Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

luận văn thạc sĩ các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị vào lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu thuộc sở tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.48 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ĐỀ TÀI: “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ VÀO LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 8430101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN ĐÔNG
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN TẤN

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, NĂM 2019


i
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Đông


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình NC riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của TS.
Vũ Văn Đông. Các số liệu, kết quả NC trong luận văn là trung thực.
Tác giả


Nguyễn Văn Tấn


iii
LỜI CÁM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, đã
hết lòng tận tụy, truyền đạt kiến thức quý báu trong thời gian tác giả học tại trường.
Đặc biệt là TS. Vũ Văn Đơng đã tận tình hướng dẫn tác giả trong q trình thực hiện
đề tài. Bên cạnh đó, sự động viên của gia đình đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tác giả
trong suốt quá trình học tập. Tác giả gửi lời cám ơn đến các anh/chị và các bạn đồng
nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức, song khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Q Thầy Cơ và các
bạn đọc.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày …… tháng …… năm
2019
Tác giả

Nguyễn Văn Tấn


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN---------------------------------------------------------------------------------

ii

LỜI CÁM ƠN ------------------------------------------------------------------------------------

iii


MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------

iv

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT---------------------------------------------

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ ----------------------------

ix

TĨM TẮT-----------------------------------------------------------------------------------------

xi

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NC----------------------------------------------------------------

xii

PHẦN MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NC -----------------------------------------

Trang 6

1.1 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGỒI -------------------------


Trang 6

1.1.1. Tổng quan các cơng trình NC nước ngồi -------------------------------------

Trang 6

1.1.2. Nhận xét -------------------------------------------------------------------------- Trang 11
1.2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ TRONG NƯỚC -------- Trang 11
1.2.1. Tổng quan các cơng trình NC trong nước ----------------------------------- Trang 11
1.2.2. Nhận xét -------------------------------------------------------------------------- Trang 14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------- Trang 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT VÀO DOANH NGHIỆP ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Trang 15
2.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT ------------------------------------------------------- Trang 15
2.1.1. Các khái niệm về KTQT ------------------------------------------------------- Trang 15
2.1.2. Vai trò, chức năng của KTQT ------------------------------------------------- Trang 16
2.2 MƠ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT TRONG
DOANH NGHIỆP ---------------------------------------------------------------------- Trang 21
2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG VIỆC VẬN DỤNG KTQT -------------------------------------------------- Trang 27
2.3.1. Lý thuyết bất định -------------------------------------------------------------- Trang 28
2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ------------------------------------------ Trang 28
2.3.3. Lý thuyết xã hội học (sociological theory) ---------------------------------- Trang 29
2.3.4. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ----------------- Trang 30


v
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTQT TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI
THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU THUỘC SỞ

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ------------------------------------------------------ Trang 31
2.4.1. Giới thiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường -------------------------------- Trang 31
2.4.2. Giới thiệu về Trung tâm phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.4.3. Tổng quan lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu --------------------------------------------------------------------------------------- Trang 32
2.5. PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------------------------------------------------------------------------------------------- Trang 40
2.5.1. Thuận lợi ------------------------------------------------------------------------- Trang 40
2.5.2. Khó khăn-------------------------------------------------------------------------- Trang 41
2.5.3. Khảo sát thực tế vận dụng kế toán quản trị vào lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất

công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu -------------------------------------------- Trang 43
2.6. MÔ HÌNH NC DỰ KIẾN -------------------------------------------------------- Trang 44
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 --------------------------------------------------------------- Trang 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NC ---------------------------------------------- Trang 46
3.1. PHƯƠNG PHÁP NC ------------------------------------------------------------- Trang 46
3.2. NC ĐỊNH TÍNH ------------------------------------------------------------------ Trang 47
3.2.1. NC định tính ---------------------------------------------------------------------- Trang 47
3.2.2. Kết quả thảo luận chun gia ------------------------------------------------- Trang 48
3.2.3. Mơ hình NC chính thức -------------------------------------------------------- Trang 49
3.3. NC ĐỊNH LƯỢNG --------------------------------------------------------------- Trang 50
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ------------------------------------------------- Trang 54
3.3.2. Mơ tả khảo sát ------------------------------------------------------------------- Trang 54
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 --------------------------------------------------------------- Trang 55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NC ------------------------------------------------------- Trang 56
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ -------------------------------------------------------------- Trang 56
4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ------------------------------- Trang 57
4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ----------------- Trang 57

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ---------------------------------------------

Trang 60


vi
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY --------------------------------------------------------- Trang 64
4.4. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH --------------------------------------------------------- Trang 65
4.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ------------------------------------------- Trang 65
4.4.2 Kiểm định phương sai ---------------------------------------------------------- Trang 66
4.4.3. Hiện tượng đa cộng tuyến ----------------------------------------------------- Trang 67
4.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ----------------------------------- Trang 68
4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY ------------------------------------------ Trang 69
4.6. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NC ----------------------------------------------------- Trang 71
4.6.1. Đối với nhóm trình độ nhân viên kế tốn trong doanh nghiệp ----------- Trang 71
4.6.2. Đối với nhóm các nhân tố chi phí cho việc tổ chức KTQT --------------- Trang 71
4.6.3. Đối với nhóm các nhân tố văn hóa DN -------------------------------------- Trang 72
4.6.4. Đối vói nhóm nhân tố đặc thù ngành nghề kinh doanh -------------------- Trang 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 --------------------------------------------------------------- Trang 73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ -------------------- Trang 74
5.1. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------ Trang 74
5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, KHAI
THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU - Trang 75
5.2.1. Xây dựng văn hoá DN --------------------------------------------------------- Trang 76
5.2.2. Nhân tố đặc thù ngành nghề kinh doanh ------------------------------------- Trang 76

5.2.3. Nhân tố trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp ------------------- Trang 76
5.2.4. Tổ chức KTQT trong DN với chi phí hợp lý -------------------------------- Trang 77
5.3. KIẾN NGHỊ ----------------------------------------------------------------------- Trang 78
5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ---- Trang 79

5.4.1. Những hạn chế của luận văn -------------------------------------------------- Trang 79

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo --------------------------------------------------- Trang 79
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 --------------------------------------------------------------- Trang 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ACCA

Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh Quốc

AMT

Kỹ thuật sản xuất tiên tiến

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


BCTC

Báo cáo tài chính

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BP

Biến phí

BPQLDN

Biến phí quản lý doanh nghiệp

CIMA

Viện điều lệ kế tốn quản trị

CP NVLTT

Chi phí ngun vật liệu trực tiếp

CP NCTT

Chi phí nhân cơng trực tiếp

CP SXC


Chi phí sản xuất chung

CP BH

Chi phí bán hàng

CP QLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DN

Doanh nghiệp

DN FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất


ĐP

Định phí

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

EMA

Kế tốn quản trị mơi trường

EPM

Quản lý hiệu suất doanh nghiệp

EU

Liên minh Châu Âu

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GĐTC


Giám đốc tài chính

GTGT

Giá trị gia tăng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KTQT

Kế tốn quản trị


viii
Từ viết tắt

Nội dung

KTT

Kế tốn trưởng

KTTC

Kế tốn tài chính

KHSDĐ


Kế hoạch sử dụng đất

IFAC

Hiệp hội kế toán quốc tế

JIT

Quản trị Just in Time

IMA

Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ

MAPs

Vận dụng kế toán quản trị

M&A

Mua bán và sát nhập

NBD

Nước biển dâng

NC

Nghiên cứu


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NVL

Nguyên vật liệu

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PTQĐ

Phát triển quỹ đất

QH

Quy hoạch

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

RCEP


Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

SMA

Kế tốn quản trị chiến lược

SX

Sản xuất

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

TQM

Quản trị chất lượng toàn diện

TM

Thương mại

TSCĐ

Tài sản cố định


TNMT

Tài ngun và Mơi trường

TTPTQĐ

Trung tâm phát triển quỹ đất

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XTTM

Xúc tiến thương mại


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Ký hiệu

Tên bảng


Trang

1.

Bảng 2.1

Hiện trạng đất công theo đơn vị hành chính cấp huyện

37

2.

Bảng 3.1

48

3.

Bảng 3.2

Kết quả thảo luận chuyên gia về nhân tố tác động đến
việc vận dụng KTQT
Thang đo khả năng vận dụng KTQT trong DN

4.

Bảng 4.1

Thống kê mẫu nghiên cứu


56

5.

Bảng 4.2

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Văn hóa

57

6.

Bảng 4.3

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Ngành nghề

58

7.

Bảng 4.4

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Trình độ

58

8.

Bảng 4.5


Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Chi phí

59

9.

Bảng 4.6

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

59

10.

Bảng 4.7

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Vận dụng

60

11.

Bảng 4.8

Kết quả kiểm định KMO và Bartl tt các biến độc lập

60

12.


Bảng 4.9

Kết quả phân tích nhân tố khám phá

61

13.

Bảng 4.10

Kết quả hồi quy (Lần 1)

64

14.

Bảng 4.11

Kết quả hồi quy (Lần 2)

64

15.

Bảng 4.12

Mức độ giải thích của mơ hình

65


16.

Bảng 4.13

65

17.

Bảng 4.14

Mức độ phù hợp của mơ hình: Phân tích phương sai
ANOVA
Kiểm định Spearman’s rho

18.

Bảng 4.15

Bảng phân tích hồi quy

69

19.

Bảng 4.16

Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

70


51

66


x

DANH MỤC HÌNH ẢNH
TT

Ký hiệu

Tên hình

Trang

1.

Hình 1.1

Mơ hình nghiên cứu của Tuan Mat (2010)

11

2.

Hình 2.2

Mơ hình nghiên cứu của Kader và Luther, R. (2008)


22

3.

Hình 2.3

Mơ hình nghiên cứu của Alper Erserim (2012)

22

4.

Hình 2.4

23

5.

Hình 2.5

6.

Hình 3.1

Mơ hình nghiên cứu của Tuan Zainun Tuan Mat
(2010)
Mơ hình giả thuyết nghiên cứu các nhân tố tác động
đến khả năng vận dụng KTQT
Quy trình nghiên cứu


7.

Hình 3.2

Mơ hình nghiên cứu chính thức

49

8.

Hình 4.1

Đồ thị phân tán

68

9.

Hình 4.2

Mơ hình nghiên cứu chính thức

70

44
46


xi

TÓM TẮT
Lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chức năng Quản lý quỹ đất được giải phóng mặt bằng; Quỹ
đất đã nhận chuyển nhượng; Quỹ đất đã tạo lập và phát triển; Quỹ nhà đất đã xây dựng
để phục vụ tái định cư; Các khu đất khơng cịn sử dụng hoặc chuyển đổi cơng năng,
giảm nhu cầu sử dụng của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và các cơ quan trung ương
đóng trên địa bàn tỉnh. Theo nhận định của Sở TN-MT thì việc quản lý và khai thác đất
cơng tốt sẽ góp phần tận dụng nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn ngân sách và có quỹ
đất giúp tái định cư làm giàu cho địa phương.
Bài nghiên cứu đã tiến hành thực hiện được những điều tra: dựa trên cơ sở lý
luận về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế tốn quản trị vào trong doanh
nghiệp nói chung. Từ đó, tác giả xác định và đo lường các nhân tố tác động đến việc
vận dụng kế toán quản trị trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và gợi ý một số giải pháp nhằm
hoàn thiện các chính sách góp phần tăng cường việc vận dụng kế toán quản trị giúp
đơn vị tận dụng được các công cụ quản trị vào trong quản lý. Từ cơ sở đó, các nhà
quản trị có được các thơng tin kịp thời và thích hợp, hữu hiệu, hiệu quả nhằm hỗ trợ
quá trình ra quyết định trong quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu thuộc Sở tài nguyên và Môi trường.


xii
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.

Kết cấu tổng thể của luận văn

Luận văn “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị vào lĩnh
vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường” bao gồm 93 trang: mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục

hình vẽ, phụ lục và nội dung năm chương. Nội dung 5 (năm) chương bao gồm: Phần mở
đầu: Giới thiệu chung về nghiên cứu (5 trang); Chương 1: Tổng quan liên quan đến đề tài
nghiên cứu (14 trang); Chương 2: Cở sở lý thuyết (38 trang); Chương 3: Phương pháp
nghiên cứu (10 trang). Chương 4: Kết quả nghiên cứu (18 trang); Chương

5: Kết luận - Giải pháp - Kiến nghị (8 trang).Tổng số hình vẽ là 10hình; tổng số bảng
biểu là:19 bảng.
2.

Kết quả đạt được của luận văn

Thông qua việc nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để đưa ra các gợi ý cụ thể về các nhân
tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường, gợi ý các
chính sách đối với các cấp quản lý Nhà nước nhằm góp phần nâng cao việc vận dụng
KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
NC này sẽ cung cấp cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo để thiết lập các
nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc nhằm cải
thiện công tác KTQT trong lĩnh vực công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê sơ bộ ban đầu của các địa phương cho thấy, tổng diện tích đất

cơng trên địa bàn các huyện, thành phố hiện đang quản lý hơn 3.800 ha. Trong số này,
có nhiều diện tích đất cơng đang bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích và có nguy cơ thất
thốt.
TP.Vũng Tàu là địa bàn có 47,8 ha đất cơng đang bị tổ chức, cá nhân lấn chiếm,
2

như: Xí nghiệp Cảng tàu khách Vũng Tàu lấn chiếm gần 156m , Công ty TNHH JolieMod
2

2

Việt Nam lấn chiếm 197 m ; Nhà hàng Lan Rừng lấn chiếm 1.642 m ; Nhà hàng Ô Quắn
2

(Công ty Du lịch tỉnh BR-VT) lấn chiếm hơn 1.348 m ; DNTN Việt Hùng chiếm 2.657 m

2

2

tại 120B Chi Lăng, phường 12; Công ty TNHH Phạm Anh chiếm 5.170 m tại đường Võ
Nguyên Giáp, phường 12… Một số diện tích đất cơng nằm xen kẽ trong khu dân cư cũng
bị tình trạng tượng tự. Điển hình là tại khu ao cá đường Võ Thị Sáu (phường 2) với diện
2

tích 31.008 m có tình trạng người dân lấn chiếm bờ hồ và phân khu nuôi cá trên hồ; đất
2

ven biển tại phường 2 bị lấn chiếm 22.051 m (3 thửa)…


Còn tại địa bàn huyện Xuyên Mộc, trong những năm qua, tình hình lấn chiếm
đất cơng diễn ra hết sức phức tạp. Theo ơng Nguyễn Văn Linh, Phó Phịng TN-MT
huyện Xun Mộc, tổng diện tích đất cơng trên địa bàn hơn 724 ha, trong đó đất xây
dựng trụ sở, các cơng trình cơng cộng, đất nghĩa địa và đất trống chưa sử dụng là 479
ha, phần còn lại đất bị lấn chiếm sử dụng nằm rãi rác trên địa bàn các xã, thị trấn. Khu
vực có diện tích đất cơng bị lấn chiếm nhiều nhất tập trung ở khu dân cư Láng Hàng
(xã Bình Châu) khu đất cơng 156 ha ở xã Phước Thuận, khu 10 ha nuôi tôm giống (xã
Phước Thuận).
Tương tự, báo cáo của UBND huyện Đất Đỏ cho biết, phần diện tích đất cơng
do địa phương quản lý bị lấn chiếm, tranh chấp là 9,6 ha. Còn tại TP.Bà Rịa và các
huyện cịn lại cũng có tình trạng đất công bị lấn chiếm ở một số nơi trên địa bàn,
nhưng diện tích bị lấn chiếm khơng nhiều, địa phương quản lý chặt chẽ hơn.
Theo ông Nguyễn Thiên Vũ, Trưởng Phòng Quy hoạch Kế hoạch - Chi cục Quản
lý đất đai (Sở TN-MT), nguyên nhân dẫn đến quỹ đất cơng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục
đích là do một số nơi không thực hiện quản lý đến từng thửa đất, không lập sổ theo dõi
riêng, không thực hiện công khai theo quy định để người dân giám sát, khơng lập kế
hoạch bố trí sử dụng đất… Ngồi ra, do cịn nhiều diện tích đất cơng nằm rãi rác, xen


2

kẽ với các thửa đất nơng nghiệp khác, khó xác định được ranh giới với thửa đất giao
cho hộ dân, cá nhân theo Nghị định 64/CP của Chính phủ quy định về giao đất nơng
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy,
gây khó khăn cho cơng tác quản lý và thống kê diện tích đất cơng. Việc quản lý lỏng
lẻo, khơng xác định được diện tích đất cơng dẫn đến một số diện tích đất bị sử dụng sai
mục đích, không phát huy hiệu quả.

1


Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu là một trong những vấn đề đang sơi động về quản lý đất đai, chi phí xây
dựng, đền bù, quy hoạch….Và việc vận dụng KTQT sẽ tận dụng được các công cụ quản
trị để giúp các nhà quản trị có được các thơng tin kịp thời và thích hợp, hữu hiệu, hiệu quả
nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định trong quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn so với các
nước trên thế giới, việc giảng dạy đào tạo KTQT tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những
năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do đó hiện nay phần lớn bộ phận kế tốn cơng tác tại
các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam cụ thể là Sở Tài nguyên và Mơi trường vẫn
cịn bỡ ngỡ ít nhiều đối với việc vận dụng KTQT. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
trước cho đến nay, tác giả thấy rằng việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản trị trong các
các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) vẫn cịn nhiều vướng mắc, hệ quả tất yếu là
trong thực tế tỷ lệ vận dụng KTQT trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung cịn
rất thấp, các cơng cụ kỹ thuật KTQT được vận dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền
thống và hiệu quả đóng góp cho cơng tác quản trị chưa cao. Việc vận dụng KTQT trong
tại đơn vị hành chính sự nghiệp như Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngồi, có thể làm gia tăng tính khả
thi của việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc ngược lại. Do đó, tác giả
cho rằng việc nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố
đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công tại Sở Tài nguyên
và Môi trường là chủ đề quan trọng và cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội
dung nghiên cứu “Các nhân tô tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong lĩnh
vực quản lý, khai thác quỹ đất
1

(Nguồn: cập ngày 31 tháng 10 năm 2019)


3


công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường” để
thực hiện luận văn của mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu (NC)

2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản
lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khám phá, nhận diện các nhân tố tác động đến việc vận dụngKTQTtrong lĩnh
vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Đánh giá và đo lường các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong
lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT
trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua
đối tượng nghiên cứu này, luận văn sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến việc vận
dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Có nhiều nhóm nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nói

chung và lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, tác sẽ sẽ chọn lọc những nhóm nhân
tố phù hợp và mang tính chất đặc thù với lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra do hạn chế về thời gian và nguồn lực thực
hiện của luận văn, tác giả giới hạn phạm vi tiến hành khảo sát các các bộ quản lý trong
lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất cơng từ cấp Sở, Ban, Ngành, mục đích để đa dạng
hóa sự khác biệt về nhân tố văn hóa, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh … của cán
bộ quản lý giữa các các cấp từ Sở, Ban, Ngành.


4

Thời gian khảo sát trong vòng 3 tháng kể từ tháng 10 năm 2018. (10/2018 –
12/2018)
Đối tượng khảo sát: Các nhân viên làm việc bộ phận tài chính và bộ phận quản
lý và khai thác quỹ đất công; Các cấp lãnh đạo bậc trung và bậc cao quản lý và khai
thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản
lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường?
- Mức độ ảnh hưởng của các từng nhân tố tác động đến việc vận dụng
KTQTtrong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường?
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thông qua việc nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để đưa ra các gợi ý cụ thể về các nhân
tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường, gợi ý các

chính sách đối với các cấp quản lý Nhà nước nhằm góp phần nâng cao việc vận dụng
KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo để
thiết lập các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai
thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường hoặc nhằm cải thiện công tác KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất
công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng kết hợp hai phương pháp NC định tính và định lượng như sau: Phương pháp định tính: dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến chuyên gia
để xác định các nhóm nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực
quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở


5

Tài nguyên và Môi trường. Từ nội dung trao đổi và phỏng vấn chuyên gia, tác giả sẽ
sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ
cho công tác khảo sát.
- Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng
cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận
dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường, từ đó tiếp tục dùng cơng cụ phần mềm

SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy
của các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản
lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng.
Các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chi-square), Conbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài NC
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình NC
Chương 3: Phương pháp NC
Chương 4: Phân tích kết quả NC
Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, tác giả sẽ trình bày những nội dung sau đầy: (1) Tổng quan các
cơng trình nghiên cứu nước ngồi; (2) Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước.

1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGỒI
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DN có thể tóm tắt
ở một số mảng như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu tổng thể liên quan về sự thay đổi và nguyên nhân
dẫn đến sự thay đổi trong việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp (DN) nói
chung qua các giai đoạn phát triển của KTQT.
Theo Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC) (1998) nghiên cứu về quá trình phát triển
của KTQT chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 (trước 1950) với nội dung chính là xác
định chi phí và kiểm sốt tài chính của DN. Giai đoạn 2 (1950-1960) với nội dung
chính là cung cấp thơng tin và kiểm sốt chi phí. Giai đoạn 3 (1970-1980) với nội dung
giảm lãng phí và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Giai đoạn 4 (1980 đến nay) tạo ra
giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng các nguồn lực đạt hiệu quả.
Năm 2013 tác giả Gary Cokin tiếp tục nghiên cứu sự phát triể của KTQT sẽ rẻ sang
xu hướng phân tích và dự báo. Trên cở sở các số liệu của q khứ (do kế tốn tài chính

cung cấp), DN so sánh, đánh giá và dự báo trong tương lai về mục tiêu, chiếc lược kinh
doanh. Và trong kỷ nguyên phân tích dự báo này, tác giả đã tổng hợp 7 (bảy) xu hướng
chính của KTQT bao gồm: (1) Phân tích sản phẩm sang kênh phân phố sản phẩm;

(2) Nâng cao vai trò của KTQT trong việc nâng cao hiệu suất DN; (3) Tăng cường nội
dung kế toán dự báo; (4) Phân tích trong kinh doanh; (5) Sử dụng nhiều phương pháp
KTQT; (6) Ứng dụng công nghệ thông tin; (7) Quản lý chi phí.
Tại Châu Âu, có các cơng trình tiêu biểu về KTQT như sau:
Cơng trình nghiên cứu về thức ăn và nước giải khát tại nước Anh năm 2006 của
tác giả Abdel-Kader và Luther. Tác giả cho rằng doanh nghiệp cần áp dụng các kỹ
thuật KTQT tiên tiến để cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất để phân tích về DN
và so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Những nghiên cứu KTQT tại Châu Âu hầu hết
đều nhấn mạnh nội dung: phân loại chi phí, kiểm sốt, quản lý và cung cấp thơng tin
cho nhà quản trị DN.


7

Nhóm tác giả Bruggeman et al. (1996), O‘Dea (1998), Pierce và O‘Dea (1998)
có cùng quan điểm khi DN sử dụng các công cụ truyền thống KTQT vẫn được tuy
nhiên cần bổ sung các kỹ thuật KTQT hiện đại như kỹ thuật quản trị mới ABC, kế tốn
chi phí mục tiêu. Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng các kỹ thuật tiên tiến đóng vai trị
bổ trợ chứ khơng phải thay thế toàn bộ các kỹ thuật truyền thống. Tiếp đến, tác giả
Hyvonen (2007), tác giả nghiên cứu việc vận dụng KTQT vào DN với mục tiêu là đo
lường các chỉ số tài chính và kiểm sốt chi phí cịn bổ sung thêm việc đo lường các chi
tiêu phi tài chính như sự hài lòng khách hàng, thái độ của khách hàng,…
Tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương có các cơng trình nghiên cứu về
KTQT như sau:
Tại Nhật năm 1991 cơng trình về KTQT củ tác giả Scarbrough et al., tác giả
khuyến khích vận dụng nhiều cơng cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT như TQC, TPM,

JIT, VE và ROS sẽ cung cấp cho nhà quản trị nhiều thông tin phục vụ cho q trình
phân tích, kiểm sốt chi phí. Trần Ngọc Hùng (2016) cho rằng cần vận dụng các kỹ
thuật hiện đại KTQT trong q trình phân tích và cung cấp thơng tin chi phí trong q
trình ra quyết định vì nó có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một trong những người tiên phong, Simmonds (1981, 16) đã khái niệm
SMA theo hướng KTQT phát triển và hỗ trợ cho quản trị chiến lược, có nghĩa SMA là
“… việc cung cấp và phân tích dữ liệu KTQT về một DN và các đối thủ cạnh tranh
của nó để sử dụng và kiểm soát chiến lược doanh nghiệp”. Theo đó sự phát triển của
SMA để đáp ứng cho nhu cầu quản trị nhằm đạtđến sự thành công và “…đạt được một
lợi thế cạnh tranh bền vững”. Sau này ngày càng nhiều học giả tiếp tục phát triển
nghiên cứu chuyên sâu của SMA trong ứng dụng và liên kết của kế toán và chiến lược
trong thực tiễn Slagmulder (1997) đã tiến hành việc nghiên cứu lý thuyết nền tảng
nhằm mục đích tìm hiểu cách hệ thống kiểm soát quản lý hỗ trợ việc ra quyết định đầu
tư chiến lược và phù hợp với chiến lược của DN.
Nhóm tác giả (Naranjo and Hartman, 2006) cho rằng: “những hệ thống KTQT
được sử dụng để khắc phục những khó khăn này cũng như hỗ trợ sự thay đổi chiến lược”.
Trong giai đoạn này, tác giả Simonds (1981) giới thiệu khái niệm về SMA, và đồng thời
Shank và Govindarajan (1993) cũng phát triển ý tưởng về quản trị chi phí chiến lược.
Theo đó, quản trị chi phí chiến lược được khái niệm là “sư quản trị việc sử dụng các
thông tin chi phí một cáchdứt khoát tại một hoặc nhiều hơn trong bốn giai đoạn của chu


8

kỳ quản trị chiến lược bao gồm: tạo lập chiến lược, truyền đạt chiến lược trong DN, phát
triển và thưc hiện các sách lược để ứng dụng chiến lược, phát triển và vận dụng các thủ
tục kiểm soát nhằm giám sát mức độ thành công của các bước ứng dụng cũng như đạt
được các mục tiêu của chiến lược”. Theo Shank và các cộng sự, quản trị chi phí chiến
lược là sự tích hợp bởi ba nhân tố: (1) Các nhân tố bên ngồi tác động đến DN nhằm mục
đích quản trị chi phí hiệu quả, (2) Vai trị của kế tốn chi phí trong một DN;

(3) Các tiêu thức phân bổ chi phí thuộc về hai mảng: cấu trúc và hoạt động của tổ chức.
Alawattage và Wickramasingh (2007) cũng đã đưa ra nhận xét dựa trên nghiên

cứu của mình rằng sự thay đổi trong KTQT như một phương pháp nghiên cứu để hiểu
phương thức tác động của các nhân tố bên ngồi làm thay đổi q trình định hướng
trong nội bộ DN. Theo họ, tiến trình thay đổi thể hiện và phản ánh vấn đề là các công
cụ kỹ thuật KTQT được nêu bật lên, vận dụng và thay đổi như thế nào trước những
yêu cầu thay đổi của môi trường nơi DN hoạt động.
Theo Laitinen (2003), các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của KTQT được dán
nhãn là “các nhân tố đóng vai trị động cơ thúc đẩy”, và được các nhà nghiên cứu liệt kê
cụ thể như các nhân tố khuyến khích sự thay đổi (ví dụ như sự cạnh tranh của thị trường,
cấu trúc DN, công nghệ sản xuất sản phẩm); các chất xúc tác cho sự thay đổi (ví dụ như sự
yếu kém về chỉ số tài chính, sự sụt giảm về thị phần, sự thay đổi của tổ chức...); các nhân
tố làm cho q trình thay đổi dễ dàng (ví dụ như nguồn nhân lực kế toán, mức độ về tự trị,
yêu cầu về kế toán …). Sự tương tác giữa các nhân tố nói trên khuyến khích sự thay đổi
khơng chỉ lĩnh vực KTQT mà cịn các lĩnh vực khác có liên quan như cấu trúc và chiến
lược của DN. Laitinen (2003) đã sắp xếp các nhân tố này vào sáu nhóm khác nhau bao
gồm: nhu cầu thông tin, thay đổi về công nghệ và môi trường, sự sẵn sàng thay đổi, nguồn
lực để thay đổi, mục tiêu của sự thay đổi và các yêu cầu từ bên ngoài. Ngoài ra tác giả
cũng sử dụng bốn loại hạng mục khác nhau của các nhân tố để giải thích sự thay đổi của
KTQT bao gồm: các nhân tố của DN, các nhân tố tài chính, các nhân tố thúc đẩy và các kỹ
thuật quản trị (Laitinen, 2003). Sự thay đổi ở môi trường kinh doanh và công nghệ được
sử dụng như là các nhân tố khuyến khích trong việc giải thích sự thay đổi của KTQT và sự
thay đổi của các nhân tố khác của DN như cấu trúc và chiến lược. Các nghiên cứu khác
cũng chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố tác động qua về lẫn nhau theo dây chuyền
và nguyên nhân - kết quả khi xem xét sự thay đổi của KTQT. Ví dụ như ba nhân tố được
xem xét ở đây là các nhân tố thúc đẩy, nhân tố của


9


DN và nhân tố tài chính: sự thay đổi trong môi trường và công nghệ được xem như là
các nhân tố thúc đẩy để giải thích sự thay đổi của KTQT và các nhân tố khác của DN
như cấu trúc và chiến lược. Và bên cạnh đó, các nhân tố cấu trúc và chiến lược của DN
lại có mối liên hệ với KTQT trong cùng bối cảnh thay đổi. Còn đối với các nhân tố tài
chính thì đóng vai trị là sản phẩm đầu ra đối với sự thay đổi của KTQT và cấu trúc
DN. Bằng nghiên cứu của mình Grandlund (2001) đã chỉ ra rằng các chỉ số tài chính
yếu kém có thể đặt áp lực kinh tế lên DN để buộc DN có những sự thay đổi về việc
vận dụng các kỹ thuật KTQT nhằm tạo ra một hiệu quả làm việc cao hơn. Và cũng
đồng quan điểm đó, Baines và Langfield-Smith (2003) chỉ ra rằng nếu sự thay đổi của
KTQT dựa trên những thơng tin kế tốn đáng tin cậy sẽ tạo ra sự cải thiện về thành
tích của DN. Và điều đó cũng có nghĩa là các thành tích về tài chính cũng là các chỉ
báo sớm hay kết quả đầu ra của sự thay đổi về KTQT. Trong một nghiên cứu tổng hợp
các nghiên cứu thực tiễn tiến hành tại Úc, Anh và Mỹ, Lobo et al. (2004) đã xác định
vai trò của các nhân tố (nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi và nhân tố thuộc về
DN) tác động đến sự thay đổi của KTQT như sau:
- Nhân tố thuộc về môi trường bên ngồi: sự tồn cầu hóa của các thị trường, sự
tiến bộ của thông tin và các công cụ kỹ thuật sản xuất, sự gia tăng cạnh tranh.
- Nhân tố thuộc về DN: năng lực, mối quan hệ với các khách hàng và các nhà
cung ứng, sự giảm biên chế, sự gia cơng, sự phẳng hóa về cấu trúc DN và sự hợp tác
đồng đội trong DN.
Rất nhiều DN đã trải qua những sự thay đổi quan trọng trong môi trường kinh
doanh như sự tiến bộ về kỹ thuật công nghệ, sự gia tăng cạnh tranh trong môi trường
kinh doanh, những chiến lược quản trị mới hay là xu hướng tập trung vào các dịch vụ
chăm sóc khách hàng … Và có rất nhiều nghiên cứu có liên quan về sự thay đổi của
KTQT cũng chỉ ra rằng sự thay đổi của mơi trường hoạt động sẽ có tác động lên việc
lựa chọn những hệ thống KTQT hay những công cụ kỹ thuật KTQT được đánh giá
hiệu quả nhất, để từ đó dẫn đến việc DN phải cân nhắc lại các chiến lược và tiến hành
tái cấu trúc nhằm đặt được những thành quả cao hơn (Burns and Vaivio, 2001; Choe,
2004; Gomes et al., 2007).

Thứ hai, NC về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN

Cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, KTQT cũng đã có rất nhiều
sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi của KTQT không phải là hiện tượng đồng nhất. Các


10

nghiên cứu chỉ ra rằng các sự thay đổi trong hệ thống KTQT mới hay các công cụ kỹ
thuật mới bị ảnh hưởng bởi cả nhân tố bên ngồi (mơi trường) cũng như các nhân tố
nội tại (liên quan đến DN). Theo như Shields (1997) thì các nhân tố tiềm năng dẫn dắt
sự thay đổi bao gồm yếu tố cạnh tranh, các công nghệ, cấu trúc doanh nghiệp và các
chiến lược. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này cũng chỉ ra các vai trò khác
nhau khi tác động đến quá trình thay đổi của KTQT.
Tại Anh quốc năm 2018 nhóm tác giả Abdel-Kader và Luther, R. đã nghiên cứu
khi vận dụng KTQT trong lĩnh vực thức ăn và nước uống với việc vận dụng nhiều
công cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT như: kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), quản trị
chất lượng toàn diện (TQM),…kết quả nhóm tác giả nhận định sức mạnh nguồn lực
khách hàng có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN bao gồm các nội dung:
- DN nếu nhận thức về sự bất ổn cao của môi trường sẽ lựa chọn vận dụng KTQT

ở mức độ phức tạp hơn so với DN nhận thức về sự bất ổn thấp;
- DN nếu phải đối mặt với nguồn lực khách hàng mạnh hơn sẽ lựa chọn vận

dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so nhằm cải thiện quy trình ra quyết định và kiểm
soát để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn;
- DN nếu áp dụng thiết kế tổ chức phân quyền sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở

mức độ phức tạp hơn so với DN áp dụng thiết kế tổ chức tập quyền;
- DN có quy mơ lớn sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so

với DN có quy mơ nhỏ;
- DN nếu có áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến (ATM), quản trị chất lượng
toàn diện (TQM), quản trị Just in Time (JIT) sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ

phức tạp hơn so với DN không áp dụng.
Năm 2010, tác giả Tuan Mat nghiên cứu vận dụng KTQT trong các DNSX tại
Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi cấu trúc DN có ảnh hưởng đến chiến
lược kinh doanh của DN. Và tiếp tục phát triển nghiên cứu của nhóm tác giả (AbdelKader và Luther, 2008; Erserim, 2012) tiến hành nghiên cứu ở các DNSX tại Thổ Nhĩ Kỳ
về tác động của các nhân tố: “bao gồm VHDN, đặc điểm của DN và các nhân tố môi
trường bên ngồi đến việc vận dụng KTQT”. Mơ hình NC và các bi ến như sau:


11

NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG
- Nhận thức về sự bất ổn của môi trường
- Nhận thức về mức độ cạnh tranh

NHÂN TỐ DOANH NGHIỆP
- Thiết kế bộ máy quản lý
- Thiết kế bộ máy kế tốn

VẬN DỤNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ
- Xác định chi phí và kiểm sốt tài chính
- Thơng tin cho việc quản trị hoạch định và
kiểm soát
- Giảm sự lãnh phí nguồn lực kinh doanh
- Tạo ra giá trị bằng cách sử dụng nguồn lực có
hiệu quả


Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu của Tuan Mat (2010)
Nguồn: Tuan Mat (2010)

Năm 2012, tác giả Ahmad tiến hành nghiên cứu vận dụng KTQT tại DN nhỏ và
vừa tại Malaysia chứng minh việc vận dụng KTQT giúp DN tăng hiệu quả và hiệu suất
và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô DN, mức độ cạnh tranh, vận dụng các kỹ
thuật KTQT tiên tiến. Cùng quan điểm trên, năm 2013 nhóm tác gải Prowle and Lowth
có bổ sung thêm nhân tố tác động đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ nhà quản
trị.
1.1.2. Nhận xét
Qua việc NC các cơng trình nghiên cứu trên thế giới, tác giả nhận thấy các NC
trước đã chỉ ra được được tiến trình và xu hướng phát triển của KTQT từ việc vận dụng
vào DN những công cụ kỹ thuật quản trị sơ lược ban đầu cho đến những hệ thống hoạch
định phát triển phức tạp ngày nay, những thay đổi của KTQT để có thể đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của DN và các nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi trong việc vận
dụng KTQT vào DN nói trên. Tuy nhiên với sự gia tăng cạnh tranh do q trình phẳng hóa
thế giới mang lại, ngày càng có nhiều các nghiên cứu thực trạng vận dụng KTQT trong
các DN ở cả các nước đã và đang phát triển. Các khảo sát NC hiện nay cũng đã chỉ ra một
số các nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào DN.

1.2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ TRONG NƯỚC
1.2.1. Tổng quan các cơng trình trong nước
Để tồn tại được trong một môi trường kinh doanh biến động và cạnh tranh hết sức
gay gắt, các DN Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa
việc xây dựng chiến lược và điều hành DN. Trong thực tế, xây dựng thành công


12

được một chiến lược có khoảng cách rất xa với việc điều hành thành cơng DN, vì việc

xây dựng thành cơng chiến lược khơng có nghĩa là đảm bảo vận dụng thành cơng
chiến lược. Một tín hiệu đáng mừng là đối với các DN lớn tại Việt Nam, cụ thể là theo
khảo sát trong Top 500 DN lớn nhất Việt Nam, đã có đến 68% các DN đã và đang triển
khai áp dụng các công cụ kỹ thuật đánh giá, đo lường chiến lược cho DN. Và cũng
theo khảo sát của Diễn đàn VNR500 thì có đến 7% DN được khảo sát đã và đang áp
dụng thẻ Bảng điểm cân bằng cũng như 36% DN đang có kế hoạch áp dụng trong quá
trình xây dựng chiến lược của mình (VNR500, Số 3, 2009).
Tuy nhiên, theo các khảo sát, nghiên cứu về việc áp dụng KTQT vào DN Việt
Nam nói chung và DN trong một giai đoạn dài từ 1997 cho đến 2010 (Phạm Văn
Dược, 1997; Trần Anh Hoa, 2003; Phạm Ngọc Tồn, 2010) thì các DN chưa chú trọng
đến việc vận dụng các công cụ kỹ thuật của KTQT vào hoạt động quản lý DN, thậm
chí ở một số các DN cịn chưa có khái niệm về vận dụng KTQT hoặc chưa có bộ máy
KTQT riêng biệt để phục vụ cho nhu cầu quản trị của DN. Sau đó vào năm 2012, Đoàn
Ngọc Phi Anh khi tiến hành khảo sát trên 220 các DN Việt Nam với quy mô vừa và
lớn đã chỉ ra một số nhân tố như yếu tố cạnh tranh càng cao, phân cấp quản lý càng lớn
thì càng khiến cho các DN có xu hướng sử dụng càng nhiều các công cụ của SMA; và
khi DN sử dụng càng nhiều cơng cụ của SMA thì thành quả về cả hai mặt tài chính –
phi tài chính đạt được càng cao (Đồn Ngọc Phi Anh, 2012).
Khi tìm hiểu về các nghiên cứu trong nước có đề cập đến KTQT trong DNNVV
thì tác giả nghiên cứu, tập hợp, phân tích và tổng hợp được một số luận văn thạc sĩ,
luận văn tiến sĩ, cơng trình nghiên cứu và bài báo tiêu biểu có tính chất, nội dung về cơ
bản có liên quan đến luận văn như sau:
Phạm Văn Dược (1997), “Phương hướng xây dưng nội dung và tổ chức vận
dụngKTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Kinh
Tế TPHCM, 159 trang. Luận văn của tác giả đã góp phần tổng hợp các quan điểm về
KTQT, phương hướng xây dựng nội dung KTQT cũng như phương hướng tổ chức vận
dụng KTQTDN. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp cần có để tổ chức vận dụng KTQT
trong các DN Việt Nam.
Phạm Châu Thành (2001), “Vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam”,
Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 161 trang. Luận văn của tác giả đã

tổng hợp các lý luận về KTQTcũng như thực trạng công tác KTQT trong các DN thương


×