Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TÌNH HUỐNG và ĐÁP ÁN ôn tập THI môn LUẬT dân sự học PHẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.86 KB, 43 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP THI HẾT
MÔN LUẬT DÂN SỰ HỌC PHẦN 2
I. Câu hỏi ôn tập từ Chương 1 đến chương 4
B. Bài tập
Câu 21. B nợ A một khoản tiền là 500 triệu đồng. Sau đó, giữa B và C đã lập một
thỏa thuận, theo đó B chuyển giao nghĩa vụ trả nợ 500 triệu của mình đối với A cho
C. Ngay sau đó, B đã thông báo cho A biết về thỏa thuận này nhưng A không có ý
kiến gì. Em hãy cho biết thỏa thuận giữa B và C có hiệu lực không nếu:
Ta cân xác định đây là trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự vậy nên điều kiện
của CGNVDS là: có sự đồng ý của A và nghĩa vụ chuyền giao có hiệu lực + phù
hợp quy định pháp luật
 Việc A ko có ý kiến có 2 TH xảy ra hoặc A đồng ý hoặc A đang suy nghĩ. Dù
sao. Tình huống này chưa thế coi là A đã đồng ý hay chưa
a. Đến hạn trả nợ, A đã yêu cầu C trả cho mình số tiền là 500 triệu?
Việc A đòi nợ C tức A đã coi C là chủ thể thực hiện NV đối với A
=> A đã đồng ý việc chuyền giao NVDS của B cho C nên việc thỏa thuận của B và
C có hiệu lực vì vậy C phải thực hiện NV trả nợ cho A
b. Đến hạn trả nợ, A không yêu cầu C trả nợ mà vẫn yêu cầu B trả nợ mình?
=> A chưa đồng ý việc chuyền giao NVDS của B cho C nên việc thỏa thuận của B
và C không có hiệu lực vì vậy B phải thực hiện NV trả nợ cho A
Câu 22. B nợ A một khoản tiền. Sau đó, giữa B và C đã lập một thỏa thuận, theo đó
B chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của mình đối với A cho C. Ngay sau đó, B đã thông
báo cho A biết về thỏa thuận này nhưng A không có ý kiến gì. Đến hạn trả nợ, A đã
yêu cầu C trả nợ cho mình nhưng do C chưa có tiền để trả cho A nên A đã khởi kiện
đòi nợ B. B có nghĩa vụ trả nợ cho A hay không? Tại sao?
Theo khoản 1 điều 315 BLDS, thì bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân
sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý trừ trường hợp nghĩa vụ
gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật quy định ko được
chuyển giao. Ở đây, ta thấy:
- Nghĩa vụ B thỏa thuận với C sẽ chuyển giao cho C là nghĩa vụ trả nợ ko phải
nghĩa vụ gắn liền với nhân thân nên ko thuộc trường hợp loại trừ.


- Việc B thông báo cho A biết về thỏa thuận thực chất là việc B đề nghị A về việc
chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho C. Theo luật, nếu A đồng ý thì nghĩa vụ của B
được chuyển giao cho C thực hiện. “Đồng ý” có thể thể hiện bằng lời nói hoặc hành
1


động. Vì thế, việc A ko ý kiến gì ko chứng tỏ rằng A ko đồng ý mà ta phải căn cứ cả
vào hành vi của A.
- Đến hạn trả nợ, A đã yêu cầu C trả nợ cho mình. Hành động này chứng tỏ A đã
đồng ý về việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ. Vì thế, thỏa thuận chuyển giao nghĩa
vụ giữa B và C có hiệu lực, B ko còn nghĩa vụ trả nợ với A nữa mà người thực hiện
phải là C.
- Vào thời điểm A đòi nợ C, C có tiền trả hay ko là chuyện riêng giữa A và C. B ko
còn liên quan kể từ thời điểm A đồng ý việc chuyển giao nghĩa vụ. Vì thế, B ko
phải trả nợ cho A.

Câu 23. A thỏa thuận bằng văn bản chuyển nhượng cho B chiếc xe máy Honda
Lead với giá 35 triệu đồng, đồng thời hai bên thỏa thuận trong văn bản B phải đặt
cọc cho A số tiền là 15 triệu đồng. Số tiền này sẽ được đối trừ vào số tiền thanh
toán mua xe khi hợp đồng mua bán được công chứng. Sau khi hợp đồng mua bán
xe đã được công chứng A đã trả lời B là không bán xe nữa và đề nghị trả lại B số
tiền đặt cọc. B đồng ý nhận lại tiền cọc nhưng yêu cầu A phải chịu phạt cọc do vi
phạm hợp đồng. Hỏi A có phải chịu phạt cọc không? Tại sao?
- A và B đã thỏa thuận trong văn bản là B đặt cọc 15 triệu cho A. Sau khi hợp đồng
mua bán được công chứng thì số tiền này sẽ được đối trừ vào số tiền thanh toán
mua xe. Khi đó, nó sẽ chuyển thành tiền trả trước.
- ( Theo Thông tư số 75/2011/TT-BCA thì giấy mua bán xe phải được công chứng,
chứng thực theo quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán xe máy có hiệu lực kể
từ thời điểm được công chứng hoặc chứng thực.)
Sau khi công chứng hợp đồng mua bán, A lại ko bán xe cho B nữa. Việc làm này

của A là đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự. Theo khoản 3 điều 426
BLDS, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự thì các bên ko phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghiã vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
- Taị thời điểm A đơn phương chấm dứt hợp đồng thì 15 triều đặt cọc đã được
chuyển thành tiền trả trước rồi, tức B đã thực hiện một phần nghĩa vụ. Vì thế, lúc
này A chỉ phải trả lại số tiền 35 triệu cho B mà ko phải chịu phạt cọc.

2


Câu 24. Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho A, trên cơ sở sự ủy quyền của C, B
đã sử dụng tài sản là ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất (đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất) của C để thế chấp.
Giao dịch thế chấp này được được lập thành văn bản có công chứng và đã được
đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các biện pháp bảo đảm nào đã được
sử dụng trong trường hợp trên? Biện pháp đó bảo đảm cho nghĩa vụ nào?
- Biện pháp bảo đảm đã được sử dụng trong trường hợp này là thế chấp nhà gắn
liền với quyền sử dụng đất để C bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay cho A.
Câu 25. Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho B, A sử dụng quyền đòi nợ số tiền 1 tỷ
đồng đối với C để bảo đảm. Giao dịch bảo đảm này được lập thành văn bản, cùng
với đó, A đã chuyển giao cho B giấy tờ chứng minh quyền đòi nợ của mình đối với
C. Theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể áp dụng biện pháp bảo đảm nào?
Tại sao?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì A có thể sử dụng biện pháp thế chấp
quyền đòi nợ số tiền 1 tỷ đồng đối với C để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của mình cho
B. A chỉ có thể lựa chọn biện pháp thế chấp với quyền đòi nợ vì:
- Bên đảm bảo đồng thời là bên có nghĩa vụ, đây chỉ là quan hệ 2 bên nên ko thể là
quan hệ bảo lãnh hay tín chấp.
- Quyền đòi nợ là quyền tài sản nên ko thể là đối tượng cuả biện pháp đặt cọc, ký
cược, ký quỹ.

- Quyền đòi nợ ko thể chuyển giao được nên ko thể là đối tượng của cầm cố.
- Riêng chỉ đối với thế chấp, đối tượng có thể là tài sản bất kỳ nào và ko yêu cầu
chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp mà chỉ phải giao giấy tờ pháp
lý là chứng từ gốc chứng minh quyền sở hữu của mình với tài sản.

Câu 26. Để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, A đã đặt cọc cho B 10 trái phiếu chính phủ với mệnh giá mỗi trái phiếu là 10
triệu đồng. Việc đặt cọc được lập thành văn bản. Theo em, hợp đồng đặt cọc trên có
hiệu lực không? Tại sao?
HỢP ĐỒNG NÀY VẪN CÓ HIỆU LỰC
3


-Theo em, hợp đồng đặt cọc này thực chất là hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp nhưng
bị hai bên sử dụng sai tên gọi. Bởi lẽ,
+ Đối tượng của hợp đồng đặt cọc (theo điều 358) chỉ bao gồm tiền, kim khí quý,
đá quý hoặc vật có giá trị khác. Trái phiếu chính phủ là giấy tờ có giá nên ko thuộc
đối tượng của hợp đồng đặt cọc.
+ Trong khi đó, đối tượng của cầm cố (theo điều 326) và của thế chấp (theo điều
342) có thể là tài sản nói chung.
-> Nếu A chuyển giao trái phiếu đó cho B thì đây là hợp đồng cầm cố.
-> Nếu A ko chuyển giao 10 trái phiếu đó cho B thì chỉ phải giao giấy tờ xác minh
tính sở hữu hợp pháp của A với số trái phiếu đó thì đây là hợp đồng thế chấp.
- Theo điều 122, điêù kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì hợp đồng này phải
đảm bảo đủ các điều kiện về:
+ năng lực hành vi dân sự của người tham gia
+ mục đích và nội dung ko vi phạm điều cấm, ko trái với đạo đức xã hội
+ tính tự nguyện của các bên tham gia
+ hình thức
Vì đề bài ko đề cập nên ta coi như 3 đk đầu đã được thỏa mãn. Điểm đáng lưu ý là

ở đây sai tên gọi của hợp đồng có phải là vi phạm hình thức của hợp đồng hay ko.
- Theo điều 124, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng vă
bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Như vây, sai tên ko phải vi phạm về mặt hình thức.
Hơn nữa, bản chất của hợp đồng này là hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố mà theo
quy định tại điều 343 và 327 thì hợp đồng thế chấp hay cầm cố đều phải lập thành
văn bản. (trong trường hợp thế chấp traí phiếu chính phủ thì cũng ko bắt buộc phải
công chứng, chứng thực hay đăng ký).
Vì vậy, hợp đồng này cũng thỏa mãn điều kiện về hình thức. Do đó, nó vẫn có hiệu
lực pháp luật.

Câu 27. A vay tiền ở ngân hàng B. Để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, A đã sử dụng
quyền sử dụng đất hợp pháp của mình để thế chấp cho B. Giao dịch thế chấp này đã
được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. Được sự đồng ý của B, A đã
4


chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của mình đối với B cho C, nhưng vẫn cam kết thế chấp
quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Những biện pháp bảo
đảm nào được sử dụng? Những biện pháp đó bảo đảm thực hiện cho nghĩa vụ gì
sau khi A chuyển giao nghĩa vụ cho C?
- Những biện pháp bảo đảm được sử dụng ở đây gồm có:
+Thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của A cho B.
+Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo lãnh cho C thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho B.
- Sau khi được sự đồng ý của B, A đã chuyển giao nghĩa vụ tải nợ của mình đối với
B cho C. Điều này thỏa mãn quy định của pháp luật về chuyển giao nghĩa vụ dân
sự theo điều 315 nên kể từ thơì điểm đó, C sẽ có nghĩa vụ trả nợ cho A.
- Tuy nhiên, A laị vẫn cam kết thế chấp quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ. Thực chất, nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ trả nợ cuả C. Như vậy, A
trở thành bên bảo lãnh, C là bên được bảo lãnh. Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của
bên bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, A đã tiếp tục

thế chấp quyền sử dụng đất của mình.
Tóm lại,
+biện pháp bảo lãnh đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của C cho B.
+biện pháp thế chấp đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh của A.
Câu 28. Để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay 1 tỷ đồng cho B, A đã
cầm cố cho B ngôi nhà với diện tích 120 m2 gắn liền với quyền sử dụng đất đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hợp đồng cầm cố được hai bên lập thành
văn bản nhưng không có công chứng hoặc chứng thực cũng như không tiến hành
đăng ký giao dịch bảo đảm. Hợp đồng cầm cố trên có hiệu lực không? Tại sao?
Hợp dồng trên ko có hiệu lực pháp luật vì:
- Trước tiên, thực chất hợp đồng cầm cố này là hợp đồng thế chấp bởi lẽ:
+ theo điều 90 Luật nhà ở 2005 về các hình thức giao dịch nhà ở ko bao gồm hình
thức cầm cố mà bao gồm “mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế
chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uỷ quyền quản lý nhà ở”.
+ Như vậy, biện pháp đảm bảo được sử dụng phải là thế chấp nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất.
- Theo điều 93, Luật nhà ở 2005 thì các hợp đồng về nhà ở đều phải được công
chứng hoặc chứng thực.
5


Theo điều 12, nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm thì
thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Cho nên thế
chấp nhà gắn liền với quyền sử dụng đất cũng phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Như vậy, việc công chứng, chứng thực và đăng ký hợp đồng thế chấp nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực (theo điều
343 và khoản 2 điều122). Tuy nhiên, ở đây, hợp đồng được lập giữa A và B lại chưa
thỏa mãn điều kiện về mặt hình thức này nên nó ko có hiệu lực.

Câu 29. Trong hợp đồng thuê nhà giữa A và B có thỏa thuận: Để bảo bảo cho việc

trả lại nhà thuê cho A, B phải chuyển giao cho A 10 lượng vàng SJC 9999. Thực
hiện thỏa thuận này, B đã chuyển đủ cho A 10 lượng vàng SJC 9999. Có ý kiến cho
rằng, biện pháp bảo đảm trên là biện pháp ký cược, em có đồng ý với ý kiến đó
không? Tại sao?
Trả lời: theo bài ra, đối tượng thuê trong hợp đồng trên là bất động sản nên
căn cử khoản 1 Điều 359 “ ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản...”. => đây
ko phải là biện pháp ký cược. Mà là biện pháp cầm cố.
Câu 30. A là chủ cửa hàng kinh doanh bia hơi Hà Nội, để đảm bảo cho việc trả lại
cho B (đại lý bia) 10 bồn chứa bia mà B đã cho A mượn để sử dụng, A phải đóng
cho B 20 triệu đồng. Việc đóng số tiền trên được hai bên lập thành văn bản. Có ý
kiến cho rằng, việc A đóng cho B số tiền 20 triệu là biện pháp ký cược để đảm bảo
cho việc A trả lại cho B 10 bồn chứa bia. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại
sao?
Trả lời
“Ký cược là bên thuê tài sản....” (khoản 1 điều 359) mà trong tình huống nêu ra ở
đây là hợp đồng “mượn” bồn chứa bia giữa A và đại lý B. Nên dù A có giao cho B
20 triệu để bảo đảm cho việc tra lại bồn chứa bia nhưng cũng không phải là biện
pháp ký cược.
Câu 31. A cho B thuê chiếc xe ô tô 5 chỗ Honda Civic với thời hạn thuê 6 tháng,
giá thuê mỗi tháng là 15 triệu đồng. Hợp đồng thuê được hai bên lập thành văn bản.
Để bảo đảm cho việc trả lại xe khi hết hạn, B đã ký cược cho A chiếc xe mô tô
Ducati Monster 796, việc ký cược này được ghi rõ trong hợp đồng thuê xe. Hết hạn
thuê xe, B đã trả lại cho A chiếc xe ô tô nhưng mới chỉ trả được 2 tháng tiền thuê
xe. Theo em, A có quyền cầm giữ chiếc xe mô tô Ducati Monster 796 cho đến khi
B trả hết 4 tháng tiền thuê xe còn thiếu không? Tại sao?
Trả lời
6


Căn cứ khoản 2 điều 359 thì “trong trường hợp TS thuê đc trả lại thì bên thuê được

nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ đi tiền thuê; nếu bên thuê k trả lại tài sản thuê
thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu TS thuê không còn để trả lại thì
tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê”. ở trường hợp này là B đã trả lại xe ô tô cho
B tuy nhiên lại còn thiếu 4 tháng tiền thuê xe. Theo luật định thì A có quyền trừ tiền
thuê đi, sau đó trả lại Ts ký cược cho B... vậy A hoàn toàn có căn cứ cho việc giữ lại
tài sản ký cược cho tới khi B trả đủ 4 tháng tiền thuê còn thiếu.
Câu 32. Để có tiền đầu tư kinh doanh, A đã vay C một khoản tiền là 2 tỷ đồng. Để
đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ đối với C, A dùng căn hộ chung cư đã mua của Chủ
đầu tư là Công ty B và sẽ được nhận nhà vào tháng 8/2016 làm tài sản bảo đảm.
Theo em, biện pháp bảo đảm nào đã được sử dụng trong trường hợp này? Tại sao?
Trả lời
Là biện pháp thế chấp đã được sử dụng. Bởi theo điều 342: “: là việc 1 bên dùng
TS thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và
không chuyển giao TS cho bên nhận thế chấp”.
Đối tượng của biện pháp thế chấp có thể là động sản, bất động sản, quyền sử dụng
đất, tài sản được hình thành trong tương lai. ở đây A đã dùng tài sản là căn hộ
chung cư đã mua của chủ đầu tư là công ty B và đến tháng 8/2016 sẽ được nhận
nhà. Căn hộ này đang trong giai đoạn hình thành, A hoàn toàn có thể đem nó đi thế
chấp để vay tiền của C.
Câu 33. Để bảo đảm việc trả nợ cho B, A dự định dùng nhà của mình để thế
chấp hoặc để cầm cố bảo đảm khoản vay với B. Hãy cho biết sự khác nhau
trong trường hợp này. Từ đó hãy cho biết đối với A thì biện pháp bảo đảm nào
hiệu quả hơn và đối với B biện pháp nào hiệu quả hơn?
Sự khác nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là cầm cố có sự chuyển giao
tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố còn thế chấp thì bên thế chấp vẫn có
quyền chiếm hữu sử dụng tài sản.
Bên nhận cầm cố có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm
cố nếu có thoả thuận;
Bên thế chấp tài sản có quyền:
-,được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức;

-,được đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
7


-,được cho thuê, mượn tài sản thế chấp;
Tức là trong trường hợp này, tài sản dùng để bảo đảm là ngôi nhà, các bên có thể
khai thác lợi ích từ việc sử dụng ngôi nhà.
Như vậy, nếu là A chúng ta sẽ dùng biện pháp thế chấp và nếu là B chúng ta sẽ sử
dụng biện pháp cầm cố.
Câu 34. A là một Công ty kinh doanh máy tính. Để có tiền nhập khẩu lô hàng gồm
500 máy tính, A đã vay B 2 tỷ đồng và thế chấp chính lô hàng trên để bảo đảm thực
hiện hợp đồng vay. Việc thế chấp này đã được các bên lập thành văn bản. Khi lô
hàng trên về đến cảng Hải Phòng, A đã ký hợp đồng bán toàn bộ lô hàng trên cho C
mà không có sự đồng ý của B. Theo em, việc A bán lô hàng trên cho C có hợp pháp
không? Có biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của B không?
Việc bán lô hàng trên của A là hợp pháp vì:
- Trước tiên phải kđ rằng hợp đồng thế chấp giữa A và B là hợp pháp và có hiệu
lực:
+ Đối tượng: tài sản hình thành trong tương lai – 500 máy tính sẽ được nhập khẩu.
+ Hình thức: văn bản ko cần công chứng, chứng thực và đăng ký.
- Theo điều 348 về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản thì bên thế chấp ko được bán
tài sản thế chấp trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 điều 349.
+ Theo khỏan 4 điều 349 thì bên thế chấp được bán tài sản thế chấp ko là hàng hóa
luận chuyển trong sản xuất kinh doanh nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
+ Theo khoản 3 điều 349 thì bên thế chấp được bán tài sản thế chấp là hàng hóa
luân chuyển trong sản xuất kinh doanh. Số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ
số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
- Trong trường hợp này, lô hàng A thế chấp cho B là hàng hóa luân chuyển nên A có
thể bán cho C mà ko cần hỏi ý kiến của B nhưng số tiền A thu đươc hoặc tài sản
hình thành từ số tiền A thu được do bán lô hàng sẽ trở thành tài sản thế chấp thay

thế lô hàng đó.
- Thực chất, việc pháp luật quy định việc dùng số tiền A thu được hoặc tài sản hình
thành từ số tiền A thu được do bán lô hàng sẽ trở thành tài sản thế chấp thay lô
8


hàng đó cũng là nhằm bảo vệ quyền lợi cho B. Tuy nhiên, để đảm baỏ quyền lợi
của mình một cách chắc chắn hơn, B có thể đi đăng ký hợp đồng thế chấp.
+ Kể từ thời điểm đăng ký thì hợp đồng thế chấp giữa A và B sẽ nó sẽ có giá trị đối
kháng với ngươì thứ ba. Nghĩa là B sẽ có quyền lợi được pháp luật bảo vệ nhằm
đối kháng với các chủ nợ hoặc chủ thể tiềm năng liên quan đến tài sản thế chấp.

Câu 35. Để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay 500 triệu cho B, A đã thế chấp
cho B chiếc xe ô tô Camry (trị giá 1,2 tỷ đồng). Việc thế chấp được các bên lập
thành văn bản có công chứng. Sau đó, A lại cầm cố chiếc xe ô tô đó cho C để
bảo đảm nghĩa vụ trả số tiền 600 triệu do mua hàng. Việc cầm cố này được hai
bên đăng ký giao dịch bảo đảm. Do A không trả được tiền mua hàng cho C nên
C đã yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý tài sản cầm cố
theo đúng pháp luật, số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí xử lý tài sản là 900
triệu. Số tiền trên sẽ được thanh toán cho C và B như thế nào? Tại sao?
C sẽ được trả số tiền 600 triệu, còn B chỉ được nhận số tiền còn lại là 300triệu sau
khi thanh toán hoàn toàn cho C từ khoản tiền 900 triệu.
Thứ nhất, vì Việc cầm cố được A và C đăng ký giao dịch bảo đảm nên sẽ được ưu
tiên thanh toán trước.
Thứ hai là:
Căn cứ điều 21 NĐ 163/2006/ND-CP và khoản 1 điều 10 NĐ 11/2012/ND-CP
Điều 21. Quyền của bên cầm giữ trong trường hợp cầm giữ tài sản đang được
dùng để thế chấp
Trong trường hợp bên có quyền cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 416 Bộ luật
Dân sự mà tài sản này đang được dùng để thế chấp thì quyền của bên cầm giữ

được ưu tiên hơn so với quyền của bên nhận thế chấp.
10. Sửa đổi Điều 21 như sau:
“Điều 21. Tài sản thế chấp đang bị cầm giữ
Trong trường hợp tài sản thế chấp đang bị cầm giữ theo quy định tại Điều 416 Bộ
luật Dân sự thì bên cầm giữ có trách nhiệm giao tài sản mà mình đang cầm giữ
cho bên nhận thế chấp để xử lý theo quy định của pháp luật sau khi bên nhận thế
chấp hoặc bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với bên cầm giữ”.
9


Câu 36. A sử dụng căn nhà chung cư thuộc sở hữu của mình hiện đang cho B
thuê để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho C. Giao dịch bảo đảm này được hai bên
lập thành biên bản và được công chứng, trong đó thể hiện, A sẽ giao toàn bộ
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà cho C, đồng thời trong thời gian bảo
đảm, C được hưởng số tiền thuê nhà hàng tháng do B thanh toán. Em hãy cho
biết, biện pháp bảo đảm trên có thể là biện pháp bảo đảm nào? Tại sao?
Biện pháp bảo đảm trong trường hợp trên là Thế chấp tài sản.
Vì:
-,Thứ nhất là không có sự chuyển giao tài sản, cụ thể là căn nhà chung cư mà A chỉ
giao toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sử hữu nhà.
-Thứ hai, trong các biện pháp bảo đảm thì chỉ có biện pháp thế chấp tài sản thì bên
thế chấp mới có quyền cho thuê tài sản thế chấp khi được sự đồng ý của bên nhận
thế chấp.
Căn cứ
Điều 345. Thế chấp tài sản đang cho thuê
Tài sản đang cho thuê cũng có thể được dùng để thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu
được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp
luật có quy định.
Câu 37. Để bảo đảm cho khoản vay 1,2 tỷ đồng của Ngân hàng B, A thế chấp cho
B nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình (ngôi nhà có giá trị theo thẩm định của B

là 2 tỷ đồng). Bằng các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, em hãy cho
biết, A có thể sử dụng ngôi nhà trên để đảm bảo các khoản vay khác tại ngân hàng
B hoặc tại ngân hàng khác hay không? Nếu có thì các khoản vay sau có bị giới hạn
về mức vay không?
- Theo quy định tại khoản 1 điều 324, một tài sản có thể đảm bảo thực hiện nhiều
nghĩa vụ nếu tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, giá trị của nó lớn hơn tổng

10


giá trj các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
+ Ở đây, A đã thế chấp ngôi nhà có giá trị 2 tỷ để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ 1,2 tỷ
đồng cho Ngân hàng. Như vậy, giá trị ngôi nhà tại thời điểm này vẫn lớn hơn giá trị
của nghĩa vụ nên A vẫn có thể sử dụng ngôi nhà để đảm bảo các khoản vay khác.
+ Nếu có các khoản vay sau thì nó sẽ bị giới hạn ở mức dưới 800 triệu đồng, trừ
khi có thỏa thuận khác giữa các bên.

Câu 38. Để bảo đảm việc thanh toán khoản vay 60.000 USD đối với B, A thế chấp
cho B nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình (ngôi nhà có giá trị theo thẩm định
của B là 1,6 tỷ đồng). Sau đó, hợp đồng vay tài sản giữa A và B bị tuyên vô hiệu. E
hãy cho biết, hợp đồng thế chấp tài sản giữa A và B có chấm dứt không? Nhà của A
với tư cách là tài sản bảo đảm có thể bị xử lý không?
- Theo khoản 1 điều 15 Nghị định 163, nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị
vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch đảm bảo chấm dứt;
nếu các bên thực hiện được một phần hoặc toàn bộ rồi thì giao dịch đảm bảo ko
chấm dứt trừ khi có thỏa thuận khác. Như vậy sẽ phân thành 2 trường hợp:
+ Nếu hợp đồng vay chưa được thực hiện đã bị tuyên vô hiệu thì hợp đông thế chấp
cũng chấm dứt.
+ Nếu hợp đồng vay đã được thực hiện một phần hoặc toàn bộ thì hợp đồng thế

chấp ko chấm dứt.
- Theo khoản 4 điều 15 Nghị định 163, trong trường hợp giao dịch đảm bảo ko
chấm dứt, bên nhận tài sản có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thanh toán nghĩa vụ
hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình. Như vậy, nhà của A với tư cách là tài
sản bảo đảm có thể bị xử lý nếu hợp đồng vay đã được hai bên thực hiện một phần
hoặc toàn bộ.

11


Câu 39. Ông A chuyển nhượng cho ông B ngôi nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của mình. Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng ngày 18/5/2015. Ngày
25/5/2015, khi chưa hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên (giấy chứng nhận sở hữu
nhà vẫn mang tên ông A), ông B đã đem ngôi nhà trên cầm cố cho ông C để vay
tiền. Việc cầm cố được hai bên lập thành văn bản. Có ý kiến cho rằng, hợp dồng
cầm cố nhà giữa ông B với ông C là vô hiệu vì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
vẫn mang tên ông A. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Tại sao?
Trường hợp này, là hợp đồng thế chấp nhà nên việc hai bên ký hợp đồng cầm cố là
không thỏa mãn( như câu 28)
Không đồng tình, căn cứ khoản 2 điều 4 NĐ 163/2006,trước thời điểm giao kết
hợp đồng bảo đảm thì tài sản đã được hình thành nhưng sau thời điểm giao kết hợp
đồng bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì vẫn là tài sản bảo đảm của
bên bảo đảm, trong trường hợp trên vì hợp đồng chuyển nhượng nhà đã có hiệu lực
nên sau đó tài sản này sẽ thuộc quyền sở hữu của ông B nên hợp đồng cầm cố này
có hiệu lực.
Câu 40. A, B, C cùng nhau thành lập Tổ hợp tác H theo đúng quy định của pháp
luật. Tỷ lệ góp vốn của từng thành viên trong Tổ hợp tác H là A chiếm 50%, B
chiếm 30%, C chiếm 20%. Sau một thời gian hoạt động, Tổ hợp tác H nợ Công ty
X khoản tiền 200 triệu đồng, trong khi đó tài sản hiện có của Tổ hợp tác H chỉ có
thể thanh toán được cho Công ty X 100 triệu. Em hãy cho biết, Công ty X có quyền

yêu cầu A với tư cách là thành viên của Tổ hợp tác H trả nợ cho mình 100 triệu mà
Tổ hợp tác H còn thiếu không? Tại sao?
-Theo khoản 2 điều 117, tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của tổ;
nếu tài sản ko đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệ
liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.
+ Ở đây, tổ hợp tác nợ công ty X 200 triệu đồng nhưng tài sản hiện có chỉ có thể
thanh toán 100 triệu. Vì thế, những thành viên trong tổ hợp tác là A, B,C phải chịu
trách nhiệm liên đới với số tiền 100 triệu đó.
- Theo khoản 1 điều 298, nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do n ngừi cùng phải
thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số những ng có nghĩa vụ
phải thực hiện.
12


+ Vì thế, Công ty X hoàn toàn có quyền yêu cầu A với tư cach là thành viên tổ hợp
tác H trả nợ cho mình 100 triệu.
- Theo khoản 2 điều 298, trươngf hợp một ng đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có
quyền yêu cầu những ng có nghĩa vụ liên đới khác bồi hoàn cho mình.
+ Cho nên sau khi A trả toàn bộ 100 triệu thì sẽ phát sinh quan hệ bồi hoàn giữa B,
C với A. B và C phải riêng rẽ thực hiện nghĩa vụ trả số tiền tương ứng với phần
đóng góp của mình trong tổ hợp tác. Cụ thể:
+ B phải bồi hoàn cho A 30 triệu
+ C phải bồi hoàn cho A 20 triệu.
II. Câu hỏi từ Chương 5 đến Chương 8
B. BÀI TẬP
Câu 62. Ngày 18/5/2015, trên trang web của mình, Công ty TNHH Anfa đăng tải
thư ngỏ, trong đó thể hiện Công ty hiện đang cần bán lô hàng gồm 25 máy tính
xách tay Dell Vostro V5470 với giá 12,5 triệu đồng/máy. Thư ngỏ trên được
người đại diện theo pháp luật của Công ty ký tên đóng dấu. Theo em, thư ngỏ
trên có phải là đề nghị giao kết hợp đồng không? Tại sao?

Các bên khi muốn giao kết hợp đồng thì phải bày tỏ ý kiến của mình bằng hành vi
để bên kia biết. Do đó, đề nghị giao kết hợp đồng có thể hiểu là hành vi pháp lý đơn
phương của một chủ thể có nội dung là bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể
khác

theo

những

điều

kiện

xác

định.

Người đề nghị giao kết hợp đồng có thể là bên bán hoặc bên mua. Pháp luật không
quy định cụ thể hình thức của đề nghị giao kết của hợp đồng vì vậy có thể hiểu đề
nghị giao kết hợp đồng có thể thực hiện bằng văn bản, hành vi cụ thể hoặc lời nói.
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
Điều

390.

Đề

nghị

giao


kết

hợp

đồng

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu
sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.
2. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên
đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị
13


trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết
hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Chính vì vậy, theo em đây là một đề nghị giao kết hợp đồng.
Nguyên nhân:
Thứ nhất: về hình thức của giao kết hợp đồng thì chưa được bộ luật dân sự quy
định. Chính vì vậy nó có thể là một dạng thong tin cụ thể nào đó ví dụ như: bằng
lời nói, bằng văn barnm hay bằng hành động…
Thứ hai: về thư ngỏ trên trang web của công ty có nội dung “ thể hiện Công ty hiện
đang cần bán lô hàng gồm 25 máy tính xách tay Dell Vostro V5470 với giá 12,5
triệu đồng/máy. Thư ngỏ trên được người đại diện theo pháp luật của Công ty ký
tên đóng dấu” => thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng.
Câu 63. A gửi vào hệ thống thông tin của B chào hàng, trong đó có nội dung, A
bán 100 tấn hạt điều nhân loại I với giá 18 nghìn đồng/kg, hàng giao làm hai
đợt. Cuối thư chào hàng, A nêu rõ, thư chào hàng này có giá trị hết ngày
21/5/2015 và ký tên. Ngày 18/5/2015, B gửi văn bản vào hệ thống thông tin của A
chấp nhận thư chào hàng của A nhưng đề nghị giao hàng làm một lần. Em hãy

cho biết, thư chào hàng của A có phải là đề nghị giao kết hợp đồng không? Văn
bản trả lời của B có phải là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không? Tại
sao?
Tương tự giai thích như câu 62 => thư chào hang của A là đề nghị giao kết hợp
đồng.
Văn bản trả lời của B có nội dung: “ chấp nhận thư giao hàng nhưng đề nghị giao
hang một lần”.
Quy định của luật dân sự:
Điều 395. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện
hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
14


Điều 396. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Theo 395, 396 bộ luật dân sự => văn bản trả lời của anh B không phải là chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng.
Nguyên nhân :
+ thứ nhất, anh B chưa chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị theo điều396
+ thứ hai, trường hợp của anh B, xem như một lời đề nghị giao kết hợp đồng mới
theo điều 395.
Câu 64. A thỏa thuận miệng bán cho B chiếc xe đạp với giá 2 triệu đồng. Ngày
18/10/2014, A đã chuyển giao cho B chiếc xe đạp trên nhưng mãi đến ngày
18/5/2015, B mới trả tiền cho A. A cho rằng, B đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán
nên yêu cầu B phải trả lãi do chậm thanh toán. Căn cứ vào quy định của pháp
luật hiện hành, em hãy cho biết, B phải trả cho A những khoản tiền nào? Biết
rằng, lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ là
9%/năm.

Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và
trả tiền cho bên bán.



Hợp đồng giưa anh A, B là hợp đồng mua bán ( chứng minh không vi phạm)

Điều 432. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao
tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản
trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
2. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu
cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản
bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
15


3. Khi các bên không có thoả thuận về thời hạn thanh toán thì bên mua phải thanh
toán ngay khi nhận tài sản
A, B không thỏa thuận về yêu cầu thời điểm thanh toán tiền
=> Theo quy định tại khoản 3, điều 432 nêu trên: anh B có nghĩa vụ trả tiền
cho anh A ngay sau khi nhận tài sản, chính vào ngày 18/10/2014.
Do anh B vi phạm nghĩa vụ do chậm trả, quy định tại điều 305 bộ luật dân sự cụ
thể
Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên
có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa
được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực

hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần
thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số
tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với
thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
=> các khoản anh B phải trả cho A:
+ số tiền 2 củ đã thỏa thuận chiếc xe đạp
+ tiền lãi của 2 củ trong thời gian 7 tháng 18/10/2014 đến 18/5/2015
TỔNG: 2 triệu + 2 triệu x 7/12 x 9% = 2 triệu 105 ngàn đồng.

Câu 65. A chuyển nhượng cho B quyền đòi nợ 2 tỷ đồng đối với C với giá 1,8 tỷ
đồng. Trong hợp đồng chuyển nhượng, A cam kết bảo đảm về khả năng thanh
toán của C. A đã chuyển giao giấy nhận nợ của C đối với mình cho B. Đến hạn
trả nợ, B đã đòi C số tiền 2 tỷ đồng nhưng C không có khả năng thanh toán cho
B. Theo em, B có quyền đòi A số tiền 2 tỷ đồng trên không? Tại sao?

16


Nhận xét: thực chất đây là 1 dạng của hợp đồng mua bán tài sản. Đối tượng của
hợp đồng này là quyền đòi nợ.
Điều 449 BLDS quy định như sau:
Điều 449. Mua bán quyền tài sản
1. Trong trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm
thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm
khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm
thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận
được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền về tài sản đó hoặc từ thời
điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Điều 298. Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới
1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên
có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ.
2. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu
những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của
họ đối với mình.
3. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa
vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì
những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong
số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình
thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Áp dụng khoản 2, điều 449cho trường hợp này, thì B hoàn toàn có thể đòi A số tiền
2 tỷ. Do A là bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán (do đến kì hạn mà
người mắc nợ là anh C không có khả năng chi trả) nghĩa là anh B có thể đòi anh A
hoặc anh C trả hoàn toàn số nợ đó.
17


Còn giữa A và C thì áp dụng 298 BLDS, mà đề ko hỏi nên ko trả lời làm chi.
Câu 66. A chuyển nhượng cho B ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc
sở hữu hợp pháp của mình. Hợp đồng có điều khoản A được quyền chuộc lại
nhà đất đã bán cho B trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày B được cấp Giấy
chứng nhận quyền dụng đất gắn liền với quyền sở hữu nhà. Ngày 16/02/2015, B
được cấp Giấy chứng nhận quyền dụng đất gắn liền với quyền sở hữu nhà. Ngày
18/5/2015, do cần tiền nên B đã chuyển nhượng nhà đất nêu trên cho C. C đã

được cấp Giấy chứng nhận quyền dụng đất gắn liền với quyền sở hữu nhà. Em
hãy cho biết, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa B và C có thể bị tuyên vô
hiệu không? Tại sao?
trả lời
HĐ chuyển nhượng nhà đất giữa B và C có thể bị tuyên vô hiệu vì:
Theo điều 127 BLDS 2005 thì " giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện
được quy định tại điều 122 bộ luật này thì vô hiệu"
Điều 122 BLDS quy định về các điều kiện có hiệu lực của HĐ bao gồm các điều
kiện sau:
1.
a, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b, mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật và không
trái đạo đức xã hội;
c, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường
hợp PL quy định.
Theo đó, HĐ mua bán giữa B và C vô hiệu vì vi phạm điểm b khoản 1 điều 122 là
"mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm cảu PL và không trái đạo
đức của XH". Trong trường hợp này thì HĐ mua bán của B và C vi phạm điều cấm
của PL vì tài sản chuyển nhượng của B và C đang thuộc tài sản bán có điều khoản
18


chuộc lại được quy định tại Điều 642 BLDS. Tại khoản 2 điều 642 quy định thì
"trong thời hạn chuộc lại bên mua ko được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, thế
chấp, cầm cố tài sản, phải chịu rủi ro đối với tài sản", do tài sản giao dịch giữa B và
C đang trong thời hạn A được chuộc lại tài sản theo thỏa thuận trong HĐ nên tài sản
này không được phép đem ra giao dịch nên HĐ giữa B và C vô hiệu.
Câu 67. A chuyển nhượng cho B ngôi nhà gắn liền quyền sử dụng đất thuộc quyền
sở hữu hợp pháp của mình với giá 2 tỷ đồng và B đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Sau đó,
hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa A và B đã bị Tòa án nhân dân có thẩm
quyền tuyên vô hiệu vì A đã chuyển nhượng nhà đất trên cho B trong thời hạn C có
quyền chuộc lại nhà đất trên. Em hãy cho biết, hậu quả pháp lý của việc hợp đồng
chuyển nhượng nhà đất giữa A và B vô hiệu? Biết rằng, tại thời điểm tuyên bố hợp
đồng chuyển nhượng nhà đất giữa A và B vô hiệu, giá trị của nhà đất nói trên là
2,5 tỷ đồng
trả lời
Điều 137 BLDS 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể tự thời điểm xác lập.
2. khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả
bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thi theo
quy định của PL. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường"
:)) Hậu quả pháp lý của việc hợp đồng chuyển nhượng của A và B vô hiệu
Áp dụng Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 thì khi HĐ dân sự bị vô hiệu thì các bên
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận vì thế trong
trường hợp này thì A phải trả lại cho B tiền chuyển nhượng ngôi nhà và GCN
quyền sử dụng đất đã nhận từ B và B phải trả lại ngôi nhà mình đã nhận chuyển
nhượng về cho A.
cũng theo Khoản 2 điều 137 thì bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Đầu tiên
xét về yếu tố lỗi thì A là người có lỗi vì HĐ chuyển nhượng có điều khoản chuộc lại
của HĐ trước đó đang có hiệu lực mà A lại chuyển nhượng cho B nên lỗi thuộc về
A. Thứ 2 , về xác định thiệt hại thì theo NQ 01/2003 của HĐTP thì "thiệt hại còn
19


bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận với
giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác nếu

có." Vì thế thiệt hại mà A phải bồi thường cho B là khoản tiền chênh lệch lúc giao
dịch với lúc HĐ bị tuyên vô hiệu tức 500 tr đồng.
Câu 68. A cho B vay 300 triệu đồng không tính lãi với thời hạn vay là 24 tháng
(từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2014). Ngoài ra, trong hợp đồng vay, hai
bên có thỏa thuận, đến hạn B không trả được nợ cho A thì B phải trả lãi trong
thời gian chậm trả. Đến hạn trả nợ, B không trả được nợ cho A đúng hạn mà
phải sau 06 tháng sau, B mới trả nợ được cho A. Dựa trên các quy định của Bộ
luật dân sự 2005, em hãy xác định tổng số tiền mà B phải trả cho A là bao
nhiêu? Giả sử, lãi suất cơ bản tại thời điểm giao kết hợp đồng vay là 1%/tháng,
lãi suất cơ bản tại thời điểm trả nợ là 0,75%/tháng.
Trả lời.
Trong trường hợp này thì B phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo quy định tại
Khoản 4 điều 474 BLDS 2005 : "Trong trường hợp vay ko có lãi mà khi đến hạn
bên trả bên vay ko trả nợ hoặc trả ko đày đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản
nợ chậm trả theo lãi suất của NHNN công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại
thời điểm trả nợ, nết có thỏa thuận." Và lãi suất ở đây được áp dụng là khoản lãi tại
thời điểm trả nợ (=0.75%/ tháng)
Vì vậy tổng số tiền mà B phải trả cho A là
Tổng tiền= Tiền gốc + tiền chậm trả x lãi suất chậm trả=300 tr+ 300tr x 0.75%=
322.5 tr
Câu 69. Ngày 01/01/2014, A cho B vay 500 triệu đồng với lãi suất thỏa thuận là
1,2%/tháng với thời hạn vay là 2 năm. Hai bên thỏa thuận tiền lãi sẽ được trả
một lần cùng với nợ gốc khi hết hạn vay, ngoài ra không có bất kỳ thỏa thuận
nào khác. Tuy nhiên, hợp đồng vay mới thực hiện được 12 tháng, do không cần
vốn nên B đã trả nợ trước kỳ hạn, theo đó B đã trả cho A 500 tiền nợ gốc và chỉ
đồng ý thanh toán tiền lãi theo lãi suất thỏa thuận đến thời điểm trả nợ. Em có
đồng ý với ý kiến của B không? Biết rằng, lãi suất tại thời điểm vay là
0.75%/tháng.
Trả lời
20



ko vì;
Áp dụng Khoản 2 Điều 478 BLDS thì "Đối với HĐ vay có kỳ hạn và có lãi thì bên
vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn nếu
ko có thỏa thuận khác." Vì thế việc B chỉ đồng ý trả lãi theo lãi suất thỏa thuận đến
thời điểm trả nợ là không đúng PL.
Thứ 2 việc cho vay với lãi suất 1.2%/ tháng cũng không đúng với PL vì theo Điều
476 thì "lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng ko được vượt quá 150% lãi suất cơ
bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng" vì thế trong trường hợp này
thì B phải trả tiền gốc và lãi suất trong 2 năm và với lãi suất hàng tháng là
0.75% x 150% = 1.125%
cụ thể khoản tiền mà B phải trả là
500 tr + 500tr x 1.125% x 24(tháng) =635.000.000

Câu 70. A cho B vay 500 triệu đồng với thời hạn vay 06 tháng. Trong hợp đồng
hai bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất. Dựa trên
các quy định của Bộ luật dân sự 2005, em hãy xác định tổng số tiền mà B phải
trả cho A là bao nhiêu? Giả sử, lãi suất cơ bản tại thời điểm giao kết hợp đồng
vay là 1%/tháng, lãi suất cơ bản tại thời điểm trả nợ là 0,75%/tháng.
Trả lời:
Áp dụng Khoản 2 Điều 476 BLDS 2005 “Trường hợp các bên có thỏa thuận
về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì
áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn
vay tại thời điểm trả nợ” => thì số tiền B phải trả cho A khi hết hạn vay 6 tháng
gồm: tiền vay (500 triệu đồng), lãi suất tính theo lãi suất cơ bản tại thời điểm trả nợ
(0,75%/tháng).
B phải trả cho A: 500 + 500x0,75%x6 = 522.500.000 (đồng)
Câu 71. Ngày 01/01/2014, A cho B vay 600 triệu đồng với lãi suất là 3%/tháng
trong thời hạn 06 tháng Đến hạn trả nợ, B không trả nợ được cho A, sau đó A đã

nhiều lần thúc giục B trả nợ nhưng B vẫn không trả. Ngày 01/12/2014, A khởi
kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu B trả nợ gốc, tiền theo thỏa
thuận và tiền lãi chậm trả. Ngày 01/4/2015, Tòa án nhân dân có thẩm quyền mở
phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án trên. Dựa trên các quy định của pháp luật,
em hãy xác định tổng số nợ mà B phải trả cho A. Giả sử, lãi suất cơ bản tại thời
điểm giao kết hợp đồng vay là 1%/tháng, lãi suất cơ bản tại thời điểm xét xử sơ
thẩm là 0,75%/tháng.
Trả lời:
Tổng nợ mà B phải trả cho A gồm: Nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn.
21


Tính lãi trong hạn: Áp dụng K1.Điều 476 “Lãi suất vay do các bên thỏa
thuận nhưng không đượt vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.


Lãi suất mà A cho B vay là 3%/tháng = 300% lãi suất cơ bản.

Lãi trong hạn mà B phải trả cho A: 600x150%x1%x6 = 54 (triệu)
Tính lãi quá hạn: Áp dụng K5.Điều 474 “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến
hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và
lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với
thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”


Lãi quá hạn: 600x0,75%x10 = 45 (triệu)

Tổng số nợ mà B phải trả cho A: 600 + 54 + 45 = 699 (triệu)
Câu 72. Ngày 01/6/2014, A cho B vay 200 triệu với lãi suất thỏa thuận là

3%/tháng trong thời hạn 05 tháng. Đến hạn trả nợ, do chưa có tiền trả cho A
nên B đề nghị A cho gia hạn thêm 03 tháng, A đồng ý. Tuy nhiên, hết thời gian
gia hạn, B vẫn chưa trả nợ được cho A, A đã đòi nhiều lần nhưng 03 tháng sau
kể từ ngày hết thời gian gia hạn, B mới trả được nợ cho A. Dựa trên các quy
định của BLDS 2005, em hãy xác định tổng số nợ mà B phải trả cho A. Giả sử,
lãi suất cơ bản tại thời điểm giao kết hợp đồng vay là 1%/tháng, lãi suất cơ bản
tại thời điểm xét xử sơ thẩm là 0,75%/tháng.
Trả lời:
Tổng nợ mà B phải trả cho A gồm: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi chậm trả, lãi quá
hạn.
Tính lãi trong hạn (tương tự như Câu 71):
200x150%x1%x5 = 15 (triệu)
Tính lãi chậm trả: áp dụng K2.Điều 305 “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ
chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh
toán…”.
Thời gian chậm trả thanh toán 200 triệu là 3 tháng (gia hạn).
=> Lãi chậm trả: 200x0,75%x3 = 4,5 (triệu)
Tính lãi quá hạn. (tương tự câu 71).
200x0,75%x3 = 4,5 (triệu)
Tổng số nợ mà B phải trả cho A là: 200 + 15 + 4,5 + 4,5 = 224 (triệu)
Câu 73. Ông A cho bà B thuê ngôi nhà thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của mình
với giá thuê 3 triệu đồng/tháng trong thời hạn thuê 05 tháng. Hợp đồng thuê
nhà được hai bên lập thành văn bản nhưng không được công chứng hoặc
22


chứng thực. Hết thời hạn thuê, bà B đề nghị gia hạn hợp đồng thuê nhà thêm 3
tháng nữa và được ông A đồng ý, các bên đã lập văn bản gia hạn hợp đồng
nhưng văn bản này cũng giống như hợp đồng ban đầu đều không được công

chứng hoặc chứng thực. Theo em, hợp đồng thuê nhà trên có thể bị tuyên vô
hiệu không? Tại sao?
Theo ý kiến riêng tớ, thì hợp đồng thuê nhà trên không bị tuyên vô hiệu, vì 2
hợp đồng có bản chất khác nhau….
Câu 74. Ông A cho ông B thuê ngôi nhà thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của mình
với giá thuê 3 triệu đồng/tháng trong thời hạn thuê 2 năm. Trong quá trình thực
hiện hợp đồng thuê nhà, ông A đã chuyển nhượng nhà đất đang cho ông B thuê
cho bà C. Sau khi trở thành chủ sở hữu của nhà đất trên, bà C yêu cầu ông B
hoặc là phải trả tiền thuê nhà là 3,5 triệu đồng/tháng trong thời gian còn lại của
hợp đồng thuê nhà đã ký với ông A hoặc là phải bàn giao trả lại nhà cho bà.
Theo em, yêu cầu của bà C có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao? Căn cứ
khoản 4 điều 496

Không: Trong hợp đồng thuê nhà mà B đã ký với ông A thì giá thuê trong
thời hạn 2 năm là 3 triêu/tháng nên khi A chuyển quyền sở hữu với C, A đã thông
báo về việc giao kết hợp đồng trên nên căn cứ tại khoản 4 điều 496 thì B có quyền
tiếp tục thuê nhà ở với mức gái là 3 triệu với C. Việc bà C đơn phương chấm dứt
hợp đồng là không có căn cứ nào quy định trong khoản 1 điều 498.
Câu 75. Ngày 19/10/2014, tại Hà Nội, A có thỏa thuận miệng với B về việc B sẽ
thực hiện công việc sửa chữa nhà cho A, theo đó, B sẽ tiến hành công việc sửa
chữa ngôi nhà ở Hải Dương cho A. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận, việc trả
công sẽ tính trên ngày thực tế tiến hành công việc sửa chữa nhưng không nêu rõ
mức tiền công mỗi ngày là bao nhiêu. Công việc sửa chữa nhà được B tiến hành
trong thời gian 20 ngày thì hoàn tất. Em hãy xác định mức tiền công mà A phải
trả cho B? Biết rằng, mức tiền công trung bình một ngày lao động đối với công
việc sữa chữa nhà ở Hà Nội 500 nghìn đồng/ngày, ở Hải Dương là 350
nghìn/ngày. Căn cứ khoản 2 điều 524

500 nghìn đồng/ ngày, căn cứ khoản nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ
thì giá dịch vụ được xác định là giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm

giao kết và địa điểm giao kết, trong trường hợp trên hai bên giao kết ở Hà Nội, tại
thời điểm đó giá dịch vụ là 500k/ngày
Câu 76. Ngày 18/5/2014, A ký hợp đồng thuê B vận chuyển 20 tấn xi
măng Nghi Sơn từ Thanh Hóa đi Hà Nội. Thời gian giao hàng là ngày
20/5/2014, địa điểm giao hàng là tại kho của C tại Thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh
Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng,
ngày 20/5/2014, B đã vận chuyển hàng đến kho của C và đề nghị C nhận hàng
nhưng do chưa chuẩn bị được kho nên C chưa tiếp nhận hàng. Đêm ngày
20/5/2014, có một trận mưa giông to, do không được che đậy cẩn thận nên 10
23


tấn xi măng đã bị hư hỏng, thiệt hại là 15 triệu đồng. Theo em, B có phải bồi
thường thiệt hại trên không? Tại sao?
Điều 306, khoan2 điều 537. B không phải bồi thường

B không phải bồi thường, căn cứ điều 306 và khoản 1, khoản 2 điều 539 thì
B đã vận chuyển hàng đến đúng địa điểm, thời gian đã thỏa thuận và đã giao hàng
cho C, việc C chưa có khả năng bảo quản hàng hóa thì việc gây ra thiết hại là do
hành vi chậm tiếp nhận nghĩa vụ của mình. Còn trường hợp tại khoản 3 điều 543 thì
chỉ là nếu B tìm được chỗ bảo quản hàng hóa thì C thông báo cho A,C biết khi đó
việc hoàn thành nghĩa vụ đã thỏa mãn và C phải chịu chi phí hợp lý cho việc bảo
quản hàng hóa đó: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng....
Câu 77. Ngày 09/10/2013, A thuê B vận chuyển 3.000 con vịt từ Cà Mau lên
thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thủy, hợp đồng được các bên thỏa thuận
bằng miệng. Đêm ngày 10/10/2013, do trời mưa to, nước chảy siết nên tàu do
ông B điều khiển đã va vào chân cầu và bị chìm. Hậu quả là 2658 con vịt bị chết
và thất lạc, chỉ còn lại 342 con, tổng tổn thất ước tính là 126.800.000 VND. Sau
khi thiệt hại xảy ra, do không thống nhất được việc bồi thường nên giữa A và B
đã xảy ra tranh chấp. Căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự hiện hành,

em hãy xác định B có phải bồi thường cho A không? Tại sao? Căn cứ khoản 3
điều 546

B không phải bồi thường cho A, căn cứ khoản 3 điều 546, do sự kiện bất khả
kháng nên B không phải bồi thường thiệt hại cho A.
Câu 78. A thuê B gia công 3.000 chiếc áo sơ mi theo mẫu thiết kế của A, toàn bộ
nguyên vật liệu do A cung cấp. Hợp đồng gia công được hai bên lập thành văn
bản. Thực hiện hợp đồng này, B đã tiến hành gia công theo đúng thỏa thuận.
Trước thời điểm giao hàng hai ngày, do trời mưa giông to, kho chứa hàng của B
đã bị sét đánh gây chập điện, hậu quả là toàn bộ lô hàng gia công cho A và các
tài sản khác của B có trong kho hàng đều bị cháy hết. Sau khi sự việc trên xảy
ra, B đã thông báo cho A, vì vậy A đã có văn bản yêu cầu B phải bồi thường thiệt
hại. Theo em, B có phải bồi thường thiệt hại cho A không? Tại sao?
Theo quy định tại Điều 553 BLDS 2005 về trách nhiệm chịu rủi ro
Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm
gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công
Nhưng theo t thì đây là sự kiện bất khả kháng (lỗi khách quan, ko lường
trước được) -> B ko phải bồi thường (mọi người cho ý kiến nhé).
Câu 79. A ký hợp đồng thuê B gia công 5.000 khuôn gốm bình hoa theo
mẫu thiết kế của A, toàn bộ nguyên liệu do B cung cấp, địa điểm giao sản phẩm
24


được hai bên thống nhất là tại kho của A. Thực hiện đúng hợp đồng, B đã tiến
hành giao sản phẩm đúng thời gian và địa điểm nhưng do A chưa thu xếp được
kho nên chưa tiếp nhận sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm vẫn để trên xe ô tô đỗ
trước cửa kho của A. Sau đó, mặc dù đã được B che đậy cẩn thận, tuy nhiên do
mưa, gió to nên nước mưa đã thấm vào lô hàng, hậu quả là 2.582 sản phẩm đã
bị hỏng, thiệt hại ước tính khoảng 68,6triệu đồng. Em hãy cho biết, ai là người
phải chịu rủi ro đối với thiệt hại trên? Tại sao?

Theo quy định tại Điều 553 BLDS 2005 về Trách nhiệm chịu rủi ro
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời
gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu
của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo HĐ, bên đặt gia công phải nhận sản phẩm đúng thời hạn và hết thời hạn
đó bên gia công không còn nghĩa vụ theo HĐ.
-> Nếu ko có thỏa thuận gì thì A (bên đặt gia công) phải chịu rủi ro đối
với thiệt hại trên.
Thế nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 555 BLDS 2005:
Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia
công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia
công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã
thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu
mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.
Nếu để ý từ ‘có thể’ thì sẽ ko bắt buộc, nhưng nếu để ý ‘Nghĩa vụ giao sản
phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia
công đã được thông báo’ tức là bên nhận gia công gửi giữ và thông báo với bên
đặt gia công thì nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành. Vậy nếu hiểu như vậy thì với
trường hợp này thì B chưa gửi giữ -> nghĩa vụ giao sản phẩm chưa hoàn thành -> B
phải chịu (như vậy có đúng ko, mọi ng cho ý kiến với nhé)
25


×