Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG LÀ MỘT QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA ĐẶC THÙ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.38 KB, 7 trang )

Họ và tên: Lê Thị Anh Hoa
Lớp: 18CBCC
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 1: Vì sao người ta cho rằng truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc
thù?
Dưới quan điểm xã hội học, truyền thông đại chúng (TTĐC) là một định chế xã hội
chỉ xuất hiện trong xã hội hiện đại, hiểu theo nghĩa là đối lập với xã hội cổ truyền,
phong kiến. Nó góp phần tạo ra một “không gian công cộng” vốn chưa hề có trong
các xã hội tiền tư bản – một không gian dành cho sự thảo luận công khai và dân
chủ. TTĐC có vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố hàng đầu làm
cho con người tự nhiên trở thành con người xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển
không ngừng. Xã hội ngày càng phát triển, càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho
sự mở rộng nhu cầu, quy mô, tăng cường tính đa dạng và hiệu quả của hoạt động
truyền thông. Ngày càng có nhiều người tham gia vào các giao tiếp xã hội , điều
kiện đó làm cho truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân không thể đáp ứng được
đầy đủ các nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Con người tìm đến những quá trình
truyền thông ở quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật thông tin
mới. Nói cách khác, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành người điều
khiển các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi. Như vậy, truyền thông đại
chúng là hoạt động giao tiêp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng. Truyền thông một quá trình truyền đạt thông tin, trong đó thông tin
được truyền từ người này đến người khác, nơi này đến nơi khác, là một dạng hoạt
động căn bản của bất cứ tổ chức nào mang tính chất xã hội.
Trong xã hội loài người, truyền thông là một điều kiện tiên quyết để hình thành
một “cộng đồng” hoặc “xã hội”. Hoạt động truyền thông gắn liền với lịch sử phát
triển loài người, giúp con người hình thành giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, thoả
mãn nhu cầu tự nhận thức, duy trì sự ổn định kinh tế và chế độ mỗi xã hội. Vòng
tròn khép kín và mối quan hệ qua lại bởi thông tin nhiều chiều giữa nhà nước, các
phương tiện thông tin và các tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên,
đó là quá trình vận động tất yếu của truyền thông.



Khi nghiên cứu về truyền thông có rất nhiều định nghĩa khác nhau và từ các phân
tích ấy đưa ra một khái niệm: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc
chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự
thay đổi trong hành vi và nhận thức.
Theo đó, ta có thể hiểu các khía cạnh như: Thứ nhất, truyền thông là một quá trình,
mang tính liên tục, nhằm trao đổi hoặc chia sẻ. Thứ hai, truyền thông phải dẫn tới
sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả
của truyền thông. Thứ ba, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và
hành vi, nếu không, quá trình này sẽ trở nên vô nghĩa.
Truyền thông là một hoạt động cơ bản của mỗi xã hội. Truyền thông đại chúng là
một quá trình xã hội trong đó thông tin được truyền đạt rộng rãi đến mọi người
trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát
thanh, truyền hình. Đặc điểm lớn nhất của đời sống truyền thông đại chúng là nó
nhanh chóng dẫn đến hệ quả hình thành một định chế xã hội mới trong xã hội.
Định chế này đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin và kiến thức
cho người dân mà còn tác động một cách mạnh mẽ đến các định chế khác trong xã
hội. Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm ba thành tố
sau đây:
- Hoạt động truyền thông (chẳng hạn như đi săn tin, quay phim, chụp hình... rồi
viết bài, biên tập, cuối cùng là xuất bản, hoặc phát sóng)
- Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông như 12 báo chí, đài phát
thanh, đài truyền hình... và những người làm công tác truyền thông như nhà báo,
phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên...)
- Và đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi). Chữ “đại chúng” trong thuật
ngữ “truyền thông đại chúng” được dùng để chỉ đối tượng công chúng độc giả hay
khán thính giả của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực ra, “đại chúng”
(mass) là một khái niệm khá mơ hồ và khó mà có một định nghĩa thật chính xác.
Kể cả về mặt số lượng lẫn về mặt tính chất. Chẳng hạn, người ta không thể xác
định được là phải đông đến số lượng bao nhiêu thì mới gọi là đại chúng. Một tờ

báo chuyên ngành khoa học chẳng hạn có thể chỉ có vài trăm độc giả, nhưng đây
vẫn là một “phương tiện truyền thông đại chúng” vì nó được bán công khai ra công
chúng. Còn tờ nội san của một đại công ty chẳng hạn có thể có số ấn bản lên tới vài


chục ngàn tờ, nhưng nó vẫn không phải là một “phương tiện truyền thông đại
chúng” vì nó chỉ lưu hành trong nội bộ công ty và không được bán rộng rãi ra thị
trường. Herbert Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng khái niệm
đại chúng:
- Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề
nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất
dị biệt nhau).
- Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì nhắm đến một
công chúng đông đảo, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai, và khi truyền
thông thì họ cũng ý thức rằng thông tin của họ có thể đến với bất cứ ai, chứ không
chỉ riêng một ai hay một nhóm người nào mà thôi.
- Các thành viên của đại chúng thường là độc lập nhau, không ai biết ai, không có
những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những
khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội” chẳng hạn).
- Đặc điểm thứ tư của đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc
nếu có thì cũng rất lỏng lẻo. [Dẫn lại theo Alphons Silbermann, Communication de
masse, Paris, Nxb Hachette, 1981, tr. 15]

Câu 2: Trong thực tế xã hội, truyền thông đại chúng có liên quan như thế nào với
truyền thông liên cá nhân? Hãy tìm ví dụ và giải thích mối quan hệ giữa hai quy
trình truyền thông này?

Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, có tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội. Hiểu
theo nghĩa rộng truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi, tương tác thông tin,

tư tưởng tình cảm, kiến thức và kinh nghiệm với nhau về các vấn đề của đời sống
cá nhân, xã hội, từ đó làm tăng sự hiểu biết, hình thành hoặc thay đổi nhận thức,
thái độ, hành vi theo hướng có lợi cho sự phát triển bền vững của cộng đồng xã
hội.
-Truyền thông liên xã nhân


-Truyền thông nội cá nhân
-Truyền thông trực tiếp
-Truyền thông gián tiếp
-Truyền thông đại chúng.
Về bản chất các hoạt động này đều là hoạt động giao tiếp cơ bản của con người
nhằm cung cấp thông tin, hình thành sự hiểu biết và làm thay đổi hành vi nhận thức
của họ. Tuy nhiên giữa chúng có những nét khác biệt.
Nếu truyền thông liên cá nhân được xem như là quá trình truyền thông cơ bản của
con người nhằm thực hiện chức năng giao tiếp trực tiếp giữa từng cá thể người thì
hoạt động truyền thông đại chúng diễn ra như một quá trình xã hội, nhằm mục đích
củng cố các quan hệ xã hội, tạo nên các liên kết xã hội. Quá trình này được thực
hiện bởi các thành phần bao gồm: Nhà truyền thông; Công chúng- người nhận;
Thông điệp và Kênh truyền. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để truyền đạt
thông điệp đã chuyển hoạt động truyền thông của con người cá nhân thành hoạt
động truyền thông đại chúng.

Quá trình truyền thông không phải lúc nào cũng đi theo con đường “từ trên xuống
dưới” mà thông thường là đi theo quy luật “ngang hàng”. Người dân thường trò
chuyện, tranh luận, hay tìm hiểu về một chuyện gì đó với những người thuộc cùng
giới, cùng tầng lớp. Ví dụ: Một bà nội trợ hiếm có khi nào đi mua sắm ngay lập tức
một món đồ ngay sau lúc xem quảng cáo trên báo chí hay trên ti-vi, nhất là món đồ
đắt tiền thì bà nội trợ đó thường đi hỏi thêm ý kiến của một vài người bạn ở cùng
xóm hoặc làm cùng cơ quan trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Từ đây, có thể thấy rằng người dân thường không chịu ảnh hưởng từ truyền thông
đại chúng một cách trực tiếp, như một “mũi kim chích”, mà thường là gián tiếp
thông qua việc trao đổi, hỏi han với những người có uy tín trong các nhóm xã hội
của họ và lối suy nghĩ cũng như chính kiến của họ thường được xác lập thông qua
những cuộc trò chuyện, giao tiếp mang tính chất liên cá nhân đó. Nói cách khác,
hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng thường chỉ diễn ra một cách trọn vẹn


khi được tiếp nối bởi các quá trình truyền thông liên cá nhân, nghĩa là thông qua
các mối quan hệ trong các nhóm xã hội và trong từng môi trường xã hội cụ thể.

Câu 3: Các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng thế nào lên trên hành vi
và ứng xử các thành viên xã hội?
Loài người đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình phát triển
đó, loài người đa tạo ra cho mình các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng
(PTTTĐC) khác nhau. Mỗi loại hình phương tiện truyền thông đại chúng ra đời
đều phản ánh trình độ phát triển của thời đại và đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về
giao tiếp xã hội trong thời kỳ lịch sử đó. TTĐC ra đời và phát triển gắn liền với sự
phát triển của xã hội con người và chịu sự chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu
cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật – công nghệ thông tin. TTĐC chỉ phát triển và
thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền
sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy tính điện tử,..
Chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các
phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng xã hội rộng rãi.Thông tin
thông qua các PTTTĐC tác động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới
hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý thức xã hội sẽ dẫn đến hành vi
xã hội và sau đó tạo ra hiệu quả xã hội. Ví dụ: Thông qua loại hình phát thanh (một
trong những phương tiện truyền thông đại chúng) người ta có thể nghe thấy những
chủ trương, chính sách hay những nghị định của Quốc hội hoặc có thể nghe thấy
một lời tuyên truyền mọi người cùng chung tay làm một việc nào đó hay xây dựng

một thứ gì đó, người nghe tiếp thu và thực hiện theo sẽ dẫn đến việc thay đổi hành
vi của con người cuối cùng tạo ra hiệu quả xã hôi khi mọi người cùng thực hiện và
nghiệm thu kết quả đạt được. Thông tin đã có khuynh hướng tất yếu sẽ dẫn đến
những hành vi xã hội có khuynh hướng. Khuynh hướng của các hành vi xã hội bị
quy định không chỉ bởi quy mô, tính chất ma còn bởi cả tính khuynh hướng của
thông tin. Tuy nhiên, hiệu quả xã hội của sự tác động của TTĐC cũng phụ thuộc
vào sự tiếp nhận thông tin của công chúng. Nếu chỉ xét đến bình diện sự tiếp nhận
thông tin thì mỗi nhóm công chúng tùy theo tền đề nhận thức sẽ có mức độ tiếp
nhận khác nhau. Thông thường, nhóm tiền đề nhận thức trung bình dễ tiếp nhận


thông tin từ các PTTTĐC. Nhóm có tiền đề nhận thức cao và nhóm có tiền đề nhận
thức hạn chế đều khó hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Ví dụ: Công nghệ truyền
thông đã khiến giao tiếp ngày càng dễ dàng hơn so với lịch sử. Hôm nay, trẻ em
được khuyến khích sử dụng công cụ truyền thông trong trường học và dự kiến sẽ
có một sự hiểu biết chung về các công nghệ có sẵn khác nhau. Internet được cho là
một trong những công cụ hiệu quả nhất trong phương tiện truyền thông để liên lạc.
Các công cụ như e-mail, Skype, Facebook vv, đã đưa con người đến gần với nhau
và tạo ra các cộng đồng trực tuyến mới. Tuy nhiên, một số có thể lập luận rằng một
số loại phương tiện truyền thông có thể gây cản trở giao tiếp mặt đối mặt.

Trong một xã hội tiêu dùng theo định hướng lớn, phương tiện truyền thông điện
tử(ví dụ như TV) và phương tiện in (chẳng hạn như báo chí) là quan trọng để phân
phối phương tiện truyền thông quảng cáo. Công nghệ càng tiên tiến hơn thì xã hội
được tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông
càng mới hơn.
Phương tiện truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng to lớn, rộng khắp đến cuộc
sống tất cả mọi người. Điển hình là trẻ vị thành viên, sự ảnh hưởng của PTTTĐC
được thể hiện thông qua cách ăn mặc, trò chuyện, hành xử và suy nghĩ của trẻ .
Các PTTTĐC là tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại chúng, được đặc trưng bởi

khả năng sản xuất hàng loạt, bởi độ bao phủ rộng lớn, bởi sự liên kết của các quan
hệ chức năng tạo thành hệ thống đa phương tiện. Những tác nhân này dẫn đến sự lo
ngại bởi nguy cơ phá vỡ các quan hệ văn hóa cộng đồng được tạo nên từ trầm tích
lịch sử tại các khu vực cư trú vốn có từ ngàn xưa. Cũng có lý khi người ta lo ngại
những cuộc xâm lăng văn hóa diễn ra bởi tác động của các phương tiện truyền
thông đại chúng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ví dụ: Về nguyên lý, văn hóa gắn với
các xã hội cụ thể, nghĩa là văn hóa có các giá trị và các chuẩn mực vốn không dễ
dàng được các cộng đồng dân cư khác nhau cùng chấp nhận. Văn hóa có tính
tương đối là vì vậy. Kiểu váy ngắn có thể hấp dẫn với vũ điệu lambada nhưng lại
gây phản cảm trong mắt các phật tử ở chốn cửa thiền. Ở vào bối cảnh đó, con
người vẫn cần tạo lập các quan hệ xã hội bền vững và sự thích nghi xã hội phù
hợp. Đối với con người hiện đại, quá trình này không chỉ diễn ra trong không gian
ở, tại đời sống gia đình, chúng cũng không bó hẹp trong quan hệ thầy trò ở nhà


trường với việc truyền bá chính thức về tri thức, đạo lý và pháp lý, hoặc từ các
nhóm bạn đồng tuổi, đồng giới, mà nó còn diễn ra trong hoạt động giao tiếp với
các phương tiện truyền thông đại chúng, nơi có các tương tác gián tiếp trong phạm
vi rộng lớn. Kiểu tương tác này làm phong phú và phức tạp thêm các quan hệ văn
hóa.



×