Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

thay đổi giải phãu và sinh lý người Phụ nữ khi có thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.31 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ
Thay ®æi gi¶I phÉu vµ sinh lý cña
ngêi phô n÷ khi cã thai
CÂU 1: Thay đổi giải phẫu sinh lý của người phụ nữ khi có thai
I. ĐẠI CƯƠNG
 Khi có thai có thể người phụ nữ có những thay đổi lớn về gp, sl và sinh hóa. Nhìêu thay đổi
xảy ra rất sớm ngay sau khi thụ tinh và tiếp tục trong suốt thời kì thai nghén
 Cơ thể người phụ nữ thay đổi để đáp ứng với những kích thích sinh lý do thai và phần phụ
gây ra
 Ngyên nhân: là do những thay đổi về nội tiết và thần kinh

II. THAY ĐỔI GP - SL BPSD
1. Thay đổi ở thân TC: thân TC là bộ phận thay đổi nhiều nhất
1.1. Trọng lượng
 Khi chưa có thai, TC khoảng 50 – 60g. Vào cuối thời kì thai nghén TC nặng 1000g
 Chưa có thai cơ TC dày 1 – 2,5 cm vào tháng thứ 4, thứ 5
 Chưa có thai chiều sâu buồng TC: 6-8cm, cuối thời kì thai nghén => 32cm
Trọng lượng TC tăng chủ yếu trong nửa đầu thời kì thai nghén
Nguyên nhân:
o Tăng tạo các sợi cơ mới
o Tăng sinh mạch máu bao gồm: đm, tm và mao mạch
o Tăng giữ nước ở TC
o Bản thân các sợi cơ TC cũng phì đại lên ( theo sự phát triển gấp 3-5lần và theo
chiều dài gấp 40 lần)
 Trong những tháng đầu của thai kì TC to lên chủ yếu là do tác dụng của oestrogen và
progesterol
 Nhưng sau 12 tuần lễ, TC tăng lên về kích thước chủ yếu là do thai và phần phụ to lên
làm TC to theo

1.2. Dung tích TC
 Chưa có thai dung tích 2 – 4ml => có thai: 4000-5000ml


 Trong các trường hợp đa ối dung tích còn tăng hơn nữa
 Bt buồng TC sâu 6 – 8cm => có thai: 32cm

1.3. Hình thể
 3 tháng đầu:
o đk trước sau to nhanh hơn đk ngang → TC có hình tròn.
o Phần dưới phình to lên và có thể nắn thấy qua túi cùng sau ÂĐ: dấu hiệu Noble
o Do thai ko chiếm hết buồng TC → Tc ko đối xứng, hình thể TC ko đều ( đó là dấu
hiệu Piszkassek)
 3 tháng giữa:
o TC có hình trứng, cực to ở trên, cực nhỏ ở dưới
o Đáy TC phình to nhất là ở mặt sau
 3 tháng cuối: hình thể TC phụ thuộc vào tư thế của thai

1.4. Vị trí
o Khi chưa có thai TC nằm trong tiểu khung. Khi có thai TC lớn dần lên và tiến vào
trong ổ bụng

1


o Tháng đầu TC dưới khớp vệ. Từ tháng thứ 2, trung bình mỗi tháng TC phát triển lên
trên khớp vệ 4cm => tính được CT tuổi thai:

Tuổi thai = (Chiều cao TC (cm) /4 ) + 1
o Vì ổ bụng bên P của cột sống sâu hơn nên sừng phải chìm về phía đó sâu hơn, sừng
trán và góc trái TC nhô ra phía trước

1.5. Cấu tạo
 TC gồm 3 phần: thân, eo và cổ

 Thành TC chia 3 lớp: phúc mạc, cơ, niêm mạc
o Phúc mạc:
− PM phì đại và giãn ra theo lớp cơ TC
− Ở phần thân TC, PM dính chặt vào lớp cơ. Ở đoạn eo PM bóc tách được dễ
dàng ra khỏi lớp cơ vì có lớp tổ chức liên kết rất dày -> Đó là ranh giới để
phân biệt thân và đoạn dưới TC ( ranh giới đó là đường bám chặt của phúc
mạc, có 1tm khá lớn vắt ngang qua đường ranh giới này)
− Người ta thường mổ lấy thai qua đoạn dưới để có thể phủ được phúc mạc
o Cơ: gồm 3 lớp:
− Bên ngoài là cơ dọc
− Ở giữa là lớp cơ đan: dày nhất và phát triển mạnh nhất, trong lớp cơ này có
nhiều mạch máu. Khi đẻ lớp cơ đan co thắt, thít các mạch máu lại đảm bảo ko
băng huýêt -> cầm máu sinh lý
− Trong cùng là lớp cơ vòng
o Niêm mạc:
− Biến đổi thành ngoại sản mạc
− Ngoại sản mạc gồm 3phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc TC, ngoại sản
mạc TC – rau.

1.6. Mật độ
 Ko có thai: TC chắc, rắn có tính đàn hồi. Khi có thai, TC mềm nắn dễ lún xuống
 Do eo TC mềm có thể ko nắn thấy và khối cơ TC tách rời khỏi cơ TC-> dấu hiệu
Hegar
 Nguyên nhân:
o Do ảnh hưởng của progesterol làm cơ trơn TC giảm trương lực
o Các mạch máu tăng sinh, sợi cơ phì đại và ngấm nước

1.7 Khả năng co bóp và co rút
 Tăng lên rất lớn: đó là dấu hiệu đặc trưng của thai nghén. Thể tích của TC có thể co lại
còn 2/3, đang từ mềm toàn bộ có thể co chắc lại

 Do 2 yếu tố:
o Các sợi cơ TC trong tình trạng dễ kích thích => dễ co bóp hơn
o Các sợi cơ TC thường xuyên trong tình trạng giãn => sẵn sàng co lại
 3 tháng đầu TC có những cơn co ko đều và ko gây đau.
 3 tháng giữa các cơn co này có thể khám thấy bằng tay: cơn co Hicks.
 Những tháng cuối, cơn Hicks tăng lên gây khó chịu

2. Thay đổi ở eo
 Trước khi có thai eo TC chỉ là 1vòng nhỏ, cao 0,5-1cm
 Khi có thai, eo TC giãn rộng, dài và mỏng -> tạo thành đoạn dưới TC. Đó là do ngôi thai
lọt dần
 Tới khi chuyển dạ đoạn dưới TC dài 10cm
 Đoạn dưới được thành lập trong suốt thời kì thai nghén. Nhưng chỉ hòan tòan hình thành
khi có sự chuyển dạ nhờ sự co bóp của cơ TC:

2


o Người con so: thành lập đoạn dưới xảy ra từ đầu tháng 9.
o Người con dạ: đoạn dưới thành lập vào gđ đầu của cuộc chuyển dạ
 Đoạn dưới có nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đẻ:
o Về cấu trúc: chỉ có 2lớp cơ dọc và vòng, ko có lớp cơ đan
o Ngoại sản mạc hình thành ở đoạn dưới ko dày bằng đoạn thân
=> Đoạn dưới là phần dễ vỡ nhất trong cuộc đẻ, dễ chảy máu nhất khi co rau bám thấp.
 Dấu hiệu Hegar: do ảnh hưởng của progesterol -> eo TC mềm, ko nắn thấy, cảm giác
như khối thân TC tách rời khỏi khối CTC

3. Thay đổi ở CTC
 CTC ít thay đổi hơn thân TC
 CTC mềm ra:

o Mềm từ ngoại vi đến trung tâm -> khám thấy CTC trong những tuần đầu như 1cái trụ
gỗ quấn nhung
o CTC người con dạ mềm sớm hơn người con so
 Vị trí và hướng của CTC ko thay đổi nhưng khi đoạn dưới thành lập CTC quay về phía
xương cùng do đoạn dưới ptriển ở mặt trước nhiều hơn mặt sau
 CTC màu tím: đây là dấu hiệu Charwick bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8
 Tuyến CTC chế tiết rất ít. Chất nhày CTC đục và đặc dẫn đến nút nhầy CTC bịt kín lỗ
CTC ko cho thụ tinh lần 2 và ko cho NK bp sd trên
 Khi chuyển dạ CTC xóa mở -> chất nhày được tống ra ngòai ( ra nhựa chuối hay ra nhày
hồng)

4. Thay đổi ở ÂĐ, ÂH
 AĐ:
o Màu tím do ứ máu và tăng sinh mạch
o Thành ÂĐ dày lên
o Tổ chức liên kết lỏng lẻo, các cơ trơn AĐ phì đại -> AĐ dài ra, dễ giãn rộng
o Khí hư AĐ nhiều lên, màu trắng đục
o Độ pH AĐ trở nên acid hơn -> mầm bệnh khó sinh sôi, nảy nở
o Khi có thai TBBMÂĐ ko ptriển, ko trưởng thành để thành những tb bề mặt, những tb
nhân đông nến chỉ số nhân đông trong phíên đồ AĐ rất thấp
 Âm vật có màu tím
 ÂH và TSM mềm ra do: mạch máu tăng sinh và ứ máu dưới da.

5. Thay đổi ở buồng trứng







3 tháng đầu hoàng thể tiếp tục ptrỉển. Hoàng thể thai nghén to hơn hoàng thể kinh nguyệt
Các bọc noãn ko chín, ng phụ nữ ko hành kinh
Sang tháng thứ4 hoàng thể thai nghén dần dần teo đi
BT khi có thai cũng : xung huyết, phù to và nặng lên
Các tm của BT cũng to lên khi có thai

6. Thay đổi ở vòi trứng
 Trong khi có thai VT ko làm nhiệm vụ gì
 Tuy nhiên hiện tượng xung huyết và mềm tổ chức vẫn xảy ra
 Các cơ VT ít phì đại hơn, niêm mạc mỏng hơn, TB màng rụng có thể xuất hiện ở một vài
chỗ ở niêm mạc VT nhưng ko liên tục
 Khi TC to đẩy VT và BT lên cao

3


CÂU 2: Thay đổi GP – SL ở ngoài bộ phận SD
I. ĐẠI CƯƠNG ( như câu 1)
II. THAY ĐỔI
1. Thay đổi ở da, cân, cơ
 Da:
o Có nhiều vết nám, nhất là ở mặt, 2gò má -> gương mặt thai nghén
o Thành bụng: sắc tố tập trung ở đường giữa có màu nâu đen (đường nâu)
o Sau đẻ vết nám mất đi hoặc nhạt màu dần
o Thành bụng giãn nở đột ngột-> rạn da. Các vết rạn da thường thấy ở hố chậu và mặt
trong 2 đùi.
o Con so: vết rạn nếu màu xanh sẫm, sau đẻ vết rạn ko mất đi mà nhạt dần => màu trắng
xà cừ
o Con dạ: vết rạn có màu trắng xà cừ
 Cân và cơ:

o Cơ thành bụng cũng bị giãn rộng ra
o Đôi khi giãn rộng => thoát vị thành bụng

2. Thay đổi ở vú








Quầng vú sẫm màu và rộng ra
Hạt Montgomery nổi rõ lên
Núm vú to lên, sẫm lại, dễ dài ra và cứng lên. Người phụ nữ còn có cảm giác cương ở vú
Tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển làm vú to lên ( từ tháng 2)
Lưới tm Haller: do tuần hòan phát triển, tm to và nổi lên nhìn thấy dưới da
Có thể thấy vết rạn da nếu tuyến vú pt quá to
Tháng đầu và cuối có thể có tiết sữa non: màu vàng, đặc

3. Thay đổi ở hệ tuần hoàn
3.1. Thay đổi về máu
 Khối lượng máu:
o Tăng lên khoảng 50% ( từ 4l có thể lên 6l)
o Bắt đầu tăng trong 3tháng đầu, tăng nhanh trong 3tháng giữa và tối đa vào tháng
thứ 7
o Tăng về mặt huyêt tương nhiều hơn là huyết cầu -> số lượng HC giảm, Hb giảm,
Hct giảm, độ nhớt máu giảm -> máu có xu hướng loãng -> thiếu máu nhược sắc và
giảm áp lực thẩm thấu
o Fibrinogen tăng từ 2 – 4 g/l tăng lên 3 – 6 g/l






Tiểu cầu từ 300.000- 400.000
Bạch cầu thay đổi từ 5000-12000/ml. Những ngày đầu thời kì hậu sản có thể tới 25000
Yếu tố VI, VIII, IX, X tăng nhẹ, yếu tố II( prothrombin) tăng nhẹ, XI và XII giảm nhẹ
Khác:
o Ca và Fe huýêt thanh giảm
o Dự trữ kiềm giảm....

3.2. Tim

4








Tư thế tim thay đổi do cơ hoành bị đẩy lên cao
Nhịp tim tăng 10-15 nhịp/phút (đa thai, đa ối: tăng 20-30 nhịp/phút)
Cung lượng tim tăng 50%, tăng cao nhất vào tháng thứ 7, sau đó giảm dần
Trục tim: xoay dần sang T và lên cao
Tiếng tim: có thể thấy tiếng thổi tâm thu cơ năng vào những tháng cuối, do độ nhớt
của máu giảm


3.3. Mạch máu
 Mạch máu mềm và giãn to ra -> HA đm ko tăng
 Khi đo thấy tăng HA tâm thu lên 30mmHg và HA tâm trương tăng lên 15mmHg trong
đk chuẩn là bất thường ( tăng HA do thai nghén)
 HA tm ở nửa dưới có thể tăng lên do tm chủ bụng bị TC chèn ép
 Các tm phồng lên, đặc biệt ở chi dưới và âm hộ, có thể xuất hiện trĩ

4. Thay đổi về hô hấp
 Lồng ngực:
o Cơ hoành bị đẩy lên cao 4cm
o Chu vi vòng ngực tăng lên 6cm
 Tần số thở: Tử cung to đẩy cơ hoành lên cao -> thở nhanh nông.
 Thông khí:
o Thể tích khí lưu thông tăng lên,thể tích dự trữ thở ra giảm
o Dung tích sống ko thay đổi
 Mức tiêu thụ oxy của thai phụ tăng lên khoảng 15%

5. Thay đổi về tiết niệu
5.1. Thay đổi về thận






Kích thước của thận hơi tăng
Tốc độc lọc máu tăng 50%
Lưu lượng máu qua thận tăng lên từ 200ml/p đến 250ml/p
Ure và creatinin trong máu giảm do tăng tốc độ lọc máu ở cầu thận
Nước tiểu:

o Có đường sinh lý ( luôn cảnh giác với ĐTĐ khi có thai)
o Bt ko có pr và HC niệu. Khi có là bất thường
o Mất các chất dd trong nước tiểu: a.a, vit,..

5.2. Niệu quản





TC to chèn ép vào niệu quản -> đài, bể thận bị giãn to ra
Niệu quản dài ra,cong queo, giảm trương lực -> khả năng dẫn nước tiểu giảm xuống
Hậu quả: NK ngược dòng đường tiết niệu
Hai nguyên nhân:
o 1 là: niệu quản bị TC hoặc đm chậu P chèn ép
o 2 là: do progesterol làm giãn cơ trơn

 Sự giãn to gây hậu quả:
o Đánh giá sai về khối lượng và chất lượng nước tiểu
o Tăng tỉ lệ NK đường tiết niệu
o Thay đổi hình ảnh hệ tiết niệu

5.3. Bàng quang và niệu đạo
 BQ có thể bị kích thích -> đái rắt
 Cổ BQ bị chèn ép trong TH TC ngả sau hoặc kẹt trong tiểu khung -> bí đái
 Áp lực BQ khi có thai tăng từ 8cm lên tới 20cm H2O

5



 Niệu đạo cũng dài và to ra. Áp lực tối đa niệu đạo tăng từ 73 lên tới 93 cm H2O

6. Thay đổi về tiêu hoá
 3 tháng đầu, thai phụ có triệu chứng nghén: nôn, buồn nôn, thích ăn chua... Từ tháng thứ4
các triệu chứng trên mất đi
 Khi thai to, đè đẩy -> thay đổi vị trí của dạ dày, ruột trong ổ bụng
 Hiện tượng ợ hơi nóng: do dạ dày bị ép -> dịch vị chảy ngược vào đoạn dưới thực quản
 Ruột non và đại tràng giảm nhu động, bị chèn ép, giảm trương lực -> táo bón
 Trĩ có thể gặp do TC chèn ép tm chủ, 2tm chi dưới
 Sâu răng do mất Ca

7. Thay đổi về cơ xương khớp
Các xương bị ngấm nước => mềm ra
Tình trạng loãng xương do huy động Ca cho thai
 Thay đổi chiều cong cột sống ( cổ và thắt lưng cong ra trước...)
 Các khớp mềm và giãn ra, nhất là khớp ỏ khung chậu, khớp mu, khớp cùng cụt giãn mềm
làm khung chậu dễ tăng độ rộng => cuộc đẻ dễ dàng hơn

8. Thay đổi về thần kinh





Thay đổi về tâm lý, cảm xúc: hay cáu gắt, dễ thay đổi tính tình, trí nhớ giảm sút,..
Thay đổi về hệ tk giao cảm và phó giao cảm
Các triệu chứng buồn nôn, nôn, mất ngủ ở những tháng đầu có thể do thần kinh gây ra
Những thay đổi về TK liên quan mật thíêt với những thay đổi nội tíêt

CÂU 3: Thay đổi về toàn thân

I. ĐẠI CƯƠNG (câu 1)
Đứng về phương diện sinh lý. Thay đổi toàn thân đều xuất phát từ hiện tượng ứ nước lan tràn ở
ngoài TB và huyết tương

II. THAY ĐỔI TOÀN THÂN
1. Thân nhiệt
 3 tháng đầu: thân nhiệt cao trên 37 độ C do td của hoàng thể thai nghén
 Từ tháng thứ 4 thân nhiệt lại bt

2. Trọng lượng cơ thể
 Tăng trung bình 10 kg ( 9 – 12 kg)
 3 tháng đầu tăng ít do nghén (1,5kg). 3tháng giữa tăng nhiều nhất (6kg) và 3tháng cuối
tăng 4-5kg

3. Thay đổi về chuyển hoá
 Chuyển hoá nước:
o Tăng giữ nước ở ngoài tb và huyết tương
o Tổng lượng nước có thể tăng 6,5l (...)
o Nguyên nhân gây ứ nước: do tăng hút nước và muối trở lại của các ống thận, tăng tiết
Aldosterol, thay đổi sự kiểm soát của hậu yên với bài tíêt nước tiểu
 Muối khoáng:
o Nhu cầu về Fe vượt quá nguồn Fe mà cơ thể người phụ nữ có
o Nồng độ Ca, Mg giảm xuống
 Chuyển hoá Lipid: nồng độ lipid, lipoprotein, polyprotein trong huyết thanh tăng rõ rệt
 Chuyển hoá protein tăng

6


 Chuyển hoá carbonhydrat cũng tăng với đặc điểm: hạ đường huyết khi nhịn ăn vừa phải,

tăng đường huyết sau bữa ăn và tăng insulin máu

7



×