Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

QTRR - ỨNG DỤNG LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.73 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-------------------------------

QUẢN TRỊ RỦI RO
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN SINH VIÊN

NHÓM THỰC HIỆN:

Hà Nội, 2019


Mục Lục
DANH SÁCH THÀNH VIÊN.....................................................................................1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN...........2
1. Rủi ro là gì?........................................................................................................2
2. Tài chính cá nhân là gì?....................................................................................2
3. Quản trị rủi ro là gì?..........................................................................................2
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN
TRỊ TÀI CHÍNH SINH VIÊN....................................................................................3
2.1

Quản trị rủi ro trong thu nhập......................................................................3

2.2

Quản trị rủi ro trong chi tiêu.......................................................................11

2.3



Quản trị rủi ro trong tiết kiệm....................................................................16

2.4

Quản trị rủi ro trong đầu tư........................................................................18

PHẦN III: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN..........................................20
3.1

Phân tích khả năng tài chỉnh hiện tại.........................................................20

3.2

Hoạch định tài chính trong 3 năm tới.........................................................23

KẾT LUẬN................................................................................................................28


PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ TÀI CHÍNH CÁ
NHÂN
1. Rủi ro là gì?
-

Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn.
Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không
mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng
gặp rủi ro

2. Tài chính cá nhân là gì?

- Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình
thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời
gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế
hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình
về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng
và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán,
trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm y tế, bảo
hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp an sinh xã
hội, và quản lý thuế thu nhập.
3. Quản trị rủi ro là gì?
- Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những
cơ hội thành công

Page | 1


PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH SINH VIÊN
2.1 Quản trị rủi ro trong thu nhập
 Rủi ro có thể xảy ra trong thu nhập
Thu nhập của sinh viên 4 năm đại học đa phần là từ nguồn phụ cấp hàng tháng của
bố mẹ, tuy nhiên để chi tiêu
thoải mái và có thể tiết kiệm
cho những việc trong tương lai
mà mình đã hướng tới thì việc
sinh viên tìm cho mình những
công việc part time hiện nay
đang trở thành một xu hướng

chung. Phần vì muốn có thêm
thu nhập, phần vì muốn cho
mình cơ hội trải nghiệm, cọ sát
với xã hội. Cũng từ đó lợi ích
của nó sẽ luôn đi kèm với rủi
ro, mặt khác những rủi ro
từ việc làm thêm cho sinh
viên cũng khá nhiều.
-

Rủi ro lớn dễ gặp phải
đó là sinh viên lao động rẻ và dễ bị bóc lột

Một trong những vấn đề mà các bạn sinh viên dễ gặp phải đó là bị ngược đãi, bóc
lột. Đặc biệt, những bạn sinh viên mới từ nơi khác đến học, một thân một mình thì sẽ
dễ chịu cảnh này mà không biết phản ứng hoặc có thì rất yếu ớt. Bóc lột sức lao động
bằng cách “sai vặt” làm thêm những việc khác chính là cách mà nhiều nơi áp dụng.
Không chỉ vậy, chuyện sinh viên bị bùng lương, ăn chặn tiền lương bằng nhiều
cách, nhiều khoản vô lý cũng không phải là chuyện hiếm thấy nữa. Thậm chí gần đây,

Page | 2


trên các trang MXH, hình ảnh, thông tin sinh viên làm quần quật cả tháng nhưng cuối
cùng lại bị ăn chặn hoặc trừ tiền lương vô lý và còn bị đe dọa về tính mạng.

Ví dụ: Tối 20/9, trên mạng xã hội lan truyền clip với nội dung, tố một cửa hàng
bán dày dép trên phố Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân, Hà Nội) đã quỵt lương và còn
đánh nhân viên khi người này tới đòi. Cụ thể là bạn nữ sinh viên này nghỉ hè đi làm
thêm và trước khi nghỉ cũng đã thông báo trước 1 tuần rồi, thế mà trừ hẳn 50% lương

của bạn sinh viên (4 triệu/tháng), đã
thế còn không thanh toán tiền lương.
Nhắn tin cũng không thèm trả
lời.Trong clip, khi bạn sinh viên tới
đòi thì bị bà chủ chửi bới và có hành
động tát vào mặt, cùng với đó người
chủ quán liên tục có những lời lẽ đe
dọa gọi xã hội đen đến đánh bạn
sinh viên và buông lời thách thức
không ai dám làm gì mình bởi có
quan hệ rộng.

Page | 3


-

Rủi ro khi gặp phải các công ty ma – cái bẫy được ngụy trang hoàn hảo

Bẫy lừa đảo từ các công ty cũng đang là
vấn đề nhức nhối. Các trang, nhóm tìm việc làm
hiện nay có không ít thông tin tuyển dụng từ
các công ty ma. Không rõ nội dung, thời gian,
địa điểm làm việc mà thay vào đó là những con
số khủng về mức lương. Ngoài ra, chúng còn
cam kết “công việc nhàn hạ, không cần làm gì
nhiều”. Nói tóm lại là việc nhẹ lương cao.

Rất nhiều sinh viên trẻ người non dạ, thiếu tư duy, kinh nghiệm đã bị lừa vào tròng.
Điển hình là chúng sẽ bắt bạn nộp đủ loại phí như: phí đồng phục, bảo hiểm… trước

khi bắt đầu công việc “như mơ” đó. Nếu bạn lỡ dại mà đóng tiền thì coi như tiền mất
tật mang.
Ví dụ: Vào cuối năm 2017, tại Sài Gòn xảy ra một vụ lừa tiền xin việc bởi một
nhóm người mượn danh là liên kết với các công ty lớn. Thủ đoạn ban đầu của nhóm
Page | 4


này là lập Facebook giả mạo các chuỗi cửa hàng tiện lợi như FamilyMart, Circle K,...
và các quán cafe, trà sữa khác có thương thiệu để đăng thông tin tuyển dụng.

Nguyễn Thị Lam (18 tuổi, sinh viên một trường ĐH ở quận 7) cho biết mới từ
Hà Nội vào TP. HCM được 1 tuần để chuẩn bị nhập học. Do còn 1 tháng nữa mới vào
học chính thức nên Lam muốn xin việc làm thêm. Ngày 13/8, Lam thấy trên Facebook
có đăng tin tuyển nhân viên phục vụ ở các chi nhánh trà sữa Hot & Cold với mức
lương hậu hĩnh dành cho sinh viên, sau đó gọi vào số điện thoại có trong phần đăng
tuyển để hỏi địa chỉ đến nhận việc. Lúc gọi thì họ nói địa chỉ 23/7 Nguyễn Hữu Cảnh
(phường 22, quận Bình Thạnh) và bảo Lam đến đó trước 15h cùng ngày. Khi Lam đến
thì thấy trước mặt là 1 căn nhà và bên trong có 5 nhân viên ăn mặc khá lịch sự, trông
đứng đắn nên Lam không nghi ngờ.
Tuy nhiên, theo lời nữ sinh này, khi đến phỏng vấn, một người trong nhóm này
tiếp chuyện và chỉ yêu cầu chứng minh nhân dân chứ không cần giới thiệu gì thêm.
Đặc biệt Lam được yêu cầu đóng 450.000 đồng tiền đặt cọc và được nhận vào làm cho
qua cửa hàng trà sữa Hot & Cold

Page | 5


Hôm sau khi đến địa điểm làm thì nữ sinh này mới biết đây là địa chỉ hoàn toàn
khác, gọi vào số điện thoại trên Giấy cam kết nhân sự thì người nghe nói rằng công ty
đã hết giờ làm mặc dù nữ sinh này đã đến đúng giờ hẹn trên giấy. Nghi bị lừa, nữ sinh

này gọi lại liên tục vào số kia, tuy nhiên chủ số điện thoại đã tắt máy. Sau khi biết bị
lừa, nữ sinh này trở về
địa chỉ cũ lấy tiền cọc
và có ghé qua cửa
hàng trà sữa Hot &
Cold (quận 1) thì được
quản



xác

nhận

chuỗi cửa hàng này
không hề có liên kết
với công ty tuyển dụng
nào và khẳng định
thông tin đăng tuyển
trên Facebook là giả
mạo.
Lam chia sẻ thêm: "Khi qua lấy tiền, em giả vờ như không biết chuyện mình bị
lừa và nói không muốn làm nữa, yêu cầu trả lại 450.000 đồng. Tuy nhiên bên đó nhất
quyết nói sau 30 ngày mới trả và kí bản cam kết cho mình. Lúc này em cũng yêu cầu
họ cho xem chứng minh nhân dân để có thể chắc chắn lấy lại được tiền sau 30 ngày
nhưng họ không đưa. Sau đó em hỏi địa chỉ quán trà sữa Hot & Cold ở quận Bình
Thạnh, họ lại nói không biết vì có quá nhiều chi nhánh nên không nhớ".
Tương tự như Lam, nam sinh viên tên Quang (19 tuổi, ở quận Bình Thạnh)
cũng đã đóng tiền cọc lúc phỏng vấn xin việc tại cửa hàng FamilyMart chi nhánh quận
Bình Thạnh. Quang cũng được bảo đến gặp quản lý và hứa hẹn hôm sau được nhận

vào làm việc với mức lương bán hàng là 3,9 triệu đồng. Tuy nhiên 1 tuần sau không
thấy đơn vị này liên hệ nên Quang gọi lại thì bảo chờ sắp xếp. Khoảng 2 tuần sau, do
chưa thấy việc nên Quang đến đòi lại tiền nhưng nhóm người này không trả. Sau đó

Page | 6


nam sinh viên này có liên hệ trực tiếp với FamilyMart thì được biết không hề có thông
tin tuyển dụng như Quang nói.
-

Rủi ro từ việc cả tin dễ sa vào con đường đa cấp – hình thức lừa đảo có
quy mô

Đa cấp là một hình thức bán hàng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên khi về Việt
Nam thì nó lại bị biến tướng đi rất nhiều. Cách thức dụ dỗ người tham gia dễ nhất là
“mời” họ đến hội thảo hoặc “trụ sợ” làm việc. Những cơ hội đầu tư 1 lời 100, tiền
kiếm được lên đấy vài trục, thậm chí vài trăm/tháng sẽ làm không ít người tham vọng.

Page | 7


Thích thú và bị mờ mắt bởi cơ hội đầu tư hiếm có nên các bạn sinh viên sẽ đóng 1
khoản tiền không nhỏ và chờ nó tự tăng lên và giàu có. Nếu bạn không mang theo tiền
bên mình thì sao? Không sao, các nhân viên sẵn sàng thuyết phục bạn cầm cố CMT, xe
cộ hay chở bạn đi vay để có tiền đóng ngay.

Ví dụ: Clip kiểm tra trung tâm lừa đảo sinh viên theo đa cấp và clip chiêu trò dụ dỗ
sinh viên tham gia bán đa cấp – tin tức VTV24
-


Ngoài ra còn rủi ro lớn gặp phải khi các bạn đang tìm nguồn thu nhập mới
đó chính là sa đà quá vào việc đó và bỏ bê chính việc học của mình.
Ví như nhiều bạn làm sale có thể kiếm từ 4-10tr vào mỗi tháng, chính điều đó

khiến các bạn u mê và ham muốn kiếm tiền mà quên đi mục đích ban đầu đi làm
của mình là gì. Vì vậy phải luôn nhớ việc làm đó là để kiếm them thu nhâp và tích
lũy kinh nghiệm chứ không phải là ngành nghề mình hướng tới và dùng để mưu
sinh.

Page | 8


 Giải pháp quản trị rủi ro trong
thu nhập
-

Một công việc tốt là công việc có
đầy đủ thông tin, mô tả cũng như
thời gian, địa điểm làm việc. Trước
khi đến phỏng vấn, sinh viên nên tìm
kiếm địa chỉ và xác thực độ tin cậy
của công ty đó.

-

Ngoài ra, điều quan trọng là không được đóng bất kì một khoản phí nào vì bất
kì lí do gì nếu chưa làm việc. Ở các công ty đáng tin cậy, nếu phải đóng phí gì,
họ sẽ thường ghim một phần và trừ vào tiền lương chứ không thu trước như
vậy. Ngoài ra, trang bị những kiến thức, bản lĩnh để có thể đối mặt với mọi tình

huống xảy ra nhé.

-

Và hãy luôn nhớ rằng mong muốn trải nghiệm, kiếm tiền là không sai nhưng
phải có một cái đầu lạnh và khôn ngoan để xử lý trong mọi tình huống.

Page | 9


2.2 Quản trị rủi ro trong chi tiêu
 Rủi ro có thể xảy ra trong chi tiêu
- Rủi ro chi tiêu về sức khỏe
o Đối với những bạn sinh viên ở ktx hoặc ở trọ lười nấu ăn đi ăn đồ hàng
quán không đảm bảo vệ sinh dễ bị mắc bệnh (đau bụng, ngộ độc thực
phẩm…)
o Thời tiết thay đổi thất thường đi học không đội mũ, che ô, mag áo mưa
dễ bị ốm.
 Dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe ,phát sinh bệnh tật mất tiền mua thuốc thang
(thuốc mua ở HN rất là đắt)

-

Rủi ro chi tiêu trong các mối quan hệ
o Bạn bè rủ đi chơi, ăn uống tụ tập, mua sắm

Page | 10


o Cho bạn vay tiền nợ lâu không giả khả năng bị mất khoản tiền đó


o Chi tiêu khi có người yêu mua quà, đi chơi, ăn uống, các ngày lễ,…

Page | 11


 Dẫn đến lạm vào tiền ăn chi tiêu trong tháng sẽ phải đi vay tiền, làm thêm mới
đủ chi tiêu ảnh hưởng tới thời gian học tập, nếu không biết cân đối các khoản
cần chi tiêu

-

Rủi ro chi tiêu cho bản thân
o Mua sắm mỹ phẩm, quần áo,đồ linh tinh

o Làm đẹp cho bản thân (làm tóc, chăm sóc da…)

Page | 12


 Mua một món đồ mới cũng là cách để chiều chuộng bản thân một chút. Và thực
sự chiều chuộng bản thân quá mức thực sự có hại. Lúc nào trong đầu cũng xuất
hiện suy nghĩ rằng phải được mua cái này, cái kia, thế nên sẽ có xu hướng muốn
mua đồ mới hàng tuần, thậm chí là hàng ngày. Mỗi lúc nghĩ như thế, bạn lại trở
nên mất kiểm soát – chi tiêu một cách hoang phí.

-

Rủi ro chi tiêu trong học tập


o Sáng đi học không ăn sáng đến lớp
ủê oải, tinh thần không tốt, không
tập trung vào tiết học, không tiếp
thu được kiến thức.

o Nghỉ học nhiều do bận đi làm thêm, lười đi học => không tiếp thu đủ
lượng kiến thức đi thi trượt môn
Page | 13


 Kết quả là chểnh mảng việc học dẫn đến học tập sa sút, nợ môn nhiều, tốn
nhiều tiền vào việc học lại, thi lại, ra trường chậm, không đúng hạn.

 Giải pháp quản trị rủi ro trong chi tiêu
o Cần quan tâm đến sức khỏe bản thân, ăn uốg
lành mạnh , tự nấu ăn đảm bảo sạch hơn để
tránh ốm đau bệnh tật

o Chi tiêu những khoản thực sự cần chi, không tiêu tiền hoang phí

Page | 14


o Chú trọng tới việc học nhiều
hơn, cân đối việc làm và học
o Luôn có ý thức quản trị các
rủi ro để có thể hạn chế được
các rủi ro có thể xảy đến.
o Cần hiểu được tầm quan trọng
của tài chính cá nhân không

chỉ với bản thân mà còn với
tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Nắm được vai trò này, bạn sẽ
có được ý thức chủ động học
hỏi các kiến thức, kỹ năng về
kinh tế, từ đó nâng cao hiểu
biết tài chính của chính mình.

2.3 Quản trị rủi ro trong tiết kiệm
Tiết kiệm là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thể học được khi
lớn lên. Nó sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu ngắn hạn cụ thể (ví dụ: mua thiết bị điện
tử); sẵn sang cho các tình huống phải chi tiêu đột xuất (ví dụ: tiền đám cưới, sửa xe,
trả viện phí); lên kế hoạch cho các mục tiêu tương lai (tiết kiệm mua xe, mua nhà). Đối
với sinh viên, các khoản tiền tiết kiêm đa phần ở quy mô nhỏ có thể là để ở nhà, để ở
tài khoản tiết kiệm cá nhân. Số tiền tiết kiệm đa phần là từ nguồn làm thêm, trợ cấp gia
đình nên thường nhỏ chính vì vậy rủi ro cho khoản tiết kiệm khá cao.

Page | 15


 Rủi ro có thể xảy ra trong tiết
kiệm
- Rủi ro nguồn tiền tiết kiệm:
Thu nhập của sinh viên từ
nguồn viện trợ từ bố mẹ, có 1 số từ
việc làm thêm, chính vì vậy lượng
tiền thu nhập sẽ không được đều,
hay nói cách khác tình trạng thu
nhập không ổn định lúc cao lúc thấp. Với
nguồn thu nhập không ổn định cũng làm ảnh

hưởng đến số tiền tiết kiệm của sinh viên.

-

Rủi ro do sự cố:
Thường tiền tiết kiệm của sinh viên không
quá nhiều, có thể nhiều sinh viên tiết kiệm tiền
theo ngày, theo tuần thường sẽ tiết kiệm tại nhà
(có thể là đút lợn, kẹp vào sách…), khoản tiền tiết
kiệm này sẽ dễ dàng gặp rủi ro có thể là bị mất
cắp, bị rơi, bị cháy…

-

Rủi ro tiết kiệm ngân hàng:
Gửi tiết kiệm ở ngân hàng nhìn chung là an toàn so với tiết kiệm ở nhà.
Tuy nhiên nhiều sự cố vẫn xảy ra khi tiết
kiệm ở ngân hàng mà sinh viên có thể gặp
phải. Sinh viên phần lớn sẽ không mở sổ
tiết kiệm do số tiền tiết kiệm không quá
nhiều mà sử dụng tích tiền trong thẻ ngân
hàng để tiết kiệm. Chính vì vậy rủi ro gặp
phải tương đối nhiều, khi bảo mật của thẻ
atm hiện nay chưa cao, sinh viên có thể dễ
dàng bị mất tiền khi ấn vào các ứng dụng
ảo
Page | 16


-


Rủi ro do vấn đề phát sinh:
Sinh viên thường gặp phải nhiều vấn đề phát sinh mà không lường trước
được; khi vấn đề phát sinh xảy ra đa phần ảnh hưởng tới nguồn tiền tiết kiệm
của sinh viên.
Ví dụ: bị ốm nguồn thu nhập giảm đi chi tiêu cho việc thuốc tăng lên dẫn đến
sinh viên phải sử dụng một phần trong

-

khoản tiết kiệm
Rủi ro do chi tiêu:
Đa phần các sinh viên thường
không lên kế hoạch cho bản thân trong
việc chi tiêu của mình. Chính vì thế khi chi
tiêu không hợp lý ảnh hưởng đến ví tiền
của sinh viên, thậm trí có thể dẫn đến “âm”
tiền.
Ví dụ như thấy đồ đẹp, đúng sở thích có
thể sẵn sàng mua, mặc dù vượt mức chi
tiêu của tháng.

 Giải pháp quản trị rủi ro trong tiết kiệm
- Đưa một kế hoạch cụ thể cho việc tiết kiệm của mình
- Không nên vào các trang web lạ và có tính bảo mật kém trên máy tính hoặc
điện thoại. Đã có không ít cảnh báo về việc các đối tượng xấu lập giả trang web
-

ngân hàng để lừa khách hàng khai báo thông tin cá nhân, sau đó trục lợi.
Chi tiêu khôn ngoan là một cách tiết kiệm dễ dàng hơn thay vì ăn cơm ngoài

hàng có thể thay vào đó là tự nấu ăn, đi chơi công viên thay cho vào nhà hàng.

2.4 Quản trị rủi ro trong đầu tư
 Rủi ro có thể xảy ra trong đầu tư
- Rủi ro đầu tư liên quan đến tài chính: Một trong những rủi ro lớn nhất của
sinh viên về đầu tư tài chính đó là có ít kinh nghiệm trong đầu tư thực tế về tài
chính (vd: mua chứng khoán, cổ phiếu, góp vốn, ….)
Ví dụ: không có kinh nghiệm khiến đầu tư bị thua lỗ; được rủ đầu tư nhưng vì
không nắm chắc nên bị lừa đảo, ….
 Dễ đưa ra các quyết định sai lầm, hoặc lừa đảo

Page | 17


- Đầu tư vào giáo dục: Một ví dụ gần nhất là sinh viên hiện nay hầu hết mọi người
đều đi học tiếng anh. Có rất nhiều các trung tâm tiếng anh mọc lên ở mọi nơi và quảng
cáo rầm rộ. Rủi ro sinh viên gặp phải đó là chọn nhầm 1 trung tâm lừa đảo, kém chất
lượng
- Đầu tư vào sức khỏe: phần đông sinh viên đi học xa nhà thường sẽ ăn ở các hàng
quán, mà đồ ăn nhanh, quán ăn thường không tốt cho sức khỏe.
- Đầu tư vào môi trường sống: sinh viên đi học xa nhà sẽ phải thuê trọ; đã từng có rất
nhiều các trường hợp đi thuê trọ bị chủ nhà lừa đảo, hoặc khu trọ không đảm bảo an
ninh, bị mất cắp; khu trọ nhiều thành phần xấu;…….

-

Giải pháp quản trị rủi ro trong đầu tư:
Bổ sung đầy đủ cho bản thân các kiến thức về đầu tư
Trước khi đầu tư phải thật sự tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ càng
Học hỏi và tham khảo những người đáng tin cậy

Chuẩn bị sẵn giải pháp quản trị rủi ro cho các khoản đầu tư của mình (ví dụ như
mua bảo hiểm cho các khoản đầu tư của mình)
Page | 18


-

Cần phải tìm hiểu thật kỹ, chuẩn bị đầy đủ trước khi bỏ tiền ra đầu tư cho bản

thân.
- Khi đi thuê trọ phải tìm hiểu kỹ, kiểm tra an ninh, an toàn của khu trọ.
 Quản trị rủi ro đầu tư không chỉ là rủi ro đầu tư liên quan về mặt tài chính,
chúng ta nên đưa ý thức quản trị rủi ro vào mọi loại đầu tư trong đời sống; luôn
có ý thức quản trị các rủi ro để có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy đến.

PHẦN III: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
3.1 Phân tích khả năng tài chỉnh hiện tại
 Giới thiệu bản thân và các nguồn lực tài chính hiện tại
-

Hiện tại đang là sinh viên năm cuối của trường ĐHKT- ĐHQGHN

-

Chưa có công việc ổn định, thu nhập phần lớn từ bố mẹ và các công việc part
time để phục vụ các khoản chi tiêu hàng tháng như thuê nhà, sinh hoạt phí, mua
sắm các đồ dùng cần thiết phục vụ đời sống cũng như học tập,...

-


Tháng 6/2020 sẽ tốt nghiệp, sắp tới sẽ thực tập ở Vietinbank và sẽ có thu nhập
ổn định ở đó nếu được nhận làm nhân viên chính thức

 Phân tích tình hình tài chính hiện tại

Page | 19


 Bảng cân đối tài sản cá nhân thể hiện chi tiết các khoản sở hữu và nợ của bản
thân
Bảng: Bảng tính giá trị ròng
Tổng giá trị tài sản

Tổng giá trị nợ

Tài sản

Giá thị trường

Nợ

Giá trị

Tiền mặt

500.000

Nợ vay chưa trả

800.000


Tiền trong thẻ NH

50.000.000

Xe máy

30.000.000

Laptop

2.500.000

Điện thoại

1.500.000

Quần áo, giày dép

3.000.000

Các vật dụng cá nhân

500.000

Sách, vở

500.000

Giá trị ròng


87.700.000

 Báo cáo dòng tiền cá nhân
Báo cáo dòng tiền cá nhân thể hiện các dòng tiền vào và ra của bản thân trong một
giai đoạn nhất định, trong đó:
-

Dòng tiền vào: bao gồm các khoản tiền nhận được như trợ cấp từ bố mẹ,
lương, thưởng, học bổng hay quà tặng từ người thân,...

-

Dòng tiền ra: bao gồm các khoản chi phí như: chi phí sinh hoạt (nhà ở, điện
nước, ăn uống, đi lại, quần áo,...), mùa tài sản (đồ trang sức, vật dụng công
nghệ,...) và các chi phí phải trả khác (sức khỏe, giải trí,...). Mục chi phí này có
Page | 20


thể chia làm hai loại là Chi phí cố định (chi phí xác định trước, phải trả theo
từng kì như tiền ở kí túc, tiền bảo hiểm, học phí, internet,...) và Chi phí biến đổi
(chi phí có thể thay đổi linh hoạt và có thể kiểm soát như chi phí cho ăn uống,
quần áo, đi lại, giải trí,...).

Nguồn tiền vào

1 tháng

1 năm


Trợ cấp của bố mẹ

2.500.00 30.000.000
0

Được cho, tặng

700.000

Tổng

3.200.00 38.400.000
0

8.400.000

Dòng tiền ra
Học tập

Học tại trường (còn 2 tháng)

810.000

1.620.000

50.000

600.000

Tiền nhà (kí túc xá)


315.000

3.780.000

Tiền điện, nước, mạng, quỹ
phòng

200.000

2.400.000

Ăn uống

Tiền ăn cơ bản (ăn ở ngoài)

1.500.00 18.000.000
0

Đi lại

Xe máy (xăng dầu, gửi xe, hao
mòn,…)

300.000

3.600.000

Mua sắm, giải trí, du


Mua sắm quần áo, giày dép

400.000

4.800.000

Sách, đồ dùng học tập, tài liệu
Học thêm
Chỗ ở

Page | 21


lịch, ngoại khóa

Mĩ phẩm
Giải trí, du lịch (xem phim, nhạc
hội, dã ngoại…)

Chi phí khác

Điện thoại

100.000

1.200.000

Chi phí dự phòng
Tổng


3.675.00 36.000.000
0

 Tuy nhiên, trên thực tế, dòng tiền ròng cuối tháng của em không đạt được con
số như trên mà giao động xung quanh 1 triệu đồng. Do có sự chu cấp từ gia
đình (theo từng tháng) bởi vậy em không có kế hoạch tiết kiệm cho bản thân.
Tất cả các chi tiêu phát sinh hợp lý thì đều được tăng mức thu nhập tương ứng
từ gia đình.

3.2 Hoạch định tài chính trong 3 năm tới
 Xác định các mục tiêu tài chính
Hiện tại, đang là sinh viên năm cuối khoa Tài chính-Ngân hàng trường Đại học
Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Với cương vị là một sinh viên sắp ra trường bản
thân mong muốn có một công việc với mức thu nhập từ 7 triệu đồng/1 tháng trở lên
sau khi ra trường. Sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện bản thân bằng việc tiếp tục tham gia
chương trình CFA cũng như học Tiếng anh để nâng cao trình độ bản thân.
Danh sách các mục tiêu trong 3 năm tới:
Page | 22


-

Các nhu cầu thiết yếu
o Tốt nghiệp loại khá, đi làm tại Vietinbank
o Thuê một căn chung cư mini để ở

-

Kế hoạch học tập
o Tham gia khóa học CFA

o Học tiếng anh để đạt trình độ 7.0 Ielts

-

Tiết kiệm và dự phòng
o Sau 3 năm có khoản tiết kiệm 200 triệu đồng
o Tham gia một loại hình bảo hiểm

 Các chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu
-

Tìm kiếm thu nhập: Sau khi hoàn thành chương trình học thì sẽ thực tập tại
ngân hàng Vietinbank trong 2 tháng và cố gắng để trở thành nhân viên chính
thức với mức lương 7 triệu/tháng

-

Đầu tư tiết kiệm: Trong những năm đầu khả năng đầu tư vào những tài sản dài
hạn là chưa có nên việc gửi tiết kiệm có lẽ là hợp lý nhất.

 Dự kiến kết quả thực hiện mục tiêu
Bảng dòng tiền ròng theo từng năm (2020-2022)
2020(trđ)

Năm
Thu nhập

2021(trđ)

2022(trđ)


Lương chính

84

96

96

Thưởng

14

20

20

Page | 23


×