Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP tại lâm đồng tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.95 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


NGUYỄN THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT CHÈ BÚP TƯƠI THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP TẠI LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số

: 9 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2020


Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Tạo
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ngày



tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư Viện Quốc gia
2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Toàn (2020), “Nghiên cứu sử
dụng một số phân hữu cơ sinh học trên giống chè TB14 tại Lâm Đồng”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 2 (111), tr 80 85.
2. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Toàn (2019), “Hiệu lực của một
số thuốc trừ sâu nguồn gốc sinh học và hóa học đối với bọ xít muỗi hại
chè tại Lâm Đồng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt
Nam, số 12 (109), tr 174- 178.
3. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thị Tâm, Lê Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Thị
Thanh Mai (2016), “Ảnh hưởng của phân HCSH đến năng suất và chất
lượng chè nguyên liệu búp tươi của giống Kim Tuyên tại Lâm Đồng”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 11 (12), tr 60-66.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc trồng, chế biến chè đã có lịch sử hàng trăm năm, hiện nay
Việt Nam là nước đứng thứ năm về diện tích, sản lượng chè trên thế giới.

Sản phẩm chè của chúng ta chủ yếu xuất khẩu vào thị trường
Pakistan và một số nước Trung Đông, đây là thị trường có hàng rào kỹ
thuật thấp, một số thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường
mà chúng ta khó tiếp cận. Nhiều nhà chuyên môn đã lý giải và đưa đến
thống nhất, chè của chúng ta chưa có thương hiệu, chưa khẳng định được
vị thế của chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Tồn tại rõ nhất đó là,
người trồng chè vì lợi nhuận trước mắt, phát triển về diện tích và sản
lượng mà ít quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn có
thói quen sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật độc hại và phân vô cơ, điều
đó dẫn tới việc sẽ để lại dư lượng lớn các chất hóa học, và kim loại nặng
trong đất, nước, gây nên mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Và đây cũng là
nguyên nhân cơ bản làm cho sản phẩm chè của Việt Nam khó tiếp cận thị
trường các nước phát triển. Bởi vậy, trong những năm tới, ngành chè cần
phải cải thiện chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm, tập trung
vào những phương pháp canh tác tốt hơn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
có trách nhiệm, đạt các chứng nhận chất lượng trong nước và quốc tế.
Đối với cây chè tỉnh Lâm Đồng, để có các giải pháp khoa học
công nghệ áp dụng trong việc thực hiện VietGAP nhằm thúc đẩy ngành
chè của tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững, trước hết chúng ta cần đánh giá
đúng thực trạng sản xuất chè nói chung và sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP nói riêng, để từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật cụ thể, thúc đẩy
phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh.


2
Xuất phát từ thực tế nêu trên, để góp phần phát triển vùng nguyên
liệu chè an toàn, chất lượng, hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè
búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè búp tươi an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao giá trị thu nhập và sản xuất
chè bền vững tại Lâm Đồng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón hợp
lý trong sản xuất chè nguyên liệu an toàn tại Lâm Đồng.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hợp lý trong sản xuất chè nguyên liệu an toàn tại Lâm Đồng.
- Xác định hiệu quả của thu hái búp chè bằng máy; Công nghệ
tưới nước trong sản xuất chè theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại
Lâm Đồng.
- Áp dụng tổng hợp các kỹ thuật tốt nhất rút ra từ kết quả nghiên
cứu để xây dựng mô hình sản xuất chè búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP
tại Lâm Đồng.
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, góp phần bổ sung cơ sở
khoa học về các biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất, chất


3
lượng và hiệu quả sản xuất chè búp tươi, theo hướng sản xuất chè bền
vững tại Lâm Đồng và các vùng sản xuất chè có điều kiện tương tự.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện qui
trình kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè búp
tươi, theo hướng bền vững tại Lâm Đồng nói riêng và tại Tây Nguyên nói
chung.

4. Điểm mới của luận án
- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè tại Lâm Đồng.
- Xác định được phân hữu cơ sinh học RAS, NAS và lượng bón
phù hợp cho hai giống chè phổ biến Kim Tuyên và TB14 ở Lâm Đồng, để
sản xuất búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Xác định được hoạt chất Emamectin Benzoate 5%, Dinotefuran,
Kasugamycin có nguồn gốc sinh học và hóa học sử dụng cho hai giống
chè phổ biến Kim Tuyên và TB14 ở Lâm Đồng, để sản xuất búp tươi theo
tiêu chuẩn VietGAP.
- Xác định được lượng nước tưới nhỏ giọt cho các giống chè Kim
Tuyên là 120 m3/ha/lần tưới, chu kỳ tưới 5 ngày/lần trong mùa khô.
5. Cấu trúc luận án
Luận án trình bày trong 143 trang, 69 bảng số liệu, 7 hình. Phần
mở đầu 4 trang, chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu 46 trang, chương
2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 14 trang, chương 3: Kết
quả nghiên cứu và thảo luận 76 trang; kết luận và đề nghị: 2 trang. Ngoài
ra còn có các phụ lục. Luận án sử dụng 103 tài liệu tham khảo, trong đó có
68 tài liệu tiếng Việt và 35 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
1.2. Xu hướng sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững hiện nay
1.3. Một số nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chè
an toàn ở Việt Nam
1.4. Một số nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chè
an toàn ở Lâm Đồng.
1.5. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu

Ở Việt Nam, hiện nay trong sản xuất chè đang xảy ra khá phổ biến
tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học. Để góp phần khắc
phục tình trạng này, trong những năm qua đã có nhiều đề tài dự án được
triển khai, nhiều công trình nghiên cứu đã công bố về các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt để kiểm soát các yếu tố đầu vào như phân hoá học, hoá
chất BVTV, nước tưới, thu hoạch…Tuy nhiên những nghiên cứu này mới
chỉ tập trung ở vùng chè phía Bắc. Rất ít các nghiên cứu về sản xuất chè
an toàn, được triển khai ở vùng chè Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm
Đồng nói riêng.
Ở Lâm Đồng đã có nhiều cuộc tập huấn hội thảo về sản xuất chè
an toàn, chất lượng. Tuy nhiên, trong hội thảo, nhiều ý kiến phản ánh
người dân còn lúng túng trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất
chè an toàn chất lượng. Bởi trong thực tế, chưa có được một quy trình kỹ
thuật cụ thể, sát với thực tế để người dân có thể áp dụng sản xuất chè an
toàn.
Với những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, để sản xuất chè
nguyên liệu búp tươi ở Lâm đồng đạt được tiêu chuẩn an toàn, chất lượng
theo tiêu chuẩnViệt GAP đề tài nghiên cứu cần đặt ra các vấn đề sau:


5
Thứ nhất, Đánh giá thực trạng sản xuất chè nói chung và sản xuất
chè an toàn nói riêng tại tỉnh Lâm Đồng: Mỗi địa phươngng đều có những
đặc thù riêng về khí hậu, thời tiết, tập quán canh tác, khả năng đầu tư thâm
canh khác nhau...đánh giá đúng thực trạng chúng ta mới có hướng nghiên
cứu phù hợp với thực tế địa phương.
Thứ hai, Nghiên cứu sử dụng phân bón hợp lý trong sản xuất chè
nguyên liệu an toàn theo thực hành nông nghiệp tốt: Trong canh tác phân
bón luôn đóng vai trò chủ đạo và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, an
toàn sản phẩm. Hiện nay nhiều nhận xét của chuyên gia đều cho rằng Lâm

Đồng sử dụng phân vô cơ với lượng rất lớn, do đó đề tài cần đi sâu nghiên
cứu sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thay thế dần phân vô cơ.
Thứ ba, Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất chè nguyên liệu an toàn theo thực hành nông nghiệp tốt: Trong
quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho sản xuất chè búp tươi an
toàn tại Việt Nam, chúng ta thấy quản lý dịch hại là một trong những nội
dung quan trọng hàng đầu. Vì vậy, đây cũng là một nội dung lớn mà đề tài
cần đề cập đến, trong đó ưu tiên nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
có nguồn gốc sinh học, bên cạnh việc nghiên cứu hiệu lực của một số
thuốc có nguồn gốc sinh học, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu hiệu
lực của một số thuốc hóa học để có thể sử dụng phối hợp các loại thuốc
một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ mà vẫn đảm bảo an
toàn sản phẩm.
Thứ tư,Nghiên cứu kỹ thuật tưới nước và cơ giới hoá trong khâu
thu hoạch chè: Do đặc thù riêng của Lâm Đồng có một mùa khô kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, trong thời kỳ này lượng mưa nhiều tháng
rất thấp không đủ cho cây chè sinh trưởng. Vì vậy tưới nước trong mùa


6
khô ở Lâm Đồng đang là một vấn đề cấp thiết. Mặt khác, ở Lâm Đồng
ngoài chè thì còn là vùng trọng điểm của nhiều loại cây trồng khác như: cà
phê, cây ăn trái... do vậy có nhiều thời điểm rất khan hiếm nhân công, bởi
vậy nhân công hái chè cũng là một vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy,
vấn đề cơ giớ hoá trong khâu thu hoạch chè cũng cần được đặt ra nghiên
cứu.
Thứ năm, Áp dụng tổng hợp các kỹ thuật tiến bộ để xây dựng mô
hình sản xuất chè búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP: Những kết quả nghiên
cứu tốt nhất từ các biện pháp kỹ thuật riêng rẽ, đề tài cần nghiên cứu áp
dụng vào một mô hình cụ thể, để minh chứng thực tế về mặt hiệu quả của

các biện pháp kỹ thuật tiến bộ tạo ra từ đề tài, từ đó tạo niềm tin cho người
sản xuất, phát triển rộng mô hình, đóng góp vào phát triển ngành chè Lâm
Đồng bền vững.
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Giống chè
Giống chè TB14: Là giống chè Shan Trấn Ninh, góc lá nhỏ, tôm
có nhiều lông tơ trắng, năng suất cao khoảng 18 – 20 tấn/ha. TB14 là
giống chè Việt Nam (chè cao sản) đang trồng phổ nhất tại Lâm đồng,
vườn chè 8-10 năm tuổi, mật độ trồng 1,5 x 0,8 m (8.333 cây/ha).
Giống chè Kim Tuyên (Kim Huyên, A17 hoặc chè 27): Giống vô
tính của Đài Loan, nhập nội vào Việt Nam từ 1994. Kim Tuyên là giống
chè Đài Loan (chè chất lượng cao) đang trồng phổ biến nhất tại Lâm
Đồng, vườn chè 8 năm tuổi, mật độ trồng 1,5 x 0,4 m (16.700 cây/ha).


7
2.1.1.2. Phân bón
Lựa chọn loại phân hữu cơ sinh học theo nghị định 108 – 2017/NĐ-CP, về
quản lý phân bón. Lựa chọn 4 loại phân hữu cơ sinh học: Trimix – N1
(TRN1), RealStrong (RAS), BIONAVI (BIO), NASAMIX (NAS).
2.1.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật
Lựa chọn các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và các loại thuốc
hóa học có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
(số 10/2019/TT- BNNPTNT, ngày 20/9/2019).
+ Tasieu 1.9EC (Emamectin Benzoate 1.9%), thuốc trừ sâu sinh
học.
+ Reasgant 3.6 EC (Abamectin 3.6%), thuốc trừ sâu sinh học.

+ Tungmectin 5.0EC (Emamectin Benzoate 5%), là loại thuốc trừ
sâu có nguồn gốc sinh học.
+ Tungatin 1.8EC (Abamectin 1.8%), là loại thuốc trừ sâu có
nguồn gốc sinh học.
+ Detect 50WP (Diafenthiuron), Detect 50wp là thuốc trừ sâu.
+ Aicmectin 75WG (Methylamine avermectin), là thuốc trừ sâu.
+ Oshin 100SL (Dinotefural), là thuốc trừ sâu.
+ Dantotsu 16 SG (Clothianidin), là thuốc trừ sâu.
+ Kasumin 2SL (Kasugamycin 2% w/w). Kasugamycin là kháng
sinh chiết xuất từ sự lên men của nấm Streptomyces kusagaensis.
+ TP - Zep 18EC (Tổ hợp dầu thực), chế phẩm thảo mộc.
+ MAP Green 6SL(Citrus oil), sản phẩm sinh học.
+ BIOBUS 1.00WP (Trichoderma viride), chứa nấm đối kháng
Trichoderma.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu


8
- Các thí nghiệm và mô hình được thực hiện tại xã Đambri,
Phường II - thành phố Bảo Lộc; xã Lộc Tân, thị trấn Lộc Thắng - huyện
Bảo Lâm.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu được thực hiện từ năm 2013 – 2019.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- Nghiên cứu sử dụng phân bón hợp lý trong sản xuất chè nguyên
liệu an toàn theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại Lâm Đồng.
- Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
chè nguyên liệu an toàn theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại Lâm
Đồng.

- Nghiên cứu kỹ thuật tưới nước và cơ giới hóa thu hoạch búp chè
để hoàn thiện kỹ thuật sản xuất chè búp tươi theo hướng thực hành nông
nghiệp tốt (GAP) phù hợp với điều kiện tỉnh Lâm Đồng.
- Áp dụng tổng hợp các kỹ thuật tiến bộ để xây dựng mô hình sản
xuất chè búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Lâm Đồng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 (Đánh giá thực trạng sản xuất
chè tại tỉnh Lâm Đồng).
* Điều tra, đánh giá thực trạng về giống, các biện pháp canh tác (bón
phân, thuốc BVTV, thu hái, tưới nước …), mô hình VietGAP trong sản
xuất chè.
* Đánh giá, phân tích các mối nguy trong sản xuất chè và lựa chọn vùng
sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP.


9
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 (Nghiên cứu sử dụng phân
bón hợp lý trong sản xuất chè nguyên liệu an toàn theo thực hành nông
nghiệp tốt GAP tại Lâm Đồng).
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí nghiệm
*Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến sinh
trưởng, năng suất và an toàn sản phẩm chè búp tươi của giống chè TB14
tại Lâm Đồng.
*Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến sinh
trưởng, năng suất và an toàn sản phẩm chè búp tươi của giống chè Kim
Tuyên tại Lâm Đồng.
*Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của liều lượng phân RAS đến sinh trưởng,
năng suất và an toàn sản phẩm chè búp tươi của giống chè TB14 tại Lâm
Đồng.
*Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của liều lượng phân NAS đến sinh trưởng,

năng suất và an toàn sản phẩm chè búp tươi của giống chè TB14 tại Lâm
Đồng.
* Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của liều lượng phân RAS đến sinh trưởng,
năng suất và an toàn sản phẩm chè búp tươi của giống chè Kim Tuyên tại
Lâm Đồng.
*Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của liều lượng phân NAS đến sinh trưởng,
năng suất và an toàn sản phẩm chè búp tươi của giống chè Kim Tuyên tại
Lâm Đồng
2.3.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3 (Nghiên cứu sử dụng hợp lý
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè nguyên liệu an toàn theo thực
hành nông nghiệp tốt GAP tại Lâm Đồng)


10
2.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí ng hiệm
*Thí nghiệm 1: Hiệu lực của thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học.
*Thí nghiệm 2: Hiệu lực của thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học.
*Thí nghiệm 3: Hiệu lực của thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học.
2.3.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu nội dung 4 (Nghiên cứu kỹ thuật tưới
nước và cơ giới hóa thu hoạch búp chè để hoàn thiện kỹ thuật sản xuất chè
búp tươi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) phù hợp với điều
kiện tỉnh Lâm Đồng).
2.3.4.1. Nghiên cứu áp dụng biện pháp tưới nước cho chè kinh doanh
tại Lâm Đồng.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí nghiệm.
- Thí nghiệm gồm 5 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nghiên
đầy đủ (RCBD), 3 lần lặp lại. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 200 m2,
khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 2 hàng chè (3m). Thí nghiệm thực

hiện trên giống chè Kim Tuyên sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của
Israel, 20 cm ống có 1 lỗ nhỏ giọt với lượng nước 2,5 lít/giờ.
2.3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thu hái chè búp tươi
bằng máy đến năng suất và chất lượng chè búp tươi.
* Ảnh hưởng của biện pháp thu hái chè bằng máy đến năng suất và chất
lượng chè búp tươi.
2.3.5.1. Phương pháp xây dựng mô hình
- Địa điểm thực hiện: 01 mô hình tại Thị Trấn Lộc Thắng – Huyện Bảo
Lâm – Tỉnh Lâm Đồng.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu


11
Số liệu được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0 và Excel.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
Từ kết quả điều tra thực trạng tình hình sản xuất chè tại tỉnh Lâm
Đồng, chúng tôi rút ra một số nhận xét chủ yếu sau:
- Về điều kiện khí hậu thời tiết: Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng khá
thích hợp cho cây chè phát triển. Tuy nhiên trong các yếu tố khí hậu thì
lượng mưa trong mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) là hạn chế
lớn, vì vậy trong thực tế hiện nay tưới nước trong mùa khô cho chè để duy
trì sự sống, cho thu năng suất là một vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết.
- Về giống chè: Hiện nay, ở Lâm Đồng có hai giống được trồng
phổ biến là giống TB14 với diện tích chiếm 56,40% và giống chè Kim
Tuyên chiếm 25,13%. Trong đó, giống chè TB14 là giống địa phương
(được chọn lọc từ tập đoàn giống ở Bảo Lộc – Lâm Đồng) thích hợp cho
chế biến chè đen, chè xanh truyền thống; giống chè Kim Tuyên là giống
nhập nội từ Đài Loan, thích hợp cho chế biến chè xanh chất lượng cao và

chè ôlong.
- Về phân bón cho chè: Sử dụng phân chuồng chiếm tỷ lệ thấp,
đặc biệt là đối với chè Việt Nam (15,88%) và các hộ sử dụng phân chuồng
phần lớn là chưa qua xử lý (53,68%), điều này dẫn đến mối nguy mất an
toàn đối với sản phẩm và ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân tỷ lệ số hộ sử
dụng phân chuồng thấp chủ yếu là do hiện nay nguồn cung khan hiếm,
cùng với chi phí vận chuyển, công bón cao; Phân hữu cơ sinh học được
người dân quan tâm sử dụng tương đối cao 48,48% trên giống chè TB14
và 41,18% trên giống Kim Tuyên; phân bón vô cơ được sử dụng phổ biến
trên chè và liều lượng sử dụng tăng cao so với qui trình hiện hành, đặc biệt


12
là phân đạm (N). Điều này dẫn đến hệ lụy tiềm ẩn mối nguy để lại độc tố
nitrat trong sản phẩm và làm ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Về bảo vệ thực vật kết quả điều tra cho thấy: Đa số người trồng
chè sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại (89,8%). Tình
hình sử dụng thuốc hóa học cho chè ở Lâm Đồng còn bộc lộ nhiều hạn
chế, hạn chế lớn nhất là một số người dân vẫn sử dụng thuốc ngoài danh
mục thuốc được phép sử dụng trên chè, chiếm bình quân 3,45% tổng số hộ
điều tra, riêng huyện Bảo Lâm, vùng chè lớn chiếm tới 6,3% số hộ sử
dụng thuốc ngoài danh mục cho phép sử dụng. Những thuốc ngoài danh
mục được phép sử dụng ở Việt Nam là loại thuốc rất độc, tiềm ẩn nguy cơ
cao gây mất an toàn cho sản phẩm và tổn hại đến đến môi trường đất,
nước của vùng chè. Bên cạnh đó, các hộ phun thuốc hóa học định kỳ
(không điều tra, phát hiện diễn biến sâu hại ở đồng ruộng) còn chiếm tỷ lệ
lớn (68,4%), thậm chí có vùng lên tới 73,3% (huyện Bảo Lâm); Đối với
thuốc có nguồn gốc sinh học, rất an toàn cho sản phẩm và môi trường thì
vùng chè Lâm Đồng sử dụng còn ít, bình quân có 7,7% hộ sử dụng, nhiều
vùng chưa sử dụng như huyện Di Linh và Đà Lạt; Đối với sâu hại chè,

vùng chè Lâm Đồng xác định bọ xít muỗi là đối tượng gây hại nặng nhất,
các đối tượng như rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ hại chè ở cấp độ thấp hơn. Kết
quả này khác biệt với vùng chè phía Bắc, hai đối tượng rầy xanh và bọ
cánh tơ (bọ trĩ) gây hại nặng nhất sau mới đến nhện đỏ và bọ xít muỗi; Đối
với bệnh hại chè, bệnh thối búp hại chè xảy ra khá phổ biến và hại nặng
nhất trên vùng chè tỉnh Lâm Đồng.
- Về các biện pháp kỹ thuật tưới nước, thu hái: Trên giống chè
Kim Tuyên diện tích chè được tưới khá phổ biến bằng biện pháp tưới phun
mưa, tuy nhiên, phương pháp tưới này hiện nay, theo đánh giá của các


13
chuyên gia là không tiết kiệm nước. Trên giống chè TB14 có tỷ lệ số hộ
tưới nước rất thấp, nguyên do là áp dụng tưới cho giống chè này hiệu quả
kinh tế thấp hơn nhiều so với tưới trên giống chè Kim Tuyên; Đối với
phương pháp thu hái chè: Tồn tại lớn nhất là tỷ lệ các hộ dùng liềm để hái
chè còn chiếm khá phổ biến, với cách hái thủ công này dẫn đến công dùng
cho hái chè cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sinh trưởng, phát triển
của cây. Trên giống chè TB14, cũng đã có một số hộ áp dụng hái chè bằng
máy, song tỷ lệ vẫn còn rất thấp, do người dân chưa thực sự hiểu hết lợi
ích của việc thu hái chè bằng máy.
- Về kết quả phân tích: Đối với các mẫu đất và nước, tuy kết quả
phân tích các mẫu chưa có mẫu nào có hàm lượng độc tố vượt quá ngưỡng
cho phép theo các tiêu chuẩn hiện hành, song số lượng mẫu có dư lượng
các độc tố khá phổ biến; Đối với búp chè tươi có 1/12 mẫu phân tích có dư
lượng nitrat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vượt ngưỡng cho phép, đây là
một mối nguy lớn để lại dư lượng trên sản phẩm sau này.
Bảng 3.24 Dư lượng nitrat, thuốc bảo vệ thực vật trong búp chè tươi
Địa điểm
điều tra


Số mẫu

Số mẫu không có

Số mẫu có dư

Số mẫu có dư

dư lượng

lượng ở mức an

lượng vượt

toàn

ngưỡng cho phép

phân
tích

NO3-

BVTV

NO3-

BVTV


NO3-

BVTV

Di Linh

3

0

0

3

3

0

0

Bảo Lâm

3

0

0

3


2

0

1

Bảo Lộc

3

0

0

2

3

1

0

Đà Lạt

3

0

0


3

3

0

0


14
- Số mô hình sản xuất chè đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn
thực hành nông nghiệp tốt còn ít, đặc biệt là mô hình được chứng nhận
VietGAP.
3.2. Nghiên cứu sử dụng phân bón hợp lý trong sản xuất chè nguyên
liệu an toàn theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại Lâm Đồng.
3.2.1. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ sinh học trên chè tại Lâm
Đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ sinh học
bón cho cây chè đã có ảnh hưởng tích cực đến hoá tính của đất trồng chè,
làm tăng năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu sâu hại và tăng
hiệu quả kinh tế sản xuất chè. Trong các phân nghiên cứu, xác định phân
hữu cơ sinh học NASAMIX (NAS), phân hữu cơ sinh học RealStrong
(RAS) là 2 loại phân bón cho chè hiệu quả tốt nhất: bón phân hữu cơ sinh
học RAS, năng suất chè TB14 đạt 17,58 tấn/ha, tăng 15,13% so với đối
chứng, chè Kim Tuyên đạt 18,30 tấn/ha, tăng 14,14% so với đối chứng;
bón phân hữu cơ sinh học NAS năng suất chè TB14 đạt 18,01tấn/ha, tăng
17,94% so với đối chứng, chè Kim Tuyên đạt 18,57 tấn/ha, tăng 15,80%
so với đối chứng; khi bón 2 loại phân này cũng làm tăng tỷ lệ chè loại A,
B cao nhất; Phân hữu cơ sinh học RAS, đối với chè TB14 lãi thuần là
71,130 triệu/ha, cao hơn đối chứng 9,335 triệu/ha, đối với chè Kim Tuyên

lãi thuần là 269,20 triệu/ha, cao hơn đối chứng 32,48 triệu/ha. Phân hữu cơ
sinh học NAS, đối với chè TB14 lãi thuần là 74,785 triệu/ha, cao hơn đối
chứng 12,990 triệu/ha, đối với chè Kim Tuyên lãi thuần là 275,68 triệu/ha,
cao hơn đối chứng 38,96 triệu/ha.
Kết quả nghiên cứu cũng xác định, khi sử dụng các loại phân hữu
cơ sinh học trong thí nghiệm dư lượng nitrat và kim loại nặng trong sản


15
phẩm đều trong giới hạn cho phép, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học
đến năng suất chè búp tươi tại Lâm Đồng (Năng suất trung bình 3 năm
2014 – 2016)
Chè TB14
Chè Kim Tuyên
Công thức thí
nghiệm

CT1 (Đ/C)
CT2: TRN1
CT3: BIO
CT4: RAS
CT5: NAS
LSD0,05
CV (%)

Năng suất
chè búp tươi
(tấn/ha/năm)


So với đ/c

15,27a
16,15b
16,59b
17,58c
18,01c
0,80
6,3

5,76
8,64
15,13
17,94

(%)

Năng suất chè
búp tươi
(tấn/ha/năm)

So với đ/c
(%)

16,03a
16,57ab
17,08b
18,30c
18,57c

0,90
6,8

3,33
6,55
14,14
15,80

Ghi chú: Các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự
sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Cùng chữ trong cùng một
cột biểu thị sự khác nhau không có ý nghĩa
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến dư lượng kim loại
nặng và dư lượng NO3- trên chè
Đơn vị: mg/kg
Chè TB14
Chè Kim Tuyên
Công thức
As
Hg
Cd
Pb NO3- As Hg Cd
Pb
thí nghiệm NO3CT1 (Đ/C)
900
0,06 850
0,09
CT2: TRN1
917
0,09 883
0,1

CT3: BIO
916
- <0,045 0,09 900
- <0,04 0,1
5
CT4: RAS
919
0,09 905
0,1
CT5: NAS
915
0,08 906
0,11
QCVN
2500* 1,0
0,05 1,0
2,0 2500* 1,0 0,05 1,0
2,0


16

Hình 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số
loại sâu bệnh hại chính trên chè tại Lâm Đồng
3.2.2. Kết quả nghiên cứu liều lượng phân hữu cơ sinh học RAS trên
chè tại Lâm Đồng
3.2.3. Kết quả nghiên cứu liều lượng phân hữu cơ sinh học NAS trên
chè tại Lâm Đồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thử nghiệm các liều lượng bón phân
hữu cơ sinh học RAS, NAS trên 2 giống chè TB14 và Kim Tuyên, lượng

phân bón mang lại hiệu quả tốt nhất trên cả chè TB14 và Kim Tuyên là
công thức 5 (70% nền + 4000kg phân HCVS/ha/năm). Với công thức bón
này đã có ảnh hưởng tích cực đến hoá tính của đất trồng chè, làm tăng
năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu sâu hại và tăng hiệu quả
kinh tế sản xuất chè. Khi bón với công thức này, phân hữu cơ sinh học
RAS, năng suất chè TB14 đạt 18,29 tấn/ha, tăng 19,35% so với đối chứng,
chè Kim Tuyên đạt 18,59 tấn/ha, tăng 15,39% so với đối chứng; phân hữu


17
cơ sinh học NAS năng suất chè TB14 đạt 18,50 tấn/ha, tăng 20,96% so với
đối chứng, chè Kim Tuyên đạt 18,78 tấn/ha, tăng 16,43% so với đối
chứng; khi bón 2 loại phân này cũng làm tăng tỷ lệ chè loại A, B cao nhất;
Phân hữu cơ sinh học RAS, đối với chè TB14 lãi thuần là 74,165 triệu/ha,
cao hơn đối chứng 11,86 triệu/ha, đối với chè Kim Tuyên lãi thuần là
268,16 triệu/ha, cao hơn đối chứng 31,52 triệu/ha. Phân hữu cơ sinh học
NAS, đối với chè TB14 lãi thuần là 75,95 triệu/ha, cao hơn đối chứng
13,985 triệu/ha, đối với chè Kim Tuyên lãi thuần là 272,72 triệu/ha, cao
hơn đối chứng 36,60 triệu/ha. Kết quả nghiên cứu cũng xác định, khi sử
dụng các loại phân hữu cơ sinh học trong thí nghiệm hầu như không để lại
dư lượng Nitrat và kim loại nặng trong sản phẩm, sản phẩm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến năng
suất chè búp tươi tại Lâm Đồng (Năng suất trung bình 3 năm 2014 –
2016)
Chè TB14
Chè Kim Tuyên
Công thức thí
nghiệm
Năng suất

So với đ/c
Năng suất chè So với đ/c
(Phân HCSHchè búp tươi
(%)
búp tươi
(%)
RAS)
(tấn/ha/năm)
(tấn/ha/năm)
CT1 (Đ/C)
15,33a
16,11a
CT2

16,40b

7,00

16,63a

3,27

CT3

17,43c

13,7

17,93b


11,34

CT4

c

17,58

14,69

18,00

b

11,78

CT5

18,29d

19,35

18,59c

15,39

LSD0,05

0,68


0,56

CV (%)

9,3

6,6


18
Bảng 3.45. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến
năng suất chè búp tươi tại Lâm Đồng (Năng suất trung bình 3 năm 2014
– 2016)
Chè TB14
Chè Kim Tuyên
Công thức thí
nghiệm
Năng suất
So với đ/c
Năng suất chè So với đ/c
(Phân HCSHchè búp tươi
(%)
búp tươi
(%)
NAS)
(tấn/ha/năm)
(tấn/ha/năm)
CT1 (Đ/C)
15,29a
16,13a

CT2

16,43b

7,41

16,70a

3,53

CT3

17,50c

14,43

17,90b

10,97

CT4

17,64c

15,34

18,06b

11,97


CT5

d

20,96

c

16,43

18,50

18,78

LSD0,05

0,80

0,68

CV (%)

6,0

8,0

Ghi chú: Các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự
sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Cùng chữ trong cùng một
cột biểu thị sự khác nhau không có ý nghĩa.
3.3. Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý trong sản xuất

chè nguyên liệu an toàn theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại
Lâm Đồng.
Hiệu lực trừ bọ xít muỗi của các loại thuốc có nguồn gốc sinh học
cao nhất sau phun 14 ngày, thuốc Tungmectin 5.0EC (Emamectin
Benzoate 5%) có hiệu lực cao nhất, đạt 74,59% trên chè Kim Tuyên và
78,97% trên chè TB14.
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học đạt hiệu quả trừ bọ xít muỗi
cao nhất sau phun 14 ngày thuốc Oshin 100SL (Dinotefuran) hiệu lực cao
nhất, đạt 85,87% trên chè Kim Tuyên và 90,03% trên chè TB14.


19
Thuốc sinh học trừ bệnh thối búp hại chè sau 14 ngày có hiệu lực
cao nhất là Kasumin 2SL (Kasugamycin 2%w/w), đạt 67,19% trên chè
Kim Tuyên và 69,09% trên chè TB14.
Bảng 3.58. Dư lượng của thuốc trên búp chè sau khi phun 15 ngày
Kết quả phân tích

STT
1

Abamectin 3,6% (mg/kg)

Kim Tuyên
-

TB14
-

2


Abamectin 1,8% (mg/kg)

-

-

3

Emamectin Benzoate 5%(mg/kg)

-

-

4

Emamectin Benzoate 1,9%(mg/kg

-

-

5

Diafenthiuron (mg/kg)

-

-


6

Methylamine vermectin (mg/kg)

-

-

7

Dinotefural (mg/kg)

-

-

8

Clothianidin (mg/kg)

-

-

QCVN
0,005
0,005

9

Kasugamycin 2%w/w (mg/kg)
Ghi chú: -: Không phát hiện; QCVN: 01-132:2013/BNNPTNT
Các loại thuốc Tungmectin 5.0EC (Emamectin Benzoate 5%),
Oshin 100SL – (Dinotefuran), Kasumin 2SL (Kasugamycin 2%w/w), đều
có hiệu lực phòng trừ cao và an toàn cho sản phẩm, sau khi phun 15 ngày
không còn dư lượng trong sản phẩm. Có thể sử dụng các loại thuốc này
cho sản xuất chè an toàn.
3.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp tưới nước và thu hái chè bằng máy
cho chè kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng
3.4.1. Tưới nước


20
Qua nghiên cứu các công thức tưới cho thấy: công thức 3 tưới
1203/ha/lần, tưới nhỏ giọt, chu kỳ tưới 5 ngày cho kết quả tốt nhất. Theo
chu kỳ tưới 5 ngày/lần, độ ẩm vẫn đảm bảo cho cây chè sinh trưởng, phát
triển cho năng suất ổn định, lượng nước tưới ít hơn so với các công thức
cho năng suất tương đương, tiết kiệm được chi phí tưới nước và cho hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Bảng 3.59. Diễn biến ẩm độ đất khi tưới nước cho cây chè
Đơn vị:%
Độ ẩm đất vườn chè sau tưới
Độ ẩm đất
Công thức
trước tưới Ngay sau 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày
tưới
CT1 (ĐC): 150m3/ha/lần, phun
25,80
34,13
33,62 31,63 30,35 28,54

mưa
25,62
34,36
33,90 31,85 30,90 29,00
CT2: 135 m3/ha/lần, nhỏ giọt
CT3: 120 m3/ha/lần, nhỏ giọt

25,55

33,61

33,00 31,00 30,03

28,12

CT4: 105 m3/ha/lần, nhỏ giọt

25,60

32,63

32,00 30,37 28,60

26,00

CT5: 90 m3/ha/lần,nhỏ giọt

25,69

31,70


31,06 29,14 27,03

25,10


21
Hình 3.7. Diễn biến ẩm độ đất khi tưới nước cho cây chè
3.4.2. Hái chè bằng máy
Chất lượng nguyên liệu chè búp tươi là một yếu tố có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng chè thành phẩm. Sản phẩm chè ôlong là một mặt hàng
cao cấp, có giá bán trên thị trường rất cao, vì vậy yêu cầu đối với chè
nguyên liệu búp tươi khá khắt khe. Hái chè bằng tay theo đợt sinh trưởng,
hái toàn bộ búp có trên tán, hái 1 tôm 2-3 lá non, búp mù hái 2 lá non, chú
ý phần cọng hái sát lá phía dưới, hái khi trời ráo sương, mỗi gùi chỉ đựng
3-4 kg, không nén chè trong gùi [37]. Với những yêu cầu như vậy cho
nguyên liệu chè búp tươi, hiện nay tại Lâm Đồng chè Kim Tuyên toàn bộ
vẫn hái bằng tay. Vì vậy, trong đề tài giới hạn nghiên cứu về kỹ thuật hái
chè bằng máy chỉ thực hiện trên chè TB14.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hái chè bằng máy so với hái chè thủ
công, cây chè sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao hơn, một số sâu
bệnh hại chính như rầy ranh, bọ xít muỗi, bệnh thối búp gây hại thấp hơn
và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bảng 3.63. Hạch toán hiệu quả kinh tế của biện pháp thu hái khác nhau
Chi phí
Công thức

Doanh thu

Vật tư


Công lao
động

Đơn vị: (Tr/ha)
Lãi
So
thuần
sánh
(%)

Hái máy

145,350

40,500

25,200

79,650

18,17

Hái thủ
công

135,405

40,500


27,500

67,405

-

Ghi chú: Giá bán chè TB14 8.500đ/kg.


22
3.5. Xây dựng mô hình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt
tiêu chuẩn VietGAP
* Mô hình sản xuất chè VietGAP
Mô hình được xây dựng tại Thị trấn Lộc Thắng – Huyện Bảo Lâm
- Tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích 10 ha.
Mô hình được áp dụng lượng phân bón hóa học theo quy trình cho
cây chè tại Lâm Đồng (1251/QĐ-SNN-Lâm Đồng), bón phân hữu cơ sinh
học với lượng sử dụng 4.000kg/ha/năm; Về quản lý dịch hại, điều tra định
kỳ liên tục để phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại. Khi có phát hiện mật
độ cao thì khuyến khích sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học Tungmectin
5.0EC (Emamectin Benzoate 5%), và thuốc có nguồn gốc hóa học Oshin
100SL (Dinotefuran) để phòng trừ bọ xít muỗi. Để phòng trừ bệnh thối
búp chè thì sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học Kasumin 2SL
(Kasugamycin 2%w/w). Ngoài ra có phối kết hợp các loại thuốc hoá học
khác có trong danh mục thuốc được phép sử dụng và lưu ý đảm bảo đúng
thời gian cách ly; Trong mô hình áp dụng phương pháp hái triệt để, hái
bằng máy chu kỳ hái 45 - 55 ngày 1 lần; Ghi chép nhật ký nông hộ, cán bộ
kỹ thuật thường xuyên giám sát, hướng dẫn nông hộ theo dõi ghi chép
nhật ký công việc hàng ngày.
*Mô hình đối chứng:

Trong khu vực quy hoạch sản xuất chè VietGAP để lại 1 lô chè có
diện tích 1 ha, chăm sóc theo quy trình bình thường của người dân để làm
đối chứng.
Bảng 3.66. Sinh trưởng búp, năng suất và phẩm cấp nguyên liệu chè búp
tươi trong và ngoài mô hình


×