Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHÚNG TA(Dùng cho học sinh THCS Quảng Ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 71 trang )

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHÚNG TA
(Dùng cho học sinh THCS Quảng Ninh)

Quảng Ninh, tháng 3 năm 2009

1


MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHÚNG TA
(Dùng cho học sinh THCS Quảng Ninh)

Quảng Ninh, tháng 3 năm 2009

2


MỤC LỤC
Lời nói đầu

Trang

4

Chuyên đề 1: Biển và đại dương đối với đời sống và sản xuất
Chuyên đề 2: Bạn hiểu gì về rừng nhiệt đới
Chuyên đề 3: Vai trò của động vật và thực vật đối với con người
Chuyên đề 3: Rác và vấn đề môi trường

3



Lời nói đầu

4


CHUYÊN ĐỀ 1.
BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
Bạn là người Quảng Ninh, bạn có quyền tự hào rằng quê hương bạn có biển đẹp nổi
tiếng trên thế giới, biển đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của quê
hương bạn. Vậy bạn đã hiểu gì về biển, đại dương nói chung và biển ở quê hương bạn nói
riêng? Biển và đại dương có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống và sản xuất
của con người. Các loại tài nguyên của biển và đại dương ? Hiện nay môi trường biển có
bị ô nhiễm không, biểu hiện của sự ô nhiễm, suy giảm nguồn tài nguyên biển như thế nào,
nguyên nhân và hậu quả của nó? Làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ môi trường biển
sạch, đẹp?
Các bạn hãy đọc và thực hiện các hoạt động dưới đây để tự trả lới các câu hỏi
trên.
I. VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
CỦA CON NGƯỜI
Hoạt động 1
Bạn hãy suy nghĩ, nhớ lại và viết tóm tắt về vai trò của biển và đại dương đối với đời sống
và sản xuất của con người vào những dòng để trống sau:
Quan sát các hình d ưới đây và dựa vào hiểu biết của bản thân, bạn hãy kể tên một
số loài sinh vật biển?
1. Tài nguyên sinh vật biển
Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng trăm ngàn loài
động vật, thực vật và vi sinh vật. Đây là kho thực phẩm vô cùng quý giá, đặc biệt là ở các
vùng thềm lục địa. Bên cạnh các loài hải sản quen thuộc dùng làm thực phẩm như cá ,
5



tôm, cua, mực...; ở các biển và đại dương vùng cực, còn có các loài động vật lớn như cá
voi, cá mập, báo biển, gấu biển.... là nguồn cung cấp thịt, mỡ, da và lông quý cho công
nghiệp. Thực vật ở biển và đại dương có các loài rong và tảo đủ màu sắc, là nguyên liệu
cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hoá chất.

Cá biển

Cá heo

Rùa biển

Cá voi xanh

Cá mập

Ốc hương

6


Các món ăn từ rong biển

Một chợ cá lớn nhất ở Nhật Bản

Hoạt động 2
Quan sát các hình dưới đây, kết hợp đọc phần kênh chữ, bạn hãy cho biết biển và đại
dương tạo đã điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển nào?
2. Tài nguyên khoáng sản
Biển và đại dương là nguồn vô tận muối ăn và muối dùng trong công nghiệp hoá chất.

Tổng lượng muối tan chứa trong biển khoảng 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, I ốt và
60 nguyên tố hóa học khác. Dưới đáy các biển và đại dương có nhiều khoáng sản và mỏ
quặng lớn như dầu khí, quặng sắt, mangan, quặng sa
khoáng...

Muối biển
Khai thác dầu khí ngoài khơi
3. Mặt biển và đại dương là những đường giao thông thủy
Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển và đại dương
làm các tuyến đường giao thông để giao lưu giữa các vùng các miền, các quốc gia với
nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận
tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

7


Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự
nhiên.Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn
bán quốc tế, do đó vận tải đường biển đã thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.

Chuyên chở hàng hoá vận tải
bằng đường biển trên thế giới

Tàu du lịch đến Việt Nam

Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau, trên đó tầu
biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá. Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tầu biển và
là đầu mối giao thông quan
trọng của một quốc gia có biển.


Cảng biển Monaco

Tàu biển neo đậu ở cảng Hải Phòng

Đường biển là nhịp cầu nối liền giữa các lục địa; biển và đại dương cũng sẽ là địa bàn
mới cho con người mở rộng phạm vi sinh sống của mình. Ngoài ra, đây còn là điều kiện
cho phát triển nhiều ngành sản xuất mới như công nghiệp biển, nông nghiệp biển.
4. Biển và đại dương là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí...

8


Các bãi cát rộng, dài; các phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du
lịch và nghỉ dưỡng.

Bãi biển Mũi Né ở Phan Thiết- Bình Thuận

Bãi tắm Santorini của Hy Lạp
nằm trên bờ biển Địa Trung hải

Du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An

Ốc đảoTahiti - Thiên đàng giữa biển khơi
nằm ở vùng nam Thái Bình Dương

5. Có thể khai thác nguồn năng lượng sạch tư biển và đại dương
Nguồn năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều ( than
xanh), năng lượng sóng... hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát
điện và nhiều lợi ích khác của con người. Năng lượng đại dương xuất hiện dưới dạng

sóng do gió, hải lưu do gió và thay đổi thủy triều do mặt trăng. Có nhiều phương pháp
khai thác các dạng năng lượng khác nhau từ đại dương. Ở một vài nơi trên thế giới, dòng
hải lưu chảy qua eo biển hẹp, ở đó người ta có thể lắp đặt các tuabin kiểu ngập để phát
điện.

9


Năng lượng đại dương xuất hiện dưới dạng sóng, hải lưu và thuỷ triều
Biển và đại dương là những kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng
hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên
Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.
Biển và đại dương còn là những kho tài nguyên, thực phẩm quý giá, là đường giao
thông thuỷ quan trọng và là nơi chứa đựng những tiềm năng cho phát triển du lịch,
khai thác nguồn năng lượng mới
II. VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Hoạt động 3
Quan sát các hình dưới, kết hợp đọc phần kênh chữ, bạn hãy tìm dẫn chứng chứng
minh nước ta có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nước Việt Nam ngày nay
không chỉ có phần lục địa "hình chữ S" mà còn có cả vùng biển rộng trên 1 triệu km2,
chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền.

Biển Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao
lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
10


Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông , nơi có nhiều tuyến đường biển quan

trọng của khu vực cũng như của thế giới. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông
qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo
biển Ba-si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và
Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin, Inđônêxia, Xinhgapo đến Ôxtrâylia và Niu Di
Lân... Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển,
thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dươngvà trên thế giới
Dọc bờ biển có trên l00 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó, một số nơi có khả
năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn , kể cả cấp trung chuyển quốc tế.

Tàu biển Việt Nam (Tàu Hoa Sen )

Vịnh Vân Phong (Khánh Hoà) là nơi hội tụ đủ các
điều kiện lý tưởng về địa lý, tự nhiên để xây
dựngcảng trung chuyển quốc tế

Tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế
giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước.
Vùng biển Việt Nam có tới 11.000 loài sinh vật cư trú và được công nhận là một trong
10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển giàu hải sản trên thế
giới. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác
1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa bờ;
cá biển chiếm 95,5%, còn lại là mực, tôm... Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại
động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển.... Hải sản ở vùng biển nước ta là
nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng hàng
ngày cho nhân dân (chiếm 50% lượng đạm động vật trong thành phần dinh dưỡng), mà
còn tạo nguồn xuất khẩu lớn.

11



Thu hoạch tôm( Quảng Trị)

Khai thác cá biển ( Vũng Tàu)

Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các
nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, thềm lục địa Việt
Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng
sản này. Ngoài ra, ven bờ biển có nhiều khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công
nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5 - 6
vạn
ha
ruộng
muối
biển.

Một dàn khoan của Petro Việt Nam
Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát
triển nhiều loại hình du lịch. Dọc bờ biển hình chữ S của chúng ta, có nhiều bãi biển lớn
và nhỏ, cảnh quan đẹp, trong đó, có những bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các
loại hình du lịch biển, với nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận
lợi, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng,
Hải Phòng, Quảng Ninh... có đủ các điều kiện và khả năng để trở thành những tụ điểm về
du lịch biển.

12


Bãi biển Mũi Né ở Phan Thiết, Bình Thuận


Khách du lịch đường biển
cập cảng Đà Nẵng

Vùng biển Việt nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành
kinh tế biển: khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; khai thác và chế biến
khoảng sản biển; giao thông vận tải biển và du lịch biển - đảo.

III. VÙNG BIỂN QUẢNG NINH
Hoạt động 4
Vì sao nói Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước? Bằng
hiểu biết thực tế của bản thân, bạn hãy cho dẫn chứng chứng minh.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển ở phía Đông Bắc nước ta, có vị trí địa lý thuận lợi, có
nhiều tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển.
Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết
các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất
thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều,
20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi để phát
triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. Hạ Long có nhiều đặc sản quí như các loại cá
ngon, tôm he, hải sâm, bào ngư, sá sùng.

13


Biển đảo Côtô, Quảng Ninh.
Nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ đa dạng, phong phú (cát, titan...).
Hệ thống cảng biển, cảng thuỷ nội địa phong phú (gồm 6 cảng biển, hàng trăm cảng,
bến thuỷ nội địa). Với lợi thế có trên 250km bờ biển, 1.553 vùng vịnh kín và có cảng biển
nước sâu thông thương với các tuyến đường biển quốc tế đã tạo cho Quảng Ninh có nhiều
tiềm năng lớn để phát triển các ngành kinh tế cảng biển.
Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển

đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long – 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên
nhiên thế giới và hiện nay đang được bầu chọn 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.Bên
cạnh đó, còn có Vịnh Bái Tử Long và rất nhiều hòn đảo, bãi biển đẹp, hấp dẫn. là những
địa danh lý tưởng cho phát triển kinh tế du lịch như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng
(Vân Đồn), Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy (Hạ Long)...
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng ở vùng biển Ðông Bắc Việt Nam, thuộc
tỉnh Quảng Ninh. Ðây là một trong những điểm du lịch của Việt Nam được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hạ Long là một vịnh kín trong một vùng biển
rộng, có diện tích khoảng 1.500km2, có đường bờ biển khúc khuỷu với bãi tắm đẹp - Bãi
Cháy - ở ngay trung tâm, và cả một thế giới với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là các
đảo đá vôi quần tụ rất tự nhiên. Hạ Long có sức hấp dẫn đặc biệt các du khách bằng vẻ
đẹp vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng thơ mộng.. Khách du lịch đến Hạ Long vào bất kỳ mùa
nào trong năm cũng tìm thấy vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ đến mê hồn của nó

14


Vịnh Hạ Long
Quảng Ninh đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong lòng khách du lịch đường
biển mỗi khi đến Việt Nam.Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đường biển của
Quảng Ninh có những bước phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch đường biển đến Hạ
Long ngày càng tăng. Nếu như trước đây, khách du lịch tàu biển đến Hạ Long với số
lượng không đáng kể, thì đến nay, mỗi năm Quảng Ninh đón hàng trăm chuyến tàu với
hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.

Khách du lịch đường biển đến Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển, đặc
biệt là tiềm năng du lịch biển - đảo
IV. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM VÀ SUY GIẢM TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ ĐAI DƯƠNG
Hoạt động 6

Bằng kinh nghiệm của mình, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
- Theo bạn, môi trường biển và đại dương hiện nay có bị ô nhiễm không? Nếu có
thì bạn hãy cho biết nguyên nhân gây ô nhiềm môi trường biển, suy giảm tài nguyên sinh
vật biển và hậu quả của nó.
15


Quan sát các hình dưới, kết hợp đọc phần kênh chữ để bổ sung ý kiến của bạn
1. Ô nhiễm môi trường biển và đại dương
Biển và đại dương có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống và của con người và
với môi trường tự nhiên. Song biển và đại dương đang chịu nhiều sức ép về môi trường
do đã và đang được xem là “bãi rác khổng lồ” của con người. Công ước Luật biển năm
1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển:
- Các hoạt động trên đất liền: chất thải do hoạt động sinh hoạt và sản xuất (công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,..) của con người theo các dòng chảy sông suối ra biển.
- Do hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên (dầu khí, thủy sản,..) trên thềm lục địa
và đáy đại dương.
- Thải các chất độc hại ra biển một cách có hoặc không có ý thức: Trong nhiều năm,
biển sâu là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ, đạn, dược, bom mìn… của
nhiều quốc gia trên thế giới.
- Hoạt động giao thông vận tải biển: rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên
biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Bên cạnh đó, các tàu thuyền
thường xuyên thải dầu cặn trực tiếp xuống biển.
- Ô nhiễm không khí: Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm lượng CO2
hòa tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không
khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ không khí do hiệu ứng nhà kính sẽ gây tan băng ở
2 cực, làm dâng cao mực nước biển, thay đổi môi trường sinh thái biển.
Biển Việt Nam nhận các chất gây ô nhiễm từ hai nguồn chính là lục địa và từ biển. Các chất
gây ô nhiễm chủ yếu là dầu, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.


Rác thải- nguồn gây ô nhiểm
bờ biển và biển

Nước thải đen ngòm đổ thẳng ra biển Thanh Khê
( Đà Nẵng) gây ô nhiễm các bãi biển lân cận

16


Thu gom dầu tràn vào bờ biển Đà Nẵng, Quảng Nam
Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như
sau:
- Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các
hoá chất độc hại.
- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
- Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn,
cỏ biển v.v...
- Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực
phẩm lấy từ biển.

Đại dương đang bị axit hoá

Thuỷ triều đỏ

2. Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
Nguồn hải sản dưới lòng tất cả các đại dương trên thế giới đang suy giảm một cách
đáng lo ngại. Tại Châu Á, nguồn hải sản trong 25 năm qua đã giảm đến 30%. Ngư dân
phải đi ra biển xa hơn so với lúc trước, và khi trở về, số cá họ bắt được lại ít hơn.
Ông Stephen Hall, người đứng đầu Trung Tâm Cá Thế Giới, một viện nghiên cứu của
Malaysia, nói rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là nạn khai thác hải sản quá

mức, ông Hall nói đây mới là mối đe dọa lớn nhất đối với các vùng biển quanh lục địa
châu Á. Ông Hall giải thích: “Lý do chủ yếu đưa đến nạn khai thác quá mức thực ra rất
giản dị. Có quá nhiều tàu đánh cá, và có quá nhiều người đang kiếm sống nhờ vào các
nguồn hải sản.”
17


Ngư dân đánh bắt cá gần bờ
Một nghiên cứu khoa học công bố ngày 3-11-2006 cho biết phần lớn các loài có thể sẽ
biến mất vào năm 2048 và nước biển ngày càng bị ô nhiễm nặng đến mức không còn loài
hải sản nào sống nổi

Cá chết hàng loạt do nước biển bị ô nhiễm 40 năm nữa sẽ không còn thấy cảnh này
Bạn có biêt?
"Thủy triều đỏ" hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của
tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như
màu cám gạo... Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm
lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự
nhiên và nuôi trồng

Theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm, cứ đến
tháng 6 âm lịch, bờ biển Bình Thuận lại xuất hiện trứng báng
mà các nhà khoa học thường gọi là tảo nở hoa hay thủy triều
đỏ, ảnh hưởng lớn đến môi trường và ngành du lịch.
Báo Khoa học và Đời sống cùng báo Gia đình và Xã hội cho biết:
Tảo chết tạo thành
những lớp bọt dày đặc Chất độc do tảo nở hoa làm ảnh hưởng tới thần kinh, hủy diệt hoặc
trên bãi biển Đồi
gây nhiễm độc cho các sinh vật biển. Con người ăn phải các sinh
Dương (Bình Thuận)

vật này sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong. Tảo này sẵn có trong nước
biển nên cứ gặp nhiệt độ tăng, sự trao đổi nước kém chất hữu cơ trong môi trường tăng là
18


bùng phát. Nếu không khống chế, giám sát chặt chẽ nguồn chất thải, ngăn chặn việc xả
chất thải xuống biển thì sự xuất hiện của thủy triều đỏ là rất khó lường.
Muốn phòng ngừa hiện tượng nước biển đỏ, con người nhất thiết phải giảm bớt việc đổ
các chất hữu cơ và các chất giàu dinh dưỡng ra biển.
Môi trường biển và đại dương đang bị ô nhiễm, tài nguyên sinh vật biển ngày càng
suy giảm. Cần có biện pháp để hạn chế sự ô nhiễm môi trường biển và suy giảm
nguồn tài nguyên biển,

Hoạt động 7
- Bạn hãy quan sát vùng biển, bờ biển của địa phương bạn và cho biết hiện trạng môi
trường biển của Quảng Ninh? Nguyên nhân của hiện trạng đó?
- Theo bạn mỗi người dân/ học sinh cần có những hành động gì để góp phần hạn chế
sự ô nhiễm môi trường biển và suy giảm nguồn tài nguyên biển?

CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu ý bạn cho là đúng trong các câu sau
a. Biển và đại dương là
A. nguồn nước vô tận
B. nguồn tài nguyên sinh vật
C. nguồn tài nguyên khoáng sản
D. Tất cả các ý trên
b. Ngành kinh tế nào dưới đây là ngành kinh tế biển
A. Khai thác hải sản
B. Khai thác khoáng sản
C. Giao thông vận tải

D. Du lịch.
c. Nguyên nhân làm cho môi trường biển bị ô nhiễm là do:
A. chất thải của hoạt động sinh hoạt và sản xuất
B. hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên biển
C. hoạt động giao thông vận tải biển: rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu
D.Tất cả các ý trên
19


Câu 2. Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu ý bạn cho là sai trong các câu sau
a. Nước ta có điều kiện thuân lợi để phát triển các ngành kinh tế biển vì:
A. Vùng biển nước ta rộng trên 2 triệu km2
B. Thềm lục địa có nhiều dầu mỏ và khí đốt
C. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng
D. Dọc bờ biển có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp
Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng với Quảng Ninh?
A. Có tiềm năng phát triển các ngành kinh tế cảng biển
B. Có nhiều ngư trường khai thác hải sản
C. Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển
D. Môi trường biển chưa bị ô nhiễm.

20


CHUYấN 2
BN HIU Gè V RNG NHIT I?
Rng nhit i l mt trong nhng ngun ti nguyờn thiờn nhiờn quan trng ca
chỳng ta. Bn ó tng n tham quan mt s khu rng nhit i hoc c bit qua
truyn hỡnh, truyn thanh. Thm chớ gia ỡnh bn ang sinh sng ngay trong rng nhit
i. Nhng bn ó hiu bit y v giỏ tr ca nú cha ? bn cú bit hin nay con

ngi ang i x vi rng nh th no ? Liu c khai thỏc rng nh hin nay thỡ rng cú
tn ti lõu di khụng ?...
Bn hóy c cỏc thụng tin v thc hin cỏc hat ng di õy hiu bit
thờm v rng nhit i.
I.

KHI NIM V S PHN B CA RNG NHIT I

Hoạt động 1
Những ý nghĩ gì đến với bạn khi bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy
những từ "rừng nhiệt đới"? Bạn hãy thử nêu khái niệm về rừng nhiệt
đới? Sau đó bạn đọc các thông tin dới đây để bổ sung ý kiến
- Rng nhit i phỏt trin tt trong cỏc
iu kin núng v m. Chỳng hu ht l
nhng cõy thng xanh vi tỏn lỏ khộp kớn.
Tuy th, khong trng gia cỏc cõy g
thng c bao ph bi cỏc cõy bi, cõy
con, cõy kớ sinh v cõy leo lm cho rng
nhit i rm rp, khú i vo c ti bờn
trong.
- Tri qua hn 100 triu nm tn ti,
rng nhit i cú s a dng rt ln v h
thc vt v ng vt. Tuy nhiờn, ngi ta ó
tớnh toỏn c rng ch khong 7% b mt
Trỏi t c bao ph bi rng nhit i.
Chỳng c phỏt hin thy ch yu cỏc
vựng xớch o v nhit i.

Hỡnh 1. nh ca mt khu rng
nhit i in hỡnh


21


Hoạt động 2
1. Quan sát hình 2, bạn cho biết rừng nhiệt đới có mặt chủ yếu ở
châu lục nào? Có một khu rừng nhiệt đới rất nổi tiếng. Bạn có biết tên
khu rừng đó và nó thuộc quốc gia nào? Thử chỉ trên bản đồ khu vực
đó?
2. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam châu á có nhiều rừng
nhiệt đới. Bạn tìm xem Việt Nam ở vị trí nào trên bản đồ?

Hỡnh 2. S phõn b ca rng nhit i
B n cú bit?
Trong thi gian di trc õy, khong 80% b mt lc a Trỏi t c bao ph bi
rng. Mc dự vy, vi nhng hnh ng ca con ngi, nhng cỏnh rng ó gim xung
cũn 36% b mt lc a Trỏi t v s cũn co li hng nm.
Biu v che ph ca rng ban u v hin nay mt s nc.

22


 Rừng ban đầu (ngàn km2)
 Rừng hiện nay (ngàn km2)

II. CÁC KIỂU RỪNG CHÍNH VÀ HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM
1. Các kiểu rừng chính ở Việt Nam
Ho¹t ®éng 3
B¹n h·y suy nghÜ xem, ë ViÖtnam cã những kiểu rừng nào? Ở Quảng
Ninh, bạn biết có những kiểu rừng nào?

Sau đ ó bạn hãy đọc các thông tin dưới đây để bổ sung vào ý kiến của bạn.
Căn cứ vào thành phần thực vật rừng, vào điều kiện môi trường sống,… người ta
chia rừng nước ta thành các kiểu rừng chính sau:
1.1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố rộng khắp đất nước, nằm trong vành đai
nhiệt đới gió mùa, thường phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở
miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 20-250C, lượng mưa hàng năm 1200 – 1300mm, mùa
khô và mùa mưa phân biệt rõ, mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng.
Rừng có cấu trúc 3-5 tầng (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tầng cây
bụi, tầng cỏ và quyết). Thực vật rừng ở đây gồm phần lớn là các loài cây nhiệt đới, không
có chồi ngủ qua đông, một số loài trên thân mang hoa quả, một số loài gốc có bạnh vè
cao.
Các loài cây điển hình như Gội, Sấu, Re, Cà lồ, Vàng anh, Sến mật, Lim xanh, Mỡ,
một số loài trong họ dầu như Sao đen, Chò chỉ, Táu, họ Trám như Trám trắng, Trám đen,

1.2. Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
23


Kiểu rừng này có cùng đai độ cao và nhiệt độ với kiểu rừng trên, nhưng xuất hiện 13 tháng khô hạn trong năm với lượng mưa chỉ đạt 25-50 mm/tháng. Ở thời điểm này độ
ẩm trung bình thấp. Một số khu vực thuộc các tỉnh như Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên
Quang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk gặp kiểu rừng này.
Thể hiện rõ nhất là sự rụng lá của 25-75% cá thể cây rừng, các loài ưu hợp thuộc họ
Dầu, họ Bàng, họ Tử vi, họ Dâu tằm, họ Xoan, họ Bồ hòn, họ Đậu, họ Trôm. điển hình
như: Dầu song nàng, Dầu con quay, Gõ đỏ, Săng lẻ, Chò nhai, Chiêu liêu, Trương vân,
Lát khét, Lim xẹt, Xoay, Giáng hương, Lòng mang, Trôm, Sau sau,…
1.3. Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới
Kiểu rừng này hình thành trong điều kiện giống như kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng
lá, nhưng độ ẩm thấp hơn lượng mưa có thể xuống tới 1200mm, mùa khô kéo dài 4-6
tháng, trong đó có 1-2 tháng chỉ đạt < 25mm, có 1 tháng không có mưa. Có thể gặp kiểu

rừng này ở Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Nam Bộ.
Kiểu rừng này thường có 2 tầng, tầng cây cao chủ yếu là các loài rụng lá, chiếm tới
75% số loài. Các loài điển hình trong họ Dầu, họ Thung, họ Tử vi, họ Đậu như: Dầu trai,
Dầu con quay, Săng lẻ, Dáng hương, Cà te, Gõ đỏ, Trắc, Xoay, Thung, Gạo, Ban, Dẻ tằm,
Dẻ răng cưa, Sau sau.
1.4. Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp)
Kiểu rừng này hình thành trong vùng khí hậu khô nóng, thường xảy ra lửa rừng,
lượng mưa trung bình hàng năm 600-800mm, nhiệt độ trung bình 20-25 0C, mùa khô kéo
dài 5-6 tháng, đất có tầng kết von gây úng về mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa
khô.
Rừng khộp có mật độ thấp, tán thưa, nhiều tầng, kích cỡ, tổ thành đơn giản, chủ yếu
là cây họ Dầu như Dầu trà beng, Dầu đồng, Dầu trai, ngoài ra còn gặp một số loài cây
khác như Cẩm liên, Cà chiếc, Chiêu liêu, Kơ nia, Thành ngạnh, Găng, Le.
1.5. Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m ở miền Bắc, trên 1000m ở miền Nam,
lượng mưa trung bình năm 1200-2500mm, nhiệt độ trung bình năm 15-20 0C, tháng lạnh
nhất dưới 150C, độ ẩm trên 85%. Có thể gặp kiểu rừng này ở các tỉnh như Lào Cai, Lai
Châu, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đắk Lắk.
Rừng thường có 2 tầng cây gỗ và tầng cỏ quyết. Các loài cây ưu thế thuộc khu hệ
bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, trên thân và cành có nhiều rêu và địa y phụ
sinh.
Đặc trưng của loại rừng này là nhiều loài cây có chồi ngủ, thuộc họ Re, họ Chè, họ
Ngọc lan, họ Sau sau, họ Nhân sâm, họ Đỗ quyên và nhiều loài địa lan quý.
24


1.6. Kiểu rừng ngập mặn
Đây thực chất là một kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh hình thành
trên điều kiện đặc biệt: đất phù sa mặn, bùn lầy, ngập nước biển theo thuỷ triều lên xuống.
Phân bố dọc theo các tỉnh ven biển Việt Nam, điển hình như Quảng Ninh, Thái Bình,

Nam Định, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau,…
Rừng thường có một tầng, đôi khi tầng dưới có cỏ quyết. Các loài cây có hệ rễ rất
phát triển thành rễ chống, rễ cà kheo, rễ đầu gối, lá cây mọng nước, chịu hạn, chịu nóng,
chịu nước biển, hạt nảy mầm trên cây trước khi quả rụng.
Các loài điển hình thuộc họ Đước, họ Bần, họ Cói, họ Ô rô,… như Đước bộp, Đước
xanh, Vẹt dù, Bần chua, Bần trắng, Mấm, Dà vôi, Cóc, Dừa nước, Cói,… Vùng đất chua
phèn đã nâng cao thường gặp loài Tràm.
1.7. Kiểu rừng núi đá vôi
Kiểu rừng này bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng
lá phân bố ở đai nhiệt đới và á nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt là đất đá vôi. Với diện
tích khoảng 800.000ha phân bố ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang,
Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, quần đảo Cát Bà, Hạ Long,…
Địa hình dốc, vách đá tai mèo, tầng đất mỏng nên các loài cây sinh trưởng chậm, rễ
nổi và ôm lấy các tảng đá ăn sâu vào các khe nứt.
Các loài điển hình như Nghiến, Trai lý, Ô rô, Mạy tèo, Chò nhai, Lòng mang, Kim
giao, Sâng, Đinh, Sấu, Chò chỉ, Hoàng đàn.
1.8. Kiểu rừng lá kim
Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ là rừng thưa lá kim hơi khô nhiệt đới và rừng thưa lá
kim hơi khô á nhiệt đới. Với diện tích khoảng 200.000 ha phân bố tập trung ở Tây
Nguyên và một số tỉnh phía Bắc. Đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu.
Rừng có kết cấu 2 tầng rõ, tầng trên chủ yếu là các loài thông, tầng dưới có một số loài
cây họ dẻ. Các loài thường gặp: Thông Nhựa, Thông Ba lá, Thông Mã vĩ.
1.9. Rừng tre nứa
Là kiểu rừng có cấu trúc hình thái độc đáo dễ nhận biết từ xa, là kiểu phụ thứ sinh
hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy. Rừng tre nứa ở Việt Nam
phân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nước biển tới 2000m. Việt Nam có khoảng 1,5
triệu ha rừng tre nứa tập trung ở các vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên. Với gần 200 loài tập trung trong nhóm tre mọc cụm như Tre gai,
Luồng, Bương, Mai, Hóp, Lồ ô, Le, Mạnh tông,... và nhóm mọc tản chủ yếu ở vùng núi
phía Bắc như Vầu đắng, Vầu ngọt, Trúc sào, Trúc cần câu, Sặt,...

25


×