Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận của anh chị về hình ảnh người phụ nữ qua hai tác phẩm ‘Tự tình II’ của Hồ Xuân Hương và ‘Thương vợ’ của Trần Tế Xương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.71 KB, 3 trang )

Đề bài: cảm nhận của anh chị về hình ảnh người phụ nữ qua hai tác phẩm ‘Tự
tình II’ của Hồ Xuân Hương và ‘Thương vợ’ của Trần Tế Xương.
Từ lâu, đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa đã trở nên phổ biến
trong các tác phẩm văn học. đặc biệt trong các tác phẩm thơ ca trung đại, hình
ảnh người phụ nữ xưa hiện lên với hình ảnh tủi khổ, cô độc và đầy bẽ bàng qua
ngòi bút của tác giả tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Dữ,… tuy nhiên , bên
cạnh sự cảm thông trước những số phận bất hạnh ấy, họ cũng đã cho ta thấy
những đức tính, những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ phong kiến tượng
trưng cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Những điều trên
được thể hiện rõ nét qua hai tác phẩm tiêu biểu, đó là ‘Tự Tình II’ của Hồ Xuân
Hương và thương vợ của Trần Tế Xương.
Trước hết, hình ảnh người phụ nữ vất vả, gian truân được thể hiện qua sự
chịu đựng thiệt thòi và bất công. Trong bài ‘Tự Tình’, Hồ Xuân Hương ssã lên
tiếng than trách về thân phận, về chuyện tình riêng, về hạnh phúc gia đình. Mở
đầu là sự cô đơn, buồn tủi, trống trải cuẩ tác giả trước cuộc đời:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Đêm khuya là khoảng thời gian dễ gợi nỗi buồn, sự cô đơn, đặc biệt là trong
khoảng không gian đầy quanh vắng, trống trải. ngay lúc này đây, hiện lên trong
khoảng không gian ấy là hình ảnh người phụ nữ đang thao thức, trằn trọc, không
ngủ được. giữa không gian mênh mông, con người ấy trở nên nhỏ bé, trơ trọi và
cô độc vì thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, không người yêu thương, thông cảm
cho cuộc đời đầy tủi hổ, bẽ bàng của mình. Hai câu thơ trên như tiếng thở dài
của tác gỉa trước duyên phận không như mong muốn. tuy nhiên, không cam
chịu trước sự tủi hổ này, Hồ Xuân Hương đã gắng gượng, muốn tìm quên trong
men rượu. nhưng dù vậy, tác giả vẫn không trốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế
tăc strong tâm trạng. Càng uống say lại càng tỉnh và lại càng thấm thía nỗi đau
duyên phận:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Chưa dừng lại ở đó, tác giả tiếp tục tìm quên trong ánh trăng nhưng vầng


ttrăng cũng lại ‘khuyết chưa tròn’. Trong lòng người phụ nữ tự hỏi bao giờ trăng
mới tròn, bao giòe tình yêu mới trọn vẹn để thôi khao khát về hạnh phúc lứa
đôi. Bốn câu thơ đầu đã cho thấy những thiệt thòi, bất công trong cuộc đời cung
x như duyên phân của tác giả.


Đối với ‘Thương vợ”, sự vất vả, khổ cực của bà Tú được Tế Xương thể hiện
qua những câu thơ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Trước hết, sự vất vả của bà Tú được thể hiện ở sự tất bật, ngược xuôi quanh
năm suốt tháng với công việc buôn bán. Chưa hết, nơi buôn bán của bà Tú cũng
rất nguy hiểm, đó là ở mom sông – phần đất nhô ra ven sông, nơi thuyền chài
thường neo đậu. Có thể thấy, thân là phụ nữ nhưng bà lại làm công việc rất vất
vả, ngược xuôi tất bật chỉ để có thể lo toan cho gia đình. Như vậy cũng đủ để
thấy công lao và sự tần tảo của vợ Tế Xương. Thêm vào đó, việv bà Tú làm còn
để nuôi đủ ‘năm con với một chồng’ không chỉ đảm baor vê số lượng mà còn
đảm bảo về chất lượng cuộc sống gia đình mình. Để tiếp tục nỗi vất vả của bà
Tú, Tế Xương đã ví vợ mình với hình ảnh thân cò nhỏ bé, mỏng manh đứng
trước bờ sông heo hút hay đêm tối mênh mông. Thế mới thấu sự vật lộn, bươn
chải cuộc sống của người phụ nữ trong gia đình xưa. Và đây cũng chính là nỗi
đau thân phận của bà Tú.
Bên cạnh sự thiệt thòi, vất vả, gian truân của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến, thì thông qua hai tác phẩm, các tác giả cũng làm nổi bật lên những
phẩm chất tốt đẹp của họ cũng như khao khát được hạnh phúc:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”
Không chấp nhận sự tủi hổ trước tình duyên và cuộc đời, Hồ Xuân Hương thể

hiện nỗi niềm phẫn uất, phản kháng mạnh mẽ nhằm đứng lên đấu tranh, phá bức
rào cản để đi tìm hạnh phúc của riêng mình thông qua hình ảnh thiên nhiên. Tác
giả mượn hình ảnh của rêu và đá tượng trưng cho thân phận nhỏ bé của mình.
Nhưng ngược lại, tác giả sử dụng động từ mạnh như ‘xiên ngang’, ‘đâm toạc’
như muốn nhấn mạnh khát khao đấu tranh cũng như có cá tính của mình. Tuy là
vậy nhưng đến cuối cùng vẫn là sự chán chường của tác giả trước cuộc đời:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Từ ‘xuân’ ở đây mang hai nghĩa khác nhau, vừa là mùa xuân của thiên nhiên
đất trời, vừa là mùa xuân của đời người. Tác giả muốn ngụ ý rằng mùa xuân


thời gian, mùa xuân tuổi trẻ trôi qua rất nhanh và sẽ không bao giờ trở lại. Bằng
nghệ thuật tăng tiến ở câu ‘mảnh tình san sẻ tí con con’ càng làm tăng thêm sự
xót xa khi sự ít ỏi của mảnh tình lại phải chia nhỏ ra. Hạnh phúc đã không trọn
vẹn nay lại càng thiếu thốn.
Quay lại với thương vợ, ta thấy những đứa tính tốt đẹp khác ở bà Tú. Đầu
tiên phải nói đến sự đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình. Một tay bà
mưu sinh cuộc sống và chăm sóc cho gia đình, một lòng vì chồng, vì con. Tiếp
đến là sự tần tảo thông qua tư thế ‘lặn lội’, ‘eo sèo’ kiếm sống lam lũ vất vả ở
nơi bon chen và đầy hiểm nguy. Và cuối cùng phải kể đến đức tính hi sinh của
bà Tú qua hai câu thơ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mưới mưa dám quản công.”
Theo Tế Xương, vợ ông là một người chịu thương, chịu khó, sẵn sàng cam
chịu đối với số phận.dù nắng mưa khó nhọc nhưng bà Tú vẫn không nề hà ngần
ngại. bà tự nguyện gánh vác trách nhiệm lo toan gia đình. Dù vất vả nhưng bà
vẫn luôn âm thầm chịu đựng. Bà Tú đã làm tốt vai tò của một người mrj, một
người vợ và một người phụ nữ trong xã hội xưa. Chẳng phải đây chính là đức
tính chịu thương, chịu khó đáng quý ở bà Tú.

Nhìn chung, mặc dù ở hai khía cạnh, góc nhìn khác nhau về người phụ nữ
nhưng cả ‘Tự Tình’ và ‘Thương vợ’ đều ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam. Nếu Hồ Xuân Hương mang đến hình ảnh một người phụ nữ
tài sắc, thủy chung nhưng lại chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống và duyên phậ
thì qua ‘Thương vợ’ Tế Xương lại mang đến cho ta hình ảnh lam lũ, vất vả
nhưng giàu tính hi sinh, cam chịu của người phụ nữ. Vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ còn được thể hiện rõ nét hơn qua sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên
số phận để tìm được hạnh phúc mà mình khao khát cũng như làm tròn bổn phận
của một người phụ nữ trong gia đình.
Hai tác phẩm đều phản ánh khát vọng của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa, thể hiện tính nhân văn sâu sắc thông qua sự bênh vực quyền sống và
mưu cầu hạnh phúc. Qua đây ta càng cảm thấy trân trọng và cảm thương cho số
phận cũng như những phẩm hạn tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.



×