Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

2024 Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 56 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trái Đất đang có sự thay đổi mạnh mẽ, những thay đổi mà con người
chúng ta dễ nhận thấy nhất đó là: sự nóng lên toàn cầu. Trong vòng 40 năm dài
đất nước Ấn Độ, nhiệt độ chưa bao giờ tăng mạnh trong thời gian qua [19]. Có
hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thay đổi và nóng lên toàn cầu là do sự gia
tăng phát thải khí nhà kính và suy giảm của tầng ozone.
Tất cả mọi ngành nghề đều thải ra môi trường một lượng khí gây ra hiện
tượng ô nhiễm, nói cách khác những khí đó gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Làm nhiệt độ trái đất càng ngày càng tăng. Các khí gây nên hiện tượng hiệu ứng
nhà kính chủ yếu như là: carbon dioxide (CO 2), nitrous oxide (N2O), methane
(CH4), …. Khí CO2 được xem là khí chủ yếu gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà
kính. Theo FAOSTAT (2015) [38], ngành nông nghiệp phát thải khí CO 2 từ năm
2006 là 4.977,9 triệu tấn CO2-eq đến năm 2012 tăng lên đến 5.381,5 triệu tấn
CO2-eq. Khí CH4 là loại khí có khả năng gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
sau khí CO2 [38]. Nhưng theo IPCC (2006) [42], khí CH4 có tiềm năng gây hiệu
ứng nhà kính cao gấp 23 lần so với CO 2, mới đây nhất năm 2007 theo thống kê
của tổ chức này thì khí CH4 có tác dụng gây hiệu ứng nhà kính gấp 25-29 lần so
với khí CO2 [43]. Các hoạt động liên quan đến khai thác mỏ, đốt than, chăn nuôi
gia súc, các bãi chôn rác thải là nơi sản sinh ra khí CH 4. Phát thải khí CH4 từ
chăn nuôi gia súc mà chủ yếu là chăn nuôi gia súc nhai lại. Khí CH 4 từ gia súc
nhai lại là do quá trình lên men vi sinh vật ở dạ cỏ và ruột già, ngoài ra còn do
khâu quản lý phân thải của gia súc.
Hằng năm, ngành chăn nuôi mà chủ yếu là chăn nuôi gia súc nhai lại tạo
ra khoảng 86 triệu tấn khí CH 4, chiếm 18% tổng lượng khí thải toàn cầu
(Steinfeld và cs, 2006 [51]). Theo Moss và cs (2000) [46], khí CH 4 được thải ra
từ chăn nuôi gia súc nhai lại chiếm khoảng 30-40% tổng lượng khí CH 4 thải ra từ
đường tiêu hóa của động vật trên toàn cầu. Để phát triển chăn nuôi gia súc nói
chung và chăn nuôi gia súc nhai lại nói riêng, đảm bảo tăng năng suất vừa giảm
1




Khóa luận tốt nghiệp
phát thải khí CH4/đơn vị sản phẩm. Đây chính là chiến lược phát triển chăn nuôi
toàn cầu hiện nay (FAO, 2013) [37]. Mục tiêu chính của toàn thế giới là giảm
lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.
Đối với Việt Nam, chăn nuôi bò ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển nông nghiệp. Tính đến tháng 10/2015, cả nước có hơn 5,3
triệu con bò, tăng 2,0% so với năm 2014 trong đó chủ yếu là bò thịt (GSO, 2015)
[10]. Ở tỉnh Quảng Trị tính đến 10/2015 thì có hơn 52,3 nghìn con, chăn nuôi bò
theo các hình thức thâm canh và bán thâm canh rất phổ biến. Chăn nuôi bò được
phát triển mạnh ở đây bởi lẽ đây được xem như một mô hình xóa đói giảm
nghèo, giúp người nông dân phát triển kinh tế. Không chỉ riêng tỉnh Quảng Trị,
mà các tỉnh còn lại cũng lấy mô hình chăn nuôi bò để phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống cho người nông dân. Nhưng bên cạnh thế mạnh đó, ngược lại chăn nuôi
bò là một trong những nguyên nhân làm tăng phát thải khí methane của ngành
nông nghiệp ở nước ta.
Vào năm 2008, Bộ NN & PTNT đã đề xuất chương trình hành động với
Biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2020 (Bộ NN&PTNT,
2008); Chương trình chăn nuôi theo quy trình VietGAP. Gần đây nhất vào năm
2011: “Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và nông thôn đến
năm 2020” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quyết
định 3119/QĐ-BNN-KHCN, một trong những nội dung quan trọng của đề án là
giảm 6,3 triệu tấn CO2-eq trong chăn nuôi đến năm 2020 [1]. Để giảm phát thải
khí methane (CH4) trong chăn nuôi bò cũng là một vấn đề lớn trong đề án này.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn còn ít nghiên cứu nhằm xác định lượng khí
methane phát thải từ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ. Nguyên nhân là
phương pháp xác định sự phát thải khí methane từ gia súc nhai lại gặp khó khăn,
đặc biệt là gia súc chăn thả. Hiện nay, IPCC đã phát triển phương pháp ước tính
lượng khí methane phát thải từ đường tiêu hóa của bò theo 3 lớp khác nhau (tier

1, 2 và 3) và được nhiều nước trên Thế giới áp dụng. Trong đó tier 2 hoặc 3 có
độ chính xác cao dựa trên các thông tin về số lượng, chất lượng thức ăn ăn vào,
2


Khóa luận tốt nghiệp
tiêu hóa và trao đổi chất, khả năng sản xuất của gia súc (IPCC, 2006) [42]. Phần
mềm RUMINANT model được phát triển theo tier 2 và 3 để hỗ trợ cho việc ước
tính lượng methane phát thải từ đường tiêu hóa (Herrero và cs, 2013) [40]. Đầu
ra quan trọng của RUMINANT model là ước tính lượng thức ăn ăn vào, tăng
khối lượng và đặc biệt là lượng khí methane phát thải từ đường tiêu hóa/ngày
của từng cá thể bò. Đồng thời phần mềm cũng ước tính tăng khối lượng của bò
thịt. Phần mềm này có thể điều chỉnh để phù hợp với hệ thống chăn nuôi bò ở
nước ta.
Để góp phần đánh giá rõ hơn về xác định lượng khí methane (CH 4) phát
thải từ chăn nuôi bò và ảnh hưởng của khí methane (CH 4) đến môi trường. Tôi
tiến hành thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Ước tính lượng khí
methane (CH4) phát thải từ hệ thông chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô
nông hộ tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu nhằm ước tính lượng khí methane
(CH4) phát thải từ hệ thống chăn nuôi bò thịt theo mô hình bán thâm canh ở xã
Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị theo tier 3 của IPCC (2006) bằng
phần mềm RUMINANT model.

3


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II. NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên Thế Giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên Thế Giới
Trâu bò được thuần hoá cách đây khoảng 8-10 nghìn năm và từ đó đến
nay chăn nuôi trâu bò đã không ngừng phát triển và được phân bố khắp Thế giới.
Chăn nuôi bò là cách thức đơn giản nhất giúp con người khai thác và sản xuất
các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống chẳng hạn như: sữa, thịt,.... Hiện nay, số
lượng bò của Thế giới đang có xu hướng giảm (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Số lượng bò phân theo khu vực trên thế giới 2009-2013 (triệu con)
Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Châu Á
Châu Âu
Châu Đ.Dương
Châu Mỹ
Châu Phi
Thế giới

491,9
126,0

38,5
512,8
280,4
1.449,

495,7
124,4
37,3
509,7
286,0
1.453,

491,3
121,3
39,2
508,8
291,0
1.451,

493,9
121,6
39,3
508,6
258,7
1.422,

491,9
122,1
40,2
509,6

262.1
1.425,

6

1

6
1
9
Nguồn: FAOSTAT (2015)
Bảng 1.1, cho thấy số lượng bò phân bố rộng khắp theo các khu vực khác
nhau trên Thế giới. Tuy nhiên, nếu so sánh khu vực Châu Đại Dương với các khu
vực còn lại, thì số lượng bò của Châu lục này chiếm số lượng ít. Trong khi đó ở,
Châu Mỹ và Châu Á có số lượng bò lớn nhất trên Thế giới. Đại đa số các Châu
lục đều duy trì ổn định số lượng bò qua các năm.
Trên Thế giới nước có số lượng bò lớn nhất chủ yếu gồm: Brazil, Ấn Độ,
Trung Quốc (bảng 1.2). Năm 2013, số lượng bò của Brazil đạt 211,7 triệu con,
Ấn Độ đạt 189,0 triệu con, Trung Quốc 113,5 triệu con. Sau đó là Mỹ và
Argentia.
Bảng 1.2. Số lượng bò của 5 nước cao nhất Thế giới 2009-2013 (triệu con)

4


Khóa luận tốt nghiệp
Năm
Nước
Trung Quốc
Brazil

Ấn Độ
Mỹ
Argentia

2009

2010

119,4
205,3
195,8
94,5
54,4

121,3
209,5
194,1
93,8
48,9

2011

2012

2013

114,7 113,9 113,5
212,8 211,2 211,7
192,5 190,9 189,0
92,6

91,1
90,0
47,9
49,8
50,9
Nguồn: FAOSTAT (2015)

Để duy trì được số lượng bò ổn định qua từng năm, thì mỗi nước trên Thế
giới đều có những chiến lược phát triển đàn bò của mình theo điều kiện thời tiết,
nhiệt độ nhằm tăng năng suất nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo nên thương hiệu
riêng cho mỗi quốc gia trên Thế giới. Chẳng hạn, như ở Đu-bai tăng cường phát
triển mạnh về đàn bò sữa của từng trang trại để tăng sản lượng bò sữa của cả nước.
Hay tiến hành tái cấu trúc lại đàn bò sữa như ở Đài Loan, mục tiêu là tăng sản
lượng sữa, sử dụng các giống bò cao sản, áp dụng công nghệ cao trong quy trình
chăn nuôi và sản xuất sữa bò. Ngoài ra, các nước trên Thế giới còn giúp đỡ nhau
phát triển ngành chăn nuôi bò của mỗi nước như Indonesia và New Zealand đã hợp
tác với nhau để đa dạng hóa nguồn cung cấp thịt bò và sản lượng sữa. Doanh thu
của sự hợp tác giữa hai nước vào năm 2014 khoảng 1,3 tỷ USD [6].
Định hình chất lượng và tạo thương hiệu như ở Hàn Quốc là giống bò
Hanwoo. Năm 2012, giá của 1 kg thịt thăn bò Hanwoo cao gấp 3,04 lần so với
thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, cao 2,65 lần so với thịt bò nhập khẩu từ Úc [6]. Không
chỉ có ở những nước kể trên, mà trên toàn Thế giới đang ngày càng phát triển
chú trọng đến ngành chăn nuôi gia súc mà chủ yếu là phát triển chăn nuôi bò.

5


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam và tỉnh Quảng Trị
1.1.2.1. Việt Nam

Chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi bò nói riêng được xem là một
thế mạnh của nước ta với thời tiết khí hậu thổ nhưỡng hài hòa thích hợp cho
chăn nuôi gia súc mà chủ yếu là gia súc chăn thả. Bởi lẽ, nước ta với địa hình
đồng bằng rộng lớn phù hợp với phát triển ngành chăn nuôi và nguồn thức ăn
cho các loại vật nuôi. Chăn nuôi bò ở nước ta ngày càng được chú trọng hơn về
chất lượng giống cũng như tìm cơ hội đầu ra. Chăn nuôi bò nước ta cũng như các
nước khác chủ yếu là chăn nuôi bò lấy thịt, bò thương phẩm, bò lấy sữa. Số
lượng đàn bò của cả nước từ năm 2010-10/2015 tương đối ổn định (bảng 1.3)
[5], [17].
Bảng 1.3. Số lượng bò và sản lượng thịt bò của cả nước 2010-10/2015
Năm
Số lượng đàn bò

2010
5.808,3

2011
5.436,6

2012
5.194,2

2013
5.156,7

2014
5.234,3

10/2015
5.367,0


(triệu con)
Sản lượng thịt 278,911

287,169

293,969 285,442 292,900 299,324

(tấn)
Nguồn: Niêm giám thống kê (2014); Thống kê chăn nuôi (10/2015)
Số lượng đàn bò của nước ta không tăng, có xu hướng giảm mạnh chẳng
hạn: năm 2010 có 5.808,3 triệu con đến năm 2011 giảm xuống còn lại 5.436,6
triệu con. Từ năm 2011-2012 có mức độ giảm nhẹ. Đến năm 2014 bắt đầu tăng
trở lại. Tháng 10/2015 tăng lên 5.367 triệu con. Tuy số lượng đàn bò tăng giảm
qua từng năm nhưng nước ta vẫn duy trì số lượng đàn bò ổn định.
Sản lượng thịt bò qua các năm có xu hướng tăng mặc dù số lượng bò đang
có xu hướng giảm dần. Năm 2010, sản lượng thịt đạt là: 278,911 tấn đến năm
2011 sản lượng đạt là: 287,169 tấn tăng khoảng 8.258 tấn. Hay vào năm 2013
sản lượng thịt đạt 285,442 tấn đến năm 2014 sản lượng thịt đạt 292,900 tấn tăng
khoảng 7.458 tấn. Điều này chứng tỏ được trình độ chăn nuôi ngày càng được
nâng cao về nhận thức và kỹ năng chăn nuôi.

6


Khóa luận tốt nghiệp
Tùy thời tiết và khí hậu của mỗi vùng miền lại có số lượng đàn bò khác
nhau, được cụ thể ở bảng 1.4. Số lượng đàn bò phân bố theo khu vực 201010/2015 (nghìn con) [5], [17].
Các tỉnh Bắc Trung bộ-Duyên hải miền Trung có số lượng đàn bò lớn nhất
cả nước. Các tỉnh ở Đông Nam Bộ có số lượng đàn bò ít nhất so với các tỉnh ở

vùng miền còn lại.
Bảng 1.4. Số lượng đàn bò phân bố theo khu vực 2010-10/2015 (nghìn con)
Năm
Vùng miền

2010

ĐB. Sông Hồng

651,7

2011

2012

603,

517,2

4
Trung du-miền núi
phía Bắc
Bắc Trung bộ-DH
miền Trung
Tây Nguyên

993,7

7
2.336,9 2.144,


904,6
2.103,6

9
689,

440,0
691,1

5

492, 496,7
8

896,
7
2.092,

657,2

909, 943,0
1
2.119,5 2.185,6

662,
8

408,


382,5

9
ĐB. Sông Cửu Long

10/201

7

0
Đông Nam bộ

2014

496,
6

924,

694,9

2013

7
364,

0
665,

629,1


673, 685,5
361, 367,1
3

643,

677, 689,0

7
9
9
Nguồn: Niêm giám thống kê (2014); Thống kê chăn nuôi (10/2015)
Từ năm 2010-10/2015, nhìn chung số lượng đàn bò của các vùng miền
giảm nhẹ và tăng không mạnh vẫn duy trì với số lượng ổn định. Để phát triển
mạnh hơn ngành chăn nuôi bò, Đảng và Nhà nước rất tích cực đề xuất ra nhiều
phương án phát triển đàn bò để nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ khuyến khích
người chăn nuôi tin tưởng vào việc chăn nuôi bò, đến nay chăn nuôi bò nước ta
không ngừng phát triển không chỉ còn là phương thức chăn nuôi theo hộ gia đình
mà chăn nuôi bò còn theo quy mô trang trại. Chẳng hạn như: trang trại bò tại

7


Khóa luận tốt nghiệp
Cao nguyên Mộc Châu-Sơn La hay trang trại bò của tập đoàn Hoàng Anh Gia
Lai-Nghệ An…. đây là những trang trại nuôi bò hàng đầu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều giống bò ngoại của một số nước cũng đã có mặt tại
nước ta, làm phong phú hơn về chủng giống bằng các phương pháp lai tạo mà
còn nâng cao hơn về mặt năng suất. Các công tác thú y, phòng bệnh dịch ở đàn

bò cũng rất được quan tâm.
1.1.2.2. Tỉnh Quảng Trị
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, các tỉnh Bắc Trung bộ-Duyên hải
miền Trung có số lượng đàn bò lớn nhất cả nước. Điều nay cho thấy các tỉnh ở
đây rất có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi bò. Đối với
tỉnh Quảng Trị cũng vậy, chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Trị được xem như một mô
hình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững. Số
lượng đàn bò của cả tỉnh vào 10/2015 đạt 53,2 nghìn con [4].
Số lượng bò của tỉnh Quảng Trị giảm mạnh từ năm 2010 có 62,8 nghìn
con nhưng đến năm 2014 giảm còn lại 50,9 nghìn con [4]. Nhưng đến tháng
10/2015 số lượng bò trong tỉnh tăng trở lại từ 50,9 nghìn con (2014) lên 53,2
nghìn con (10/2015) [4].
1.2. Hiện trạng phát thải khí gây biến đổi khí hậu
1.2.1. Hiện trạng phát thải khí gây biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp Thế giới mỗi năm phát thải 14%-22% lượng khí thải
nhà kính (Shafer và cs, 2011 [50]; Ecofyl, 2013 [30]). Khoảng 37% lượng khí
thải từ nông nghiệp chủ yếu là khí CH 4 và N2O từ các nhóm động vật và phân
bón ngoài ra do nạn chặt phá rừng (EPA, 2011a [33]). Hoạt động nông nghiệp
đóp góp trực tiếp phát thải khí nhà kính bao gồm các hoạt động như: quá trình
lên men đường ruột của gia súc và quản lý phân gia súc, trồng lúa, quản lý đất
nông nghiệp…. Theo EPA (2014) [35], ở Mỹ năm 2012 lượng CH 4 phát thải từ
quá trình lên men đường ruột và quản lý phân của gia súc đạt 141,0 triệu tấn
CO2-eq chiếm khoảng 24,9% tổng lượng phát thải CH 4. Năm 2012, ngành nông

8


Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp Mỹ chịu trách nhiệm cho 8,1% lượng phát thải nhà kính (EPA, 2014
[35]).


9


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1.5. Lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp Thế giới
giai đoạn 2007-2012 ( triệu tấn CO2-eq)
Năm
Lượng khí phát

2007
5.077,7

2008
5.152,6

2009
5.211,2

2010
5.239,7

2011
5.329,9

2012
5.381,5

thải ( CO2-eq)
Nguồn: FAOSTAT (2015)

Theo FAOSTAT (2015) [37], lượng khí thải của ngành nông nghiệp có xu
hướng tăng dần qua các năm, chẳng hạn năm 2011 ngành nông nghiệp phát thải
khoảng 5.329,9 triệu tấn CO2-eq. Đến năm 2012 lượng khí phát thải tăng lên
khoảng 5.381,5 triệu tấn CO2-eq. Đối với chăn nuôi gia súc mà chủ yếu là chăn
nuôi bò (bò thịt, bò sữa) thì chiếm khoảng 4% lượng khí thải nhà kính (FAO,
2010 [36]).

Hình 1.1. Tổng lượng khí phát thải từ ngành chăn nuôi toàn cầu của một số
động vật chính và sản phẩm tương ứng (2005)
Quá trình sản xuất hàng hóa từ động vật nhai lại, lượng khí phát thải lớn
chẳng hạn: chăn nuôi bò sữa năm 2005 phát thải khoảng 2.128 triệu tấn CO 2-eq
hay chăn nuôi bò thịt phát thải khoảng 2.495 triệu tấn CO 2-eq.
Trong Liên minh Châu Âu, bò thịt và bò sữa được ước tính đóng góp 1,22,1% (EEA, 2011 [32]), so với lượng khí nhà kính do hoạt động con người. Tại
Mỹ tất cả các vật nuôi (bao gồm cả động vật không nhai lại) và bò sữa được ước
10


Khóa luận tốt nghiệp
tính đóng góp 0,55-2,75%, tương ứng với lượng khí thải nhà kính do con người
tạo ra (EPA, 2011b [34]). Tuy nhiên, ở các nước phát triển nơi nông nghiệp là
một phần quan trọng của nền kinh tế (ví dụ: Ireland, New Zealand) hoặc các
nước đang phát triển với số lượng gia súc lớn (ví dụ: Brazil, Ấn Độ), chăn nuôi
gia súc nhai lại là một nguyên nhân làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính (FAO, 2010 [36]).
1.2.2. Cơ chế hình thành khí nhà kính ở động vật nhai lại
Đối với động vật nhai lại mà chủ yếu là trâu và bò, có hệ thống tiêu hóa
mang đặc trưng riêng so với các loài động vật khác. Dạ dày của động vật nhai lại
gồm có 4 ngăn (4 túi): dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế (hình 1.2) [14].
Ba túi trước được gọi là dạ dày trước tiêu hoá chủ yếu nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ,
còn dạ múi khế có chức năng tiêu hoá hoá học tương tự như ở dạ dày đơn.

Quá trình hình thành khí ở động vật nhai lại xảy ra ở dạ cỏ là chủ yếu. Dạ
cỏ chiếm 85-90% diện tích dạ dày, là nơi xảy ra quá trình lên men thức ăn và
hiện tượng ợ hơi của động vật nhai lại [14].
Ở dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV lên men yếm khí: nhiệt độ
tương đối ổn định khoảng 38-42oC, pH từ 5,5-7,4 [14]. Các VSV chủ yếu như: vi
khuẩn, nấm, protozoa. Phụ thuộc vào nguồn thức ăn của các động vật nhai lại,
mà quá trình tiêu hóa trong dạ cỏ chủ yếu là tiêu hóa các thức ăn có nguồn gốc từ
carbohydrate, lipid, protein, các hợp chất chứa nitơ.

11


Khóa luận tốt nghiệp
Hình 1.2. Cấu tạo dạ dày của động vật nhai lại
Các khí nhà kính được hình thành từ quá trình lên men trong dạ cỏ, đó
chính là quá trình tiêu hóa carbohydrate. Sản phẩm của quá trình lên men trong
dạ cỏ chủ yếu là các acid béo bay hơi (VFA) gồm là acid acetic, propionic, và
butyric. Ngoài ra, quá trình lên men còn tạo ra các loại khí: carbon dioxide,
methane. Trong dạ cỏ và ruột già, carbohydrate đơn giản và phức tạp được thủy
phân thành đường 5 và 6-carbon bởi hoạt động enzyme của VSV. Đường được
lên men để tạo ra VFA thông qua nhiều bước để sản xuất ra chất tương đương
(hydro hóa). Nó được tóm tắt trong các phương trình dưới đây (Hungate, 1966
[41]; Czerkawski, 1986 [28]; Moss và cs, 2000 [46]):
Glucose → 2 pyruvate + 4H (chuyển hóa carbohydrate) [1]
Pyruvate + H2O → acetate + CO2 + 2H [2]
Pyruvate + 4H → propionate + H2O [3]
2 acetate + 4H + 2H2O → butyrate [4]
Các hydro hóa được chuyển thành H 2 nhờ enzyme hydrogenase sau đó H 2
được chuyển thành CH4 nhờ các phản ứng kết hợp.
CO2 + 8H → CH4 + 2H2O (khí methane) [5]


12


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.3. Phương pháp xác định khí methane (CH4) trong chăn nuôi gia súc
Chăn nuôi gia súc nhai lại là một nguyên nhân làm tăng lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính (FAO, 2010 [36]). Một trong những khí nhà kính phát thải từ
chăn nuôi đó là methane. Methane là khí gây hiệu ứng nhà kính gấp 25-29 lần so
với lượng khí CO2 (IPCC, 2007 [43]). Được hình thành trong quá trình tiêu hóa
thức ăn ở dạ cỏ của động vật nhai lại, phân gia súc… Để ước tính được lượng
khí methane phát thải ra môi trường, thì trong những năm gần đây nhiều phương
pháp xác định lượng methane rất phổ biến bao gồm: kỹ thuật sinh khí in vitro, kỹ
thuật dùng buồng hô hấp, kỹ thuật đánh dấu, sử dụng các mô hình ước tính.
1.2.3.1. Kỹ thuật sinh khí in vitro
Kỹ thuật sinh khí in vitro được sử dụng để mô phỏng quá trình lên men ở
dạ cỏ trong phòng thí nghiệm (Storm và cs, 2012 [52]). Trong kỹ thuật in vitro
thức ăn được ủ với hỗn hợp dịch dạ cỏ, dung dịch đệm và các khoáng chất ở
nhiệt độ 39oC trong một khoảng thời gian xác định từ: 24, 48, 72,96 giờ.
Tổng lượng khí sinh ra được thu lại tiến hành phân tích thành phần khí
hỗn hợp đó, để xác định lượng methane sinh ra. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng xác
định được tỷ lệ phân giải thức ăn. Có nhiều hệ thống sinh khí in vitro được sử
dụng để xác định lượng khí methane bao gồm: xy-lanh (Bhatta và cs, 2006 [21];
Blummel và Orskov, 1993 [24]), mô phỏng dạ cỏ (Bhatta và cs, 2006 [21]), hệ
thống sản xuất gas tự động hoàn toàn (Pellikaan và cs, 2011 [49])…
Kỹ thuật in vitro này có ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp. Có thể thực
hiện nhiều nghiệm thức cùng một lúc và có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, kỹ thuật
này cũng mang một nhược điểm lớn đó là chỉ mô phỏng sự lên men dạ cỏ của
thức ăn mà không phải là quá trình tiêu hóa của động vật.


13


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.3.2. Kỹ thuật dùng buồng hô hấp
Đây là phương pháp xác định lượng methane truyền thống. Kỹ thuật này
được dùng để thu thập hầu hết các thông tin liên quan đến phát thải khí methane
từ gia súc. Kỹ thuật này có nhiều thiết kế khác nhau: buồng hô hấp, head hood,
mặt nạ. Các thiết kế này đều có chung quy luật đó là một vòng tuần hoàn khí mở
(Blaxter, 1962 [23]). Hệ thống chỉ có một lỗ đối với head hood và mặt nạ hoặc
hai lỗ đối với buồng hô hấp cho không khí lưu thông ở hai góc, một lỗ để dẫn khí
sạch từ bên ngoài vào (lỗ này ở head hood và mặt nạ thì không cần thiết vì
không khí sạch đi vào bằng khe hở tiếp giáp cổ hoặc mặt gia súc) và một lỗ để
không khí từ buồng đi ra ngoài. Không khí lưu thông trong hệ thống chỉ lưu
thông theo một chiều nhờ bơm hút khí gắn với lỗ đưa khí ra ngoài. Hệ thống này
bơm thổi không khí đi qua một thiết bị đo lưu lượng để xác định tổng lượng khí
hút ra khỏi buồng hô hấp và lưu vào máy tính nhờ phần mềm ghi chép và lưu giữ
số liệu chuyên dụng.
Ngoài ra, còn có một máy phân tích nồng độ khí methane cũng được lắp
đặt để tự động lấy mẫu và phân tích nồng độ khí methane theo chu kỳ 5 phút/lần
đối với luồng không khí đi ra từ hệ thống và 20 phút/lần đối với mẫu không khí
sạch đi vào. Khi gia súc được nuôi nhốt hoặc gắn hệ thống này, methane sẽ thải
ra ngoài sẽ hòa tan cùng không khí xung quanh đầu con vật và được hút ra theo
hệ thống bơm nói trên. Kỹ thuật này cho phép đo chính xác lượng khí methane
thải ra từ dạ cỏ (Bhatta và cs, 2007 [22]). Bên cạnh đó kỹ thuật này hạn chế sự di
chuyển của con vật, chi phí để xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống khá cao,
cần nhiều nhân lực.
1.2.3.3. Kỹ thuật khí đánh dấu
Người ta sử dụng khí sulfur hexafluoride (SF6) làm chất đánh dấu để xác
định lượng khí methane thải ra từ động vật nhai lại trong điều kiện sản xuất.

Trong kỹ thuật này, một ống thấm nhỏ có chứa sulfur hexafluoride (SF6) được
đưa vào dạ cỏ. Tỷ lệ giải phóng của SF6 từ ống thấm được biết trước khi lắp đặt
ống vào con vật. Một dây được gắn với một ống mao dẫn được đặt trên đầu của
14


Khóa luận tốt nghiệp
con vật và kết nối với một hộp nhỏ đã hút chân không để lấy mẫu. Khi thu mẫu
thì van lấy mẫu được mở ra và một lượng mẫu không khí xung quanh miệng và
mũi của con vật được thu thập với tỷ lệ nhất định. Các mạch thu khí sẽ được
đóng lại khi áp lực trong mạch khoảng 0,5 atm. Tùy theo thời gian thu mẫu mà
người ta có thể thay đổi chiều dài hoặc đường kính của ống mao dẫn. Sau khi thu
thập mẫu, ống đựng sẽ được bơm nitơ vào cho đến khi áp suất trong ống tương
đương với áp suất không khí. Nồng độ khí methane và SF6 sau đó được xác định
bởi phương pháp sắc ký khí.
Lượng khí methane sản sinh được tính theo công thức:
QCH4 = QSF6 * [CH4]/[SF6]
Trong đó: QCH4: Lượng khí mehane sản sinh (g/ngày)
QSF6: tỷ lệ giải phóng (g/ngày) của SF6 từ ống thấm
[CH4], [SF6]: nồng độ khí trong ống đựng
Johnson và cs (1994) [46], so sánh giữa 55 lần đo sử dụng kỹ thuật SF6
với 25 lần đo sử dụng kỹ thuật buồng hô hấp trên bò, và cho thấy rằng lượng
methane ước tính bằng SF6 tương đương 93% lượng methane thu được từ buồng
hô hấp. Ưu điểm của phương pháp này không cản trở sự vận động của động vật,
không cần thu mẫu trực tiếp từ dạ cỏ và họng của gia súc. Nhược điểm lớn của
phương pháp này là SF6 là khí gây hiệu ứng nhà kính.
1.2.3.4. Kỹ thuật sử dụng khí CO2
Phương pháp này sử dụng khí CO2 là loại khí nhận biết khí CH4, được
hình thành trong quá trình chăn nuôi gia súc. Phương pháp này cũng tương tự
như kỹ thuật đánh dấu đã được trình bày ở trên, thay vì sử dụng khí SF6 bây giờ

người ta dùng khí CO2 để nhận biết khí CH4. Các tính toán cũng tương tự như
đối với kỹ thuật SF6. Việc sử dụng khí CO 2 để lượng hóa được dựa vào các thí
nghiệm về nhu cầu thức ăn và thành phần thức ăn. Các thức ăn vào đó có thể
chuyển đổi thành lượng nhiệt và nó có mối quan hệ chặt chẽ với CO 2 được sản
xuất.

15


Khóa luận tốt nghiệp
Các phép đo được tiến hành với các loại khác nhau của máy phân tích.
Cho đến nay thì phương pháp này đã sử dụng một thiết bị di động được gọi là
Gasmet và được dựa trên các phép đo hồng ngoại.
Ưu điểm của phương pháp này đó chính là các thiết bị có thể di động và
dễ dàng sử dụng trong các trường hợp khác nhau.
1.2.3.5. Sử dụng các mô hình ước tính (methanol model)
Hiện nay, để tính toán được tổng lượng phát khí methane của mỗi quốc
gia người ta có thể dự đoán sản xuất methane sử dụng bằng các mô hình. Các mô
hình được dựa trên các dữ liệu hiện có, chẳng hạn như: các đặc điểm của động
vật (trọng lượng cơ thể, giống, giới tính, tuổi...), đặc điểm về thức ăn động vật
(chất dinh dưỡng và hàm lượng thức ăn ăn vào…). Những năm gần lại đây, các
nước trên Thế giới đang sử dụng mô hình để ước tính lượng phát thải khí
methane do tổ chức IPCC ban hành năm 2006.
Phương pháp này được Liên Ban chính phủ (IPCC, 2006 [42]) phát triển
để ước tính lượng methane phát thải từ đường tiêu hóa của bò theo ba lớp khác
nhau (tier 1, 2, 3) được nhiều nước áp dụng. Trong đó tier 2 và 3 có độ chính xác
cao dựa trên các thông tin về số lượng, chất lượng thức ăn ăn vào, tiêu hóa và
trao đổi chất, khả năng sản xuất của gia súc. Phần mềm này không phức tạp và
có thể điều chỉnh phù hợp tùy thuộc vào môi trường chăn nuôi của các nước
khác nhau.

1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến phát thải khí trong chăn
nuôi gia súc
1.3.1. Trên Thế giới
Gần mười năm trở lại đây, phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp
rất được quan tâm. Trong đó ngành chăn nuôi là một trong những nguyên nhân
phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp (FAO, 2010 [36]). Nhiều tổ chức trên
Thế giới mỗi năm đều tiến hành thống kê lượng phát thải khí toàn cầu, để từ đó
đưa ra các khuyến cáo và biện pháp khắc phục tránh tác động mạnh đến môi
trường.
16


Khóa luận tốt nghiệp
Tổ chức Liên Ban chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007 [43]) ước
tính lượng khí CH4 gây hiệu ứng nhà kính gấp 25-29 lần so với khí CO 2. Theo
thống kê của tổ chức này ước tính phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp
toàn cầu khoảng 5,1-6,1 tỷ tấn CO2-eq vào năm 2005, chiếm khoảng 10-12%
tổng lượng phát thải.
Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA, Mỹ) nhận định hoạt động nông nghiệp
phát thải khí nhà kính từ các nguồn khác nhau: lên men đường ruột trong chăn
nuôi, quản lý phân gia súc, trồng lúa, quản lý đất nông nghiệp và lĩnh vực chất
thải nông nghiệp. Khí CH4 và N2O là loại khí nhà kính chủ yếu được phát ra bởi
các hoạt động nông nghiệp. Năm 2009, khí CH 4 phát thải từ quá trình lên men
trong ruột và quản lý phân chiếm khoảng 20%, còn lại 7% tổng lượng phát thải
CH4 từ hoạt động con người. Hoạt động quản lý đất nông nghiệp như phân bón
và tập quán canh tác khác nhau, là nguồn lớn nhất của Mỹ phát thải N 2O trong
năm 2009 chiếm 69%. Trong năm 2009, các nguồn phát thải chiếm trong các
nhóm ngành nông nghiệp phải chịu trách nhiệm cho 6,3% tổng lượng phát thải
khí nhà kính của Mỹ. Ngành chăn nuôi của nước Mỹ chiếm khoảng 3,1% của
tổng phát thải khí nhà kính vào năm 2009 (EPA, 2011a [33]). Cũng theo EPA

(2014) [35], khí CH4 phát thải từ quá trình lên men trong ruột và quản lý phân
chiếm khoảng 24,9 %, còn lại là 9,3% tổng lượng phát thải CH 4 từ hoạt động con
người, tương ứng năm 2012. Hoạt động quản lý đất nông nghiệp như phân bón
và tập quán canh tác phát thải N2O trong năm 2012, chiếm 74,8%. Trong năm
2012, các nguồn phát thải chiếm trong các nhóm ngành nông nghiệp của nước
Mỹ phải chịu trách nhiệm cho 8,1% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Từ năm
2009 nông nghiệp Mỹ chỉ chịu trách nhiệm cho 6,3% phát thải khí nhà kính
nhưng đến năm 2012 tăng lên 8,1%. Phát thải khí nhà kính đang ngày càng gia
tăng ở quốc gia này.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), tổ chức này
tiến hành thống kê phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp được thể hiện
bảng 1.5. Lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp Thế giới giai
17


Khóa luận tốt nghiệp
đoạn 2007-2012 (triệu tấn CO2-eq). Vào năm 2009, lượng phát thải khí nhà kính
của ngành nông nghiệp khoảng 5.211,2 triệu tấn CO 2-eq đến năm 2012 tăng lên
khoảng 5.381,5 triệu tấn CO2-eq. Ngành chăn nuôi chịu trách chịu khoảng 4%
lượng phát thải khí nhà kính (FAO, 2010 [36]). Năm 2013, tổ chức này đã tiến
hành thống kê hiện trạng phát thải khí nhà kính và phương pháp giảm phát thải
khí nhà kính cho ngành chăn nuôi toàn cầu. Trong thống kê này chỉ rõ, lượng khí
thải từ chăn nuôi gia súc nhai lại chiếm 75% tổng lượng khí thải nhà kính của
ngành chăn nuôi. Để giảm lượng phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc nhai
lại dựa vào các đánh giá về quá trình lên men đường ruột, khâu quản lý phân gia
súc, quy mô chăn nuôi. Từ đó tiến hành xây dựng các phương pháp giảm thiểu
phát thải khí nhà kính.
Dựa trên cách tiếp cận đánh giá vòng đời (LCA) của Steinfeld và cs
(2006) [51], ước tính rằng ngành chăn nuôi thải ra khoảng 7,1 tỷ tấn CO 2-eq,
chiếm khoảng 18% tổng lượng phát thải khí nhà kính do con người toàn cầu.

Steinfeld và cs (2006) [49], đã ước tính nguồn chính thải dọc theo chuỗi cung
cấp chăn nuôi như sau (số liệu được sửa đổi): Sử dụng đất và sử dụng đất thay
đổi phát thải khoảng 2,5 tỷ tấn CO 2-eq, bao gồm cả rừng và thảm thực vật tự
nhiên khác thay thế bởi đồng cỏ và cây làm thức ăn chăn nuôi. Sản xuất thức ăn
(trừ C phát thải từ đất) phát thải khoảng 0,4 tỷ tấn CO 2-eq, bao gồm cả nhiên liệu
hóa thạch được sử dụng trong sản xuất phân bón hóa học cho cây trồng làm thức
ăn chăn nuôi (thải khí CO2) và sử dụng phân bón hóa học trên cây trồng thức ăn
chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và cây họ đậu (thải khí N 2O). Chăn nuôi gia súc
phát thải khoảng 1,9 tỷ tấn CO2-eq, bao gồm cả quá trình lên men đường ruột từ
động vật nhai lại (thải khí CH 4) và tại trang trại sử dụng nhiên liệu hóa thạch
(thải khí CO2). Quản lý phân chuồng phát thải khoảng 2,2 tỷ tấn CO 2-eq, chủ yếu
thông qua lưu trữ phân bón, ứng dụng và lắng đọng (thải khí CH 4, N2O).
Murray, P.J và cs (1990) [47]; Dini, Y và cs (2012) [29], cho biết chăn
nuôi gia súc nhai lại phát thải khoảng 7-9 lần lượng khí CH 4 so với cừu và dê.
Ruột của gia súc nhai lại phát thải CH 4 chủ yếu ở dạ cỏ (87%-90%), và ở một

18


Khóa luận tốt nghiệp
mức độ nhỏ hơn (13%-10%) trong ruột già. Eckard (2011) [31] và Cottle và cs
(2011) [27], cho rằng bò thịt trưởng thành phát ra khoảng 350g CH 4/ngày ở vùng
nhiệt đới và 240g CH4/ ngày trong vùng ôn đới. Bò sữa phát thải ra khoảng 430g
CH4/ngày ở con.
Trong nghiên cứu của Broucek, J (2014) [26] về phát thải khí methane
trong sản xuất chăn nuôi thì phát thải khí methane ở những con bò sữa dao động
khoảng 151-497 (g/ngày). Bò sữa phát thải CH4 354 (g/ngày) nhiều hơn so với
bò thịt 269 (g/ngày) và bê 223 (g/ngày). Cừu sữa tạo ra 8,4 (kg/con/năm). Phát
thải khí CH4 bằng bê cái chăn thả trên đồng cỏ thụ tinh cao hơn 223 (g/ngày) so
với bê trên đồng cỏ chưa được thụ tinh 179 (g/ngày). Các phát thải CH 4 trung

bình là từ 161 (g/ngày)-323 (g/ngày) ở bò thịt. Bò thịt trưởng thành phát ra CH 4
khoảng từ 240 (g/ngày)-396 (g/ngày). Phát thải CH 4 hàng năm của bò rừng mỗi
năm là 72 (kg/con)…
1.3.2. Tại Việt Nam
Chăn nuôi bò của nước ta ngày càng phát triển, số lượng đàn bò ngày
càng tăng, tháng 10/2015 số đàn bò nước ta đạt 5,3 triệu con (GSO, 2015 [10]).
Nhưng bên cạnh sự phát triển như vậy của chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói
riêng cũng để lại một số tác động lớn đến môi trường. Đó chính là lượng khí thải
nhà kính từ ngành chăn nuôi. Để đánh giá hiện trạng phát thải khí từ chăn nuôi
bò, ở nước ta sử dụng phần mềm RUMINANT model. Kết quả nghiên cứu cho
phép mức độ phát thải khí từ chăn nuôi bò mà chủ yếu là khí methane.
Lê Đình Phùng và cs (2015a) [11], với đề tài “Hiện trạng và kịch bản
giảm phát thải khí methane đồng thời tăng năng suất chăn nuôi từ hệ thống bò
sinh sản quy mô nông hộ ở Ba Vì, Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ
thống chăn nuôi bò ở Ba Vì có quy mô nhỏ với 3,03 (con/hộ) và 90% số lượng
bò là bò mẹ và bê con dưới 1 tuổi. Lượng khí methane phát thải từ lên men dạ cỏ
là 87,1 (kg/hộ/năm) tương đương với 2,18 tấn CO 2-eq. Tiềm năng gây hiệu ứng
nhà kính từ lên men dạ cỏ 14,79 kg CO2-eq.

19


Khóa luận tốt nghiệp
Theo Đinh Văn Dũng và cs (2015a) [7], nghiên cứu về hiện trạng phát thải
khí methane đối với đàn bò thịt tại huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk các hộ điều tra có
quy mô đàn bò là 5,87 (con/hộ). Ước tính lượng khí methane phát thải từ lên
men dạ cỏ là 147,9 (kg/hộ/năm) tương đương khoảng 3,7 tấn CO 2-eq. Tiềm năng
gây hiệu ứng nhà kính từ lên men dạ cỏ là khoảng 11,6 kg CO 2-eq.
Nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs (2015a) [11], đánh giá hiện trạng
phát thải khí từ hệ thống chăn nuôi bò sữa ở Ba vì-Hà Nội cho thấy quy mô đàn

bò sữa là 8,7 (con/hộ) khoảng 50% là bò đang trong giai đoạn vắt sữa. Ước tính
lượng khí methane phát thải từ lên men dạ cỏ là 590,4±359,8 (kg/hộ/năm) tương
đương khoảng 14,8±8,99 tấn CO 2-eq. Tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính từ lên
men dạ cỏ khoảng 520±130 kg CO2-eq/tấn sữa.
Thức ăn của gia súc cũng ảnh hưởng đến lượng phát thải khí methane từ
chăn nuôi. Qua từng loại thức ăn mà có thể lượng phát thải khí methane tăng
hoặc giảm. Theo Đinh Văn Dũng và cs (2015b) [9], nghiên cứu về ảnh hưởng
của lượng protein trong thức ăn tinh đến phát thải khí methane, kết quả cho thấy
rằng, lượng vật chất khô và protein thô ăn vào tăng với việc tăng mức protein thô
trong thức ăn tinh. Tăng khối lượng của bò tăng lên từ 0,58-0,77 (kg/con/ngày)
khi tăng mức protein thô từ 10 lên 19% trong thức ăn tinh. Lượng khí methane
phát thải dao động từ 0,078-0,086 (kg/con/ngày) và tiềm năng sinh khí gây hiệu
ứng dao động từ 1,94-2,15 kg CO 2-eq/con/ngày, tuy nhiên không có sự sai khác
thống kê khi bò được ăn khẩu phần có mức protein thô trong thức ăn tinh khác
nhau (P>0,05). Lượng khí methane thải ra và tiềm năng sinh khí gây hiệu ứng
nhà kính trên một đơn vị vật chất khô ăn vào và 100 (kg) khối lượng cơ thể ở bò
cho ăn mức 16% protein trong thức ăn tinh có xu hướng thấp hơn so với ở bò
cho ăn các mức protein khác (P<0,05). Như vậy, bước đầu có thể kết luận rằng,
mức 16% protein thô trong thức ăn tinh là phù hợp nhằm tăng năng suất vật nuôi
cũng như giảm lượng khí methane phát thải từ đó giảm tiềm năng gây hiệu ứng
nhà kính ở bò thịt vỗ béo….

20


Khóa luận tốt nghiệp
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị
1.4.1. Vị trí địa lí
Cam Lộ là một huyện ở phía tây bắc tỉnh Quảng Trị. Phía đông giáp thành

phố Đông Hà, phía tây giáp huyện Hướng Hóa, phía nam giáp huyện Triệu
Phong, phía bắc giáp huyện Gio Linh [2].

Hình 1.3. Vị trí địa lí tỉnh Quảng Trị
Cam Lộ có 8 xã gồm: Cam An, Cam Chính, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam
Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Tuyền và 1 thị trấn (Cam Lộ). Xã Cam
Tuyền có 12 thôn, có diện tích 103,3 km² [2].

Hình 1.4. Địa bàn xã Cam Tuyền
21


Khóa luận tốt nghiệp
1.4.2. Điều kiện tự nhiên
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào đây là những thuận lợi cơ bản cho phát triển
các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được xem là vùng có
khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 3
đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt [2].
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24 0C-250C ở vùng đồng bằng, 220C230C ở độ cao trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống
thấp, tháng lạnh nhất xuống dưới 22 0C ở đồng bằng, dưới 200 C ở độ cao trên
500m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 28 0C, tháng nóng
nhất từ tháng 6-7, nhiệt độ có thể lên tới 400C-420C. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh
thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp [2].
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500mm.
Số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị
biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung
vào các tháng 9, 10, 11 [2].
Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình khoảng 83-88%/năm [2].


22


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bò thịt được nuôi theo hình thức bán thâm canh quy mô nông hộ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin về các tài liệu liên quan đến tình hình chăn nuôi bò,
quy mô và cơ cấu của đàn bò của nước ta nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.
2.3.2. Phương pháp điều tra
- Đánh giá hiện trạng hệ thống chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô
nông hộ tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
- Số mẫu khảo sát: 30 hộ nuôi bò bán thâm canh. Các hộ được lựa chọn là
những hộ chăn nuôi bò đại diện cho mỗi hệ thống (dựa trên số lượng bò, diện
tích đất đai).
- Chỉ tiêu khảo sát: Đề tài tập trung khảo sát các chỉ tiêu một mặt có thể
mô tả hiện trạng của hệ thống chăn nuôi, đồng thời cũng là những yếu tố đầu vào
dùng để xác định lượng khí methane phát thải. Các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm:
+ Nhóm chỉ tiêu nguồn lực của nông hộ: Số nhân khẩu, số lao động, diện
tích đất đai, diện tích đất trồng cỏ, diện tích các loại cây trồng.
+ Nhóm chỉ tiêu về con bò: Số lượng bò mỗi hộ, cơ cấu giống và tuổi của
đàn bò, giới tính của bò. Khối lượng hiện tại của từng cá thể bò.
+ Nhóm chỉ tiêu về dinh dưỡng: Loại thức ăn sử dụng cho bò, khối lượng
của từng loại thức ăn mà nông hộ sử dụng cho bò. Số lần cho ăn trong ngày.
+ Nhóm chỉ tiêu về quản lý chăm sóc: thời gian chăn thả trong ngày.


23


Khóa luận tốt nghiệp
2.3.3. Phương pháp ước tính lượng khí methane phát thải bằng phần mềm
RUMINANT model
- Lượng khí methane phát thải từ đường tiêu hóa được ước tính theo
hướng dẫn của IPCC (2006) [42] theo lớp 3 (tier 3) dưới sự hỗ trợ của phần mềm
RUMINANT model (Herrero và cs, 2013 [40]). Phần mềm có thể ước tính lượng
vật chất khô ăn vào và các chất dinh dưỡng cung cấp cho bò, các thông số này
cũng là cơ sở để ước tính lượng khí methane phát thải.
- Đầu vào (Input) của RUMINANT model gồm:
+ Đầu vào thứ nhất là đặc điểm của từng cá thể bò, bao gồm khối lượng
hiện tại, khối lượng trưởng thành, giới tính, đặc điểm hệ thống chăn nuôi (chăn
thả hay nuôi nhốt), bò đang tiết sữa hay không tiết sữa (đối với bò cái), dự tính
tăng khối lượng của bò/ngày.
+ Đầu vào thứ hai là loại và lượng thức ăn hàng ngày cho bò (kg vật chất
khô/con/ngày) và số bữa cho ăn trong ngày.
+ Đầu vào thứ ba là bảng thành phần hóa học của thức ăn (vật chất khô,
protein, xơ không tan trong môi trường trung tính, khoáng và mỡ thô).
- Đầu ra (Output) quan trọng của RUMINANT model gồm: ước tính vật
chất khô ăn vào hàng ngày, tăng khối lượng của bò, đặc biệt là lượng khí
methane phát thải hàng ngày cho từng cá thể bò. Từ lượng khí methane phát thải
hàng ngày của cá thể bò, chúng tôi có thể xác định lượng hệ số phát thải khí
methane cho từng đối tượng bò (kg CH4/con/năm).

24



Khóa luận tốt nghiệp
2.3.4. Phương pháp phân tích
Phân tích thành phần hóa học thức ăn cho bò. Mẫu thức ăn được thu thập
từ các hộ đem về phòng thí nghiệm sấy khô ở nhiệt độ 60 0C và được nghiền qua
lỗ sàng 1mm. Sau đó được tiến hành phân tích các chỉ tiêu: vật chất khô, khoáng
tổng số và nitơ tổng số được phân tích theo phương pháp tiêu chuẩn của AOAC
(1990) [20], lượng protein thô được tính toán bằng lượng nitơ tổng số nhân cho
6,25. Xơ không hòa tan trong môi trường chất tẩy trung tính được xác định bằng
phương pháp của Van Soest và cs (1991) [53].
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Excel (2010). Xử lý thống
kê mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0.

25


×