Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ BỆNH NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.17 KB, 9 trang )

ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ BỆNH NHÂN

Mục tiêu:
1.Nêu được các quy chế dùng thuốc cho bệnh nhân.
2.Biết được kỹ thuật thử phản ứng thuốc.
3.Nắm được phương tiện và phác đồ xử trí khi bệnh nhân bị sốc phản vệ.

1.Đại cương
Đưa thuốc vào cơ thể được áp dụng cho những bệnh nhân có chỉ định
điều trị thuốc.Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ,
phải tuân thủ theo các quy chế.
1.1.Qui chế kê đơn điều trị
Bác sĩ được giao nhiệm vụ mới được kê đơn và chịu trách nhiệm với
đơn thuốc. Kê đơn sau khi có chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc độc A- B, nghiện,
thuốc quý hiếm phải được giám đốc hay trưởng khoa duyệtl, kháng sinh phải đánh
số, ghi đầy đủ các mục trong đơn, ghi rõ ràng, không viết tắt và tẩy xóa, không
viết bằng mực đỏ.
Đơn còn thừa phải gạch chéo. Đơn thuốc độc phải đóng dấu bệnh viện.
1.2.Qui chế sử dụng thuốc
1.2.1.Qui định chung
Đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả kinh tế, thực hiện đúng qui chế cấp
phát, bảo quản, sử dụng và thanh toán tài chính.
1.2.2.Qui định cụ thể
- Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho bệnh nhân: Y lệnh dùng
thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào bệnh án. Sử dụng thuốc phù hợp với bệnh, lứa
tuổi, cân nặng, có mục đích, có kết quả cao nhất và ít tốn kém. Không sử dụng
đồng thời các loại thuốc tương kị. Giải thích rõ cho người bệnh cách dùng thuốc.
Tiêm thuốc vào mạch máu phải có mặt bác sĩ điều trị, cấm tiêm mạch máu thuốc
có dầu, nhũ tương và làm tan máu.
- Lĩnh và phát thuốc: Điều dưỡng hành chính của khoa có trách nhiệm
tổng hợp thuốc. Phiếu lĩnh thuốc phải rõ ràng và có chữ ký của trưởng khoa (thuốc


độc A-B, gây nghiện có phiếu lĩnh riêng). Nhận thuốc phải kiểm tra số lượng và
chất lượng, hàm lượng, hạn dùng...
- Bảo quản thuốc: Bảo quản theo đúng qui định, nghiêm cấm cho vay,
mượn thuốc. Mất hay làm hỏng thuốc phải xử lý theo chế độ bồi thường.
- Theo dõi người bệnh sau dùng thuốc:Theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp
thời các biến chứng sau dùng thuốc.
- Chống nhầm lẫn thuốc: Đơn thuốc viết rõ ràng, dùng chữ Việt Nam,
La Tinh hoặc tên biệt dược. Ghi theo thứ tự thuốc tiêm, viên, nước rồi đến phương
pháp điều trị khác. Phải đánh số cho thuốc độc, gây nghiện và kháng sinh. Điều
dưỡng phải đảm bảo thuốc đến người bệnh, công khai thuốc hàng ngày, khi gặp
thuốc mới phải hỏi lại cẩn thận trước khi phát.
-
Thực hiện 3 kiểm tra:
ã Họ tên bệnh nhân so với bệnh án.
ã Tên thuốc so với tên thuốc trong y lệnh.
ã Liều lượng thuốc so với y lệnh.
-
Thực hiện 5 đối chiếu:
ã Số giường, số buồng.
ã Nhãn thuốc.
ã Đường dùng thuốc.
ã Chất lượng thuốc.
ã Thời gian dùng thuốc.
-
Thực hiện 5 đúng:
ã Đúng bệnh nhân.
ã Đúng thuốc.
ã Đúng liều lượng thuốc theo chỉ định.
ã Đúng đường đưa thuốc.
ã Đúng thời gian đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân theo chỉ định của bác

sĩ.
- Hỏi kỳ tiền sử dị ứng thuốc.
- Làm test lẩy da, thử phản ứng thuốc trước khi tiêm đối với các thuốc
dễ gây sốc phản vệ.
- Sử dụng bơm, kim tiêm phù hợp với số lượng thuốc và từng kỹ thuật
tiêm thuốc.
- Trước khi tiêm thuốc phải đuổi hết khí trong bơm tiêm.
- Đâm kim đúng góc độ qui định cho từng kỹ thuật.
- Khi tiêm thuốc cho bệnh nhân phải có hộp đựng thuốc và phương
tiện chống sốc phản vệ.
2.Kỹ thuật làm test lẩy da, thử phản ứng thuốc.
Test lẩy da là test khá chính xác, tương đối an toàn và dễ làm để dự
phòng sốc phản vệ.
2.1.Kỹ thuật làm test
- Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh định tiêm cho người bệnh
(pnixilin hoặc streptomicin...) nồng độ 100000 đơn vị/ml lên mặt da (1 ram
streptomicin tương đương 1 triệu đơn vị).
- Cách đó 3 - 4 cm nhỏ một giọt dung dịch muối sinh lý ( NaCl 0,9%)
làm chứng.
- Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt
dùng một kim riêng) qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 45
0
rồi lẩy nhẹ,
không được làm chảy máu. Sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả.
2.2.Đọc kết quả

MỨC ĐỘ KÝ HIỆU BIỂU HIỆN
Âm tính - Giống như chứng âm tính
Nghi ngờ + / - Ban sẩn đường kính < 3mm.
Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3 - 5mm,

ngứa, sung huyết.
Dương tính vừa + + Đường kính ban sẩn 6 - 8 mm,
ngứa, ban đỏ.
Dương tính mạnh + + + Đường kính ban sẩn 9 - 12
mm, ngứa, chân giả.
Dương tính rất mạnh + + + + Đường kính >12 mm, ngứa
nhiều, nhiều chân giả.

2.3.Chú ý
- Không được làm test lẩy da khi người bệnh đang có cơn dị ứng cấp
tính (viêm mũi, mày đay, phù Quyncke...).
- Trước khi làm test lẩy da chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu
sốc phản vệ.
3.Phương tiện phác đồ xử trí khi người bệnh bị sốc phản vệ
3.1.Thuốc và phương tiện chống sốc phản vệ
- Thuốc: Adrenalin 1 mg (1ml) x 2 ống.
Depesolon 30 mg x 2 ống.
- Nước cất 10 ml: 2 ống.
- Bơm kim tiêm vô khuẩn: 10 ml: 2 cái; 1 ml: 2 cái.
- Phương tiện khử trùng: Bông, băng, gạc, cồn.
- Dây garo.

×