Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TL NGÔN NGỮ báo CHÍ khảo sát biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.89 KB, 24 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1: Lý do chọn đề tài
Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để con người
thực hiện hoạt động giao tiếp, để biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Trong
báo chí đặc biệt là phát thanh ngôn ngữ lại càng là công cụ không thể thiếu
bởi báo chí sử dụng nó như phương tiện gốc để truyền tải thông tin tới công
chúng, các kí hiệu, cử chỉ của con người như khoa chân, múa tay, gật đầu, lắc
đầu ... rất giàu thông tin, đa hình tượng của ngôn ngữ.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí đã có những bước phát triển
mạnh mẽ. Chưa bao giờ, chúng ta lại thấy có nhiều tờ báo xuất bản như thế.
Đó cũng là điều dễ hiểu bởi đời sống vật chất của con người ngày càng tăng
cao thì nhu cầu về tinh thần cũng được nâng cao. Vì vậy, muốn thu hút độc
giả đọc tờ báo của mình thì các tờ báo phải nâng cao cả về hình thức và nội
dung, đặc biệt là chú trọng tới cách dùng từ ngữ và diễn đạt bởi viết gì đã là
quan trọng song viết cho ai còn quan trọng hơn. Đây cũng là điều kiện tiên
quyết tạo ra sức mạnh, sự độc đáo, cũng như tạo ra cái “duyên ngầm” cho tờ
báo, từ đó gây ấn tượng của độc giả khiến họ nhớ lâu và dần trở thành người
bạn thân thiết của tờ báo.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các thủ pháp nhằm tăng cường giá tri
biểu cảm của ngôn ngữ báo chí, đối với mỗi tờ báo, chúng ta phải tìm hiểu rõ
bản chất, cách thức và trường hợp sử dụng cũng như việc làm thế nào để vận
dụng chúng một cách tốt nhất. Khảo sát lấy từ báo Tuổi trẻ thủ đô và Báo Bảo
vệ pháp luật.
2: Mục đích khảo sát, nhiệm vụ khảo sát
Khảo sát đề tài này là để tìm hiểu về việc báo sử dụng các thủ pháp làm
tăng tính biểu cảm của ngôn ngữ ở mức độ nào nhiều hay ít, mật độ sử dụng,
hiệu quả từ nó mang lại ra sao.


3: Nội dung khảo sát
Khảo sát hai báo Tuổi trẻ thủ đô và bảo vệ pháp luật để thấy được việc sử


dụng các thủ pháp nhằm tăng tính biểu cảm cho ngôn ngữ của báo chí ở hai
báo này như thế nào. Nó có mang lại thành công và hạn chế gì không.
4: Kết cấu
Gồm 3 chương
- Chương I: Cơ sở lý thuyết
- Chương II: Khảo sát các biểu hiện của biểu cảm trên báo Tuổi trẻ
thủ đô và báo bảo vệ pháp luật
- Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao giá tri và hiệu quả sử
dụng các thủ pháp nhằm tạo giá tri biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I: Ngôn ngữ báo chí
Có rất nhiều quan niệm về ngôn ngữ báo chí có ngôn ngữ nói chung được
vận dụng linh hoạt trong các thể loại khác nhau trong các thể loại báo chí. Sở
dĩ có ý kiến như vậy là do người ta không thể tìm ra những đặc trưng riêng
có, khả năng ngôn ngữ khu biệt với các văn phong khác. Quan niệm khác cho
rằng có ngôn ngữ báo chí và là một thứ ngôn ngữ tồn tại độc lập với những
quy luật phát triển riêng và không phụ thuộc vào sự phát triển của ngôn ngữ
nói chung. Lại có quan điểm nữa cho rằng, ngôn ngữ báo chí là một phong
cách chức năng, mà phong cách chức năng đó chính là những khuôn mẫu
trong hoạt động lời nói được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ
có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản
tiêu biểu. Trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp chúng ta cũng phải lựa
chọn giọng điệu giao tiếp cho phù hợp. Chính những cách thức,, kiểu lựa
chọn ngôn ngữ như vậy tạo ra phong cách ngôn ngữ.
Báo chí nhu nhiều người đã biết, là một loại hình giao tiếp đặc biệt. Nó
không giống như qiao tiếp thông thường bởi giữa người phát và người nhận

bao giờ cũng có khoảng cách thật sự là khoảng không gian lớn nên đây là
giao tiếp một chiều, giao tiếp không có sự đổi vai giữa người phát và người
nhận.
Không những thế báo chí còn là loại hình giao tiếp phức tạp nhất vì người
phát tin không hươngd tới một cá nhân cụ thể riêng lẻ mà hướng tới cả cộng
đồng cả xã hội. Giao tiếp bao chí là giao tiếp không khép kín và luôn có độ
mở vì những thông tin về một sự kiện có thể được kết nối liên tục. Với đặc
thù như vậy chúng ta có thể rút ra những tính chất và cũng là yêu cầu đối với
ngôn ngữ báo chí như sau:
- Tính chính xác
3


-

Tính đại chúng
Tính khuôn mẫu
Tính cụ thể
Tính ngắn gọn
Tính thời sự
Tính bình giá
Tính đinh lượng

II: Biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí
1: Khái niệm
Biểu cảm là việc sử dụng các thành tố ngôn ngữ mang yếu tố biểu thái tạo
sự sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng đối với công chúng về thông tin được
truyền tải.
2: Các nguyên tắc sử dụng biểu cảm
Phù hợp với mục đích, tính chất thông tin của bài viết

Sử dụng đúng với bản chất của sự kiện
Thích hợp với ngữ cảnh
Đáp ứng đặc trưng những thể loại
Phù hợp với tâm lý, thi hiếu và trình độ tiếp nhận của công chúng
3: Những thể loại báo chí sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu
cảm cho ngôn ngữ báo chí
Báo chí có 3 mảng thể tài chính: Thể tài tin tức ( bao gồm tin ngắn, tin
vắn, tin thường, tin bình, tin tổng hợp...), thể tài phản ánh (phóng sự, điều tra,
phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh, bài người tốt việc tốt...), thể tài chính luận
(bình luận, xã luận, đàm luận, phiếm luận, luận văn tuyên truyền...) ngoài ra
còn có mảng thể tài văn nghệ trên báo chí. Mỗi thể loại nằm trong các thể tài
này đều có đặc điểm riêng, đặc điểm thể loại quy đinh cách viết trong việc

4


chuyển tải thông tin tới công chúng. Ví như tin thì đòi hỏi phải có tính thời
sự, cập nhật, chính xác và ngắn gọn, để đảm bảo tính thời sự của sự kiện nên
người ta chỉ phản ánh ở những lát cắt của sự kiện và theo khuôn mẫu có sẵn
với cách thể hiện trung tính như đia điểm xảy ra sự kiện, thời gian, xảy ra như
thế nào, nguyên nhân...Trong khi đó một số thể loại báo chí khác như phóng
sự, ghi nhanh cần đi sâu vào tìm hiểu bản chất của một số vấn đề, của sự kiện
và lý giải một cách tỉ mỉ, cặn kẽ để người đọc có thể hiểu được tương đối
tường tận. Vì vậy nên phải sử dụng lối viết giàu hình ảnh, sử dụng ngôn ngữ
biểu cảm thu hút người đọc, tạo sự hứng thú không gây nhàm chán.
Việc sử dụng các từ ngữ lối nói giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn thường
rất ít được sử dụng trong mảng đề tài chính luận và đặc biết là mảng thể tài
tin tức vì chúng thường đề cập tới mảng đề tài chính tri – xã hội đòi hỏi tính
chính xác, nghiêm túc và tính khoa học cao.
Những phân đinh ở trên chỉ mang tính tương đối, vấn đề là ở chỗ sử dụng

báo chí như thế nào, lúc nào, chỗ nào để có thể đạt hiệu quả tuyên truyền,
truyền tải thông tin, đinh hướng tư tưởng, đường dẫn xã hội một cách tích cực
nhất.
4: Các phương tiện biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí
a. Vai trò, tác dụng của các phương tiện biểu cảm trong ngôn
ngữ báo chí
Trong ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng không sử dụng
các thủ pháp tạo giá tri biểu cảm là mất đi một nửa thông tin, một nửa sự
thành công. Bởi vì báo chí có nhiệm vụ chuyển tải thông tin một cách nhanh
chóng, cập nhật không chỉ đến cái đầu của công chúng mà phải đến cả trái tim
của công chúng. Vì thế các thủ pháp biểu cảm có vai trò to lớn và tác dụng
tích cực trong báo chí.

5


• Vai trò
- Các thủ pháp nhằn tạo ra giá tri biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí
là công cụ, phương tiện hữu hiệu để truyền tải thông tin tới độc giả.
Phương tiện này không thay thế bằng bất cứ phương tiện nào khác, bởi
không có gì có thể so sánh được với tính dễ sử dụng, đa nghĩa, giàu
thông tin của chúng.
- Tạo điều kiện cho người làm báo có thêm kinh nghiệm trong
việc sử dụng ngôn ngữ báo chí.
- Là người bạn không thể thiếu đối với ngôn ngữ báo chí bởi sự
liên quan trực tiếp giữa chúng, các thủ pháp biểu cảm nâng cao giá tri,
ý nghĩa của ngôn ngữ báo chí, còn ngôn ngữ báo chí tạo điều kiện cho
các thủ pháp có cơ hội xuất hiện, giúp đinh hình các cách viết khác
nhau.
• Tác dụng

- Tạo sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sinh động trong việc thể
hiện nội dung tác phẩm báo chí.
- Tăng giá tri biểu cảm, tín hàm súc, cô đọng, tính sâu sắc cho tác
phẩm báo chí.
- Lôi cuốn độc giả, tạo cho độc giả niềm đam mê đọc báo
- Cung cấp cho nhà báo kỹ năng, phương pháp sử dụng ngôn ngữ
báo chí một cách uyển chuyển linh hoạt
- Tạo điều kiện cho các chuyên gia về ngôn ngữ học có cơ sở thực
tế nghiên cứu và rút ra những giải pháp tốt hơn cho việc sử dụng ngôn
ngữ nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng.

6


b. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo
chí
♦ Dùng từ ngữ hội thoại
Từ hội thoại ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là nó không chỉ bao
hàm các từ thuộc vốn từ vựng của ngôn ngữ văn hóa được dùng đặc biệt trong
lời nói miệng, trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn bao gồm cả một số từ thông
tục và tiếng lóng.
Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là hội thoại hóa ngôn ngữ báo chí
để nó đơn giản hơn, gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, từ
ngữ của ngôn ngữ hội thoại được dùng để tăng cường tính biểu cảm trong các
bài viết ngày càng phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, hội thoại hóa ngôn ngữ báo chí không có nghĩa là chúng ta
được bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường với tất cả vẻ thô ráp, xù xì của nó
vào tác phẩm báo chí. Vì dù thế nào đi chăng nữa, ngôn ngữ trên trang báo
phải là ngôn ngữ đã được gọt giũa, được qua sự nhào lặn của tác giả và phải
đạt tới sự chuẩn mực nhất đinh về văn hóa. Vì thế, tình trạng lạm dụng quá

mức các từ ngữ thuộc về tiếng lóng hay các từ ngữ thô tục đang diễn ra ở một
số nhà báo và ở một số tờ báo là rất đáng lo ngại, cần được quan tâm đúng
mức, không chậm trễ.
♦ Dùng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài
Những từ ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn – Âu có thể được giữ
nghuyên dạng hay phiên âm.
Trong số các từ được vay mượn từ ngôn ngữ Ấn-Âu có quá nhiều từ đã
được thích ghi với chuẩn mực của tiếng việt đã được sử dụng khá phổ biến.
Tuy nhiên, người ta vẫn dễ nhận thấy nguồn gốc ngoại lai của nó ví dụ như
maketing, kiot...
7


Còn các từ Hán - Việt được dùng quá phổ cập và trở thành một bộ phận
không thể thiếu của tiếng Việt. Song, không vì thế mà người ta không nhận
thấy khả năng tăng cường tính biểu cảm của chúng. Ví dụ “ Quý hổ tinh, nhất
quý hổ đa”
Việc sử dụng các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài cần có chừng mực để
tránh gây phản cảm cho người đọc, vì sự xuất hiện quá nhiều của các từ
không thuần Việt trong một văn bản báo chí không chỉ làm cho ngôn ngữ của
nó không trong sáng mà còn tạo ấn tượng rằng người viết muốn khoe chữ.
Bên cạnh đó, những từ ngữ được lựa chọn phải có những ưu thế thật sự nổi
bật so với các từ hoặc những cách diễn đạt tương tự trong tiếng Việt và đồng
thời phải quen thuộc với công chúng để không gây cản trở gì cho quá trình
tiếp nhận của độc giả.
♦ Dùng thuật ngữ
Các thuật ngữ xét theo tự thân là những từ trung tính, không mang sắc thái
biểu cảm. Thế nhưng, khi được kết hợp hài hòa với các tưg khuôn mẫu, chúng
lại có khả năng tăng cường tính biểu cảm đáng kể.
Ví dụ: Đây là bước ngoặt vì từ trước tới nay Đảng LDP cầm quyền vẫn

chủ trương cắt giảm thâm chủng ngân sách bằng mọi giá.
Hiện nay, do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nhiều lĩnh vực nghiên cứu
mới ra đời cho nên số lượng thuật ngữ gia tăng nhanh chóng và chũng xuất
hiện ngày càng dày trên các mặt báo.
♦ Dùng từ ngữ địa phương
Các từ ngữ đia phương thường mang đậm dấu ấn riêng về lời ăn, tiếng nói
của một cộng đồng người gằn liền với một vùng đất. Vì thế, chúng làm cho
câu văn có sắc thái mới lạ, đôi khi khá giàu sức gợi.
Các từ ngữ đia phương có thể gặp trong ngôn ngữ tác giả cũng có thể gặp
trong ngôn ngữ nhân vật.
Ví dụ: Huế ơi biết về mô bây chừ ?

8


Dễ dàng nhận thấy là trong ngôn ngữ nhân vật, từ đia phương xuất hiện
một cách tự nhiên như là sự phản ánh chân xác lời ăn tiếng nói của họ, vì thế
tính biểu cảm của chúng có vẻ không được cao bằng so với từ ngữ đia
phương được chuẩn bi kỹ lưỡng về mọi phương diện như ngôn ngữ của tác
giả.
♦ Sử dụng chất liệu văn học
Các chất liệu văn học có mặt rộng rãi tại tất cả các thể loại báo chí, theo
nhiều cách thức khác nhau. Nhưng những cách thức thường gặp nhất là mượn
cốt truyện, hình ảnh hay từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học.
Ví dụ: Cảng Sài Gòn: Đâu là gót chân Asin
♦ Sử dụng tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn... cùng cá biến thể
của chúng.
Các phương tiện ngôn ngữ này thường có ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu lại xuất
hiện với tần số cao trong hoạt động giao tiếp thường ngày cho nên việc sử
dụng chúng rất thuận lợi đối với cả người viết lần người đọc.

Ví dụ: Giận cá chém thớt ( Lao động 14/5/2001)
♦ Chơi chữ
Các trường hợp chơi chữ gặp không nhiều trong các tác phẩm báo chí. Vì
so với các thủ pháp tạo giá tri biểu cảm khác, việc chơi chữ khó khăn hơn, đòi
hỏi người viết phải tìm tòi nhiều, khám phá công phu hơn.
Ví dụ: Gặp nhau đuối... dần ( Đầu tư 12/1/2002)
♦ Dùng dấu câu
Các dấu câu cũng là phương tiện đắc dụng trong việc tạo ra giá tri biểu
cảm cho ngôn ngữ báo chí. Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến dấu ngoặc kép và dấu
ba chấm.
Dấu ngoặc kép

9


Có giá tri biểu cảm cao khi báo hiệu rằng những từ ngữ được dùng không
phải với ý nghĩa hay phong cách thông dụng của nó. Nó mang đến cho câu
văn sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc mỉa mai, châm biếm.
Ví dụ: Khán giả đã quá “no” với những gì được thưởng thức và đang tìm
một món ăn khác hợp khẩu vi hơn (Gia đình và xã hội số 100/ 2001)
Dấu 3 chấm
Tăng cường đáng kể tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí khi nó thực hiện
chức năng làm giãn nhip câu văn, báo hiệu sự bất ngờ hoặc gợi mở các đinhh
ướng suy nghĩ khác nhau cho người đọc.
Ví dụ: Lời hứa cũng ... ô nhiễm (Lao động, 21/5/2001)
♦ Dùng ẩn dụ
Ẩn dụ trong ngôn ngữ báo chí thường mang tính văn cảnh, nó là sáng tạo
riêng của người viết và in đậm dấu ấn cá nhân.
Ví dụ: Vàng trắng lên ngôi (Lao động 19/2/2002)
♦ Nói dựa, trích dẫn

Cách ta vay mượn nhằm thông báo cho độc giả biết rằng: mình chỉ đồng
tình với cách nói ấy chứ không phải chiu trách nhiệm về chất lượng của sự
gợi cảm trong chúng. Và chính thủ pháp nói dựa, trích dẫn như vậy, đã làm
cho giọng điệu câu văn bớt đi tính chủ quan, trở nên mềm mại, nhẹ nhàng, và
thông tin hàm chứa trong nó cũng có độ xác thực cao hơn.
Ví dụ: Người đàn bà ấy tuy còn chút nhan sắc, nhưng nói theo ngôn ngữ
của giới trẻ, cũng thuộc loại quá “đát” rồi. (Tuổi trẻ thủ đô 13/2/2000).
Khi sử dụng bất kỳ thủ pháp nào nhằm tăng cường tính biểu cảm cho ngôn
ngữ báo chí, người viết phải để ý tới một loạt các yêu cầu như: đúng lúc,
đúng chỗ, đúng liều lượng, nhưng có lẽ yêu cầu được đặt ra bức thiết hơn cả
là phải thể hiện sự độc lập, sáng tạo.

10


CHƯƠNG II: KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIỂU CẢM
TRÊN BÁO

I: BÁO TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ
Số 1488. Thứ 2, 2/3/2015
Bài: “ Khi lễ hội biến thành “võ đài” – Thanh Hà sử dụng các phương tiện
biểu cảm là:
- Sử dụng dấu ngoặc kép: “võ đài”; “tung cước” thể hiện những
hành động thiếu văn hóa của người đi dự lễ chùa. Để cướp được lộc họ
sẵn sàng làm tất cả kể cả là đánh nhau, cướp của người khác.
Bài: “Quy chế thi THPT mới: Phụ huynh, học sinh lo lắng – Mai Khôi sử
dụng phương tiện biểu cảm là
- Nói dựa: Theo một giáo viên cuae trường THPT Lý Thường Kiệt
(....)
Số 489, thứ 4 ngày 4/3/2015

Bài: Đến hẹn lại ... “chặt chém” – Bình Minh sử dụng phương tiện biểu
cảm là:
- Dấu ba chấm và rất nhiều dấu ngoặc kép ở sapo và tít có tác
dụng làm dãn nhip câu văn tăng sắc thái biểu cảm thể hiện được ý đồ
của tác giả là nêu lên tệ nạn “chặt chém” khách đi hội
Sapo của bài: cứ vào dip Tết, lễ hội đầu năm, mặc dù các cơ quan
chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm “tăng cường”; “chấn chỉnh” ...
nhưng những biện pháp “trên giấy” này chưa đủ mạnh để răn đe đối
với những tệ nạn diễn ra ở các lễ hội. Các dich vụ vẫn đua nhau “chặt
11


chém”, còn người dân hết kêu than rồi đành: “ ngậm bồ hòn làm
ngọt” ...
Bài: Phó Chủ tich UBND huyện Mê Linh “nhắm mắt ký văn bản trả lời
báo? Sử dụng các phương tiện biểu cảm là:
- Dùng ẩn dụ: “nhắm mắt” với nội dung là UBND huyện Mê Linh
trả lời báo về vụ việc người khuyết tật “bi hành” khi chống nạng đi tìm
công lý.
Bài: “Bệnh ì” ... sau tết sử dụng các phương tiện biểu cảm là:
- Sử dụng dấu ngoặc kép và dấu 3 chấm ở ngay tít của bài báo
- Sử dụng tục ngữ, thành ngữ: “Tháng giêng là thánh ăn chơi”
Bài: “Xây dựng thương hiệu du lich qua lễ hội: Tiềm năng “vàng” nhưng
chưa “vang”. Sử dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Chơi chữ ở ngay tít: vàng – vang có tác dụng cho thấy được sự
đối lập giữa hai vế câu. Về du lich lễ hội thì đất nước ta rất có tiềm
năng vì có nhiều chùa, chiền và hàng năm có tới 8000 lễ hội thu hút rất
nhiều người nhưng lại chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao với rất nhiều
lý do khác nhau.
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ: (...) khiến du khách “một đi không

trở lại”
- Vay mượn tiếng nước ngoài: tour du lich
Số 1490, thứ 6 ngày 6/3/2015
Bài: Phạm Thi Ngọc Thanh – “hiện tượng” thơ trẻ (Quanh Anh) sử dụng
các phương tiện biểu cảm sau:
- Mượn thiếng nước ngoài: S – pro, Blogger, lai (like)
12


- Sử dụng chất liệu văn học:
“Người đàn bà nào cũng ngốc khi yêu
Nhưng lại tự tin rằng mình có thể thay đổi một điều không
thay đổi
Đàn bà mạnh mẽ thế nào thì trước ánh nhìn đầy yêu thương
cũng vô cùng bối rối
Gìn giữ thế nào thì trước lời mật ngọt cũng cho đi”
Bài: Mượn việc tết thầy cô hòng ... đổi điểm (Nguyễn Hương) sử dụng các
phương tiện biểu cảm sau:
- Sử dụng dấu ba chấm ở tít nó dường như làm cho tít bi tách làm
2 phần có vai trò ngang nhau. Một là tết thầy cô, một là đổi điểm,
muốn có cái này thì phải có cái kia. Đấy là một thực trạng đáng buồn
của những học sinh, sinh viên lười học nhưng muốn điểm cao.
- Sủ dụng thành ngữ, tục ngữ: “Tôn sư trọng đạo”
Số 1491, thứ 2 ngày 9/3/2015
Bài: Cán bộ giỏi, cán bộ tốt, đất nước mới “có lãi” (Anh Đức) sử dụng các
phương tiện biểu cảm sau:
- Ẩn dụ: Nếu cán bộ giỏi, cán bộ tốt thì cách mạng phát triển
thuận lợi, như thế chúng ta “có lãi”; còn cán bộ xấu, cán bộ kém, hư
hỏng thì cách mạng gặp khó khăn, thất bại, như thế chúng ta “lỗ vốn”.
Ẩn dụ: “có lãi” – có nghĩa là có nhiều thuận lợi, có nhiều điều tốt

đẹp thuận lợi cho việc phát triển của nước ta. “Lỗ vốn” – có nghĩa là có
nhiều khó khăn, bất lợi

13


Bài: “Chiếc phao cứu sinh” của những người lầm lỗi (Thành Nam) sử
dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Ẩn dụ: “chiếc phao cứu sinh” ý chỉ các đoàn viên, thanh niên và
các cô chú trong hội phụ nữ, hội cựu chiến binh của phường Hai Bà
Trưng
Bài: Quan trọng là sự ... minh bạch (Cao Hòa) sử dụng các phương tiện
biểu cảm sau:
- Sử dụng dấu 3 chấm ở ngay tít với nội dung nói về việc giá điện
sẽ tăng trung bình 7,5% trong thời điểm giá của xăng dầu và các mặt
hàng khác đang đi xuống, các doanh nghiệp sản xuất đang ở thời điểm
phục hồi nên việc tăng giá điện khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn
còn người dân nghi ngờ về tính minh bạch.
Bài: Phường Tây Tựu (Bắc Từ Liêm – Hà Nội)
Cần xem lại một quyết đinh cưỡng chế (Thanh Hà) sử dụng các
phương tiện biểu cảm sau:
- Sử dụng dấu ngoặc kép: Chủ tich UBND xã, đồng thời chỉ đạo
thực hiện các công trình phúc lợi bi “xà xẻo”
- Dùng thuật ngữ: chỉ giới đường đỏ
Bài: “Lố” ở chốn linh thiêng
Bài 1: Trào lưu “tự sướng” để “câu like” sử dụng các phương tiện biểu
cảm sau:
- Nới dựa: Nhiều bạn trẻ cho rằng, chụp ảnh “tự sương” dù là ở
nơi nào cũng không quan trọng và còn là điều mới mẻ.
- Dùng dấu ngoặc kép: (...) bạn nữ ăn mặc “mát mẻ”.


14


Bài: Chuyên án 215 – M với chiến công thu giữ hơn 200 bánh ma túy
Chuyện bây giờ mới kể ... (Văn Nguyễn, Ngọc Châu) sử dụng các
phương tiện biểu cảm sau:
- Sử dụng dấu 3 chấm: làm cho câu văn mượt mà hơn
- Dùng thuật ngữ: chuyên án mật danh 215- M, bí số
Bài: Chuyện của những công nhân đường sắt: Những người luôn “đi
trước” đoàn tàu (Bình Minh) sử dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Mượn tiếng nước ngoài: ê – kíp
- Sử dụng lời bài hát: “Anh lái tàu ơi, anh hãy yên lòng, con
đường này luôn có tôi đi trước”
- Thuật ngữ: (...) tu bổ kết cấu hạ tầng đường sắt như cầu, đường,
hầm, thay thế ray, ghi, tà vẹt, bổ sung đá ba – lát ... cho bề mặt đường
sắt luôn “êm” để tàu chạy an toàn.
- Sử dụng dấu ngoặc kép: Họ làm việc cả ngày lẫn đêm, dù trời
mưa giông, giá rét vẫn phải “bám” đường để ngăn chặn những nguy
hiểm rình rập đoàn tàu.
II. BÁO BẢO VỆ PHÁP LUẬT
Số 18 ngày 3/3/2015
Bài: Góc nhì khác về những “lễ hội dã man”: Tinh thần thượng võ của
người Việt sử dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Trích dẫn: Trong “Lời nhà xuất bản” của lich sử quân sự việt
Nam tập 1 viết: “Chỉ tính từ thế kỷ III trước công nguyên – từ cuộc
xâm lược của nhà Tần vào đất Việt tới nay, trải qua gần 2.300 năm, dân
tộc ta đã buộc phải cầm vũ khí tới 12 thế kỷ để bảo vệ độc lập chủ
15



quyền của Tổ Quốc, đấy là chưa kể đến công cuộc mở nước và các
cuộc nội chiến khốc liệt kéo dài. Chiến tranh giữ nước đã đi suốt chiều
dài dân tộc”. Việc trích dẫn này đã làm tăng tính khách quan của bài
viết hơn.
- Sử dụng ngạn ngữ: “Quan nhất thời, dân vạn đại. Có nghĩa là
làm quan mà biết vì dân, chăm lo cho dân, biết đặt vận mệnh đất nước
lên trên hết, được dân khâm phục, mến mộ thì còn được dân kính trọng,
quan không tốt dân chỉ mong quan làm hết nhiệm kỳ là thôi. Làm dân
hiền lành, nhân nghĩa, thủy chung, không thích những điều trái lương
tâm trái đạo đức, chỉ biết cần mẫn làm những công việc chân chính
nhận những đồng tiền hợp lý, chăm lo vun vén cho hạnh phúc gia đình,
cho con cháu, họ luôn biết giữ mình để làm một con người đúng nghĩa,
họ mãi mãi là người dân vạn đại ...
- Sử dụng chất liệu văn học:
+ “Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vi tướng của
nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bi giặc Minh vây hãm ở
làng Đông Hoàng. Vi tường ấy đã trao đổi với các vi bô lão trong làng
và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức gọp chợ để che mắt quân
giặc, còn vũ khí được cất trong những gói quà bánh, binh lính cũng
được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ. Khi quân
Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên mất
cảnh giác. Lúc này, vi tường bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ
nhất tề tấn công làm cho quân đich không kip trở tay, phải tháo chạy”.
+ “Đi qua Kinh Bắc bến hồ
Về hội đình Thượng lễ chùa Đại Bi
Đi hội Ném Thượng cùng đi

16



Hội thi xôi nếp chém thi lợn thờ”
Bài: Cuộc chiến khốc liệt ở “thánh đia” ma túy Tây Trang sử dụng các
phương tiện biểu cảm sau:
- Dùng Ẩn dụ: “thánh đia” ám chỉ vùng đất xa xôi heo hút, nơi có
Cửa khẩu quốc tế Việt – Lào, Tây Trang, Điện Biên
Số 19 ngày 6/3/2015
Bài: Thái Bình: Nhận tiền “chạy án” vẫn ... “y án”
Kỳ 2: Nhận “hối lộ” chi cho ... lãnh đạo? Đã sử dụng các phương tiện
biểu cảm sau:
- Sử dụng dấu 3 chấm, dấu ngoặc kép: “chạy án”, “y án”, “hối lộ”
đây là những động từ mạnh việc sử dụng các động từ mạnh này trong
tít của bài báo đã là cho bài báo có dấu ấn sâu sắc và làm nổi bật được
hành động sai trái của các vi cáo.
Số 20 ngày 10/3/2015
Bài: Lễ khao thề lế lính Hoàng Sa đã sử dụng các phượng tiện biểu cảm
sau:
- Sử dụng chất liệu văn học
“ Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa.”
Bài: Nơi “tái sinh” những mảnh đời lầm lạc sử dụng các phương tiện biểu
cảm sau:
17


- Dùng ẩn dụ: “con số 44” ám chỉ số người nghiện ma túy, nhiếm
HIV/AIDS và đối tượng đầu gấu mới được tha tù ở khu vực kinh tế cửa khẩu
Cầu Treo (Hà Tĩnh).

Số 21 ngày 13/3/2015
Bài: “Đề xuất tich thu phương tiện của người uống rượu, bia: Ra chế tài
không thể qua loa” sử dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Sử dụng chất liệu văn học cụ thể là sử dụng từ Hán Việt: “Dục tốc bất
đạt” có nghĩa là không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn mà phải hết sức
bình tĩnh, có bản lĩnh, sáng suốt, làm việc có kế hoạch và biết ra quyết đinh
đúng thời điểm thì thành công sẽ đến với chúng ta.
Bài: “ Hành hương về miền đất Tổ” đã sử dụng phương tiện biểu cảm sau:
- Sử dụng chất liệu văn học:
“Mở lối đắp nền bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng, núi đồi trùng điệp từ cháu con”
Số 22 ngày 17/3/2015
Bài: “Hà Nội: TAND quận Tây Hồ “ngâm” vụ tranh chấp cho thuê mảnh
đất “vàng” đã sử dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Sử dụng dấu ngoặc kép: “ngâm” động từ “ngâm” này đã cho bạn đọc
thấy được thái độ của nhà chức trách
Bài: “ Linh thiêng cây Bồ Đề trên 1500 tuổi của Chùa Đót Sơn” đã sử
dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Trích dẫn: “Dư đia chí Hải Phòng, biên soạn năm 1990, có viết “Nền
văn hóa Tiên Lãng phát triển sớm. Đạo Phật du nhập vào mảnh đất này từ thế
kỷ V, VI. Khoảng thời gian ấy, Tiên Lãng đã xuất hiện một trung tâm Phật
18


giáo ở Chùa Đót (Cấp Tiến) với kiến trúc quy mô, bảo tháp và tượng Phật đồ
sộ. Chùa Đót đã hoạt động liên tục suốt các triều đại lý, Trần, Lê, Mạc ... kích
thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác ở trong vùng, trong đó có hẳn
một kho chứa kinh đặt ở chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên, Bach Đằng)”.
Bài: “ Bộ Giao thông vận tải: Quyết xử lý “ung nhọt” tại cảng biển” sử
dụng các phương tiện biểu cảm sau:

- Ẩn dụ: “ung nhọt” ám chỉ những việc thu “luật, lá” cao, phân biệt đối
xử giữa tàu nội đia và tàu nước ngoài, “ăn chặn” tiền của doanh nghiệp chủ
tàu ... là một số hiện tượng tiêu cực đang diễn ra tại nhiều cảng biển hiện nay.
Bài: “Dự án “Thành phố Sông Hồng”: Bản “made in Korea” copy thất bại
đã sử dụng các phương tiện biểu cảm sau:
- Vay mượn tiếng nước ngoài: “made in korea”, “copy”
- Dùng ẩn dụ: “Đưa con tinh thần” ở trong bài này ám chỉ dự án sông
Hồng của họa sĩ, nghệ sĩ tài hoa Văn Thơ
Bài: “ Giải pháp bình ổn thi trường trước “cú đúp” tăng giá sử dụng các
phương tiện biểu cảm sau:
- Nói dựa: “ Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, hiện nay nước ta
đang hội nhập ngày càng sâu. Năm 2015 sẽ xây dựng cộng đồng kinh tế
ASEAN, rất nhiều hiệp đinh tự do sẽ được ký kết”.
III. Một số nhận xét sau khi tham khảo các phương tiện biểu cảm trên
báo
Khảo sát trên 2 báo Tuổi trẻ thủ đô và Bảo vệ pháp luật. Có thể coi đây là
2 tờ báo cũng có nhiều cây bút tài ba và có tên tuổi trong làng báo Việt. Mỗi
tờ báo lại có công chúng riêng của mình vì thế việc đáp ưng nhu cầu đa dạng
của các đối tượng là rất cần thiết vì:
19


- Đã là con người thì phải có nhu cầu về vật chất và tinh thần. Xã hội
càng phát triển thì nhu cầu của con người càng lớn.
- Trong nền công nghiệp hiện đại ngày nay, ai nắm được thông tin thì
người đó có khả năng chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế và các lĩnh
vực khác
Thông tin là sự biểu hiện trình độ tri thức của con người và qua việc tiếp
nhận thông tin biết được trình đọ của đối tượng để có thể đáp ứng nhu cầu
của họ.

Qua khảo sát thấy rằng việc hai tờ báo trên sử dụng các thủ pháp nhằm
tăng giá tri biểu cảm cho ngôn ngữ đã đạt được một số thành công nhất đinh.
• Thành công
Sử dụng các thủ pháp biểu cảm, các nhà báo đã đánh trúng tâm lý độc giả
không thích ăn mãi một món đơn điệu, tẻ nhạt mà cần phả biết đổi món. Điều
quan trọng là món ăn ấy không những phải ngon mà còn phải trình bày đẹp
mắt để kích thích người ăn. Việc dùng các thủ pháp nhằm tạo sự hấp dẫn cho
tờ báo không phải là mới. Ngay từ đầu người làm báo đã có quan niệm “văn
báo bất phân”. Trải qua các thời kỳ thăng trầm của lich sử, báo chí nước ta đã
có những bước phát triển tiến bộ. Báo Tuổi Trẻ thủ đô và Bảo vệ pháp luật
cũng không nằm ngoài quy luật này và đã đạt được một số thành công nhất
đinh.
Biểu hiện cụ thể
/ Phần lớn các bài báo sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các thủ pháp nhằm tạo
giá tri biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí làm cho câu văn giàu hình ảnh, tăng giá
tri, ý nghĩa của câu văn, bài báo, làm cho hông tin bớt khô khan và dễ tiếp
nhận.

20


/ Vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, chủ động các thủ pháp biểu cảm
nói trên vào bài báo, tạo sự phong phú đa dạng về ngữ điệu và phong cách thể
hiện. Từ đó làm cho tờ báo trở nên sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn hơn tạo sự
thích thú cho người đọc, đồng thời góp phần tích cực tạo nên phong cách
riêng, bản sắc riêng của tờ báo.
• Hạn chế
/ Đôi lúc các tờ báo này lạm dụng việc dùng các thủ pháp biểu cảm làm
cho thông tin phát sinh ý nghĩa mới hầu như khác hẳn so với ý nghĩa ban đầu
của nó nên đọc giả lúng túng trong tiếp nhận thông tin.

/ Ngoài ra một số thủ pháp biểu cảm được sử dụng chưa thật sắc hoặc chưa
đúng chỗ nên gây ra phản tác dụng.

21


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRI
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC THỦ PHÁP NHẰM TẠO
GIÁ TRI BIÊU CẢM CHO NGÔN NGỮ BÁO CHI

Để nâng cao giá tri và hiệu quả sử dụng của các thủ pháp nhằm tạo giá tri
biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí nói riêng và nâng cao chất lượng của tờ báo
nói chung, việc cần làm trước hết là xem xét trình độ của phóng viên tờ báo
như thế nào, kiến thức của họ về lĩnh vực kinh tế – chính tri – xã hội ra sao.
Khả năng làm chủ ngôn ngữ có tốt không, bởi vì phóng viên chính là người
trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí. Nếu một trong số các mặt này chưa tốt
thì phải cho phóng viên đi học thêm để bổ sung kiến thức.
Đội ngũ cộng tác viên là lực lượng có số bài viết chiếm tỷ lệ đông đảo ở
mỗi bài báo. Tuy nhiên, lực lượng này có trình độ tri thức không dồng đều,
khả năng sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Nếu có điều kiện tòa soạn nên mở các
cuộc gặp mặt thường kỳ để họ có điều kiện gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm để
viết báo tốt hơn.
Tòa soạn cũng phải chọn được biên tập viên giỏi để có khả năng giữ
nguyên hoặc sửa chữa đúng các lỗi trong bài báo được chọn đăng.
Vai trò của Tổng biên tập rất quan trọng và tổng biên tập không những là
người chiu trách nhiệm đầu tiên về nội dung tờ báo và là người quyết đinh
hướng đi của tờ báo. Vì thế, việc sử dụng các thủphaps biểu cảm ít hay nhiều,
có sắc sảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào tổng biên tập.
Như vậy, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của tờ báo cần phải có kiến
thức, khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục, chính xác, độc đáo để

phục vụ đắc lực cho hoạt động viết báo. Đồng thời phải có sự chuyên môn

22


hóa thể loại để phóng viên có thể phát huy những thế mạnh của họ tạo sự
thoải mái trong sáng tạo.
Ngoài ra các cơ quan báo chí nên tiến hành thăm dò ý kiến của độc giả để
có thể biết được họ quan tâm những vấn đề gì và thích cách viết như thế nào.
Từ đó, tờ báo có thể lựa chọn cacchs đưa thông tin phù hợp.
Hình thức của tờ báo cũng rất quan trọng, nội dung bài báo tồi không thể
cứu vẫn bởi hình thức đẹp, nhưng trong một số trường hợp hình thức bắt mắt
lại che dấu đi phần nào những chỗ sử dụng ngôn từ chưa chính xác hoặc dùng
câu biểu cảm chưa cần thiết.
Để nâng cao giá tri và hiệu quả sử dụng của các thủ pháp nhằm tạo giá tri
biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí một cách đúng đắn và lâu bền nhất là bản
thân những người làm báo phải tự rèn luyện, trang bi kiến thức cho mình.
Phải luôn luôn biết lắng nghe, nghiêm khắc với bản thân và có thái độ nghiêm
túc với nghề nghiệp.

23


KẾT LUẬN

Nếu báo chí chỉ đăng tải đơn thuần những thông tin sự kiện với cách thể
hiện theo lối mòn, trở thành khuôn mẫu thì nội dung tờ báo sẽ hết sức khô
khan, đơn điệu và tờ báo sẽ không tồn tại được lâu dài. Xã hội ngày càng phát
triển đòi hỏi báo chí phải không ngừng đổi mới, tiến bộ, không bao giờ được
phép dễ dãi.

Con đường ngắn nhất là con đường đi đến trái tim, muốn đến được trái tim
của độc giả chiếm được sự tin cậy của họ một cách nhanh chóng và lâu bền
thì không gì hơn là thủ thỉ vào tai họ những lời nói ngọt ngào xuất phát từ con
tim và trí óc bạn. Muốn vậy bạn phải làm việc với lương tâm và tinh thần
trách nhiệm cao. Đây cũng là bí quyết sống còn làm nên sự thành công của
mỗi tờ báo. Vì vậy, việc sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá tri biểu cảm cho
ngôn ngữ báo chí không những luôn luôn cần thiết mà còn đã, đang và sẽ
không mất đi vi trí quan trọng của nó bởi những tác dụng tích cực mà nó
mang lại cho mỗi tờ báo, người làm báo và các độc giả.

24



×