TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN TRUNG NHÂN
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 62.34.01.02
Cần Thơ - 2019
i
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ SỰ CẦN THIẾT ........................................................ 1
1.1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................... 1
1.1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................... 3
1.1.3 Tính mới của luận án ......................................................................... 5
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 6
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 6
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 6
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7
1.4.2.1 Phạm vi không gian ............................................................................... 7
1.4.2.2 Phạm vi thời gian ................................................................................... 7
1.4.2.3 Phạm vi nội dung ................................................................................... 7
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ................. 7
1.5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 7
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 8
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 8
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................. 10
2.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHUNG KIẾN TRÚC
CNTT .............................................................................................................. 10
2.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NLCT .................................. 27
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH NLCT ............................................................................................... 30
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CNTT ĐẾN YẾU TỐ CẤU
THÀNH NLCT CỦA DN .............................................................................. 43
2.5 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NHÂN TỐ CNTT TÁC ĐỘNG
CÁC YẾU TỐ NLCT CỦA DN .................................................................... 51
2.5.1 Về khung lý thuyết nền cho nghiên cứu: .......................................... 51
vii
2.5.2 Về khung lý thuyết đánh giá tác động CNTT đến các yếu tố cấu thành
NLCT của DN: ......................................................................................... 52
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................... 54
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................... 54
3.1.1 Cơ sở lý thuyết về CNTT, các nhân tố liên quan CNTT trong DN ... 54
3.1.1.1 Cơ sở lý thuyết về thông tin ................................................................. 54
3.1.1.2 Cơ sở lý thuyết về Công nghệ thông tin ............................................... 57
3.1.1.3 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố CNTT trong DN .................................. 58
3.1.2 Cơ sở lý thuyết về ứng dụng CNTT trong DN ................................. 61
3.1.3 Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và NLCT của DN .............................. 64
3.1.3.1 Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh .............................................................. 64
3.1.3.2 Về khả năng cạnh tranh ....................................................................... 66
3.1.3.3 Về lợi thế cạnh tranh ........................................................................... 68
3.1.3.4 Cơ sở lý thuyết về NLCT của DN......................................................... 70
3.1.4 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố cấu thành NLCT của DN ................... 78
3.1.4.1 Mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của M. Porter .................................. 79
3.1.4.2 Mô hình phân tích SWOT .................................................................... 80
3.1.4.3 Mô hình phân tích PESTEL ................................................................. 81
3.1.4.4 Lý thuyết về CNTT tác động đến NLCT của DN ................................. 85
3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 89
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 89
3.2.1.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................... 89
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp ...................................................................................... 90
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 93
3.2.2.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ .................................................................. 93
3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................... 97
3.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu định tính chính thức ................................. 100
3.2.2.4 Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................... 101
3.2.3 Quy trình nghiên cứu định lượng ................................................... 109
3.2.4 Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định ....................................... 112
viii
3.2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................... 117
3.2.6 Thang đo và các giả thuyết nghiên cứu .......................................... 120
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 126
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ............................................. 126
4.1.1 Những chính sách và quá trình ứng dụng CNTT ở Việt Nam ......... 126
4.1.2 Đánh giá về thực trạng DN tại TPCT ............................................. 131
4.1.2.1 Số lượng và quy mô DN ..................................................................... 131
4.1.2.2 Ngành nghề của DN ........................................................................... 135
4.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của DN tại TPCT .............................. 136
4.1.3 Các chỉ số đánh giá liên quan ứng dụng CNTT trong các DN tại TPCT .... 138
4.1.3.1. Đánh giá xếp hạng chỉ số EBI của TPCT ......................................... 139
4.1.3.2 Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index) ..... 140
4.1.3.3 Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT (VietNam ICT
Index) ............................................................................................................. 142
4.1.3.4 Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII- Global Innovation Index) ... 145
4.1.4 Đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong DN tại TPCT ...... 147
Cũng theo Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, mục đích sử dụng Internet
của các DN như sau: ............................................................................... 149
4.1.5 Tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các DN được khảo sát ..... 151
4.1.6 Nhận xét ........................................................................................ 156
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ....................................... 160
4.2.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ............................................. 160
4.2.1.1 Thống kê mô tả quan sát nghiên cứu ................................................. 160
4.2.1.2 Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha ....................... 161
4.2.1.3 Kiểm định mối quan hệ các biến số trong mô hình bằng phân tích
nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 165
4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức..................................... 167
4.2.2.1 Thống kê mô tả quan sát nghiên cứu ................................................. 167
4.2.2.2 Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha ............................. 168
4.2.2.3 Kiểm định mối quan hệ các biến số trong mô hình bằng phân tích
nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 172
ix
4.2.2.4 Kiểm định SEM về sự tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành
NLCT của DN ......................................................................................... 177
4.2.2.5 Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap ................................. 180
4.2.2.6 Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ............................................... 180
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................. 184
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 184
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................... 186
5.2.1 Nâng cao năng lực định hướng thị trường ...................................... 186
5.2.2 Nâng cao năng lực huy động vốn ................................................... 187
5.2.3 Nâng cao năng lực marketing ........................................................ 187
5.2.4 Nâng cao năng lực tổ chức quản lý ................................................ 188
5.2.5 Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ ......................................... 189
5.2.6 Nâng cao năng lực huy động nguồn lực ......................................... 189
5.2.7 Nâng cao năng lực Quan hệ xã hội ................................................. 190
5.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC ...................... 190
5.4 HẠN CHẾ VÀ CÁC HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 191
5.4.1 Hạn chế của luận án ....................................................................... 191
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 192
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ..... 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 195
x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
2.1
2.2
2.3
Tên bảng
Khung kiến trúc cơ bản của Zachman
Tóm tắt một số lý thuyết về Khung kiến trúc hoặc Mô hình CNTT
trong DN
Tổng hợp các nhân tố liên quan trong khung kiến trúc, mô hình
CNTT trong DN
Trang
10
23
26
2.4
Các công trình nghiên cứu về NLCT trong nước
29
2.5
Các nghiên cứu về các yếu tố cấu thành NLCT của DN
42
2.6
Tổng hợp các yếu tố NLCT chịu tác động của CNTT
51
2.7
Tổng hợp kế thừa các nghiên cứu tổng quan
53
3.1
Bảng phân phối cỡ cấu mẫu theo nhóm ngành
92
3.2
Tóm tắt các giả thuyết về cạnh tranh
118
3.3
Tóm tắt các nhân tố CNTT
118
3.4
Mã hóa các biến quan sát tác động đến các yếu tố cấu NLCT của
DN
123
3.5
Mã hóa các biến CNTT
124
4.1
Số lượng DN vốn và lao động của DN TPCT
132
4.2
Số DN theo quy mô lao động phân theo ngành kinh tế năm 2018
133
4.3
Số DN theo quy mô vốn và loại hình DN năm 2018
134
4.4
Kết quả hoạt động của các DN qua các năm 2014 - 2018
136
4.5
Thu nhập bình quân/tháng người lao động từ 2014 - 2018
137
4.6
Các chỉ số đánh giá việc ứng dụng CNTT trong các DN tại thành
phố Cần Thơ
140
4.7
Tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng máy tính phân theo ngành
148
4.8
Tỷ lệ lao động ít sử dụng máy tính phân theo ngành
148
4.9
Tổng số DN có kết nối Internet 2013 - 2016
149
4.10 Mục đích sử dụng Internet
150
4.11 Mục đích sử dụng Website của DN
151
4.12 Thông tin sử dụng phần cứng
152
4.13 Tình hình sử dụng mạng nội bộ (LAN) của các DN khảo sát
152
xi
4.14 Tình hình sử dụng phần mềm ứng dụng trong DN qua khảo sát
153
4.15 Kết quả khảo sát tình hình sử dụng Internet trong DN
154
4.16 Mức độ sử dụng email của lãnh đạo và nhân viên trong DN
154
4.17 Tình hình ứng dụng website (trang thông tin) trong DN
155
4.18 Kết quả phân tích thống kê mô tả
159
4.19 Kết quả thống kê mô tả mẫu sơ bộ theo quy mô doanh nghiệp
161
4.20 Kết quả thống kê mô tả mẫu sơ bộ theo lĩnh vực hoạt động
161
4.21 Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo
162
4.22 Kết quả phân tích EFA
165
4.23 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc
167
4.24 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo quy mô doanh nghiệp
167
4.25 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo lĩnh vực hoạt động
168
4.26 Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo
169
4.27 Kết quả phân tích EFA biến độc lập
172
4.28 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc
174
4.29 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt (CFA)
176
4.30 Kết quả phân tích giá trị phân biệt (SEM) liên quan nhân tố CNTT
179
4.31 Kết quả phân tích bootstrap
180
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
2.1
Khung lập kế hoạch kiến trúc DN của Spewak
13
2.2
Cấu trúc của Phương pháp phát triển kiến trúc TOGAF
15
2.3
Khung kiến trúc CPĐT tổng thể cấp quốc gia Việt Nam v1.0
19
2.4
Khung kiến trúc khái quát CPĐT Việt Nam – Phiên bản 2.0
22
2.5
Ảnh hưởng của CNTT đối với khách sạn cao cấp tại Hàn Quốc
44
2.6
Mô hình Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược sử dụng
46
2.7
Năng lực CNTT trong DN nhỏ và vừa tại Italy
47
3.1
Sơ đồ của hệ thống truyền thông tổng quát của Claude E. Shannon
55
3.2
Mô hình LTCT trong DN
69
3.3
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter
80
3.4
Mô hình phân tích SWOT
81
3.5
Mô hình phân tích PESTEL
81
3.6
Mô hình PESTEL phân tích môi trường bên ngoài của DN
84
3.7
Mối quan hệ giữa nguồn lực và hiệu quả DN theo lý thuyết RBV
86
3.8
Mô hình phát triển năng lực động của DN
88
3.9
Quy trình nghiên cứu
111
3.10 Mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến
117
3.11 Mô hình nghiên cứu chính thức
119
4.1
Các cuộc cách mạng công nghiệp và tầm nhìn tương lai
130
4.2
Chỉ số PCI Cần Thơ qua các năm
141
4.3
Chỉ số thành phần PCI qua các năm
142
4.4
Kết quả phân tích hệ số khẳng định CFA
175
4.5
Kết quả kiểm định SEM
178
xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Australia Government
AGA
AI
Architecture
Artificial Intelligence
Confirmatory Factor
CFA
CIEM
Kiến trúc Chính phủ Úc
Trí tuệ nhân tạo
Phân tích yếu tố xác định
Analysis
Central Institute for
Viện nghiên cứu quản lý kinh
Economic Management
tế Trung ương
Lãnh đạo về thông tin
CIO
Chief Information Officer
EA
Enterprise Architechter
Kiến trúc DN
EFA
Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
European Interroperability
EIF
EBI
FEAF
Framework
IoT
PCI
RBV
Chỉ số Thương mại điện tử
Federel Enterprise
Khung kiến trúc DN Liên
Architechter Framework
bang
Automation
Internet vạn vật
Provincial Competitiveness
Chỉ số năng lực cạnh tranh
Index
cấp tỉnh
Resource Based View
Khái niệm về nguồn lực
for eGovernment
Applications
Structural Equation
SEM
SME
Hiệp hội tự động hóa quốc tế
Internet of Thing
Standards and Architectures
SAGA
Khung tham chiếu châu Âu
E- Business Index
International Society of
ISA
(CNTT)
Modeling
Small and Medium
xiv
Khung kiến trúc tiêu chuẩn
cho ứng dụng CPĐT
Mô hình cấu trúc tuyến tính
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Enterprises
NIST
National Institute of
Viện nghiên cứu quốc gia về
Standards and Technology
tiêu chuẩn và công nghệ
The Open Group
TOGAF
Architectural Framework
Thành phố Cần Thơ
TPCT
VCCI
VNPT
WEF
Khung kiến trúc nhóm mở
Vietnam Chamber of
Phòng Thương mại và Công
Commerce and Industry
nghiệp Việt Nam
Vietnam Posts and
Tập đoàn Bưu chính Viễn
Telecommunications Group
thông Việt Nam
World Economic Forum
Diễn đàn kinh tế thế giới
Cách mạng công nghiệp lần
CMCN 4.0
thứ tư
CNTT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu long
xv
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ SỰ CẦN THIẾT
1.1.1 Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, nhất là trong
thời đại kinh tế tri thức như hiện nay, để nâng cao NLCT buộc các DN phải
nắm chắc nhu cầu thị trường, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao
hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn. Muốn vậy các DN phải áp dụng
những thành tựu khoa học công nghệ vào công tác nghiên cứu thị trường, quản
lý các nguồn lực đầu vào, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý
nguồn nhân lực, quản lý tài chính và quản lý các sản phẩm đầu ra. Bên cạnh
đó, DN cần thường xuyên cập nhật thông tin, thích ứng với sự thay đổi chính
sách của Nhà nước, với môi trường bên ngoài nơi DN hoạt động,...Tất cả
những công việc này nếu được sự hỗ trợ của CNTT thì DN sẽ triển khai một
cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn, nó sẽ góp phần để DN nâng cao
NLCT của mình, đặc biệt là trong thời đại CMCN 4.0.
Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã có bước phát triển vượt bậc,
nó đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong tất cả các
hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp (DN). Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT
đối với DN, đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của DN, các DN
Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc đầu tư, ứng dụng CNTT
vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Có nhiều mô hình ứng
dụng CNTT khác nhau trong DN, mỗi mô hình có cách tiếp cận khác nhau
nhưng đều có chung mục đích là giúp DN xác định được lộ trình đầu tư, ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
DN: hoạt động tác nghiệp, ra quyết định quản lý, quản lý khách hàng, quãng
bá sản phẩm của DN, mua bán, cung cấp sản phẩm - dịch vụ trực tuyến, xây
dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh, …Mục tiêu cuối cùng của
quá trình này là nhằm nâng cao NLCT của DN trên thị trường.
1
Trên địa bàn TPCT, qua số liệu khảo sát của Sở TTTT TPCT và VCCI
Chi nhánh Cần Thơ (2017) thì có trên 90% DN đã có ứng dụng CNTT vào
trong công tác quản lý điều hành DN, có 100% DN có kết nối Internet, số DN
tham gia TMĐT và kinh doanh trực tuyến ngày càng tăng; các cơ quan Nhà
nước và một số DN lớn đầu tư và triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT khá
tốt như: Hệ thống phần mềm “Một cửa điện tử” đến cấp xã, hệ thống kê khai
thuế trực tuyến và hải quan điện tử, hệ thống eBanking, hệ thống đặt phòng
qua mạng, hệ thống siêu thị, cửa hàng online (giao hàng tận nơi), gọi xe qua
app, … đang ngày càng phát triển và đặc biệt phát triển nhanh vào những dịp
lễ, Tết và đặc biệt hữu ích trong các giao dịch giữa các đối tác có khoảng cách
địa lý xa, các điều kiện hạn chế tiếp xúc gần (dịch bệnh, chiến tranh,…). Bên
cạnh những DN lớn và có điều kiện tài chính, đa phần các DN nhỏ và vừa đầu
tư, ứng dụng CNTT vẫn còn ở mức cơ bản, chủ yếu là đầu tư thiết bị máy tính,
mạng nội bộ (LAN), các thiết bị có kết nối internet và triển khai một số phần
mềm chuyên dụng riêng lẻ như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân
sự, phần mềm quản lý bán hàng,…chủ yếu thay thế các công việc thủ công,
chưa triển khai các giải pháp tổng thể nhằm phục vụ công việc quản lý hàng
ngày của DN; các ứng dụng này thiếu tính đồng bộ, chưa áp dụng trên quy mô
lớn, chưa mang tầm chiến lược và hiệu quả mang lại còn hạn chế.
Các DN ở Cần Thơ thường gặp phải những khó khăn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình so với địa phương khác, đó là: điều kiện nền đất
yếu, thấp không thuận lợi cho những công trình cao tầng, suất đầu tư hạ tầng
thường cao hơn vùng khác; là thành phố trực thuộc Trung ương nên giá thuê
đất thường cao hơn khu vực khác; trình độ chuyên môn và năng suất lao động
được đánh giá chưa cao, đặc biệt là trong những ngành nghề, lĩnh vực công
nghệ cao.
Hiện nay, mặc dù được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt, nhưng
mức độ đầu tư và sự phát triển CNTT so sánh với các nước phát triển thì Việt
Nam vẫn còn ở giai đoạn thấp, ứng dụng còn riêng lẻ, thiếu tính hệ thống và
chưa được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, những khó khăn, rào cản mà DN
phải đối mặt khi đầu tư CNTT ở Cần Thơ có thể được tổng hợp thành 04
2
nhóm chính: (1) nhận thức của lãnh đạo và cán bộ DN về CNTT; (2) nguồn
lực phục vụ triển khai các hoạt động CNTT bao gồm cả nguồn lực tài chính và
năng lực đội ngũ cán bộ tham gia triển khai và sử dụng các giải pháp CNTT;
(3) thị trường các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ CNTT chưa phù hợp với nhu
cầu ứng dụng của DN và (4) trình độ dân trí và kỹ năng sử dụng CNTT trong
DN, dân cư còn hạn chế. Đó là những rào cản tác động làm hạn chế hoạt động
của các DN trên địa bàn cần được cải thiện trong tương lại để nâng cao NLCT
của DN trong quá trình hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.
1.1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu
Đại hội XII của Đảng xác định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy
luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”. Trong nền kinh tế thị
trường thì NLCT là một hiện tượng phổ biến và có vai trò quan trọng trong
việc thể hiện vị trí, năng lực (sức mạnh), vai trò của quốc gia, ngành, địa
phương, DN hay một sản phẩm trong chiến lược phát triển của mình.
Trong nền kinh tế tri thức và CMCN 4.0 hiện nay thì việc đầu tư, ứng
dụng CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong DN nói
riêng nhằm góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc và
NLCT của DN. Đó là yêu cầu cấp thiết và có tính sống còn của mỗi tổ chức,
DN.
Ở nước ta hiện nay, việc đầu tư, ứng dụng CNTT vào hoạt động sản
xuất kinh doanh đang được các DN quan tâm ngày càng nhiều. Điều này lại
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi mà sự phát triển và cạnh tranh
giữa các DN ngày càng lớn, DN nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều
thành tựu CNTT đã được ứng dụng vào hệ thống quản lý của cơ quan Nhà
nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên thị trường…Nếu DN
3
không đầu tư ứng dụng CNTT thì sẽ bị đào thải và không tiếp cận được những
lợi ích mới mà CNTT đem đến.
TPCT nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ của
đồng bằng sông Cửu Long, trãi dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng
diện tích tự nhiên là 1.438,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng ĐBSCL.
Theo số liệu thống kê (2018), dân số TPCT là 1.235.900 người. Lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên là 711.430 người, trong đó khu vực thành thị có
473.760 người và khu vực nông thôn là 237.670 người; tỷ lệ lao động qua đào
tạo chiếm 24,80%, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi là 3,76%. TPCT có 5 quận
(Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền,
Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị
trấn (44 phường, 5 thị trấn và 36 xã). TPCT là đơn vị hành chính Việt
Nam đông thứ 24 về số dân, GRDP xếp thứ 12 (83.216 tỷ đồng), GRDP bình
quân đầu người đứng thứ 11 (67,780 triệu đồng/người), đứng thứ 40 về tốc độ
tăng trưởng GRDP (7,73%/năm).
Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng
và phát triển TPCT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định:
“phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố
đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là
thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công
nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo
và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về
giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị
trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và
của cả nước.
Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 889/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực
thuộc trung ương, đồng thời giao nhiệm vụ TPCT phải trở thành một cực phát
triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng
ĐBSCL. Để thực hiện được điều này, TPCT cần phải tăng cường đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế, xây dựng các thiết chế văn
4
hóa – xã hội mới, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh và trật
tự an toàn xã hội. Tất cả những công việc này tạo ra một áp lực lớn cho TPCT,
đòi hỏi người quản lý phải có những tư duy mới, hành động quyết liệt và phải
có được trợ giúp của các công cụ quản lý hiện đại. Đẩy mạnh việc ứng dụng
CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước và các DN cũng là một giải pháp
quan trọng để giúp cho quá trình đó thuận lợi hơn và có điệu kiện phát triển
nhanh hơn.
Trong các năm qua, TPCT đã tăng cường đầu tư, ứng dụng CNTT trong
các cơ quan Nhà nước và bước đầu đã hình thành được nền tảng cho chính
quyền điện tử; các DN trên địa bàn thành phố đã đầu tư, ứng dụng CNTT vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, tạo điều kiện nâng cao NLCT
cho DN trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
1.1.3 Tính mới của luận án
Qua thực tiễn công tác và qua lược khảo tài liệu liên quan đề tài nghiên
cứu, tác giả cũng thấy rằng hiện nay đa phần các tài liệu trong nước nghiên
cứu liên quan NLCT của DN đều xem xét yếu tố định tính là chính, các nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu về các yếu tố cấu thành NLCT của
DN và đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của DN trong một ngành hay địa
phương; việc xác định các yếu tố cấu thành NLCT của DN ở các nghiên cứu
cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào đặc điểm của ngành hay địa phương nghiên
cứu, các nghiên cứu đều đưa ra được các yếu tố (thị trường, vốn, marketing,
nguồn nhân lực, KHCN,…), trong đó có yếu tố CNTT thường được lồng ghép
vào yếu tố KHCN.
Qua lược khảo các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, danh
mục đề tài, luận án ở các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kinh tế thì
phần lớn các nghiên cứu có liên quan nội dung đề tài đều ở nước ngoài. Chưa
có đề tài khoa học cấp quốc gia ở Việt Nam nghiên cứu sâu về các nhân tố
thuộc về CNTT có tác động đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN, cũng
như mức độ tác động của nhân tố CNTT chung đến các yếu tố cấu thành
NLCT của DN một cách có hệ thống. Chính vì vậy, đề tài này được xem là
nghiên cứu khám phá, mong muốn bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết, triển
5
khai mô hình thực nghiệm về nhân tố CNTT tác động đến các yếu tố cấu thành
NLCT của các DN tại TPCT.
Các nghiên cứu tiền nhiệm đều xem nhân tố CNTT như là một thành
phần cấu thành NLCT (thuộc KHCN). Nghiên cứu này tách riêng nhân tố
CNTT đánh giá tác động đến các yếu tố còn lại trong NLCT của các DN tại
TPCT.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên
cứu tác động của Công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành Năng lực
cạnh tranh của các Doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ” làm nội dung
nghiên cứu của luận án.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của Công nghệ thông tin đến
các yếu tố cấu thành Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Cần Thơ, qua đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao Năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT của các DN tại TPCT, các yếu tố
cấu thành NLCT của DN trên địa bàn TPCT.
Phân tích tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của các
DN tại TPCT.
Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao tác động CNTT đến NLCT
của các DN tại TPCT.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong luận án này, các câu hỏi nghiên cứu cần tập trung giải quyết là:
Câu hỏi 1: Thực trạng ứng dụng CNTT và các yếu tố cấu thành NLCT
của các DN trên địa bàn TPCT như thế nào?
Câu hỏi 2: Tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của
các DN tại TPCT hiện nay?
Câu hỏi 3: Để nâng cao NLCT của DN tại TPCT cần tác động của
CNTT như thế nào?
6
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của CNTT đến các yếu tố
cấu thành NLCT của các DN tại TPCT hiện nay.
Đối tượng khảo sát của luận án là Ban Giám đốc, Kế toán trưởng và các
nhà quản lý (cấp phòng) DN trên địa bàn TPCT trong việc ứng dụng CNTT
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi không gian
Nghiên cứu này lấy đối tượng là các DN trên phạm vi địa bàn TPCT,
tập trung vào 05 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt,
đây là nơi có số lượng DN tập trung đông nhất TPCT (trên 90%).
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu
thập trong giai đoạn 2013 - 2017. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập chủ
yếu trong năm 2017 và bổ sung trong năm 2018, 2019.
1.4.2.3 Phạm vi nội dung
Luận án nghiên cứu được thực hiện đối với các DN thuộc các thành
phần kinh tế đang hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu tại TPCT; đồng thời
nghiên cứu sự tác động của CNTT đến các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cấu
thành NLCT của các DN này.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án được thực hiện với những ý nghĩa khoa học như sau:
- Luận án tiến hành lược khảo tài liệu, kế thừa có chọn lọc và hệ thống
hóa các nghiên cứu tiền nhiệm liên quan Khung kiến trúc CNTT trong DN,
vấn đề Cạnh tranh, LTCT và NLCT trong DN; qua đó đề xuất các mô hình,
qui trình nghiên cứu, các giả thuyết, thang đo liên quan đến việc đánh giá tác
động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN tại TPCT.
7
- Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp (định tính và
định lượng), luận án sẽ xác định được mức độ tác động của CNTT đến từng
yếu tố cấu thành NLCT của các DN.
- Từ kết quả nghiên cứu của Luận án, tác giả sẽ đưa ra các kiểm định
các giả thuyết, kết luận thực nghiệm và đề xuất các hàm ý quản trị phù hợp với
thực tiễn đầu tư, ứng dụng CNTT trong DN tại TPCT hiện nay; qua đó đề xuất
các hàm ý chính sách để các cơ quan Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện
thúc đẩy đầu tư, ứng dụng CNTT trong DN thời gian sắp tới.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu này xuất phát từ chủ trương chung của Nhà nước và nhu
cầu thực tiễn của cuộc sống; là nghiên cứu khám phá nhằm bổ sung thêm vào
cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm về CNTT tác động đến các yếu tố cấu
thành NLCT của DN.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ đưa ra các kết luận về các giả
thuyết và hàm ý quản trị giúp nhà quản lý các DN trên địa bàn thành phố có
thêm thông tin hữu ích trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao NLCT của DN.
- Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước và các đơn vị tham mưu
hoạch định chính sách là cơ sở để xác định các cơ chế chính sách phù hợp
nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT, nâng cao NLCT của DN và của địa
phương.
- Bên cạnh đó, luận án cũng mở ra một hướng mới trong nghiên cứu
chuyên sâu về đánh giá tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT
của các nhóm DN theo đặc thù ngành nghề, qui mô hoặc địa bàn hoạt động tại
Việt Nam và quốc gia khác.
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần tóm lược và phần kết luận, luận án được chia thành 5
chương được trình bày với kết cấu như sau:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu;
8
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận;
- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
9
CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHUNG KIẾN TRÚC
CNTT
Khung Zachman được giới thiệu dưới dạng một khung chuẩn, được
công bố lần đầu tiên vào năm 1987, trong nghiên cứu "Một khung kiến trúc
cho các hệ thống thông tin - A framework for Information System
Architecture- ISA" trên tạp chí The IBM Systems Journal và được đặt tên theo
John Zachman. Khung Zachman được xem là khung kiến trúc đầu tiên, đưa ra
khái niệm Khung kiến trúc hệ thống thông tin; ông đã chỉ ra các thách thức và
tầm nhìn của khung kiến trúc này, được biểu diễn kiểu ma trận (6x6) và được
chọn làm nền tảng để nghiên cứu và phát triển một số cách khác. Khung
Zachman đã được tổ chức Zachman International phát triển và đã phát hành
phiên bản thứ ba vào năm 1992 (EA Zachman Framework - EA3).
Bảng 2.1 Khung kiến trúc cơ bản EA của Zachman (1992)
DỮ
CHỨC
MẠNG
CON
THỜI
ĐỘNG
LIÊU
NĂNG
(Ở đâu
NGƢỜI
GIAN
LỰC
(Làm gì
(Nhƣ
?)
(Cho ai
(Khi
(Tại sao
?)
thế
?)
nào?)
?)
nào?)
MỤC
Danh
Danh
Danh
Danh
Danh
Danh
TIÊU/
mục các
mục quy
mục địa
mục tổ
mục sự
mục
PHẠM VI
thứ
trình KD
phương
chức
kiện
chiến
(Ngƣời lập
quan
KD
quan
lược và
KH)
trọng
trọng
mục tiêu
trong
KD
KD
MÔ HÌNH
Dữ liệu
Quy
Hệ
Kiểu lưu
Lịch
KH kinh
DN (Chủ)
chấp
trình KD
thống
đồ công
trình
doanh
hậu cần
việc
chính
nhận
KD
10
MÔ HÌNH
Dữ liệu
Kiến
Hệ
KIến
Cấu trúc
Đường
HỆ
gốc
trúc hệ
thống
trúc giao
hệ
lối KD
thống
phân
diện
thống
phối KD
nhân lực
THỐNG
(Thiết kế)
Dữ liệu
Thiết kế
Kiến
KỸTHUẬT kỹ thuật
kỹ thuật
trúc kỹ
giới
thuật
thiệu
MÔ HÌNH
(Xây dựng)
Đường
Kiến trúc Cấu trúc
kiểm tra
lối thiết
kế
ĐẠI DIỆN
Dữ liệu
Chương
Kiến
Kiến trúc
Thời
Đường
TỪNG
khả
trình
trúc
an ninh
gian khả
lối dự
PHẦN
dụng
dụng
phòng
mạng
(Lập trình)
CHỨC
Dữ liệu
Chức
Mạng
Chức
Lịch
Chiến
NĂNG DN
thông
năng
thông
năng tổ
thực
lược làm
(Ngƣời sử
minh
công
minh
chức
hiện
việc
dụng)
việc
Nguồn: Marcel Douwe Dekker (Wikimedia Commons, 2008)
Từ năm 1992, John Zachman đã tiếp tục gây ảnh hưởng đến một số
khuôn khổ và bài viết khác nhau về khung EA, bao gồm cả khung EA3. Mặc
dù cách tiếp cận cơ bản của ISA (Hiệp hội tự động hóa) xác định Khung công
tác Zachman khá rõ ràng trong hiện tại, tuy nhiên nhiều khái niệm mới đã
được đề cập như hệ thống thông tin, cách bảo mật CNTT là một yếu tố tiềm ẩn
mới tác động đến mỗi tế bào tạo tác nhân.
Khung EA Zachman là một khuôn mẫu để tổ chức các thiết kế kiến trúc
(tài liệu thiết kế, thông số kỹ thuật và mô hình) để tham chiếu triển khai ứng
dụng CNTT trong DN, nó đề cập đến cả các mục tiêu tương lai (của Chủ
doanh nghiệp và người xây dựng hệ thống) và vấn đề cụ thể đang được giải
quyết (cơ sở dữ liệu và chức năng cụ thể) trong DN (Charles D. Tupper, Data
Architecture, 2011).
Về bản chất, khung Zachman ban đầu chỉ đơn giản là một khung đề cập
đến các nhân tố tham gia và các công việc cần thiết để triển khai ứng dụng
CNTT trong DN. Nó không đại diện cho một khung lý thuyết nào khác, nhưng
11
có thể được sử dụng (toàn bộ hoặc một phần) như là một nền tảng bổ sung cho
các khung EA khác (như TOGAF và FEA), hoặc thậm chí trong khung tùy
chỉnh bất kỳ nào hoặc cách tiếp cận mới mà bạn có thể có trong doanh nghiệp
của bạn. (Stefan Bente, Shailendra Langade, Collaborative Enterprise
Architecture, 2012).
Khung Zachman hướng tới cung cấp một cấu trúc hệ thống để phân loại
và tổ chức các thành phần mô tả của một DN. Nó được sử dụng như một nền
tảng để phân tích và phát triển nhiều khung EA. Khung Zachman định cấu trúc
mô tả các thành phần của một khung EA thành một lược đồ kiểu ma trận gồm
6 hàng, 6 cột. Các hàng mô tả các vai trò người liên quan đến khung EA:
người lập kế hoạch (Planner), người sở hữu (owner), người thiết kế (designer),
người xây dựng (builder), người làm phụ (subcontractor), và người sử dụng
(user). Các cột mô tả các câu hỏi (công việc) mà mỗi thành phần kiến trúc nên
trả lời (thực hiện): DATA- cái gì (what), CHỨC NĂNG- ở đâu (where),
MẠNG- như thế nào (how), CON NGƯỜI- (who), THỜI GIAN- khi nào
(when), và ĐỘNG LỰC- tại sao (why).
Khung này được thiết lập và giải thích như sau:
(1) Là một khuôn khổ để tổ chức và phân tích dữ liệu,
(2) Là một khuôn khổ cho kiến trúc DN,
(3) Là một hệ thống phân loại, hoặc kế hoạch phân loại,
(4) Là một ma trận, thường ở dạng ma trận (6x6)
(5) Là một mô hình hai chiều hoặc một mô hình phân tích.
(6) Là một lược đồ hai chiều, được sử dụng để tổ chức các phân công
chi tiết của DN.
Khung Zachman cũng được nhiều tổ chức khác tiếp tục nghiên cứu,
phát triển để phù hợp với trình độ phát triển CNTT và yêu cầu công tác quản
lý trong tổ chức, DN. Trong nó nổi bật là: Phương pháp lập kế hoạch kiến trúc
DN (Steven Spewak), Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF (Open Group
Architectural Framework ); Mô hình Kiến trúc DN NIST (NIST EA Model),
khung kiến trúc DN liên bang - FEAF (Mỹ), Khung kiến trúc OIO EA (Đan
Mạch), Khung kiến trúc AGA (Úc), Khung kiến trúc SAGA (Đức), Phương
12
pháp luận Gartner (Gartner Methodology), Khung kiến trúc CPĐT Việt
Nam,…
Sau đây là tóm tắt một số khung kiến trúc, mô hình CNTT trong DN
được tham chiếu và phát triển từ khung EA Zachman làm cơ sở để xây dựng
khung kiến trúc CNTT trong DN được áp dụng trong nghiên cứu này.
a. Phương pháp lập kế hoạch kiến trúc DN- EAP
Trong thời gian John Zachman phát hành bài viết thứ hai của mình để
mở rộng Khung công tác gốc – EA3 (1992), Steven Spewak đã tiếp tục mở
rộng những ý Khung EA3 và đưa ra phương pháp Lập kế hoạch Kiến trúc DN
(Enterprise Architecture Planning- EAP) của ông. Ông cũng là người đầu tiên
nêu bật thuật ngữ DN trực tuyến trong khuôn khổ nghiên cứu của mình như
một cách để nhấn mạnh sự cần thiết của kiến trúc để vượt ra ngoài quy hoạch
hệ thống cá nhân. Spewak tuyên bố rằng EAP là một phương pháp để phát
triển hai cấp độ cao nhất của Khung Zachman. Bảy giai đoạn của EAP được
nhóm lại thành một mô hình hình bánh cưới bốn lớp, tạo ra một chuỗi các
công việc cần thực hiện.
Cấp 1: Bắt đầu
Cấp 2: Chúng ta
đang ở đâu hôm nay
Cấp 3: Sứ mạng
tương lai
Kế hoạch thực hiện / Dịch chuyển
Cấp 4: Chúng ta
làm việc đó như thế
nào
Nguồn: Khung EAP (Spewak và Hill, 1992)
Hình 2.1 Khung lập kế hoạch kiến trúc DN của Spewak
13
Khung EAP cũng là khung tham chiếu để Hội đồng CIO liên bang Mỹ
nghiên cứu phát triển thành Khung kiến trúc DN liên bang FEAF- II (Mỹ) sau
này.
b. Khung kiến trúc TOGAF
Theo Open Group, tổ chức lớn nhất thế giới hiện nay trong lĩnh vực tư
vấn và đào tạo về kiến trúc tổng thể, kiến trúc và giải pháp hệ thống CNTT.
Tổ chức này đã xây dựng và đưa ra Khung lý thuyết về kiến trúc tổng thể DN
của Open Group (The Open Group Architecture Framework, viết tắt là
TOGAF). Đến nay TOGAF đã đưa ra phiên bản 9.1, nó được kiểm chứng là
khung kiến trúc có độ phổ dụng cao, dễ dàng triển khai và có khả năng tùy
biến, thích hợp với nhiều loại hình và quy mô của tổ chức và DN.
TOGAF được phát triển từ năm 1995 bởi The Open Group, dựa trên
TAFIM của Bộ Quốc phòng (DoD) Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, The Open
Group báo cáo rằng TOGAF được 80% DN toàn cầu, 50% đến 60% trong số
500 DN Fortune đang sử dụng. Nó được sử dụng để mô tả các khối xây dựng
Tiêu chuẩn ANSI / IEEE 1471-2000 về kiến trúc hệ thống (của các hệ thống
phần mềm). Nó có thể được định nghĩa như sau: "Một hệ thống thông tin được
tổ chức thành các thành phần cơ bản khác nhau, nó có quan hệ với nhau và với
môi trường bên ngoài, nó được quản lý bằng những nguyên tắc và có thể phát
triển (thay đổi) theo thời gian".
TOGAF là một cách tiếp cận cấp cao để thiết kế, nó thường được mô
hình hoá ở bốn thành phần: kinh doanh, ứng dụng, dữ liệu và công nghệ. Nó
dựa chủ yếu vào mô hình mô đun hóa, tiêu chuẩn đã có sẵn và các công nghệ,
sản phẩm đã được chứng minh. TOGAF mô tả một phương pháp xác định một
hệ thống thông tin tập hợp được để xây dựng các khối có liên quan với nhau
nhiều nhất, có tác động đến hiệu quả hoạt động của DN.
Phương pháp phát triển kiến trúc (ADM) là cốt lõi của TOGAF, nó mô
tả một phương pháp để phát triển và quản lý vòng đời của kiến trúc DN.
14
Nguồn: Cục tin học hóa _ Bộ TTTT (2017)
Hình 2.2 Cấu trúc của Phương pháp phát triển kiến trúc TOGAF
TOGAF gồm 8 thành phần (từ A đến H) và được chia dựa trên bốn lĩnh
vực liên quan với nhau về chuyên môn được gọi là các lĩnh vực kiến trúc: (1)
Kiến trúc nghiệp vụ xác định chiến lược kinh doanh, quản trị, tổ chức và các
quy trình kinh doanh chủ chốt của tổ chức, (2) Kiến trúc ứng dụng cung cấp kế
hoạch chi tiết cho từng hệ thống được triển khai, sự tương tác giữa các hệ
thống ứng dụng và các mối quan hệ của họ với các quy trình kinh doanh cốt
lõi của tổ chức với các khuôn khổ cho các dịch vụ được phơi bày dưới dạng
các chức năng kinh doanh để hội nhập, (3) Kiến trúc dữ liệu mô tả cấu trúc tài
sản dữ liệu hợp lý và vật lý của tổ chức và các tài nguyên quản lý dữ liệu liên
quan, (4) Kiến trúc kỹ thuật hoặc kiến trúc công nghệ (mô tả phần cứng, phần
mềm và cơ sở hạ tầng mạng) cần thiết để hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng
cốt lõi, quan trọng.
15