Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

NHỮNG NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 38 trang )

Những nội dung

QUẢN TRỊ CÔNG TY
Nguyễn Thiềng Đức


CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI BỘ (Private Company)
• Có ít nhất 3 cổ đông
• Phát hành nội bộ (chỉ các cổ đông sáng lập và những người được
xác định trước).
• Không được phát hành cổ phiếu một cách rộng rãi, công khai.
• Không bắt buộc phải công bố thông tin ra công chúng
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG (Public Company)
• Chào bán cổ phần ra công chúng
• Có ít nhất 100 cổ đông và vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên
• Phát hành nội bộ, riêng lẻ phải được UBCKNN phê chuẩn
• Phải công bố những thông tin tài chính, hoạt động và quản trị
CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT (Listed Company)
• Là Công ty CP đại chúng
• Niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK
• Bắt buộc phải có Thư ký Công ty
• Chế độ công khai thông tin tài chính, hoạt động và quản trị chặt
chẽ hơn.


KHÁI NIỆM
Quản trị Công ty (Corporate Governance - CG)
Liên quan đến quá trình tác động của cổ đông tới hoạt động của
toàn công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của của mình và của những
người liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi


trường và các cơ quan nhà nước.
Điều hành kinh doanh (Business Management - BM)
Liên quan đến công việc điều hành quản lý các công việc hàng ngày
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hầu như thế giới đều áp dụng theo OECD là Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD - Organization for Economic Cooperation
and Development) đưa ra khái niệm:
“Quản trị Công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và
kiểm soát Công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa TGĐ,
HĐQT và các cổ đông của Công ty với các bên có quyền lợi liên
quan”.


KHÁI NIỆM
Hiện nay:
Quản trị Công ty là một quá trình giám sát và kiểm soát được
thực hiện để bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh
phù hợp với lợi ích của các cổ đông.
Quản trị Công ty ở nghĩa rộng còn hướng đến đảm bảo quyền
lợi của những người liên quan (stakeholders) không chỉ là cổ
đông mà còn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước.
Vì thế, theo Quy chế Quản trị Công ty của Bộ Tài Chính ban
hành từ tháng 3 năm 2007, Quản trị công ty được định nghĩa
là "hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được
định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có
hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên
quan đến công ty“.



KHÁI NIỆM
Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm:
1. Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;
2. Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;
3. Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
4. Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến
Công ty;
5. Minh bạch trong hoạt động của Công ty;
6. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát
Công ty có hiệu quả.
Quản trị Công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được
TGĐ và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của Công ty và
của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giám sát hoạt động của Công ty một cách hiệu quả, từ đó
khuyến khích Công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”.


VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ( theo OECD)


KHÁI NIỆM
4 giá trị cốt lõi trong Khuôn khổ Quản trị Công ty (theo OECD)
1. Sự công bằng: phải bảo vệ quyền lợi và đảm bảo đối xử công
bằng đối với mọi cổ đông, từ các cổ đông nhỏ lẻ đến các cổ đông
nước ngoài. Tất cả các cổ đông đều phải được đảm bảo cơ hội bảo
vệ quyền lợi của mình nếu/khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
2. Tính trách nhiệm: phải công nhận quyền lợi của các bên có liên
quan theo quy định của pháp luật, và khuyến khích sự hợp tác tích
cực giữa Công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo
ra của cải, công ăn việc làm, và đảm bảo tính bền vững về mặt tài

chính của Công ty.
3. Tính minh bạch: phải đảm bảo việc công khai thông tin về các
vấn đề quan trọng liên quan tới Công ty, bao gồm tình hình tài
chính, kết quả hoạt động, quyền sở hữu, và cơ cấu kiểm soát, luôn
được thực hiện một cách kịp thời và chính xác.
4. Trách nhiệm giải trình: phải đảm bảo định hướng chiến lược
cho Công ty, đảm bảo việc giám sát có hiệu quả từ phía HĐQT và
đảm bảo trách nhiệm giải trình của HĐQT trước các cổ đông.


BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
Quản trị công ty đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa vụ
giữa các nhóm lợi ích trong một công ty bao gồm cổ đông,
HĐQT, Ban giám đốc và các bên có lợi ích liên quan như
người lao động, nhà cung cấp (đặc biệt là nhà cung cấp tài
chính), với các nguyên tắc Quản trị Công ty:
 Sự độc lập của các thành viên Hội đồng quản trị và việc
giám sát hữu hiệu của họ;
 Chịu trách nhiệm với các cổ đông;
 Minh bạch và công bố thông tin;
 Bảo vệ quyền lợi của cổ đông nắm vốn ít.
Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010 (Điều 28) đưa
ra các nguyên tắc quản trị công ty như sau:
 Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt
động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
 Bảo đảm quyền lợi của cổ đông, những người có liên quan;
 Bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông;
 Công khai, minh bạch mọi hoạt động của Công ty.



CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
Các căn cứ pháp lý hiện hành đối với các nội dung Quản trị
Công ty đặc biệt là Công ty đại chúng, bao gồm:
 Luật Doanh nghiệp (2014)
 Luật Chứng khoán (2006)
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng
khoán (2010)
 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014
 Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 của Bộ
Tài chính quy định về Quản trị Công ty áp dụng cho các
Công ty đại chúng
 Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ
tướng CHính phủ về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký
giao dịch trên thị trường chứng khoán của DNNN


CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Theo Điều 25 Luật Chứng khoán:
Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại
hình sau đây:
1. Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
2. Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
3. Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 (một trăm) nhà đầu tư
sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
và có vốn điều lệ đã góp từ 10 (mười) tỷ đồng Việt Nam trở
lên.
Công ty cổ phần theo quy định trên phải nộp hồ sơ Công ty đại
chúng cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90

ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.
(quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Chứng khoán)


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Công ty đại chúng có các quyền theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Công ty đại chúng có các nghĩa vụ sau đây:
 Công bố thông tin theo quy định tại Điều 101 của Luật
Chứng khoán;
 Tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo quy định tại
Điều 28 của Luật Chứng khoán;
 Thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung
tâm lưu ký chứng khoán theo quy định tại Điều 52 và Điều
53 của Luật Chứng khoán;
 Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.


CÔNG TY CỔ PHẦN


Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần
1. Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu
quyết và là cơ quan quyết định cao nhất trong Công ty cổ phần.
2. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông.

Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên.
Chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội
đồng quản trị bầu theo quy định tại Điều lệ công ty.
3. Giám đốc/Tổng Giám đốc: là người điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng
quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp
luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.


Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần
4. Ban kiểm soát:
 Đối với Công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ
đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của Công
ty phải có Ban kiểm soát. (Điều 79 LDN 2005, nay đã bỏ)
 Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên.
 Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 05 năm; các thành
viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ
không hạn chế.
 Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ
làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng
ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
 Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú
ở Việt Nam và phải có ít nhất 01 thành viên là kế toán viên
hoặc kiểm toán viên. Đối với các Công ty niêm yết và Công
ty có > 50% vốn Nhà nước thì tất cả đều phải là Kiểm toán
viên hoặc Kế toán viên. (Điều 164 Luật Doanh nghiệp 2014)


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG
Điều 114, 115 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền và nghĩa

vụ của cổ đông phổ thông. Tóm lược như sau:
1. Quyền được thông báo đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất
thường về hoạt động của công ty; Quyền và trách nhiệm tham gia
các cuộc họp ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc
thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa;
2. Quyền được đối xử công bằng. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều
tạo cho cổ đông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và
nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được công bố
đầy đủ cho cổ đông và phải được ĐHĐCĐ thông qua;
3. Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy đủ
và được ghi trong sổ cổ đông của công ty, trừ một số trường hợp bị
hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, Điều lệ công
ty và quyết định của ĐHĐCĐ;
4. Quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ
lệ sở hữu cổ phần trong công ty.


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG
Lưu ý: Cổ đông lớn cũng có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy
định của pháp luật; đồng thời không được lợi dụng ưu thế của
mình gây tổn hại đến các quyền, lợi ích của Công ty và của các
cổ đông khác.
Bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông:
 Cổ đông có quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.
 Trong trường hợp quyết định của ĐHĐCĐ, quyết định của
HĐQT vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những quyền lợi cơ bản
của cổ đông theo quy định của pháp luật, cổ đông có quyền đề
nghị hủy quyết định đó theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
 Trường hợp các quyết định vi phạm pháp luật gây tổn hại tới

công ty, HĐQT, BKS, GĐ (TGĐ) điều hành phải đền bù cho
công ty theo trách nhiệm của mình.
 Cổ đông có quyền yêu cầu Công ty bồi thường tổn thất theo
quy định của pháp luật.


QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Về cuộc họp của ĐHĐCĐ thường kỳ và bất thường:
Công ty đại chúng phải xây dựng và công bố trên Website các
quy định về trình tự, thủ tục triệu tập và biểu quyết tại ĐHĐCĐ
theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật
liên quan và Điều lệ công ty, gồm các nội dung chính sau:
 Thông báo về việc chốt danh sách cổ đông có quyền tham
dự họp ĐHĐCĐ;
 Thông báo triệu tập ĐHĐCĐ;
 Cách thức đăng ký tham dự ĐHĐCĐ;
 Cách thức bỏ phiếu;
 Cách thức kiểm phiếu, đối với những vấn đề nhạy cảm và
nếu cổ đông có yêu cầu, Công ty đại chúng phải chỉ định tổ
chức độc lập thực hiện việc thu thập và kiểm phiếu;
 Thông báo kết quả kiểm phiếu;
 Cách thức phản đối quyết định của ĐHĐCĐ;
 Lập biên bản ĐHĐCĐ;
 Thông báo quyết định ĐHĐCĐ;
 Các vấn đề khác.


QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Công ty đại chúng phải:
 Tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục về triệu tập ĐHĐCĐ theo

quy định của pháp luật, Điều lệ và các quy định nội bộ của
Cty.
 Phải công bố thông tin về việc chốt DS cổ đông có quyền
tham dự họp ĐHĐCĐ, tối thiểu năm (05) ngày trước ngày
chốt danh sách;
 Không được hạn chế cổ đông tham dự ĐHĐCĐ, phải tạo
điều kiện cho cổ đông thực hiện việc uỷ quyền đại diện
tham gia ĐHĐCĐ hoặc bỏ phiếu bằng thư bảo đảm khi cổ
đông có yêu cầu;
 Phải hướng dẫn thủ tục ủy quyền và lập giấy ủy quyền cho
các cổ đông theo quy định.
HĐQT hoặc người triệu tập ĐHĐCĐ sắp xếp chương trình
nghị sự, bố trí địa điểm và thời gian hợp lý để thảo luận và
biểu quyết từng vấn đề trong chương trình họp ĐHĐCĐ.


QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
 Công ty đại chúng phải cố gắng tối đa trong việc áp dụng các
công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham gia vào các
cuộc họp ĐHĐCĐ một cách tốt nhất, bao gồm hướng dẫn cổ
đông bỏ phiếu từ xa, biểu quyết thông qua họp ĐHĐCĐ trực
tuyến.
 Hàng năm Công ty đại chúng phải tổ chức họp ĐHĐCĐ thường
niên theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
 Việc họp ĐHĐCĐ thường niên không được tổ chức dưới hình
thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
 Công ty đại chúng phải quy định trong Điều lệ hoặc trong các quy
định nội bộ về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến cổ
đông bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ.
 Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, phải đảm bảo gửi, công bố

đầy đủ tài liệu và đảm bảo thời gian hợp lý cho các cổ đông xem
xét tài liệu trước khi gửi phiếu biểu quyết như trường hợp tổ
chức họp ĐHĐCĐ.


QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Nội dung Báo cáo của HĐQT tại ĐHĐCĐ:
 Đánh giá tình hình hoạt động của Cty trong năm tài chính;
 Hoạt động, thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT và từng
thành viên HĐQT;
 Tổng kết các cuộc họp của HĐQT và các quyết định của
HĐQT;
 Kết quả giám sát đối với GĐ (TGĐ) điều hành;
 Kết quả giám sát đối với các cán bộ quản lý khác;
 Các kế hoạch trong tương lai.
Nội dung Báo cáo của BKS tại ĐHĐCĐ:
 Hoạt động, thù lao và chi phí hoạt động của BKS và từng
thành viên BKS;
 Tổng kết các cuộc họp của BKS và các quyết định của BKS;
 Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của Cty;
 Kết quả giám sát đối với thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) điều
hành và các cán bộ quản lý khác;
 Báo cáo đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa BKS với
HĐQT, GĐ (TGĐ) điều hành và cổ đông.


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
 Số lượng thành viên HĐQT ít nhất là ba (03) người và nhiều nhất
là mười một (11) người.
 Cơ cấu HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có

kiến thức - kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của Cty; đồng thời cũng cần đảm bảo sự cân đối
giữa các thành viên kiêm điều hành và các thành viên không điều
hành (phải tối thiểu 20% hoặc 1/3 tổng số thành viên HĐQT).
 Trường hợp một thành viên bị mất tư cách theo quy định của pháp
luật và Điều lệ Cty, bị cách chức, miễn nhiệm hoặc vì một lý do
nào đó không thể tiếp tục làm thành viên, HĐQT có thể bổ nhiệm
người khác tạm thời theo quy định tại Điều lệ Cty. Việc bầu mới
thành viên thay thế phải được thực hiện tại ĐHĐCĐ gần nhất.
 Thành viên HĐQT là những người không thuộc đối tượng bị cấm
theo pháp luật và Điều lệ Công ty. Thành viên HĐQT có thể không
phải là cổ đông của Cty.
 Cần hạn chế thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức danh quản lý
trong bộ máy điều hành để đảm bảo tính độc lập của HĐQT.
 Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh GĐ (TGĐ) trừ
khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại ĐHĐCĐ
thường niên.


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tóm lược các quy định tại các Điều 149 - 156 Luật Doanh nghiệp 2014
CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH

• Hoạch định chiến lược kinh doanh trung, dài hạn
• Xây dựng kế hoạch hàng năm
• Tạo lập các chính sách và ban hành các quy chế
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

• Xây dựng hệ thống, thiết kế, tái cấu trúc Cty
• Quy hoạch đội ngũ kế thừa.

• Bổ nhiệm CEO
CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

• Thuyết phục các cổ đông, thành viên HĐQT đồng thuận với chiến
lược của Cty
• Xử lý mâu thuẩn, xung đột lợi ích
CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT

• Giám sát hoạt động của bộ máy điều hành.
• Tác động điều chỉnh theo mục tiêu chiến lược và các chuẩn mực.


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Thành viên HĐQT của Công ty không được đồng thời là thành viên
HĐQT của trên năm (05) công ty khác, trừ trường hợp là thành viên
HĐQT của các công ty trong cùng tập đoàn hoặc theo nhóm công
ty, hoặc là người đại diện của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư
chứng khoán.
“Thành viên HĐQT không điều hành” của Công ty là những
thành viên HĐQT không nắm giữ một vị trí điều hành (trong Ban
giám đốc), cũng có khi được gọi đầy đủ là “Thành viên độc lập
HĐQT không điều hành” là thành viên HĐQT không có quan hệ
vật chất với Công ty, hay các công ty con, công ty liên kết - dù là
trực tiếp hay gián tiếp (với tư cách đối tác, cổ đông, hoặc nhân viên
của các tổ chức có quan hệ kinh doanh với Công ty).
Thành viên HĐQT không điều hành cần có những phẩm chất sau:
• Liêm chính và có tiêu chuẩn đạo đức cao
• Phán quyết chuẩn xác
• Kỹ năng giao tiếp tốt.
• Khả năng và ý chí đương đầu với thách thức và tìm tòi cái mới.



HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Thành viên độc lập HĐQT có thể diễn giải thành các điều kiện sau:
1. Không phải là CBCNV của Công ty hay của toàn group trong ít
nhất 3-5 năm gần nhất.
2. Không có người trong gia đình là thành viên HĐQT, TGĐ, người
quản lý khác, hay cổ đông lớn của Công ty, của toàn group trong
3 năm gần nhất.
3. Không sở hữu cổ phần ở Công ty hay toàn group.
4. Không nhận bất kỳ khoản thù lao nào khác từ Công ty, ngoại trừ
khoản thù lao thành viên HĐQT.
5. Không có quan hệ lãnh đạo chéo hoặc có mối liên hệ đáng kể
nào với các thành viên HĐQT khác thông qua việc cùng tham gia
vào các tổ chức, doanh nghiệp khác.
6. Không là đại diện ủy quyền của một cổ đông lớn nào cả.
Ngoài ra, còn có thêm điều kiện khác là chưa từng làm việc tại
Công ty, hoặc chưa từng tham gia thành viên HĐQT, Ban kiểm soát
của Công ty ít nhất 5 năm trước đó.


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chủ tịch HĐQT có chức trách đảm bảo hiệu quả hoạt động HĐQT:
1.Xây dựng, thực hiện và rà soát các thủ tục chi phối hoạt động của
HĐQT
2.Quyết lịch họp HĐQT và các ủy ban trực thuộc. Chuẩn bị chương
trình nghị sự cho các cuộc họp của HĐQT và đảm bảo tất cả các
thành viên HĐQT đều nhận được thông tin đầy đủ và kịp thời
3.Đảm bảo việc trao đổi thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng giữa
các thành viên HĐQT với Chủ tịch HĐQT; và thường xuyên gặp

Tổng giám đốc với vai trò là người liên lạc giữa HĐQT và Ban
giám đốc,
4.Đảm bảo việc truyền thông và liên lạc hiệu quả với các cổ đông
6.Tổ chức đánh giá định kỳ công tác của HĐQT cũng như các ủy
ban trực thuộc HĐQT và từng thành viên HĐQT
7.Tạo điều kiện để các thành viên không điều hành hoặc độc lập
đóng góp hiệu quả và thiết lập mối quan hệ xây dựng giữa các
thành viên điều hành và thành viên không điều hành trong HĐQT.


×