Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÂU HỎI gợi ý ôn tập THI hết học PHẦN môn LUẬT DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.35 KB, 10 trang )

CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN LUẬT DÂN SỰ 2
PHẦN CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Phần I: Từ Vấn đề 1 đến Vấn đề 4
Câu 1. Phân tích khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ dân sự?
Câu 2. Phân tích đối tượng của nghĩa vụ dân sự? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3. Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự?
Câu 4. So sánh nghĩa vụ riêng rẽ với nghĩa vụ liên đới?
Câu 5. So sánh nghĩa vụ hoàn lại với nghĩa vụ bổ sung?
Câu 6. Phân tích điều kiện có hiệu lực và hậu quả pháp lý của chuyển giao
quyền yêu cầu?
Câu 7. Phân tích điều kiện có hiệu lực và hậu quả pháp lý của chuyển giao
nghĩa vụ dân sự?
Câu 8. So sánh chuyển giao nghĩa vụ dân sự với thực hiện nghĩa vụ thông qua
người thứ ba?
Câu 9. So sánh chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu cầu thông
qua người thứ ba?
Câu 10. Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự? Ý nghĩa của việc xác
định địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Câu 11. Phân tích khái niệm và các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Câu 12. Phân tích điều kiện để bù trừ nghĩa vụ dân sự? Cho ví dụ minh họa?
Câu 13. Phân tích căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự? Mỗi căn cứ cho một ví dụ
minh họa?
Câu 14. Phân tích khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm dân sự?
Câu 15. Phân tích khái niệm và đặc điểm của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Câu 16. Phân tích điều kiện đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?


Câu 17. Trình bày thủ tục và ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự?


Câu 18. Thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm? Ý nghĩa của việc xác
định thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm?
Câu 19. Hình thức của giao dịch bảo đảm theo quy định của BLDS năm 2015?
So sánh với quy định của BLDS năm 2005?
Câu 20. Căn cứ phát sinh quyền xử lý tài sản bảo đảm? Thứ tự ưu tiên thanh
toán khi xử lý tài sản bảo đảm?
Câu 21. Phân tích phương thức và thời hạn xử lý tài sản bảo đảm?
Câu 22. Phân tích các điều kiện để một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện
nhiều nghĩa vụ?
Câu 23. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp cầm cố tài sản?
Câu 24. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu?
Câu 25. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp cầm giữ tài sản?
Câu 26. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp thế chấp tài sản?
Câu 27. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp đặt cọc?
Câu 28. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp ký cược?
Câu 29. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp ký quỹ?
Câu 30. Phân tích khái niệm, đặc điểm của biện pháp bảo lãnh?
Câu 31. Phân tích đối tượng và phạm vi bảo lãnh?
Câu 32. Phân tích khái niệm và đặc điểm của biện pháp tín chấp?
Câu 33. Phân tích và nêu ý nghĩa của khoản 2 Điều 297 BLDS năm 2015?
Câu 34. Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Câu 35. So sánh biện pháp đặt cọc với biện pháp ký cược?


Câu 36. So sánh biện pháp bảo lãnh với biện pháp tín chấp?
Câu 37. So sánh biện pháp ký cược với biện pháp cầm cố tài sản?
Câu 38. So sánh biện pháp thế chấp tài sản với biện pháp cầm cố tài sản?
Câu 39. So sánh biện pháp đặt cọc với biện pháp cầm cố tài sản?
Câu 40. So sánh biện pháp ký cược với biện pháp ký quỹ?

Phần II: Từ Vấn đề 5 đến Vấn đề 8
Câu 41. Phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng dân sự?
Câu 42. Phân tích điều kiện để một đề nghị được coi là một đề nghị giao kết hợp
đồng?
Câu 43. So sánh đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng với hủy bỏ hợp
đồng? Cho ví dụ?
Câu 44. So sánh hủy bỏ hợp đồng với hợp đồng dân sự vô hiệu? Cho ví dụ?
Câu 45. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại với phạt vi phạm do vi phạm
hợp đồng? Cho ví dụ?
Câu 46. Phân biệt hợp đồng phụ với phụ lục hợp đồng? Ý nghĩa của sự phân
biệt? Cho ví dụ?
Câu 47. Dựa vào quy định tại Điều 420 BLDS 2015, em hãy phân tích điều kiện
và nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Cho ví dụ?
Câu 48. So sánh giữa hành vi pháp lý đơn phương với với hợp đồng đơn vụ?
Cho ví dụ?
Câu 49. Địa điểm giao kết hợp đồng? Ý nghĩa của việc xác định địa điểm giao
kết hợp đồng?
Câu 50. Phân tích điều kiện sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba? Cho ví dụ minh họa?
Câu 51. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản?
Câu 52. So sánh hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng trao đổi tài sản?


Câu 53. Phân tích thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và ý nghĩa của việc xác định
thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán tài sản? Cho ví dụ?
Câu 54. So sánh hợp đồng mua bán sau khi dùng thử với hợp đồng mua bán có
điều kiện chuộc lại tài sản đã bán?
Câu 55. So sánh hợp đồng mua bán sau khi dùng thử với hợp đồng mua trả
chậm, trả dần?
Câu 56. Phân biệt hợp đồng mua trả chậm, trả dần với hợp đồng có phương thức

thanh toán trả chậm, trả dần?
Câu 57. So sánh hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng tặng cho tài sản? Cho
ví dụ?
Câu 58. So sánh đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản với
đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản? Cho ví dụ?
Câu 59. Phân tích quy trình bán đấu giá tài sản?
Câu 60. So sánh hợp đồng vay tài sản với hơp đồng mượn tài sản?
Câu 61. So sánh hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thuê tài sản?
Câu 62. Nêu sự khác nhau giữa hợp đồng tặng cho động sản với hợp đồng tặng
cho bất động sản?
Câu 63. Nêu và phân tích các điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản có điều
kiện? Cho ví dụ?
Câu 64. Nêu sự khác nhau giữa thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn với thực hiện
hợp đồng vay không có kỳ hạn?
Câu 65. Lãi suất và cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định
của BLDS 2005 và BLDS 2015?
Câu 66. So sánh quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn trong BLDS
năm 2005 với BLDS năm 2015? Nhận xét cá nhân của em về quy định này trong
BLDS năm 2015?
Câu 67. So sánh hợp đồng thuê khoán tài sản với hợp đồng thuê tài sản thông
thường?


Câu 68. So sánh hợp đồng mua bán thông thường với bán đấu giá tài sản?
Câu 69. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản?
Câu 70. Nêu những khác biệt của hợp đồng mua bán nhà ở với hợp đồng mua
bán thông thường;
Câu 71. Phân tích các điều kiện về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng
tài sản?
Câu 72. So sánh hợp đồng mượn tài sản với hợp đồng thuê tài sản?

Câu 73. Phân tích khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng có đối tượng là công
việc? Cho ví dụ minh họa?
Câu 74. So sánh hợp đồng dịch vụ với hợp đồng gia công?
Câu 75. Nêu các trường hợp bên nhận gửi giữ tài sản bán tài sản gửi giữ? Hậu
quả pháp lý của từng trường hợp?
Câu 76. Phân tích khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển? Phân
biệt hợp đồng vận chuyển hành khách với hợp đồng vận chuyển tài sản?
Câu 77. Phân biệt hợp đồng bảo hiểm con người với hợp đồng bảo hiểm tài sản?
Câu 78. Phân biệt hợp đồng bảo hiểm tài sản với hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự?
Câu 79. Phân tích khái niệm và yêu cầu đối với sự kiện bảo hiểm?
Câu 80. Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng có đối
tượng là công việc?
Câu 81. Đối tượng của hợp đồng hợp tác? Phân tích các đặc trưng của hợp đồng
hợp tác so với các hợp đồng có đối tượng là công việc khác?
Phần III: Từ Vấn đề 9 đến Vấn đề 12
Câu 82. Phân tích khái niệm và điều kiện phát sinh nghĩa vụ thực hiện công việc
không có ủy quyền?
Câu 83. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng?


Câu 84. Phân tích khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng? Cho ví dụ minh họa?
Câu 85. Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng?
Câu 86. Khái niệm và các hình thức lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng? Ý nghĩa của việc xác định hình thức lỗi trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Câu 87. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách

nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng?
Câu 88. Xác định năng lực chủ thể trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Câu 89. Phân tích nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Câu 90. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm hại? Cho ví dụ minh họa?
Câu 91. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại? Cho ví dụ minh
họa?
Câu 92. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại? Cho ví dụ
minh?
Câu 93. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm? Cho ví dụ minh họa?
Câu 94. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại đều có lỗi?
Câu 95. Phân tích các điều kiện để một hành vi gây thiệt hại được coi là phòng
vệ chính đáng?
Câu 96. Trách nhiệm bồi thường do vượt quá phòng vệ chính đáng (điều kiện,
nguyên tắc bồi thường)? Cho ví dụ minh họa?
Câu 97. Phân tích các điều kiện để xác định là gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết? Cho ví dụ minh họa?
Câu 98. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu
của tình thế cấp thiết (điều kiện, nguyên tắc bồi thường)?


Câu 99. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp
thiết?
Câu 100. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích
thích gây ra? Cho ví dụ minh họa?
Câu 101. Phân tích khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhiều người cùng gây ra? Cho ví dụ minh họa?
Câu 102. Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới khi
nhiều người cùng gây thiệt hại?

Câu 103. Phân tích các điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng của Nhà nước? Cho ví dụ minh họa?
Câu 104. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân
gây ra? Cho ví dụ minh họa?
Câu 105. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người
học nghề gây ra? Cho ví dụ minh họa?
Câu 106. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cán bộ
công chức gây thiệt hại với người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây thiệt
hại?
Câu 107. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá
phòng vệ chính đáng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
người bị thiệt hại cũng có lỗi?
Câu 108. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường? Cho ví dụ minh họa?
Câu 109. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi
trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành
vi con người?
Câu 110. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể? Cho
ví dụ minh họa?


Câu 111. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi,
người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện,
tổ chức khác trực tiếp quản lý? Cho ví dụ minh họa?
Câu 112. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả?
Câu 113. Xác định các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng?
Câu 114. Phân tích khái niệm và phân loại nguồn nguy hiểm cao độ? Cho ví dụ
minh họa?
Câu 115. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ

gây ra? Cho ví dụ minh họa? Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp dây
điện đứt làm chết người đi đường?
Câu 116. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra? Cho ví
dụ minh họa? So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp súc vật gây thiệt hại
và trách nhiệm dân sự khi súc vật gây thiệt hại do hành vi của con người?
Câu 117. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra? Cho ví dụ
minh họa? Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây xanh trên đô thị gãy
đổ do gió bão làm thiệt hại tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người đi đường?
Câu 118. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng
khác gây ra? Cho ví dụ minh họa? So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp
công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng
gây thiệt hại do hành vi của con người?
Câu 119. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại?
Câu 120. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp
luật? Cho ví dụ?
Câu 121. So sánh căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng theo
quy định của BLDS năm 2015 với BLDS năm 2005? Theo em, yếu tố lỗi có
phải là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015 không?


Các văn bản pháp luật cần lưu ý:
1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Bộ luật Dân sự năm 2005;
3. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
4. Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
5. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
6. Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
7. Luật Đấu giá tài sản năm 2016;
8. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010

9. Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ Về đăng ký
biện pháp bảo đảm;
10. Nghị quyết số 01/2019/NQ – HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao Hương dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật
về lãi, lãi suất, phạt vi phạm;
11. Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ Về việc đơn giản
hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
12. Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ Về việc đơn giản
hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, Ngành;
13. Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP;
14. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (tham khảo);
15. Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT;
16. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN;
17. Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Bộ Tài chính, Bộ Tư
pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc
xét xử và thi hành án về tài sản;
18. Thông báo số 63/TB-VPCP ngày 28/2/2012 của Văn phòng Chính phủ


Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về lộ trình thực
thi phương án đơn giản hóa bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng hợp đồng về
nhà ở và quyền sử dụng đất;
19. Luật Công chứng năm 2014;
10. Luật Xây dựng năm 2014;
21. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
22. Luật Điện lực năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012;
23. Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2014;
24. Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

25. Luật Đầu tư năm 2014;
26. Các văn bản pháp luật khác.
Lưu ý: Mức độ quan trọng của văn bản theo thứ tự tăng dần trong danh mục văn
bản pháp luật ở trên.



×