Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tài liệu hướng dẫn thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.15 MB, 28 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH NCKH-KT VÀ TỔ CHỨC CUỘC THI
TẠI ĐƠN VỊ, CỤM ĐƠN VỊ
CÁC NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NCKH-KT
Bước 1: Tìm ý tưởng nghiên cứu
Bước 2: Lực chọn ý tưởng (người hướng dẫn)
Bước 3: Lập kế hoạch triển khai dự án
Bước 4: Phê duyệt dự án
Bước 5: Triển khai thực hiện dự án nghiên cứu theo kế hoạch
Bước 6: Đánh giá dự án và tham dự cuộc thi cụm, tỉnh.
2. TỔ CHỨC CUỘC THI TẠI ĐƠN VỊ, CỤM ĐƠN VỊ
1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NCKH-KT
1. Ý tưởng nghiên cứu
Ý tưởng nghiên cứu là yếu tố đầu tiên cần có để thực hiện một dự án NCKHKT. Ý tưởng
nghiên cứu càng độc đáo, càng sáng tạo thì dự án càng được đánh giá cao. Thực tiễn cho thấy, những
dự án có ý tưởng nghiên cứu là của học sinh luôn nhận được sự đánh giá cao của ban giám khảo. Trong
nhà trường, có thể hình thành ý tưởng nghiên cứu thông qua các hoạt động dưới đây:
Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu
Để có được những ý tưởng nghiên cứu có tính mới mẻ và sáng tạo, có thể tổ chức các hoạt động
sau đây để giúp học sinh có được ý tưởng nghiên cứu KHKT:

-

Tổ chức cuộc thi/thuyết minh "Ý tưởng khoa học" cho học sinh
trong trường/Tuần lễ
triển lãm ý tưởng khoa học.
- Mở chuyên mục và diễn đàn về NCKH-KT trên trang web của nhà trường hoặc tham gia diễn
đàn về NCKH-KT trên internet.
- Giáo viên trao đổi với học sinh về những vấn đề thời sự, khoa học, những vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn và khuyến khích các em suy nghĩ, trao đổi, đặt câu hỏi về những tình huống, sự kiện
diễn ra trong thực tế cuộc sống để tìm hiểu, xác định vấn đề cần tìm tòi, khám phá.


- Giáo viên trao đổi trong tổ bộ môn về các ý tưởng nghiên cứu, những đề xuất cải tiến.
- Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực địa, dã ngoại, quan sát thực tế.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài báo, công trình khoa học, trao đổi với nhà khoa học,
chuyên gia để tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến.

- Gắn kết với cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn để có
thêm các ý tưởng cho dự án nghiên cứu.
* Chú ý : Có thể nhờ các nhà khoa học, các học sinh cũ đã trưởng thành trên các lĩnh vực của
nhà trường để phối hợp, gợi ý, đề xuất ý tưởng.
Bước 2: Lựa chọn ý tưởng nghiên cứu:
Sau khi đã có những ý tưởng nghiên cứu, cần tổ chức lựa chọn ý tưởng để tiến hành triển khai.
Bước tiếp theo là lựa chọn ý tưởng để lập dự án nghiên cứu. Đây là yếu tố quyết định thành công của
dự án nghiên cứu.
Khi xem xét các ý tưởng của học sinh cần có các giáo viên có chuyên môn tốt và có kinh
nghiệm nghiên cứu khoa học. Nếu có điều kiện thì nên mời chuyên gia, nhà khoa học ở những lĩnh
vực dự kiến nghiên cứu để lựa chọn ý tưởng nghiên cứu. Bởi vì thực tế cho thấy việc lựa chọn ý tưởng
nghiên cứu là một việc làm khó và người thực hiện việc lựa chọn ý tưởng nghiên cứu phải cần biết
cách "gạn đục, khơi trong" và đôi khi là "đãi cát tìm vàng". Ví dụ, người lựa chọn ý tưởng cần có kiến
thức sâu rộng về lĩnh vực nghiên cứu, cần biết được những gì đã nghiên cứu, đã có hay nhu cầu hiện
tại về khoa học, kĩ thuật để xác định tính mới, tính sáng tạo của một dự án nghiên cứu.
1


Nhiều khi một ý tưởng mới nghe rất hay, rất thú vị và có thể là rất hữu ích nhưng nếu tiến hành
triển khai thì không mang lại giá trị về mặt khoa học hay không có sự sáng tạo nào về kĩ thuật, công
nghệ - dự án như vậy có thể chỉ đơn giản là dự án triển khai mà không phải là dự án NCKH-KT, hoặc
đó chỉ là yêu thích công nghệ đơn thuần mà không phải là sự khéo léo, sáng tạo. Cũng có thể những ý
tưởng của các em nghe có thể mới lạ nhưng thực tế đã có những nghiên cứu hoặc tồn tại sản phẩm
KHKT tương tự hoặc tối ưu hơn. Ngược lại, một số ý tưởng thoạt nghe không gây ấn tượng nhiều,

nhưng với kinh nghiệm, kiến thức của những nhà chuyên môn có kinh nghiệm thì tiềm ẩn trong đó là
một sự án triển khai mang lại ý nghĩa khoa học hay sự cải tiến, sáng tạo về công nghệ, kĩ thuật.
Khi lựa chọn ý tưởng nghiên cứu cần xem xét các vấn đề sau: về tính mới, tính sáng tạo về
khoa học, kĩ thuật, công nghệ; đảm bảo khả thi trong khuôn khổ thời gian quy định của cuộc thi (tổng
thời gian nghiên cứu không quá 12 tháng), vừa sức với khả năng kiến thức của học sinh phổ thông
(chỉ những gì chính học sinh thực hiện mới được đánh giá trong cuộc thi), điều kiện cơ sở vật chất có
thể đáp ứng được các thí nghiệm, thực nghiệm và trong khuôn khổ tài chính cho phép; dự án nghiên
cứu có thực nghiệm, thí nghiệm hoặc điều tra thực tế (những dự án nghiên cứu lí thuyết không được
khuyến khích trong cuộc thi); dự án nghiên cứu có ý nghĩa cho cộng đồng; phạm vi nghiên cứu không
quá rộng, quá tổng quát nhưng không quá hẹp…
Cần đối chiếu với các văn bản hướng dẫn, quy chế của cuộc thi để đảm bảo dự án nghiên cứu
được lựa chọn nằm trong các lĩnh vực nghiên cứu được quy định và không thuộc loại bị cấm (Xem phụ
lục II Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012).
Người hướng dẫn nghiên cứu
Sau khi ý tưởng dự án nghiên cứu đã được lựa chọn, việc tiếp theo là xác định người hướng dẫn
học sinh nghiên cứu.
Theo quy chế của cuộc thi, mỗi dự án nghiên cứu của học sinh phải có ít nhất 01 người hướng
dẫn nghiên cứu. Người hướng dẫn nghiên cứu phải thường xuyên liên lạc, theo dõi quá trình nghiên
cứu của học sinh để đảm bảo việc nghiên cứu đúng hướng. Người hướng dẫn khoa học cần có chuyên
môn sâu, rộng (tiến sĩ, thạc sĩ - các trường nên thành lập CLB Thạc sỹ hoặc Hội đồng khoa học nhà
trường hoặc mời những nhà khoa học trên các lĩnh vực là học sinh cũ của nhà trường đã trưởng
thành) về các lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh. Người hướng dẫn nghiên cứu phải nắm được những
quy định của luật pháp, địa phương đối với lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh.
Người hướng dẫn nghiên cứu có thể là giáo viên, cha, mẹ, anh, chị của học sinh, hay nhà khoa
học, chuyên gia khoa học...
Thực tế cho thấy phần lớn các dự án có giáo viên của nhà trường là người hướng dẫn học sinh
NCKH-KT. Việc lựa chọn giáo viên là người hướng dẫn khoa học có nhiều thuận lợi vì giáo viên có
thể thường xuyên gặp gỡ học sinh để trao đổi các vấn đề nghiên cứu, theo dõi tiến độ nghiên cứu, giám
sát hoạt động nghiên cứu của học sinh và hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh có thời gian, trang thiết bị
thí nghiệm, thực nghiệm phục vụ dự án nghiên cứu... Tuy nhiên, vì dự án nghiên cứu thường có

chuyên môn sâu và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên khi giáo viên trung học là người hướng
dẫn nghiên cứu thì cần mời các nhà khoa học, chuyên gia tham gia là người hướng dẫn nghiên cứu thứ
2, thứ 3... hoặc là cố vấn khoa học cho dự án khi cần thiết.
Với chủ chương triển khai hoạt động NCKH-KT bền vững, nên sử dụng tối đa đội ngũ giáo
viên của nhà trường để hướng dẫn học sinh NCKH-KT. Chọn giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh
nghiệm và có năng lực chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến dự án của học sinh, đặc biệt là những
giáo viên say mê NCKH-KT, đã hướng dẫn học sinh NCKH-KT đạt giải, đã tham gia nghiên cứu khoa
học (có đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tham gia các đề tài nghiên cứu khác, giáo viên
là thạc sĩ, tiến sĩ...) hay những giáo viên có tích cực, say mê trong tìm tòi, cải tiến kĩ thuật, công nghệ.
Việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học còn giúp tạo
động lực, tạo điều kiện, cơ hội khuyến khích giáo viên tìm tòi, nghiên cứu, tự bồi dưỡng từ đó nâng
cao năng lực của đội ngũ.
Lưu ý khai thác nguồn lực KHKT từ cha mẹ, anh, chị của học sinh để có được nhà khoa học,
2


chuyên gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu.
Trong giai đoạn đầu triển khai NCKH-KT ở trường trung học nhiều đơn vị còn chưa có kinh
nghiệm, nhân lực KHKT của nhà trường còn hạn chế, trong điều kiện như vậy thì việc mời nhà khoa
học, chuyên gia khoa học bên ngoài nhà trường để hướng dẫn khoa học là cần thiết và đảm bảo cho
việc NCKH-KT bài bản, đúng phương pháp và có chiều sâu. Việc mời nhà khoa học hướng dẫn
NCKH-KT cho học sinh cũng là một cơ hội tốt để cán bộ, giáo viên của nhà trường học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm nâng cao trình độ NCKH-KT đề dần dần có thể tự hướng dẫn học sinh của mình.
Sở/phòng GDĐT, trường trung học cần có kế hoạch, biện pháp tạo điều kiện kết nối giữa giáo viên,
học sinh NCKH-KT với các nhà khoa học, chuyên gia. Cần liên kết, phối hợp với các cơ sở giáo dục
đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật, sở khoa học và
công nghệ, sở tài nguyên và môi trường... để có sự hỗ trợ về nguồn lực cán bộ KHKT.
Quyền lợi của người hướng dẫn nghiên cứu và học sinh tham gia vào các dự án:
Giáo viên hướng dẫn: Được hưởng các quyền lợi như bồi dưỡng học sinh tham dự kỳ thi các cấp.
Học sinh: Mỗi học sinh đoạt giải được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng

- Bằng khen của Bộ, TW đoàn (giải toàn cuộc)
- Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo của TW đoàn (giải nhất toàn cuộc)
- Bằng khen của Vifotec (giải lĩnh vực)
- Giấy chứng nhận của Bộ, phần thưởng của trường ĐH, công ty...
Các quyền lợi khác giống với HS đoạt giải trong kỳ thi HS giỏi quốc gia
- Học sinh đi thi quốc tế, học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba toàn cuộc thi được
tuyển thẳng vào ĐH gần chuyên ngành nghiên cứu.
- Giải khuyến khích vào thẳng Cao đẳng
Bước 3 . Lập kế hoạch triển khai dự án NCKH-KT
Sau khi đã có ý tưởng nghiên cứu và có người hướng dẫn nghiên cứu, người hướng dẫn nghiên
cứu hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển khai dự án nghiên cứu khoa học.
Trước tiên, cần làm rõ ràng ý tưởng nghiên cứu và xác định những mục tiêu chính, những nội
dung chính của dự án nghiên cứu.
Sau khi đã có ý tưởng rõ ràng về dự án nghiên cứu việc tiếp theo là lập kế hoạch thực hiện bao
các phần việc chính, nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một
cách khoa học. Kế hoạch có vai trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và dễ dàng điều chỉnh
chứ không phải là bất di bất dịch.
Những phần việc chính của dự án bao gồm: Tìm hiểu thực trạng, viết đề cương nghiên cứu,
triển khai dự án, viết báo cáo, và trình bày/bảo vệ kết quả nghiên cứu (xem nội dung chuyên đề 1).
Khi lập kế hoạch cần tính toán khối lượng công việc, phân bổ khung thời gian cho mỗi phần
việc, tính toán chi phí, dự kiến trang thiết bị thí nghiệm, cơ sở vật chất;
Kế hoạch cần chi tiết và có phân công rõ ràng (đặc biệt là với dự án tập thể); Cần lưu ý đến các
yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu như đối tượng nghiên cứu,
phương tiện nghiên cứu...
Bước 4. Phê duyệt kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa học
Hội đồng khoa học cấp trường do hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, bao gồm 01
lãnh đạo nhà trường, giáo viên có chuyên môn thuộc lĩnh vực của dự án nghiên cứu và có thể mời thêm
một số nhà khoa học, chuyên gia khi cần thiết (ví dụ có thể mời thêm bác sĩ chuyên khoa đối với dự án
liên quan đến y khoa).
Hội đồng khoa học cấp trường có trách nhiệm thẩm định và cấp phép triển khai dự án nghiên

cứu khoa học. Chỉ những dự án nghiên cứu được sự cấp phép của hội đồng khoa học cấp trường mới
được triển khai thực hiện.
Việc thẩm định, cấp phép cho dự án nghiên cứu phải căn cứ và Quy chế thi KHKT cấp quốc
gia và văn bản hướng dẫn khác của cuộc thi để đảm bảo dự án đảm bảo quy định của cuộc thi. Khi
xem xét dự án nghiên cứu cần lưu ý:
- Kế hoạch nghiên cứu cần rõ ràng, cụ thể và khả thi;
3


- Ưu tiên những dự án có ý tưởng độc đáo, sáng tạo;
- Dự án nghiên cứu phải thuộc 17 lĩnh vực của cuộc thi và không thuộc các dự án bị cấm (mầm
bệnh, hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường...), an toàn cho học sinh nghiên cứu; ( Chuyên đề 1
đã đề cập)
- Học sinh lớp 9-12; hạnh kiểm và học lực của học sinh ở học kì I từ loại khá trở lên;
- Mỗi học sinh tham gia 01 dự án; dự án tập thể có không quá 03 thành viên.
Theo kinh nghiệm từ Intel ISEF, nên hạn chế các dự án tập thể có 03 học sinh tham gia;

- Mỗi người hướng dẫn khoa học chỉ hướng dẫn đồng thời tối đa 02 dự án;
- Ngoài ra cần cập nhật các quy định theo văn bản hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.
Bước 5. Triển khai thực hiện dự án nghiên cứu theo kế hoạch
Việc triển khai dự án nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được hội đồng thẩm định khoa
học cấp trường cấp phép.
Người hướng dẫn nghiên cứu, người bảo trợ (nếu có) phải bảo đảm an toàn cho học sinh trong
quá trình nghiên cứu; phải liên lạc thường xuyên với học sinh trong quá trình nghiên cứu. Người
hướng dẫn khoa học, người bảo trợ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo học sinh thực hiện nghiên cứu
đúng quy định của cuộc thi, của nghiên cứu khoa học, của pháp luật...
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, có thể mời thêm người hướng dẫn, bảo trợ, giám sát khi
cần thiết.
Người hướng dẫn khoa học cần hướng dẫn học sinh ghi chép, viết báo cáo và trình bày dự án
NCKH-KT của mình.

Có thể tổ chức hội thảo KHKT của học sinh, giáo viên để học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng
trình bày báo cáo khoa học. Tạo điều kiện để học sinh, giáo viên (hướng dẫn khoa học) tham gia các
hội thảo, hội nghị khoa học, trao đổi giao lưu với nhà khoa học, chuyên gia để được phản biện, học
hỏi phương pháp, kinh nghiệm nghiên cứu KHKT, kinh nghiệm hướng dẫn NCKH-KT, quản lý NCKHKT. Tập hợp các thí sinh đăng kí dự thi và mời chuyên gia khoa học đến tập huấn phương pháp
NCKH và truyền lửa đam mê nghiên cứu cho các em; lập hội học sinh nghiên cứu, diễn dàn nghiên
cứu trên web để trao đổi, giải đáp thắc mắc, khó khăn cho học sinh nghiên cứu.
Định kỳ yêu cầu học sinh báo cáo để đánh giá quá trình nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc và kịp thời khắc phục những sai sót hoặc chệch hướng nghiên cứu.
Trong quá trình hướng dẫn nghiên cứu cần lưu ý hướng dẫn từng giai đoạn một, đồng thời kiểm
tra liên tục để điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết. Cần lưu ý sâu sát các khâu như:
- Hướng dẫn chọn mẫu, viết phiếu điều tra, lấy phiếu điều tra, ghi chép số liệu, ghi kết quả
thực nghiệm...
- Giúp liên hệ phòng thí nghiệm, theo dõi và giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm, đảm bảo
an toàn khi thực hiện các thí nghiệm;
- Hướng dẫn thí sinh thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu;

- Hướng dẫn học sinh viết báo cáo đề tài, viết tóm tắt, chuẩn bị gian trưng bày (bắt buộc theo
qui định), chuẩn bị bài trình bày, tác phong trình bày, trả lời phỏng vấn (tập luyện cho học sinh)...

- Yêu cầu học sinh cần lưu ý đến từng chi tiết nhỏ, thể hiện tư duy của học sinh, nghiêm túc,
cần cù, tỉ mỉ.
- Luôn hướng đến kiểm thử giả thuyết đã đặt ra và kết quả, số liệu nghiên cứu phải trung thực.
Kết luận phải được rút ra một các thuyết phục và trả lời cho giả thuyết nghiên cứu;
- Hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài liệu và chia sẻ với những người khác để làm giàu kiến thức;
khuyến khích học sinh khám phá, tự tin và tích cực trong nghiên cứu, không nản chí khi gặp khó khăn,
bế tắc. Rèn luyện khả năng phân tích và phản biện, tinh thần vượt khó, kiên nhẫn, trung thực và đúng
mực, tính kỷ luật.
Bước 6 . Đánh giá dự án và tham dự cuộc thi cụm, tỉnh (và Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT
4



ngày 02 tháng 11 năm 2012 và theo hướng dẫn tại công văn số 793/SGDĐT-GDTrH ngày 17/7/2013)
A. Đánh giá dự án trên các tiêu chí sau (chi tiết xem tài liệu):
1. Khả năng sáng tạo (30 điểm)
a) Dự án cho thấy khả năng sáng tạo và độc đáo qua:
- Những câu hỏi, vấn đề nghiên cứu được đưa ra;
- Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đặt ra;
- Phân tích các dữ liệu;
- Giải thích của dữ liệu;
- Xây dựng hoặc thiết kế thiết bị mới.
b) Sáng tạo trong điều tra nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi đặt ra một cách độc đáo.
c) Sáng tạo trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu hiệu quả, tin cậy để giải quyết vấn đề.
Khi đánh giá dự án, cần phân biệt rõ giữa sự yêu thích công nghệ đơn thuần và sự khéo léo, sáng tạo.
2. Ý tưởng khoa học (30 điểm)
a) Đối với dự án khoa học
- Vấn đề nghiên cứu được nêu rõ, không gây hiểu nhầm.
- Vấn đề nghiên cứu được giới hạn để phù hợp cho phương pháp nghiên cứu.
- Có chuẩn bị kế hoạch theo từng bước để đạt đến giải pháp không ?
- Các tham biến có được nhận ra và xác định rõ không ?
Nếu các kiểm soát là cần thiết, thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra sự cần thiết của sự
kiểm soát và việc kiểm soát đã được thực hiện một cách chính xác không ?
- Có dữ liệu phù hợp để hỗ trợ kết luận không ?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra hạn chế của dữ liệu không ?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có hiểu mối quan hệ giữa dự án với các nghiên cứu có
liên quan không ?
- Thí sinh/nhóm thí sinh cóý tưởng cho việc tiếp tụcnghiên cứu trong tương lai không ?
- Thí sinh/nhóm trích dẫn tài liệu khoa học, hay chỉ trích dẫn những tài liệu phổ biến
(ví dụ, báo, tạp chí địa phương).
b) Đối với dự án kĩ thuật
- Mục tiêu của dự án có được xác định rõ ràng không ?

- Mục tiêu có liên quan đến nhu cầu sử dụng của con người không ?
- Giải pháp đưa ra có khả thi không ? Chấp nhận được đối với người sử dụng không? Có lợi ích về
mặt kinh tế không ?
- Giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để thiết kế hay xây dựng sản phẩm cuối cùng không ?
- Giải pháp đưa ra có sự cải tiến đáng kể so với các lựa chọn hoặc các ứng dụng trước đây không
?
- Giải pháp đã được thử nghiệm sử dụng trong điều kiện thực tế hay chưa ?
3. Tính thấu đáo (15 điểm)
- Mục tiêu đạt được nằm trong phạm vi của ý định ban đầu hay không ?
- Làm thế nào giải quyết hoàn toàn vấn đề đặt ra trong năm nghiên cứu ?
- Kết luận đưa ra dựa trên một hay nhiều thử nghiệm ?
- Việc ghi chép được thực hiện đầy đủ như thế nào ?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có biết những phương pháp tiếp cận khác hay lí thuyết khác không ?
- Thí sinh/nhóm thí sinh đã dành bao nhiêu thời gian cho dự án ?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học của lĩnh vực nghiên
cứu không ?
4. Kỹ năng (15 điểm)
- Dự án nghiên cứu có yêu cầu kỹ năng thí nghiệm, tính toán, quan sát, thiết kế để có được dữ
liệu không ?
- Dự án được thực hiện ở đâu? (ví dụ ở nhà, phòng thí nghiệm của trường trung học, phòng thí
nghiệm của trường đại học). Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận được sự trợ giúp từ cha mẹ, giáo viên, nhà
khoa học hay kỹ sư không?
5


- Dự án được hoàn thành dưới sự giám sát của người lớn hay thí sinh/nhóm thí sinh tự thực hiện
?
- Thiết bị được lấy từ đâu? Thiết bị do thí sinh/nhóm thí sinh tự thiết kế riêng hay đi mượn từ người
khác hay thiết bị của phòng thí nghiệm của nhà trường ?
5. Tính rõ ràng, minh bạch (10 điểm)

- Thí sinh/nhóm thí sinh có trình bày, giải thích rõ ràng mục đích, quy trình và kết luận của dự án
không ?
- Báo cáo viết có phải ánh thí sinh/nhóm thí sinh hiểu rõ công trình nghiên cứu không
- Những giai đoạn quan trọng của dự án có được trình bày mạch lạc không ?
- Số liệu có được trình bày rõ ràng không ?
- Kết quả có được trình bày rõ ràng không ?
- Bài trình bày có được rõ ràng, mạch lạc không ?
- Thí sinh/nhóm thí sinh thực hiện tất cả các công việc của dự án hay có sự giúp đỡ của người
khác?
B. Gian trưng bày dự án tại cuộc thi
Những dự án nhận được sự được đồng ý cho tham dự cuộc thi của ban tổ chức phải chuẩn bị
cho việc trưng bày dự án tại cuộc thi. Ban tổ chức sẽ cung cấp cho mỗi dự án một gian trưng bày tại
khu vực trưng bày dự án của cuộc thi. Khi chuẩn bị gian trưng bày cần chú ý:

- Tìm hiểu quy định về trưng bày của cuộc thi: thời gian, địa điểm, kích thước, những vật được
phép và không được phép... Việc trưng bày dự án trong gian trưng bày phải tuân thủ quy định an toàn
của cuộc thi KHKT quốc gia.
- Gian trưng bày phải làm nổi bật được nội dung chính của đề tài để giám khảo, người xem
nắm bắt đề tài nhanh nhất. Hầu hết giám khảo nhìn vào gian trưng bày trước khi phỏng vấn.
- Tựa đề là thông tin thu hút sự quan tâm của giám khảo, khách tham. Tựa nên thể hiện một
cách đơn giản, chính xác công trình nghiên cứu của bạn và tính chất của dự án nghiên cứu. Tựa đề
cũng phải khiến cho người xem phải muốn tìm hiểu thêm.
- Gian trưng bày phải được sắp xếp ngăn nắp, hợp lí, thể hiện tính khoa học, tính thẩm mỹ, dễ
theo dõi và dễ đọc.
- Tóm tắt báo cáo dự án nghiên cứu không quá 250 từ và luôn có sẵn tại gian trưng bày của
dự án. Nên sử dụng hình vẽ, sơ đồ... để mô tả tóm tắt dự án và kết quả nghiên cứu. Bản tóm tắt thường
bao gồm: (i) mục đích của thí nghiệm; (ii) cách thức tiến hành, (iii) dữ liệu và (iv) kết luận. Tóm tắt
cũng có thể bao gồm những ứng dụng nghiên cứu. Bản tóm tắt phải tập trung vào công trình thực hiện
trong của thí sinh ở năm hiện tại và không nên kèm theo lời cám ơn.
- Tại gian trưng bày dự án thí sinh phải chuẩn bị để trình bày dự án cho thành viên ban giám

khảo, giới thiệu dự án cho khách tham quan. Thí sinh cần chuẩn bị để trình bày, giới thiệu ngắn gọn,
súc tích, nêu bật được trọng tâm của dự án (thường không quá 7 phút, nên chọn học sinh có khả năng
trình bày bằng tiếng Anh). Nếu là đề tài tập thể thì nên có sự phối hợp giữa các thành viên khi trình
bày. Nên chuẩn bị kĩ lưỡng, dự kiến trước câu hỏi của giám khảo, người tham quan và chuẩn bị trước
câu trả lời.
Ban tổ chức cuộc thi KHKT quốc gia có thể yêu cầu học sinh tiến hành một số sửa đổi đối với
gian trưng bày để đảm bảo quy định về an toàn và trưng bày.
Theo quy chế, Ban tổ chức sẽ cấp cho mỗi dự án một gian trưng bày có kích thức tối đa: 76 cm
chiều sâu, 122 cm chiều rộng, 274 cm chiều cao kèm theo một bàn trưng bày cao không quá 91 cm.

6


Kích thước gian trưng bày

7


-Chiều sâu (từ trước ra sau)=76 cm
-Chiều rộng (khoảng cách 2 bên)=122 cm
-Chiều cao (tính từ sàn nhà) = 274 cm
-Chiều cao của bàn = 91 cm
Sâu 76 cm

Cao 274 cm

-BTC cung cấp 01 bàn, 01
ghế được đặt trong gian
trưng bày.
-Mọi trưng bày phải được

gói gọn trong không gian
của gian trưng bày dự án

8


Bàn cao 91 cm
Rộng 122 cm
Hình 2.3: Gian trưng bày dự án
Kích cỡ tối đa của dự án bao gồm tất cả các vật liệu dự án và các dụng cụ hỗ trợ đều không
được vượt quá diện tích cho phép. Cần tận dụng tối đa diện tích sử dụng để minh hoạ rõ ràng và
chính xác dự án nghiên cứu.
Yêu cầu để trình bày tốt một dự án là phần trình bày phải rõ ràng, súc tích để khi nhìn vào
mọi người có thể hiểu được ý tưởng và thấy ngay được kết quả của dự án.
Poster không nên quá nhiều chữ mà cần được sơ đồ hóa.
Bố cục Poster
2
H

3mì
n
Gi
tắt
ớih
thiệ

un
h

Bắ

t
4đầ
HìQu
uB
nhytừ
5 ản
trìn
ả đâDg
h
nh yữbi
li ểu

u

16

Kế
T 7tnh

qu
ê Kế
n tảnh
luậ
n
d

á
n

(Xem poster)


9


Poster
- Thí sinh tự làm và mang
đến đặt vào gian trưng
bày tại cuộc thi
- Không được vượt quá
không gian của gian
trưng bày

Bên cạnh phần trình bày poster, học sinh dự thi còn cần thuyết minh dự án.
Thuyết minh là phần quan trọng, thể hiện hiểu biết và năng lực nghiên cứu của học sinh
thực hiện dự án. Nếu là dự án tập thể thì nên có sự phối hợp giữa các thành viên khi thuyết minh.
B. Đăng kí dự thi và nộp hồ sơ dự thi các cấp:
Cấp trường, cấp cụm: Tùy theo đặc điểm từng đơn vị và kế hoạch Cấp tỉnh:
Thời hạn đăng kí dự thi (như trên): Đơn vị dự thi đăng kí với ban tổ chức về
số lượng dự án dự thi (bao gồm cả dự án cá nhân, dự án tập thể), lĩnh vực dự
thi và số thí sinh dự thi.
- Thời hạn nộp hồ sơ dự thi: Đơn vị dự thi nộp hồ sơ dự thi về ban tổ chức cuộc thi. Hồ sơ
dự thi bao gồm:
+ Quyết định của thủ trưởng đơn vị dự thi cử các dự án tham dự Cuộc thi;
+ Bản đăng kí số lượng dự án, số lượng thí sinh dự thi;
+ Phiếu báo xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí sinh có xác nhận của hiệu
trưởng nhà trường;
+ Hồ sơ dự án đăng ký dự thi (Mẫu hồ sơ dự án đăng kí dự thi được gửi kèm theo
công văn hướng dẫn tổ chức cuộc thi hằng năm của Sở, xem phụ lục).
- Đồng thời với việc gửi bản đăng kí dự thi, hồ sơ dự thi về Sở, (qua phòng giáo dục trung
học).

Đơn vị dự thi chịu trách nhiệm về việc đăng kí dự thi và nộp hồ sơ dự thi đúng quy định
theo quy chế cuộc thi và công văn hướng dẫn của Phòng GDTrH.
2. TỔ CHỨC CUỘC THI KHKT
1. Thi KHKT cấp trường/cụm trường
Tùy điều kiện thực tế, việc tổ chức thi KHKT ở trường hoặc cụm trường được thực hiện theo
hướng dẫn của sở GDĐT.
Việc tổ chức thi KHKT cấp trường/cụm trường nên tổ chức theo hướng đơn giản hóa và gọn
nhẹ. Có thể chia nhỏ giai đoạn thực hiện để người tham gia thấy đơn giản. Có thể xem đây như
bước chuẩn bị, tập dượt, hoàn thiện dự án và lựa chọn dự án để tham dự cuộc thi cấp tỉnh/thành
phố.
Cuộc thi cấp trường/cụm trường có thể xem như là bước đầu tiên để lựa chọn, bồi dưỡng và
phát triển những đề tài có triển vọng, phù hợp với tiêu chí cuộc thi cử đi thi tiếp cuộc thi cấp sở.
Qua vòng lựa chọn cấp trường/cụm trường cần tiếp tục hướng dẫn học sinh chỉnh sửa và hoàn thiện
đề tài trên cơ sở giám khảo nhận xét và góp ý, rèn luyện cho học sinh kĩ năng thuyết trình và báo
cáo khoa học.

2. Thi KHKT cấp tỉnh/thành phố (theo Hướng dẫn tại công văn số
793/SGDĐT-GDTrH ngày 17/7/2013)

3. Chia sẻ kế hoạch tổ chức thi cụm
10


11


ĐƠN VỊ DỰ THI
........................................................
.........


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......................, ngày tháng năm 2013
HỒ SƠ DỰ ÁN DỰ THI

12


1. Tên dự án:................................................................................................................................
1
2. Nhóm lĩnh vực của dự án :
3. Loại dự án:

...................................................................................................
◻ Cá nhân

◻ Tập thể

2
3
4. Thời gian nghiên cứu của dự án: ................ tháng Bắt đầu từ tháng :......................
5. Thí sinh/nhóm thí sinh:
Số lượng thí sinh (tối đa 03 thí sinh):................
- Với mỗi thí sinh, cung cấp các thông tin sau:
+
+
N
+
H
a


ọm
N
g
à
v Ảnh 3x4 (đóng
yT

dấu giáp lai)

t
iờ
nnê
hng
::
..
...
. ◻ Không
- Có việc thay đổi thành viên của dự án hay không?
◻ Có
..
Nếu có, tại sao?...................................................................................................................
...
.
.............................................................................................................................................
...
và việc thay đổi thành viên được thực hiện:
..
...
...

...
1 Ghi số thứ tự và tên của nhóm lĩnh vực ghi trong phụ lục I các
... lĩnh vực của cuộc thi ban
...
hành kèm theo Thông tư
..
số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ...
.
...
2 Ghi số lượng tháng đã nghiên cứu
...
...
3 Ghi tháng, năm bắt đầu nghiên cứu dự án
...
...
...
..
..
..
..
..
..
..
..
.
.
+
..
..
Đ

..
a..
n..
g..
..
h..
ọ..
.
13
c..
.


SỞ GD
& ĐT
BẮC
NINH
KHỐI
THPT
THUẬ
N
THÀN
H

Số:
…/
KHLT

CỘNG
HÒA XÃ

HỘI CHỦ
NGHĨA
VIỆT
NAM
Độc lập – Tự
do – Hạnh
phúc

Thuận Thành,
ngày …
tháng 9 năm
2013

..

..
p..
:..
..
..
..
..
...
.
..
..
..
..
.
.

.
..
..
..
.
.
.
.+
.
.
X
.
ế.
p.
.
l.
.o
.ạ
.i
.
.
h.
ọ.
c.
.
k
ì
I
n
ă

m
h

c
2
0
1
2
2
0
1
3
:
H

n
h

k
i

m
:

14


.
.
.

.
KẾ HOẠCH
.
Tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh khối THPT huyện Thuận
Thành
.
.
Năm học 2013 – 2014
.
.
.
Căn cứ thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ giáo .dục và đào tạo về
.
việc Ban hành Qui chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung
học cơ sở và
.
trung học phổ thông;
.

Căn cứ công văn số 793/SGDĐT-GDTrH ngày 17/7/2013 của Sở GDĐT Bắc Ninh về việc
Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sởHvà trung học phổ

thông.
c
BGH khối các trường THPT huyện Thuận Thành thống nhất kế hoạch tổ chức Cuộc thi khoa
l
học kỹ thuật dành cho học sinh các trường THPT Thuận Thành như sau:

I. Mục đích, yêu cầu
c

- Khuyến khích học sinh các trường THPT NCKH, sáng tạo kỹ thuật, công: nghệ và vận dụng
kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đè thực tiễn;
.
. và phương pháp
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới hình thức
.
kiểm tra đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất
lượng dạy học
.
trong các nhà trường;
.
.
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên
cứu KHKT
.
của học sinh các trường THPT;
.
- Tạo điều kiện, cơ hội để học sinh trung học phổ thông giới thiệu các kết
. quả nghiên cứu,
. giữa các đơn vị
sáng tạo khoa học kỹ thuật của mình; tăn cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục
.
trên địa bàn Huyện Thuận Thành;
.
- Qua cuộc thi chọn 03 sản phẩm dự thi cấp Tỉnh theo kế hoạch chung; .
- Cuộc thi được triển khai tổ chức thực hiện tới 100% CBGV thuộc
+ các môn Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Tin, Công nghệ, Văn, GDCD, Anh văn và 100% học sinh năm học 2013 – 2014 đảm bảo tính
nghiêm túc, chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.
II. Nội dung, hình thức

E trình nghiên cứu khoa học
1. Nội dung : Là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, công
m
kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của cuộc thi a( xem phụ lục I đính kèm),
không hạn chế số lượng dự án.
i
l
2. Hình thức: Dự án được trưng bày tại nhà đa năng trường THPT
Thuận Thành số 1, tác
:
giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo.
.
3. Yêu cầu đối với dự án dự thi ( theo Điều 4, thông tư. số 38/2012/TT-BGDĐT
.
ngày
.
02/11/2012)
.

1. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không .gian lận, sao chép trái phép,
. của người khác như là
giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu
.
của mình.
.
2. Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh
có dự án dự thi (sau đây
.
gọitắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi.
.

. tục và trong khoảng từ
3. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên
. khai mạc Cuộc thi 30
tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày
.
ngày.
.
4. Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn .12 tháng thì chỉ đánh giá
những
.
phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 3 của điều. này.
.
.
.
.
.

15


.
.
.
. đầu thực hiện dự án.
5. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt
6. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa .chất độc hại hoặc các chất
.

ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.
7. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng Đlĩnh vực nghiên cứu có thể

i
được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên
cứu tiếp theo là mới và

khác với dự án trước.
n
8. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi. Không
trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II).
t
h
4. Thời gian tổ chức: Các đơn vị tổ chức cuộc thi tại đơn vị mình
và hoàn thành bản đăng
o

dự án trước ngày 10/12/2013 và gửi về Ban tổ chứcạ theo địa
chỉ
email:
hoặc
; hoàn thành báo cáo dự
i
:
án và trưng bày sản phẩm tại nhà đa năng trường THPT Thuận Thành Số 1 từ 7h30 phút ngày
.
18/12/2013 đến 16h ngày 18/12/2013 để Ban giám khảo chấm điểm và .trao giải thưởng theo cơ cấu
dưới đây.
.
5. Thang điểm, tiêu chí đánh giá ( theo Điều 8, thông tư. số 38/2012/TT-BGDĐT
.
ngày
.

02/11/2012).
.
Tiêu chí đánh giá dự án dự thi được mô tả chi tiết ở phụ lục III. .
.
1. Dự án dự thi được chấm theo thang điểm 100, là số nguyên. .
2. Tiêu chí đánh giá:
.
.
a) Khả năng sáng tạo: 30 điểm;
b) Ý tưởng khoa học: 30 điểm;
.
c) Tính thấu đáo: 15 điểm;
d) Kỹ năng: 15
.
điểm; đ) Sự rõ ràng, minh bạch: 10 điểm
.
Các xếp giải: Giải nhất từ 90 điểm đến 100 điểm; giải nhì từ 80 .điểm đến dưới 90 điểm; giải
.
ba từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; giải khuyến khích từ 50 điểm đến dưới
70 điểm thực hiện theo
.
nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp
.
.
6. Cơ cấu giải thưởng và mức thưởng
.
- Nhất: 01 giải + giấy chứng nhận của BTC +1.000.000 đồng/ giải.
.
- Nhì: 02 giải + giấy chứng nhận của BTC + 800.000 đồng/ giải..
- Ba: 03 giải + Giấy chứng nhận của BTC +500.000 đồng/ giải..

.
- Khuyến khích: 04 giải + Giấy chứng nhận của BTC + 300.000 đồng/ giải.
.
( Chọn 03 sản phẩm đạt điểm cao theo thứ tự dự thi cấp Tỉnh) .
III. Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban chỉ đạo, BTC và các tiểu ban phục vụ hội thi cấp cơ sở như sau
1.1. Ban chỉ đạo, BTC
- Ông Nguyễn Văn Hiếu – Hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 1 – Trưởng ban;
- Ông Nguyễn Hữu Thanh – Phó hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 1 – Phó
banthường trực.

- Ông Nguyễn Đình Hoạt – Hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 2 – Phó ban;
- Ông Nguyễn Công Việt – Hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 3 – Phó ban;
- Ông Nguyễn Văn Tảo – Hiệu trưởng trường THPT Kinh Bắc – Phó ban;
- Ông Nguyễn Xuân Oánh – Hiệu trưởng trường THPT Thiên Đức – Phó ban.
Ban chỉ đạo họp tại trường THPT Thuận Thành số 1 từ 14h30 ngày 8/8/2013 ( đóng tiền chi
chung các khoản trước ngày 8/8/2013 cho đồng chí Kế toán trường THPT Thuận Thành số 1)
1.2. Các tiểu ban

Ban giám khảo: Mỗi đơn vị cử 02 giám khảo (nộp danh sách giám khảo theo yêu cầu tại
Điều
8. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên của ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban
16


giám
khảo)
về
địa
chỉ

email:

hoặc
trước ngày 10/12/2013.
1. Thành viên của ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo (gọi chung là
những người tham gia tổ chức Cuộc thi) phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và
không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 của điều này, thành viên hội đồng
thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt, có kinh
nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo.
3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 của điều này, thành viên ban
giám khảo phải có thêm các điều kiện sau:
a) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ
(hoặc
chồng), người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự Cuộc thi;
b) Không phải là người hướng dẫn thí sinh hay giáo viên đang dạy chính khoá thí sinh.
Ban trang trí, CSVC, quay phim, chụp ảnh (trang trí phông chính, kê dọn bàn ghế đặt
gian
trưng bày sản phẩm của các đơn vị, hoa, ,…): Trường THPT Thuận Thành số 1;
Ban khánh tiết( tiếp khách, nước,…): Trường THPT Thuận Thành số 1;
Ban Hậu cần (Chuẩn bị giấy chứng nhận, phần thưởng): THPT Thuận Thành số 1;
Ban an ninh ( Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ xe, hướng dẫn các đơn vị khi đến tham
gia):
THPT Thuận Thành số 1.
2. Đối với các đơn vị: Căn cứ vào tình hình thực tế, tổ chức phát động cuộc thi tại đơn vị

đăng ký dự án, danh sách giám khảo về ban tổ chức theo thời gian qui định.
3. Kinh phí (dự trù, có tổng hợp gửi các đơn vị sau khi tổ chức)
Các đoàn tham dự Cội thi cấp cơ sở có trách nhiệm cùng với ban tổ chức lo kinh phí tổ chức
Cuộc thi bao gồm: Trang trí sân khấu, giải thưởng, giao lưu với dự kiến như sau (chia đều cho các

đơn vị):
- Trang trí (in phông, băng zôn): 1.000.000 đồng.
- Giao lưu sau khi thi xong: 6.000.000 đồng.
- Công tác bảo vệ an ninh, tiếp tân: 1.000.000 đồng.
- Chi giải thưởng: 6.000.000 (5.300.000 giải, in giấy chứng nhận, khung:700.000)
- Kinh phí dự thi cấp Tỉnh: 10.000.000 đồng (đơn vị nào đi thi cấp tỉnh thì các đơn vị đóng
góp chung để hỗ trợ).
- Chi khác (khách mời): 1.000.000 đồng.
Tổng cộng: 25.000.000 đồng (Hai mươi năm triệu đồng chẵn).
( Các điều kiện khác cho dự án, sản phẩm như kinh phí thực hiện, làm poster, làm báo
cáo, chi cho giáo viên hướng dẫn, giám khảo chấm chung do các đơn vị tự túc từ nguồn kinh
phí của đơn vị)
Đề nghị các đơn vị triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc về nội dung và hình thức để
cuộc thi đạt được chất lượng tốt nhất. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc liên hệ trực
tiếp với đồng chí trong Ban chỉ đạo để cùng nhau giải quyết.

17


Nơi nhận:
- Phòng GDTrH Sở GD&ĐT (b/c);
- Trường THPT Thuận Thành số 1,2,3;
- Trường THPT Thiên Đức, Kinh Bắc;
- Lưu VT.

thực hiện
T/M BCĐ TRƯỞNG BAN

Hiệu trưởng
Nguyễn Văn Hiếu


18


◻ Trước khi bắt đầu thực hiện dự án

◻ Sau khi bắt đầu thực hiện dự án

6. Người hướng dẫn nghiên cứu:
Với mỗi người hướng dẫn nghiên cứu cung cấp các thông tin sau:
+ Họ và tên:........................................................
Học hàm, học vị:...........................
+ Lĩnh vực chuyên môn:............................................................................................
+ Đơn vị công tác:......................................................................................................
+ Email:.................................................... Điện thoại:.............................................

7. Những vật của dự án dự kiến sẽ trưng bày tại cuộc thi
- Dự án có những vật không an toàn dự kiến trưng bày tại cuộc thi hay không?
◻ Có

◻ Không

- Nếu có, mô tả chi tiết vật cần trưng bày và sự cần thiết của vật này trong việc trình bày dự
án: ...............................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
8. Tóm tắt nội dung chủ yếu của dự án (không quá 150 từ)


(Nội dung cần tập trung vào: Lý do nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Lợi ích đề
tài mang lại; Công việc chính đã thực hiện; kết quả đạt được)
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

19


Ví dụ: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Chế tạo máy phát điện cải tiến giá rẻ cho người
nghèo ở vùng núi đặc biệt khó khăn”
LỜI CẢM ƠN!
Nhóm nghiên cứu khoa học thuộc đề tài “Chế tạo máy phát điện cải tiến giá rẻ cho người
nghèo ở vùng núi đặc biệt khó khăn” chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Ban lãnh đạo trường
THPT số 2 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cùng các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong
suốt thời gian chúng em thực hiện đề tài.
Chúng em chân thành cảm ơn lãnh đạo, bà con nhân dân bản Lúc - xã Bảo Hà - huyện Bảo
Yên
- tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ để chúng em thử nghiệm thành công máy phát điện.
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn các thầy cô cố vấn thuộc bộ Vật lý trường THPT số 2
huyện Bảo Yên đã hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật để nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin gửi lời chia sẻ, lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè luôn động
viên và tạo mọi điều kiện để nhóm hoàn thành đề tài này.
Trân trọng cảm ơn!
PHẦN I. MỞ ĐẦU


I. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại văn minh như hiện nay, hầu hết các thiết bị gia dụng đều cần phải sử dụng điện.
Điện đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển sản xuất, kinh tế, văn hóa...của đất nước. Nhưng thật
đáng tiếc tại một số bản làng quê hương em lại không có điện lưới Quốc gia. Điều này giúp em một
phần giải thích được tại sao bà con nông dân ở đây vẫn nghèo, vẫn vất vả. Em thiết nghĩ do không có
điện nên mọi hướng dẫn bằng hình ảnh để làm giàu thông qua các chương trình ti vi và các thông tin
đại chúng khác đều khó có thể đến được với những người dân nghèo nơi đây. Bên cạnh đó, các chủ
trương, chính sách, văn hóa đời sống pháp luật của Nhà nước cũng chậm đến được với bà con. Mọi
thông tin đến được với nhân dân đều thông qua các văn bản do lãnh đạo thôn bản triển khai nên đôi
khi gây ra nhàm chán ít có giá trị tuyên truyền. Trong khu vực bản em sinh sống, một số gia đình có
điều kiện đã dùng máy phát điện sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, loại máy phát điện này công suất rất
nhỏ, chỉ sử dụng được đối với những gia đình gần nguồn nước. Trong quá trình sử dụng máy phát điện
loại này thường gặp một số sự cố như kẹt rác, lũ lụt, thiếu nước, đứt dây...máy đều không hoạt động
được. Quá trình sử dụng điện luôn phải có thiết bị hoạt động dẫn đến sự lãng phí điện và giảm thời
gian sử dụng của các thiết bị điện. Ngoài ra, chi phí sử dụng điện bằng máy phát điện lại cao nên
không phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân nghèo.
Xuất phát từ thực tiễn và những lý do trên đã thôi thúc em nghĩ ra ý tưởng chế tạo ra máy phát
điện giá rẻ cho những người dân nghèo vùng núi có điều kiện đặc biệt khó khăn và khắc phục được
những nhược điểm của máy phát điện thông thường.
20


II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Chế tạo ra máy phát điện chi phí thấp vừa có khả năng phát điện vừa có khả năng tích điện,
không bắt các thiết bị phải sử dụng điện liên tục khi không cần thiết nên có thể làm tăng tuổi thọ cho
các thiết bị.
- Có thể sử dụng máy phát điện ở nhiều địa hình khác nhau.
- Nâng công suất phát điện so với các máy phát điện hiện hành.
- Tránh được sự cố do mắc rác, không bị chập cháy do nước tràn vào máy khi có mưa lũ nước

dâng cao.
III. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Sự thành công của đề tài sẽ có một ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra nguồn điện cho những
người dân nghèo vùng núi đặc biệt khó khăn quê hương em. Máy phát điện giá rẻ của chúng em hộ gia
đình nào cũng có thể đầu tư được. Bên cạnh ưu thế về chi phí, máy phát điện này còn có những tính
năng ưu việt vượt trội so với các máy phát điện thông thường như vừa phát điện, vừa có khả năng
tích
điện, trong quá trình hoạt động tránh mắc rác vào thân máy và quận dây do hệ thống thân máy được
đưa lên cao. Tăng suất điện động nhờ hệ thống puli truyền lực.
Nếu được đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện đề tài chúng em nghĩ rằng mình đã đóng góp một
phần rất nhỏ đối với sự phát triển, kinh tế, chính trị, văn hóa ở địa phương.
IV. Đối tượng nghiên cứu
- Một số tính năng mới của máy phát điện giá rẻ: Tăng tốc độ quay của từ trường nhằm tăng
công suất điện; Khả năng tránh lũ và tránh rác cao hơn so với máy phát điện thông thường.
- Khả năng ứng dụng của máy phát điện giá rẻ ở một số địa hình của vùng núi tại xã Bảo Hà huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp lý luận

Nghiên cứu các lý thuyết về từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu cấu tạo của máy phát điện, khảo sát các nguồn nước tại địa phương, thử nghiệm
lắp đặt máy phát điện tại các địa điểm khác nhau.
VI. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2011 đến 01/2013.
PHẦN HAI. NỘI DUNG
21


S


I. Cơ sở lí thuyết
1. Từ thông
Từ thông gửi qua một diện tích đặt vuông góc với đường sức từ được xác định bằng công thức:
Φ=BScosα
Với: + Φ Từ thông (Wb)
+ B : cảm ứng từ (T)
2
+ S : diện tích vòng dây (m )

+ α =( B, n )
2. Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi từ thông gửi qua một mạch kín biến thiên theo thời gian
trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.
- Định luật cảm ứng điện từ ( Định luật Faraday): Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện
trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

Suất điện động cảm ứng: eC = t
3. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

- Xét một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn, khép kín, quay quanh trục cố định đồng phẳng với cuộn

dây đặt trong từ trường đều B có phương  với trục quay.
Giả sử lúc t = 0,  = 0
- Lúc t > 0   = t, từ thông qua cuộn dây:  = NBScos =
NBScost Với N là số vòng dây, S là diện tích mỗi vòng.
-  biến thiên theo thời gian t nên trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng:
d
e
 NBSsint
dt

- Suất điện động này biến thiên điều hòa theo thời gian.
- Suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay.

4. Máy phát điện xoay chiều một pha hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ để
tạo ra dòng điện xoay chiều
Cấu tạo:
- Phần cảm (roto) tạo ra từ thông biến thiên bằng các nam châm quay.

N
S

22


- Phần ứng (stato) gồm các cuộn dây giống nhau, cố định trên một vòng tròn.

B
1

B
2

B
3

23


+ Từ thông qua mỗi cuộn dây biến thiên tuần hoàn với tần số:


f  np

trong đó: n tốc độ quay của roto (vòng/s); p: số cặp cực.
II. Ứng dụng chế tạo máy phát điện cải tiến
1. Mô tả chung

Cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha nhằm biến
cơ năng của nước thành điện năng gồm:
- Guồng nước có tác dụng chuyển cơ năng của nước thành chuyển động quay của Pu Li to.
- Đai truyền: Truyền chuyển động quay của Pu Li to đến Pu Li nhỏ với tốc độ quay lớn hơn.
- Pu Li nhỏ gắn với phần cảm tạo ra từ trường quay.
- Phần ứng gồm các cuộn dây nhận từ thông biến thiên và tạo ra từ trường quay. Làm từ
thông qua các cuộn dây biến thiên xuất hiện một suất điện động cảm ứng. Nối với mạch ngoài tạo
thành dòng điện.
- Dòng điện được cho qua đi ốt nắn dòng bằng đi ốt hình cầu sau đó qua tụ để dòng được ổn
định hơn.
- Bộ đổi cực để chuyển chế độ dùng trực tiếp và chế độ tích điện.

(Hình ảnh của máy phát điện cải tiến)
2. Những cải tiến mới nhằm khắc phục hạn chế của máy phát điện cũ
- Thông thường các máy phát điện nước chia thành hai dạng máy đứng và máy ngồi. Tuy
nhiên tất cả các máy này đều có cánh quạt tiếp xúc với nước và cuộn dây rất gần nước dẫn đến : Dễ
24


bị nước vào máy dẫn đến chập cháy, khi có nước lón phải lập tức nhấc máy vào nơi an toàn và sẽ
không thể phát điện được.

(máy cũ thường xuyên mắc rác, phải tháo để vệ sinh)


(Hệ thống thân máy quá gần nguồn nước dễ bị chập cháy khi có lũ)
- Đối với ý tưởng của em sẽ dùng Pu Li và đai truyền nhằm hai mục đích: Tăng tốc độ của máy
phát điện và đưa được cuộn dây ra xa nguồn nước vì vậy trong điều kiện nước không to lắm không
nhất thiết phải chuyển máy đi và vẫn phát điện bình thường. Ngoài ra còn tránh được rác mắc vào
thân máy cũng như cuộn dây.

25


×