Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

KỸ THUẬT NUÔI GÀ LÔNG MÀUHƯỚNG THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.34 KB, 18 trang )

VIỆN CHĂN NUÔI
PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
***

KỸ THUẬT NUÔI GÀ LÔNG MÀU
HƯỚNG THỊT

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018

1


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1. Phạm vi áp dụng: Mô hình này khuyến cáo áp dụng đối với các cơ sở nuôi
gà thịt lông màu trên tất cả các vùng miền của Việt Nam, bao gồm:
- Các trại giống Quốc gia,
- Các Trung tâm giống vật nuôi ở các địa phương,
- Các Hợp tác xã chăn nuôi gà thịt lông màu,
- Các Công ty, hộ chăn nuôi gà thịt lông màu,
- Các trang trại chăn nuôi gà thịt lông màu,
2. Đối tượng áp dụng: Mô hình này áp dụng đối với đàn gà thịt lông màu trong
các cơ sở chăn nuôi để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với giống gà
này.
3. Nguồn gốc, xuất xứ của mô hình: Mô hình được viết từ việc tham khảo từ
các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt lông màu tại các cơ sở sản xuất
giống.
II. Quy trình kỹ thuật
1. Chuẩn bị, xây dựng mô hình
1.1. Yêu cầu chung
- Phù hợp với đặc điểm sinh lý của đàn gà, cách xa khu dân cư, xa đường
giao thông chính và các công trình công cộng. Trại cần có tường rào bao quanh,


tạo vành đai cách ly. Khu vực xây trại đảm bảo cao ráo, thoáng mát, không bị
mưa tạt, gió lùa. Có nguồn nước đảm bảo vệ sinh và đủ dùng. Có nguồn điện
đảm bảo thường xuyên.
- Có các khu nuôi cho từng đối tượng gà. Có diện tích để đảm bảo đúng
mật độ nuôi.
- Thực hiện nguyên tắc “cùng vào cùng ra” để đảm bảo việc vệ sinh thú y.
Có các công trình phụ trợ như, kho thức ăn, kho trứng, kho vật tư, khu thu gom
và xử lý chất thải…
1.2 Yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi
1.2.1 Kiểu chuồng nền hở
- Kích thước chuồng:
+ Rộng: 7-12 m
+ Dài: Tùy quy mô, nhưng nên từ 30 m trở lên.
+ Cao: Phần thấp nhất tối thiểu 2,5 m so với nền trở lên
- Nền chuồng:
+ Kiểu nền: Cán bê tông
+ Độ dốc: 1%
- Mái chuồng:
+ Kiểu mái: Loại một mái hoặc 2 mái càng tốt.
+ Vật liệu Mái tôn, mái lá…
2


+ Độ dốc: 30% - 40%
- Sân chơi:
+ Diện tích tương ứng chuồng (rộng 7-12m, dài bằng chiều dài chuồng)
+ Kiểu sân: Đổ bê tông hoặc lát gạch
+ Độ dốc: 1%.
1.2.2 Kiểu chuồng sàn
- Kích thước chuồng:

+ Rộng: 7-12m
+ Dài: Tùy quy mô, nhưng nên từ 30 m trở lên.
+ Cao: Trần cao trên dưới 5m (nền đến nóc)
- Phần sàn:
+ Độ rộng sàn: Chiếm hết chiều ngang chuồng.
+ Độ cao sàn: 1-1,2 m,
+ Vật liệu: Sàn nhựa, lưới nhựa đảm bảo lỗ sàn 1 – 2 cm.
- Nền chuồng:
+ Nền cán bê tông hoặc lát gạch
+ Độ dốc nền 1%, dốc về phía sàn chuồng.
- Mái chuồng:
+ Vật liệu Mái tôn, mái lá…
+ Độ dốc: 30% - 40%
1.3. Thiết bị bị và dụng cụ chăn nuôi
1.3.1. Quây ngăn
- Quây đan bằng tre nứa hoặc quây bằng các vật liệu khác có kích thước
cao 60-70 cm dài 4-5 m tùy vào số lượng gà nuôi.
- Mắt lưới đan cho gà giai đoạn 0-28 ngày tuổi phải nhỏ hơn 2,5 cm để gà
không chui qua được.
- Khung lưới: Khung bao bằng thép hình loại L 30 x 3 mm, lưới B40. Sử
dụng lưới thép có kích thước mắt lưới 1-2cm2 cho gà úm.
1.3.2. Bạt che
- Các loại bạt thường sử dụng: Vải bạt, bạt rứa tráng ni lông, cót ép hoặc
phên đan bằng tre nứa…
- Bạt tre cần bố trí sao cho có thể dễ dàng che chắn khi mưa gió vào buổi
tối, ban ngày có thể mở ra để đảm bảo độ thông thoáng tốt.
1.3.3. Máng ăn
- Sử dụng khay ăn hình chữ nhật, nia mẹt đan bằng tre có kích thước đường
kính 60-70 cm, sử dụng 100 con/máng lúc nhỏ.
- Dùng máng đại p50 cho gà dò , sử dụng 27-30 con/máng.

- Đối với chuồng sàn dùng máng bán tự động;
1.3.4. Máng uống
- Từ 1-28 ngày tuổi sử dụng máng gallon tròn loại 2 lít. Số lượng 100
con/máng.
- Từ 28 ngày tuổi đến xuất bán sử dụng máng gallon tròn loại 5 lít. Số
lượng 50 con/máng. Có thể sử dụng một máng uống tự động cho gà uống. Mỗi
máng dùng cho đàn 100 con.
3


1.3.5. Hệ thống sưởi
- Sưởi bằng gas: Mỗi chụp sưởi gas sử dụng cho 1000 gà. Trường hợp
không đủ nhiệt độ úm thì bố trí bổ sung thêm đèn sợi đốt.
- Sưởi bằng điện sử dụng bóng đèn sợi đốt tròn 100W hoặc đèn hồng ngoại
để sưởi ấm cho gà.
- Sưởi bằng bếp than tổ ong
1.3.6. Lồng úm gà (nếu úm bằng lồng)
- Phổ biến hiện nay vẫn là úm gà trên chuồng nền. Tuy nhiên chúng ta có
thể đầu tư lồng úm để nuôi gà trong 2 tuần đầu nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
- Ưu điểm của úm lồng là tránh được chó, mèo, chuột ăn, dễ giữ nhiệt độ,
phân gà và nước uống sẽ rơi xuống nền chuồng nên lồng được sạch sẽ.
- Lồng úm gà con có kích thước 2 x 1 x 0,5m, úm được khoảng 150 con
trong 2 tuần tuổi đầu.
- Lồng được làm bằng khung gỗ, tre, xung quanh có thể làm bằng thanh gỗ,
tre hoặc lưới sắt có mắt lưới 1 cm2. Đáy và nắp lồng được làm bằng lưới sắt như
trên.
- Gà con được úm lồng trong vòng 14 ngày, sau đó nuôi hoàn toàn trên nền
chuồng. Sau 14 ngày tuổi, cho gà con xuống nền chuồng.
1.3.7. Chất độn chuồng
- Gà nuôi chuồng nền cần được bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo

chuồng nuôi khô ráo, đồng thời giữ ấm cho gà nhất là trong giai đoạn úm gà.
- Chất độ chuồng được sử dụng là trấu, chất độn chuồng được phải đảm bảo
nguyên tắc khô, sạch không được ẩm mốc.
- Nếu chất độn chuồng ẩm mốc thì gà rất dễ nhiễm bị bệnh nấm phổi do
nuốt phải bào tử nấm.
- Bổ sung chất độn chuồng thường xuyên 3-5 ngày 1 lần tùy độ ẩm nền
chuồng.
- Với chuồng sàn không cần chất độn chuồng, phân trên sàn lọt xuống nền.
Phân nên được rải men vi sinh để tránh mùi hôi.
1.4. Tiến trình chuẩn bị trước khi đưa gà vào nuôi
Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh và mau lớn thì trước khi nhận gà về nuôi cần
tiến hành vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh lây lan
* Nếu là chuồng nuôi mới tiến hành tiêu độc trước khi nuôi gà
* Nếu là chuồng trại đã chăn nuôi nhiều đợt thì sau mỗi đợt nuôi - Tháo và đưa
toàn bộ trang thiết bị ra ngòai để cọ rửa vệ sinh .
- Sau đó cần tiến hành quét dọn mái chuồng, tường chuồng, nền chuồng, cạo
bỏ sạch những cặn bã còn sót lại
- Rửa chuồng bằng vòi có áp suất cao để có thể rửa sạch mọi bụi bẩn, rửa
chuồng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Sau khi cọ rửa xong để chuồng
khô ráo rồi tiến hành tiêu độc khử trùng bằng nước vôi đặc 20%, quét 2-3 lần
hoặc dùng vôi bột rắc đều toàn bộ nền chuồng và chân tường. Khi nền chuồng
khô dùng thuốc sát trùng phun sịt kỹ toàn bộ mái chuồng, tường chuồng, nền
chuồng và chất đồn chuồng. Sau khi phun sát trùng xong để chống chuồng từ 23 tuần trước khi đưa gà mới về nuôi để nhăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
4


- Trước khi đưa gà vào nuôi 2-3 ngày, bà con lấy chất độn chuồng đã được sát
trùng rải đều xuống nền chuồng. Xung quanh khu vực chuồng nuôi cần tiến
hành dọn dẹp cỏ dại và phát quang bụi rậm sau đó phun thuốc sát trùng và rắc
vôi bột để đảm bảo cho chuồng nuôi sạch mầm bệnh

* Chú ý không cho người và súc vật khác qua lại khu vực chuồng nuôi đã được
sát trùng để chuẩn bị nhận gà.
2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
2.1. Chọn giống
Con giống đóng một vai trò quan trọng quyết định đến năng suất cũng như
chất lượng của đàn gà sau này. Vì vậy để nuôi gà lông màu hướng thịt đạt hiệu
quả cần chú trọng đến khâu chọn giống. Khi chọn mua con giống bà con chú ý
chỉ mua con giống ở những cở sở chăn nuôi uy tín an toàn dịch bệnh có giấy
chứng nhận của cơ quan thú y. Gà con nhận về nuôi phải đủ tiêu chuẩn gà loại 1
có đặc điểm về nhoại hình tốt. Hiện nay các giống gà lông màu như Lương
Phượng, Lương phượng X Sacso, LV, Tàu Vàng…Tùy vào mục đích mà bà con
chọn được giống gà nuôi cho phù hợp.
Cách chọn gà con 1 ngày tuổi
- Chọn những con khỏe mạnh, đi lại bình thường, mắt sáng, lông bông khô
sạch, rốn khép kín, bụng mềm, khối lượng đạt yêu cây của từng giống.
- Loại bỏ gà bị dị tật như khèo chân, hở rốn, vẹo đầu và mỏ, một mắt, không
có lông hoặc lông ngắn.
- Loại bỏ những con quá nhỏ, quá to và nặng bụng (trong trường hợp nuôi tận
dụng thì phải nhốt và có chế độ úm riêng những con này).
2.2. Nhiệt độ úm
Trong giai đoạn úm, nhiệt độ úm gà giai đoạn từ mới nở đến 7 ngày là rất
quan trọng, nó có ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng đàn gà sau này.
Do vậy, việc đảm bảo nhiệt độ là ưu tiên số 1 trong tuần đâu tiên. Tiêu chuẩn về
nhiệt độ thích hợp như sau:
Bảng 1. Nhiệt độ úm gà như sau
STT

Ngày tuổi

Nhiệt độ (oC)


1

SS – 7

34 - 32

2

7 - 14

32 - 30

3

15 - 21

30 - 28

* Ghi chú: Nhiệt độ cao áp dụng cho giai đoạn đầu và nhiệt độ thấp áp dụng
cho giai đoạn cuối
* Lưu ý: Trong tuần đầu tiên không được để mất nhiệt. Khi dụng cụ cung cấp
nhiệt ngưng hoạt động cần can thiệp ngay tránh gà chồng đống lên nhau dẫn
tới chết ngạt.
5


* Quan sát và điều chỉnh về nhiệt độ
Quan sát thường xuyên đàn gà có đủ nhiệt độ trong chuồng úm là rất quan
trọng. Trong quá trình úm gà cần thường xuyên quan sát để nhận biết đàn gà có

đủ nhiệt độ thích hợp hay không. Các biện pháp quan sát nhiệt độ thích hợp khi
úm gà:
- Sử dụng nhiệt kế: Loại nhiệt kế tốt nhất để theo dõi nhiệt độ trong quá
trình úm gà là loại có thể ghi được nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Nhiệt kế cần
phải treo cách xa dụng cụ cấp nhiệt từ 0,5 – 0,6 m, độ cao của nhiệt kế cách
mặt sàn nuôi từ 0,15 - 0,2 m.
- Quan sát bằng mắt:
+ Trường hợp đủ nhiệt độ: gà nằm, đi lại rải đều nơi úm và ăn uống bình
thường
+ Trường hợp không đủ nhiệt độ: gà tụ lại thành từng đống ngay dưới nguồn
cung cấp nhiệt
+ Trường hợp nhiệt độ quá cao: toàn bộ đàn gà dạt ra xa nguồn nhiệt và há
mồm thở
+ Trường hợp gà dạt về một bên chuồng và chỗ kín: chứng tỏ gà bị gió lùa
+ Trường hợp nguồn nhiệt không hoạt động nhưng đàn gà nằm rải đều nơi úm
và há mồm thở chứng tỏ nhiệt độ môi trường quá cao cần có biện pháp hạ nhiệt
độ.
2.3. Ẩm độ không khí
- Ẩm độ tương đối thích hợp cho gà từ 70-75%.
- Khi độ ẩm cao thì phải giảm mật độ nuôi và bổ sung chất độn chuồng.
2.4. Độ thông thoáng
- Độ thông thoáng giúp cho việc chao đổi không khí chuồng nuôi với môi
trường bên ngoài, làm tăng lượng O2 và đẩy các khí độc ra ngoài.
- Độ ẩm chuồng nuôi cao sẽ làm giảm độ thông thoáng, cần bổ sung thêm
chất độn chuồng thường xuyên.
- Hệ thống chuồng mở đang được nuôi phổ biến hiện nay có độ thông
thoáng tốt, tuy nhiên khi nuôi g con trong 3 tuần đầu cần được che chắn tránh
gió lùa.
2.5. Mật độ nuôi
Bảng 2: Mật độ nuôi (con/m2nền chuồng)

Giai đoạn tuổi

Chuồng hở

Chuồng kín

1 đến 7 ngày tuổi

50

50

8 đến 14 ngày tuổi

35

35

15 đến 21 ngày tuổi

25

25
6


22 đến 42 ngày tuổi

10


12

43 ngày đến xuất bán

9

10

Mật độ nuôi có thể điều chỉnh theo điều kiện chuồng trại, mùa vụ đảm bảo
chuồng luôn khô sạch.
2.6. Chế độ chiếu sáng
- Giai đoạn vịt con 0 – 4 tuần tuổi 24 giờ sau đó giảm dần ánh sáng tự
nhiên
- Giai đoạn > 4 tuần tuổi- xuất bán: Ánh sáng tự nhiên
- Cường độ chiếu sáng 3-5w/m2 nền chuồng.
- Độ cao bóng đèn so với mặt nền chuồng là 2 m.
2.7. Thức ăn
a. Loại thức ăn
Bảng 3: Loại thức ăn của gà lông màu hướng thịt
Thành phần dinh dưỡng

Độ ẩm (Max %)
Đạm Min(%)
Xơ thô (Max%)
Ca (Min-max%)
P (min%)
Nacl (Min-max%)
Năng lượng

Giai đoạn nuôi (tuần tuổi)

1-21 ngày

22-42 ngày

43- xuất bán

13
21
5
0,7-1,5
0,5
0,2-0,5
2900

13
20
5
0,7-1,5
0,5
0,2-0,5
2950

13
19
6
0,7-1,5
0,45
0,2-0,5
3000


b. Cách cho ăn
 Gà con
- Chế độ cho ăn:
* Ngày đầu tiên (cho gà tập uống)
Chuồng úm sau khi chuẩn bị xong, lót giấy báo cho đủ 3 ngày và mỗi
ngày rút ra 1 lớp (nếu úm lồng hoặc sàn), đổ trấu sạch dày 5 cm (nếu úm nền).
Bật đèn sưởi ấm 12 giờ trước khi gà về.
Sau khi đưa gà xuống chuồng ổn định khoảng 15 – 20 phút bắt đầu cho gà
tập uống nuớc mát, sạch có thể pha thêm vitamin. Khi bắt đầu cho gà uống nước
cần quan sát tình trạng uống của gà con, khi thấy gà con tụ lại quanh máng uống
nước chứng tỏ gà khát nước cần phải xử lý như sau:
+ Bổ sung vitamin C 1g/1 lít nước vào nước uống cho gà
+ Cho gà uống trong khoảng 3 -5 phút sau đó lấy toàn bộ bình nước ra
khỏi nơi úm
7


+ Cho gà nghỉ khoảng 10 – 15 phút tiếp tục cho uống
Công việc này làm đến khi gà hết triệu chứng khát nước thì mới để bình
nước ổn định trong chuồng.
Không cho gà ăn ngày đầu tiên, trừ trường hợp gà đã nở trước khi về 24 h
nhưng phải sau khi uống nước ít nhất 3 – 4 h.
* Ngày thứ 2 (cho gà tập ăn)
Sau khi thay lót chuồng và bố trí khay ăn bắt đầu cho gà tập ăn, rải điều thức
ăn ra giấy và khay ăn với số lượng vừa đủ ăn trong khoảng 5 – 10 phút. Sau khi
gà ăn hết cho nghỉ khoảng 1 giờ tiếp tục cho ăn. Làm như vậy trong suốt cả ngày
thứ 2 để tất cả gà biết ăn và tập trung ăn về sau này.
Cần phải bố trí đầy máng uống rải đều khu úm để gà có thể vừa ăn và uống.
* Các điểm cần chú ý các ngày úm tiếp theo
+ Buổi sáng trước khi cho gà ăn uống cần quan sát tình trạng sức khoẻ của

đàn gà. Nếu không đủ nhiệt đàn gà thường tụm lại, lông xù và không được
nhanh nhẹn. Cần bổ sung nhiệt ngay trước khi cho gà ăn uống.
+ Quan sát máng uống, nếu buổi sáng các máng uống hết nước, máng
khô và đổ lung tung chứng tỏ gà không đủ nước uống ban đêm, cần bổ sung
thêm máng uống và lượng nước uống. Ngoài ra cần quan sát giấy lót chuồng
hay chất độn chuồng xem gà có tiêu chảy hay không, nếu có cần báo cho kỹ
thuật để có biện pháp xử lý.
+ Trước khi cho gà ăn cần thu gom cám bẩn còn lại và lau sạch máng
trước khi cho ăn cám mới. Cần bổ sung đủ khay, máng ăn để tất cả gà có thể ăn
cùng một lúc, chỉ đổ cám vừa đủ ăn không đổ quá nhiều, thời gian giữa các lần
cho ăn 60 – 70 phút.
+ Thời gian úm: 3-4 tuần tùy thuộc vào thời tiết hoặc tình trạng sức khỏe
đàn gà


Gà giai đoạn 22-xuất bán
+ Lượng thức ăn: cho ăn tự do

+ Cách cho ăn: cho ăn nhiều lần trong ngày, cứ 3 – 4 h lại cho gà ăn 1 lần
để kích thích tính thèm ăn cửa gà.
2.8. Nước uống
+ Nước uống phải sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh thú y.
+ Mỗi ngày vào buổi sáng phải rửa sạch máng uống, nuôi lồng mỗi tuần
rửa sạch hệ thống uống nước 2 lần.
+Trong hai tuần đầu gà uống bằng máng nhựa (loại từ 1,5 – 2 lít/máng):
cần trang bị đủ máng uống cho gà (40 – 50 con/ máng). Mức nước trong máng
uống không quá ½ vành máng uống .
8



+ Giai đoạn sau cho uống bằng máng gallon 5 lít hoặc máng tự đọng hình
chuông, định mức 60 – 70 gà/máng tự động hình chuông.
+ Không nên đặt máng uống và máng ăn dưới nguồn nhiệt.
+ Với các chuồng lạnh, chuồng sàn đầu tư máng uống tự động.
+ Khi trời nắng nóng thì bổ sung vitamin C, điện giải.
2.9. Quy trình thú y phòng bệnh
2.9.1. Phòng bệnh bằng Vaccin
 Lịch trình: quy trình phòng bệnh tùy thuộc vào tình hình dịch tễ tại
khu vực chăn nuôi, dưới đây là quy trình phòng bệnh có tính chất tham khảo đối
với gà lông màu

9


Bảng 4. Lịch trình phòng bệnh bằng vacxin cho gà lông màu hướng thịt
Ngày
tuổi

Loại vaccin

Phòng bệnh

Cách sử dụng

1

Crymarex
rispen+HVT

Marek


Tiêm dưới da cổ 0,2 ml

1-3

Cocivac D hoặc
livacox

Cầu trùng

Nhỏ trực tiếp

5

ND-IB

Newcastle và viêm phế Nhỏ mắt, nhỏ mũi
quản truyền nhiễm

7

Gumbro

Gumbro lần 1

Đâu

Đậu

14


Gumbro

Gumbro lần 2

20

ND-IB

Newcastle và viêm phế Nhỏ mắt, nhỏ mũi
quản truyền nhiễm

21

Gumbro

Gumbro

Nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc cho
uống

30

H5N1

Cúm gia cầm

Tiêm dưới da cổ 0,3ml

40


ND-Emultion

Newcastle

Tiêm dưới da cổ 0,5 ml

Nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc cho
uống, Chủng màng cánh
Nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc cho
uống

 Bảo quản
- Thiết bị bảo quản: Tủ lạnh
- Nhiệt độ bảo quản: 4 – 8 0C
- Khi vận chuyển sử dụng thùng xốp, bên trong bỏ đá.
- Thời gian bảo quản tại trại: Vắcxin dịch tả không quá 45 ngày, vac xin
H5N1 không quá 3 tháng.
 Cách sử dụng:
- Thời gian chích: 8 – 10 giờ sáng
- Cách pha và liều tiêm: theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thời gian sử dụng sau khi pha không quá 3 giờ với điều kiện bảo quản
trong thùng đá.
10


- Vị trí chích: dưới da 1/3 trên của cổ.
2.9.2. Phòng bệnh bằng kháng sinh và hóa dược



Lịch trình
Bảng 5: Lịch trình phòng bệnh bằng hóa dược
Loại thuốc Cách dùng

Lịch dùng

Bcomplex

Pha nước uống

1 – 10 ngày tuổi

Vitamin C

Pha nước uống

T0max > 340C

Điện giải

Pha nước uống

T0max > 340C



Cách dùng kháng sinh phòng bệnh
- Liều dùng: Theo hãng sản xuất
- Liệu trình: 3 ngày liên tục
Cách trộn: kháng sinh được trộn với 30 – 50% lượng thức ăn trong ngày

của đàn gà, tỷ lệ pha 1 lít nước để trộn với 40 kg thức ăn.
2.10. Kỹ thuật vệ sinh chuồng trại và môi trường (Áp dụng chung cho mọi
đối tượng gà)
1.10.1. Vệ sinh và chuẩn bị chuồng trước khi đưa gà vào nuôi
- Chuồng nuôi gà phải được dọn sạch sẽ và để trống chuồng ít nhất từ 1 –
2 tuần trước khi đưa gà vào nuôi (tốt nhất là trên 3 tuần).
- Trước khi đưa gà vào nuôi 01 ngày cần phải hoàn thành các công việc
sau đây:
+ Kiểm tra và sửa chữa lần cuối những hư hỏng của chuồng trại còn sót
lại.
+ Hoàn thành công việc lắp ráp và kiểm tra hoạt động lần cuối của các
trang thiết bị như máng ăn, máng uống, hệ thống cấp nhiệt, hệ thống làm mát, hệ
thống rèm che mưa che nắng, hệ thống ánh sáng, hệ thống vệ sinh sát trùng v.v.
+ Hoàn thành công việc đưa sát trùng chất độn chuồng
+ Vệ sinh sát trùng lần cuối trong và ngoài chuồng nuôi, dụng cụ trang
thiết bị và chất độc chuồng
+ Đóng cửa và không cho bất kỳ ai không có nhiệm vụ ra vào chuồng
nuôi.
- Đối với hệ thống máng ăn tự động cần sử dụng bắp nghiền kích thước
0,2 – 0,3 cm cho chạy qua nhiều lần để làm sạch.
- Đối với hệ thống máng uống tự động cần rửa qua bằng dấm (axit acetic
2%) sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ chống chim, chuột, chồn và các thú ăn thịt
khác có thể vào chuồng làm hại gà.
11


2.10.2. Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi trong quá trình nuôi gà
* Công việc hàng ngày
- Phát hiện gà ốm, yếu nuôi cách ly

- Gà chết phải được thu gom và đưa ra khu xử lý
- Vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống trước khi cho gà ăn
- Thay ngay chất độn chuồng, lót ổ đẻ khi bị ướt.
- Cọ rửa hố sát trùng và thay nước sát trùng
- Quét dọn vệ sinh nơi để cám, đường đi
- Phun xịt sát trùng lần cuối mọi dụng cụ và thức ăn mới chuyển đến
* Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi hàng tuần
- Phun xịt sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi tuần 2 lần
- Quét mạng nhện, bụi trn vch chuồng v mi nh
- Dọn dẹp vệ sinh xung quanh chuồng nuôi
- Sửa chữa hư hỏng nhỏ
- Quét vôi hố thoát nước
- Khai thông cống rãnh
- Sát trùng đệm lót, ổ đẻ
* Công việc hàng tháng
- Thay tòan bộ chất độn chuồng nếu cần
- Phun xịt trừ mạt, bọ các loại
- Kiểm tra bảo dưỡng và dự trù sửa chữa các hư hỏng nặng
- Quét vôi dọn vệ sinh trong và ngoài chuồng trại, trang thiết bị dụng cụ
chuồng nuôi (đặc biệt cho hệ thống máng ăn, uống tự động).
- Cọ rửa bồn, bể chứa nước
2.11. Vệ sinh sát trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi
* Đối với chuồng nuôi
Sau khi kết thúc một đợt nuôi, quy trình vệ sinh chuồng trại được áp dụng
như sau:
- Tháo toàn bộ máng ăn, uống và dụng cụ chăn nuôi ra khỏi chuồng (áp
dụng cho loại thiết bị cĩ thể tháo được).
- Sau 1 tuần phải hoàn thành việc dọn sạch phân đưa về nơi quy định.
- Phun nước cho chuồng ướt toàn bộ.
- Cạo rửa phân còn sót lại.

12


- Rửa sạch bằng nước.
- Sửa chữa thay thế.
- Quét dọn sau sửa chữa.
- Xả nước, để ngấm nước.
- Cọ rửa bằng bàn chải.
- Rửa lại bằng nước.
- Sát trùng.
- Phun thuốc diệt côn trùng.
- Sử lý sát trùng bằng hơi.
- Đóng cửa và khoá kín lại.
- Để trống chuồng.
* Đối với thiết bị và dụng cụ chăn nuôi
-Quy trình vệ sinh trang thiết bị có thể tháo rời
+ Tháo và đưa toàn bộ trang thiết bị ra ngòai
+ Ngâm nước 24 h
+ Dùng bàn chải cọ rửa sạch cả trong lẫn ngoài
+ Sửa chữa hư hỏng
+ Ngâm qua hồ nước sát trùng 24 h
+ Rửa sạch và để khô
+ Đưa vào chuồng hoặc nơi để đã được vệ sinh sát trùng
* Đối với các lọai dụng cụ trang thiết bị không thể tháo rời hoặc rửa trực
tiếp
- Đối với các lọai dụng cụ trang thiết bị có thể rửa bằng nước được: cần
vệ sinh sát trùng đồng thời với vệ sinh chuồng nuôi
- Đối với các lọai dụng cụ trang thiết bị không thể rửa bằng nước được
như môtơ điện, hộp điều khiển điện cần được vệ sinh khô, bảo dưỡng sau đó
dùng đồ lau ẩm có thuốc sát trùng lau sạch.

- Đối với hệ thống ống chuyền thức ăn tự động phải lấy hết thức ăn và cho
bắp nghiền to để làm sạch.
- Đối với hệ thống nước uống tự động ngâm dấm 24h sau đó rửa bằng
nước sạch.
- Toàn bộ rèm che phải được phun rửa sạch và sát trùng.
2.12. Quy định về sử dụng chất độn chuồng
* Loại chất độn chuồng có thể sử dụng
13


Trong thực tế chăn nuôi các chất có thể làm chất độn chuồng cho gà gồm:
trấu, rơm khô băm nhỏ vàdăm bào khô. Tuỳ theo tình hình thực tế của thị trường
có thể dùng một trong các loại sau:
- Trấu khô: Ưu điểm của dùng trấu là rẻ tiền, dễ mua trên thị trường.
Nhược điểm là độ thấm nước kém hơn các loại chất độn chuồng khác. Khi sử
dụng, tốt nhất dùng trấu còn mới (sau khi xay sát gạo không quá 1 tháng).
- Dăm bào: Ưu điểm của dăm bào thấm nước tốt nhưng khó mua trên thị
trường. Khi sử dụng làm chất độn chuồng phải là dăm bào từ gỗ đã được xấy
khô, không độc hoặc đã tẩm thuốc chống mối mọt.
* Quy trình sử dụng chất độn chuồng
Nguyên tắc chung
- Chất độn chuồng phải khô, mới.
- Trước khi nhận về cần được sát trùng kỹ (tốt nhất là sát trùng bằng khí
focmandehyd).
- Trước khi thả gà 1 ngày cần sát trùng lại toàn bộ chất độn chuồng.
* Độ dày và thời gian sử dụng chất độn chuồng
Tuỳ theo loại gà và tình hình thực tế của chất độn chuồng để quyết định
thay chất độn chuồng. Thông thường độ dày và thời gian sử dụng được quy
định:
Bảng 6. Độ dày và thời gian sử dụng chất độn chuồng

Loại gà

Trấu
Độ dày
(cm)

Dăm bào
Thời gian sử Độ dày
dụng (tuần)
(cm)

Thời giansử
dụng (tuần)

Gà úm

5

Hết thời gian 3
úm

Hết thời gian
úm

Gà hậu bị

15

17


10

17

Gà đẻ

15

25

15

25

Gà thịt

10

Xuất bán

10

Xuất bán

* Một số lưu ý khi sử dụng chất độn chuồng
- Không để chất độn chuồng ướt, ẩm. Nếu bị ẩm ướt cần thay thế ngay.
- Đảo chất độn chuồng: 1 tuần/lần
* Quy định về xử lý chất độn chuồng sau khi sử dụng (phân gà)
Sử dụng quy trình xử lý “lên men hiếm khí sinh học”, như sau:
14



- Toàn bộ phân gà phải được đưa vào bao và buộc kín khi chuyên chở từ
chuồng nuôi đến nhà chứa phân.
- Tại nhà chứa phân, phân gà được tạo ẩm 80 – 90 %, sau đó chất đống và
phủ bạt che kín
- Thời gian ủ phân (tính từ sau khi đưa hết phân ra khỏi chuồng nuôi) tối
thiểu là 10 ngày.
2.13. Quản lý chất thải và xác chết
+ Bố trí một nơi riêng ở cuối khu chăn nuôi để làm nhà chứa phân
được lợp mái, xây tường bao, nền láng xi măng đảm bảo chất thải không tràn
ra ngoài gây ô nhiễm. nếu sử dụng thì phải ủ nhiệt sinh học
+ Sát nơi chứa phân bố trí nơi mổ khám xác gà chết và tiêu hủy (nên
xây 1 bể chứa dung tích 0,5 – 1m3, hình chữ nhật và có 2/3 chiều cao bể nằm
chìm dưới đất, bể có nắp đậy kín và khoét 1 lỗ để đưa xác chết vào, hàng
tuần mở nắp bể phun sát trùng diệt khuẩn. Tuyệt đối không chôn lấp xác gà
chết ngoài vườn hoặc vứt ra môi trường xung quanh
+ Các chất thải khác như ni lông, bơm tiêm, chai lọ dựng thuốc, đựng
vacxin tập kết vào nơi quy định để tiêu hủy
+ Nước rửa chuồng phải chảy theo cống gom vào bể chứa, không xả tràn lan
ra vườn
2.14. Ghi chép số liệu
Thiết lập các sổ ghi chép như sau
+ Sổ ghi chép đầu con hàng ngày
+ Sổ theo dõi tiêm phòng và điều trị bệnh
+ Sổ nhập xuất thức ăn và các vật tư khác (con giống, thuốc thú y,
dụng cụ, điện)
+ Sổ xuất bán sản phẩm chăn nuôi(phân bón, gà thịt)
III. Đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng công nghệ của mô hình
Ngành chăn nuôi gà lông màu hướng thịt hiện nay ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp, ngoài các tác động về
kinh tế, chăn nuôi gà còn chịu nhiều yếu tố rủi ro như dịch bệnh, giá cả… Chính
vì vậy Mô hình này muốn giới thiệu tới bạn đọc những nội dung cơ bản nhất từ
khâu xây dựng chuồng trai; cách chọn giống; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng; kỹ
thuật vệ sinh chuồng trại, môi trường; quy trình thú y, phòng bệnh trên gà thịt
lông màu. Mục đích là giúp người chăn nuôi tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh
tế cao.
IV. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình
- Thuận lợi: Trong thực tế chăn nuôi gà lông màu hướng thịt, người chăn
nuôi có thể sử dụng toàn bộ quy trình hoặc từng giai đoạn của quy trình.
15


- Khó khăn: Việc tập huấn, hướng dẫn chưa được người chăn nuôi quan
tâm đúng mức nên tiếp cận và áp các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
V. Hiệu quả đầu tư của mô hình
- Hiệu quả kinh tế: Góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
- Hiệu quả về xã hội: mô hình kịp thời đáp ứng yêu cầu chăn nuôi hộ gia
đình và trang trại, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn làm tiền đề cho
sự phát triển chăn nuôi gà bền vững.
- Hiệu quả về môi trường: Dự án không tác động đến môi trường
VI. Khả năng nhân rộng
Đây là mô hình được tổng hợp từ nhiều tài liệu hướng dẫn chăn nuôi của
các trại chăn nuôi gà lông màu có uy tín chất lượng. Chỉ cần tổng kết, đánh giá,
xây dựng thành quy trình và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật là có thể nhân rộng
mô hình này trong sản xuất.
VII. Địa chỉ tư vấn
1. Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ
Địa chỉ: Khu phố Hiệp Thắng, phường Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương

2. Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm vigova
94/1056 Dương Quảng Hàm – F6 – Gò Vấp – TP. HCM
Tel: 08.38942474; Fax: 083.8958864; website: www.vigova.vn

16


VIII. Hình ảnh minh họa

17


KẾT LUẬN: Mô hình phục vụ cho chăn nuôi gà thịt lông màu hộ gia đình và
chăn nuôi trang trại. Hy vọng đây là nguồn tài liệu luôn song hành cùng với nhà
chăn nuôi nhằm góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

18



×