Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Triết lý vàng trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.58 KB, 8 trang )

Triết lý vàng trong kinh doanh







Trong giấc mơ, các công ty nhỏ thường thấy mình trở thành những công ty lớn. Và trên
thực tế, hầu hết các công ty lớn ngày nay đều có xuất phát điểm từ những công ty nhỏ,
thậm chí là rất nhỏ. Điều gì đã biến giấc mơ của họ thành hiện thực? Bí quyết rất đơn
giản, họ đã tìm ra đúng con đường đi của mình.

Những doanh số bán hàng đầu tiên của Nike thu về từ việc bán cốp xe ôtô. Dell
chuyên chở những chiếc
máy tính cá nhân đầu tiên cho khách hàng từ phòng ký
túc xá đại học. Và ông chủ
Starbucks bắt đầu sự nghiệp của mình khi mở một quán
cà phê nhỏ ven đường.
Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh lớn mạnh hơn không phải lúc nào cũng đồng
nghĩa với việc sẽ mang đến những điều tốt đẹp. Trong một số trường hợp, nó
khiến mọi việc trong công ty gặp không ít trở ngại.
Đối với trường hợp của
Wal – Mart, sự lớn mạnh đã dẫn tới cuộc chiến dành thị
phần với các đối thủ cạnh tranh, chứ không nằm ở dịch vụ chăm sóc khách hàng
như nhiều người lầm tưởng. Và với Microsoft, thì khi lớn mạnh công ty này phải
đối mặt với vấn đề bảo vệ bản quyền, nhãn hiệu nhằm tránh bị đánh cắp ở khắp
mọi nơi như hiện nay…
Điều này phải chăng là khi một công ty trở nên lớn mạnh hơn, nó sẽ thoát khỏi
hình ảnh một công ty nhỏ bé để khoác lên mình một tấm áo rộng lớn hơn? Không
hoàn toàn như vậy, nhiều công ty vẫn tiếp tục đóng vai mình là một công ty nhỏ


một lần nữa.
Nghe có vẻ nghịch lý?
Nhưng liệu có phi thực tế không?
Hoàn toàn không!
Nhiều công ty đã không ngừng nỗ lực để trở nên lớn mạnh hơn, nhưng vẫn núp
mình dưới một vỏ bọc bề ngoài nhỏ bé và thực hiện những hành động cũng rất nhỏ
bé. Và chính việc nhập vai xuất sắc này đã khiến họ ngày càng lớn mạnh hơn.
Nhưng về thực chất bên trong, những công ty này như các “Người khổng lồ tí
hon” (
Jumbo shrimp). Quả vậy, họ lớn mạnh nhưng vẫn hết sức nhỏ bé.
Làm thế nào để hoạt động kinh doanh của bạn trở nên lớn mạnh hơn bằng những
hành động nhỏ bé? Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bằng 5 quy tắc cơ bản trong triết
lý kinh doanh Jumbo Shrimp như sau:
Quy tắc thứ 1: Xuất sắc nhất, chứ không phải to lớn nhất
Các công ty theo đuổi triết lý Jumbo Shrimp tin rằng: Việc tăng trưởng kinh doanh
lên một bước cao hơn không đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng gia tăng hay
quy mô kinh doanh mở rộng hơn. Điểm mấu chốt chính là ở chỗ họ cần trở thành
những người xuất sắc nhất trong tất cả những gì họ làm.
Hãng Cabela đã thấm nhuần triết lý kinh doanh này. Với xuất phát điểm là một
cửa hàng bán mồi câu nhỏ lẻ, ngày nay Cabela là một “gã” kinh doanh khổng lồ
với doanh số hàng năm không dưới 2 tỷ USD. Điều đáng ngạc nhiên là số lượng
cửa hàng của Cabela vẻn vẹn chưa tới con số 30.
Sự lớn mạnh vượt bậc của Cabela là kết quả từ những nỗ lực trở thành nhà bán lẻ
các vật dụng đi săn, câu cá và cắm trại tốt nhất chứ không phải lớn nhất. Mong
mỏi trở thành nhà cung cấp các vật dụng ngoài trời xuất sắc nhất của Cabela còn
thể hiện ở việc các nhà quản lý Cabela luôn tuyên bố rằng họ không có ý định mở
quá 40 cửa hàng.
Yếu tố nghiêm ngặt và thận trọng trong việc mở các cửa hàng mới sẽ cho phép
Cabela tiếp tục tập trung vào việc xây dựng những cửa hàng tốt hơn, lớn hơn và
độc nhất vô nhị hơn.

Bước hành động Jumbo Shrimp:
Hãy tập trung vào những nỗ lực để trở thành người xuất sắc nhất trong bất cứ lĩnh
vực nào mà bạn theo đuổi. Hãy làm sao để các khách hàng và toàn ngành công
nghiệp của bạn công nhận rằng bạn đang cung cấp các sản phẩm tốt nhất và có
dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo nhất.
Quy tắc thứ 2: Yêu thích hoạt động kinh doanh của bạn
Các công ty Jumbo Shrimp luôn thể hiện một tình yêu lớn đối với hoạt động kinh
doanh
của mình, chứ không phải chỉ chăm chăm tìm ra những cơ hội kiếm tiến.
Trong khoảng thời gian năm năm trước đây, ngành công nghiệp chiếu bóng Mỹ
rơi vào thời kỳ suy thoái với doanh thu sụt giảm đáng kể. Nhưng Alamo
Drafthouse, một chuỗi rạp chiếu bóng nhỏ, đã làm thay đổi chiều hướng này.
Có bảy địa điểm kinh doanh tại bang Texas, Mỹ, với mức doanh thu khoảng 25
triệu USD năm 2006, lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1997, Alamo đã đạt
mức tăng trưởng trên hai con số về doanh thu, gốc rễ thành công của Alamo nằm ở
tình yêu với các bộ phim.
Những nhà quản lý điều hành tại Alamo đều là những fan hâm mộ cuồng nhiệt của
môn nghệ thuật thứ bảy này. Họ tạo ra nhiều điều thú vị khác nhau trong kinh
doanh với mong muốn lôi cuốn mọi người đến với niềm đam mê điện ảnh giống
như họ. Họ đã bằng mọi cách khuấy động niềm cảm hứng và tình yêu với phim
ảnh ở mọi người và hút họ vào rạp để xem phim.
Chỉ với những bộ phim hay không thôi thì chưa đủ để lôi cuốn người xem đến với
Alamo. Chính vì thế hãng còn phục vụ cả bữa ăn tối và đồ uống trong các buổi
chiếu phim. Ngoài ra, nắm được tâm lý người xem phim rất ghét các
quảng cáo,
Alamo không bao giờ trình chiếu các quảng cáo trước, trong và sau phim.
Các chiêu thức kinh doanh của Alamo thật xuất sắc đến mức đạo diễn kiêm diễn
viên nổi tiếng Quentin Tarantino đã lựa chọn Alamo là địa điểm tổ chức Festival
film của riêng ông hàng năm.
Bên cạnh việc đạt được doanh thu kỷ lục và có số lượng khán giả đông đảo và

nhiệt thành, Alamo còn được tạp chí nổi tiếng Entertainment Weekly đánh giá là
“Chuỗi rạp chiếu bóng tuyệt vời nhất nước Mỹ”.
Bước hành động Jumbo Shrimp:











Hãy theo đuổi niềm đam mê kinh doanh. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn biết dành tình
cảm nhiệt thành và lòng đam mê cho hoạt động kinh doanh mà bạn theo đuổi. Nếu
bạn không yêu thích những gì mà mình làm, các khách hàng sẽ nhanh chóng nhận
ra bạn chẳng có gì đặc biệt và cùng với thời gian họ sẽ chuyển sang các nhà cung
cấp khác.
Quy tắc thứ 3: Niềm đam mê lôi cuốn niềm đam mê
Niềm đam mê trong các công ty Jumbo Shrimp được lan tỏa từ lãnh đạo cấp cao
nhất tới toàn thể nhân viên, sang cả các khách hàng và đối tác kinh doanh.
Chính niềm đam mê là yếu tố quyết định thành công của hãng The Guitar Center.
Những nhân viên của The Guitar Center luôn say mê sáng tạo âm nhạc và vì thế
các khách hàng mua sắm tại đây cũng bị cuốn hút vào niềm đam mê của họ. The
Guitar Center bắt đầu hoạt động vào năm 1961, từ một cửa hàng nhỏ bán một số
loại đàn tại Hollywood. Nhưng giờ đây hãng đã đạt mức doanh thu kỷ lục 1,8 tỷ
USD với hệ thống gần 200 cửa hàng tại nhiều nơi.

×