Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án HSG12 Đăk Lăk_V1_2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.13 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 12 (2010-2011)
TỔ ĐỊA LÍ THỜI GIAN: 180’ ( Không kể phát đề )
-------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
(ĐỀ THI HSG12 TỈNH ĐẮK LẮK LẦN 1 (Ngày 12/11/2010)
Câu Nội dung trả lời Điểm
a) Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm tại BMT vĩ độ 12
0
41’B. 1,5 đ
Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo (21/3) lên chí tuyến Bắc (22/6) hết 93
ngày, một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến một góc 0
0
15’08’’ = 908”
Vậy Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên 12
0
41’B là:
12
0
41’ = 45660” : 908” = 50 ngày (làm tròn số). Suy ra:
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở 12
0
41’B lần thứ nhất là:
Ngày 21/3 + 50 ngày = Ngày 10/5
- Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 12
0
41’B lần thứ hai là
Ngày 23/9 – 50 ngày = Ngày 4/8
b)Góc nhập xạ tại Hà Nội và TP.HCM khi MT lên thiên đỉnh tại BMT là: 1,5 đ
(Ở bán cầu Bắc: góc nhập xạ = 90 - vĩ độ tại địa điểm cần tính + vĩ độ nơi
mặt trời lên thiên đỉnh.
Ở bán cầu Nam: góc nhập xạ =90 + vĩ độ tại địa điểm cần tính - vĩ độ nơi


mặt trời lên thiên đỉnh)
- Ở Hà Nội:
Hà Nội: nằm phía Bắc của BMT góc nhập xạ được tính bằng công thức sau:
hA = 90
0
- ϕA + α (α vĩ độ nơi MT lên thiên đỉnh) ( ϕA là vĩ độ cần tính)
Thay số: hA = 90
0
– 21
0
01' + 12
0
41’
hA (Hà Nội) = 81
0
40’
- Ở Tp Hồ Chí Minh:
Tp Hồ Chí Minh nằm phía Nam của BMT góc nhập xạ ở Tp Hồ Chí Minh được
tính bằng công thức sau:
hA = 90
0
+ ϕA - α (α vĩ độ nơi MT lên thiên đỉnh) ( ϕA là vĩ độ cần tính)
Thay số: hA = 90
0
+ 10
0
47' - 12
0
41’
hA(TP.HCM) = 88

0
06’
*Nhận xét 1,0 đ
-Cơ cấu tiêu thụ năng lượng chung của TG có thay đổi (1999-2005)
+Đang phát triển: tăng lên (số liệu)
+Đông Âu+Nga và SNG + nước phát triển giảm (số liệu)
-Cơ cấu tiêu thụ năng lượng khác nhau giữa các nhóm nước (1999-2005)
+Nhóm nước đang phát triển: chiếm % thấp và đang tăng lên (số liệu)
+Nhóm nước phát triển: chiếm % cao và đang giảm (số liệu)
*Giải thích 1,0 đ
-Nhóm nước đang phát triển: do nhu cầu của SX và SH (khai thác và sử dụng
năng lượng truyền thống và các nguồn năng lượng mới)
-Nhóm nước phát triển+ĐÂ+Nga+SNG: % giảm do: tập trung vào khai thác và
sử dụng các nguồn năng lượng mới)
Átlát và kiến thức đã học 4,0 điểm
*Thế mạnh: 2,0 đ
ĐỀ CHÍNH THỨC
− Vùng đồi núi có nhiều cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng là điều
kiện thuận lợi để hình thành và phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp
và cây ăn quả ; có nhiều đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở các vùng cao có thể trồng các loại
cây và nuôi các loài vật cận nhiệt và ôn đới.
− Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các loại
cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
− Phần lớn diện tích rừng ở nước ta tập trung ở vùng đồi núi vì thế phát
triển ngành lâm nghiệp là một thế mạnh lớn của vùng đồi núi.
− Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt các mỏ khoáng sản
nội sinh, đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
− Một thế mạnh kinh tế hết sức quan trọng của vùng đồi núi nước ta là
phát triển thuỷ điện, vì đây là vùng tập trung nhiều sông lớn, dốc, lắm thác

ghềnh nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
− Với khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, miền núi có nhiều
điều kiện để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng,...
nhất là du lịch sinh thái.
*Hạn chế: 2,0 đ
− Địa hình đồi núi nước ta tuy chủ yếu là đồi núi thấp nhưng bị chia cắt
mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho
việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
− Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên
tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có
nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
− Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào
mùa khô.
− Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường
xảy ra, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.
− Biên giới giữa nước ta với các nước chủ yếu là địa hình đồi núi hiểm
trở nên việc bảo đảm an ninh quốc phòng cũng gặp nhiều khó khăn và tốn
kém.
4
(4 đ)
a) Vẽ biểu đồ 2,0 đ
-Biểu đồ kết hợp (cột đơn-lượng mưa); (đường-nhiệt độ)
-2 trục tung cho 2 đại lượng, trục hoành: chia đều 12 tháng (tỉ lệ thích hợp)
-Ghi đầy đủ tên 2 đại lượng+đơn vị tính, trị số trên đầu cột, đường
-Đúng và đầy đủ tên biểu đồ, chú giải
( Thiếu từng nội dung trên thì -0,25 đ/nội dung)
b) Nhận xét và giải thích 2,0 đ
*Nhận xét:
-Chế độ nhiệt: tháng I-XII: > 20
0

C (khí hậu nhiệt đới)+(số liệu từng tháng)
-Tháng IV-X (mùa hạ) có nhiệt độ cao hơn+(số liệu)
-Chế độ mưa: mm lớn nhưng không đều trong năm+(số liệu)
-Mưa theo mùa (mùa hạ tháng V-X: mưa nhiều)+(số liệu)
*Giải thích:
-Nhiệt độ cao quanh năm: vĩ độ thấp-góc tới lớn-ánh sáng và nhiệt nhận...
-Mùa hạ mưa nhiều do tác động trực tiếp của GMMH và ảnh hưởng biển
Átlát và kiến thức đã học 3,0 điểm
a)Phân tích sự phân bố dân cư theo lãnh thổ: 1,5 đ
- Mật độ dân số trung bình 254 người/ km
2
(2006).
*Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi:
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng
bằng sông Hồng 1225 người/ km
2
, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km
2
).
- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng
bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của
đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km
2
, Tây Bắc 69 người/ km
2
).
*Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Năm 2005,
dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1%
b)Ảnh hưởng..... 1,5 đ
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao

động, khai thác tài nguyên.
+Vùng đồng bằng:.........................
+Vùng đồi núi:....................................
+Thành thị:.............................................
+Nông thôn:.................................................
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo lãnh thổ
-Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
(Thí sinh có thể nêu thêm ảnh hưởng tích cực) (điểm thưởng)
6
(4 đ)
Átlát và kiến thức đã học 4,0 điểm
a)Chứng minh SV nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm... 2,0 đ
- Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng
thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm nhưng đang bị suy
giảm nhanh.
+Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đó có 100 loài có
nguy cơ tuyệt chủng.
+ Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ
tuyệt chủng.
+ Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài có nguy cơ
tuyệt chủng.
b)Nguyên nhân và giải pháp................ 2,0 đ
*Nguyên nhân: 1,0 đ
- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa
dạng của sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị
giảm sút.
*Giải pháp: 1,0 đ
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
- Quy định việc khai thác (cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm,
rừng non, gây cháy rừng; cấm săn bắn động vật trái phép; cấm dùng chất bổ
đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi
trường nước.
(Thí sinh có thể nêu giải pháp: về mặt nhà nước, về việc tuyên truyền-vận
động và giải pháp về hành động cụ thể -đủ ý vẫn tính điểm)
------------------------------------Hết---------------------------------------
Khi chấm giám khảo cần linh động tính điểm về phần số liệu-dẫn chứng (nếu thiếu thì trừ mỗi ý -0,25
điểm ; bài làm có thể không theo dàn ý trên nhưng đủ ý và đúng cho mỗi câu thì vẫn tính điểm)

×