Câu 1: Vì sao phân công lao động xã hội là 1 trong 2 điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời?
Trình bày khái quát và cho ví dụ minh họa ?
-Khái niệm lao động xã hội –Từ đó dẫn đến sự ra đời ngày càng phong phú đa dạng của sản
phẩm-xuất hiện thúc đẩy nhu cầu trao đổi…
-Ví dụ về sự phân công thành ngành nghề lĩnh vực bộ phận…trong 1 ngành hoặc nhiều ngành
kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ….) từ đó ngày càng tạo ra sự lệ thuộc gắn kết, trao
đổi giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa.
Câu 2: Sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất là 1 trong 2 điều kiện sản xuất hàng
hóa ra đời có ý nghĩa gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
-Sự tách biệt về kinh tế có nghĩa là những người sản xuất chủ thể sản xuất độc lập với nhau vì
vâỵ sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối.
-Nguyên nhân dẫn đến độc lập kinh tế
+Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Có nhiều hình thức sở hữu TLSX
Sự tách rời giữa quyền sỡ hữu và quyền sử dụng
Vì dụ: chặng hạn như anh A sở hữu một công tu may nên sở hữu và chi phối việc trao đổi quần
áo. Anh B sỡ hữu ruộng, thóc giống máy mosclafm ruộng … Anh ta sở hữu và chi phối việc trao
đổi giường tủ … Nên giữ họ muốn có sản phẩm bắt buộc phải trao đổi với nhau.
Câu 3: Có phải bất kì sản phẩm nào của lao động cũng là hàng hóa? Vì sao? Cho ví dụ ?
-không phải. vì một hàng hóa có sức lao động bỏ vào mà không có giá trị sử dụng hoặc không có
ai mua, do đó không diễn ra sự trao đổi. Bên cạnh đó, ngay khi một hàng hóa có công sức con
người bỏ vào, có giá trị sử dụng nhưng giả thiết sản phẩm làm ra cho chính mình dùng, đem
biếu tặng hoặc nhà nước thu hồi lại ( trong nền kinh tế bao cấp) thì cũng không diễn ra sự trao
đổi nên cũng không phải là hàng hóa. Do đó, là 1 hàng hóa bắt buộc phải hội đủ 3 yếu tố: giá trị,
giá trị sử dụng và được đem đi trao đổi
-Cho ví dụ
Câu 4: Vì sao một sản phẩm hàng hóa lại mang nhiều ý nghĩa tích cực cho sự phát triền của xã
hội hơn là 1 sản phẩm không phải là hàng hóa? Ví dụ?
Bởi vì những sản phẩm không phải là hàng hóa được nêu trên không tạo ra động lực, sự tích
cực, sự sáng tạo, tính siêng năng, tính trách nhiêm cao…cho người sản xuất, còn một sản phẩm
là hàng hóa, bản thân nó sẽ tạo ra điều ngược lại tuyết đối do nhu cầu tiêu thụ nhiều sản phẩm
để có lợi nhuận ngày càng nhiều, do áp lực cạnh trang trước các đối thủ…
Cho ví dụ
Câu 5: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt 1 sản phẩm không phải là hàng hóa với một sản
phẩm là hàng hóa là gì?
-1 sản phẩm thông thường không phải là hàng hóa cũng có đủ 2 thuộc tính: có sức lao động của
con người bỏ vào có tính hữu ích . Vấn đề lad mục đích tạo ra để tự mình tiêu dùng, để cho,
biếu tặng…hay mang đi trao đổi, nếu được mang đi trao đổi nó mới trở thành hàng hóa.Do đó,
dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ở đây chính là sự trao đổi .
-cho ví dụ
Câu 6: Vì sao không khí trong tự nhiên không phải là hàng hóa, nhưng khoogn khí được nén
trong bình oxy lại là hàng hóa?
Vì không khí trong tự nhiên hoàn toàn do tự nhiên sinh ra, nó không có kết ttinh sức lao động
của con người ở đó nên không có giá trị trao đổi, còn không khí được nén trong bình chứa oxy
thì ngược lại.
Câu 7: Vì sao trong cùng 1 thời gian lao đông, tiền công của 1 kỹ sư xây dựng lại cao hơn tiền
công của 1 người thợ hồ. Dùng kiến thức môn học để lý giải.
Trình bày khái quát khái niệm lao động giản đơn và lao động phức tạp
Lý giải và liên hệ trường hợp trên.
Câu 8: Có ý kiến cho rằng” chừng nào Việt Nam còn mãi tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 thế giới, thứ 3 thế giới, chừng đó Việt Nam sẽ còn mãi nghèo” bạn hiểu ý kiến này như
anfo? Dùng kiến thức môn học lý giải? ví dụ
-có ý kiến cho rằng, lúa gạo là kết quả của lao động giản đơn tạo ra, do đó giá trị kinh tế của nó
rất phức tạp, chừng nào chúng ta còn tự hào mãi sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đứng thứ
nhất, nhì thế giới chừng đó còn mãi nghèo. Chừng nào tự hào vì có sản phẩm của nền kinh tế
công nghiệp ( vừa là kết quae của lao động giản đơn vừa là kết quả của lao động phức tạp nên
giá trị nó cao hơn sản phẩm nông nghiệp).
Xuất khảu đứng thứ hai, ba thế giới chúng ta mới có cơ hội trở thành nước giàu và nếu là nước
chuyên sản xuất sản phẩm kinh tế tri thức thôi ( hoàn toàn là kết quả của lao động phức tạp nên
giá trị kinh tế rất cao) chúng ta sẽ trở thành một nước rất giàu có.
Câu 9: Vì sao trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội từ 2011-2020, Đảng và Nhà
nươc ta đưa ra mục tiêu “ phấn đấu đạt tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao
đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40%
tổng giá trị sản phẩm công nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu/ dùng
kiến thức môn học và cho ví dụ lý giải vấn đề trên
-Do tính chất của lao động kết tinh trong sản phẩm tạo ra khiến cho giá trị kinh tế của sản phẩm
công nghiệp và dịch vụ cao hơn sản phẩm kinh tế nông ngiệp, do đó việc hướng đến và phấn
đấu cho mục tiêu tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ thay thế tuyệt đối cho tỷ trọng nông
nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu cả nước cần quyết
tâm thực hiện, thì đất nước mới có cơ hội thoát nghèo thực sự.
Câu 10: Vì sao giá trị hàng hóa của nền kinh tế tri thức cao nền kinh tế công nghiệp, giá trị của
nền kinh tế tri thức cao nền kinh tế công nghiệp, giá trị của nền kinh tế công nghiệp cao hơn
nền kinh tế nông nghiệp. Dùng kiến thức môn học lý giải và cho ví dụ?
-Trình bày khái quát khái niệm lao động giản đơn, lao động phức tạp.Do tính chất lao động
( thiên về giản đơn tuyệt đối hay vừa giản đơn vừa phức tạp,hay thiên về phức tạp tuyệt đối)
đưa đến giá trị của nền kinh tế cao.
CÂU 11: VÌ SAO TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ GIÁ TRỊ HH LÀ MỔ TRONG NHỮNG ĐẠI
LƯỢNG KHÔNG ĐỐI, TRONG KHI GIÁ CẢ HH LẠI THAY ĐỔI XOAY QUANH GIÁ TRỊ. LÝ GIẢI VÀ
CHO VD MINH HỌA CỤ THỂ?
Đáp án: -Nguồn góc duy nhất hình thành nên giá trị của một hàng hóa chính là mức hao phí sức
lđ kết tinh trong hàng hóa đó, do đó giá trị của hàng hóa chỉ có một mức duy nhất tương ứng
với mức hao phí sức lđ này(1đ). Dù hàng hóa tiêu thụ nhiều hay ít, hay không tiêu thụ được thì
giá trị của nó vẫn tồn tại với 1 mức duy nhất đó. Trong khi đó giá cả là 1 hình thức thể hiện bên
ngoài của nó, khi vận động trên thị trường ngoài yếu tố cơ bản là thước đo giá trị ra, nó còn chịu
sự tác động của yếu tố cung cầu, khan hiếm, cạnh tranh,.. nên sẽ có lúc nó phản ánh sát giá trị
của sp cũng nằm trong 1 giới hạn nhất định, việc đi quá xa giới hạn đó chỉ là hiện tượng tạm
thời, sau đó sẽ cân bằng về mức gần nhất vơi giá trị, vì quy luật” hàng hóa có chân”, nó sẽ chạy
khắp nơi cần nó, cũng như không ai bán mãi khi bị lỗ quá nặng….(1đ)
-Cho vd đúng(1đ) (Chẳng hạn như mua 1 chai nước suối với giá trị 15-30 ngàn ngt có thể mua
trong 1 số trường hợp rất khan hiếm trong việc bán nó, nhưng với giá trị 150-300 ngàn thì câu
chuyện lại rất khác, rất khó để diễn ra dù chỉ 1 lần
CÂU 12: VÌ SAO TRONG CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA MỘT HÀNG HÓA G=c+v+m, C CHỈ LÀ YẾU
TỐ TIỀN ĐỀ, V MỚI LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP HÌNH THÀNH NÊN M? CHO VD MINH
HỌA?
-Đáp án: -Trong quá trình hình thành nên m không thể thiếu 2 yếu tố c lẫn v, nhưng c đóng vai
trò là tiền đề quan trọng, còn v mới là yếu tố trực tiếp hình thành nên m. Bởi vì c là yếu tố máy
móc, nguyên vật liệu,….được hình thành trước đó, do hao phí lao động quá khứ hình thành,
nhưng để các yếu tố này sinh lợi , cần kết hợp chúng để tạo thành thành phẩm ở hiện tại. Hiện
tại chính là yếu tố duy nhất kết hợp chúng để tạo thành thành phẩm , nhờ đó tạo nên một
lượng giá trị mới lớn hơn giá trị cũ, nếu thiếu đi v để đưa các yếu tố c thành thành phẩm ở hiện
tại, ( hao phí sức lđ hiện tại) chính là yếu tố duy nhất kết hợp chúng thành thành phẩm, nhờ đó
tạo nên một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị cũ, nếu thiếu đi v để đưa các yếu tố c thành thành
phẩm, theo thời gian tất cả sẽ trở nên hư hao thậm chí mất đi toàn bộ giá trị của nó.
VD: chẳng hạn như trong 1 xưởng mộc: nhà xưởng, gỗ, nước sơn, đinh, máy cưa, máy bào, máy
đục,… chúng ta mua về vì sinh lợi thì tất cả các yếu tố cần được công sức của người thợ mộc kết
hợp chúng để tạo thành gường, tủ, bàn ghế,…lúc đó bán đi mới sinh lợi. Nếu để yên chúng theo
thời gian gỗ sẽ trở thành gỗ mục, đinh sắt sẽ bị gỉ sét,…
CÂU 13: VÌ SAO CÔNG THỨC CẤU TẠO NÊN GIÁ TRỊ CỦA HH G=c+v+m, c ĐƯỢC GỌI LÀ GIÁ TRỊ
CŨ, v+m ĐƯỢC GỌI LÀ GIÁ TRỊ MỚI TRONG CƠ CẤU HÌNH THÀNH GIÁ TRỊ HÀNG HÓA? CHO
VD?
-Đáp án: Vì c do hao động quá khứ hình thành, v+m do hao phí lao động sống (hiện tại) hình
thành. VD: Trong cơ cấu giá trị của chiếc váy là 500000 đồng; trong đó, chi phí bỏ ra mua vải,
kim chỉ, hao mòn máy may, may vắt sổ, nhà xường,… hết 300000đ chính là c, thì phần còn lại
200000đ chính là giá trị mới(v+m) được tạo ra khi hình thành việc kết hợp các yếu tố c thành cái
váy hoàn chỉnh.
CÂU 14: VÌ SAO THEO ĐUỔI QUY LUẬT GIÁ TRỊ, NHÀ SẢN XUẤT SẼ BIẾT PHẢI TỰ ĐIỀU TIẾT DÙ
MUỐN HAY KHÔNG? CHO VD?
-Đáp án: Trình bài khái quát nội dung và tác dụng của quy luật giá trị
-VD: chằng hạn như cùng sx ra nước khoáng trên thị trường với chất lượng, mẫu mã gần giống
nhau, đa phần bán với mức giá dao động từ 4000-5000đồng. Là 1 nhà sản xuất, nếu muốn
thành công và có lợi thế cạnh tranh, không thể tự mình bán với giá 8000-9000đồng khi chất
lượng, mẫu mã, dung lượng không khác biệt gì với số chung đó , thì chỉ có thể đưa ra mức giá
ngang giá hoặc thấp hơn mức giá của thị trường , phần còn lại chính là khâu dịch vụ và không
ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã,…
CÂU 15: PHÂN BIỆT KN TƯ BẢN VỚI MỘT SỐ KN VỐN SINH LỢI KHÁC? CHO VD?
-Đáp án: Trình bày khái niệm tư bản; phân biệt nó với một số loại vốn kinh doanh đơn thuần(VD
như vố mình tự bỏ ra, tự mình kinh doanh trên số vốn đó để sinh lợi mà không dựa trên sức lao
động của người khác, hoặc có người khác cùng làm nhưng chỉ là vài người, quy mô nhỏ bé, hoặc
vốn do nhiều người cùng đóng góp cùng trực tiếp làm,..
VD minh họa: chẳng hạn như vốn để mở 1 tiệm may do chính mình tự may để bản, hoặc có
mướn thêm 3-4 thợ may , khác với để mở 1 cty may mặc có hàng nghìn công nhân may mặc.
CÂU 16: SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA NỀN KT GIẢN ĐƠN(H-T-H) VỚI NỀN KT TBCN(T-H-T) LÀ
GÌ? CHO VD?
-Đáp án: Trình bày khái quát mục đích trao đổi hàng hóa trong nền kt giản đơn( hàng hóa bán đi
lấy tiền để mua hàng hóa khác, sự trao đổi đơn thuần từ hàng hóa này sang hàng hóa kia,
không sinh lợi,..) với nền kt hàng hóa TBCN( sự vận động của đồng tiền ban đầu khi trở thành
hàng hóa, kết thúc bằng lượng tiền lớn hơn,..)
VD: chẳng hạn việc mang gà ra chợ bán, có tiền đi mua vải( trong nền kt giản đơn); rất khác so
với việc bỏ tiền muua vải, kim chỉ, máy may, mua sức lđ của công nhân để sx ra quần áo mang đi
bán , thu lại một lượng tiền ngày càng lớn hơn so với nguồn vốn ban đầu.
CÂU 17: NGUỒN GỐC BAN ĐẦU CỦA M NẰM TRONG LĨNH VỰC LƯU THÔNG HAY SẢN XUẤT?LÝ
GIẢI CHO VD?
-Đáp án: sản xuất phải là tiền đề, là xuất phát điểm rồi mới dẫn đến lưu thông, m trong sản xuất
chính là điểm xuất phát, dẫn đến m trong lưu thông hay trong bất kì lĩnh vực nào khác; ngưng
sản xuất là ngừng lưu thông cũng như ngưng các hoạt động kt khác; cũng như không có m trong
sx sẽ dẫn đến m trong lưu thông hay bất kì lĩnh vực nào khác.
VD: chẳng hạn như để tập trung vào sx, để việc tiêu thụ diễn ra nhanh, các nhà sx nội thất
thường nhường 1 phần m cho showroom, cửa hành buôn bán nội thất, khi cả 2 lĩnh vực kinh
doanh lẫn buôn bán nội thất cùng giàu, họ gửi tiền vào ngân hàng, dẫn đến p trong ngân hàng,
bản thân, người thân họ có tiền đi du lịch, làm đẹp,ăn nhà hàng ,.. dẫn đến lợi nhuận trong các
ngành du lịch, dịch vụ, nhưng suy cho cùng xuất phát điểm vẫn là lĩnh vực sx dẫn đến các lĩnh
vực khác.
CÂU 18: VÌ SAO NÓI KN HÀNG HÓA SỨC LĐ LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGUỒN
GỐC THỰC SỰ CỦA M TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT? CHO VD?
-Đáp án: trình bày khái quát cụ thể 2 yếu tố c, v trong quá trình hình thành m. Vai trò của V
trong việc làm tăng thêm lượng giá trị mới trong sản phẩm, từ đó mới có được m trong sản
phẩm, m được tạo ra trong sản phấm trong lĩnh vực sx chính là xuất phát điểm dẫn đến m trong
lưu thông và m trong các lĩnh vực khác.
CÂU 19: VÌ SAO NÓI VỀ CƠ BẢN CÔNG NHÂN NGÀY NAY LÀM VIỆC NHẸ NHÀNG HƠN CÔNG
NHÂN THỜI XƯA, THỜI GIAN LAO ĐỘNG CÓ THỂ GIẢM HƠN RẤT NHIỀU SO VỚI NGÀY XƯA,
CS VẬT CHẤT CŨNG ĐƯỢC CẢI THIỆN HƠN NGÀY XƯA RẤT NHIỀU, NHƯNG THỰC CHẤT MỨC
ĐỘ BÓC LÔ VÀ KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO RẤT NẶNG SO VỚI NGÀY XƯA? VD?
-Đáp án: trình bày khái quất 3pp sản xuất giá trị thặng dư.
-Làm rõ việc thu được giá trị thặng dư gấp bội khi có yếu tố máy móc được đưa vào sản xuất
thay thế cho yếu tố sức người là chủ yếu và đặc biệt là vận dụng máy móc tối tân, hiện đại để
thu được giá trị thặng dư siêu ngạch ngay cả khi giảm giờ làm cho người lđ
CÂU 20: VÌ SAO NÓI SỰ GIÀU CÓ DÙ LÀ TRONG LĨNH VỰC MUA BÁN CHỨNG KHOÁN, NGÂN
HÀNG, DU LỊCH, DỊCH VỤ…. THÌ TẤT CẢ ĐỀU CÓ MẶT TỪ LĨNH VỰC SX MÀ RA? LÝ GIẢI VÀ CHO
VD?
Trả lời giống câu 17.
Câu 21: Vì sao c được gọi là tư bản bất biến? V được gọi là tư bản khả biến? Cho ví dụ
minh họa? (1.5 điểm)
Đáp án: - c được gọi là tư bản bất biến bởi vì nó chính là vốn nguyên liệu, máy móc, nhà
xưởng… tồn tại trong cơ cấu lượng giá trị hàng hóa, vốn này mua bao nhiêu thì có bấy nhiêu
trong cơ cấu giá trị đó, nó không biến đổi, không tăng thêm lượng giá trị, khác với V chính là sức
lao động (v), vốn này sau khi mua về sử dụng nó sẽ biến các yếu tố c thành thành phẩm, làm tăng
thêm lượng giá trị mới cho sản phẩm, do đó nó được gọi là tư bản khả biến, vì có khả năng biến
đổi ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó (1 điểm
Câu 22: Thế nào là tư bản cố định? Tư bản lao động. Cho VD minh họa
Đáp án: Trình bày 2 khái niệm (0.5 điểm)
Cho VD ( 1 điểm) Chẳng hạn như trong 1 xưởng gỗ, nhà xưởng, máy bào, máy cưa, máy đục:
Chính là tư bản cố định, vì giá trị của nó chuyển từ từ vào từng sản phẩm ( Giường, tủ, bàn ,
ghế…) dưới hình thức khấu hao còn gỗ, khung sắt, đinh, sơn… mua bao nhiêu dùng hết bấy
nhiêu, chuyển giá trị của chúng 1 lần 1 vào sản phẩm mua
Câu 23: Vì sao CT tính m ( m=m/v*100%) lại trừu tượng hóa c đi ở phần 1, còn CT tính p
(p’=p/c+v*100%) lại có c ở phần mẫu? Lý giải và cho VD minh họa (2 điểm)
Đáp án: CT m’ muốn nhấn mạnh vai trò quyết định của V trong việc hình thành nên m, nên tạm
thời trìu tượng hóa c đi; còn trong CT tính p nhà tư bản muốn nhấn mạnh vai trò của c lẫn v
trong việc hình thành nên lợi nhuận trong đó thậm chí họ đề cao vai trò của c hơn v nên tất niên
có c ở mẫu
Câu 24: Phân biệt 2 khái niệm m và p? Cho VD minh họa? (2 điểm)
Đáp án: - Phân biệt đúng 2 khái niệm m và p (1 điểm)
VD: Chẳng hạn như cơ cấu giá trị của 1 sản phẩm H=200c+100v+100m=400, khu cung cầu cân
bằng, bán giá cả ngang với giá trị (400) thì m=p=100, khi cung nhỏ hơn cầu, giá bán cao hơn giá
trị (500) thì m=100, p=200, khi cung lớn hơn cầu, án giá cả thấp hơn giá trị (350 chẳng hạn) thì
m=100, p=50
Câu 25: Để chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mang tính mệnh lệnh bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng XHCN từ năm 1986, Đảng và Nhà nước
ta đã vận dụng mạnh mẽ và ngày càng triệt để điều kiện thứ 2 của sự ra đời sản xuất hàng
hóa ntn? Cho dẫn chứng minh họa? (3 điểm)
Đáp án: Trình bày khái quát điều kiện thứ 2 dẫn đến sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa(1
điểm)
Trình bày khái quát quá trình Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế hàng hóa thị trường từ năm 1986, với cuộc cách mạng về chế độ sở hữu từ chế độ sở
hữu toàn dân, sở hữu nhà nước là duy nhất qua chế độ đa sở hữu, từ việc duy trì 1 thành phần
kinh tế duy nhất qua việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần… (1 điểm)
-
Cho 1 số dẫn chứng cụ thể thực tế để thấy được những cuyển biến tích cực từ sự thay đổi
đó (1 điểm), chảng hạn ví dụ về 1 số ngành nghề mà trước đây chỉ có thể làm trong hợp
tác xã, làm trong doanh nghiệp quốc doanh, sau này cho phép làm tư đã đưa đến tính tích
cực năng động, hiệu qua như nào,…
Câu 26: Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường với nhữn thành tựu rõ nét.
Một torng những lý do quan trọng để đưa đến điều đó chính là chúng ta đã ngày càng thực
hiện rất tốt điều kiện thứ nhất của sự ra đời nền sản xuất hàng hóa. Trình bày và cho ví dụ
minh họa cụ thể về điều này? (3 điểm)
Đáp án: - Trình bày khái quát điều kiện thứ nhất dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hóa (1
điểm)
Trình bày khái quát cơ cấu kinh tế và sự dịch cơ cấu ki nh tế ở Việt Nam (Cơ cấu ngành, cơ cấu
vùng, cơ cấu thành phần kinh tế) (1 điểm)
Câu 27: Trình bày ngắn gọn lý do, ưu nhược sự tồn tại của tình trạng độc quyền ở 1 số
oanh nghiệp nhà nước Việt Nam? Cho ví dụ cụ thể? (3 điểm)
Đáp án: - Trình bày đúng lý do (do đặc điểm nền kinh tế, đặc điểm thời kì đầu đi lên xây dựng
XHCN,..) (1 điểm)
Trình bày đúng nhược điểm sự tồn tại của doanh nghiệp độc quyền này (1 điểm)
Cho VD đúng (1 điểm)
Câu 28: Dùng kiến thức môn học, lý giải vì sao giá trị hàng hóa dựa trên nền tảng tri thức
lại cao hơn giá trị hàng hóa dựa trên nền tảng vật chất? Cho VD
Đáp án: Bởi vì hàng hóa ra đời trên nền tảng tri thức là kết quả của lao động thiên về phức tạp
tuyệt đối, tức lao động cần thời gian đào tạo rất lâu, tính chất lao động phức tạp,.. do đó giá trị
của nó lớn hơn những hàng hóa là kết quả của lao động thiên về giản đơn tuyệt đối(lao động mất
ít thời gian đào tạo, tính chất lao động giản đơn dễ làm,..), hoặc những hàng hóa vừa có lao động
giản đơn kết hợp lao động phức tạp.
VD: 1 kg gạo(kết quả của lao động thiên về giản đơn tuyệt đối) sẽ có giá trị nhỏ hơn 1 chiếc xe
máy (kết quả của lao động giản đơn kết hợp lao động phức tạp), và giá trị 1 chiếc xe máy sẽ nhỏ
hơn giá trị của 1 con chíp nào đó có giá cả của 1 công thức, 1 quy trình, 1 phần mềm,…nào đó
có thể thay đổi toàn diện cả 1 nền sản xuất, vận hành, quản lý XH,…
Câu 29: Dùng kiến thức môn học, lý giải vì sao giá trị hàng hóa của nền kinh tế công
nghiệp cao hơn giá trị hàng hóa của nền kinh tế nông nghiệp? Cho VD?
Đáp án: Bởi vì hàng hóa của nền kinh tế công nghiệp là kết quả của lao động giản đơn kết hợp
với lao động phức tạp do đó giá trị của nó lớn hơn hàng hóa của nền kinh tế nông nghiệp, là kết
quả của lao động thiên về giản đơn tuyệt đối (lao động mất ít thời gian đào tạo, tính chất lao
động giản đơn, dễ làm,…)
Câu 30: Vì sao trong quy luật giá trị, hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng hao
phí lao động xã hội cần thiết? Cho VD
Đáp án: Trình bày khái niệm hao phí lao động cá biệt, hao phí lao động xã hội
Vì 2 lý do cơ bản:
Việc sản xuất và trao đổi dựa trên nuyên tắc này sẽ kích thích sự phát triển, tiến bộ về trình độ kĩ
thuật, máy móc, con người, quản lý sản xuất,..
Dù muốn hay không, để tồn tại, để tiêu thụ được sản phẩm, để thu được lợi nhuận, để thắng trong
cạnh tranh…Thì bản thân mỗi nhà sản xuất sẽ tự đưa mức hao phí lao động đặc biệt của mình
xuống thấp hơn hoặc bằng mức hao phí lao động xã hội để có cơ hội giảm giá thành sản phẩm
nhằm thu hút khách hàng, tăng tổng lợi nhuận
Cho VD chẳng hạn như: Cùng sản xuất một kiểu áo thun na ná nhau về mẫu mã, chất liệu vải,
đường may mũi chỉ..khi giá cả xã hội cảu sản phẩm này dao động từ 90-100 ngàn đồng/ 1 chiếc,
nếu mình muốn có lợi thế trong việc tiêu thụ, cạnh tranh thì dĩ nhiên phải đưa mức hao phí sản
xuất ra nó về mức thu nhập thấp nhất có thể để có cơ hội bán với giá thấp hơn 90-100 ngàn đó,
tăng tổng lợi nhuận lên nhờ lượng tiêu thụ lớn.