TOÁN - TIẾT 0:
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập môn Toán 1.
- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán 1.
- Làm quen với các bạn mới trong sách toán, các đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV kiểm tra sách vở bộ đồ dùng bằng cách đưa - HS tham gia chơi
bộ mẫu và HS đưa sách, vở đồ dùng của mình lên
thật nhanh.
- Chuyển ý giới thiệu bài
2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Giúp HS : Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập môn Toán
1 ; Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán 1; Làm quen với các bạn
mới trong sách toán, các đồ dùng học tập.
a. GV hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán
- GV lấy SGK Toán
- HS lấy SGK.
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ trang bìa 1 - HS theo dõi.
đến tiết học đầu tiên. Sau «Tiết học đầu tiên» mỗi
tiết học gồm 2 trang.
- GV giới thiệu cho HS cách thiết kế bài học gồm 4
phần : Khám phá, hoạt động, trò chơi và luyện tập.
- GV cho HS thực hành mở và gấp sách và hướng - HS thực hiện.
dẫn cách giữ gìn.
b. GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của SGK
Toán.
- GV cho HS mở bài «Tiết học đầu tiên» và giới - HS theo dõi.
thiệu các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô - bốt. Các
nhân vật sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5
năm Tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của
Mai cùng tham gia.
c. GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt
động học tập Toán ở lớp 1.
GV gợi ý HS quan sát từng tranh về hoạt động của - HS theo dõi.
các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những y/c cơ bản và
trọng tâm của Toán 1 như :
- Đếm, đọc số, viết số.
- Làm tính cộng, tính trừ.
- Làm quen với hình phẳng và hình khối.
- Đo độ dài, xem giờ, xem lịch.
- GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt - HS quan sát
động chính khi học Toán, nghe giảng, học theo
nhóm, tham gia trò chơi toán học, thực hành trải
nghiệm toán học và tự học.
d. GV giới thiệu bộ đồ dùng Toán của HS
- GV cho HS mở bộ đồ dùng Toán
- HS thực hiện.
- GV giới thiệu từng đồ dùng, nêu tên gọi và giới - HS theo dõi.
thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen.
- HD HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng.
- HS theo dõi.
3. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, giúp HS nhận biết rõ sách, bộ đồ dùng…
- Hôm nay các em học bài gì ?
- HS trả lời
- Trong sách có những nhân vật nào? Đó là những - HS trả lời
ai?
- HS trả lời
- 1 tiết học có bao nhiêu hoạt động? Đó là hoạt
động gì
4. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài 1: Các số 0,1,2,3,4,5
TOÁN- TIẾT 1
BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (Tr.8-9)
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành và phát triển năng lực Toán học: năng lực sử dụng công cụ và phương
tiện học toán (bộ đồ dùng học toán) và năng lực tư duy (thực hiện các thao tác tư
duy ở mức độ đơn giản).
- Nắm vững kiến thức toán học sau: Bước đầu làm quen với số lượng. Có khái
niệm ban đầu về các số 0, 1; 2; 3; 4; 5. Viết được các số từ 0 đến 5. Nhận biết số
lượng và thứ tự các nhóm đồ vật từ 0 đến 5.
- Rèn kĩ năng toán học: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đọc, viết, nhận biết
số lượng các số từ 0 đến 5.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Cho học sinh nghe - hát bài : Em tập đếm
- HS cả lớp hát theo.
- Chuyển ý giới thiệu bài: Các số 0, 1, 2, 3,4, 5
- HS nhắc lại tên bài
( tiết 1) – ghi bảng
2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Bước đầu làm quen với số lượng. Có khái niệm ban đầu về các số 0, 1; 2;
3; 4; 5.
a. Dạy số 1
- GV đưa tranh số 1 và hỏi :
- HS trả lời
+ Có mấy con cá ở trong lọ?
+ Có mấy khối vuông?
+ 1 con cá, 1 khối vuông đều có số lượng là bao
nhiêu?
- Chuyển ý: 1 con cá, 1 khối vuông đều có số
- HS lắng nghe
lượng là một, ta dùng số một để chỉ số lượng của
mỗi nhóm đồ vật đó. Số một viết bằng chữ số 1.
- GV giới thiệu số 1: 1(in) và 1(viết)
- Cho học sinh đọc lại: một
- Quan sát
b. Dạy số 2
- HS đọc cá nhân- nhóm- lớp
- GV đưa tranh 2 và hỏi:
+ Có mấy con cá ở trong lọ?
- HS trả lời
+ Có mấy khối vuông?
+ 2 con cá, 2 khối vuông đều có số lượng là bao
nhiêu?
- Chuyển ý, giới thiệu số 2: 2 (in) và 2(viết)
- Cho học sinh đọc lại: hai
- Quan sát
c. Dạy số 3, 4, 5 tương tự như dạy số 1, 2
- HS đọc cá nhân- nhóm- lớp
d. Dạy số 0
- GV đưa tranh 6 và hỏi:
+ Trong bể có con cá nào không?
- HS trả lời
+ Có khối vuông nào không?
- Chuyển ý, giới thiệu số 0: 0 (in) và 0(viết)
- Cho học sinh đọc lại: không
- HS quan sát
* PTNL: Cho học sinh quan sát lại toàn bộ các
- HS đọc cá nhân- nhóm- lớp
tranh, hỏi.
+ Hình nào có ít cá (khối vuông) nhất?
+ Hình nào có nhiều cá (khối vuông) nhất ?
- HS trả lời
NGHỈ GIỮA TIẾT
3. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: Viết được các số từ 0 đến 5. Nhận biết số lượng và thứ tự các nhóm đồ vật
từ 0 đến 5.
Bài 1: Tập viết số từ 0 đến 5.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài
- HS nêu
- GV hướng dẫn viết số từ 0 đến 5
- HS quan sát, lắng nghe
- Yêu cầu HS viết bảng con lần lượt từ số 0 đến 5 - HS viết vào bảng con.
- Theo dõi, kịp thời giúp đỡ HS chậm.
- Nhận xét, tuyên dương HS viết đẹp.
- H: Các số từ 0 đến 5 đều có độ cao bao nhiêu? - HS xung phong
Bài 2: Số?
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài
- HS nêu
* Phần a: Cho HS nêu cách làm ở hình con mèo - HS xung phong nêu
Nhận xét
- Tổ chức trò chơi: Viết nhanh – viết đúng với
- HS tham gia trò chơi trên bảng
các hình còn lại.
con.
+ Gọi HS nêu cách làm
- HS xung phong. Lớp phản biện
+ Nhận xét, chữa bài. Tổng kết trò chơi.
* Phần b: Tổ chức trò chơi như phần a
- Cho HS nhận xét điểm giống nhau và khác
- Giống nhau: Đều có bình đựng cá
nhau trong 3 bức tranh (PTNL)
- Khác nhau: số cá trong mỗi bình
khác nhau
- Vậy lọ nào nhiều nhất, lọ nào ít nhất? (PTNL)
- HS trả lời
Chốt ý: Phải viết số tương ứng với số lượng con - HS ghi nhớ
vật, đồ vật
Bài 3: Số?
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài
- HS nêu
- Cho HS thảo luận nhóm đôi với yêu câu:
- Các nhóm thảo luận, thực hiện
+ Nêu số còn thiếu
yêu cầu
+ Yêu cầu đếm dãy số vừa điền xong
+ Nhận biết số lớn nhất, bé nhất trong dãy số.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe, nhận xét
Nhận xét, chữa bài.
4. Vận dụng,tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán mới .
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn? - HS cả lớp tham gia
- Yêu cầu HS tìm trong bộ đồ dùng học toán, cài
- HS quan sát
các số theo yêu cầu của GV
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài Tiết 2
TOÁN- TIẾT 2
BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (Tr.10-11)
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành và phát triển năng lực Toán học: năng lực sử dụng công cụ và phương
tiện học toán (bộ đồ dùng học toán).
- Nắm vững kiến thức toán học sau: Củng cố đọc, viết các số từ 0 đến 5. Đếm xuôi
các số từ 0 đến 5 và đếm ngược lại từ 5 đến 0. Phân biệt được số lượng hình chưa
tô màu và đã tô màu. Phân biệt được các con số từ 0 đến 5.
- Rèn kĩ năng toán học: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hành, vận dụng
làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Tổ chức trò chơi: Đi chợ giúp mẹ
+ Yêu cầu HS lấy đúng số và số lượng đồ vật có
+ HS sử dụng bộ đồ dùng học
trong bộ đồ dùng học toán.
toán, thực hiện theo yêu cầu của
GV.
+ Tổng kết trò chơi.
- Chuyển ý giới thiệu bài: Các số 0, 1, 2, 3,4, 5
(tiết 2) – ghi bảng
- HS nhắc lại tên bài
2. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: Củng cố đọc, viết các số từ 0 đến 5. Đếm xuôi các số từ 0 đến 5 và đếm
ngược lại từ 5 đến 0. Phân biệt được số lượng hình chưa tô màu và đã tô màu. Phân
biệt được các con số từ 0 đến 5.
Bài 1: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài
- HS nêu
- Yêu cầu HS nêu cách làm ở hình số 0
- HS trả lời
- Cho HS làm bảng con với các hình còn lại
- HS làm bài trên bảng con
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- HS xung phong nêu, lớp nhận
GV nhận xét, chữa bài
xét
* Hỏi: Trong các nhóm con vật trên, nhóm nào
- HS xung phong trả lời
nhiều nhất, nhóm nào ít nhất?
- GV chốt: viết số phù hợp với số lượng con vật,
- HS lắng nghe
đồ vật.
Bài 2: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài
- HS nêu
- Cho HS nhận biết về số đầu tiên(5) và các số đã - HS trả lời: Viết theo thứ tự từ
cho (3; 1; 0) được viết như thế nào?
lớn đến bé
- Yêu cầu HS làm miệng
- HS đọc ngược theo thứ tự từ 5
- Nhận xét, chữa bài
đến 0
- Chia lớp làm 2 đội: A và B. Yêu cầu HS đội A
đọc xuôi từ 0 đến 5. Đội B đọc ngược từ 5 đến 0.
Sau đó 2 đội đổi lại nhiệm vụ.
Nhận xét, tuyên dương
* PTNL: Yêu cầu HS nhận biết số lớn hơn, bé
hơn, số lớn nhất, bé nhất trong dãy số.
- GV chốt: Dãy số từ 5 đến 0 viết theo thứ tự giảm
dần ( bé dần)
NGHỈ GIỮA TIẾT
Bài 3: Có bao nhiêu củ cà rốt đã tô màu?
- Cho học sinh thảo luận nhóm 2 với yêu cầu:
quan sát hình củ cà rốt ở mỗi câu và xem có bao
nhiêu củ được tô màu.
- Mời các nhóm trình bày
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng
thanh.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS nhắc lại.
- HSThảo luận N2: Hỏi và trả lời
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- H: Số củ cà rốt ở câu nào được tô màu nhiều
Cả lớp nhận xét
nhất ? Câu nào ít nhất?
- HS xung phong trả lời:
+ Câu e: nhiều nhất
- H: Số củ cà rốt ở câu nào chưa được tô màu?
+ Câu d: ít nhất
- GV chốt: Cần phân biệt được số lượng hình chưa + Câu g: chưa tô màu
tô màu và đã tô màu.
Bài 4: Có bao nhiêu con gà ghi số 2?
* GV tổ chức trò chơi: Tìm số con gà ghi số 2 và
viết vào bảng con
- HS tham gia trò chơi, ghi kết
Nhận xét, chữa bài.
quả vào bảng con.
3. Vận dụng,tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán mới .
- Trò chơi: Tìm nhà thông thái
+ Luật chơi: GV yêu cầu HS sử dụng số trong bộ - HS xếp trên bàn
đồ dùng Toán. Xếp các số theo thứ tự từ 0 đến 5,
sau đó xếp ngược từ 5 đến 0.
+ Nhận xét, tổng kết trò chơi
4. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài Tiết 3
TOÁN- TIẾT 3
BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (tr.12-13)
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành và phát triển năng lực Toán học: thực hiện các thao tác tư duy ở mức
độ đơn giản.
- Nắm vững kiến thức toán học sau: Củng cố đọc, viết các số từ 0 đến 5. Củng cố
đếm xuôi các số từ 0 đến 5 và đếm ngược lại từ 5 đến 0. Thông qua tranh, biết lựa
chọn số tương ứng vơi số lượng.
- Rèn kĩ năng toán học: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hành, vận dụng
làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Tổ chức trò chơi: Đoàn kết .
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi HS trong nhóm
+ HS tham gia chơi
tương ứng với 1 số (từ 0 đến 5). GV hô số bất kì, HS
có số tương ứng sẽ chạy lên bục giảng.
+ Tổng kết trò chơi.
- Chuyển ý giới thiệu bài: Các số 0, 1, 2, 3,4, 5(tiết 3) - HS nhắc lại tên bài
- ghi bảng
2. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: Củng cố đọc, viết các số từ 0 đến 5. Củng cố đếm xuôi các số từ 0 đến 5 và
đếm ngược lại từ 5 đến 0. Thông qua tranh, biết lựa chọn số tương ứng vơi số lượng.
Bài 1: Chọn số thích hợp với số con vật
- Cho HS quan sát tranh và dự đoán yêu cầu bài 1
- HS nêu
- Hướng dẫn học sinh đếm số lượng con gà trong mỗi - HS trả lời
tranh và chọn số đã cho, khoanh vào số tương ứng.
- HS xung phong trả lời
* Tổ chức trò chơi “ Rung chuông vàng” với các tranh
còn lại
- HS tham gia chơi
Câu 1: Có bao nhiêu con bò?
A. 0
B. 2
C.5
Câu 2: Có bao nhiêu con ong?
A. 3
B. 4
C.5
Câu 3: Có bao nhiêu con gấu ?
A. 0
B. 1
C.2
Câu 4: Có bao nhiêu con vịt ?
A. 0
B. 2
C.3
Câu 5: Có bao nhiêu con voi?
A. 2
B. 3
C.4
- Nhận xét, tổng kết trò chơi
*GV chốt: Chọn số phù hợp với số lượng con vật, đồ
vật
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng
- Nêu yêu cầu – hướng dẫn học sinh làm từng phần
a) Trên xe có 3 thùng
- Cho Hs đếm hiện nay trên xe có mấy thùng?
- Yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng đê có 3 thùng.
Nhận xét, chữa bài
- Vậy cần thêm mấy thùng nữa để có 3 thùng?
* PTNL: Vậy 2 thêm mấy được 3?
b) Trên xe có 5 thùng
- Tiến hành tương tự như câu a
PTNL: Vậy 3 thêm mấy được 5?
NGHỈ GIỮA TIẾT
Bài 3: Số?
- Yêu cầu HS nêu tên đề bài
- Cho học sinh thảo luận nhóm 2: hỏi - trả lời
- Mời các nhóm chia sẻ trước lớp, nêu cách làm
- Nhận xét
- Cho học sinh đọc lại dãy số vừa điền được
* PTNL: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của 2
tàu hỏa.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS chọn đáp án trên bảng con
- HS trả lời: 1 thùng
- HS xung phong
- HS xung phong
- HS nêu
- HS sinh hoạt nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
trước lớp. Lớp theo dõi, nhận
xét.
- HS đọc cá nhân, nhóm
- Giống: Các toa đều có các số từ
1 đến 5.
- Khác: Tàu trên theo thứ tự từ
1đến 5.Tàu dưới theo thứ tự từ 5
đến 1.
- HS xung phong nêu
- Trong dãy số từ 0 đến 5; số nào bé nhất; số nào lớn
nhất?
Bài 4: Số ?
* Tổ chức trò chơi: Nhìn tranh, đoán số lượng
- HS tham gia trò chơi, ghi kết
Nêu luật chơi: HS quan sát tranh, tìm và đếm xem mỗi quả vào bảng con.
con vật có bao nhiêu con? Ghi số lượng tương ứng với
con vật. GV lần lượt đưa câu hỏi:
+ Có bao nhiêu con bò?
+ Có bao nhiêu con gà?
+ Có bao nhiêu con chim?
+ Có bao nhiêu hoa hướng dương?
+ Có bao nhiêu đám mây ?
+ Có bao nhiêu ông mặt trời?
Tổng kết trò chơi
3. Vận dụng,tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán mới.
- Bài toán: Vườn nhà bà còn thiếu 5 cây dừa. Bố đem
về 4 cây rồi. Vậy theo em nhà bà còn thiếu mấy cây
- HS trả lời
dừa nữa?
* Khuyến khích HS giỏi, khá
4. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài. - Chuẩn bị bài 2: Các số 6,7,8,9,10
TOÁN - TIẾT 4:
BÀI 2: CÁC SỐ 6, 7, 8, 9, 10 (Tr.14- 15)
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành và phát triển năng lực Toán học:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học qua việc quan sát tranh để hình thành
khái niệm về các số 6- 10,
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học trong bài 3/Tr.15 để giải quyết tình
huống toán học mà bài toán đặt ra,
+ Năng lực giao tiếp toán học,
- Nắm vững kiến thức toán học: Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10. Sắp xếp
được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Rèn kĩ năng toán học: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đọc, viết, nhận biết
số lượng các số từ 6- 10
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV đưa hình ảnh có số lượng 0- 5 lộn xộn, HS - HS tham gia chơi
viết nhanh số vào bảng con
- Chuyển ý giới thiệu bài: Các số 6,7,8,9,10 (tiết 1)
– ghi bảng
2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Năng lực tư duy và lập luận toán học qua việc quan sát tranh để hình
thành khái niệm về các số 6- 10; Đếm, đọc các số trong phạm vi 10. Sắp xếp
được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
a. Dạy số 6
- Cho HS QS và đếm số con ong có trong hình 1
- HS quan sát, đếm, trả lời
+ Hướng dẫn đếm: một, hai, ba, bốn, năm, sáu.
Vậy có 6 con ong.
+ Giới thiệu số 6 (in) – cách viết số 6 (viết)
- HS theo dõi
b. Dạy số 7, 8, 9 tương tự
- HS theo dõi, thực hiện
c. Dạy số 10
- Cho HS QS và đếm số con bọ cánh cam có trong - HS quan sát, đếm, trả lời
hình 1
+ Hướng dẫn đếm: một, hai, ba, bốn, …chín,mười
Vậy có 10 con ong.
+ Giới thiệu số 10 (in) – cách viết số 10 (viết)
- HS theo dõi
- Lưu ý học sinh số 10 là số có 2 chữ số; chữ số 1 - HS lắng nghe
và 0. Viết sát vào nhau.
d. Thứ tự dãy số 6 - 10
- Cho học sinh quan sát lại toàn bộ các tranh, trả lời - Quan sát, trả lời:
câu hỏi:
+ Hình nào có số lượng ít nhất?
- 6
+ Hình nào có số lượng nhiều nhất?
- 10
- Cho HS nhận biết số lượng từ bé đến lớn
- 6,7,8,9,10
- Viết dãy số từ 6 - 10 giới thiệu đây là dãy số từ - HS đọc cá nhân- nhómbé đến lớn (tăng dần, lớn dần)
lớp
- Cho HS đọc xuôi, ngược, số lớn nhất, bé nhất...
- HS đọc cá nhân - nhómNGHỈ GIỮA TIẾT
lớp
3. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: Năng lực tư duy và lập luận toán học; Đếm, viết các số trong phạm vi
10; Năng lực giải quyết vấn đề toán học trong bài 3/Tr.15
Bài 1: Tập viết số
- YCHS dự đoán xem bài 1 yêu cầu làm gì?
- Điền số
- GV nêu yêu cầu- hướng dẫn học sinh cỡ chữ, quy
trình viết.
- Viết mẫu
- Cho HS viết bảng con. Quan sát- chỉnh sửa
- HS viết
- Cho HS viết vở BT. Quan sát- chỉnh sửa
- HS viết
- Cho HS nhận xét bài
Chốt: Nhắc nhở quy trình viết, cỡ chữ
Bài 2: Số
- Cho HS dự đoán yêu cầu bài 2
- Số?
- Cho HS nêu cách làm ở hình rổ bánh mì
- Có 5 bánh mì- điền số 5
- Cho HS làm các phần còn lại
- 7 bánh rán, 6 bánh mì,
- Cho HS chữa bài.
….
- Nhận xét
- Thực hiện
Chốt: đếm số bánh cho chính xác và viết số tương
ứng với số lượng bánh.
- HS lắng nghe
Bài 3: Chọn câu trả lời đúng:
a) Trên đĩa có 6 cái bánh
- H: Hiện nay trên đĩa có mấy cái bánh?
- H: Vậy cần đếm thêm mấy cái bánh nữa để có 6 - Hs đếm- TL: có 4 cái
cái bánh?
bánh.
- H: Chọn đáp án nào?
- Đếm thêm 2
- Cho HS đếm lại để kiểm tra kết quả
- Nhận xét
- Đáp án B –khoanh vào B
b) Tương tự câu a.
*Chốt: cách đếm số
- HS thực hiện- Đáp án A
- HS lắng nghe
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán mới .
Trò chơi: Điểm danh. Cho HS xếp hàng, mỗi hàng 10 - HS cả lớp tham gia
em
- Điểm danh từ 1- 10. Đến em số 10 thì hô to: “hết” Sau đó điểm danh ngược từ 10- 1. Em số 1 hô: “hết”
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài Tiết 2
TOÁN- TIẾT 5:
BÀI 2: CÁC SỐ 6, 7, 8, 9, 10 (Tr.16- 17)
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành và phát triển năng lực Toán học:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học qua việc quan sát tranh giải quyết bài
toán 3/Tr17
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học trong bài
4/Tr.17
để giải quyết tình huống toán học mà bài toán đặt ra
- Nắm vững kiến thức toán học: Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10. Nắm
vững thứ tự các số 0 - 10 từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Rèn kĩ năng toán học: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Trò chơi: Ai nhanh - ai đúng
- YCHS chọn số tương ứng với số cô yêu cầu
- HS tham gia chơi
- Cho Hs đếm số từ 0- 10
- Giới thiệu bài tiết 2
- HS nhắc lại tên bài
2. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: - Hình thành và phát triển năng lực Toán học: Năng lực tư duy và lập
luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học
- Nắm vững kiến thức toán học: Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10. Nắm
vững thứ tự các số 0 - 10 từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Bài 1: Số
- Cho HS dự đoán yêu cầu bài 1
- Điền số
- Cho HS nêu cách làm ở hình 1
- Có 3 con ngan - điền số 3
- Cho HS làm các phần còn lại
- Thực hiện
- Cho HS chữa bài.
- Nhận xét phần làm của học sinh
- Cho HS nhận xét hình nào có số lượng nhiều - HS TL cá nhân – nhận xét
nhất ( ít nhất)?
Chốt: viết số phù hợp với số lượng con vật, đồ
vật
Bài 2: Số
- Cho HS nêu yêu cầu
- Điền số
- Cho HS nhận biết về các số đầu tiên và các số - Từ 0, 1, 2,3, 4. Là dãy số tăng
đã cho được viết như thế nào?
dần…
- Từ 10,8,7… Là dãy số giảm
dần
- Cho HS làm – chữa bài
- Cho HS đếm dãy số vừa điền xong - nhận biết
dãy số từ bé đến lớn - từ lớn bé
*Chốt: dãy số viết theo thứ tự từ lớn đến bé
(giảm dần); bé đến lớn (tăng dần)
*NGHỈ GIẢI LAO
Bài 3: Có bao nhiêu con vật có 6 chân
- GV yêu cầu HS nêu cách làm của bản thân
- Cho học sinh thảo luận nhóm 2 - trả lời
- Thực hiện
- HS lắng nghe
Hát
- Đếm số chân của các con vật.
Con vật nào có 6 chân thì
khoanh tròn lại. Cuối cùng xem
có bao nhiêu con vật được
khoanh tròn
- Thảo luận - trình bày kết quả nhận xét
- Nhận xét chung
- Chốt: - Cách đếm
Bài 4: Số
- HS lắng nghe
- yêu cầu HS quan sát bài 4 – nhận xét trong
tranh có những con vật, sự vật nào?
- mặt trời, cây thông, chim, vịt,
- GV nêu yêu cầu của bài.
mây,..
- Cho HS thảo luận nhóm 4
- Gọi 4 nhóm lên chữa bài
- HS thực hiện
- có 7 đám mây; 8 cây thông; 9
con vịt; 1 ông mặt trời; 0 con
Chốt: Cách đếm và ghi số
chim
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán mới.
Trò chơi: Thi đếm. GV cho HS đếm nhanh - - HS chơi cá nhân
0- 10, từ 10 -0, Tìm số lớn nhất, bé nhất, số 1
chữ số, hai chữ số…
+ Nhận xét, tổng kết trò chơi
4. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài Tiết 3
TOÁN- TIẾT 6:
BÀI 2: CÁC SỐ 6, 7, 8, 9, 10 (Tr.18-19)
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành và phát triển năng lực Toán học:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học qua việc quan sát tranh giải quyết bài
toán 1/Tr18
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học, trong bài 2/Tr.18 để giải quyết tình
huống toán học mà bài toán đặt ra
+ Năng lực giao tiếp toán học qua trò chơi Nhặt trứng
- Nắm vững kiến thức toán học: Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10.
- Rèn kĩ năng toán học: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Tổ chức trò chơi: Đoàn kết.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi HS trong nhóm + HS tham gia chơi
tương ứng với 1 số (từ 0 đến 10). GV hô số bất kì, HS
có số tương ứng sẽ chạy lên bục giảng.
+ Tổng kết trò chơi.
- Chuyển ý giới thiệu bài - ghi bảng
- HS nhắc lại tên bài
2. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: - Hình thành và phát triển năng lực Toán học: Năng lực tư duy và lập luận
toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học
- Nắm vững kiến thức toán học: Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10.
Bài 1: Chọn số thích hợp với số con vật
- Cho HS quan sát tranh và dự đoán yêu cầu bài 1
- khoanh vào số
- Tranh 1 vẽ loài vật nào?
- Loài chim
- có bao nhiêu con chim?
- Có 5 con chim
- vậy khoanh vào số mấy?
- số 5
- Cho HS làm các phần còn lại
- Thực hiện
- HS đổi sách và chữa bài:
- Nhận xét phần làm của học sinh
- HS TL cá nhân – nhận xét
- Cho HS nhận xét hình nào có số lượng nhiều nhất (ít
nhất)?
Chốt: Chọn số phù hợp với số lượng con vật, đồ vật
Bài 2: chọn câu trả lời đúng
- Nêu yêu cầu – hướng dẫn học sinh
- Nghe
- H: Hiện nay trên khay có mấy quả trứng?
- HS đếm – TL: có 6 quả trứng
- H: Vậy cần đếm thêm mấy quả trứng nữa để có 8
- HS đếm thêm và trả lời: thêm
quả trứng?
2 quả trứng
- H: Chọn đáp án nào?
-Khoanh đáp án A
- Cho HS đếm lại để kiểm tra kết quả
-Thực hiện
- Nhận xét
*Chốt: cách đếm hình
*NGHỈ GIẢI LAO
Hát
Trò chơi: Nhặt trứng
GV cho HS chuẩn bị xúc xắc và hướng dẫn cách chơi: - HS lắng nghe
- Mỗi nhóm chơi 6 HS chia làm 2 đội
- Lần lượt từng HS của mỗi đội gieo xúc xắc. Đếm số - HS tham gia chơi
chấm ở trên mặt xúc xắc. Nếu số chấm trùng với số
bao quanh quả trứng thì người chơi sẽ được lấy quả
trứng đó.
-Trò chơi kết thúc khi có 1 đội lấy hết 6 quả trứng.
- GVQS hướng dẫn, trợ giúp
- Kết thức trò chơi- giáo viên trao phần quà cho đội
- Tuyên dương bạn
thắng cuộc.
3. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán mới.
-Ôn lại dãy số từ 0- 10
-Vận dụng đếm số bút trong túi, số sách trong cặp...
- HS tham gia đếm, chia sẻ câu
trả lời với bạn
4. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
BÀI 3- TIẾT 7
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU (Tr. 20 -21)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Kiến thức :
+ Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
+ So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sử dụng các từ nhiều hơn, ít
hơn, bằng.
- Phát triển năng lực: So sánh được số lượng của mỗi cặp nhóm trong bài toán thực
tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK, bộ đồ dùng học toán
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV yêu cầu HS xếp các số sau : 6, 8, 10, 7, 9
- HS làm vào bảng con
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé
- Chuyển ý giới thiệu bài: Nhiều hơn, ít hơn, bằng
nhau (tiết 1) – ghi bảng
2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: + Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
+ So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sử dụng các từ
nhiều hơn, ít hơn, bằng.
a. Hình thành biểu tượng ban đầu nhiều hơn,
ít hơn.
- GV hỏi :
- HSTL
+ Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch?
+ Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa?
- Cho HS quan sát tranh 1 và hỏi :
- TL : Trong tranh không đủ lá
+ Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không?
cho ếch ngồi
- TL : Số ếch nhiều hơn số lá
- HS nhận xét
+ Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không?
- HS nghe
- GV cho HS nhận xét.
- TL : Số ếch không ít hơn số
- GV nhận xét
lá
+ Số ếch có ít hơn số lá không?
- GV vừa chỉ vào tranh vừa nói :
+ Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú
ếch và mấy chiếc lá không?
- HS lắng nghe
- GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc
lá
- TL : Không đủ lá để nối với
ếch
- HS lắng nghe
- H : Có đủ lá để nối với ếch không?
- GV kết luận : Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá
sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá
sen, Số lá sen ít hơn số ếch.
- TL : Thỏ thích ăn cà rốt
b. Hình thành biểu tượng ban đầu bằng nhau
- GV hỏi : Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?
- Cho HS quan sát tranh 2 và hỏi :
- TL : Có đủ cà rốt cho thỏ ăn
+ Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú
thỏ và mấy củ cà rốt không?
- TL : số cà rốt bằng số thỏ
- HS lắng nghe
- GV giải thích cứ một chú thỏ nối với một củ cà
rốt
- H : + Có đủ cà rốt cho thỏ ăn không?
+ Vậy số cà rốt có bằng số thỏ không ?
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận : Khi nối thỏ với cà rốt
cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau
* Giải lao
3. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: Phát triển năng lực: So sánh được số lượng của mỗi cặp nhóm trong
bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật.
Bài 1:
- HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- TL : Có 5 con bướm, 4
- H : Trong tranh có bao nhiêu con bướm, bao
bông hoa
nhiêu bông hoa ?
- GV hướng dẫn HS ghép cặp mỗi bông hoa với
một con bướm.
- TL : Bướm còn thừa
- H :+ Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?
- TL : Số bướm nhiều hơn
- HS viết vở BT
+ Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn?
- HS nhận xét
- Cho HS viết vở BT.
- Cho HS nhận xét bài
- GV nhận xét
- HS quan sát tranh
Bài 2: Câu nào đúng ?
- TL : Có 5 ổ cắm, 4 đồ vật
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- H : Trong tranh có bao nhiêu đồ vật, bao nhiêu ổ
cắm ?
- GV hướng dẫn HS ghép cặp mỗi đồ vật với một ổ
cắm.
- H :+ Đồ vật còn thừa hay ổ cắm còn thừa?
+ Ổ cắm nhiều hơn hay đồ vật nhiều hơn?
- Cho HS viết vở BT.
- Cho HS nhận xét bài
- GV nhận xét
Bài 3: Câu nào đúng ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- H : Tranh vẽ những con vật gì ?
- TL : Ổ cắm còn thừa
- TL : Ổ cắm nhiều hơn
- HS viết vở BT
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- TL : Tranh vẽ con cá, con
mèo, con chim
- HS ghép
- GV hướng dẫn HS ghép cặp
VD: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với
con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao
xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến;
với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó - HS viết vở BT
đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo
với cá để xác định tính đúng sai cho câu c.
- Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a
và b
- Cho HS viết vở BT.
- GV nhận xét
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán mới .
GV nêu bài toán : Nam có 5 viên bi. Em vẽ thêm - HS cả lớp tham gia
viên bi cho Việt và Mai để :
a) Số viên bi của Việt nhiều hơn số viên bi của
Nam.
a) Số viên bi của Nam ít hơn số viên bi của Mai.
Nam :
Việt :
Mai :
- Yêu cầu HS vẽ vào phiếu bài tập
- Cho HS chia sẻ bài làm
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài Tiết 2
- HS vẽ vào phiếu bài tập
- HS chia sẻ bài làm
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
BÀI 3- TIẾT 8
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU (Tr. 22 -23)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Củng cố kiến thức về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- So sánh được số lượng của mỗi cặp nhóm trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba
nhóm sự vật.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán mới.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa, SGK,
- HS: SGK, bảng con,
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối lớp với nhau.
- GV cho cả lớp hát
- HS hát
- Giới thiệu bài tiết 2
- HS nhắc lại tên bài
2. Luyện tập – Thực hành
* Mục tiêu: So sánh được số lượng của mỗi cặp nhóm trong bài toán thực tiễn có
hai hoặc ba nhóm sự vật.
Bài 1: Câu nào đúng ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- HS quan sát tranh
- H : Tranh vẽ gì ?
- TL : Tranh vẽ con tằm và lá
dâu.
- GV nêu yêu cầu và nội dung của bài tập.
- HS nghe
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để chọn
- HS thảo luận nhóm
câu đúng
- Cho 2 HS chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm. - HS chia sẻ
- Gọi HS nhận xét và hỏi : Bạn làm thế nào để - HS nhận xét và trả lời : Ta
biết số lá nhiều hơn số tằm ?
ghép cặp lá dâu và tằm thì thừa
1lá dâu. Vậy số lá dâu nhiều
hơn số tằm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2 : Số nấm nhiều hơn hay số nhím nhiều
hơn ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- HS quan sát tranh
- H : Tranh vẽ gì ?
- TL : Tranh vẽ con nhím và
cây nấm
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nghe
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm
- HS thảo luận nhóm
câu trả lời.
- Cho 2 HS chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm. - HS chia sẻ
- Gọi HS nhận xét và hỏi : Vì sao bạn biết được - HS nhận xét và trả lời : Vì tất
số nấm nhiều hơn số nhím ?
cả các con nhím đều có nấm mà
vẫn còn một cây nấm không
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Chọn câu trả lời đúng
- GV tổ chức trò chơi : Rung chuông vàng
- GV nêu luật chơi
- GV đưa câu hỏi, yêu cầu HS ghi đáp án đúng
vào bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Giải lao
Bài 4: Câu nào đúng ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- H : Tranh vẽ gì ?
trên con nhím nào.
- HS lắng nghe
- HS nghe
- HS tham gia chơi
- HS quan sát tranh
- TL : Tranh vẽ con mèo, vịt
mẹ và vịt con
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm
- GV nêu yêu cầu và nội dung của bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để chọn
câu đúng
- Cho 2 HS chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm. - HS chia sẻ
- Gọi HS nhận xét và hỏi :
- HS nhận xét và trả lời
+ Bạn làm thế nào để biết số vịt dưới nước
nhiều hơn số vịt trên bờ ?
+ Bạn làm thế nào để biết số vịt trên bờ nhiều
hơn số mèo ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán mới.
Trò chơi: Thi vẽ
- GV yêu cầu HS vẽ tranh sao cho:
- HS vẽ tranh
+ Số quả cam nhiều hơn số quả táo
+ Số viên bi bằng số quả trứng
- GV cho HS nhận xét.
- HS nhận xét
- Nhận xét, tổng kết trò chơi.
- HS nghe
4. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài 4 : So sánh số