hàng khác, đa số là các sản phẩm công nghệ cao,
và thực phẩm chất lượng cao địi hỏi cơng nghệ và lao động có kĩ năng…
Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Canada sang thị trường Việt Nam
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017


Xuất khẩu sang
Việt Nam (nghìn USD)
38.064
37.862
44.985
61.259
84,460
167,748
186.178
268.831
298,550
192.690
256.053
339.002
370.094
414.897
432.641
513.464
398,562
810368.000

Tổng xuất khẩu
ra thế giới (nghìn USD)
278.217.869
260.958.542
252,415,885
271.966.475
316.762.394
360.163.817
388.313.925

418.978.490
453,560.241
315,036,192
387.290.154
451.620.612
455.398.287
458.260.420
476.940.166
409.819.659
390.318.802

Tỷ trọng xuất khẩu
hàng hóa sang Việt Nam (%)

420,826,005

0.0136814
0.0145088
0.017821779
0.022524467
0.026663519
0.046575473
0.047945229
0.064163437
0.065823671
0.00611644
0.066113997
0.075063447
0.081268202
0.090537385

0.090711798
0.125290232
0.102111914
0.00192566

Nguồn: Asia Pacific Foundation of Canada
Link: />%7CCustom+Years&reportType=TE&searchType=All&customYears=2016%7C
2015%7C2014%7C2013%7C2012%7C2011%7C2010%7C2009%7C2008%7C20
07%7C2006%7C2005%7C2004%7C2003%7C2002%7C2001%7C2000&product
Type=HS6¤cy=US&countryList=specific&runReport=true&grouped=GR
OUPED&toFromCountry=CDN&areaCodes=586&naArea=9999
/>%7CCustom+Years&reportType=TE&searchType=All&customYears=2017&pro
ductType=HS6¤cy=US&countryList=specific&runReport=true&grouped
=GROUPED&toFromCountry=CDN&areaCodes=586&naArea=9999

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam của Canada khơng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng xuất khẩu của quốc gia này, Việt Nam vẫn là một đối tác thương mại
quan trọng của Canada nhờ vị trí địa lý đặc thù. Tuy khơng có q nhiều lợi thế so
sánh trên phương diện kĩ thuật và chất lượng, nhưng thị trường và vị trí địa lý của Việt
Nam lại có đặc điểm chiến lược. Với chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ,
6


Canada cũng nhìn ra được tiềm năng của thị trường Việt nam, nói cách khác Việt Nam
chính là cầu nối để Canada tiếp cận gần hơn với thị trường hơn 600 triệu dân của
ASEAN – thị trường tiêu thụ tiềm năng và thị trường lao động dồi dào. ASEAN hữa
hẹn sẽ là một thị trường đầy cơ hội cho các nhà đầu tư…
2.1.2. Đầu tư
Chưa dừng lại ở thương mại hàng hóa, quan hệ đối tác kinh tế của Việt Nam –
Canada còn được thể hiện qua thị trường đầu tư của Canada vào Việt Nam. Tính đến

hết tháng 11/2014, Canada có 138 dự án đầu tư vào Việt Nam,tổng vốn đầu tư đăng ký
đạt khoảng 4,97 tỷ USD và xếp thứ 13/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
tại Việt Nam. Riêng trong 11 tháng năm 2014, Canada đã đầu tư 8 dự án mới và 1 dự
án tăng vốn với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 275 triệu USD, đứng thứ 10/60
quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2014. Các nhà
đầu tư Canada đã đầu tư vào 16/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân,
trong đó vốn đầu tư tập trung vào ngành kinh doanh bất động sản. Canada có 4 dự án
trong lĩnh vực này với tổng vốn đầu tư là 4,24 tỷ USD (chiếm 84% tổng vốn đầu tư
của Canada tại Việt Nam). Tính đến năm 2016 Canada đang đầu tư 5,28 tỷ USD vào
Việt Nam với 149 dự án, đứng thứ 14/112 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Nổi bật trong số các dự án đầu tư này là: Dự án khu du lịch Hồ Tràm ở Bà Rịa-Vũng
Tàu (4,2 tỷ USD); Dự án xây bệnh viện ở Hải Dương (220 triệu USD); Dự án công ty
trách nhiệm hữu hạn Năng lượng gió tại Ninh Thuận (74,4 triệu USD); Cơng ty Bảo
hiểm Manulife (50 triệu USD)…
Vốn đầu tư FDI Canada vào Việt Nam qua các giai đoạn

Nguồn: Parliament of Canada
Link:
/>7


Year/2015/TradeFlow/Export/Indicator/XPRT-TRDVL/Partner/CAN/Product/Total#

Theo một thống kê của Parliament of Canada, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI vào Viêt Nam của Canada là 127 triệu USD giảm 15.5 % so với năm 2014.
Cũng theo thống kê khác của Asia Pacific Foundation of Canada, cán cân đầu tư FDI
của Canada vào Việt Nam cũng có dấu hiệu thâm hụt trong 3 năm 2014 ( 111 triệu
USD Canada), 2015 là 76 triệu USD Canada, và 2016 là 69 triệu USD Canada. Mặc
dù thâm hụt đầu tư nhưng tỷ lệ thâm hụt đang được giảm dần trở về mức cân bằng.
Với nỗ lực thúc đẩy hợp tác, tin rằng cán cân này sẽ nhanh chóng trở về mức cân bằng

hợp lý.
2.2. Về Văn hóa – Giáo dục
2.2.1. Giáo dục
Có khoảng hơn 50 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học của Canada và
Việt Nam. Từ đó, các du học sinh định hướng có thể đa dạng lựa chọn. Các cơng dân
Việt Nam đều có thể tham gia Chương trình học bổng dành cho Khối Pháp ngữ của
Canada do CIDA quản lý. Học bổng này nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong
Khối Pháp ngữ nhằm tăng cương năng lực thể chế trên các lĩnh vực ưu tiên.
Đầu năm 2007, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Canada tại Việt Nam đã tổ
chức một chiến dịch quảng bá giáo dục Canada nhằm nâng cao số sinh viên Việt Nam
chọn Canada làm điểm đến du học hàng đầu. Trong năm 2011 đã có hơn 3.000 học
sinh, sinh viên Việt Nam học tập ở Canada. Trong số 3.000 học sinh, sinh viên đó có
1.000 bạn học sinh, sinh viên mới sang năm ngối. Con số này cho thấy số giấy phép
du học được cấp cao gấp 4 lần năm 2007.
Đến năm 2017, số du học sinh Việt Nam tại Canada đã tăng gấp đôi trong 10
năm qua, đưa Việt nam trở thành nước lớn nhất trong số các nước ASEAN có du học
sinh tại Canada và đứng thứ 16 trong số các nước có nhiều sinh viên du học ở Canada.
Hiện Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giáo dục CBIE, MYTACS và
Đại học McGill của Canada trong lĩnh vực đào tạo Pháp ngữ, công nghệ.
Tại cuộc hội đàm ngày 8/11 trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Justin Trudeau đã thông qua Tuyên
bố chung về việc xác lập quan hệ Đối tác tồn diện giữa nước Cộng hịa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Canada.Trong đó :“Việt Nam ghi nhận tích cực những nỗ lực của
Canada nhằm thu hút nhiều sinh viên Việt Nam hơn theo học tại các cơ sở giáo dục
của Canada. Canada hoan nghênh có nhiều sinh viên Việt Nam hơn nữa tìm kiếm các
cơ hội giáo dục tại Canada. Hai nước nhận thức lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền
của chính quyền tỉnh bang của Canada và quyết định tăng cường và tạo thuận lợi cho
mở rộng hợp tác và trao đổi học thuật, bao gồm thông qua việc thiết lập các quan hệ
đối tác và các chương trình trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục của hai nước.”


8


2.2.2. Văn hóa
Theo phóng viên tại Canada, ngơi nhà cổ hơn 100 năm tuổi, nằm ở số 85 đại lộ
Glebe do kiến trúc sư nổi tiếng Canada W.E. Noffke thiết kế, được thành phố Ottawa
công nhận giá trị di sản nhờ kiến trúc độc đáo và hài hòa với cảnh quan ưu việt xung
quanh. Sau khi trải qua lần lượt hai chủ sở hữu, tháng 6/2005, ngôi nhà đặc biệt có mái
ngói đỏ và tường vữa trắng này chính thức mang tên “Nhà Việt Nam” khi trở thành tài
sản của Chính phủ Việt Nam. Khơng chỉ hấp hẫn du khách về nguồn gốc, vị trí và kiến
trúc, “Nhà Việt Nam” thực sự là khơng gian đưa văn hóa Việt đến với du khách
Canada và quốc tế.

“Nhà Việt Nam” - Nguồn: Siegelproductions
Việt Nam cịn có các hoạt động trong chương trình thường niên “Giao lưu văn
hóa Việt – Canada. Trong đó có hịa nhạc Canada – Việt Nam được tổ chức tại Học
viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam có sự tham gia của nghệ sĩ Véronique Mathieu, một
nghệ sĩ được đánh giá cao tại Canada và trên thế giới bởi tài năng âm nhạc tuyệt vời.
Véronique Mathieu đã giành giải thưởng trong cuộc thi âm nhạc đương đại Eckhardt Gramatté năm 2012 với phần trình diễn các tác phẩm âm nhạc đương đại, cuộc thi âm
nhạc đương đại Krakow năm 2010...Bà sẽ biểu diễn cùng các nghệ sĩ của Học viện với
những bản nhạc nổi tiếng của các nhà soạn nhạc Canada và thế giới. Buổi hòa nhạc
diễn ra nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Canada và 60 năm thành lập Học viện Âm nhạc
Việt Nam.
Ngày 23/4, Hiệp hội Canada Việt Nam (CVS) đã chính thức ra mắt tại Nhà Việt
Nam ở thủ đô Ottawa của Canada. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong cộng
đồng người Việt tại Canada, cũng như cho quan hệ giữa hai nước. Đây là một sự kiện
quan trọng vì lần đầu tiên có một tổ chức chung liên kết toàn bộ người Việt Nam ở
Canada và những người Canada yêu quý Việt Nam.
Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi nói chung và Canada nói
riêng, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver Phan Mạnh Hải khẳng định chủ trương

xuyên suốt của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam coi người Việt ở nước ngoài là bộ
9


phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mọi
người dân Việt Nam ở nước ngồi, trong đó có bà con ở Canada, đều được khuyến
khích và tạo điều kiện về thăm quê hương, đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị
Canada tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng người Việt Nam tại Canada hội nhập,
phát triển.

10


2.3. Về Hợp tác phát triển
Hợp tác phát triển cũng là điểm sáng và là nét rất đặc thù trong quan hệ Việt
Nam - Canada. Canada nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam năm 1990.
Năm 2009, trong chương trình nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Canada, Việt Nam được
CIDA chọn là quốc gia cần tập trung hỗ trợ. Hiên nay, chương trình của CIDA hỗ trợ
Việt Nam thực hiện các ưu tiên trong lĩnh vực giảm nghèo, tập trung cải thiện môi
trường đầu tư lành mạnh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở vùng nông thôn và năng
suất trong nông nghiệp. CIDA tập trung nâng cao năng suất nông nghiệp, đặc biệt tại
các tỉnh, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác cho người nông dân cũng như
các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao sản xuất, kỹ thuật thu hoạch, an toàn thực phẩm
và chất lượng. CIDA tập trung hỗ trợ cải cách pháp luật, chính sách và cải cách hành
chính cần thiết đối với tăng trưởng theo thị trường, củng cố phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa (SME) tại khu vực nông thôn. CIDA cũng tập trung nâng cao kỹ năng cho
người lao động thông qua việc tăng cường cơ hội tiếp cận cũng như quản lý hệ thống
giáo dục dạy nghề và kỹ thuật.
Tính đến hết năm tài khóa 2011-2012, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế

Canada (CIDA), Chính phủ Canada đã cung cấp hơn 600 triệu USD ODA cho Việt
Nam (khoảng 18 triệu/năm theo kênh song phương và khoảng 29 triệu/năm nếu tính cả
kênh NGO và các tổ chức quốc tế). Tổng giá trị ODA Canada dành cho Việt Nam từ
năm 1990 đến nay là hơn 800 triệu USD. Hiện tổng giá trị các dự án ODA của Canada
còn hiệu lực với Việt Nam là hơn 60 triệu CAD. Các dự án viện trợ của Canada đã và
đang được triển khai ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam và phát huy hiệu quả tích cực,
góp phần cải thiện điều kiện sống của nhiều cộng đồng dân cư địa phương. Ngồi ra,
Canada cũng dành sự hỗ trợ có ý nghĩa cho Việt Nam trong các lĩnh vực khác như y tế,
tài chính - ngân hàng… Dự án Mơi trường Việt Nam - Canada (1996 -2006) trị giá
21,5 triệu USD được coi là một trong những dự án thành công nhất của CIDA tại Đông
Nam Á. Hợp tác về viện trợ phát triển (ODA) cũng là điểm sáng và là nét đặc thù
trong quan hệ Việt Nam-Canada.
Tuyên bố chung đã xác lập khn khổ quan hệ Đối tác tồn diện Việt Nam –
Canada về lĩnh vực này như sau:
1/ Việt Nam và Canada ghi nhận đóng góp của lĩnh vực hợp tác phát triển trong
tổng thể quan hệ chung hai nước trong những thập kỷ qua và sẽ duy trì các quan hệ đối
tác mạnh mẽ vì sự phát triển bền vững của quan hệ song phương. Canada đánh giá cao
các thành tựu nổi bật của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo từ những năm 1990 và
các mục tiêu phát triển hiện nay được đề ra trong Báo cáo “Việt Nam 2035”. Việt Nam
đánh giá cao viện trợ phát triển chính thức của Canada dành cho Việt Nam và quan hệ
đối tác nhiều năm qua trong lĩnh vực hợp tác phát triển.
2/ Việt Nam và Canada tái cam kết thực hiện các điều khoản của Hiệp định
chung về Hợp tác phát triển năm 1994 như là nền tảng của quan hệ đối tác này. Hai
nước cam kết duy trì đối thoại chính sách vốn có nhiều năm qua về tăng cường hiệu
lực và hiệu quả trong lĩnh vực phát triển, coi đây là mục tiêu lợi ích chung và những
điều kiện tiên quyết nền tảng cho sự tiếp tục hợp tác của hai bên.
11


3/ Canada nhận thấy cần có một cách tiếp cận mới chiến lược hơn đối với hợp

tác phát triển giữa hai nước và sẽ tìm cách phân bổ các nguồn lực cho các chương trình
phù hợp với Chính sách hỗ trợ phụ nữ quốc tế của Canada và đáp ứng trực tiếp đối với
các thách thức phát triển của Việt Nam như xóa đói giảm nghèo, phát triển nơng thơn,
được xác định tại Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2016 – 2020. Theo đó,
hợp tác phát triển của Canada sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam ứng phó với biến đổi
khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc thực thi Chương trình nghị sự
phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc.

2.4.

Về Khoa học Công nghệ và sáng tạo

Canada là một cường quốc về các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng Cơng
nghiệp lần thứ tư. Trong đó, Bang Québec tập trung nhiều trung tâm nghiên cứu và
phát triển công nghệ cũng như các vườn ươm công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân
tạo, internet vạn vật, thành phố thông minh, công nghệ 5G, năng lượng tái tạo…
Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Quỹ Nghiên cứu của
khoa học Quebec, Canada (gồm: Quỹ Công nghệ và Tự nhiên, Quỹ Nghiên cứu về Sức
khỏe, Quỹ Nghiên cứu về Văn hóa và Xã hội) đã ký Ý định thư hợp tác về đối tác
chiến lược trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến hai bên trao thỏa thuận hợp tác
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Việc ký kết này thể hiện sự cam kết của hai bên trong thúc đẩy hợp tác khoa
học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của
hai nước và đóng góp vào phát triển mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Canada.
Việt Nam và Canada sẽ thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng
lượng, công nghệ sạch và bền vững, nông nghiệp và thực phẩm, công nghệ thông tin
truyền thông, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu biển, giảm nhẹ và thích nghi với
biến đổi khí hậu. Mục tiêu là để tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần

12


nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và các chủ đề cùng quan tâm. Hai nước nỗ lực
hơn nữa tìm kiếm các cơ hội tiềm năng để cộng tác về nghiên cứu và phát triển, triển
khai và thương mại hóa công nghệ sạch, tiên tiến và sáng tạo để ứng phó với các thách
thức của biến đổi khí hậu tồn cầu.
2.5. Về Quốc phòng và An ninh
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam-Canada cam kết mở rộng quan hệ công nghiệp
quốc phòng. Canada đã ra tuyên bố ủng hộ lập trường quan điểm của ASEAN về vấn
đề Biển Đông, ủng hộ những giải pháp giải quyết các tranh chấp bằng con đường hịa
bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế của Việt Nam trước sự việc Trung Quốc hạ đặt trái
phép giàn khoan 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Những năm gần đây, Canada ln là người được lợi từ chính sách đa dạng hóa kênh
nhập khẩu vũ khí trang bị của Việt Nam, chiến lược này là để giảm sự lệ thuộc vào nhà
cung ứng truyền thống Nga, đồng thời được đưa ra trong tình hình, bối cảnh nâng cao
vị thế chiến lược.
Ngồi ra, Việt Nam cũng coi chính sách nêu trên là một trong những biện pháp quan
trọng để thông qua chuyển nhượng cơng nghệ và kỹ thuật chun nghiệp có liên quan,
nỗ lực nâng cao năng lực công nghiệp quốc phịng của mình.
Năm 2017, Đại sứ Canada tại Việt Nam - bà Ping Kitnikone khẳng định vũ trụ không
gian và cơng nghiệp quốc phịng là những lĩnh vực mà Canada rất hy vọng có thể hợp
tác với Việt Nam.
Tuyên bố chung đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Canada
về lĩnh vực này như sau:
1/ Việt Nam và Canada chia sẻ lợi ích chung đối với hịa bình và an ninh ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục phối hợp tại các cơ chế đối thoại và hợp tác
song phương và đa phương về các vấn đề quốc phòng, an ninh, xây dựng năng lực và
huấn luyện.
2/ Việt Nam và Canada sẽ tìm kiếm và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực gìn giữ hịa

bình, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai, cũng như các lĩnh vực
khác hai bên cùng quan tâm và có lợi ích. Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục tìm các biện
pháp tăng cường hợp tác quốc phịng thơng qua Chương trình Hợp tác và Huấn luyện
qn sự quốc tế và các chương trình đào tạo của phía Việt Nam.
3/ Việt Nam và Canada quyết định nghiên cứu các lĩnh vực hợp tác mới để tăng cường
an ninh, bao gồm xây dựng năng lực trong các lĩnh vực có lợi ích chung.

13


Năm 2018, Bộ trưởng quốc phòng Canada Harjit Singh Sajjan cùng Bộ trưởng quốc
phịng Việt Nam đã có buổi tọa đàm trao đổi về các vấn đề thế giới, khu vực cùng quan
tâm; đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương thời gian qua. Hai bên thống
nhất phương hướng, biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương thời
gian tới. Hai bộ trưởng chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về "Chương trình hợp tác và đào
tạo quân sự của Canada (MTCP)". Việc ký bản ghi nhớ này giúp các sĩ quan Việt Nam
có thêm cơ hội tham gia các khóa đào tạo đa dạng tại Canada. Đây được coi là bước
phát triển quan trọng trong quan hệ quốc phòng song phương, tạo điều kiện thuận lợi
để hai bên thúc đẩy các nội dung hợp tác tiềm năng khác.
Bên cạnh đó, Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác
với Canada theo hướng toàn diện, hiệu quả, thực chất, ổn định và lâu dài, đặc biệt
trong bối cảnh hai nước ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích song trùng cả về song phương,
khu vực và quốc tế, tiếp tục phối hợp tại các diễn đàn và cơ chế đa phương quan trọng
như LHQ, APEC, hợp tác với ASEAN, hợp tác trong CPTPP...
2.6.

Về Khoa học – công nghệ và Sáng tạo

Canada là một cường quốc về các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư. Trong đó, Bang Québec tập trung nhiều trung tâm nghiên cứu và

phát triển công nghệ cũng như các vườn ươm công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân
tạo, internet vạn vật, thành phố thông minh, công nghệ 5G, năng lượng tái tạo…
Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Quỹ Nghiên cứu của
khoa học Quebec, Canada (gồm: Quỹ Công nghệ và Tự nhiên, Quỹ Nghiên cứu về Sức
khỏe, Quỹ Nghiên cứu về Văn hóa và Xã hội) đã ký Ý định thư hợp tác về đối tác
chiến lược trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

14


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến hai bên trao thỏa thuận hợp tác
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Việc ký kết này thể hiện sự cam kết của hai bên trong thúc đẩy hợp tác khoa học, cơng
nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của hai nước
và đóng góp vào phát triển mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Canada. Việt
Nam và Canada sẽ thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng,
công nghệ sạch và bền vững, nông nghiệp và thực phẩm, công nghệ thông tin truyền
thông, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu biển, giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi
khí hậu. Mục tiêu là để tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần nhằm chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm và các chủ đề cùng quan tâm. Hai nước nỗ lực hơn nữa tìm
kiếm các cơ hội tiềm năng để cộng tác về nghiên cứu và phát triển, triển khai và
thương mại hóa cơng nghệ sạch, tiên tiến và sáng tạo để ứng phó với các thách thức
của biến đổi khí hậu tồn cầu.

2.7.

Về Giao lưu nhân dân
Hiện có khoảng 250.000 người Việt Nam sinh sống tại Canada. Vị thế của cộng
đồng người Việt trong xã hội Canada ngày càng tăng cả trên lĩnh vực chính trị và kinh
tế-xã hội. Ngày càng có nhiều tổ chức, hội, nhóm, cá nhân người gốc Việt ủng hộ đất

nước, giúp đỡ Cơ quan đại diện của ta. Một số phái đồn thương mại, văn hóa và từ
thiện đến Việt Nam đã được tổ chức với sự tham gia của cộng đồng người Canada gốc
Việt. Trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc song phương ở các cấp, lãnh đạo Việt Nam đề
nghị Canada quan tâm hỗ trợ để cộng đồng người Việt hội nhập với xã hội sở tại, đóng
góp cho quan hệ hai nước.
Tuyên bố chung đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam –
Canada về lĩnh vực này như sau: Việt Nam và Canada hoan nghênh quan hệ mạnh mẽ
và ngày càng gia tăng giữa nhân dân hai nước trên nhiều tầng nấc trong xã hội, bao
gồm các giới doanh nghiệp, học thuật, truyền thơng, văn hóa, thể thao, du lịch và các
tổ chức phi chính phủ. Việt Nam và Canada sẽ phối hợp thúc đẩy hơn nữa các mối
quan hệ này thông qua hợp tác trên nhiều lĩnh vực và giữa các địa phương hai nước.
Việt Nam và Canada ghi nhận những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với
Canada. Với chính sách đa văn hóa, Canada hoan nghênh các giá trị và văn hóa Việt
Nam và điều này tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Hai nước khuyến
khích các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước để thúc đẩy quan hệ hữu nghị.

15


Thách thức và cơ hội, triển vọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác
toàn diện Việt Nam – Canada
3.

3.1. Cơ hội
Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Canada được thiết lập chính thức vào
21/08/1973. Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, quan hệ hai nước đã không
ngừng được vun đắp và thúc đẩy mạnh mẽ cho đến ngày hơm nay. Việt Nam và
Canada đã cùng nhau hồn thành tốt các mục tiêu chung, hợp tác phát triển quốc tế,
tăng trưởng kinh tế và tăng cường trao đổi về thương mại. Những năm gần đây, quan
hệ hai bên đã phát triển lên một tầm cao mới, hai nước trở thành đối tác toàn diện của

nhau kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tới Hà Nội nhân dịp
tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây
là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới cho quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực
như kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Thủ tướng Canada Justin Trudeau
đồng thời bày tỏ: “Quan hệ đối tác sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa để nâng cao sự phồn
vinh, chất lượng cuộc sống cũng như hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai”.
Qua các chuyến thăm, các lãnh đạo Canada nhiều lần khẳng định Canada có lợi ích lâu
dài tại châu Á – Thái Bình Dương, và Việt Nam chính là đối tác quan trọng của
Canada ở khu vực. Nhất trí hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong quan hệ
kinh tế thương mại đầu tư trên ngun tắc hợp tác, bình đẳng cùng có lợi.
Việt Nam có thể tranh thủ nguồn lực từ Canada để phục vụ cho mục tiêu kinh tế
xã hội như các gói viện trợ, đầu tư FDI… Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam
có thể tiếp cận được vốn. Hiện nay, Canada đang có dự án EDM (là cơ chế huy động
chuyên gia xúc tiến thương mại và hỗ trợ phát triển) được xây dựng để góp phần giảm
đói nghèo thơng qua cơng tác huy động chun gia kỹ thuật của Canada và quốc tế
giúp các nước đang phát triển thương thảo, thực hiện, thích nghi và hưởng lợi từ hoạt
động thương mại và các dự án đầu tư với Canada. Việt Nam được chính phủ Canada
lựa chọn là quốc gia ưu tiên tiến hành trao đổi hợp tác. Bên cạnh đó, các chương trình
của Chính phủ Việt Nam cũng sẽ được hỗ trợ kinh phí. Điển hình là phía Canada đã
viện trợ cho chúng ta những khoản tiền lớn để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Việt Nam cũng tranh thủ được sự ủng hộ của một nước lớn như Canada đối với
vấn đề trên Biển Đông về vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Canada
muốn bên Trung quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và ửng hộ quan điểm của ta. Tại Hội
đàm song phương giữa hai nước, Canada cũng ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn và tự
do hàng hải, hàng khơng; ủng hộ giải quyết hịa bình các tranh chấp ở Biển Đông.
Canada là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam giao
thương mở rộng mạng lưới, từ đó mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. Hiện nay,
Canada đang là một điểm sáng về xuất khẩu hải sản của Việt Nam ví dụ như: cá ngừ,
tôm,… hay về hàng may mặc. Hơn nữa khi đã có quan hệ ngoại giao với Canada thì
16



nước ta có thể mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác. Việt Nam có thể nâng
cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Bên cạnh hoạt động thương mại, Việt Nam cịn có thể học hỏi từ Canada về
khoa học kỹ thuật, công nghệ, giáo dục. Việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên lĩnh vực
giáo dục là một định hướng đầu tư vào phát triển kinh tế nội sinh. Việt Nam đứng đầu
Đông Nam Á và thứ 5 toàn cầu về nguồn cung du học sinh quốc tế cho Canada trong
năm 2017.
Canada cam kết sẽ tiếp tục tạo mọi điều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, đồng
thời thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới trên nhiều lĩnh
vực.
Link:
/>px?lang=vie
/>
3.2.

Thách thức

Trong suốt gần nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Canada đã
đạt được nhiều thành quả quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư,
giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch và vẫn đang được củng cố. Tuy nhiên nếu so với
tiềm năng của hai bên thì những gì đạt được vẫn cịn rất khiêm tốn.
Một trong những thách thức đối với mối quan hệ Việt Nam – Canada là làm sao
hài hòa được quan điểm toàn diện trên tất cả các mặt, quan điểm của một nước phát
triển và một nước đang phát triển, để từ đó đạt được nhất trí có lợi cho cả hai bên.
Chiều 10/11, Canada đã không tham gia buổi ký kết với mong muốn đàm phán
lại một số điều khoản của hiệp định TPP. Một phần nguyên nhân là do Mỹ rút khỏi
TPP trong khi Canada và Mỹ đang định ký kết Hiệp định NAFTA, việc Canada ký
TPP có thể ảnh hưởng đến việc đàm phán của hiệp định này và một phần nữa, theo

thông tin từ lãnh đạo Chile, chính phủ nước này muốn đàm phán lại một số vấn đề liên
quan tới sở hữu trí tuệ và Internet. Đối với Việt Nam, 2 vấn đề này còn tồn tại những
khúc mắc. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, bn bán hàng
giả ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm
phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Tình
trạng sao chép bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ về hàng hóa, dịch vụ rất phổ biến,
gây thiệt hại cho doanh nghiệp (DN) lẫn người tiêu dùng. Chưa kể, khi bị sao chép
nhãn hiệu, kiểu dáng, lơ-gơ, việc đấu tranh để địi lại quyền lợi của các DN cũng hết
17


sức nan giải…Do vậy việc các nhà đầu tư nước ngoài ngần ngại khi lựa chọn Việt
Nam là một điều dễ hiểu. Thứ hai, vấn đề về an ninh mạng cũng còn nhiều bất cấp các
vụ xâm phạm an ninh, bảo mật mạng tin học ngày càng gia tăng; đặc biệt là các vụ tấn
công ứng dụng web. Nhiều trang web có tiếng ở Việt Nam rất dễ bị xâm nhập. Không
chỉ dừng ở việc đột nhập các website, nhiều kẻ tấn cơng cịn chuyển sang những hoạt
động trục lợi như tấn cơng vào hệ thống lưu trữ cước phí Internet của các ISP để xóa
cước phí, đánh cắp thơng tin của các doanh nghiệp để bán cho đối thủ của họ, ăn cắp
mật khẩu của các tài khoản nhằm mục đích biển thủ tiền... Do đó, các nhà hoạch định
chính sách cần tạo ra một mơi trường thật lành mạnh, không chỉ là các đạo luật thương
mại trực tiếp mà còn là các vấn đề gây ảnh hưởng gián tiếp đến các quyết định đầu tư,
hợp tác kinh tế của các nước trên thế giới đối với Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường mở như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước
khơng chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà cịn cần đề ra các biện pháp thích hợp để cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài và đối mặt với nguy cơ mất thị trường nội địa.Ngày
nay, hàng rào thuế quan đã được nới lỏng tối đa. Do đó, người tiêu dùng hồn tồn có
thể mua hàng hóa nước ngồi với giá rẻ hơn hàng trong nước mà chất lượng tương
đương. Từ đó doanh nghiệp phải tìm ra định hướng đổi mới, thích nghi để tồn tại.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Canada vẫn là những mặt hàng chủ lực

đã cũ, là những sản phẩm mang tính đơn giản , trong khi đó nhập khẩu là những mặt
hàng mang tính cơng nghệ cao. Tức là giá trị xuất-nhập khơng cân đối. Có thể Việt
Nam đang tranh thủ những mặt hàng có lợi thế so sánh hơn với các quốc gia trên thế
giới nhưng việc đóng khung, dập khn trong một số mặt hàng là khơng tốt vì thị hiếu
của người tiêu dùng dễ dàng thay đổi. Hơn nữa, Canada là một nước phát triển, muốn
tranh thủ được toàn bộ giá trị của hợp tác toàn diện, các doanh nghiệp Việt Nam cần
đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tao thêm nhiều giá trị trong quá trình hình
thành nên sản phẩm, như vậy mới đạt được nhiều lợi tức.
Canada khơng có nhiều cơng ty lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư truyền thống mà Việt
Nam đang tìm kiếm, khơng có cơng ty lớn tới Việt Nam để xây dựng nhà máy, thực
hiện dự án nhằm thu hút vốn đầu tư FDI về cho Việt Nam. Thế mạnh thực sự của
Canada là trong ngành dịch vụ. Đối tượng mà các cơng ty Canada có thể hợp tác là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam, giúp họ phát triển sản xuất hay thực
hiện các dự án.

Giải pháp:
Tranh thủ được các nguồn vốn từ nước ngoài là một điều tốt đối với một nền
kinh tế đang phát triển và đang thiếu vốn như Việt Nam hiện nay,tuy nhiên cần phải
thu hút đầu tư có chọn lọc, và kĩ càng trong quá trình chọn dự án. Việc hợp tác có thể
làm cho Việt Nam khó có thể từ chối FDI, vậy đặt ra vấn đề cần hài hòa, thống nhất
quan điểm như trên.

18


Từ đó cũng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách về đề ra, nghiên cứu chính
sách vừa phải đạt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cân bằng các yêu tố
trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục tìm hiểu và khai thác tối đa tiềm năng
của nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư; khoa học cơng nghệ,

giáo dục… Về phía Việt Nam, cần có sự chủ động, tích cực hơn nữa của các Bộ/
Ngành, giới doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân trong việc tìm kiếm các cơ
hội hợp tác thiết thực và hiệu quả với Canada. Bên cạnh các vấn đề về kinh tế, các vấn
đề văn hóa, giáo dục cũng cần được chú trọng, làm sao không đánh mất bản sắc dân
tộc, không bị quá phụ thuộc vào việc học hỏi. Mà học hỏi để sáng tạo ra những lợi ích
mới. Đó là cả một q trình nỗ lực, tự thân phát triển lâu dài mà Việt Nam cần cố gắng
đạt được.
Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên hội nhập kinh tế, áp dụng các cơ chế cần thiết, tạo
môi trường thuế thuận lợi hay quan tâm đến cả những vấn đề nhỏ như đơn giản hóa
thủ tục hành chính

19


KẾT LUẬN
Canada và Việt Nam là hai nước có quan hệ hữu nghị nhiều năm. Trong hàng
chục năm đó hai nước đã cùng nhau làm việc để tiến tới các mục tiêu chung, qua hợp
tác quốc tế, hợp tác quốc tế mạnh hơn và hợp tác thương mại. Đó là khung để
Canada tăng cường mối quan hệ với Việt Nam. Và bàn đạp gần đây nhất là Hiệp định
hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Canada sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ
giữa hai nước, tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng, đi vào chiều sâu, bền vững, mang
lại thịnh vượng cho cả hai phía. Việc phát triển mối quan hệ này đã mở ra cho Việt
Nam những cơ hội để hội nhập sâu và rộng hơn, tiếp cận, và sánh vai cùng thế giới
phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mà ở đó cả chính phủ, khối
doanh nghiệp và tồn bộ công dân cần phải tự ý thức thay đổi, sáng tạo tồn diện để
thích nghi và tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng chung. Như vậy, mọi thứ đều có
những mặt lợi hại nhất định, và vấn đề đặt ra cho Việt Nam không chỉ là trong mối
quan hệ với Canada mà còn các quan hệ quốc tế khác, đó là tận dụng được những cơ
hội một cách triệt để, đồng thời không ngừng đổi mới để đương đầu với những thách
thức, trong đó rất cần có sự định hướng chính xác từ chính phủ và sự đồng lịng từ

chính các cơng dân trong nước để xây dựng một đất nước ngày càng hoàn thiện, giàu
mạnh hơn.

20


Tài liệu tham khảo
/>%7CCustom+Years&reportType=TE&searchType=All&customYears=2016%7C2015%7C20
14%7C2013%7C2012%7C2011%7C2010%7C2009%7C2008%7C2007%7C2006%7C2005
%7C2004%7C2003%7C2002%7C2001%7C2000&productType=HS6¤cy=US&count
ryList=specific&runReport=true&grouped=GROUPED&toFromCountry=CDN&areaCodes=
586&naArea=9999 [Export of Canada to Vietnam]
/>%7CCustom+Years&reportType=TB&searchType=All&customYears=2016%7C2015%7C20
14%7C2013%7C2012%7C2011%7C2010%7C2009%7C2008%7C2007%7C2006%7C2005
%7C2004%7C2003%7C2002%7C2001%7C2000&productType=HS6¤cy=US&count
ryList=specific&runReport=true&grouped=GROUPED&toFromCountry=CDN&areaCodes=
586&naArea=9999 [Tradebalance between Canada and Vietnam]
/>%7CCustom+Years&reportType=TI&searchType=All&customYears=2016%7C2015%7C201
4%7C2013%7C2012%7C2011%7C2010%7C2009%7C2008%7C2007%7C2006%7C2005%
7C2004%7C2003%7C2002%7C2001%7C2000&productType=HS6¤cy=US&country
List=specific&runReport=true&grouped=GROUPED&toFromCountry=CDN&areaCodes=58
6&naArea=9999import [Import of Canada from Vietnam]
/>015/TradeFlow/Export/Indicator/XPRT-TRD-VL/Partner/CAN/Product/Total# [Total export
of Vietnam to Canada
[FDI of Canada
in Vietnam]
/> />?lang=vie
/> /> /> /> />
21



22



×