Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Kế hoạch SHCM tổ 1 năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.9 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT KIM ĐỘNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC THANH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Thanh, ngày 21 tháng 8 năm 2020

KẾ HOẠCH
Sinh hoạt chuyên môn Tổ 1
Năm học 2020 - 2021
Thực hiện Kế hoạch số: 1380/SGDĐT-GDTH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên
môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.
Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ; Tổ 1 xây dựng Kế hoạch Sinh hoạt chuyên
môn Tổ năm học 2020-2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn về các nội dung: Tìm hiểu
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ( Chương trình tổng thể); Xây dựng kế hoạch
dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên trong
tổ , để thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh; xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học, nâng cao chất
lượng học tập.
2. Yêu cầu:
- 100% giáo viên tổ 1 tích cực, trách nhiệm, tự giác thực hiện nội dung sinh hoạt
chuyên môn theo quy định, chủ động đề xuất các nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện
để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Không đánh giá giáo viên và không xếp loại giờ dạy trong sinh hoạt chuyên môn.


- Không tổ chức dạy trước bài học minh họa.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

Toàn bộ giáo viên tổ, cán bộ quản lý: 7 đồng chí
Học sinh lớp dạy minh họa.
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

1. Tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ( Chương trình tổng
thể - yêu cầu cần đạt )
- 100% các thành viên tổ nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông (chương
trình tổng thể), đề xuất nội dung cần thảo luận.
1


- Các thành viên trong tổ tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung theo kế hoạch; chia
sẻ, trao đổi, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng 8, tháng 9.
2. Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục.
Căn cứ vào chương trình môn học/hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của
nhà trường, sách giáo khoa và tài liệu dạy học có liên quan, tổ chuyên môn xây dựng
kế hoạch thực hiện nội dung chương trình môn học/hoạt động giáo dục theo tuần, học
kì, năm học 2020-2021.( Thực hiện trong tháng 9,tháng 12). Phân công cụ thể như
sau:
+ Đ/c Nguyễn Thị Lan Anh môn Toán
+ Đ/c Trần Thị Thu Huyền môn Tiếng Việt,
+ Đ/c Trần Thị Ngọc Bích môn TN&XH.
+ Đ/c Lê Thị Hà môn Đạo đức .
+ Đ/c Phạm Thị Vân Hà môn Mĩ thuật + GD thể chất.
+ Đ/c Tường Thị Thu Hà môn Âm nhạc.
+ Tất cả GVCN thống nhất môn HĐTN.
Lưu ý:

- Các đ/c lên chương trình môn học được phân công và các hoạt động học tập của
môn đó theo tuần, học kì, năm học, chia sẻ, thống nhất chương trình gửi cho đ/c Tổ
trưởng.
- Tổ trưởng lên chương trình của cả nhóm gửi lại cho ban giám hiệu.
3. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (thực hiện trong tháng
10, 11, 1, 2, 3)
Bước 1: Xây dựng bài học minh họa
- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào
tình hình thực tế, chất lượng học sinh của tổ. Các giáo viên trong tổ đều lần lượt tham
gia dạy minh họa.
- Giáo viên dạy minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học
môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học có liên quan, phối hợp với tất cả các giáo
viên trong tổ xây dựng bài học minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa cần xác
định rõ yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội
dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, logo, phương pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá
quá trình học tập của học sinh,…cho phù hợp với học sinh, phù hợp với việc hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Lưu ý: Không tổ chức dạy trước bài học minh họa.
Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ.
- GV dự giờ cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc
quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:

2


- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả
năng của học sinh thể hiện ở sản phẩm của học sinh hoàn thành khi thực hiện nhiệm
vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức
của học sinh; đảm bảo tất cả học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi

thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có
biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị “bỏ quên”.
- Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm
vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến
khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí tình huống
sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh
có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các
kiến thức mà học sinh đã học thông qua hoạt động.
Trong quá trình dự giờ, giáo viên ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học
của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt
động dạy học của giáo viên và học sinh.
Bước 3: Phân tích bài học:
Các thành viên của tổ trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung sau:
- Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực
hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo,
hợp tác của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh
trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù
hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt
động.
- Tổ chức hoạt động cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập;
cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ,
khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động,
quá trình học tập của học sinh.
- Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài
học(yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,..); sự tương tác giữa học
sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lí, sinh lí học
sinh; không khí lớp học,…

Bước 4: Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày:
3


Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được
qua dự giờ; các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.
Dự thảo cụ thể Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn:
* Nghiên cứu công văn 1380 của sở GD&ĐT:
Tháng
Nội dung
GV dạy minh họa
Ghi chú
8
Nghiên cứu lên chương trình
+ Đ/c Lê Thị Hà môn
các môn học và soạn giáo án
Đạo đức
tuần 1 bài dạy cụ thể theo từng
+ Đ/c Nguyễn Thị Lan
môn học đã phân công.
Anh môn Toán
+ Đ/c Trần Thị Ngọc
Bích môn Tự nhiên và
xã hội.
+ Đ/c Trần Thị Thu
Huyền môn Tiếng Việt.
+Đ/c Phạm Thị Vân Hà
môn Mĩ thuật .
+Đ/c Tường Thị Thu Hà
môn Âm nhạc.

9 (từ Tiếp tục xây dựng kế hoạch
100% các thành viên
tuần 1- thực hiện nội dung chương trình
trong tổ nghiên cứu, làm
18)
môn học/hoạt động giáo dục
theo các nội dung trong
theo tuần, học kì I năm học
kế hoạch.
2020-2021.Soạn giáo án tuần
2,3,4 .
Dự kiến hai tiết TV không soạn
theo SGK sẽ soạn luyện viết
Nội dung luyện căn cứ vào tình
hình thực tế của lớp mình.
10
Sinh hoạt chuyên môn theo
Trần Thị Thu
Dự giờ lớp 1B
hướng nghiên cứu bài học
Huyền .

11

Sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học

Nguyễn Thị Lan
Anh


Dự giờ lớp 1A

12

Sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu cách ra đề
kiểm tra cuối kì I cho H.
Sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học

Toàn tổ

Nghiên cứu TT22/2016.

Trần Thị Ngọc
Bích

Dự giờ lớp 1C

Sinh hoạt chuyên môn theo

Lê Thị Hà

Dự giờ lớp 1D

1

2
4



hướng nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học

3
4

Phạm Thị Vân Hà

Sinh hoạt chuyên môn theo
Toàn tổ
hướng nghiên cứu tìm hiểu
thống nhất đánh giá H cuối năm
học theo CTGDPT 2018

Dự giờ môn Mĩ thuật

Nghiên cứu TT22/2016.

*Lưu ý: Khi thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.(100% các đ/c
trong tổ đi dự giờ và ghi chép đầy đủ).
THỐNG NHẤT CÁC ĐẦU VIỆC THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2020-2021
ST Tên việc
Tiêu chí đánh giá
Ghi chú,
T
điểm
Đạt
Khá

Tốt
thưởng
1
Giáo án+ Lịch báo
TC1: Soạn
TC1+ TC2:
TC1+
giảng
đúng, đủ
Có các bước
TC2+TC3: Có
theo quy
HDHS học tập dự kiến thêm
định của
để phát triển
các tình huống
BCM.
năng lực, phẩm trong giảng
chất HS.
dạy.
2
Hồ sơ sổ sách:
TC1: Cập
TC2+
TC1+ TC2+
- Sổ ghi nghị quyết, nhật đầy đủ - Sổ chủ
TC3+
chuyên môn.
thông tin nội nhiệm: các nội - Sổ chủ
- Sổ chủ nhiệm.

dung, dự giờ dung sát với
nhiệm: có biện
- Sổ dự giờ.
đủ theo quy thực tiễn.
pháp để nâng
định 18
- Sổ dự giờ:
cao chất lượng
tiết/năm
theo dõi, ghi
công tác chủ
chép đầy đủ
nhiệm lớp.
tiến trình, nhận - Sổ dự giờ:
xét giờ dạy.
Phần nhận xét
có tác dụng rút
ra bài học cho
bản thân và tư
vấn cho đồng
nghiệp.
3

Ngày công, giờ
công.
(giờ đi dạy, đi họp
hội đồng, họp
chuyên môn, họp tổ,
5


Đảm bảo đủ
ngày công,
giờ công.
( Số lần đi
muộn, có

Đảm bảo đủ
ngày công, giờ
công.( Số lần
đi muộn có
phép, ra vào

Đảm bảo đủ
ngày công, giờ
công.( không
đi muộn, ra vào
lớp đúng giờ ).


4

bồi dưỡng chuyên
môn, tập huấn,
chuyên đề,…của các
cấp).
Thi giảng

5

Nề nếp học sinh.


6

Các phong trào học
tập của lớp.
- Chất lượng.
- Vở sạch chữ đẹp.
Công tác khác:
- Đoàn đội.
- Công đoàn.

7

8

Lao động vệ sinh
chung.

9

Đề thi

phép, ra vào
lớp đúng
giờ).

lớp đúng giờ ).

GV đạt loại: GV đạt loại:
GV đạt loại:

Đạt
Khá
Tốt
Các hoạt
Thực hiện tốt
động của
tất cả các hoạt
nhà trường
động của nhà
đạt
trường.
Căn cứ vào kết quả cuối kì 1, cuối năm của nhà
trường.
Có tham gia
các hoạt
động của
đoàn đội,
công đoàn
Tham gia
tương đối
đầy đủ, chưa
đúng thời
gian, còn có
buổi nghỉ,…
Ra đề thi
đúng theo
chuẩn KT kĩ
năng, đúng
theo TT của
Bộ GD ĐT,

đúng theo
ma trận môn
học. (Đúng
thời gian
quy định
của BCM)

Tham gia
tương đối đầy
đủ các hoạt
động của đoàn
đội, công đoàn.
Tham gia đủ,
chưa đúng thời
gian.

Tham gia tích
cực, tự giác các
hoạt động của
đoàn đội, công
đoàn.
Tham gia tích
cực, tự giác,
đúng thời gian.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
a) Tổ trưởng chuyên môn:
Xây dựng kế hoạch. Chuẩn bị nội dung trao đổi, chia sẻ phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học và thống nhất những nội dung sau khi thảo luận.
Phân công giáo viên dạy minh họa. Thông báo cho các thành viên nghiên cứu

tài liệu tiết dạy và chuẩn bị các ý kiến trao đổi, chia sẻ trong chuyên đề. Hỗ trợ giáo
viên dạy chuyên đề trong quá trình soạn bài cũng như lên lớp.
6


b) Giáo viên dạy chuyên đề
Xây dựng bài giảng cụ thể, chi tiết đảm bảo theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
c) Giáo viên trong tổ
Nghiên cứu tài liệu tiết dạy và chuẩn bị các ý kiến trao đổi, chia sẻ trong
chuyên đề. Hỗ trợ giáo viên dạy chuyên đề trong quá trình soạn bài cũng như lên lớp.
Trên đây là Kế hoạch sinh hoạt Tổ chuyên môn . Đề nghị các đồng chí giáo viên
nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần phản ánh kịp
thời choTTCM, BGH để cùng giải quyết.
Nơi nhận:

Người lập kế hoạch

- Ban giám hiệu(B/C);
- TT, GV(T/hiện);
- Lưu: VT,CM.

Trần Thị Thu Huyền
Ý KIẾN PHÊ DUYỆT CỦA BGH
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

7




×