Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chiến thuật chữa cháy than bai, hầm lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.76 KB, 16 trang )

CHIẾN THUẬT CHỮA CHÁY
THAN BÃI VÀ HẦM LÒ
I. ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN CHỮA CHÁY
1. Nhận thức chung về than bãi, hầm lò
Than là một loại khoáng sản quý ở thể rắn được sử dụng nhiều trong các lĩnh
vực công nghiệp. Chúng có nhiều loại khác nhau như: Than đá, than nâu, than
gầy... Thành phần chủ yếu của than là cacbon chiếm từ 80 – 82 %, còn lại là hyđrô,
ôxy, nitơ, lưu huỳnh, phốt pho... Hiện nay ở nước ta than tập trung nhiều nhất là
vùng mỏ Quảng ninh, sau đó đến mỏ than Ngọc Kinh Quảng Nam Đà Nẵng.
Điểm qua tình hình tài nguyên khoáng sản than ở Việt Nam chỉ có 5 loại
chính sau: Than antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài, và than nâu.
* Than antraxit (than đá)
Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng Ninh
trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu 300 m); gần 200 triệu tấn là nằm rải rác ở các tỉnh:
Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang,...
a) Than Antraxit Quảng Ninh: Than ở Quảng Ninh được phân theo các
vùng và cấp trữ lượng
- Cấp A+B: 466 triệu tấn, chiếm 14 %.
- Cấp C1: 1.813 triệu tấn, chiếm 54,5 %.
- Cấp C2: 1.046 triệu tấn, chiếm 31,5 %.
Như vậy, cấp A+B chỉ chiếm 14 %, chưa đạt 50 %, thể hiện mức độ tin cậy
chưa cao, nhiều khoáng sàng cần phải thăm dò bổ sung trước khi đầu tư hoặc khai
thác. Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, bắt đầu cách đây
gần 100 năm dưới thời Pháp thuộc.
Hiện nay và có lẽ trong tương lai, sản lượng than khai thác từ các mỏ ở bể
than Quảng Ninh chiếm khoảng 90 % sản lượng than toàn quốc. Trong địa tầng
chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than:
- Dải phía Bắc (Uông Bí - Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có (6 – 8)
vỉa có giá trị công nghiệp.
- Dải phía Nam (Hòn Gai - Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công
nghiệp là (10 – 15) vỉa.


Phân loại theo chiều dày của bể than Quảng Ninh:
- Vỉa rất mỏng <0,5 m chiếm 3,57 % tổng trữ lượng.


2
- Vỉa mỏng: (0,5 - 1,3) m, chiếm 27 %.
- Vỉa trung bình: (1,3 - 3,5) m chiếm 51,78 %.
- Vỉa dày > (3,5 – 15) m chiếm 16,78 %.
- Vỉa rất dày > 15 m chiếm 1,07 %.
Tính chất đặc trưng của than Antraxit tại các khoáng sàng bể than Quảng
Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, đứt quãng dọc theo
phương của vỉa, góc dốc của vỉa thay đổi từ dốc thoải đến dốc đứng 90 - 510.
Các mỏ than có nhiều vỉa, với cấu tạo và chiều dày vỉa thay đổi đột ngột. Đối với
việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, có thời kỳ sản lượng lộ thiên
chiếm đến 80 %, tỷ lệ này dần dần thay đổi, hiện nay còn 60 %, trong tương lai sẽ
còn xuống thấp hơn. Các mỏ lộ thiên lớn đó sẽ giảm sản lượng, đến khi không còn
sản lượng; các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không có, nếu có là một số mỏ sản lượng
dưới 0,5 - 1 tr.T/năm. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, điều đó nói lên điều kiện
khai thác khó khăn tăng, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác lớn, dẫn tới giá
thành sản xuất tăng cao. Cho nên, tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là
trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là
150 m. Còn từ 150 m đến 300 m cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả
thăm dò thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức
dưới 150 m sẽ được xem xét vào sau năm 2020.
Do đó, đối với than Antraxit Quảng Ninh, để đảm bảo khai thác bền vững,
thì sản lượng khai thác tối đa hợp lý chỉ là 15 tr.T/năm.
b) Than Antraxit ở các vùng khác.
Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác nằm rải rác ở các tỉnh: Hải Dương,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam, với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn
đến vài chục triệu tấn. Ở các nơi này, quy mô khai thác thường từ vài nghìn tấn

đến (100 – 200) ngh.T/năm. Tổng sản lượng hiện nay không quá 200 ngh.T/năm.
* Than mỡ
Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng
địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và
mỏ Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu,
Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ. Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện
kim, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất khó khăn. Sản
lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn (0,2 - 0,3) tr.T/năm, trong khi nhu cầu sẽ
tăng đến (5 - 6) tr.T/năm.
* Than bùn


3
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập trung
ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và U-MinhHạ).
Cụ thể, Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 tr.m3; ven biển Miền Trung: 490 tr.m3;
đồng bằng Nam Bộ: 5.000 tr.m3. Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh
giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đó phá huỷ
đi rất nhiều trữ lượng than. Từ trước tới nay, than bùn được khai thác chủ yếu dùng
làm chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân
bón ruộng với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện
nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn tấn/năm. Khai thác than bùn làm chất đốt
hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh
hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, bên cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế biến sử dụng than
bùn còn gặp không ít khó khăn.
* Than ngọn lửa dài
Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất trên
100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ thiên, than
khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm Sơn với sản

lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy Xi măng Hải Phòng sẽ
ngừng hoạt động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với công nghệ mới, nên
không dùng than Na dương từ 1999 trở đi. Than ở mỏ Na Dương là loại than có
hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyển, chế
biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. Do đó, Tổng Công ty Than Việt Nam đang
nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng nhà máy điện trong vùng mỏ, để sử
dụng loại than này. Với nếu không khai thác, than sẽ tự cháy và phá huỷ nguồn tài
nguyên đồng thời gây tác động xấu hơn đến môi trường.
* Than nâu
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn. Theo
đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng
và công nghiệp hoá học. Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở
khu vực Bình Minh – Khoái Châu (Hưng Yên), để đánh giá một cách chính xác trữ
lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai
thác thiết kế. Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dõn
cư trong vùng và về phương pháp khai thác... Theo đánh giá của một số nhà nghiên
cứu địa chất và khai thác, đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa
vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2020 – 2025 trở đi.


4
2. Đặc điểm kiến trúc của hầm lò
Hiện nay, chúng ta xây dựng mỏ hầm lò để khai thác than từ các mỏ than.
Mỏ than được chia thành 3 loại: Mỏ lộ thiên, mỏ ngầm và mỏ nửa nổi nửa ngầm.
Mỏ nổi trên mặt đất được gọi là mỏ than lộ thiên, còn có mỏ nằm sâu trong lòng
đất được gọi là mỏ ngầm hoặc mỏ nửa nổi nửa ngầm.
* Mỏ hầm lò.
Mỏ hầm lò gồm tập hợp các tòa nhà, công trình và thiết bị dùng để trục tải,
tiếp nhận, phân loại hoặc chế biến và tiêu thụ khoáng sản có ích; nhận và thải đá;
thông gió cho hầm lò; cung cấp năng lượng cho các công tác mỏ và phục vụ đời

sống cho công nhân và cán bộ. Mỏ hầm lò gồm ba khối chính: Khối giếng chính,
khối giếng phụ và khối hành chính, phục vụ. Ngoài ra trong mỏ hầm lò còn có các
tòa nhà và công trình riêng biệt như trạm quạt gó chính, trạm biến thế điện, kho
thuốc nổ, bể chưa nước…

Khối giếng chính gồm có các công trình và tổ hợp thiết bị để nhận than và
đá thải, trạm chất than vào các toa xe đường sắt, trạm thải đá và nhà đặt máy trục
thải.
Khối giếng phụ dùng để vận chuyển người, cung cấp vật liệu và thiết bị cho
hầm lò, trao đổi gioòng cho thùng cũi. Ngoài ra trong khối giếng phụ còn có các
nhà xưởng sửa chữa cơ điện, kho vật liệu, nhà máy trục trải, trạm máy khí nén.
Khối hành chính, phục vụ gồm các phòng giao ca của các phân xưởng,
phòng hợp, các ban quản lý xí nghiệp, trạm y tế, nhà đèn, nhà tắm, nhà ăn…
Trạm quạt gió chính thường được xây dựng riêng biệt ở gần giếng và liên hệ
với nó bằng các rãnh ngầm dẫn gió chuyên dùng.


5
Hiện nay, khi xây dựng các mỏ hầm lò mới người ta thường áp dụng cách
giao than nguyên khai trực tiếp vào các toa xe đường sắt, như vậy đỡ phải xây
dựng các bunke. Trong phần lớn các mỏ, lượng đá thải được chuyển lên mặt đất
khá lớn, có thể chiếm tới 15-20 % khối lượng khoáng sản khai thác được. Số đá
thải này được vận chuyển đến bãi thải nằm trong hoặc ngoài phạm vi mỏ bằng ô tô
hoặc bằng các thiết bị vận tải khác.
* Các công trình dưới đất của mỏ hầm lò
Phần lớn các công trình dưới đất của mỏ hầm lò đều có chiều dài lớn hơn
nhiều so với kích thước tiết diện của chúng, đó là các đường lò mỏ. Theo vị trí
không gian các đường lò mỏ được chia thành 3 nhóm: các đường lò thẳng đứng,
đường lò nằm nghiêng và đường lò nằm ngang.


- Đường lò thẳng đứng trong mỏ hầm lò bao gồm: Giếng đứng, giếng thông
gió, phỗng, giếng mù.
Giếng đứng là đường lò thẳng đứng có lỗi thông trực tiếp ra mặt đất, theo
công dụng, giếng đứng được chia ra làm 2 loại: Giếng đứng chính được dùng để
vận chuyển khoáng sản và thoát gió bẩn ra ngoài; giếng đứng phụ dùng để vận
chuyển người, vật liệu, thiết bị, đưa gió sạch vào mỏ và cũng có khi được dùng để
trục đá thải lên mặt đất thay cho giếng chính
Giếng thông gió là đường lò thẳng đứng có lỗi thông trực tiếp ra ngoài mặt
đất với mục đích là để thoát gió bẩn, cũng có thể là đường cấp vật liệu và thiết bị
vào mỏ.


6
Phỗng là đường lò thẳng đứng không có lỗi thông trực tiếp ra ngoài mặt đất,
dùng để vận chuyển người, vật liệu, khoáng sản từ trên xuống dưới.
- Các đường lò nằm nghiêng trong mỏ hầm lò bao gồm: Giếng nghiêng,
giếng nghiêng thông gió, lò thượng, lò hạ, họng sáo , lò chợ
Giếng nghiêng là đường lò nằm nghiêng, có lối thông trực tiếp ra mặt đất,
theo công dụng chia làm 2 loại: Giếng nghiêng chính dùng để vận chuyển khoáng
sản và thoát gió bẩn; giếng nghiêng phụ dùng để vận chuyển người, vật liệu, thiết
bị và đưa gió sạch vào mỏ.
Giếng nghiêng thông gió là đường lò nằm nghiêng, có lối thông trực tiếp ra
ngoài mặt đất, thường có chiều sâu tương ứng với độ dày của lớp đất đá phủ, với
mục đích là thoát gió bẩn.
Lò thượng là đường lò nằm nghiêng không có lối thông trực tiếp ra ngoài
mặt đất và được chia ra làm 2 loại: Lò thượng chính dùng để vận chuyển khoáng
sản từ trên xuống xuôi theo chiều dóc và thoát gió bẩn; lò thượng phụ được dào
song song với lò thượng chính dùng để vận chuyển người, vật liệu, dùng làm lối đi
lại và đưa gió sạch vào mỏ.
Lò hạ là đường lò nằm nghiêng, không có kiius thông trực tiếp ra mặt đất, và

được chia làm 2 loại: Lò hạ chính dùng để vận chuyển khoáng sản theo chiều từ
dưới lên trên và thoát gió bẩn; lò hạ phụ được đào song song với lò hạ chính, dùng
để vận chuyển người, vật liệu, dùng làm lối đi lại và đưa gió sạch vào mỏ.
Họng sáo là đường lò nằm nghiêng, không có lối thông trực tiếp ra ngoài
mặt đất, dùng để vận chuyển người, vật liệu, khoáng sản , dùng để làm lối đi lại,
khoảng cách giữa các họng sáo từ 20-50m.
Lò trượt là đường lò nằm nghiêng, không có lối thông trực tiếp ra mặt đất,
dùng để thả khoáng sản hoặc vật liệu bằng cách tự chảy.
- Các đường lò nằm nganh trong mỏ hầm lò bao gồm: Lò bằng, lò xuyên vỉa,
lò dọc vỉa, lò song song, lò nối.
Lò bằng là đường là nằm ngang, có lối thông trực tiếp ra ngoài mặt đất, dùng
để vận chuyển người, vật liệu, khoáng sản và thông gió cho mỏ hầm lò.
Lò xuyên vỉa là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực tiếp ra ngoài
mặt đất, dùng để liên hệ giữa giếng và vỉa than, hoặc giữa các vỉa than với nhau.
Lò dọc vỉa là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực tiếp ra ngoài mặt
đất và được chia làm 2 loại: Lò dọc vỉa vận tải dùng để vận chuyển khoáng sản; lò
dọc vỉa thông gió dùng để vận chuyển người và thông gió cho mỏ hẩm lò.


7
Lò song song là đường lò nằm ngang không có lối thông trực tiếp ra ngoài
mặt đất và gần với lò dọc vỉa vận tải hoặc lò dọc vỉa thông gió với mục đích phụ
trợ cho chúng.
Lò nối là đường lò nằm ngang được dùng để liên hệ giữa các cặp đường lò
đi song song nhau, nhằm mực đích thông gió thuận lợi trong quá trình dào chúng
Sau khi được khai thác, than sẽ được chất đống thành bãi than và được các
phương tiện cơ giới vận chuyển như ô tô, xe lửa, tàu thuyền, chuyên chở về những
nơi tiêu thụ phục vụ cho sản xuất. Để đảm bảo an toàn trong khai thác, cần phải có
các phương tiện chống lò. Hiện nay các cột chống, dàn chống ở các mỏ than của
chúng ta vẫn chủ yếu sử dụng dàn và cột chống bằng gỗ, nên rất nguy hiểm về

cháy, nổ.
3. Tình hình cháy tại than bãi, hầm lò
Khi xảy ra cháy tại than bãi, hầm lò, các vụ cháy thường xảy ra trong
khoảng thời gian dài, nguy hiểm và thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng vì
điểm cháy ở quá sâu, khó cho việc trinh sát và chỉ huy chữa cháy còn gặp khó khăn
khi ra lệnh triển khai các đội hình chiến đấu và phân công nhiệm vụ cho các mũi
tấn công. Đặc biệt nguy hiểm nhất khi dàn, cột chống lò còn bị cháy và mất khả
năng chịu lực dẫn đến sập lò, sụt vỉa than đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ
của cán bộ chiến sỹ chữa cháy khi tiếp cận gần đám cháy. Hơn nữa, kiểu đám cháy
này trong hầm lò xảy ra kéo dài có thể nhiều ngày, có khi hàng tháng hoặc hàng
năm tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đám cháy, điển hình là các vụ cháy
như:
* Ngày 14/11/1981 xảy cháy trong hầm lò của mỏ than Ngọc Kinh nằm trên
địa bàn xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ở vị trí cách cửa lò 230 m,
độ cao 100m. Mỏ than Ngọc Kinh có trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, là một trong
những cơ sở có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ
nghĩa.
Khi xảy ra cháy nhiệt độ trong hầm lò tăng nhanh, nồng độ khí độc cao làm
một số công nhân mỏ bị nhiễm độc, ngạt thở. Ban giám đốc mỏ đã tập trung lực
lượng cứu chữa nhưng không dập tắt được đám cháy. Ban giám đốc mỏ ra lệnh bịt
kín các cửa lò và báo cáo UBND tỉnh cùng các ngành liên quan để đề nghị giúp đỡ.
UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp các cơ quan của tỉnh gồm Công an, Lao động,
Giao thông, Y tế, Bộ đội hóa học quân khu V và chuyên viên Bộ Mỏ và than để
bàn biện pháp xử lý. Trong cuộc họp đưa ra bàn bạc 4 phương án:
- Bịt kín các cửa lò, thiếu ôxy đám cháy sẽ tắt.
- Bơm nước làm ngập hầm lò.


8
- Dùng bình khí CO2 để dập cháy.

- Chữa cháy bằng khí Nitơ hoá lỏng.
Khi đang chuẩn bị triển khai phương án trên thì đoàn công tác của Cục Cảnh
sát PCCC và CNCH đến mỏ, tổ chức trinh sát, phân tích tình hình, đánh giá ưu
khuyết điểm của phương án trên và cho thấy rằng phương án dùng khí Nitơ hoá
lỏng có một số bất hợp lý bởi vì lò có thể tích hơn 3.000 m3 nên khó có thể đưa
được lượng khí Nitơ vào hầm lò đạt tới 61% thể tích trong thời gian 5 phút (theo
tiêu chuẩn quy định); nước ta không có đủ phương tiện để nạp một lúc lượng khí
Nitơ lớn như thế, chi phí để mua lượng khí Nitơ tới 30.000 đồng (thời giá lúc bấy
giờ); lò ở trên núi cao nên đòi hỏi thiết bị vận chuyển phải có xitéc đặc biệt để
chứa Nitơ hoá lỏng. Vì vậy, phương án chữa cháy bằng khi Nitơ lỏng là không khả
thi. Đoàn công tác của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã đề xuất phương pháp
chữa cháy là dùng sản phẩm cháy để chữa cháy. Bằng cách đốt thuốc bom napan
tạo ra 3.000 m3 hỗn hợp khí CO2, N2 và tạo hơi nước đưa vào hầm lò làm giảm
nồng độ O2 trong lò xuống dưới mức 14%. Phương án này dễ thực hiện, chi phí
chữa cháy ít, an toàn và lượng bom có sẵn ở Sân bay Đà nẵng đang cần huỷ, lượng
thuốc bom cũng không cần nhiều (khoảng 300 kg)... Phương án này đã được bảo
vệ trước Hội đồng khoa học tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và được UBND tỉnh chấp
thuận cho triển khai thiết kế thiết bị đốt và phun tạo hơi nước.
Đến ngày 19/12/1981 đã tiến hành thực hiện phương án: Đốt 273 kg thuốc
bom Napan tạo ra 3.000 m3 khí sản phẩm cháy và tạo chênh lệch áp suất để đưa
khí CO2 vào lò, nhiệt độ cửa lò từ 70 0C giảm xuống còn 45 0C. Sau khi đốt đã bịt
kín các cửa lò. Sau 2 tháng mở cửa lò thì các điểm trên thành lò cũng như gương lò
ở khu vực cháy đều có muội than thuốc bom Napan bám dày từ 0,3 - 0,5 cm, hỗn
hợp khí không duy trì sự cháy đã dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Như vậy, lần đầu tiên ở nước ta áp dụng chữa cháy mỏ than bằng cách “dùng
sản phẩm cháy để chữa cháy” và chi phí cho chữa cháy không đáng kể, rút ngắn
thời gian ngừng sản xuất từ 2 năm xuống 2 tháng so với phương án bơm nước làm
ngập hầm lò, đặc biệt giữ được đường lò nguyên vẹn, tiết kiệm hơn 100.000 đồng
(thời giá lúc bấy giờ) so với phương án dùng khí Nitơ hoá lỏng hoặc 180.000 đồng
so với phương án dùng bình khí CO2. Kết quả là cứu được mỏ than Ngọc Kinh,

góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
* Hồi 23 giờ 15 phút ngày 31/3/1985, đã xảy ra cháy lớn tại lò cái vỉa số 7
mỏ than Vành Danh tỉnh Quảng Ninh. Vỉa 7 mỏ than Vàng Danh có chiều dày 679
m với trữ lượng 115 triệu tấn than, chủ yếu là than antraxit dùng trong luyện kim.
Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do anh Trần Đình Cửu - Công nhân
cơ điện lò trong khi trực gác thiết bị bảo vệ lò đã nhóm lửa nướng bánh mỳ tại


9
khảm gỗ gây cháy. Điểm cháy nằm sâu trong lòng đất ở độ cao +260 m so với mặt
nước biển, cách cửa lò 520-580 m. Tổng số xe huy động cho công tác cứu chữa,
thông tin liên lạc và phục vụ là 48 xe (13 xe chữa cháy, 20 xe chở nước, 15 xe các
loại khác như xe ca, vận tải, cứu thương, chỉ huy) của các đơn vị Cảnh sát PCCC
Hải Hưng, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Trường Cao đẳng PCCC.
Lực lượng tham gia trong vụ cháy là 222 người và đã sử dụng hết 2.699 m3 nước
để chữa cháy.
Phương pháp, biện pháp chữa cháy được sử dụng là phun nước trực tiếp vào
vùng cháy, đào, bới than ra để chữa cháy. Đồng thời kết hợp sáng kiến bịt chặt các
cửa hút gió từ ngoài vào lò, đưa nước lên cửa lò thượng, từ đó dẫn nước xuống. Do
chữa cháy trong điều kiện thiếu nước, nguồn nước cách xa đám cháy 4 km trong
con suối phải qua những đoạn đường trơn, dốc rất khó khăn cho việc tổ chức triển
khai lực lượng, phương tiện chiến đấu, Ban Chỉ huy chữa cháy đã cho dùng máy
gạt san đắp một đập ngăn nước suối để hút nước chữa cháy.
Đến 5 giờ sáng ngày 15/3/1985 đám cháy được dập tắt hoàn toàn, trận chiến
đấu kéo dài 10 ngày đêm, đã cứu được khối lượng than trị giá 17 tỷ đồng (thời giá
lúc đó). Do phải chiến đấu liên tục trong thời gian dài nên có rất nhiều cán bộ,
chiến sĩ tham gia chữa cháy bị tiêu hao thể lực quá mức, đã có một số chiến sỹ bị
ngất nhưng không một ai bị thương vong.
* Vụ nổ hầm lò Khe Chàm Mông Dương, Cẩm Phả Quảng Ninh sáng
8/12/2008 làm 9 người chết và 25 người bị thương, trong đó có 5 người bị thương

rất nặng do ngộ độc khí Mêtan, bỏng toàn thân, tràn khí màng phổi. Nguyên nhân
được xác định là do nổ khí Mêtan. Công tác cứu nạn, cứu hộ gặp rất nhiều khó
khăn do nồng độ khí carbon trong lò rất cao. Khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, Trung
tâm cấp cứu mỏ đó điều đội cứu hộ đeo mặt nạ vào lò tìm kiếm nạn nhân nhưng
chỉ được một thời gian thì đội cứu hộ bị ngộ độc, 5 nhân viên cứu hộ được đưa đi
cấp cứu và 1 người đó tử vong tại bệnh viện là anh Trần Văn Thản (SN 1978) quê
Tứ Xuyên, Tứ Kỳ (Hải Dương).
Trung tâm điều khiển cấp cứu tại chỗ của mỏ than Khe Chàm cho biết vẫn
chưa tìm thấy địa điểm xảy ra nổ khí Mêtan. Nguyên nhân vụ nổ chưa được xác
định và vẫn chưa rõ nồng độ khí Mêtan lại cao quá mức cho phép nhiều lần (lượng
khí Mêtan đo được tại thời điểm nổ khí ở mức 15 % trong khi ở mức 5 - 9 % đó
có thể gây nổ).
* Nguyên nhân có thể gây ra tại than bãi, hầm lò:
Trong công nghiệp khai thác mỏ, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có
thể gây ra những đám cháy không chỉ riêng trong hầm lò mà còn ngay trên các bãi
để kho than hoặc các công trình khác ở khu vực mỏ.


10
Những đám cháy xảy ra ở hầm lò có thể được chia thành 2 nhóm nguyên
nhân chủ yếu sau đây: Nhóm nguyên nhân cháy do ngoại sinh và nhóm nguyên
nhân do cháy nội sinh.
Nhóm nguyên nhân cháy do ngoại sinh là cháy từ bên ngoài: Hút thuốc, sử
dụng ngọn lửa trần, do cháy lan từ ngoài vào...
Nhóm nguyên nhân do cháy nội sinh do quá trình ảnh hưởng của khí hậu,
thời tiết nóng bức của vùng nhiệt đới dẫn đến tự cháy của than.
4. Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ
Lực lượng và phương tiện chữa cháy ở các mỏ than là lực lượng chiến đấu
ban đầu vô cùng quan trọng. Hiện nay ở các mỏ đều có lực lượng phương tiện và
tổ chức huấn luyện thường trực sẵn sàng chiến đấu. Quán triệt tinh thần các nội

dung của Luật Phòng cháy và chữa cháy với mục tiêu giảm đến mức thấp nhất tai
nạn lao động nhẹ, kiên quyết không để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng và sự
cố cháy nổ.
Công ty than đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống cháy nổ (PCCN) do
Phó Giám đốc phụ trách AT - BHLĐ làm Trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn Công
ty làm Phó Trưởng ban, Trưởng phòng An toàn làm Ủy viên thường trực và một số
ủy viên khác. Các thành viên của Ban PCCN hoạt động theo chức năng nhiệm vụ
cụ thể theo từng lĩnh vực chuyên môn phụ trách. Dưới các phân xưởng còn thành
lập các tiểu ban PCCN hoạt động theo sự chỉ đạo của Công ty.
Công ty tổ chức lực lượng chữa cháy kiêm nhiệm theo từng ca sản xuất, theo
đó mỗi ca có 01 Đội chữa cháy do Phó Trưởng phòng Điều khiển sản xuất làm Đội
trưởng, Đội phó là cán bộ chỉ huy ca của Phòng Bảo vệ. Các chiến sỹ của Phòng
Bảo vệ là thành viên trong lực lượng chữa cháy của Công ty. Tại các phân xưởng
có tổ chức lực lượng chữa cháy kiêm nhiệm theo các ca sản xuất, mỗi ca có 01 Đội
chữa cháy do Phó Quản đốc trực ca làm Đội trưởng, tự vệ phân xưởng làm đội
phó. Những đơn vị có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người
làm việc đó đều là thành viên đội chữa cháy. Những đơn vị có từ 10 đến 50 người
thường xuyên làm việc thì biên chế 10 người làm thành viên đội chữa cháy. Những
đơn vị có trên 50 đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế 15 người làm
thành viên đội chữa cháy. Những đơn vị có trên 100 người thường xuyên làm việc
thì biên chế 25 người làm thành viên đội chữa cháy. Hiện tại Công ty có trên 300
người làm nhiệm vụ chữa cháy kiêm nhiệm, biên chế theo 3 ca tại các bộ phận trực
tiếp sản xuất.
Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, Công ty đó xây dựng nội
qui, qui định về công tác PCCN theo đặc thù riêng của đơn vị, từ đó hướng dẫn,
chỉ đạo và giám sát các Phòng ban phân xưởng triển khai thực hiện.


11
Tại công trường sản xuất, nơi tập trung đông người, nơi có nhiều nguy cơ

cháy nổ, các kho chứa xăng dầu, văn phòng phẩm và nơi để dụng cụ chữa cháy tập
trung đều có bảng nội qui an toàn, tiêu lệnh về Phòng cháy, chữa cháy và kẻng bỏo
động cháy. Các khu cấp phát và quản lý sử dụng xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, kho
BHLĐ và văn phòng phẩm, kho lưu trữ tài liệu giấy tờ đều có các biển cấm ngọn
lửa trần, cấm hút thuốc lá, cấm mang diêm và bật lửa... Tại nơi đặt các thiết bị sản
xuất, hay tại văn phòng, nhà xưởng đều có đầy đủ các phương tiện PCCN như hệ
thống báo cháy tự động, hệ thống chống sét đánh thẳng, chống sét lan truyền, các
bình chữa cháy, xe phun nước, bơm nước di động, các trụ cột lấy nước, vòi chữa
cháy, lăng chữa cháy, bể chứa nước, bơm nước cố định và các dụng cụ chữa cháy
thô sơ. Tại văn phòng các phân xưởng có sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa
cháy, sơ đồ bố trí phương tiện chữa cháy và danh sách lực lượng chữa cháy.
Công ty có nhiều biện pháp, nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục về công
tác PCCN. Hàng năm, cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được huấn luyện
định kỳ về công tác PCCC và được lực lượng Cảnh sát PCCC huấn luyện và cấp
“Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Phòng cháy và chữa cháy”.
Hàng năm, Công ty phối hợp với Cảnh sát PCCC xây dựng lại phương án
chữa cháy để báo cáo Công an tỉnh kiểm tra và phê duyệt, trên cơ sở đó, Công ty
thường xuyên tổ chức huấn luyện và tổ chức cho lực lượng chữa cháy diễn tập các
tình huống cháy giả định. Công ty rất quan tâm đến công tác kiểm tra PCCN.
Trước mỗi ca sản xuất, người lao động bắt buộc phải tổ chức kiểm tra công tác
phòng cháy thiết bị, máy móc và nơi làm việc. Hàng tuần, tổ sản xuất tổ chức kiểm
tra 01 lần cùng với đợt kiểm tra kỹ thuật an toàn vệ sinh thiết bị, máy móc, phương
tiện sản xuất và vị trí làm việc. Hàng tháng, phân xưởng kiểm tra 01 lần cùng với
tự kiểm tra toàn diện công tác an toàn - vệ sinh lao động của đơn vị. Hàng quý,
Công ty kiểm tra 01 lần cùng với đợt kiểm tra toàn diện công tác an toàn - vệ sinh
lao động. Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị chủ động tổ chức kiểm tra
đột xuất nhằm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy ở đơn vị. Hàng năm các
Công ty than chi hàng tỷ đồng cho công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống
cháy nổ.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN ĐÁM CHÁY

Cháy trong hầm lò bị hạn chế khả năng trao đổi khí, làm cho sự cháy diễn ra
thiếu ôxy và tạo thành nhiều sản phẩm cháy không hoàn toàn như khí CO rất độc
hại cho cơ thể con người. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng chỉ cháy một bộ kèo
chống lò bằng gỗ trong hầm lò mà nó tạo nên 97 m3 khí CO. Với lượng khí đó đủ
gây độc và có thể làm chết người cho một đoạn hầm lò thiết diện 4-5 m2 có chiều
dài là 2 km.


12
Trong hầm lò luôn tạo ra nồng độ hỗn hợp nguy hiểm nổ (khí Mêtan-CH4
với không khí, khí Hyđrô - H2 và thậm chí cả khí Ôxít cácbon - CO khi kết hợp với
Ôxy trong không khí...). Nếu nồng độ nguy hiểm nổ này gặp phải tia lửa, ngọn lửa
trần.
Nhiệt độ đám cháy trong hầm lò cao có thể đạt tới hơn 1000 0C, nhiệt lượng
cháy toả ra rất lớn. Cứ cháy 1 kg than toả ra khoảng (7.500 – 8.500) kcal/kg. Vì
thế, đám cháy gây khó khăn cho việc tổ chức cứu chữa như: Lực lượng, phương
tiện chữa cháy rất khó tiếp cận, việc xác định vị trí, nơi phát sinh cháy ban đầu,
phun chất chữa cháy...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỮA CHÁY
Khi đám cháy xảy ra ở than bãi, hầm lò, bằng phương pháp trực quan chỉ
huy chữa cháy có thể quyết định ngay các phương pháp và sử dụng các biện pháp
để dập tắt đám cháy với thực trạng lực lượng phương tiện chiến đấu của mình.
Song, đám cháy xảy ra trong hầm lò sẽ phức tạp hơn nhiều, chúng nằm sâu trong
lòng đất, khó tiếp cận để trinh sát, không thể sử dụng phương pháp trực quan để
chỉ huy chữa cháy. Chính vì vậy, chỉ huy chữa cháy không phải chỉ bằng những
kinh nghiệm chỉ huy mà nên tham khảo ý kiến của những cán bộ kỹ thuật mỏ,
những người công nhân khai thác và làm việc nhiều nhiều năm để làm rõ nguyên
nhân gây cháy và huy động lực lượng phương tiện chữa cháy của mỏ, đồng thời
tìm các biện pháp kỹ thuật dập tắt nhanh đám cháy.
a. Trinh sát đám cháy

Mặc dù trong những tình huống nhất định không thể tiếp cận để trinh sát
song, trinh sát đám cháy than trong hầm lò vẫn có thể tham mưu giúp chỉ huy chữa
cháy tìm hiểu những nội dung sau:
- Thăm dò lấy ý kiến của quần chúng, cán bộ công nhân thợ mỏ về nguyên
nhân đám cháy than trong hầm lò, ví trí xảy ra cháy;
- Có ai bị kẹt hoặc bị thương trong đám cháy mà chưa kịp thoát ra bên ngoài
cần phải tổ chức cứu hộ;
- Các phương pháp, biện pháp, chất chữa cháy áp dụng để dập tắt đám cháy;
- Các lực lượng, phương tiện, dụng cụ cần thiết để phục vụ chữa cháy...;
- Các biện pháp tổ chức truyền nước, tiếp nước, nguồn nước chữa cháy và
các điều kiện phục vụ chữa cháy.
b. Cứu người bị nạn


13
Trường hợp trong đám cháy than hầm lò mà còn người bị kẹt cần phải cứu
nạn, thì ngay từ ban đầu khi đến đám cháy, chỉ huy chữa cháy phải tổ chức lực
lượng và phương tiện cứu người như:
- Cử cán bộ chiến sỹ có trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân, đèn pin... kịp
thời vào nơi có người bị nạn để cứu họ.
- Tổ chức phun nước làm mát bằng các lăng công suất nhỏ, phun mưa bảo
vệ lối và đường cứu người bị nạn.
- Sử dụng xe goòng của xí nghiệp mỏ để chở người bị nạn ra nơi an toàn.
- Tổ chức sơ, cấp cứu ban đầu và phối hợp với y tế để chuyên chở người bị
nạn đế bệnh viện gần nhất nơi xảy ra cháy.
c. Các phương pháp và biện pháp dập tắt đám cháy
Qua thực tế công tác chữa cháy ở mỏ, để dập tắt các đám cháy ở kho than
bãi và đám cháy trong hầm lò, phải thành lập ban chỉ huy chữa cháy, ban hậu cần
phục vụ chiến đấu lâu dài và phân chia khu vực chiến đấu: Khu vực tiếp cận dập
tắt đám cháy, khu vực cứu người bị nạn, khu vực phun nước làm mát bảo vệ lực

lượng phương tiện, khu vực đảm bảo cung cấp nước chữa cháy... Về phương pháp
chữa cháy, người ta đã rút ra 3 nhóm phương pháp cơ bản sau đây để dập tắt đám
cháy, đó là:
- Phun trực tiếp các chất chữa cháy vào gốc lửa để dập tắt đám cháy (còn gọi
là nhóm phương pháp tích cực). Nhóm phương pháp này sử dụng để dập tắt đám
cháy lúc mới phát sinh, diện tích đám cháy còn nhỏ, lực lượng phương tiện chữa
cháy có thể tiếp cận.
- Nhóm phương pháp cách ly đám cháy với không khí bên ngoài: Là nhóm
phương pháp cách ly không cho không khí của môi trường bên ngoài tham gia vào
quá trình cháy để làm giảm lượng ôxy trong vùng phản ứng cháy xuống thấp hơn
tỷ lệ phần trăm cho phép duy trì sự cháy, khi ấy đám cháy được dập tắt. Đây là
nhóm phương pháp dùng để dập tắt các đám cháy nội sinh và thời gian cháy chưa
kéo dài.
- Nhóm phương pháp tổng hợp là nhóm kết hợp giữa 2 nhóm phương pháp
trên vừa phun trực tiếp các chất chữa cháy vào gốc lửa vừa cách ly làm loãng nồng
độ của hỗn hợp hơi khí cháy.
* Nhóm phương pháp phun trực tiếp chất chữa cháy vào vùng cháy của đám
cháy:
Khi phát hiện thấy đám cháy hoặc có dấu hiệu về cháy phải lập tức báo ngay
cho đội cấp cứu mỏ, Ban Giám đốc mỏ để kịp thời đề ra các biện pháp xử lý sự cố,


14
trước hết là các biện pháp an toàn nếu cần đình chỉ hoạt động của mỏ và ra lệnh
cho những người không có nhiệm vụ ra khỏi hầm mỏ, đến những chỗ an toàn.
Nếu đám cháy còn nhỏ, diện tích chưa lớn, những người phát hiện cần
nhanh chóng sử dụng các dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ như các loại bình
chữa cháy, dùng xẻng xúc đất, cát hất vào ngọn lửa dập tắt chúng, đồng thời tìm
mọi cách thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp biết đến để hỗ trợ.
Trường hợp không thể dập tắt đám cháy bằng các dụng cụ, phương tiện ban

đầu, cần huy động lực lượng tổ chức phun nước, bọt, khí không cháy vào gốc lửa
để hạ nhiệt độ, dẫn đến dập tắt đám cháy. Nước có thể phun bằng cách lăng phun
mưa tạo các màng nước chắn ngang thiết diện đường hầm lò không cho cháy lan.
Theo kinh nghiệm của Liên Xô lưu lượng tạo màng nước phải đạt tới 3 m3/h cho 1
m2 tiết diện ngang của hầm lò hay 0,8 1/s cho 1 m2 thiết diện lò. Song trong thực
tế, nước được phun để dập tắt đám cháy ở dạng tia nước đặc nhiều hơn, vì lượng
nước phun vào vùng cháy nhiều, tập trung hơn và dưới áp suất dòng phun lớn tạo
điều kiện để nước thấm sâu vào các lớp bên trong vỉa than, hấp thụ nhiều nhiệt
lượng làm giảm nhiệt độ và dập tắt đám cháy mặt khác cho phép ta đứng cách xa
gốc cháy vẫn phun được tránh hình thành những hỗn hợp nguy hiểm nổ của ôxy và
hydrô do nước bị phân ly ở dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong gốc lửa tạo thành,
đồng thời tránh khả năng gây bỏng của hơi nước. Ngoài ra trong một số trường
hợp do đặc điểm của hầm lò, không thể dùng các phương pháp khác được người ta
đã đánh ngập nước hầm lò, hoặc một phần hầm lò nơi có cháy xảy ra. Phương
pháp này không có hiệu quả kinh tế cao vì thường sau khi đánh ngập nước hầm lò
không tiếp tục sản xuất ngay được.
* Nhóm phương pháp cách ly đám cháy với không khí môi trường bên
ngoài:
Phương pháp này được thực hiện bằng cách xây các tường chắn ở những chỗ
hầm lò nối với đám cháy, dùng đất sét hoặc vôi, cát... trát kín các khe hở thông với
môi trường xung quanh để không cho không khí thâm nhập vào vùng cháy, giảm
lượng ôxy xuống mức thấp hơn giá trị duy trì sự cháy, đám cháy được dập tắt .
Vị trí xây dựng tường chắn theo kinh nghiệm của Liên Xô là cần xây cách
gốc lửa từ (5 – 10) m đầu hướng gió thổi vào và ở nơi có thể tiếp cận được hướng
khói thoát ra. Khi chọn loại và kết cấu của loại tường chắn cần chú ý đến độ dốc,
chiều rộng của hầm lò, vị trí địa lý, kết cấu của địa tầng và loại vật liệu làm tường
chắn có khả năng chống thấm khí cao. Chiều rộng của tường ngăn có thể bằng 0,4
m khi xây bằng gạch, còn đắp đất sét là 0,6 m.
Nếu không đảm bảo cách ly tốt không khí bên ngoài vẫn thâm nhập vào
vùng cháy thì khả năng tạo nên những hỗn hợp rất nguy hiểm nổ của khí mêtan,



15
ôxit cacbon...Vì vậy trong suốt quá trình thực hiện phương pháp xây tường cách ly
để chuẩn bị dập tắt đám cháy, cần phải tiến hành kiểm tra nồng độ hỗn hợp trong
vùng lò được cách ly bằng các máy phân tích nồng độ. Qua phân tích nếu thấy
nồng độ hỗn hợp ở trong phạm vi giới hạn nồng độ nguy hiểm cháy nổ, cần tổ
chức phun các khí không cháy như khí cacbonic, nitơ ... vào nhằm và loại trừ khả
năng nguy hiểm gây cháy nổ, đồng thời kiểm tra lại độ kín của tường chắn và các
khe hở của vỉa lò thông với ngoài và tìm cách xử lý.
Bằng phương pháp này, đám cháy được dập tắt khi vùng lò bị cháy được sử
dụng phương pháp cách ly, hiệu quả của phương pháp đạt được thể hiện qua những
dấu hiệu sau:
Nhiệt độ của hỗn hợp hơi khí giảm xuống rõ rệt, chỉ cao hơn không quá 3%
so với nhiệt độ và nồng độ ôxy trong hỗn hợp cháy.
Sau khi theo dõi 7 đến 10 ngày thấy nồng độ khí CO hầu như không còn và
không thay đổi theo thời gian. Điều đó, chứng tỏ phản ứng ôxy hoá của đám cháy
than để tạo thành khí CO không còn nữa, nghĩa là sự cháy đã bị ngừng.
* Nhóm phương pháp tổng hợp:
Thực tế chữa cháy ở nước ta và trên thế giới cho thấy rằng để giảm ngắn
thời gian cứu chữa đám cháy ở hầm lò, người ta đã sử dụng các phương pháp tổng
hợp, kết hợp giữa cách ly với phun vào khu vực hầm lò bị cháy các khí không cháy
như chữa cháy mỏ than Ngọc Kinh, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1981, chúng
ta đã dùng khói thuốc bom napan (sản phẩm cháy) cùng với hơi nước, sử dụng
quạt thông gió thổi sản phẩm cháy vào hầm lò để dập tắt đám cháy, ở khu mỏ than
Quảng Ninh còn bằng các phương pháp tổng hợp chúng ta đã dập tắt đám cháy.
Trong một số trường hợp chúng ta đã bịt kín, đánh ngập và ngâm nước trong một
thời gian dài hoặc phun nước làm ngập đường lò để nước ngấm vào thành lò của
than làm hạ nhiệt độ vùng cháy và đám cháy bị dập tắt (như trường hợp cháy xảy
ra ở mỏ than Vàng Danh tỉnh Quảng Ninh mà ví dụ trên đã nêu). Điều đáng lưu ý

trong việc sử dụng phương pháp này là cần tạo các vòng cung xung quanh vùng
cháy, chống cháy lan với những đám cháy ngầm dưới đất.
* Chữa cháy kho than để ở bãi, trong kho:
Sau khi khai thác than được trữ, chứa ở các kho thành các đống than có kích
thước khác nhau và vẫn có thể bị cháy.
Khi đến đám cháy người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng nắm tình hình
đám cháy qua cán bộ cơ sở. Cần xác định rõ vị trí xảy ra cháy, đặc điểm của loại
than và kho chứa.


16
Tập trung lực lượng phun nước dập tắt ngọn lửa của đám cháy sau đó kết
hợp với lực lượng của cơ sở dùng các dụng cụ thô sơ cuốc xẻng đào bới đống than
tạo điều kiện phun nước vào vùng cháy dập tắt đám cháy. Nếu đám cháy lớn có thể
kết hợp sử dụng lực lượng cơ giới như máy ủi, máy xúc đào bới đống than phân ra
thành những đống, vùng nhỏ tạo điều kiện phun nước dập tắt đám cháy theo biện
pháp khoanh vùng, chia cắt đám cháy. Cường độ phun nước để chữa cháy than là: i
= (0,1- 0,3) l/s.m2. Nếu xung quanh đống than có tường chắn thì có thể sử dụng
phương pháp đánh ngập nước. Để tăng khả năng thẩm thấu của nước và hiệu quả
chữa cháy của nó, cần hoà vào nước các chất phụ gia, trước hết là chất tạo bọt với
nồng độ (3,0 - 5) %.
d. Các biện pháp kỹ thuật an toàn
Khi chữa cháy than, hầm lò. Do đặc điểm của cháy than, hầm lò tạo nên
nhiều yếu tố nguy hiểm như nhiệt độ cao, khói độc, sập lò... vì thế người chỉ huy
chữa cháy phải đặc biệt lưu ý việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn cho lực
lượng phương tiện tham gia chữa cháy.
Phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân phòng chống
khói độc, khí độc cho các lực lượng trực tiếp chiến đấu trong hầm lò. Kiểm tra kỹ
chất lượng các phương tiện kỹ thuật đó trước khi sử dụng. Lực lượng làm việc
trong hầm lò phải được tổ chức chặt chẽ, quy định cụ thể quy trình thực hiện và

thông tin, báo cáo rõ ràng để thường xuyên liên hệ, kiểm tra lẫn nhau, khi gặp nạn
phải cứu trợ kịp thời. Đặc biệt quan trọng là khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu
phải bám sát vào nội dung phương án chữa cháy đã đề ra. Có như vậy, kết quả cứu
chữa mới cao, đảm bảo an toàn và chủ động trong công tác chữa cháy khi cháy
than bãi và trong hầm lò.
IV. NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC CHỮA CHÁY
Xác định phạm vi lửa lan trong đống than để đào các rãnh ngăn không cho
lửa phát triển. Khi chỗ than bị cháy chưa lớn lắm thì tổ chức xúc than bị cháy ra
khỏi đống than.
Phun nước mạnh vào chỗ than cháy đồng thời xáo trộn than.
Đề phòng tai nạn cho cán bộ chiến sĩ làm trên đống than không để bị tụt ngã
vào chỗ than đang cháy, chú ý có trường hợp than chỉ cháy ngầm bên trong, bên
ngoài chữa cháy đến khi người bước vào có thể bị sụt cả người xuống lò than.
Sau khi chữa cháy xong phải bố trí người gác để quan sát tình hình toàn kho
than.



×