Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập lớn học kì môn luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.98 KB, 15 trang )

Bài tập lớn học kì môn Luật dân sự
Đề bài : điều kiện và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân chết.
MỞ ĐẦU
Cá nhân sinh ra là một thực thể xã hội đồng thời là thực thể pháp lí.Sự tồn tại
của cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đem lại cho
các cá nhân những quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Đồng thời, sự tồn tại
của các nhân bao giờ cũng nằm trong mối liên quan với nhiều cá nhân khác
trong cộng đồng xã hội. Đồng nghĩa với việc đó là khi thiếu vắng sự hiện diện
của họ sẽ làm thay đỏi quá trình tồn tại và phát triển của các quan hệ mà họ
tham gia. Sự tồn tại của cá nhân không những có ý nghĩa đối với quyền và
nghĩa vụ của bản thân cá nhân đó mà đôi khi nó còn có tác động đến những
người có liên quan. Vì vậy, trong Bộ luật Dân sự Việt Nam có chế định về việc
tuyên bố mất tích và tuyên bố chết, và đây trở thành một chế định đặc biệt
của luật dân sự.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề tuyên bố cá nhân chết, em xin lựa chọn đề tài : “
Điều kiện và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân chết” để phân tích
nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆC TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT
1. Cơ sở pháp lí của việc tuyên bố cá nhân chết
Chế định tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân là một chế định đặc
biệt của bộ luật Dân sự Việt Nam. Tuyên bố cá nhân chết sẽ đồng thời kéo
theo một loạt các hậu quả pháp lí khác. Chính vì vậy, nhằm duy trì trật tự
các quan hệ pháp luật hoặc chấm dứt một số quan hệ pháp luật mà người
tham gia đã vắng mặt lâu ngày, góp phần bảo đảm quyền lợi của các chủ
thể,các nhà làm luật đã quy định việc quyên bố một người đã chết tại
Chương III, Mục 5 Bộ luật Dân sự. Cụ thể là trong các điều luật sau:
Về điều kiện tuyên bố cá nhân đã chết : Được quy định tại Điều 81 Bộ luật
Dân sự năm 2005. Cụ thể, Điều 81 quy định điều kiện để tuyên bố một cá
nhân đã chết như sau:
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định


tuyên bố một người đã chết trong các trường hợp sau đây:
a. Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu
lực pháp luật mà không có tin tức của người còn sống;
b. Mất tích trong chiến tranh hoặc sau năm năm, kể từ ngày chiên tranh
kết thúc mà vẫn không có tin tức còn sống
c. Bị tai nạn hoặc thảm hoạc, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai
nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức là còn
sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn;
d. Biệt tích đã năm năm và không có tin tức còn sống hoặc đã chết; thời
hạn năm năm được tính theo khoản 1 Điều 88 của Bộ luật này;
2. Tùy từng trường hợp, tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố
là đã chết; nếu không xác định được ngày đó thì thì ngày mà quyết
định của tòa án tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật được coi
là ngày người đó chết.
Liên quan đến vấn đề tuyên bố cá nhân chết, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn
quy định hai điều khoản khác, đó là:
Điều 82: Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên
bố là đã chết.
Điều 83: Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết.
Hai điều khoản này là cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề liên quan cũng như
giải quyết một số hậu quả pháp lí liên quan đến việc tuyên bố cá nhân
chết. Giải quyết các vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lí còn liên quan đến
các điều khoản khác quy định về thừa kế, các điều khoản được quy định
trong Luật Hôn nhân gia đình…
2. Điều kiện tuyên bố cá nhân đã chết
Có thể nói, việc tuyên bố cá nhân chết là một chế định đặc biệt nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và các chủ thể liên quan. Việc
tuyên bố một cá nhân đã chết sẽ làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lí quan
trọng, nên để giảm bớt những hạn chế và sai sót trong một số trường hợp
mà cá nhân mất tích vẫn còn sống nhưng lại bị tòa án tuyên bố là đã chết,

trước khi ra quyết định tuyên bố một người đã chết, tòa án phải xem xét
đầy đủ các điều kiện sau đây:
2.1 Điều kiện về thời gian : đã qua thời hạn nhất định mà cá nhân đó
không có tin tức còn sống hay đã chết
Theo điều kiện trên, ta có thể thấy được, Tòa án chỉ tuyên bố cá nhân chết
nếu qua thời hạn luật định mà vẫn không có tin tức là họ còn sống. Đối với
mỗi trường hợp cụ thể thì sẽ có thời hạn khác nhau. Khoản 1, Điều 81 Bộ
luật Dân sự quy định rõ về điều này:
Trong trường hợp tuyên bố chết với cá nhân mất tích: nếu đã qua thủ tục
tuyên bố mất tích, thì qua thời hạn là ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích
của Tòa án đối với cá nhân đó có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp tuyên bố đã chết đối với người mất tích nhưng chưa
qua thủ tục tuyên bố mất tích : nếu cá nhân bị mất tích trong chiến tranh
thì phải qua năm năm kể từ ngày chiến tranh mất tích mà không có bất cứ
tin tức nào về việc người đó còn sống hay không thì mới được yêu cầu tòa
án tuyên bố mất tích. Trong trường hợp mất tích sau tai nạn, thảm họa
hoặc thiên tai thì thời hạn đó là một năm sau khi thảm họa, thiên tai đó
chấm dứt và không có bất kì tin tức gì về việc người đó còn sống hay đã
chết.
Đối với trường hợp tuyên bố đã chết đối với người biệt tích lâu ngày mà
chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải đáp ứng điều kiện về thời hạn
là qua năm năm kể từ ngày, tháng năm biết được tin tức cuối cùng của
người đó về sự sống còn của họ. Theo từ điển Hán Việt, “ biệt tích” là “
hoàn toàn mất tăm hơi, tung tích”. Thời điểm biệt tích là ngày biết được
tin tức cuối cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức
cuối cùng thì thời điểm biệt tích được tính từ ngày đầu tiên của tháng có
tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối
cùng thì thời điểm biệt tích được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo
có tin tức cuối cùng. Như vậy, tính từ thời điểm biệt tích, phải sau năm
năm thì các cá nhân liên quan mới có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định

tuyên bố chết với một người và thỏa mãn thời hạn đó thì Toàn án mới có
thể ra quyết định tuyên bố cá nhân chết.
Về mặt không gian: Bộ luật Dân sự Việt Nam không quy định về phạm vi
nơi có tin tức cuối cùng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Nghị quyết
03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Tòa án nhân dân tối cao để xác định
không gian của nơi có tin tức cuối cùng là nơi cứ trú cuối cùng của người
đó.
“ Nơi cư trú cuối cùng” của người biệt tích là nơi cuối cùng mà nguyên
đơn, người yêu cầu biết được người đã biệt tích thường xuyên sinh sống
tại đó trước khi họ biệt tích.
Xác định nơi cư trú cuối cùng của cá nhân biệt tích bị tuyên bố chết là cơ
sở để tính thời hạn năm năm cho việc tòa án ra quyết định tuyên bố. Trong
trường hợp người không có tin tức sống tại nơi cư trú cuối cùng của họ đã
quá năm năm, nhưng nếu có căn cứ chính xác về việc người đó đã xuất
hiện ở địa phương khác thì ngày mà họ xuất hiện ở địa phương đó được
coi là thời điểm để bắt đầu tính thời hạn.
Ví dụ trong trường hợp: Ông Nguyễn Văn A là người có hộ khẩu thường
trú ở Nghệ An. Từ ngày 26/4/ 2000 ông bỏ nhà ra đi và người nhà ông
không nhận được bất cứ tin tức nào liên quan đến sự sống còn của ông A.
Chính vì vậy, đến ngày 26/4/2005 những người có liên quan yêu cầu Tòa
án tuyên bố ông A là người chết. Tuy nhiên, trong quá trình thụ lí vụ án
trên, do có nguồn tin xác thực chứng minh được việc ông A có mặt tại
Thành phố Đà Nẵng vào ngày 6/11/2004 nên Tòa án không thể ra quyết
định tuyên bố chết đối với ông A. Trong trường hợp này, thời hạn năm
năm không phải được xác định từ ngày ông A bỏ nhà ra đi là ngày
26/04/2000 đến ngày 26/4/2005 mà thời hạn đó được xác định từ ngày
6/11/2004 đến ngày 6/11/2009. Nếu trong thời hạn từ ngày 6/11/2004
đến ngày 6/11/2009 không có bất cứ tin tức nào nữa xác thực việc ông A
còn sống và xuất hiện ở một địa điểm nào đó thì sau ngày 6/11/2009 nếu
các cá nhân liên quan yêu cầu Tòa án mới có thể ra quyết định tuyên bố

mất tích đối với ông A.
2.2 Phải thông qua thủ tục tìm kiếm
Trước khi các cá nhân liên quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố đã
chết đối với một người nào đó thì họ có thể yêu cầu Tòa án ra thông báo
tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú ( nếu cá nhân biệt tích sáu tháng
liền) theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Xuất phát từ ý nghĩa của
việc thông báo tìm kiếm là tìm kiếm nhằm xác định lại lần cuối về tin tức
người biệt tích trước khi Tòa án ra quyết định về số phận pháp lí của họ
đồng thời nâng cao tính xác thực, khách quan, chính xác trong quyết định
của Tòa án nên đó là thủ tục bắt buộc khi Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên
bố một người mất tích.Vì vậy, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người
đã chết mà chưa thông qua thủ tục tuyên bố mất tích ( đối với các trường
hợp quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 81 BLDS năm
2005) thì thông báo tìm kiếm cũng là thủ tục bắt buộc. Đối với trường
hợp người đã bị tuyên bố mất tích nhưng sau ba năm kể từ ngày quyết
định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có
tin tức gì để xác định người đó còn sống và có yêu cầu tuyên bố người đó
đã chết thì vẫn phải tiến hành thông báo thủ tục tìm kiếm. Vì có thể có
trường hợp, trong khoảng thời gian ba năm đó rất có thể người bị Tòa án
tuyên bố mất tích xuất hiện nhưng vì lí do nào đó mà họ và những người
liên quan không yêu cầu Tòa án hủy tuyên bố mất tích ( Ví dụ như trường
hợp cá nhân liên quan biết người bị tuyên bố mất tích xuất hiện nhưng
giấu diếm , để khi tuyên bố chết không phải ính lại thời hạn khi người đó
xuất hiện nhằm mục đích hưởng thừa kế…). Việc thông báo phải diễn ra
công khia trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài…
Như vậy, có thể thấy được việc thông báo tìm kiếm là thủ tục bắt buộc nếu
muốn tuyên bố một cá nhân chết khi chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích là
bắt buộc. Đối với người đã tuyên bố mất tích, sau ba năm, kể từ ngày
quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn
không có tin tức còn sống thì BLDS không quy định có bắt buộc phải thông

qua thủ tục thông báo tìm kiếm hay không. Tuy nhiên để đảm bảo cho sự
khách quan, chính xác thì theo quan điểm của cá nhân em, việc thông báo
tìm kiếm rất cần thiết và nên tiến hành để tránh một số trường hợp đã
nêu ở trên.
2.3 Phải có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan
Tại khoản 1, Điều 81 BLDS 2005 đã quy định về việc tuyên bố một người đã
chết, trong đó có điều kiện về việc phải có người có quyền, lợi ích liên quan
yêu cầu và phải thỏa mãn các điều kiện nhất định thì Tòa án mới có thể ra
quyết định tuyên bố mất tích : “ Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu
cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết trong các trường hợp sau đây :…”
Tính tới thời điểm hiện tại, Bộ luật Dân sự chưa có giải thích cụ thể thế nào
là người có quyền, lợi ích liên quan. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu : Người có
quyền, lợi ích liên quan là người có mối quan hệ nào đó với người bị yêu cầu
tuyên bố đã chết hoặc mất tích (quan hệ dân sự, quan hệ lao động, quan hệ
hôn nhân gia đình…), và lợi ích của họ trực tiếp bị ảnh hưởng trong trường
hợp cá nhân vắng mặt. Như chúng ta đã biết, khi một cá nhân bị tuyên bố
chết thì đồng nghĩa với việc đó tư cách chủ thể của họ bị chấm dứt hoàn toàn.
Việc đó sẽ tác động trực tiếp đến những người có liên quan với họ về quyền
lợi, về nhân thân. Việc một người vắng mặt quá lâu cũng có ảnh hưởng không
nhỏ đến những người đó.
Mục đích của việc tuyên bố chết với cá nhân là gì? Đó là tạo ra cơ sở pháp lí
cho việc những người có quyền, lợi ích liên quan bảo vệ quyền lợi của mình.
Ví dụ như : Chủ nợ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết khi họ biệt tích
lâu ngày nhằm thu hồi khoản nợ từ tài sản của người đó để lại theo quy định
của pháp luật; Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng hoặc
vợ mình đã chết nếu người đó mất tích, biệt tích quá lâu nhằm giải quyết các
thủ tục li hôn theo các điều khoản được quy định trong Bộ luật Dân sự hay
luật hôn nhân gia đình nhằm tìm hạnh phúc mới. Những người được thừa kế
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người để lại thừa kế đã chết nếu người đó
biệt tích quá lâu để được hưởng thừa kế…

Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ thụ lí vụ
việc khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Chính vì vây, chỉ khi có yêu cầu của
người có quyền và lợi ích liên quan thì Tòa án mới có thể căn cứ vào những
cơ sở của pháp luật và thực tiễn của vụ việc để ra quyết định tuyên bố một
người đã chết.
2.4 Chỉ tuyên bố đã chết đối với người không nằm trong tình trạng bị truy
nã theo lệnh của cơ quan điều tra.
Có thể nói đây là một trường hợp đặc biệt khi tuyên bố một người chết.
TRong trường hợp này,mặc dù có yêu cầu của người có quyền và lợi ích
liên quan yêu cầu, các yêu cầu về điều kiện và thời hạn được quy định tại
khoản 1, Điều 81 BLDS 2005 thì Tòa án cũng có thể không ra quyết định
tuyên bố mất tích. Điều này xuất phát từ thực tiễn trong đời sống xã hội,
đó là : cá nhân phạm tội, gây nguy hại nghiêm trọng cho xã hội nhưng đã
bỏ trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình để trốn tránh sự
trừng trị của pháp luật. Như chúng ta đã biết, trong Bộ luật Hình sự quy
định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy
định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khản 2 Điều 23 Bộ luật Hình sự thì Thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự được quy định như sau :
Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng.
Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng.
Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng.
Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thực tế, nhiều người phạm tội, nhất là sau khi phạm tội rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng sau khi thực hiện hành vi của mình liền bỏ
trốn . Việc bỏ trốn này đa phần là tạo nên tình trạng biệt tích, hoàn toàn
không có tin tức gì về sự sống còn của họ. Trong tình huống này, quyền và
lợi ích hợp pháp của những người liên quan sẽ bị ảnh hưởng.Để bảo vệ

quyền lợi của mình, những người đó thường yêu cầu Tòa án tuyên bố cá
nhân đã bỏ trốn kia đã chết. Tuy nhiên, hiện nay Tòa án thường không
dám tuyên bố một người đã chết trong trường hợp người đó bị truy nã,
bởi vì việc tuyên bố cá nhân chết sẽ trở thành căn cứ đình nã. Bời vì quyết
định truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết, bị bắt hoặc có
quyết định đình nã của cơ quan điều tra. Một khi tuyên bố chết thì quyết
định truy nã đó ngay lập tức hết hiệu lực, khi đó,cơ quan điều tra sẽ gặp
rất nhiều trở ngại trong việc điều tra phá án hay khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp cá nhân đang bị truy nã thì việc
tuyên bố chết không nên tiến hành. Bởi vì việc đó sẽ dẫn đến nhiều hậu
quả cũng như tạo ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều tra
phá án và khởi tố vụ án hình sự.
II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT VÀ GIẢI
QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÍ KHI NGƯỜI BỊ TUYÊN BỐ CHẾT TRỞ VỀ.
1. Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân chết.
Khi quyết định tuyên bố chết đối với cá nhân của Tòa án có hiệu lực thì cá
nhân đó xem như đã chết. Lúc này, kéo theo việc “ chết về mặt pháp lí” của
cá nhân là hàng loạt các vấn đề khác, liên quan đến tư cách chủ thể của
người bị tuyên bố chết, liên quan đến các vấn đề xung quanh quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản của người đó…Cụ thể là :
Về tư cách chủ thể : Trong trường hợp quyết định tuyên bố chết của
Tòa án đối với một cá nhân có hiệu lực thì thì tư cách chủ thể của cá nhân
đó chấm dứt hoàn toàn. Điều này có nghĩa là, tính từ thời điểm quyết định
của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cừ quan
hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó, từ quan hệ tài
sản, quan hệ nhân thân, các giao dịch dân sự,…Đây là điểm khác so với
tuyên bố mất tích: nếu một người bị tuyên bố mất tích thì tư cách chủ thể
của họ không bị chấm dứt mà chỉ bị tạm dừng.
Ví dụ : Ông Nguyễn Văn A tham gia chiến tranh và biệt tích đã mười năm.
Sau khi tiến hành mọi thủ tục tìm kiếm gia đình vẫn không có tin tức gì, đã

yêu cầu Tòa án tuyên bố ông Nguyễn Văn A đã chết. trong quá trình thụ lí,
Tòa án hoàn toàn không nhận được bất cứ thông tin chính xác nào về việc
ông A còn sống. Xét thấy phù hợp với điều kiện của việc tuyên bố chết, để
đảm bảo lợi ích cho những người xung quanh ông A, Tòa án đã ra quyết
định tuyên bố ông A đã chết. Tính từ khi quyết định của Tòa án có hiệu lực,
Ông A không thể là chủ thể trực tiếp tham gia vào bất kì giao dịch dân sự
nào như cho vay mượn tài sán,mua bán tài sản,…
Về quan hệ nhân thân: Quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ
khác về nhân thân của người đó được giải quyết như đối với người đã
chết. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố
chết chấm dứt. Các quan hệ nhân thân khác cũng chấm dứt tương tự. Nếu
vợ hoặc chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì
việc kiết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.Các quan hệ nhân thân khác như
các quan hệ về tên gọi, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hay các quan hệ
nhân thân gắn với tài sản như quyền tác giả về tá phẩm văn học nghệ
thuật, quyền tác giả về phát minh sáng chế…cũng được giải quyết như đối
với người đã chết, tức là chấm dứt các quan hệ đó.
Về quan hệ tài sản : Cũng được và tuyên bố như đối với người đã
chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tức là, khi
quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân của Tòa án có hiệu lực, thì
thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế.Khoản 1, Điều 633 Bộ luật Dân
sự năm 2005 quy định : “ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài
sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời
điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật
này”.Đồng thời với việc này, cũng là thời điểm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của người thừa kế. Như vậy, nếu như người bị tuyên bố chết có
di chúc hợp pháp, thì tài sản họ để lại được chia theo di chúc. Trường hợp
không có di chúc hoặc rơi vào một số trường hợp đặc biệt của Điều 669
của Bộ luật Dân sự thì di sản người chêt để lại được chia theo pháp luật.
Đồng thời, đây cũng là thời điểm mà những người thừa kế thực hiện nghĩa

vụ của mình nếu người chết yêu cầu. Trong trường hợp người bị tuyên bố
chết chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài sản với chủ thể nào đó, thì những
người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản của người
bị tuyên bố chết để lại.
Ta có thể xét tiếp ví dụ đã nêu ở trên: Ông A tham gia chiến tranh và
biệt tích mười năm, sau đó gia đình ông yêu cầu Tòa án tuyên bố ông A đã
chết.Khi quyết định của Tòa án có hiệu lực thì ngoài việc tư cách chủ thể
của ông A bị chấm dứt hoàn toàn, còn có nhiều hậu quả pháp lí khác. Đó là
: về quan hệ tài sản, trong trường hợp này khả năng lớn là ông A không để
lại Di chúc, do đó tài sản của Ông sẽ được chia theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại bỏ trường hợp ông A có di chúc.
Nếu có, thì có thfi cần xem xét di chúc của ông có hợp pháp hay không, có
phần tài sản nào trong di chúc bị mất hiệu lực do nguyên nhân khác tác
động không ( Ví dụ như người thừa kế chết trước thời điểm ông A bị tuyên
bố chết, hay tài sản của ông A do chiến tranh mà tẩu tán, thất thoát….) .
Về quan hệ nhân thân: Tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có
hiệu lực, mọi quan hệ nhân thân của ông A sẽ dừng lại, tên tuổi, danh dự,
uy tín…
Về hôn nhân: Nếu vợ ông A còn sống và kết hôn với người khác, thì
Tòa án công nhận tính hợp pháp của cuộc hôn nhân đó. Sau này nếu xảy
ra trường hợp ông A trở về, thì cuộc hôn nhân mới của vợ ông vẫn không
bị hủy bỏ.
Như vậy, ta có thể thấy được, khi một cá nhân bị tuyên bố chết, sẽ
dẫn đến rất nhiều hậu quả pháp lí khác nhau, liên quan trực tiếp đến lợi
ích của nhiều chủ thể khác. Chính vì vậy, khi Tòa án ra quyết định tuyên bố
một cá nhân chết, thì phải xem xét trên nhiều khía cạnh, các điều kiện khác
nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể loại trừ trường hợp vì nhầm lẫn
sai sót hay vì một nguyên nhân khách quan nào đó mà sau khi quyết định
của Tòa án có hiệu lực, thì người bị tuyên bố chết quay trở về.Thực tế
nhiều vụ việc đã xảy ra như vậy và trong trường hợp này, mọi điều sẽ trở

nên vô cùng phức tạp.Dự đoán trước được điều đó, các nhà làm luật đã
quy định trong Bộ luật Dân sự về cách thức giải quyết vấn đề trên.
2. Giải quyết hậu quả pháp lí khi cá nhân bị tuyên bố chết trở về.
Bộ luật Dân sự đã dự định trước cách giải quyết các vấn đề khi người bị
tuyên bố chết trở về.Cụ thể là Điều 83 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau:
“ 1. Khi một người bị tuyên bố chết đã trở về hoặc có tin tức xác thực là
người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền,
lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ việc tuyên bố người đó đã
chết.
2.Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết, trừ các
trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho li hôn
theo quy định tạo khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho li hôn
vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác
thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người
đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản , giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người
này còn sống mà cố giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn
trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường.”
Như vậy, chúng ta có thể thấy được, điều luật trên vừa bảo vệ quyền lợi của
người bị tuyên bố chết nhưng còn sống với việc đưa ra những giải pháp áp
dụng với từng quan hệ cụ thể trong thực tế, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người có quan hệ hôn nhân trước đây với người đó.
Ta có thể thấy được, theo quy định của điều luật trên, người bị tuyên bố chết
khi trở về có thể tự mình yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết

với bản thân hoặc thông qua những người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu
Tòa án làm việc đó.
Khi đó, các quan hệ nhân thân, tư cách chủ thể,… của người đó sẽ được khôi
phục. Trong quan hệ hôn nhân, nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết
chưa kết hôn với người khác thì mối quan hệ vợ chồng đó hiển nhiên được
khôi phục. Về mặt tài sản, người đó có quyền lấy lại tài sản của mình từ
những người thừa kế.
III. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG VIỆC TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT
Tuyên bố cá nhân chết là việc diễn ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy
pháp luật đã có sự quy định tương đối rõ ràng về vấn đề này, nhưng khi áp
dụng trong thực tế vẫn gặp không ít khó khan và có một số sai phạm, điều đó
đã dẫn đến những hậu quả pháp lí không đáng có.
Đầu tiên là hạn chế, khó khăn trong việc tiến hành thủ tục thông báo tìm
kiếm người bị tuyên bố chết: Như chúng ta đã biết, trước khi tuyên bố một
người chết, thì phải thông qua thủ tục tìm kiếm. Đây có thể coi là bước bắt
buocj phải thực hiện, nhằm đảm bảo tính chính xác cho việc tuyên bố cá nhân
chết. KHoản 1 Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về việc tòa án ra
quyết định thông báo tìm kiếm người bị mất tích. Chính vì điều này đã dẫn
đến hai cách hiểu khác nhau khi áp dụng vào thực tiễn: một là cho rằng tòa
phải mở phiên họp để ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị tuyên bố
mất tích,cách hiểu khác lại cho rằng không cần như vậy. Chính hai cách hiểu
khác nhau đã dẫn đến thực tiễn áp dụng có nhiều sai khác, không thống nhất.
Thứ hai: là hạn chế trong việc xác định ngày chết của người bị tuyên bố đã
chết. Có thể nói đây là một hạn chế thường xuất hiện khi giải quyết việc tuyên
bố cá nhân chết, đặt biệt đối với trường hợp chiến tranh. Bởi lẽ, khoản 2 điều
81 BLDS năm 2005 chỉ quy định chung chung “ tùy từng trường hợp” mà tòa
án sẽ xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố chết. Chính vì vậy trong thực
tiễn áp dụng, có thể có nhiều vụ việc yêu cầu tuyên bố chết có các tình tiết cơ
bản là giống nhau nhưng thời điểm chết thì ở mỗi Tòa án lại xác định khác
nhau.Đặc biệt là đối với trường hợp tuyên bố chết khi biệt tích năm năm sau

khi chiến tranh kết thúc. Ngày chiến tranh kết thúc có thể được quy định khác
nhau : ngày chiến thắng, ngày kí hiệp định đình chiến, ngày tuyên bố chấm
dứt chiến tranh… Chính vì có sự bất đồng như vậy, nên khó khan trong việc
xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố chết là không nhỏ.
Những khó khan, hạn chế đó đã có ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ
việc về tuyên bố chết đối với cá nhân, trong các trường hợp, nó có thể dẫ đến
các hậu quả pháp lí khác nhau. Chính vì vậy, để hạn chế bớt sai phạm trong
quá trình xử lí, cần thống nhất quan điểm về các vấn đề nêu trên và đưa ra
các phương án phù hợp nhằm hạn chế bớt sự tác động không tốt của những
ảnh hưởng đó đến quá trình giải quyết vấn đề của Tòa án.
KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích, tìm hiểu của em về vấn đề tuyên bố cá nhân
chết, đặc biệt nhấn mạnh ở hai phần “ điều kiện tuyên bố cá nhân chết” và “
hậu quả pháp lí khi tuyên bố cá nhân chết”. Có thể thấy, chế định tuyên bố cá
nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết là một chế định đặc biệt trong Bộ luật
Dân sự, được áp dụng nều trong thực tế cuộc sống hiện nay. Chính vi vậy, yêu
cầu về việc hoàn thiện thêm các quy định của Chế định này cần được quan
tâm và đặt ra những phương án cụ thể để giải quyết. mặc dù đã có sự tìm
hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan nhưng do kiến thức còn hạn chế, bài
làm không tránh được những sai sót nhất định, kính mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô để bài làm hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật dân sự VN, NXB công an nhân dân, 2013, tr 87-89.
2. Giáo trình luật dân sự ( phần chung), nxb ĐHQGHN, 2012, tr 96-97
3. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, Lê Đình nghị, nxb giáo dục vn,
2009, tr70-75
4. Bộ luật dân sự Vn 2005
5. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã
chết trong Tố tụng dân sự VN, luận văn thạc sĩ luật học, Nguyễn Văn
tiến, 2011

6. Xác định thời điểm trong trường hợp tuyên bố một người đã chết
theo quy định của pháp luật dân sự, lê hồng hải, dân chủ và pháp
luật, bộ tư pháp, số 9.2004, tr 21-23

×