Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.93 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG: HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA TÀI
CHÍNH- NGÂN HÀNG NĂM HỌC 2019-2020

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2000-2018
Thuộc học phần :Tài Chính công

Hà Nội, 3/2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG: HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI
CHÍNH- NGÂN HÀNG NĂM HỌC 2019-2020

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU
CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000-2018
Thuộc học phần : Tài chính công


Sinh viên thực hiện 1: Nguyễn Thị Vân Anh-Giới tính: Nữ- Dân tộc: Kinh
Sinh viên thực hiện 2: Trần Thảo Uyên- Giới tính: Nữ- Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Lớp HC- Khoa : Tài Chính- Ngân Hàng

Năm thứ: 2 /4

Ngành học:Tài Chính Công
Người hướng dẫn: TS. Vũ Xuân Thủy
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Nguyễn Thị Vân Anh

Hà Nội, 3/2020


Danh mục bảng
Bảng
1
2
3
4
5
6

Nội dung
Câu hỏi nghiên cứu
Các đại thống kê mô tả
Các đại lượng phân tích hồi quy
Kết quả thống kê mô tả
Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình được viết lại


Danh mục từ viết tắt
FDI
GDP
INF
INV
LAF
NSNN
PE
PED
PH

Nội dung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tăng trưởng kinh tế
Lạm phát
Đầu tư tư nhân
Lực lượng lao động
Ngân sách nhà nước
Chi tiêu công
Chi tiêu công cho giáo dục
Chi tiêu công cho y tế

Số trang


MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 2
1.1.Trình bày bối cảnh và tuyên bố đề tài nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.2.Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................................... 3
1.2.1 Kiểm định sự tác động của một số yếu tố chủ yếu thuộc về chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam trong giai đoạn 2000-2018.......................................................................................................................... 4
1.2.2 Từ đó rút ra kết luận về thực trạng chi tiêu công ở Việt Nam và tác động của nó như thế nào đến nền kinh
tế......................................................................................................................................................................... 4
1.2.3 Đưa ra những khuyến nghị góp phần cải thiện tình hình chi tiêu chính phủ của Việt Nam, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế...................................................................................................................................................... 5
1.3.Câu hỏi nghiên cứu:...................................................................................................................................... 5
1.5.Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................................................................. 6
1.6.Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU
CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ........................................................................................................... 7
2.1.Các kết quả nghiên cứu trước đó.................................................................................................................... 7
2.1.1 Các nghiên cứu về một quốc gia(thành phố) cụ thể..................................................................................... 7
2.1.2 Các nghiên cứu về một nhóm các quốc gia................................................................................................ 11
2.2.Khái niệm liên quan..................................................................................................................................... 18
2.1.1 Các khái niệm trong đề tài nghiên cứu...................................................................................................... 18
2.1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.........................................................................................18
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 20
3.1.Tiếp cận nghiên cứu..................................................................................................................................... 20
3.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu................................................................................................................ 20
3.2.1 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................................................. 20
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................................... 21
3.3.Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu............................................................................................................ 24
3.3.1.Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................................................... 24
3.3.1.1 Lý luận chung:....................................................................................................................................... 24
3.2.1.2 Các bước thu thập dữ liệu...................................................................................................................... 26
3.2.2.Xử lý dữ liệu............................................................................................................................................. 26
3.2.2.1 Quy trình xử lý dữ liệu........................................................................................................................... 26
3.2.2.2 Xử lý dữ liệu qua phần mềm Eviews 10.................................................................................................. 27
CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA................................................................................................................................... 29

4.1 Thực trạng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua...........................................29
4.1.1 Cơ cấu và tốc độ tăng chi tiêu công ở Việt Nam........................................................................................29
4.1.1.1 Cơ cấu chi tiêu công ở Việt Nam hiện nay.............................................................................................. 29
4.1.1.2 Tốc độ tăng chi tiêu công ở Việt Nam..................................................................................................... 34
4.1.2 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam..................................................................................35
4.2 Kiểm định sự tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.................................................................38
4.2.1 Thống kê mô tả......................................................................................................................................... 38
4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy......................................................................................................................... 41
4.2.3 Bàn luận................................................................................................................................................... 42
4.2.3.1 Về tổng chi tiêu công.............................................................................................................................. 42
4.2.3.2 Chi tiêu công cho giáo dục..................................................................................................................... 42
4.2.3.3 Về chi tiêu công cho y tế......................................................................................................................... 44
4.2.3.4 Về lạm phát............................................................................................................................................ 44
4.2.3.5 Về thu hút FDI....................................................................................................................................... 44
4.2.3.6 Về độ mở của nền kinh tế....................................................................................................................... 47
4.2.3.7 Về đầu tư tư nhân................................................................................................................................... 47
4.2.3.8 Về lực lượng lao động(Laf).................................................................................................................... 48
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG TRONG
VIỆC GÓP PHẦN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI...............................49
5.1. Kiến nghị.................................................................................................................................................... 49
5.1.1 Về chính sách chi tiêu công....................................................................................................................... 49
5.1.2 Về lạm phát và thu hút FDI....................................................................................................................... 49
5.1.3 Về lực lượng lao động............................................................................................................................... 51
5.1.4 Về đầu tư tư nhân...................................................................................................................................... 51
5.1.5 Về chi tiêu công cho giáo dục.................................................................................................................... 52
5.1.6 Về chi tiêu công cho y tế........................................................................................................................... 54
5.2 Kết luận....................................................................................................................................................... 57
1



CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1.1.Trình bày bối cảnh và tuyên bố đề tài nghiên cứu
Chi tiêu công không chỉ là vấn đề quan trọng mà Chính phủ và các nhà kinh tế học
luôn quan tâm mà nó còn là công cụ quan trọng giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ
mô hướng đến các mục tiêu phát triển đất nước.Bài nghiên cứu phân tích tác động của
chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 20002018.

.

Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế là một thực tế, đồng thời mang tính nguyên
lý đã được thừa nhận rộng rãi. Chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa để can thiệp
vào nền kinh tế, dưới hình thức thu chi ngân sách Nhà nước. Keynes đánh giá cao hệ
thống thuế khoá và công trái Nhà nước, nhờ chúng mà bổ sung thu nhập cho ngân
sách. Các khoản chi của chính phủ cũng có tác dụng điều tiết nền kinh tế như các
khoản thu. Theo Keynes, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp tăng cầu có hiệu quả,
kích thích tiêu dùng sản xuất. Nhà nước dùng ngân sách để tiến hành các đơn đặt hàng,
trợ cấp về tài chính, đảm bảo lợi nhuận ổn định cho tư nhân. Đồng thời, nhà nước phải
có chương trình đầu tư với quy mô lớn (Keynes, 1936). Một số nhà kinh tế học khác
cũng ủng hộ cho việc chi tiêu chính phủ để cung cấp các hàng hoá dịch vụ công. Các
hàng hoá dịch vụ này thường có hiệu quả vốn đầu tư thấp, vốn lớn thời gian thu hồi
vốn dài, nhưng nó rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các hàng hóa và dịch
vụ công điển hình mà nhà nước có thể cung cấp bao gồm: đường giao thông, bệnh
viện, trường học, hệ thống điện lưới quốc gia; và tạo thể chế kinh tế - xã hội: luật
pháp, hệ thống thực thi pháp luật, chính sách, chương trình mục tiêu. Các hàng hoá
này không thể cung cấp bởi tư nhân do vấn đề kẻ ăn không và người đại diện. Nhà
nước thu thuế của tất cả mọi cá nhân và cung cấp hàng hoá dịch vụ công như một cách
bồi hoàn gián tiếp về thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học vẫn đang tranh luận nhiều
về quy mô chi tiêu ngân sách lớn hay quy mô chi tiêu ngân sách nhỏ thì tốt hơn cho sự
phát triển kinh tế.

Về mặt thực tiễn, mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế rất cần được
phân tích trong bối cảnh thực tế tại các quốc gia đang phát triển. Trong những thập
2


niên gần đây, các quốc gia đang phát triển dần chuyển mình với tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá cao (IMF, 2014). Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô
của chi tiêu công cũng tăng dần do nhu cầu ngày càng nhiều về những hàng hóa, dịch
vụ công cộng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng hay cơ sở hạ tầng tại các
quốc gia đang phát triển. Theo số liệu của IMF (2014), bắt đầu từ giữa những năm
1990, quy mô chi tiêu công tăng lên đáng kể, đặc biệt là sự gia tăng các khoản chi tiêu
xã hội, chi đầu tư công. Ở những quốc gia thu nhập thấp, các khoản chi đầu tư công và
chi thường xuyên như lương nhân viên trong các lĩnh vực y tế, giáo dục là tăng nhiều
nhất. Tuy nhiên, tăng chi tiêu công thì cần có nguồn ngân sách tài trợ. Cũng theo số
liệu của IMF (2014), quy mô chi tiêu công gia tăng được tài trợ từ khả năng thu thuế
hiệu quả hơn bởi những cải tiến đáng kể trong quản lí tài chính và quản lí thuế. Dù
vậy, nguồn thu thuế vẫn chưa đủ để tài trợ chi tiêu công, do đó, các quốc gia đang phát
triển buộc phải vay nợ. Tỉ lệ nợ công gộp trên GDP trung bình ở các quốc gia đang
phát triển giai đoạn 1998–2014 vẫn duy trì ở mức cao, đặc biệt cao ở các quốc gia
đang phát triển vùng Nam Mỹ (trên 50% GDP); vùng Trung Đông và Bắc Phi (trên
60% GDP). Như vậy, số liệu thực tế cho thấy cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với các vấn đề về quy mô chi tiêu công
và cân đối ngân sách. Do đó, việc cân bằng mức độ cung cấp các dịch vụ công phù
hợp sao cho vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, vừa duy trì một gánh nặng thuế mà
không gây hại tăng trưởng là một nhiệm vụ vô cùng thách thức.Như vậy tác động kinh
tế của chi tiêu công trở thành chủ đề được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt
là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Sau khủng hoảng, các khuyến
nghị về kiểm soát chi tiêu công được đưa ra, tuy vậy, việc cung cấp hàng hóa công lại
được xem như dẫn xuất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này tập trung
khám phá vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành
quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, hơn 45 triệu người đã thoát
nghèo, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức
mua ngang giá). GDP đầu người tăng 2,5 lần, đạt trên 2.500 USD năm 2018. Nền kinh
tế Việt Nam đần dần có nhiều chuyển biến tích cực. Để có thể đảm bảo tốc độ phát
triển đo, việc huy động nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng
3


đầu của chính phủ. Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng cho sự
phát triển toàn diện của một quốc gia cũng như đòi hỏi một nguồn tài chính để chi tiêu
ổn định góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế an sinh xã hội, và tạo niềm tin cho
nhân dân. Tuy nhiên vấn đề quản lý sử dụng hiệu quả chi Ngân sách, không để lãng
phí đồng thời đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế từng giai đoạn là thách thức lớn
với chính phủ. Để góp phần tìm ra giải pháp để giải quyết thách thách đó, bài nghiên
cứu hướng đến những mục tiêu sau:
1.2.1 Kiểm định sự tác động của một số yếu tố chủ yếu thuộc về chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018
Về lý luận: Thông qua việc nghiên cứu nhóm nghiên cứu hướng đến việc Kiểm định
sự tác động của Chi tiêu công cho giáo dục, Chi tiêu công cho y tế có ảnh hưởng như
thế nào tới tăng trưởng kinh tế, ngoài ra còn kiểm định sự tác động của các yếu tố khác
như: Lạm phát, Độ mở của nền kinh tế, Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tới nền kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu .
Về thực tiễn: Từ việc kiểm định đó nhóm nghiên cứu mong muốn có cái nhìn thực tế,
tổng quan về mối quan hệ giữa các yếu tố chủ yếu thuộc về chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế của nước ta hiện nay, liệu rằng việc gia tăng hay cắt giảm các yếu tố đó
có làm ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. So sánh được mối quan
hệ đó ở Việt Nam giống và khác gì so với các nước khác trên thế giới, có phù hợp với

thực trạng của một nước đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á.
1.2.2 Từ đó rút ra kết luận về thực trạng chi tiêu công ở Việt Nam và tác động của nó
như thế nào đến nền kinh tế.
Về lý luận: Bên cạnh việc kiểm định sự tác động của một số yếu tố chủ yếu thuộc về
chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu còn rút ra được kết luận về tình
hình chi tiêu ngân sách nhà nước ở Việt Nam và tác động của nó như thế nào tới kinh
tế Việt Nam năm 2000-2018. Trên cơ sở của các kết quả nghiên cứu, chỉ ra thực trạng
sử dụng Ngân sách , việc phân bổ và sử dụng Kinh phí Nhà nước mang lại hiệu quả ra
sao đối với kinh tế-xã hội.
Về thực tiễn: Đưa ra được những mặt tích cực và những mặt chưa hợp lý về thực trạng
chi tiêu công ở nước ta. Nhìn nhận khách quan, chân thực, chính xác về thực trạng đó.
Từ đó nắm bắt được tình hình, tìm hiểu được các nguyên nhân đã dẫn đến những mặt
chưa thực sự hợp lý, đồng thời cũng làm rõ tầm quan trọng của Chính phủ, của Chi

4


tiêu chính Phủ đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhất là trong thời lỳ hội nhập
, công nghiệp hóa hiện đại hóa.
1.2.3 Đưa ra những khuyến nghị góp phần cải thiện tình hình chi tiêu chính phủ của
Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sau khi đã tìm hiểu kỹ về hai mục tiêu nêu trên, cuối cùng nhóm nghiên cứu muốn đề
xuất các giải pháp kiến nghị trong việc cải thiện chi tiêu công thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Việc đưa ra các giải pháp khuyến nghị là vô cùng khó khăn, vì còn phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, chính vì vậy nhóm nghiên cứu đặt ra mục tiêu là
chọn lọc được các giải pháp khuyến nghị phù hợp nhất đối với nước ta trong giai đoạn
2000-2018 để mong rằng các giải pháp đó sẽ mang lại lợi ích trong tương lai để giải
quyết các vấn đề về chi tiêu Ngân sách và tăng trưởng kinh tế.
1.3.Câu hỏi nghiên cứu:
Từ những phân tích trên, bài nghiên cứu đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

H1

- Tổng Chi tiêu công liệu có ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế? Ảnh hưởng như thế nào?

H2

- Chi tiêu công cho giáo dục có ảnh hưởng như thế nào
đến tăng trưởng kinh tế?

H3

- Chi tiêu công cho y tế có ảnh hưởng như thế nào đến
tăng trưởng kinh tế?

H4

- Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng kinh
tế?

H5

- Độ mở của nền kinh tế có ảnh hưởng như thế nào tới tăng
trưởng kinh tế?

H6

- Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào
tới tăng trưởng kinh tế?
Bảng 1:Câu hỏi nghiên cứu


5


1.5.Ý nghĩa của nghiên cứu
Bài nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam, từ đó có thể nhận định được việc tăng hay giảm chi tiêu công có tác động
cụ thể như thế nào đến nền kinh tế của Việt Nam, thông qua đó có những kiến nghị, đề
xuất phương hướng giải pháp để có thể cải thiện việc chi tiêu công một cách hợp lý
nhất để phát triển kinh tế.
1.6.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: 10/2019-3/2020
Công cụ thu thập dữ liệu: Sử dụng dữ liệu thứ cấp gồm các chuỗi thời gian từ năm đến
năm thu thập từ số liệu Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê
Phương pháp xử lý số liệu: Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
như: Phân tích, tổng hợp, hồi quy dữ liệu với phần mềm Eview.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1.Các kết quả nghiên cứu trước đó
2.1.1 Các nghiên cứu về một quốc gia(thành phố) cụ thể
Tài liệu 1: Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu
chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh ( Ths. Đặng Văn Cường & Bùi Thanh Hoài-Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh)
Mô hình nghiên cứu
Nhằm đo lường tác động của chi tiêu công đến tăng tưởng kinh tế tại TP.HCM, tác giả
thực hiện mô hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của

các biến kinh tế vĩ mô như: đầu tư tư nhân (PI), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
(TOP), tổng chi ngân sách (BS), chi đầu tư phát triển (BI) và chi thường xuyên (BC),
tăng trưởng lao động bình quân (PRG). Mô hình này được tác giả sử dụng từ
phương trình (3) và được phát triển như sau:
GDP = f(PI, PRG, BI, BC, BS, TOP)
Để kiểm định mô hình, tác giả sử dụng phương trình tuyến tính log như sau:
Ln GDPt = α 0 + α 1 Ln PIt + α 2 Ln PGRt + α 3 Ln BIt + α 4 Ln BCt + α5 Ln BSt + α
6 Ln TOPt+ εt
Mô hình sử dụng dữ liệu thứ cấp, gồm chuỗi thời gian theo năm từ 1990 đến năm
2012, được thu thập từ số liệu Niên giám thống kê của Cục thống kê thành phố. Tác
giả tính toán xử lý lại gồm số liệu về sản lượng kinh tế (GDP), đầu tư tư nhân (PI),
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (TOP), tổng chi ngân sách (BS), chi đầu tư phát triển
(BI) và chi thường xuyên (BC), tăng trưởng lao động bình quân (PRG). Các biến chuỗi
trên được chuyển sang dạng logarit ở ước lượng. Ở chừng mực nhất định chuyển sang
dạng log làm bằng phẳng hóa khuynh hướng thời gian của tập hợp dữ liệu.
Kết Luận
Số liệu về tổng sản lượng GDP tại TP.HCM và chi tiêu công được thu thập từ năm
1990 đến 2012, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy đồng tích hợp và mô hình ECM để
ước lượng sự tác động của các yếu tố tăng trưởng kinh tế cả trong dài hạn và ngắn hạn
đã cho ra những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, chi thường xuyên không có quan hệ với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
nhưng tác động thuận chiều một cách có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn.
7


Thứ hai, chi đầu tư phát triển có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn
hạn và dài hạn. Song, hiệu ứng trong dài hạn (0.184) lớn hơn hiệu ứng trong ngắn hạn
(0.066).
Thứ ba, tương tự như chi thường xuyên, tổng chi tiêu công cũng không tác động đến
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng lại có tác động trong ngắn hạn. Tuy nhiên,

mối quan hệ này là nghịch chiều.
Thứ tư, đầu tư khu vực tư nhân có tác động thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế trong
dài hạn và tác động này lớn hơn trong ngắn hạn.
Thứ năm, độ mở nền kinh tế cũng có tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn và ngắn hạn.
Thứ sáu, không tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng lao động bình quân và tăng
trưởng kinh tế trên địa bàn TP.HCM Và cuối cùng, khoảng 21,2% sai biệt giữa giá trị
thực tế và giá trị dài hạn của tổng sản lượng được điều chỉnh sau mỗi năm.
Các hàm ý về chính sách
Đối với chi đầu tư: Cần quy định rõ nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
phân bổ vốn theo công trình và tiến độ thực hiện, không theo nhu cầu vốn và tiến độ
của các dự án đã được phê duyệt quy hoạch hiện nay, không để phát sinh nợ mới, đồng
thời đôn đốc các đơn vị hoàn tất thủ tục thanh toán dứt điểm nợ, tạm ứng vốn thanh
toán đảm bảo lành mạnh tài chính. Việc sử dụng ngân sách đầu tư trung- dài hạn (5-15
năm) đòi hỏi phải được cân nhắc kỹ và tính toán cụ thể về kế hoạch cấp vốn, kế hoạch
chi tiêu cho từng năm. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư phát triển dài hạn này phải lấy
hiệu quả kinh tế làm nền tảng, các quy trình thẩm định dự án đầu tư phải được tập
trung xem xét và nghiên cứu cẩn thận, thẩm định chính xác về mức độ cần thiết, ưu
tiên các hạng mục, cũng như nhu cầu thật sự cần thiết của dự án, để dựa vào đó thành
phố đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, hạn chế rủi ro và những khó khăn, ảnh
hưởng chất lượng và hiệu quả đầu tư công.
Đối với chi thường xuyên: Thành phố cần tăng hiệu quả trong công tác dự toán ngân
sách nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu thực tế và con số dự toán chi tiêu hàng
năm với Bộ Tài chính nhằm tăng tính chủ động trong công tác quản lý ngân sách. Các
khoản chi thường xuyên ở thành phố chiếm tỷ trọng cao so với tổng chi ngân sách địa
phương như giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước. Đối với sự nghiệp giáo dục, ngân
sách nên có sự ưu tiên bố trí đối với lĩnh vực từ mầm non đến trung học phổ thông, có
thể huy động các nguồn ngoài ngân sách đối với khối đại học và dạy nghề. Cần huy
8



động nguồn lực xã hội hóa bên ngoài cùng chung tay, góp sức cho sự nghiệp này như
các đề án dạy tiếng Anh giáo viên Philippines, Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực
sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp thành phố” và Đề án
“Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi”….
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm và doanh nghiệp;
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng dựa vào tăng vốn
đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang phát triển theo
chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh
vực trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, ít gây ô nhiễm
môi trường, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại, hướng tới
phát triển kinh tế tri thức, tạo ra thế và lực mới để phấn đấu thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố
Tài liệu 2:The Relation Between Government Expenditures And Economic Growth In
Thailand-Komain Jiranyakul-School of Development Economics National Institute of
Development Administration Bangkok, Thailand (Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ
và tăng trưởng kinh tế Tại Thái Lan-Komain Jiranyakul-Trường Viện Phát triển Kinh
tế Phát triển Quản lý Bangkok, Thái Lan)
Mặc dù cung tiền được đưa vào như một phần của chính sách quản lý nhu cầu, trọng
tâm của nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa chi tiêu của chính phủ và tăng
trưởng kinh tế. Một số nhà nghiên cứu sử dụng thử nghiệm quan hệ nhân quả Granger
để xác định xem chi tiêu của chính phủ gây ra tăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng
kinh tế gây ra chi tiêu của chính phủ. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đưa ra
kết luận khác nhau. Kết quả từ Thái Lan cho thấy tổng chi tiêu của chính phủ gây ra
tăng trưởng kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế không khiến chi tiêu của chính phủ mở
rộng. Nói cách khác, có một mối quan hệ nhân quả đơn phương giữa chi tiêu của chính
phủ và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sâu hơn bằng phương pháp bình phương tối
thiểu thông thường cho thấy chi tiêu của chính phủ và biến độ trễ một kỳ của nó tạo ra
tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, xác nhận kết quả từ thử nghiệm quan hệ nhân

quả.
Nghiên cứu sâu hơn bao gồm dữ liệu phân tách của chi tiêu quân sự và chi tiêu phi
quân sự để so sánh tác động của chi tiêu quân sự và phi quân sự. Những dữ liệu từ
9


năm 1993 đến 2006 không có sẵn cho bài viết này. Ngay cả khi không có dữ liệu phân
tách, tác động tích cực của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế được xác
nhận. Những phát hiện ở đây ủng hộ cách tiếp cận của Keynes quy định rằng quan hệ
nhân quả chạy từ chi tiêu của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế. Về bản chất, bài viết
này cung cấp thông tin liên quan cho các nhà hoạch định chính sách theo đuổi các
chính sách quản lý nhu cầu phù hợp và phát triển các kế hoạch hành động nhằm đáp
ứng sự thay đổi của nền kinh tế và khí hậu chính trị.
Tài liệu 3:Shakirat Adepeju Babatunde (2018) Government spending on
infrastructure and economic growth in Nigeria, Economic Research-Ekonomska
Istraživanja-school of Postgraduate studies, Department of accounting, University of
Lagos, akoka, Lagos, nigeria(hakirat Adepeju Babatunde (2018) ( Chi tiêu Chính phủ
về cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria, nghiên cứu kinh tế-Ekonomska
Istraživanja học của các nghiên cứu sau đại học, Sở kế toán, Đại học Lagos, akoka,
Lagos, Nigeria)
Mô hình :
GDPt = ð0 + ð1SAGRICNR + ð2STRANSCOM + ð3SEDU + ð4c + µt,
Trong đó:
GDP = Tổng sản phẩm quốc nội đại diện SAGRICNR tăng trưởng kinh tế = chi tiêu
cho nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên STRANSCOM = chi tiêu cho vận tải và
thông tin liên lạc
SEDU = chi tiêu cho giáo dục
SHEALTH = chi tiêu trên giao chăm sóc sức khỏe
Các kết quả này ủng hộ những phát hiện trong các nghiên cứu trước đó; Ví dụ, các nhà
nghiên cứu tìm thấy một ment align- giữa chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và tăng trưởng

kinh tế (Iheanacho năm 2016; Udoka & Anyingang năm 2015; Darma, 2014) kết
quả .Trong đó là song song với các giá trị trong các lý thuyết thử nghiệm. Hiệu quả
trong khu vực công đền đáp, như tổ chức ra bởi các lý thuyết về chi tiêu công và lý
thuyết NPM. Về tổng thể, phù hợp với lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, kết quả ủng hộ
giả thuyết hiện đại ngày Solo-Swan. Kết quả xác nhận rằng cơ sở hạ tầng phát triển
một nền kinh tế. Đối với chính phủ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp và tài
nguyên thiên nhiên, cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về chi tiêu cho nông nghiệp mô tả các
kết quả thấp nhất trong số bốn tiêu chí điều tra trong nghiên cứu này. Kết quả này ủng
10


hộ những phát hiện trong Fasoranti (2012) và đưa ra tin vào lập luận của Cosimo,
Lorenzo, và Marco (2015) về luật Wagner vì chi tiêu tăng lên mà không cần nhân vào
mục tiêu mong muốn cho chi, mà là để giảm đói. Những vấn đề của nông nghiệp là
vấn đề đói như vấn đề như vậy của sự sống và cái chết. Do đó, mối quan hệ nghịch
đảo được miêu tả bằng phân tích hồi quy và quan điểm khác nhau của người trả lời của
chi tiêu chính phủ trên nông sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên là đáng lo ngại. Kết
quả này chỉ ra rằng hơn đã được thực hiện trong nông nghiệp và tài nguyên thiên
nhiên. Những người được kỳ vọng sẽ ít nhất có thức ăn, và không có ai có thể sống sót
mà không sản xuất nông nghiệp. Có lẽ một sự tuân thủ các nguyên lý của lý thuyết chi
tiêu công hiệu quả và công bằng có thể cải thiện tình hình. Các ý kiến của Mitchell
(2005) trên lý thuyết của Keynes, trong đó nêu rằng chi tiêu của chính phủ về cơ sở hạ
tầng có thể không dẫn đến tăng trưởng kinh tế, được hỗ trợ một mức độ nào. Kết quả
này cho thấy một sự cải tiến trên lý thuyết của Keynes về kinh tế.
2.1.2 Các nghiên cứu về một nhóm các quốc gia
Tài liệu 4:Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông
nam á-Nguyễn Quang Trung,Trần Phạm Khánh Toàn
Mô hình:

GDP = β1Laf + β2Inv + β3Pe + β4FDI + β5Inf + β6Op+ α (1)

GDP = β1Laf + β2Inv + β3Ped+ β4Ph + β5Pds+ β6FDI + β7Inf + β8Op+ α (2)
Kết luận
Chi tiêu công có vai trò quan trọng trong chính sách tài khóa của chính phủ để kích
thích nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Với bộ dữ liệu của các quốc gia Đông
Nam Á được thu thập từ 1995 đến 2012 cùng phương pháp hồi quy tác động cố
định (FE), nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của chi tiêu công đối với tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á. Chi tiêu công được phân tách thành
những khoản chi tiêu công cho giáo dục, cho y tế và cho an sinh xã hội. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các khoản chi tiêu công cho y tế và an sinh xã hội có tác động
cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên chi tiêu công cho giáo dục thì ngược
lại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy lạm phát, độ mở nền kinh tế tác động
11


nghịch chiều đến tăng trưởng còn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì ngược lại.
Tài liệu 5:Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 20082012-Hoàng Khắc Lịch-Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân
Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
Mô hình:

Trong đó:
- pgdpit là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của quốc gia i trong năm t;
- GDPi(t-1) là GDP trễ một kỳ;
- GEXP là tỷ lệ chi tiêu công/GDP;
- INV là tỷ lệ đầu tư/GDP;
- EDU là tỷ lệ nhập học tiểu học;
- LEXP là tuổi thọ trung bình;
- SAV là tỷ lệ tiết kiệm/GDP;
- INFL là tỷ lệ lạm phát;
- FERT là tỷ lệ sinh;
- LAB là tốc độ tăng quy mô lực lượng lao động;

- TRA là tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP;
- TAX là tỷ lệ doanh thu từ thuế/GDP;
- GLB là chỉ số toàn cầu hóa.
- αi là hệ số chặn đối với mỗi quốc gia;
- β1, β2,…, β12 là các hệ số hồi quy tương ứng với từng biến giải thích.

Kết Luận
Bài viết đã sử dụng phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng với mô hình có tác động cố
định để tìm hiểu về mối quan hệ giữa tổng quy mô chi tiêu công và tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Tổng quy mô chi tiêu công được đo lường bằng tỷ lệ chi tiêu công/GDP. Số
liệu thu thập được bao gồm 65 quốc gia trong khoảng thời gian khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008- 2012. Kết quả ước lượng cho thấy, quốc gia có quy mô chi tiêu
công càng lớn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng chậm. Phát hiện này thống nhất với
nhiều nghiên cứu trước đó.
12


Ngoài ra, bài viết còn có một vài phát hiện đáng chú ý khác. Ví dụ như quốc gia có tỷ
lệ nhập học tiểu học càng cao, tỷ lệ tiết kiệm cao, tốc độ tăng quy mô lực lượng lao
động cao và chỉ số toàn cầu hóa cao thì tốc độ tăng trưởng càng thấp. Ngược lại, tốc
độ tăng trưởng kinh tế lại tỷ lệ thuận với doanh thu từ thuế/GDP, tỷ lệ đầu tư/GDP và
kỳ vọng sống của người dân. Mối quan hệ giữa tỷ lệ sinh và tốc độ tăng trưởng là
ngược chiều, tuy nhiên hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức thấp.
Bài viết đã đưa ra một số kết quả thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với
nhiều ưu điểm cùng các phép kiểm định khoa học, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề
chưa thể làm rõ hơn trong phạm vi bài viết. Ví dụ, mặc dù có khá nhiều biến kiểm soát
trong mô hình, nhưng các biến chỉ ở dạng tuyến tính. Các nghiên cứu tiếp theo có thể
xây dựng mô hình hồi quy có dạng bậc hai, hoặc thay đổi biến kiểm soát để phát hiện
ra những kết quả mới. Ngoài ra, khoảng thời gian nghiên cứu cũng chỉ tập trung trong
giai đoạn 2008-2012, và ước lượng gộp tất cả các quốc gia mà không phân biệt về

trình độ phát triển. Việc nghiên cứu đối với các nhóm quốc gia khác nhau về trình độ
phát triển có thể sẽ mang lại những kết quả thú vị khác mà bài viết này chưa làm được.
Hoặc là vấn đề về biến nội sinh trong mô hình, các nghiên cứu kinh tế vĩ mô thường
đối mặt với vấn đề này bởi một số lý do khác nhau, bao gồm: (1) bỏ sót biến,(2) quan
hệ tương hỗ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, (3) sai số trong đo lường, và (4) tác
động của biến trễ của biến phụ thuộc. Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy với mô
hình FEM nhằm khắc phục vấn đề nội sinh về mặt thống kê, tức là giải quyết riêng đối
với vấn đề đầu tiên. Còn lại ba vấn đề sau, các nghiên cứu tiếp theo có thể vận dụng
phương pháp hồi quy 2 giai đoạn (2SLS) hoặc phương pháp moment tổng quát
(GMM) để khắc phục.
Tài liệu 6:Relationship between Government Expenditure and Economic Growth in
Transition Countries: Case of Kyrgyzstan and Tajikistan-Raziiakhan Abdieva* Damira
Baigonushova** Junus Ganiev***(Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang chuyển đổi: Trường hợp của Kyrgyzstan và TajikistanRaziiakhan Abdieva * Damira Baigonushova ** Junus Ganiev ***)
Mô hình:

(1)
(2)
13


Kết luận
Nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả khác nhau về ảnh hưởng của các chi tiêu của chính
phủ về tăng trưởng kinh tế. Một số trong số họ tìm thấy mối quan hệ tích cực, trong
khi số khác cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh
tế.
Kết quả của Engle và Granger kiểm tra cùng hội nhập cho thấy rằng có mối quan hệ
lâu dài và ngắn giữa GDP và chi tiêu chính phủ hai nước. Ảnh hưởng của GDP cho chi
tiêu chính phủ là cao hơn so với tác động của chính phủ chi tiêu so với GDP ở cả hai
nước. Khi so sánh hai nước, nó được nhìn thấy rằng GDP tác động tăng trưởng về chi

tiêu ngân sách ở Tajikistan là cao hơn đối với 24% so với Kyrgyzstan. Ngoài ra, như
các điều khoản sửa lỗi chỉ ra, tốc độ của sự hội tụ để rium equilib- của chi tiêu chính
phủ là cao hơn ở Tajikistan. Lý do cho những kết quả này có thể là mức độ cao về thu
thuế và chính sách tài khóa thắt của Tajikistan.
Mặt khác, tốc độ hội tụ để cân bằng các hiệp ước im- của chi tiêu chính phủ trên GDP
ở Kyrgyzstan là cao hơn ở Tajikistan đến 20 và 0,03 phần trăm, tương ứng. Chúng tôi
đoán nó là kết quả của chính sách tài khóa mở rộng Kyrgyzstan.
Theo Granger nhân quả thử nghiệm, có một causali- ty một chiều từ chi tiêu chính phủ
đối với tăng trưởng kinh tế ở Kyrgyzstan. Đây hỗ trợ quan điểm của Keynes trong đó
quy định quan hệ nhân quả chạy từ gov- chi của chính phủ về để tăng trưởng. Nhưng
chúng tôi đã không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nhân quả tàu giữa hai biến này ở
Tajikistan.
Mặt khác, mặc dù khối lượng lớn các thâm hụt ngân sách, tác động của chi tiêu chính
phủ trên GDP ở Kyrgyzstan là cao hơn ở Tajikistan chỉ 0,03 phần trăm. Ngoài ra, GDP
tăng trưởng tác động trên penditure ngân sách ex- ở Tajikistan là cao hơn đối với 24
phần trăm so với Kyrgyzstan. Nó có thể được giả định rằng chính sách tài khóa thắt là
hiệu quả hơn.
Tài liệu 7:Tác động kinh tế của chi tiêu công tại các quốc gia đang phát triển: Vai trò
của cán cân ngân sách-Trần Trung Kiên-Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Mô hình:

14


Dựa vào nghiên cứu của Barro (1990), Mankiw và cộng sự (1992), và Cooray
(2009), nghiên cứu này bắt đầu với hàm sản xuất Cobb-Douglas bao gồm vốn chính
phủ như sau:
Yt= Aktαhtβgtɣ
Trong đó,
yt: Sản lượng đầu ra trên đầu người;

kt: Vốn đầu tư tư nhân trên đầu người;
ht: Vốn con người trên đầu người;
gt: Quy mô chính phủ, được thể hiện bằng vốn chính phủ trên đầu người.


trạng thái cân bằng, tác giả gọi ϖ là biến số đo lường tiến bộ công nghệ, n là biến

số thể hiện tốc độ tăng lao động, tỉ lệ chiết khấu vốn là δ. Với phần thu nhập dành cho
vốn đầu tư tư nhân, vốn con người và vốn chính phủ lần lượt là sK , sH , và sG , theo
Cooray (2009), trạng thái cân bằng đạt được khi phần gia tăng của mỗi loại vốn có
cùng tốc độ với sự gia tăng của lực lượng lao động và thay thế phần vốn bị khấu khao
với tốc độ chiết khấu δ. Theo đó, trạng thái cân bằng của tăng trưởng đầu ra được biểu
thị dưới dạng hàm log tuyến tính như sau:
 Yt 
 S 
 SH 
 SG 
Ln   a  a1Ln 
 a 2 Ln 
 a3Ln 


 Lt 
 n    
 n    
 n    

Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người ở trạng thái cân bằng được biểu thị dưới
dạng:
ln yt  ln yt  1 (1  e  t )(ln yt  ln yt  1)


Trong đó:
Yt-1: Thu nhập bình quân đầu người năm trước đó
Y*: Thu nhập bình quân đầu người ở trạng thái cân bằng
Trừ Yt-1 ở cả hai vế của phương trình và thay thế Y* theo phương trình (2) ta có
:
 SK 
 SH 
 SG 
Lnyt  Lnyt  1 a1Ln 

a
2
Ln

a
3
Ln
 n    
 n      a 4 LnYt  1  t
 n    

Theo phương trình trên, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người phụ thuộc vào
vốn tích lũy của vốn đầu tư tư nhân, vốn con người, vốn chính phủ.

15


Để kiểm định thực nghiệm với trường hợp nghiên cứu ở các quốc gia đang phát
triển, phương trình thực nghiệm có dạng như sau:


growthit = αit + β gdppcit−1 + λ Xit + δ git + εit

(5)

Trong đó,
i và t: Chỉ số về quốc gia và thời gian.
growthit = dlnyit = lnyit − lnyit−1: Biến đại diện tốc độ tăng trưởng kinh tế, được đo
lường bằng sai phân bậc nhất của GDP bình quân đầu người thực;
gdppct–1: Biến đại diện cho trạng thái tăng trưởng kinh tế ban đầu, được đo lường
bằng logarit của GDP bình quân đầu người thực năm t–1;
git: Biến chi tiêu công, được đo lường bằng chi tiêu công trên GDP;
Xit: Tập hợp các biến kiểm soát, bao gồm:
k: Vốn đầu tư, được đo lường bằng vốn đầu tư trên GDP,
h:

Vốn con người, được đo lường bằng logarit của chỉ số vốn con người,

trade: Độ mở thương mại, được đo lường bằng tỉ lệ xuất khẩu trên GDP,
và fdi: Dòng vốn đầu tư nước ngoài, đo lường dòng vốn đầu tư FDI ròng.
Việc lựa chọn các biến kiểm soát dựa vào lược khảo các nghiên cứu trước và sự sẵn
có của dữ liệu (Asheghian, 2004; Barro, 1991; Levine & Renelt, 1992; Lucas, 1988;
Su Dinh Thanh, 2014; Yanikkaya, 2003).
Bên cạnh đó, để xem xét vai trò của cán cân ngân sách, tác giả lần lượt đưa biến giả
về cán cân ngân sách (budget – Giá trị 0 là thâm hụt ngân sách; giá trị 1 là thặng dư
ngân sách) và biến tương tác giữa chi tiêu công và cán cân ngân sách (g.budget) vào
mô hình thực nghiệm:

growthit = αit + β
gdppcit−1


+ λ Xit + δ git + γ1budgetit + εit

growthit = αit + β

+ λ Xit + δ git + γ1 budgetit + γ2g. budgetit

gdppcit−1

+ εit

(6)

(7)

Kết luận
16


Với mục tiêu khám phá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia đang phát triển giai đoạn 1998–2016, kết quả nghiên cứu đã làm rõ hơn các tác
động cũng như sự tương tác giữa chi tiêu công và tình hình cán cân ngân sách đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia phân tích.
Kết quả kiểm định cho thấy chi tiêu công tác động âm đến tăng trưởng kinh tế, hàm ý
quy mô chính phủ lớn hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế cũng như
phản ánh thực trạng sử dụng vốn chi tiêu công không hiệu quả tại các quốc gia đang
phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò quan trọng của cân đối ngân sách trong việc
hiệu chỉnh tác động kinh tế của chi tiêu công. Khi cán cân ngân sách thâm hụt, chi tiêu
công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Ngược
lại, khi cán cân ngân sách thặng dư, chính sách tài khóa cần được xem xét cẩn trọng

bởi hiệu ứng đánh đổi giữa các biến tài khóa làm cho tác động thuần của chính sách tài
khóa rất khó được ước lượng chính xác. Theo đó, để cải thiện hiệu quả kinh tế của chi
tiêu công tại các quốc gia đang phát triển có tình trạng cán cân ngân sách thâm hụt, các
quốc gia này cần kết hợp hài hòa các giải pháp kiểm soát quy mô, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn chi tiêu công và cải thiện tình hình thâm hụt ngân sách.

2.2.Khái niệm liên quan
2.1.1 Các khái niệm trong đề tài nghiên cứu
+Chi tiêu công: là tổng hợp các khoản chi của chính quyền, doanh nghiệp và người
dân khi trang trải kinh phí cho các hoạt động do chính phủ quản lý.
+Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định.
+ Mối quan hệ:được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối
tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
2.1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
+Lạm phát: là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,
một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm
phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

17


+Thuế: là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho
người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để
tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.
+Lực lượng lao động(hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại): bao gồm những
người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong
thời kỳ tham chiếu.

+Đầu tư: trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực
sản xuất tương lai.
+Đầu tư tư nhân I và đầu tư công G là các nhân tố quan trọng hình thành tổng cầu Y
trong phương trình: Y = C + I + G + X - M (với C là tiêu dùng cá nhân, X là xuất khẩu
và M là nhập khẩu).Trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư tư nhân được coi là hàm số của
thu nhập và lãi suất thực tế.

+Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách
thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền
quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
+ Độ mở của nền kinh tế:Độ mở của nền kinh tế theo nghĩa hẹp, gồm xuất khẩu, nhập
khẩu/GDP; theo nghĩa rộng còn bao gồm một số chỉ tiêu khác.

18


19


CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Tiếp cận nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu nên mang tính
khách quan vì nghiên cứu về : “ Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam”. Để tiếp cận nghiên cứu chúng ta cần phải xác định được vấn đề nghiên
cứu và đối tượng nghiên cứu
+ Vấn đề nghiên cứu: Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
+ Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam

3.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Ở đây bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình nghiên cứu dựa trên nền của Nghiên cứu: “
Tác động của Chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á”
-Nguyễn Quang Trung- Trần Phạm Khánh Toàn.Trong đó tác giả đã phân tích tác động
của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn
1995-2012. Qua phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy tổng chi tiêu công, chi tiêu
công cho y tế, cho an ninh quốc phòng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế
và chi tiêu công cho giáo dục tác động ngược chiều. Ngoài ra, trong quá trình phân
tích, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lực lượng lao động, đầu tư tư nhân, đầu tư trực
tiếp nước ngoài tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế và lạm phát, độ mở nền
kinh tế tác động ngược chiều.
Tuy nhiên bài nghiên cứu này có những đổi mới để phù hợp với tình hình nghiên cứu
ở Việt Nam. Cụ thể ở mô hình số 2, nhóm đã loại bỏ nhân tố Chi tiêu công cho an ninh
quốc phòng. Đặt vào thực tế của Việt Nam việc chi tiêu công cho an ninh - quốc phòng
còn có nhiều vấn đề như:
20


Dù đã cố gắng hết sức trong việc chi ngân sách cho an ninh quốc phòng nhưng vẫn
còn ít so với nhiều nước trên thế giới.
Còn rất nhiều các khoản chi khó có thể tính được vào chi ngân sách cho an ninh quốc
phòng mặc dù là có liên quan đến lĩnh vực này.Như khoản chi từ nguồn trái phiếu
chính phủ để làm đường tuần tra biên giới chẳng hạn, hay khoản ngân sách chi để làm
những con đường chiến lược vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc
phòng ở những địa bàn trọng yếu, thì không thể tách ra là quốc phòng bao nhiêu, kinh
tế - xã hội bao nhiêu. Ngoài ra, chúng ta có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt
trong vùng biển nước ta. Ngư dân ra khơi vừa làm giàu cho mình, vừa tạo ra của cải
cho xã hội và họ cũng chính là cột mốc chủ quyền sống trên biển. Ở khía cạnh nào đó,

ngư dân cũng như những người lính hải quân đang ngày đêm canh giữ vùng biển của
Tổ quốc. Và còn rất nhiều khoản chi khác chưa được tính vào.
Chính vì những lý do trên nhóm nghiên cứu nhận thấy yếu tố chi tiêu công cho an ninh
quốc phòng sẽ mang lại kết quả không chính xác khi nghiên cứu tác động đến tăng
trưởng kinh tế nên nhóm đã loại bỏ nhân tố đó.
Từ việc nghiên cứu và dựa trên nền mô hình nghiên cứu nêu trên của nhóm tác giả
Nguyễn Quang Trung Và Trần Phạm Khánh Toàn, nhóm đã đưa ra mô hình như sau:
GDP = β1 Inv + β2 Laf + β3 Pe + β4 FDI + β5 Inf + β6 Op+ α (1)
GDP = β1 Inv + β2 Laf + β3 Ped + β4 FDI + β5 Inf+ β6 Op + β8 Ph+ α(2)
 Mô hình nghiên cứu đầu tiên nhằm tập trung xem xét tác động của chi tiêu công
chung đến tăng trưởng kinh tế
 Mô hình số 2 nghiên cứu chi tiết, phân tích chi tiêu công thành các loại chi tiêu
công cụ thể: dành cho y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh.

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mô hình trên, có thể thấy được rằng, biến phụ thuộc là biến tăng trưởng kinh
tế, bên cạnh đó hai biến số lực lượng lao động(Laf) và đầu tư tư nhân(Inv) là các biến
21


cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Tân cổ điển, các biến độc lập
được chia thành 2 nhóm chính:

Nhóm biến độc lập gắn với chi tiêu công
Tổng chi tiêu công (Pe)
Hiện nay tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế là không thể phủ nhận
được, hàng loạt các nghiên cứu được đưa ra ở nhiều quốc gia đang phát triển, nơi mà
chi tiêu công giữ chức năng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tổng chi tiêu công
biểu hiện khái quát về mức chi tiêu của chính phủ cho các lĩnh vực, đồng thời có tác
động lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đóng vai trò trong việc tăng

trưởng hay suy giảm nền kinh tế.
Chi tiêu công cho y tế ( Ph)
Nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu. Muốn
nguồn nhân lực dồi dào và năng suất thì việc cải thiện sức khỏe cho người dân là vô
cùng cấp thiết. Đầu tư chi tiêu công vào y tế không đơn thuần là mục tiêu hướng tới
một cuộc sống tốt mà còn tác động tích cực vào phát triển kinh tế trong dài hạn. Có
nền y tế hiện đại sẽ giảm thiểu được bệnh dịch, bên cạnh đó giúp nguồn nhân lực có
thể lực dồi dào để lao động, để đóng góp vào nền kinh tế. Ngược lại, một khi mất cân
bằng về dinh dưỡng, bệnh tật diễn ra thường xuyên dẫn đến khả năng lao động giảm
sút, nền kinh tế kiệt quệ. Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết
chi tiêu công cho y tế tác động cùng chiều đối với tăng trưởng kinh tế.
Chi tiêu công cho giáo dục (Ped)
Bên cạnh việc phải nâng cao thể lực của nguồn nhân lực như đã nêu trên, thì trong kỷ
nguyên của nền kinh tế tri thức, việc phát triển giáo dục cũng vô cùng quan trọng. Các
chính phủ trên khắp thế giới đều không thể phủ nhận được một quốc gia có hệ thống
giáo dục chất lượng là khởi nguồn cho sự hưng thịnh của đất nước đó. Giáo dục góp
phần nâng cao trí lực của người lao động, thúc đẩu những sáng tạo về công nghệ, khoa
học, sinh học,…làm tiền đề để xây dựng nền kinh tế. Thông qua giáo dục mà một quốc
gia có thể đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững( Yogish, 2006). Trên cơ sở đó
22


×