Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

luận văn sử dụng đất và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.68 MB, 100 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia bởi nó là tư liệu sản
xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trường
toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững. Biến động sử
dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng của Trái đất, gây nhiều hậu quả như
thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý hóa của đất, các nguồn tài nguyên
động, thực vật. Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại tác
động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu [13]. Do đó, những hiểu biết về nguyên nhân,
động lực cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò rất quan trọng.
Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã tác động
mạnh mẽ đến sử dụng đất. Diện tích đất để phát triển các khu dân cư nông thôn và đô
thị tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp ở các khu vực đồng bằng bị thu hẹp. Theo dõi
biến động sử dụng đất sẽ cung cấp thông tin chính xác những thay đổi về diện tích, về
mục đích sử dụng, từ đó có định hướng sử dụng đất hiệu quả và hợp lý cho tương lai.
... .... là một huyện thuộc phía Nam tỉnh ... ...., có diện tích tự nhiên 140.180,45
ha [9]. Địa hình với vùng núi, đồi, ở phía Tây ven biển là một dải cồn cát trắng, vùng
giữa trung tâm là một dải đồng bằng hẹp tọa lạc dọc theo hai bên bờ sông Kiến Giang.
Định hướng của huyện là phát triển toàn diện khu trung tâm hiện có, mở rộng du lịch,
dịch vụ về phía Đông, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây
dựng hạ tầng một cách đồng bộ. Chính vì điều đó đã làm cho cơ cấu sử dụng đất trên
địa bàn huyện cũng có những biến động mạnh. Bên cạnh đó, áp lực đối với đất đai
ngày càng cao đặc biệt là các vấn đề như giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất cũng như nhiều biến động khác đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà
nước để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời đảm bảo sự ổn định về mọi mặt
của đời sống.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mong muốn hiểu rõ thêm về các yếu tố
tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình biến động sử dụng đất, tìm ra
1




các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn .. ... ....
trong quá trình phát triển, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu biến động sử dụng đất
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai .. ... ....”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu
- Mục tiêu chung
Nghiên cứu biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 .. ... .... nhằm xác lập
được cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý đất đai hiệu quả và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
- Mục tiêu cụ thê
+ Phân tích đặc điểm sử dụng đất và thành lập bản đồ biến động sử dụng đất
giai đoạn 2005 - 2015 của .. ... .....
+Thấy được nguyên nhân và xu thế biến động sử dụng đất .. ... .....
+ Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai .. ... .....
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của .. ... ....
- Nghiên cứu đặc điểm sử dụng đất và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
các năm 2005, 2015.
- Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng
đất .. ... .....
- Phân tích hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
- Trên cơ sở các căn cứ để đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý đất đai .. ... .....

2



3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính .. ... ....,
trong đó nghiên cứu chi tiết 3 xã là ... ...., ... .... và ... .....
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành thu thập, xử lý số liệu tài liệu hiện trạng sử
dụng đất ở các thời điểm từ năm 2005 và 2015. Đề tài được tiến hành thực hiện từ
tháng 12 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biến động sử
dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất
đai .. ... .....
4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các loại bản đồ, các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, tình hình sử dụng đất, các báo cáo, các dự án nhằm kế thừa các tư liệu đã có của
khu vực nghiên cứu. Thu thập những thông tin về quá trình đô thị hóa và tình hình thực
hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, cũng như những thông tin về tình hình sử
dụng và biến động đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu
từ các cơ quan nhà nước như phòng Tài nguyên và Môi trường, văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất, chi cục thống kê .. ... ...., sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Xây dựng tỉnh ... ....…để sử dụng vào mục đích
phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, khảo sát thực địa để kiểm tra các thông tin thu thập được về tình hình
sử dụng và biến động sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu với sự hỗ trợ của thiết bị
GPS cầm tay.
Do địa bàn .. ... .... rộng, địa hình phức tạp vì vậy để tiến hành thực hiện nội
dung nghiên cứu đề tài tác giả đã xây dựng các tuyến khảo sát đặc trưng và đại diện
cho vấn đề nghiên cứu trên toàn lãnh thổ, cụ thể là:
3



+ Tuyến 1: Tuyến khảo sát dọc theo Quốc Lộ 1A từ ... .... đến ... ...., đại diện
cho các xã đồng bằng ven biển.
+ Tuyến 2: Tuyến khảo sát dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh từ thị trấn Nông
Trường ... .... đến hết xã ... .... đại diện cho các xã trung du miền núi.
+ Tuyến 3: Tuyến khảo sát chạy dọc theo sông Kiến giang đại diện cho các xã
đồng bằng trung tâm.
b) Phương pháp phân tích không gian trong GIS
- Sử dụng phần mềm ArcGIS 10.1 tiến hành biên tập bản đồ sử dụng đất.
- Sử dụng chức năng phân tích không gian trong phần mềm ArcGIS 10.1 để
chồng xếp bản đồ và tính toán biến động.
- Sử dụng các chức năng phân tích không gian để tạo bản đồ độ dốc, độ cao,
khoảng cách đến đường giao thông chính, khoảng cách đến sông suối và trung tâm xã,
thị trấn.
- Sử dụng công cụ chọn mẫu ngẫu nhiên trong phần mềm ArcGIS 10.1 để lấy
mẫu phục vụ phân tích hồi quy.
c) Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến
Tiến hành phân tích hồi quy logistic đa biến bằng phần mềm SPSS 2.0 để xác
định mối tương quan giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến biến
động sử dụng đất. Mô hình hàm hồi quy logistic đa biến có dạng [13]:

Hoặc có thể viết

Trong đó: X1, X2, ...., Xn: Các biến độc lập trong mô hình hồi quy
B1, B2, ..., Bn: Hệ số của các biến độc lập trong mô hình hồi quy.
4


B0: Hằng số
P(Y=1) là xác suất xảy ra biến động sử dụng đất.

Độ phù hợp tổng thể của mô hình được đánh giá dựa vào chỉ tiêu -2LL (-2log
likelihood). Giá trị -2LL càng nhỏ thể hiện độ phù hợp cao, giá trị nhỏ nhất của -2LL
là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có độ phù hợp hoàn hảo.
Với độ tin cậy 95%, các biến độc lập được coi là có ý nghĩa và tương quan với
biến động sử dụng đất khi giá trị P- value (Sig) <0,05.
Hệ số xác định R2 đánh giá mô hình có giải thích tốt mối liên hệ giữa biến phụ
thuộc Y và biến độc lập X hay không. Giá trị R2 nằm trong khoảng từ 0 - 1.
Tiến hành xử lý thống kê với 10.000 điểm mẫu được xác định bằng công cụ
chọn mẫu ngẫu nhiên trong ArcGIS 10.1. Mỗi điểm là một pixel số liệu. Trong đó biến
phụ thuộc là biến động sử dụng đất, nếu biến động xảy ra thì biến phụ thuộc có giá trị
1, nếu không xảy biến động thì biến phụ thuộc có giá trị 0. Các biến độc lập bao gồm
độ cao, độ dốc, khoảng cách tới sông suối, khoảng cách đường giao thông chính,
khoảng cách tới trung tâm xã, thị trấn, chính sách.
Bảng 1: Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến
TT

Tên biến

Loại biến

Đơn vị

Nguồn

1

Độ cao

Định lượng


m

Phân tích không gian GIS

2

Độ dốc

Định lượng

độ

Phân tích không gian GIS

3

KC đến đường GT

Định lượng

km

Phân tích không gian GIS

4

KC đến sông, suối

Định lượng


km

Phân tích không gian GIS

5

KC đến trung tâm xã,
thị trấn

Định lượng

km

Phân tích không gian GIS

6

Chính sách

Điều tra, phân tích không
gian GIS

Nhị phân

5


Các biến độ cao, độ dốc khoảng cách tới đường giao thông, khoảng cách đến
sông suối, trung tâm xã được tạo bởi công cụ trong ArcToolbox. Biến chính sách được
xác định từ kết quả điều tra thu thập số liệu và phân tích trong GIS. Những xã thực

hiện các chính sách của chương trình 135, xã điểm cho mô hình xây dựng nông thôn
mới được gán mã 1, những xã không nằm trong diện thực hiện được gán mã 0.
d) Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia
Là phương pháp sử dụng bảng hỏi để đối tượng tham gia điền vào nhằm mục
đích thu thập thông tin, trong quá trình thu thập, người phỏng vấn có thể xác định tính
chính xác của thông tin thông qua hành vi, tâm lý của người được phỏng vấn.
Chọn hộ điều tra: Trước tiên chỉ chọn các hộ nông nghiệp, sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn các hộ gia đình tham gia phỏng vấn. Đối với
vùng gò đồi chọn xã đại diện là ... ...., vùng đồng bằng là xã ... .... và vùng ven biển
điều tra tại xã ... ..... Số hộ điều tra được tính theo công thức:

Trong đó:
N: Tổng số hộ trên đơn vị điều tra
n: Số phiếu điều tra
e: Mức ý nghĩa (Với độ tin cậy của ước lượng là 95% thì e = 0,05)
Số lượng hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2: Số phiếu điều tra tại các xã nghiên cứu
Xã đại diện

... ....

... ....

... ....

Tổng số hộ nông nghiệp

1261

1235


403

Tổng số hộ điều tra

303

302

200

Nội dung điều tra nông hộ bao gồm điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng
suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai và những
ảnh hưởng đến môi trường...

6


e) Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm ArcGIS10.1 để tính diện tích biến động, phần mềm SPSS
20 để xử lý số liệu tương quan hồi quy. Xuất kết quả, xử lý số liệu bằng bảng và biểu
đồ trên Microsoft Excel, SPSS.
f) Phương pháp ứng dụng mô hình toán học để dự báo sự thay đổi các kiểu
sử dụng đất trong tương lai
Dự báo về sự thay đổi các kiểu sử dụng đất theo thời gian theo phương trình
toán học sau [24]:
Vt2 = M * Vt1

(1)


Trong đó: M: Tỉ lệ thay đổi của các kiểu sử dụng đất trong khoảng thời gian
thu thập số liệu.
Vt1: Diện tích của kiểu sử dụng đất tại thời điểm thứ nhất.
Vt2: Diện tích của kiểu sử dụng đất tại thời điểm t.
Để tiến hành dự báo trước tiên cần xác định được khoảng thời gian dự báo. Trên
cơ sở kết quả đánh giá biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005 đến
2015, nghiên cứu đã ứng dụng mô hình phân tích chuỗi Markov nhằm dự báo biến
động sử dụng đất .. ... .... theo công thức sau [24]:
TDB = TCT + (TCT - TCD)

(2)

Trong đó: TDB: Thời điểm dự báo
TCT: Mốc thời gian cận trên của quá trình đánh giá
TCD: Mốc thời gian cận dưới của quá trình đánh giá
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a) Ý nghĩa khoa học
Đề tài tiến hành nghiên cứu hiện trạng, phân tích nguyên nhân và xu thế biến
động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 bằng việc ứng dụng công nghệ GIS nhằm hoàn
thiện phương pháp luận và quy trình nghiên cứu biến động tài nguyên đất đai. Đồng
thời, bổ sung thêm cơ sở khoa học để đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý tài nguyên đất bền vững ở lãnh thổ cấp huyện.
7


b) Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho địa phương, cơ quan chuyên môn tổng hợp, cập nhật, nắm bắt thông
tin liên quan biến động sử dụng đất và những tác động của nó đến tình hình quản lý
Nhà nước về đất đai nhằm tăng cường công tác quản lý tài nguyên đất hiệu quả và hợp
lý hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích biến động sử dụng đất của .. ... .... giai đoạn
2005 - 2015, đề tài đã làm rõ được xu thế và nguyên nhân biến động các loại hình sử
dụng đất, làm cơ sở và đề xuất được các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên đất đai
ở khu vực nghiên cứu.

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai
1.1.1.1. Khái niệm
Trước khi tìm hiểu khái niệm về đất đai, cần phải hiểu được khái niệm về đất. Về
mặt thuật ngữ khoa học hai khái niệm này có sự phân biệt nhất định, cần phải phân biệt
được “đất” và “đất đai”. Trong tiếng Anh đất tương đương với từ “soil” có nghĩa trùng
với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó, còn đất đai tương đương
với từ “land” có ý nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ [3].
Theo nhà bác học người Nga V.V.Docutraev (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục
địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức
tạp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương [14].
Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm
tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình,
hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động
thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại [14].
Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh
thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [16].
1.1.1.2. Vai trò của đất đai
Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không

gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí. Là nơi sản
xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác, là môi trường sống của
mọi sinh vật, là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn
cầu. Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư
liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các
hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn
là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng
9


một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các
tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm [33].
Lịch sử nhân loại cho thấy, đất đai luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển
kinh tế, xã hội. Trong luận điểm nổi tiếng của mình, nhà kinh tế học William Petty
(1623-1687) cho rằng “Lao động là cha, còn đất đai là mẹ của của cải”. Cũng theo
Phan Huy Chú “Của báu của một nước không có gì bằng đất đai. Nhân dân và của cải
đều do đấy mà ra” [22].
1.1.2. Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất
1.1.2.1. Sử dụng đất
Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được thực
hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những
vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư.
Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
giữa con người với đất đai [33].
Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), có nhiều kiểu sử dụng đất
bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử
dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và
theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công nghiệp [16].
Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng

thay đổi chức năng của đất và môi trường. Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa
trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững.
Theo Luật Đất đai năm 2013 có các nguyên tắc sử dụng đất sau:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
- Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

10


1.1.2.2. Quản lý sử dụng đất
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm
đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất [13]..
Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai trong
không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại [43].
Ngày nay, do vai trò quan trọng của tài nguyên đất và yêu cầu đa chức năng, đa
mục đích của khoa học quản lý về đất đai, cần hoàn thiện hơn nữa phương pháp luận
và các phương pháp triển khai công việc của quản lý đất đai.
Quản lý nhà nước đối với đất đai là sự tác động liên tục, có định hướng mục
tiêu của bộ máy nhà nước lên đối tượng sử dụng đất, nhằm thực hiện mục tiêu chung
đề ra trong những điều kiện và môi trường kinh tế nhất định, trên nguyên tắc cao nhất
Nhà nước là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai trực tiếp tham gia vận hành thị trường,
để thực hiện quyền về kinh tế của sở hữu và các chức năng khác của Nhà nước. Khai
thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, đồng thời có biện pháp bảo vệ
đất và môi trường sống theo hướng sử dụng bền vững quỹ đất.
Nội dung của quản lý nhà nước đối với đất đai là việc Nhà nước sử dụng những
phương pháp, biện pháp, những phương tiện, công cụ quản lý, thông qua hoạt động

của bộ máy quản lý để thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với đất đai,
nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất đã đặt ra.
Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý [18].
Tóm lại, quản lý nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất
đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất, trong việc phân
phối lại vốn đất theo quy hoạch; trong việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng đất.
1.1.3. Phân loại đất đai
Tùy theo mục đích sử dụng đất có thể có những cách phân loại khác nhau
nhưng đều nhằm mục tiêu chung là nắm chắc các loại đất để bố trí sử dụng và quản lý
11


chúng. Phân loại đất đai theo mục đích sử dụng nhằm nắm được hiện trạng đất đai
đang sử dụng vào mục đích khác nhau như thế nào, số lượng, cơ cấu của mỗi loại
trong tổng số là bao nhiêu, những biến động của mỗi loại đất này là bao nhiêu.
Ở Việt Nam, Luật Đất đai đầu tiên (1987) quy định đất đai được phân làm 5 loại
theo mục đích sử dụng, gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất
chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Luật Đất đai 1993 quy định đất đai được phân thành
6 loại theo mục đích sử dụng, gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư
nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
Cách phân loại đất theo Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 vừa theo mục
đích sử dụng, lại theo địa bàn gây nên có sự chồng chéo. Để khắc phục tình trạng này,
Luật Đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 quy định căn cứ theo mục đích sử
dụng, đất đai được phân thành 3 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông
nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Luật Đất đai 2013 vẫn giữ cách phân loại thành 3
nhóm như Luật Đất đai 2003 với từng loại đất chi tiết trong nhóm như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo

vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không
thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo,
tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi,
kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
- Đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo
quy định của Luật Đất đai, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng,
núi đá không có rừng cây [5].
Tóm lại, theo mục đích sử dụng, đất đai ở nước ta hiện nay được chia làm 3
nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Với tốc độ công
12


nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, đất nông nghiệp và đất chưa sử
dụng luôn có xu hướng chuyển sang đất phi nông nghiệp với diện tích ngày càng lớn.
1.1.4. Biến động sử dụng đất
1.1.4.1. Khái niệm biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất
gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng
trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể
chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài
nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của
đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu [13].
Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi về loại
hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người. Mọi vật trên thế giới tự nhiên không bao
giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó
là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên. Như vậy, để khai thác tài

nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và
không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của
đất. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích có thể phù hợp hay
không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh sử dụng đất đai
có tác động xấu đến môi trường sinh thái.
1.1.4.2. Các trường hợp biến động sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất đã nãy sinh các trường hợp biến động sử dụng đất như sau:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất;
- Nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
- Thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
13


- Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
- Chuyển mục đích sử dụng đất;
- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
- Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang
hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu
tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung
của vợ và chồng;
- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử
dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả
hòa giải thành về tranh chấp đất đai được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công
nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai,
quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi
hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù
hợp với pháp luật;
- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
1.1.4.3. Nguyên nhân của biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất xẩy ra do các nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
- Do nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

14


- Do nhu cầu chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp theo quy
định của pháp luật về các quyền của người sử dụng đất.
- Do tự nhiên gây ra: thiên tai, đất bồi,…
- Do cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất do mất giấy, thay đổi tên chủ hộ.
1.1.4.4. Ý nghĩa của đánh giá biến động sử dụng đất
Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng
đất đai. Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có hiệu
quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác khi đánh giá biến động sử dụng đất cho
ta biết nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, lĩnh vực. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố
các ngành, các lĩnh vực kinh tế, những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh

tế và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa
ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các phương pháp sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó, đánh giá biến
động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút
nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.
1.1.4.5. Những yếu tố tác động đến biến động sử dụng đất
* Yếu tố tự nhiên
- Điều kiện khí hậu: Đất được hình thành và phát triển trong từng điều kiện khí
hậu cụ thể, do đó sử dụng đất cũng theo vùng, theo mùa.
- Điều kiện địa hình: Đất cũng được hình thành và phát triển trong từng điều
kiện địa hình cụ thể, theo độ cao, do đó sử dụng đất cũng theo địa hình, theo độ cao.
- Điều kiện thổ nhưỡng: Đất có những tính chất hóa học, lý học, sinh học nhất
định, đối tượng sử dụng đất có những nhu cầu sử dụng đất riêng biệt, do đó sử dụng
đất dựa theo kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp.

15


- Điều kiện thủy văn: Mỗi vùng đều có hệ thống và chế độ thủy văn, thủy địa
chất cụ thể, quyết định cung cấp nguồn nước cho các yêu cầu sử dụng đất, do đó sử
dụng đất theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của nguồn nước.
- Điều kiện không gian: Sử dụng đất căn cứ vào đặc điểm địa hình, quy mô diện
tích, hình thể mảnh đất.
- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của vùng sẽ tạo ra những lợi thế so sánh, tạo ra tiền
đề sử dụng đất.
* Yếu tố kinh tế - xã hội
- Điều kiện dân số và lao động: Dân số và lao động là nguồn lực, điều kiện để
sử dụng đất, trình độ lao động phản ảnh trình độ thâm canh sử dụng, cải tạo đất.
- Điều kiện vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất xã hội: Vốn và cơ sở vật

chất kỹ thuật quyết định quy mô, tốc độ và trình độ thâm canh sử dụng đất.
- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất: Hình thức quản lý và tổ chức sản xuất
dựa trên cơ sở trình độ phát triển của công nghiệp, do đó cũng quyết định hình thức và
mức độ khai thác sử dụng đất.
- Sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Tiềm năng đất đai
phụ thuộc vào sự phát triển khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Chế độ kinh tế - xã hội: Phản ánh trình độ phát triển phương thức sản xuất,
quy định mục đích sử dụng đất cho lợi ích của tầng lớp nào, do đó quy định cả phương
thức khai thác và hiệu quả sử dụng đất.
1.2. Chuỗi Markov
1.2.1. Khái niệm
Chuỗi Markov: Trong toán học, một chuỗi Markov đặt theo tên nhà toán học
Người Nga Andrei Andreyevich Markov, là một quá trình ngẫu nhiên theo thời gian
với tính chất Markov. Trong một quá trình như vậy, quá khứ không liên quan đến việc
tiên đoán tương lai mà việc đó chỉ phụ thuộc theo kiến thức về hiện tại [19].
Markov như một mô hình phát triển của kinh tế xã hội và khoa học nghiên cứu
cuối những năm 1950. Ứng dụng thực nghiệm của chuỗi Markov trong đô thị và phân
16


tích khu vực bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960. Một trong những ứng dụng đầu
là Clark sử dụng của chuỗi Markov để mô phỏng biến động của nhà cho thuê ở các
thành phố Mỹ. Clark mô tả sự biến động của những vùng điều tra dân số từ 10 năm
khác nhau trong bốn thành phố khác nhau (Detroit, Pittsburg, Indianapolis và St
Louis) trong giai đoạn từ năm 1940 đến 1960. Một ứng dụng khác của Lever đã tìm
cách mô tả việc phân cấp của sản xuất trong khu vực Clydeside của Glasgow,
Scotland, Vương quốc Anh [36].
1.2.2. Ứng dụng chuỗi Markov
Nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng chuỗi Markov để dự đoán sử dụng đất đã
tìm cách để mở rộng phạm vi áp dụng của các mô hình. Turner so sánh kết quả của

một mô hình chuỗi Markov với hai mô hình mô phỏng không gian khác nhau để dự
báo những thay đổi lâu dài vùng Piedmont phía bắc Georgia.. McMillen và McDonald
đã chứng minh các khớp nối của chuỗi Markov với các mô hình hồi quy . Để ước tính
ảnh hưởng của giá trị đất trên phân vùng thay đổi mà họ ước tính một chức năng để dự
đoán giá trị đất, sau đó phục vụ như giải thích cho các xác suất chuyển đổi của một ma
trận thay đổi sử dụng đất. Weng tích hợp việc sử dụng các hệ thống thông tin địa lý và
khả năng viễn thám với một mô hình chuỗi Markov để dự đoán những hậu quả sử
dụng đất có thể có của đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng ở đồng bằng sông
Zhujiang của Trung Quốc. Cuối cùng, Levinson và Chen cung cấp một mô hình chuỗi
Markov thay đổi sử dụng đất trong khu vực Twin Cities [37].
Ngoài ra Chuỗi Markov có rất nhiều ứng dụng, các hệ thống Markov xuất hiện
nhiều trong vật lí, đặc biệt là cơ học thống kê. Chuỗi Markov có thể dùng để mô hình
hóa nhiều quá trình trong lí thuyết hàng đợi và thống kê. PageRank của một trang web
dùng bởi Google được định nghĩa bằng một chuỗi Markov. Chuỗi Markov cũng có
nhiều ứng dụng trong mô hình sinh học, đặc biệt là trong tiến trình dân số. Một ứng
dụng của chuỗi Markov gần đây là ở thống kê địa chất. Chuỗi Markov cũng có thể
ứng dụng trong nhiều trò game. Trong ngành quản lý đất đai: Người ta còn ứng dụng
GIS, và chuỗi Markov vào phân tích sự thay đổi sử dụng đất, là ứng dụng mà đề tài
nghiên cứu đáng hướng đến.

17


1.3. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Biến động sử dụng đất là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa con người
và môi trường. Biến động sử dụng đất cũng ảnh hưởng tới con người và hệ thống tự
nhiên theo không gian và thời gian [42].
Trong thời gian đầu, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất chỉ đơn giản
là phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn

thám và GIS [13]. Song song với việc xác định được biến động sử dụng đất các nhà
khoa học đã nhận ra rằng đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường.
Vì vậy những nghiên cứu về biến động sử dụng dụng đất lúc này tập trung phân tích
những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến
các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Trước tiên phải kể đến dự án quốc tế về nghiên cứu biến động sử dụng đất và
lớp phủ (LUCC - Land use and Cover Change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều
trường đại học và các viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994 - 1996), Viện
Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997 - 1999) và Đại học Công giáo
Louvain, Bỉ (2000 - 2005). Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết về những
tác động của con người và động thái sinh lý của biến động đất đai đến những thay
đổi về độ che phủ đất. Dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình toàn cầu để cải
thiện năng lực dự đoán biến động sử dụng đất và ở những khu vực nhạy cảm.
Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng tư liệu ảnh vệ
tinh Landsat xác định được biến động sử dụng đất tại thành phố Daqing tỉnh
Heilongjiang, từ năm 1997 đến 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng,
đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập
nước giảm đi 60%. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất ở khu vực nghiên
cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế - xã hội [43]
Trong một nghiên cứu khác được tiến hành tại khu vực thủ đô của Ấn Độ,
bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS, kết quả nghiên cứu đã xác
định, đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm 1989 đến năm 1998 nhưng từ năm
1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7%. Đất xây dựng tăng chủ yếu là do gia tăng dân số đô
thị. Các tác giả cho rằng biến động sử dụng đất chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế
18


xã hội và những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào chi phí lợi ích
trong sản xuất nông nghiệp [35].
Về sự kết hợp của vệ tinh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), và chuỗi

Markov trong phân tích và dự đoán thay đổi sử dụng đất đã được K.W.Mubea và cộng
sự thực hiện trong đề tài “Assessing Applycation Of Markov Chain Analysis
Inpredicting Land Cover Change: A Case Study Of Nakuru Municipality”. Trong nghiên
cứu này, kết quả cho thấy tình hình phát triển đô thị không đồng đều, diện tích đất rừng
bị mất mát đáng kể và quá trình thay đổi sử dụng đất đã không ổn định. Nghiên cứu cho
thấy rằng việc tích hợp của vệ tinh viễn thám và GIS có thể là một phương pháp hiệu
quả để phân tích các mô hình không gian - thời gian của sự thay đổi sử dụng đất. Hội
nhập sâu hơn của hai kỹ thuật này với mô hình Markov đã hỗ trợ hiệu quả trong việc mô
tả, phân tích và dự đoán quá trình biến đổi sử dụng đất. Kết quả dự đoán về sử dụng đất
cho năm 2015 là sự gia tăng đáng kể của đất đô thị và nông nghiệp [35].
Các công trình nghiên cứu khác sử dụng mô hình thực nghiệm để đánh giá
biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám. Dữ liệu của mô hình là hình ảnh trên
tư liệu viễn thám hoặc đo được bằng GIS như khoảng cách hoặc dữ liệu đất, độ dốc,
độ cao hoặc yếu tố kinh tế xã hội như dân số, tổng sản phẩm quốc nội. Trong nhiều
trường hợp mô hình ứng dụng để xác định không gian thay đổi sử dụng đất khá tốt.
Tuy vậy mô hình này cũng không thành công trong giải thích hành vi của con người
dẫn đến biến động sử dụng đất [35].
Hiện nay, trên thế giới một số nhà khoa học sử dụng mô hình không gian để
xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất, lớp phủ đến vấn đề
xã hội và môi trường. Các biến của mô hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng
trưởng kinh tế...), bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ
điều tra phỏng vấn hộ gia đình hay các nhà quản lý. Dữ liệu được đưa vào mô hình
bằng kỹ thuật GIS và các kỹ thuật máy tính khác [44].
Mô hình không gian sẽ xác định được quá trình biến động sử dụng đất, tác
động của chúng có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả của biến động
sử dụng đất trong quá khứ. Vì vậy, mô hình là công cụ hữu ích cho người quản lý đất
đai và hoạch định chính sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử dụng đất trong
tương lai.
19



1.3.2. Tại Việt Nam
Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng thường được công bố thành hai hướng chính là nghiên cứu ứng
dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám, mô
hình hóa quá trình biến động sử dụng đất và hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa biến
động sử dụng đất, với các yếu tố kinh tế - xã hội.
Đối với hướng thứ nhất, các nghiên cứu thường dùng các dữ liệu bản đồ và
trong rất nhiều trường hợp, dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu. Đây là
lĩnh vực mà các tác giả trong nước có nhiều nghiên cứu hơn cả như các công trình
ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định biến động sử dụng đất
do quá trình đô thị hóa, phá rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp..
Đối với hướng nghiên cứu thứ hai, các tác giả nước ngoài cũng chiếm phần lớn
các công bố. Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của
chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng
Đình Quang (2002) cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời điểm
nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những biến động sử dụng đất trước đó và
các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những biến động trong sử
dụng đất và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của
nhà nước. Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương
thức sử dụng đất và ngược lại. Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận
thức của họ, tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Dựa trên kết quả điều
tra khảo sát ở mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong
và bên ngoài thôn bản tới biến động sử dụng đất, mối quan hệ thống kê giữa các biến
số kinh tế xã hội và địa lý được giải thích bằng phương pháp PCA. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả
năng tiếp cận, tăng dân số. Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược
sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử
dụng đất trong tương lai [10].
Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent –

based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất tại bản
20


Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến biến động
sử dụng đất. Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của người dân trong mô hình
dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan
triển khai chính sách. Mô hình có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo
biến động sử dụng đất [2].
Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến biến
động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Vũ
Kim Chi (2009) đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu vực Suối Muội yếu tố ảnh hưởng đến biến
động sử dụng đất là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6, khoảng cách đến
khu dân cư và dân tộc [6].
Gần đây phổ biến việc sử dụng công nghệ thành lập bản đồ biến động sử dụng
đất với rất nhiều công cụ trong đó có GIS. Chẳng hạn như đề tài “Ứng dụng GIS thành
lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai đoạn 1995 - 2005”
(Đoàn Đức Lâm, 2010) tác giả đã phân tích, đánh giá và thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dựa trên nghiên cứu, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng lập các ma
trận biến động và dùng các công cụ Microstation, Mapinfo và ArcGIS 10.1 [15].
Trong đề tài “Ứng dụng Mô hình MarKov và Cellular mô hình MarKov và
Cellular Automata trong nghiên cứu dự báo biến đổi lớp phủ bề mặt” (Trần Anh Tuấn,
2011), tác giả đã nghiên cứu đánh giá sự biến đổi của đất đô thị thành phố Hà Nội bên
cạnh đó ứng dụng mô hình phân tích chuỗi Markov kết hợp với thuật toán mạng tự
động để dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất khu vực nghiên cứu từ năm 2014 tới năm
2021 [24].
Việc kết hợp viễn thám và GIS trong đánh giá biến động cũng đã được thực
hiện bước đầu mang lại nhiều kết quả. Qua đó có thể thấy được trên thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng, nhiều công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất đã được
thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu bố trí, quy hoạch không gian, phát triển kinh tế - xã
hội hiệu quả và bền vững của mỗi quốc gia.

21


1.4. Quy trình nghiên cứu
Điều tra, thu thập dữ liệu

Chuyển đổi và chuẩn hoá dữ liệu

Bản đồ hiện
trạng sử dụng
đất năm 2015

Bản đồ hiện
trạng sử dụng
đất năm 2005

Chồng ghép dữ
liệu bằng GIS

Bản đồ các biến
độc lập

Bản đồ biến động sử dụng đất
giai đoạn 2005 - 2015
Số liệu hiện trạng sử
dụng đất năm 2015

Chuỗi
Markov

Dự báo các loại hình sử
dụng đất đến năm 2025

Biến phụ thuộc

Các biến độc lập

Lấy mẫu ngẫu
nhiên trong GIS

Phân tích hồi
quy bằng SPSS

Nguyên nhân biến động
sử dụng đất giai đoạn
2005 -2015

Đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý đất đai
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

22

Phân tích bằng
Exell

Hiệu quả của một số

loại hình sử dụng đất
nông nghiệp
ệu


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
QUA CÁC THỜI KỲ Ở .. ... ....
2.1. Vị trí địa lý
.. ... .... là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh ... ...., có diện tích tự nhiên
140.180,45 ha, có toạ độ địa lý: 16º55’ - 17º22’ vĩ Bắc, 106º25’ - 106º59’ kinh Đông,
có ranh giới tiếp giáp như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Quảng Ninh, Phía
Nam và Đông Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Phía Đông và Đông Bắc
giáp biển Đông, Phía Tây và Tây Nam giáp nước CHDCND Lào.

Hình 2.1: Sơ đồ hành chính .. ... ....
Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 26 xã và 2 thị trấn: thị
trấn Kiến Giang, thị trấn Nông Trường ... ...., các xã An Thủy, Cam Thủy, Dương
Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy,
Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy Bắc, ... ...., Ngư Thủy Nam, ... ...., ... ....,
Sen Thủy, Sơn Thủy, ... ...., Thanh Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Xuân Thủy.
23


Lãnh thổ nghiên cứu có đường bờ biển kéo dài gần 30 km với địa hình đa dạng,
phức tạp góp phần tạo nên những nét đặc trưng riêng về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng
và hệ động thực vật. Bên cạnh đó .. ... .... là cửa ngõ phía nam của tỉnh ... ...., có hệ
thống các trục giao thông chính như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 565
đang được đầu tư nâng cấp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển và công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.

2.2. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Địa chất, địa hình địa mạo
2.1.1.1. Địa chất
Địa chất .. ... .... có đặc điểm địa chất của các hệ tầng bao gồm: Hệ tầng Long
Đại (O3 – S1 ld ), hệ tầng Đại Giang (S2 đg), hệ tầng Tân Lâm (D1 tl), Hệ tầng Cù Bai (D2-3
), hệ tầng La Khê (C1 lk), hệ tầng Bắc Sơn (C - Pbs), hệ Đệ Tứ...Tuy nhiên toàn huyện

cb

vẫn mang đặc trưng nhất của 3 hệ tầng là:
- Hệ tầng Long Đại: Nhìn chung, có cấu trúc phân nhịp khá rõ, bao gồm các
trầm tích lục nguyên xen kẽ với các trầm tích sét, rất ít carbonat, vắng mặt phun trào.
Chúng bị biến chất không đều trong phạm vi từ tướng đá phiến argilit đến tướng đá
phiến muscovit. Các đá của hệ tầng Long Đại là môi trường thuận lợi cho sự tích tụ
vàng cùng các kim loại nhóm đa kim để tạo nên các thân quặng nguồn gốc nhiệt dịch.
Các tập đá phiến đen giàu vật chất hữu cơ và graphit rất thuận lợi cho sự tích tụ các
khoáng vật pyrit, chancopyrit, vàng. Hệ tầng Long Đại bao trùm lên các xã phía Tây
và Tây Nam của huyện [29].
- Hệ tầng Đại Giang: Bao gồm chủ yếu là trầm tích lục nguyên hạt mịn, có
carbonat và phần lót đáy có cuội kết cơ sở phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Long
Đại. Hệ tầng Đại Giang do A.M. Mareichev xác lập năm 1965 với tuổi Silur. Ông cho
rằng hệ tầng Đại Giang có quan hệ chuyển tiếp trên thành tạo flys hệ tầng Long Đại.
Đặc trưng của hệ tầng này xuất hiện ở các xã như Sơn Thủy, ... ...., thị Trấn Nông
Trường ... .... [29].
- Hệ Đệ Tứ: Các trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng ven biển .. ... .... đa dạng về
nguồn gốc, biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian. Theo chiều từ lục địa ra
24


biển, các tường chuyển tiếp cho nhau liên tục tạo thành tập hợp các tướng eluvi -deluvi

(ed) - trầm tích sông (a) - trầm tích sông, biển (am) - trầm tích biển (m) [29].
2.1.1.2. Địa hình địa mạo
Với các chỉ tiêu phân loại địa hình theo nguồn gốc và trắc lượng hình thái địa
hình .. ... .... được chia làm ba lớp: núi thấp, đồi và đồng bằng. Địa hình nghiêng trung
bình 60 theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam, đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên [23].
- Địa hình núi thấp: Vùng núi thấp chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện,
có độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc 20 - 250 được hình thành sau vận động
Hecxini muộn, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, tập trung ở phía Tây đường Hồ
Chí Minh đến biên giới Việt - Lào, phân bố chủ yếu ở xã Sơn Thuỷ, Lâm Thủy, Ngân
Thủy và Kim Thủy. Đây là một phần của dãy Trường Sơn gồm nhiều núi đá vôi, địa
hình chia cắt mạnh, nhiều hẻm sâu và phía trên mặt ít gặp dòng chảy. Trong vùng núi
có thung lũng đất đai khá màu mỡ, có điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc, trồng
cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày [23].
- Địa hình gò đồi: Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi thấp ở phía
Tây với vùng đồng bằng ở phía Đông, có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, độ cao trung
bình từ 30 - 100 m dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam
huyện, thuộc thị trấn Nông trường ... .... và các xã: Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ...
Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích đất tự nhiên. Càng về phía Nam, vùng
đồi càng được mở rộng. Địa hình vùng gò đồi thường có dạng úp bát sườn thoải, nhiều
cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 -200. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển
cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc với quy mô tương đối lớn [23].
- Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng phù sa nội đồng và đồng bằng cát ven biển.
+ Đối với vùng đồng phù sa nội đồng: Có địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng
(Đông- Tây) bình quân 5 - 7 km, độ cao từ (-2,00) đến (+2,50 m). Giữa đồng bằng có
sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm: Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú
Kỳ, Thạch Bàn....Vùng đồng bằng có độ cao không lớn, hàng năm thường bị ngập lụt
từ 2 đến 3 m và được phù sa bồi đắp nên đất đai khá màu mỡ, vùng này có nhiều nơi
thấp hơn mực nước biển nên chịu ảnh hưởng của thủy triều vì vậy hay bị nhiễm mặn,
chua phèn. Đây là nơi tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm chính của huyện với
25



×