Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

luận án tiến sĩ nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP tại lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT CHÈ BÚP TƯƠI THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP TẠI LÂM ĐỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN
XUẤT CHÈ BÚP TƯƠI THEO TIÊU CHUẨN


VIETGAP TẠI LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số
: 9 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Tạo
2. PGS. TS. Nguyễn văn Toàn

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Các thông tin trích dẫn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thanh Mai


ii


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh chân thành bày tỏ lòng biết ơn Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới:
PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, TS. Nguyễn Văn Tạo đã hướng dẫn, góp ý
trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học
khác, đảm bảo cho luận án hoàn thành có chất lượng.
ThS. Nguyễn Văn Quảng, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phát triển chè
đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Tây Nguyên”đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc, đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Các nhà khoa học đã góp ý và tạo điều kiện cho việc hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình,
bố, mẹ, anh, em, chồng, con và bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thanh Mai



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... xi
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài................................................... 3
3. 1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 3
3. 2. Ý nghĩa thực tiến............................................................................................. 3
4. Điểm mới của luận án.......................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 5
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam............................... 5
1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới................................................. 5
1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Việt Nam................................................ 7
1.2. Xu hướng sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững hiện nay........................................................................................................ 12
1.2.1. GAP là gì?................................................................................................... 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất chè an toàn trên thế giới ............................ 16
1.2.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất chè an toàn tại Việt Nam............................24

1.3. Một số nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn ở Việt
Nam....................................................................................................................... 30
1.3.1. Nghiên cứu về phân bón cho chè................................................................. 31
1.3.2. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại cho chè........................................... 37


iv

1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật hái chè................................................................... 38
1.3.4. Nghiên cứu về tưới nước cho chè................................................................ 41
1.4. Một số nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn ở Lâm
Đồng...................................................................................................................... 42
1.4.1. Những nghiên cứu về sử dụng phân bón tại Lâm Đồng...............................43
1.4.2. Những nghiên cứu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Lâm Đồng...........45
1.4.3. Một số nghiên cứu về tưới nước cho chè ở Lâm Đồng................................46
1.4.4. Một số nghiên cứu về thu hái búp chè ở Lâm Đồng....................................46
1.5. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu.................................................... 47
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........50
2.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................... 50
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 50
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................... 53
2.1.3. Thời gian nghiên cứu................................................................................... 53
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 53
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 53
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi................................................62
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................................... 64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 65
3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng...................................... 65
3.1.1. Tình hình sản xuất chè tại Lâm Đồng.......................................................... 65
3.1.2. Tình hình sử dụng các giống chè ở Lâm Đồng............................................ 70

3.1.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây chè ở Lâm Đồng................................ 73
3.1.4. Tình hình bảo vệ thực vật cho cây chè ở Lâm Đồng.................................... 77
3.1.5. Tình hình sử dụng nước tưới cho chè ở Lâm Đồng..................................... 81
3.1.6. Tình hình thu hoạch sản phẩm chè ở Lâm Đồng.........................................84
3.1.7. Mô hình sản xuất chè được chứng nhận tại Lâm Đồng................................ 85
3.1.8. Một số kết quả phân tích của vùng nguyên liệu........................................... 85
3.1.9. Một số nhận xét rút ra từ điều tra thực trạng sản xuất chè ở Lâm Đồng......88
3.2. Nghiên cứu sử dụng phân bón hợp lý trong sản xuất chè nguyên liệu an toàn
theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại Lâm Đồng........................................... 90
3.2.1. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ sinh học trên chè tại Lâm Đồng..........91


v

3.2.2. Kết quả nghiên cứu liều lượng phân hữu cơ sinh học RAS trên chè tại Lâm
Đồng.................................................................................................................... 103
3.2.3. Kết quả nghiên cứu liều lượng phân hữu cơ sinh học NAS trên chè tại Lâm
Đồng.................................................................................................................... 112
3.3. Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý trong sản xuất chè nguyên
liệu an toàn theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại Lâm Đồng......................122
3.3.1. Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu nguồn gốc sinh học đối với bọ xít muỗi
hại chè ở Lâm Đồng............................................................................................ 123
3.3.2. Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu nguồn gốc hoá học đối với bọ xít muỗi hại
chè ở Lâm Đồng.................................................................................................. 125
3.3.3. Hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh nguồn gốc sinh học đối với bệnh thối
búp hại chè ở Lâm Đồng..................................................................................... 127
3.3.4. Đánh giá dư lượng một số loại thuốc thí nghiệm trên chè tại Lâm Đồng...129
3.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp tưới nước và thu hái chè bằng máy cho
chè kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng....................................... 130
3.4.1. Tưới nước.................................................................................................. 130

3.4.2. Hái chè bằng máy...................................................................................... 134
3.5. Xây dựng mô hình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP
136
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................. 142
1. Kết luận........................................................................................................... 142
2. Đề nghị............................................................................................................ 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
144
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 145


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng


DT

Diện tích

FAO

Tổ chức nông lương

HCSH

Hữu cơ sinh học

NN

Nông nghiệp

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

PC


Phân chuồng

PTNT

Phát triển nông thôn

TB

Trung bình

VSV

Vi sinh vật

DN

Doanh nghiệp


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thế giới 2010 - 2016................5
Bảng 1.2. Các nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới.................................................6
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam 2010 – 2018......................8
Bảng 1.4. Sản lượng và giá trị xuất khẩu chè Việt Nam qua một số năm.................9
Bảng 1.5. Top 5 thị trường đứng đầu nhập khẩu chè Việt Nam 2019.....................10
Bảng 1.6. Tỷ trọng, giá bán chè đen, chè xanh Việt Nam xuất khẩu........................11
Bảng 1.7. Sản lượng chè nội tiêu của Việt Nam 2015 – 2019.................................. 11
Bảng 1.8. Hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm và trong đất trồng chè..........20

Bảng 1.9. Hàm lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè................20
Bảng 1.10. Hàm lượng Nitrat cho phép trong nước uống........................................ 25
Bảng 1.11. Hàm lượng kim loại cho phép trong chè............................................... 25
Bảng 1.12. Lượng phân bón cho chè kinh doanh ở Lâm Đồng................................44
Bảng 2.1. Các loại phân hữu cơ sinh học sử dụng................................................... 51
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình qua một số năm tại Lâm Đồng................65
Bảng 3.2. Lượng mưa qua một số năm tại Lâm Đồng............................................. 66
Bảng 3.3. Lượng mưa các tháng trong năm qua một số năm tại trạm quan trắc Bảo
Lộc.......................................................................................................................... 67
Bảng 3.4. Độ ẩm không khí trung bình qua một số năm tại Lâm Đồng...................67
Bảng 3.5. Diện tích trồng cây chè phân theo huyện, thành phố...............................68
Bảng 3.6. Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện, thành phố............................... 69
Bảng 3.7. Diện tích thu hoạch và sản lượng chè búp tươi qua một số năm tại Lâm
Đồng........................................................................................................................ 70
Bảng 3.8. Cơ cấu giống và tuổi chè tại Lâm Đồng.................................................. 71
Bảng 3.9. Diện tích, năng suất và giá bán chè búp tươi của các giống chè..............72
Bảng 3.10. Tình hình sử dụng phân hữu cơ cho chè kinh doanh ở Lâm Đồng........73
Bảng 3.11. Thực trạng sử dụng phân chuồng cho chè kinh doanh tại Lâm Đồng....74
Bảng 3.12 . Lượng phân hữu cơ bón cho chè sản xuất kinh doanh tại Lâm Đồng...75
Bảng 3.13. Tình sử dụng phân bón cho chè sản xuất kinh doanh tại Lâm Đồng.....76
Bảng 3.14. Lượng phân vô cơ sử dụng cho chè kinh doanh tại Lâm Đồng.............77
Bảng 3.15. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè tại Lâm Đồng........78
Bảng 3.16. Thực trạng sử dụng thuốc trừ cỏ tại một số vùng chè chính của............79


viii

Bảng 3.17. Thành phần sâu bệnh hại chính trên chè tại Lâm Đồng.........................80
Bảng 3.18. Thực trạng tưới nước cho cây chè tại Lâm Đồng.................................. 82
Bảng 3.19. Lượng nước tưới cho cây chè tại Lâm Đồng......................................... 83

Bảng 3.20. Phương pháp thu hái, dụng cụ và thời gian cách ly............................... 84
Bảng 3.21. Dư lượng kim loại nặng trong đất trồng chè.......................................... 86
Bảng 3.22. Dư lượng kim loại nặng trong nước tưới tại một số vùng chè...............86
Bảng 3.23. Dư lượng kim loại nặng trong búp chè tươi........................................... 87
Bảng 3.24 Dư lượng nitrat, thuốc bảo vệ thực vật phổ biến trong búp chè tươi......87
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số tính chất của
đất trồng chè tại Lâm Đồng..................................................................................... 92
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng búp
chè tại Lâm Đồng.................................................................................................... 93
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến năng suất chè búp
tươi tại Lâm Đồng (Năng suất trung bình 3 năm 2014 – 2016)...............................94
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến thành phần cơ giới
búp chè tại Lâm Đồng............................................................................................. 96
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến phẩm cấp chè
nguyên liệu tại Lâm Đồng....................................................................................... 97
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số loại sâu bệnh
hại chính trên chè tại Lâm Đồng.............................................................................. 98
Bảng 3.31. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón.....................100
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến chất lượng chè xanh
tại Lâm Đồng.........................................................................................................101
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến dư lượng kim loại nặng và dư
lượng NO3 trên chè...............................................................................................101
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến một số tính chất
của đất trồng chè tại Lâm Đồng.............................................................................103
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến sinh trưởng búp chè
tại Lâm Đồng.........................................................................................................104

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến năng suất chè búp
tươi tại Lâm Đồng (Năng suất trung bình 3 năm 2014 – 2016).............................105
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến thành phần cơ giới

búp chè tại Lâm Đồng...........................................................................................107
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến phẩm cấp chè
nguyên liệu tại Lâm Đồng.....................................................................................108


ix

Bảng 3.39. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến một số loại sâu
bệnh hại chính trên chè tại Lâm Đồng...................................................................109
Bảng 3.40. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón RAS.............110
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến chất lượng chè
xanh tại Lâm Đồng................................................................................................111
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến dư lượng kim loại
nặng và dư lượng NO3 trên chè............................................................................112
Bảng 3.43. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến một số tính chất
của đất trồng chè tại Lâm Đồng.............................................................................113
Bảng 3.44. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến sinh trưởng búp chè
tại Lâm Đồng.........................................................................................................114

Bảng 3.45. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến năng suất chè búp
tươi tại Lâm Đồng (Năng suất trung bình 3 năm 2014 – 2016).............................115
Bảng 3.46. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến thành phần cơ giới
búp chè tại Lâm Đồng...........................................................................................117

Bảng 3.47. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến phẩm cấp chè
nguyên liệu tại Lâm Đồng.....................................................................................118
Bảng 3.48. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến một số loại sâu
bệnh hại chính trên chè tại Lâm Đồng...................................................................119
Bảng 3.49. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón NAS............120
Bảng 3.50. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến chất lượng chè

xanh tại Lâm Đồng................................................................................................121
Bảng 3.51. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến dư lượng kim loại
nặng và dư lượng NO3 trên chè............................................................................121
Bảng 3.52. Hiệu lực của thuốc sinh học trừ bọ xít muỗi trên giống chè TB14......124
Bảng 3.53. Hiệu lực của thuốc sinh học trừ bọ xít muỗi trên giống chè................125
Bảng 3.54. Hiệu lực thuốc hóa học trừ bọ xít muỗi hại trên giống chè TB14........126
Bảng 3.55. Hiệu lực thuốc hóa học trừ bọ xít muỗi hại trên giống chè Kim Tuyên
126
Bảng 3.56. Hiệu lực thuốc sinh học trừ bệnh thối búp hại trên giống chè TB14. . .128
Bảng 3.57. Hiệu lực thuốc sinh học trừ bệnh thối búp trên giống chè Kim Tuyên..128

Bảng 3.58. Dư lượng của thuốc trên búp chè sau khi phun 15 ngày......................129
Bảng 3.59. Diễn biến ẩm độ đất khi tưới nước cho cây chè..................................132
Bảng 3.61. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức tưới nước....................134
Bảng 3.64. Dư lượng kim loại nặng trong đất.......................................................137


x

Bảng 3.65. Dư lượng kim loại nặng trong nước tưới.............................................138
Bảng 3.63. Sinh trưởng búp, năng suất và phẩm cấp nguyên liệu chè búp tươi trong và
ngoài mô hình........................................................................................................139

Bảng 3.69. Dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc thuốc bảo vệ thực vật và dư
lượng NO 3 trên chè...............................................................................................141


xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Năng suất chè búp tươi với các loại phân HCSH tại Lâm Đồng............94
Hình 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số loại sâu bệnh
hại chính trên chè tại Lâm Đồng........................................................................... 99
Hình 3.3. Năng suất chè búp tươi với các lượng phân RAS tại Lâm Đồng.........106
Hình 3.4. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học RAS đến một số loại sâu
bệnh hại chính trên chè tại Lâm Đồng................................................................. 109
Hình 3.5. Năng suất chè búp với các lượng phân NAS tại Lâm Đồng................ 115
Hình 3.6. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NAS đến một số loại sâu
bệnh hại chính trên chè tại Lâm Đồng................................................................. 119
Hình 3.7. Diễn biến ẩm độ đất khi tưới nước cho cây chè................................... 132


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có
giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở vùng núi, trung du phía Bắc và các tỉnh Tây
Nguyên của nước ta. Việc trồng, chế biến chè đã có lịch sử hàng trăm năm, hiện
nay Việt Nam là nước đứng thứ năm về diện tích, sản lượng chè trên thế giới [31],
[33],[49].
Tuy nhiên, sản phẩm chè của Việt Nam giá bán còn thấp, chỉ bằng 60 đến
70% giá bình quân thế giới, tính cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm
năng và thế mạnh của nó. Sản phẩm chè của chúng ta chủ yếu xuất khẩu vào thị
trường Pakistan và một số nước Trung Đông [24],[56], đây là thị trường có hàng
rào kỹ thuật thấp, một số thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường mà
chúng ta khó tiếp cận [49],[56]. Vấn đề được đặt ra là tại sao chè của chúng ta lại
khó phát triển vào các thị trường Mỹ, EU... nhiều nhà chuyên môn đã lý giải và
đưa đến thống nhất, chè của chúng ta chưa có thương hiệu, chưa khẳng định được
vị thế của chè Việt Nam trên thị trường thế giới [33],[42],[56]. Tồn tại rõ nhất đó

là, người trồng chè vì lợi nhuận trước mắt, phát triển về diện tích và sản lượng mà
ít quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn có thói quen sử dụng
nhiều thuốc bảo vệ thực vật độc hại và phân vô cơ, điều đó dẫn tới việc sẽ để lại dư
lượng lớn các chất hóa học, và kim loại nặng trong đất, nước, gây nên mất an toàn
vệ sinh thực phẩm. Và đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho sản phẩm chè của
Việt Nam khó tiếp cận thị trường các nước phát triển. Bởi vậy, trong những năm
tới, ngành chè cần phải cải thiện chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm,
tập trung vào những phương pháp canh tác tốt hơn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
có trách nhiệm, đạt các chứng nhận chất lượng trong nước và quốc tế [42],[56].
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, là một trong những vùng
sản xuất chè lớn của Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè sinh
trưởng, phát triển tốt. Cây chè được tỉnh Lâm Đồng xác định là một trong những
cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường [66].


2

Diện tích chè của Lâm Đồng tính đến năm 2018 là 11.554 ha tập trung chủ yếu
ở 4 huyện, thành phố là Đà Lạt, Bảo Lâm, Bảo Lộc và Di Linh, sản lượng 136.445
tấn chè búp tươi [15]. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 155 công ty chế
biến chè, sản phẩm chế biến khá đa dạng, tỷ lệ xuất khẩu đạt 60% [41]. Mặc dù có
thế mạnh về cây chè với diện tích chè lớn, năng suất, sản lượng chè cao, nhưng chất
lượng, giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm chè của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế. Những hạn chế chủ yếu về sản xuất, xuất khẩu chè của tỉnh Lâm đồng cũng
tương tự như những hạn chế, yếu kém của sản xuất chè cả nước, đó là vấn đề chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những năm qua, sản xuất chè an toàn
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng đã có bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên đến
nay kết quả chưa cao, tỷ lệ sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt (VietGAP, GAP khác) được chứng nhận còn thấp [39].
Để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất chè đảm bảo an toàn và chất

lượng, năm 2008 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Qui trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn (VietGAP) và năm
2017, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố TCVN số 11892-1:2017 về thực hành
nông nghiệp tốt cho trồng trọt (VietGAP), trong đó có cây chè. Thực hiện theo
VietGAP đòi hỏi nghiêm ngặt theo các qui trình kỹ thuật, qui chuẩn, tiêu chuẩn…
Đối với cây chè của tỉnh Lâm Đồng, để có các giải pháp khoa học công nghệ
áp dụng trong việc thực hiện VietGAP nhằm thúc đẩy ngành chè của tỉnh phát triển
hiệu quả, bền vững, trước hết chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng sản xuất chè
nói chung và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng, để từ đó đề ra các biện
pháp kỹ thuật cụ thể, thúc đẩy phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên
địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, để góp phần phát triển vùng nguyên liệu chè an
toàn, chất lượng, hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè búp tươi theo tiêu chuẩn
VietGAP tại Lâm Đồng”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè búp tươi an toàn theo
tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao giá trị thu nhập và sản xuất chè bền vững tại
Lâm Đồng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý trong sản
xuất chè nguyên liệu an toàn tại Lâm Đồng.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp
lý trong sản xuất chè nguyên liệu an toàn tại Lâm Đồng.

- Xác định hiệu quả của thu hái búp chè bằng máy; Công nghệ tưới nước trong
sản xuất chè theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại Lâm Đồng.
- Áp dụng tổng hợp các kỹ thuật tốt nhất rút ra từ kết quả nghiên cứu để xây
dựng mô hình sản xuất chè búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng.
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
3. 1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, góp phần bổ sung cơ sở khoa học về
các biện pháp kỹ thuật phù hợp, để nâng cao hiệu quả sản xuất chè búp tươi một
cách bền vững tại Lâm Đồng và các vùng sản xuất chè có điều kiện tương tự.
3. 2. Ý nghĩa thực tiến
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện qui trình kỹ
thuật sản xuất chè búp tươi theo hướng VietGAP; giúp nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất chè một cách bền vững tại Lâm Đồng nói riêng và tại
Tây Nguyên nói chung.
4. Điểm mới của luận án
- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè tại Lâm Đồng.
- Xác định được phân hữu cơ sinh học RAS, NAS và lượng bón phù hợp cho
hai giống chè phổ biến Kim Tuyên và TB14 ở Lâm Đồng, để sản xuất búp tươi theo

tiêu chuẩn VietGAP.


4

- Xác định được hoạt chất Emamectin Benzoate 5%, Dinotefuran,
Kasugamycin có nguồn gốc sinh học và hóa học sử dụng cho hai giống chè phổ biến
Kim Tuyên và TB14 ở Lâm Đồng, để sản xuất búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Xác định được lượng nước tưới nhỏ giọt cho các giống chè Kim Tuyên là
3


120 m /ha/lần tưới, chu kỳ tưới 5 ngày/lần trong mùa khô.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ năm 2013 – 2019 tại Lâm Đồng. Điều tra đánh giá thực
trạng được thực hiện tại các vùng chè chính của Lâm Đồng là: Đà Lạt, Di Linh, Bảo
Lộc, Bảo Lâm. Các thí nghiệm được tiến hành tại vùng chè Bảo Lộc, Bảo Lâm của tỉnh
Lâm Đồng; nghiên cứu về sử dụng phân bón giới hạn ở nghiên cứu ảnh hưởng của một
số loại phân hữu cơ sinh học và liều lượng sử dụng đến sinh trưởng, năng suất và an
toàn sản phẩm chè búp tươi; nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giới hạn ở
nghiên cứu về hiệu lực và an toàn sản phẩm chè búp tươi của một số thuốc sinh học và
hóa học trên đối tượng sâu, bệnh hại chính của vùng chè Lâm Đồng; nghiên cứu về kỹ
thuật tưới giới hạn ở phương pháp tưới nhỏ giọt và thu hái chè bằng máy.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
o

o

Cây chè, phân bố từ 34 vĩ độ nam đến 45 vĩ độ bắc. Hiện nay trên thế giới
có 58 nước sản suất chè bao gồm: châu Á 20; châu Phi 21; châu Mỹ 12; châu Đại
Dương 3; châu Âu 2; và có 115 nước uống chè gồm: châu Âu 28; châu Mỹ 28; châu
Á 29; châu Phi 34; châu Đại Dương 5; như vậy có thể nói cây chè có một thị trường
rất rộng lớn [33], [42].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thế giới 2010 - 2016
Năm


Diện tích

Năng suất

Sản lượng khô

(ha)

(tạ khô/ha)

(tấn)

2010

3.156.606

14,6

4.222.149

2011

3.403.067

14,2

4.839.876

2012


3.058.496

14,4

5.042.037

2013

3.627.501

14,7

5.329.138

2014

3.804.881

14,5

5.512.282

2015

3.921.335

14,4

5.661.855


2016

4.099.230

14,5

5.954.091

Theo Faostat.com (3/2018)
Bảng 1.1 cho thấy, từ năm 2010 – 2016 diện tích đất dành cho trồng chè trên
thế giới tăng từ 3.156.606 ha lên 4.099.230 ha và tăng đều đặn qua các năm.
Năng suất chè khô bình quân trên thế giới của cây chè trong giai đoạn này
cũng giữ mức trên 14 tạ/ha. Tuy nhiên, tiềm năng năng suất chè còn khá lớn và
hoàn toàn có khá năng đột phá trong giai đoạn tiếp theo.
Sản lượng trong giai đoạn này cũng tăng đáng kể từ 4.222.149 tấn lên
5.954.091 tấn. Với đà tăng trưởng này dự báo những năm tiếp theo các nước xuất
khẩu chè sẽ có sự cạnh tranh gay gắt với nhau, như vậy trong cạnh tranh yếu tố chất


6

lượng sẽ được quan tâm.
Trên thị trường nông sản thế giới chè cũng là một mặt hàng quan trọng, tình
hình xuất khẩu của một số nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới năm 2015 – 2016
được trình bày ở bảng 1.2.
Kết quả cho thấy các nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới trong năm 2015 2016 lần lượt là Kenya, Srilanka, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, trong đó Việt Nam
đứng thứ 5 về xuất khẩu trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là chè
đen và chè xanh.
Bảng 1.2. Các nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới

Năm 2015

TT Tên nước

Năm 2016

Sản

Lượng

Giá trị

Giá bán

Lượng

Giá trị

Giá bán

phẩm

(tấn)

(1.000

bình quân

(tấn)


(1.000

bình quân

USD)

(1000USD

USD)

(1000USD

chè chủ

/tấn)

yếu

/tấn)

1

Kenya

396.641

858.250

2,164


424.941

884.232

2,081

Chè đen

2

Srilanka

318.329

1.480.000

4,649

346.629

1.505.982

4,345

Chè đen

3

Trung Quốc


299.789

965.080

3,219

328.089

991.062

3,021

Chè xanh

4

Ấn Độ

203.207

867.143

4,267

231.507

893.125

3,858


Chè đen

5

Việt Nam

104.700

204.018

1,949

133.000

230.000

1,729

Chè xanh,
đen

(Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam, 2017)
Sản lượng xuất khẩu của năm 2016 đều có xu hướng tăng hơn năm 2015.
Một số nước có sản lượng xuất khẩu chè cao, nhưng giá bán lại không cao. Trong 5
nước thì Srilanka có giá bán chè trung bình cao nhất (năm 2016 – 4,345 nghìn
USD/tấn), các nước đều có giá bán chè trung bình trên 2 nghìn USD/tấn, Việt Nam
có giá bán thấp nhất luôn dưới 2 nghìn USD/tấn (năm 2016 – 1,729 nghìn USD/
tấn).



7

Hiện nay trên thế giới có trên 140 nước nhập khẩu chè, bình quân 2,2 triệu
tấn/năm. Theo Eurostat (2017) nước Anh hiện đang tiêu thụ 4% tổng sản lượng chè
trên toàn thế giới. Anh là nước tiêu thụ chè lớn nhất tại châu Âu chiếm 51%, theo
sau là Đức 12% và Pháp 7%. Tây Ban Nha là nước có mức tiêu thụ tăng cao nhất
trong vòng 5 năm qua với mức trung bình 37%/năm trong khi mức tiêu thụ của Ba
Lan giảm trung bình 21%/năm. Các mặt hàng như chè xanh, chè đen sợi và chè thảo
dược ngày càng được ưa chuộng [31].
Theo Trung tâm nghiên cứu tập đoàn đa quốc gia SOMO Consumption
(2017), 56% tổng sản lượng chè sản xuất trên thế giới được tiêu thụ nội địa. Ví dụ,
Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt tiêu thụ 81% và 73% sản lượng chè được sản xuất
trong nước. Ở các nước như Trung Quôc, Việt Nam, Indonexia người dân ưa dùng
chè xanh, do vậy, mặt hàng trên đang thống lĩnh thị trường nội địa [31].
1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Việt Nam
Nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, với hai phần ba diện tích đất đồi núi,
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Tuy
nhiên, sản xuất chè ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu sau những năm 1925.
Thời kỳ đầu Việt Nam có khoảng 300 ha trồng chè, đến năm 1939 chúng ta
có khoảng 13.408 ha với sản lượng 10.900 tấn búp khô, đứng thứ 6 trên thế giới
[26].
Trong thười gian chiến tranh 1945 – 1954, do chiến tranh nên diện tích chè
suy giảm nghiêm trọng. Sau khi hòa bình được lập lại cây chè được chú trọng phát
triển. Nhiều nông trường chè mới được thành lập và lúc này thị trường chè được mở
rộng. Năm 1977, cả nước có 44.330 ha, sản lượng 17.890 tấn chè búp khô. Đến năm
1985 cả nước có 52.047 ha, sản lượng đạt 25.392 tấn chè búp khô [26].
Trong những năm gần đây, ngành chè Việt Nam đã có những bước tiến lớn
trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu, sản phẩm chè Việt Nam đã có những vị trí nhất
định trên thị trường thế giới.
Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 được

thể hiện qua bảng 1.3.


8

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam 2010 – 2018
Năm
2010

Diện tích
trồng chè
(nghìn ha)
129,9

Diện tích cho
thu hoạch
(nghìn ha)
113,2

Sản lượng
búp tươi
(nghìn tấn)
834,6

Tỷ lệ diện
tích thu
hoạch (%)*
87,14

Năng suất

bình quân
(tấn/ha)**
7,37

2011

127,8

114,2

878,9

89,36

7,69

2012

128,3

114,5

909,8

89,24

7,94

2013


129,8

114,8

936,3

88,44

8,15

2014

132,6

115,4

981,9

87,03

8,51

2015

133,6

117,8

1.012,9


88,17

8,59

2016

133,4

118,7

1.033,6

88,98

8,71

2017

123,0

109,3

972,0

88,86

8,89

Sơ bộ 2018


123,7

109,1

987,3

88,19

9,04

Ghi chú:*= Diện tích cho thu hoạch/ Diện tích trồng chè x
100 **= Sản lượng búp tươi/ Diện tích cho thu hoạch

Theo Tổng cục thống kê
/>
Số liệu cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2016 diện tích, năng suất và sản
lượng chè tăng mạnh. Năm 2016 diện tích chè cả nước vào khoảng 133,4 nghìn ha,
tăng 3500 ha so với năm 2010 (129,9 nghìn ha). Sản lượng chè búp tươi cũng tăng
mạnh từ 834,6 nghìn tấn năm 2010 lên 1.033,6 nghìn tấn năm 2016. Năng suất búp
tươi bình quân cũng tăng từ 7,37 tấn/ha lên 8,71tấn/ ha.
Giai đoạn năm 2017 – 2018 diện tích, sản lượng có giảm hơn so với 2016,
diện tích xoay quanh khoảng 123 nghìn ha và sản lượng từ 972 – 987,3 nghìn tấn
búp tươi. Năng suất bình quân có tăng nhẹ từ 8,89 tấn/ha năm 2017 lên 9,04 tấn/ha
năm 2018.
Tỷ diện tích cho thu hoạch khá cao đều trên 87,03% và năm 2018 là 88,19%. Như
vậy có thể thấy trong những năm gần đây diện tích trồng chè có giảm nhẹ, nhưng
sản lượng vẫn ổn định, năng suất búp trung bình vẫn tăng, tỷ lệ diện tích
cho thu hoạch vẫn ổn định. Điều này cho thấy ngành chè chúng ta vẫn đang trên đà
phát triển, người sản xuất đã chú trọng đầu tư để nâng cao năng suất.



9

Sản lượng xuất khẩu và giá bán là 2 yếu tố quyết định đến giá trị xuất khẩu.
Bảng 1.4 Ghi lại sản lượng và giá trị xuất khẩu chè Việt Nam qua một số năm từ
2010 – 2019.
Bảng 1.4. Sản lượng và giá trị xuất khẩu chè Việt Nam qua
một số năm 2010 – 2019
Sản lượng xuất
Giá trị xuất khẩu
Giá bán bình quân

Năm

khẩu (Tấn)

(1000 USD)

(1000USD/tấn)

2010

137000

201000

1,4672

2012


147000

225000

1,5306

2014

132000

228120

1,7282

2017

149000

233000

1,5636

Sơ bộ 2018

127338

217834

1,7107


Sơ bộ 2019

137102

236431

1,7245

Theo Tổng cục thống kê- />
Kết quả bảng 1.4 cho thấy sản lượng xuất khẩu qua một số năm từ 2010 –
2017 (132000 - 149000 tấn) có xu hướng cao hơn giai đoạn năm 2018 – 2019
(127338 –137102 tấn). Năm 2019 sản lượng xuất khẩu sơ bộ là 137102 tấn, giá bán
bình quân cao nhất 1,7245 nghìn USD/tấn và giá trị thu về cao nhất đạt 236431
nghìn USD. Như vậy trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu không ổn định
so với 2017 có xu hướng giảm, tuy nhiên giá bán có tăng nhẹ nên giá trị thu về
không có biến động lớn.
Theo hiệp hội chè Việt Nam, năm 2019 thị trường Pakistan và Afganistan, Đài
Loan, Nga, Indonesia và Trung Quốc vẫn tiếp tục là 5 thị trường lớn nhất của chè
Việt Nam, chiếm 73% tổng số lượng và 75% giá trị xuất khẩu [68].
Top 5 thị trường đứng đầu năm 2019, thị trường Pakistan và Afganistan với
gần 50 ngàn tấn chiếm gần 35%, về lượng và 40 % về giá trị, so năm 2018 tăng
28% về lượng và 18% về trị giá; Thị trường Đài Loan với 20 ngàn tấn chiếm 14%
về lượng và 12% về giá trị, so năm 2018 tăng 4% về lượng và trị giá; Nga với gần
15 ngàn tấn chiếm 11% về lượng và 9 % về trị giá, so năm 2018 tăng 8% về lượng
và 6% về trị giá; Indonexia với 10 ngàn tấn trị giá 11 triệu USD chiếm 7% về lượng
và 4% về trị giá, so năm 2018 tăng 16% về lượng và trị giá; Trung Quốc với gần 9


10


ngàn tấn với gần 24 triệu USD chiếm 6% về lượng và 10% về trị giá, so năm 2018
lượng giảm 16% nhưng trị giá tăng 21% [68].
Bảng 1.5. Top 5 thị trường đứng đầu nhập khẩu chè Việt Nam 2019
STT

Tên nước

Tỷ lệ sản lượng (%)

Tỷ lệ giá trị (%)

1

Pakistan và Afganistan

35

40

2

Taiwan

14

12

3

Nga


11

9

4

Indonesia

7

4

5

Trung Quốc

6

10
Hiệp hội chè Việt Nam

Ngoài 5 thị trường lớn còn một số thị trường xuất khẩu khác. Mỹ với gần 6
ngàn tấn trị giá trên 7 triệu USD, so năm 2018 giảm 7% về lượng và 4% về trị giá;
Malayxia với 4 ngàn tấn trị giá trên 3 triệu USD, so năm 2018 tăng 3% cả lượng và
trị giá; Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất với trên 3 ngàn tấn trị giá trên 5 triệu
USD, so năm 2018 tăng 50% về lượng và trị giá; Iraq với 3 ngàn tấn trị giá gần 5
triệu USD, so năm 2018 giảm 8% về lượng và trị giá; Ả Rập xê út với trên 2 ngàn
tấn trị giá trên 5 triệu USD, so năm 2018 giảm nhẹ cả về số lượng và trị giá [68].
Như vậy ngoài những thị trường truyền thống thì chúng ta đã bước đầu tiếp

cận một số thị trường khó tính như Mỹ, tuy nhiên để phát triển hơn ở một số thị
trường như Mỹ, EU, Nhật Bản… để nâng cao giá trị sản phẩm chè của chúng ta thì
ngoài việc quan tâm đến chất lượng, sự an toàn sản phẩm phải được đặt lên hàng
đầu vì những thị trường này có hàng rào kỹ thuật rất khắt khe.
Trên phạm vi toàn cầu, sản xuất chè đen tăng trưởng hàng năm đạt 2,6%/năm
trong giai đoạn 2005 – 2014 và chè xanh tăng trưởng 6,4% nhờ giá tăng liên tục
(theo báo cáo của FAO). Trong báo cáo tháng 5/2016, FAO, IGG nhấn mạnh rằng
xuất khẩu tăng trưởng hàng năm đạt 1,6%/năm trong thập kỷ qua và đạt 1,73 triệu
tấn trong năm 214, chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu từ Kenya. Xuất khẩu chè đen trong
thập kỷ qua tăng trưởng 3,8%, trong khi xuất khẩu chè xanh tăng trưởng 1,2% [68].


11

Bảng 1.6. Tỷ trọng, giá bán chè đen, chè xanh Việt Nam xuất khẩu
2018 - 2019
Chè đen
Năm

Chè xanh

Tỷ lệ

Giá bán

Tỷ lệ

Giá bán

(%)


(USD/tấn)

(%)

(USD/tấn)

2018

48

1.408

51

1.913

2019

47

1.430

52

2.013
Hiệp hội chè Việt Nam

Qua bảng 1.6 cho thấy tỷ trọng chè xuất khẩu năm 2018 – 2019 có sự thay đổi
về nhu cầu sử dụng chè trên thế giới, sản xuất chè xanh nhiều hơn năm 2019 là

52%, giá xuất khẩu chè xanh cũng có xu hướng tăng cao. Như vậy hướng sản phẩm
của chè Việt Nam trong những năm tới ngoài chè đen thì chè xanh, chè xanh chất
lượng cao, chè ôlong...sẽ là những sản phẩm được ưu tiên phát triển, những sản
phẩm này đỏi hỏi khắt khe hơn về chất lượng, an toàn nguồn nguyên liệu, vì vậy sản
xuất chè búp tươi trong thời kỳ tới thì chất lượng và an toàn sản phẩm là yếu tố
hàng đầu.
Bảng 1.7. Sản lượng chè nội tiêu của Việt Nam 2015 – 2019
Năm

Sản lượng nội tiêu (tấn)

Tỷ lệ nội tiêu (%)

2015

33000

18,86

2016

36000

19,46

2017

40000

21,62


2019

45000

24,32
Hiệp hội chè Việt Nam

Hàng năm sản lượng chè của Việt Nam sản xuất ra phần lớn là xuất khẩu,
một phần nội tiêu còn lại là sản lượng tồn kho. Đối chiếu với bảng 1.4 chúng ta thấy


12

hiện nay sản lượng chè xuất khẩu của chúng ta là chủ yếu (năm 2019 sản lượng xuất
khẩu 137102 tấn, nội tiêu 45000 tấn). Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường trong nước
một số năm gần đây cũng đã tăng trưởng mạnh, năm 2015 là 18,86% tăng lên
24,32% vào năm 2019, như vậy nội tiêu cũng đã chiếm 1/4 sản lượng và chúng ta
cũng có thể thấy còn nhiều tiềm năng phát triển thị trường trong nước.
Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhu cầu
trong nước cũng dần tăng. Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống người dân
cũng được nâng cao, nhu cầu trong nước cũng đồi hỏi ngày càng cao về chất lượng,
do vậy ngành chè cũng cần phải nhìn nhận lại thị trường trong nước, có những giải
pháp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đặc biệt là an toàn sản phẩm tránh
để quên mất một thị trường tiềm năng.
Như vậy thực trạng ngành chè việt Nam trong 10 năm qua đã có sự tăng
trưởng đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng, nhưng vẫn còn tồn tại không
ít yếu kém, bất cập. Mặc dù đứng thứ 5 thế giới về diện tích và sản lượng chè xuất
khẩu, tuy nhiên khâu canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của nước ta còn nhiều
hạn chế đã dẫn đến giá bán và thu nhập của người trồng chè còn thấp. Giá bán chè

của Việt Nam bình quân thấp hơn các nước xuất khẩu khác. Xuất khẩu sang các thị
trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn đạt thấp. Do nhiều lý do, song các nhà sản
xuất đều cho rằng, lý do chủ yếu là do chè Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn
về chất lượng, an toàn vệ sính thực phẩm của các nước này [42], [56].
1.2. Xu hướng sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững hiện nay
1.2.1. GAP là gì?
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các cộng đồng đòi hỏi trách nhiệm
với nhau giữa người sản xuất, mua bán, tiêu dùng. Bên cạnh yêu cầu ngày càng cao
về chất lượng và an toàn thực phẩm, người tiêu dùng còn quan tâm đến công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong sản
xuất nông nghiệp tiêu chuẩn GAP được áp dụng như là điều kiện quan trọng để duy
trì sự phát triển bền vững.
Thuật ngữ GAP (Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành nông nghiệp


×