Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế II thương mại nội ngành giữa việt nam và EU trong 15 nhóm hàng lớn mã HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.08 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hơn thập niên qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới, trong đó
nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả giữa Việt Nam và EU. Cùng với Mỹ và Nhật
Bản, EU là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Do đó, quan hệ hợp tác kinh tế với tổ
chức này là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của một nên kinh tế đang phát triển
như Viêt Nam. Hai bên đã lấy việc bình thường hoá quan hệ (10/1990) và cao hơn nữa là Hiệp
định khung được ký kết ngày 17/7/1995 là một nền tảng, cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ
về mọi mặt. Đặc biệt quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU đã có một vị trí xứng đáng.

Cũng như các quan hệ thương mại khác, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU gồm
thương mại ngoại ngành và nổi bật hơn là thương mại nội ngành. Thương mại nội ngành là việc
mua và bán đồng thời các sản phẩm giống nhau hay tương tự. Thực tế chỉ ra rằng, thương mại
nội ngành có những đóng góp to lớn vào sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU,
thể hiện ở việc xuất nhập khẩu các sản phẩm nội ngành theo các nhóm hàng. Vì vậy, nhóm em
chọn đề tài “Thương mại nội ngành giữa Việt Nam và EU trong 15 nhóm hàng lớn mã HS” nhằm
mang đến một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về thương mại nội ngành giữa Việt Nam-EU, đồng thời
đưa ra các đề xuất thúc đẩy thương mại nội ngành giữa hai bên.

Bài tiểu luận được chia thành 3 phần:
I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
II. THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH GIỮA VIỆT NAM - EU
III. CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NỘI
NGÀNH GIỮA VIỆT NAM – EU


I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
1. Cơ sở lý thuyết
a) Thương mại nội ngành là gì?
 Nguồn gốc
Khi nói về thương mại người ta sẽ nhắc ngay nên đến lý thuyết đầu tiên của Ricardo và mô


hình Heckserl Ohlin. Các lý thuyết thương mại truyền thống chỉ ra rằng, với giả thuyết hàng hóa
đồng nhất và lợi tức theo quy mô không đổi, khi một nước sẽ có lợi thế về một nguồn lực đặc
biệt so với các nước khác, nước này sẽ tập trung chuyên môn hóa sản phẩm thâm dụng nguồn
lực đó để xuất khẩu và nhập về các sản phẩm mà khan hiếm nguồn lực này. Điều này cũng có
nghĩa là theo hiệu quả so sánh thì hoàn toàn hợp lý ngay cả khi một nước phải mua hàng hóa
từ những nước khác mà mình có thể tự sản xuất vì thực chất mình tự sản xuất thì tốn nhiều
nguồn lực hơn nhập khẩu. Theo đó thì hàng hóa xuất nhập khẩu thì thuộc những ngành công
nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên, trong những năm 1930, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hàng hóa
kể cả hàng hóa bán thành phẩm thuộc cùng một ngành có thể xuất khẩu và nhập khẩu ở cùng một
thời điểm. Haberler vào năm 1936 lần đầu tiên đã đưa ra một kết luận mới mẻ lúc bấy giờ rằng
một sản phẩm có thể xuất nhập khẩu ở cùng một thời gian. Sau đó khá lâu, vào năm 1960
Verboom khi nghiên cứu về thống kê thương mại từ Hà Lan, Bỉ và Luxembourg cũng đã đưa ra
kết quả tương tự. Hiện tượng này được mọi người thừa nhận và được gọi là thương mại nội
ngành.
 Một số khái niệm cơ bản
-

Thương mại nội ngành (IITijt): Mức độ thương mại nội ngành phân tích cơ cấu

xuất nhập khẩu của một ngành trong một thời điểm nhất định giữa một quốc gia với các nước
trên thế giới có quan hệ thương mại với nước đó.
-

Thương mại nội ngành theo chiều ngang: Thương mại nội ngành theo chiều

ngang xuất hiện khi xuất khẩu và nhập khẩu về một sản phẩm có chất lượng tương tự như nhau,
nhưng lại có đặc điểm khác nhau (khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang). Thương mại nội
ngành theo chiều ngang xuất hiện tại thị trường cạnh tranh độc quyền với sự có mặt của lợi thế



tăng dần theo quy mô (mặt cung) và sự đa dạng hóa trong thị hiếu của người tiêu dung (mặt cầu).
-

Thương mại nội ngành theo chiều dọc: Thương mại nội ngành theo chiều dọc là

thương mại về những sản phẩm có chất lượng khác nhau (khác biệt hóa sản phẩm theo chiều
dọc). Thương mại nội ngành theo chiều dọc xảy ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhưng
không có mặt của lợi thế tăng dần theo quy mô trong sản xuất…
b) Nguyên nhân của thương mại nội ngành
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, nhà sản xuất nhà cung ứng sản phẩm
phải tại ra nhiều sản phẩm với mẫu mã đa dạng, kích cỡ đầy đủ và cộng dụng hiệu quả khác
nhau, nhưng điều kiện và khả năng của mỗi quốc gia là khác nhau nên họ chỉ có thể sản xuất
hiệu quả một và sản phẩm đặc trưng của họ và để đáp ứng sở thích của sác khác hàng còn lại thì
họ buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì thế khác biệt hóa sản phẩm tại nên thương mại nội
ngành.
Thêm vào đó khi chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến nơi tiêu dùng tăng cao thì đẩy
giá sản phẩm tăng lên, nếu giá sản phẩm trong nước cao hơn nước ngoài thì sẽ kích thích người
tiêu dùng trong nước mua sản phẩm nước ngoài, khi đó thương mại nội ngành sẽ xảy ra. Ví dụ,
Việt Nam và Lào sản xuất cùng một loại hàng hóa như nhau với chi phí sản xuất là như nhau,
người tiêu dùng Việt Nam sống gần biện giới của Lào có thể không mua sản phẩm trong nước
trong trường hợp chi phí vân chuyển từ Lào sang cung ứng cho họ thấp hơn chi phí vận chuyển
từ trong nước.
Một nguyên nhân khách quan đến từ người tiêu dùng cũng có thể dẫn đến thương mại nội
ngành. Khi mà các nước đang phát triển chủ yếu nhu cầu đối với các hàng hóa ở dạng vừa và
hạng trung thì một số cá nhân cũng có nhu cầu sở hữu hàng hóa đó nhưng ở dạng xa xỉ và đăt
tiền hơn kèm với đó là chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Họ tạo nên cầu về loại hàng này buộc nhà
cung ứng phải nhập khẩu về để đáp ứng được thị trường khách hàng này. Điều này cũng dẫn đến
thương mại nội ngành phát triển.
c) Lợi ích của thương mại nội ngành

Thương mại nội ngành ngành càng có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế ngày
nay. Qua thực tế cho thấy các nước sẽ hưởng được lợi ích khi trao đổi buôn bán với nhau. Thứ
nhất là nhà sản xuất có thể tìm kiếm được nhà cung ứng đầu vài với chi phí thấp và dồi dào từ
các nước khác. Thứ hai tận dụng thương mại nội ngành mỗi nhà sản xuất của mỗi quốc gia chỉ


việc chuyên môn hóa sản xuất một loại mặt hàng có quy mô lớn, điều đó giúp vận hành được lợi
thế theo quy mô.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích sâu về thương mại nội ngành người ta sử dụng các chỉ số IIT theo công thức:
IITij= 1Trong đó:
-Xijk là giá trị xuất khẩu hàng hóa i từ quốc gia j sang quốc gia k
-Mijk là giá trị nhập khẩu hàng hóa i của quốc gia j sang quốc gia k
Chỉ số IITij có giá trị từ 0 đến 1. Nếu tất cả thương mại của ngành i là thương mại nội
ngành thì chỉ số IIT là 1. Ngược lại nếu tất cả thương mại của ngành i là thương mại liên ngành
tức là Xijk = 0 hoặc Mijk = 0 thì khi đó IITij = 0.
Từ công thức này, ta có thể biết được ý nghĩa của chỉ số IIT là chỉ số IIT càng cao chứng tỏ
cán cân thương mại càng nhỏ hay các nước có trao đổi hàng hóa với nhau ở mức đồng đều.
Ngược lại, nếu chỉ số IIT nhỏ thì chênh lệch giữa mức xuất khẩu và nhập khẩu giữa các nước là
lớn, cho thấy sự mất cân đối hay không đồng đều trong cơ cấu kinh tế.
Chỉ số IIT có thể điều chỉnh để đo lường mức độ thương mại nội ngành đối với tất cả các
ngành theo phương thức bình quân gia quyền:
IITj =]; trong đó Wijk=

II. TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH GIỮA VIỆT NAM VÀ EU
1. Tổng quan về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU
Trong những thập kỷ vừa qua, Liên minh châu Âu là một đối tác đáng tin cậy và đang hỗ
trợ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Hỗ trợ từ EU đóng góp cho việc
thực hiện thành công các chính sách cải cách theo định hướng thị trường được gọi là Đổi Mới
vào năm 1986, và đã dẫn đến tiến bộ kinh tế đáng chú ý của Việt Nam. Với mức sống được cải

thiện đáng kể, Việt Nam đã để lại đằng sau mình hình ảnh về một trong những nước kém phát
triển trên thế giới.


Việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng lợi đáng kể từ Hệ
thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của EU (Generalised Scheme of Preferences (GSP) tạo điều
kiện cho xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển vào EU.
Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam
(EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU nhập khẩu 19,5% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016.
Thương mại hai chiều tăng 9,5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu
của Việt Nam sang EU, điều này đã làm cho tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước là 10% (34 tỷ
USD). EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đặc
biệt, khoản thặng dư thương mại liên tục gần 22,9 tỷ USD mà Việt Nam có được trong giao
thương với EU giúp cân bằng đáng kể thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam với Trung
Quốc và Hàn Quốc và dẫn tới kết quả thặng dư thương mại khoảng 2,68 tỷ USD. Do vậy, 2016
đánh dấu một năm nữa mà trong đó Việt Nam có được thặng dư thương mại kỷ lục với EU.

hàng
1

Tên sản phẩm

Gía trị nhập khẩu

Gía trị xuất khẩu

Động vật và các sản phẩm từ động vật

903 201


988 147

2

Sản phẩm rau củ

565 557

2 939 846

3

Thực phẩm chế biến

582 631

722 917

4

Sản phẩm khoáng sản

291 615

37 020

5

Hóa chất công nghiệp


2 170 312

242 653

6

Nhựa & cao su

319 006

992 834

7

Da và lông thú

355 141

1 213 844

8

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

258 603

42 282 510

9


Hàng dệt may

350 663

5 272 103

10

Giày dép và phụ kiện

147 77

6 997 039

11

Than, đá

193 356

701 586

12

Quặng, kim loại

525 516

919 131


13

Đồ điện tử, máy móc

2 998 505

28 172 496

14

Phương tiện vận chuyển

1 773 148

531 304

15

Những mặt hàng khác

711 067

2 248 471

Bảng 1: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam - EU theo 15 nhóm hàng lớn năm 2016
Nguồn: Tổng hợp từ Trademap


Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU tính t heo 15 nhóm hàng lớn năm 2 0 16
45000000

40000000
35000000
30000000
25000000
20000000
15000000
10000000
5000000
0

Gía trị nhập khẩu
Gía trị xuât khẩu

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

13

14

15

Biểu đồ 1: Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU theo 15 nhóm hàng lớn năm 2016

Nhận xét
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung
vào các sản phẩm sử dụng nhiều lao động bao gồm hàng điện tử lắp ráp/ điện thoại, giầy dép,
hàng dệt may, các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, lúa gạo,… Hàng xuất khẩu chính của EU
vào Việt Nam là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm máy móc và sản phẩm cơ khí, máy móc
và thiết bị điện, dược phẩm và các loại xe.
2. Thương mại nội ngành giữa Việt Nam và EU qua các năm 2005, 2010, 2016
Mã hàng
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14

Tên sản phẩm

2005

2010

2016

Động vật và các sản phẩm từ động vật
Sản phẩm rau củ
Thực phẩm chế biến
Sản phẩm khoáng sản
Hóa chất công nghiệp
Nhựa & cao su
Da và lông thú
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
Hàng dệt may
Giày dép và phụ kiện
Than, đá
Quặng, kim loại
Đồ điện tử, máy móc
Phương tiện vận chuyển


0,497
0,140
0,896
0,416
0,077
0,692
0,549
0,945
0,261
0,008
0,448
0,302
0,358
0,794

0,261
0,292
0,926
0,363
0,099
0,601
0,478
0,971
0,155
0,005
0,485
0,511
0,868
0,661


0,955
0,323
0,893
0,225
0,201
0,486
0,453
0,920
0,125
0,004
0,432
0,728
0,212
0,461


15

Những mặt hàng khác

0,365

0,596

0,481

Bảng 1: Chỉ số thương mại nội ngành IIT giữa Việt Nam và EU

Qua bảng tính chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam và EU trong 15 nhóm ngành

chính, ta có thể thấy:
Trong các năm 2005, 2010, 2016, thương mại nội ngành giữa Việt Nam và EU đạt ở mức
rất cao (khoảng 0,9 trở lên) tại các nhóm ngành như: Nhóm 8 (Gỗ và các sản phẩm chế biến từ
gỗ) và Nhóm 3 (Thực phẩm chế biến). Trong khi đó, Nhóm 2 (Sản phẩm rau củ), Nhóm 5 (Hóa
chất công nghiệp) và Nhóm 10 (Giày dép và đồ dùng) có mức độ thương mại nội ngành rất thấp
(nhóm 10 là gần bằng 0 và thấp hơn 0,1 đối với nhóm 2 và 5). Điều đó đồng nghĩa với việc Việt
Nam và EU đã thực hiện thương mại liên ngành tại nhóm hàng số 2, số 5 và số 10.
Đáng chú ý, nếu như năm 2005 và 2010, Nhóm ngành số 1 (Động vật và các sản phẩm từ
động vật) có chỉ số IIT thấp hơn 0,5, thậm chí là chỉ bằng 0,26 (năm 2010) thì vào năm 2016, chỉ
số này đã tăng vượt bậc lên một mức rất cao (bằng 0,955). Điều này cho thấy, Việt Nam và EU
đã gần như thực hiện thương mại nội ngành hoàn toàn tại những mặt hàng thuộc nhóm 1 trong
năm 2016. Bên cạnh đó, Nhóm ngành 13 (Đồ điện tử, máy móc) cũng có nhiều biến động qua 3
năm được thống kê số liệu. Với mức 0,868, chỉ số IIT của nhóm ngành này được đánh giá là khá
cao tại năm 2010. Nhưng chỉ sau 6 năm, chỉ số này tụt giảm nhanh chóng xuống đến mức 0,212
- được coi là rất gần với thương mại liên ngành.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về cơ cấu những nhóm ngành có chỉ số IIT đáng chú ý trong
năm 2016, nhóm chúng em chọn vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỷ trọng các ngành trong nhóm ngành
số 1, số 8 và số 10.


Nhóm ngành 1
'01
'02
'03
'04
'05

Tổng giá trị XNK

1 891 348


Động vật sống
Thịt và nội tạng

25 369
183 581

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động
vật thuỷ sinh không xương sống khác
Sản phẩm từ sữa; trứng gà; mật ong tự nhiên; các sản
phẩm ăn được có nguồn gốc động vật
Các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật

1 498 754
116 050
67 594

Bảng 3: Giá trị xuất nhập khẩu của từng mặt hàng trong nhóm ngành 1 năm 2016
Đơn vị: Nghìn USD

Biểu đồ 2: Tỷ trọng các mặt hàng trong nhóm ngành 1 năm 2016

9.71%
6.14% 3.57% 1.34%

'01
'02
'03
'04
'05


79.24%

Trong nhóm ngành số 1 (Thực phẩm chế biến), tổng giá trị xuất nhập khẩu của mặt hàng
thủy hải sản chiếm tỷ trọng cao (79%). Điều này cho thấy với tổng giá trị xuất nhập khẩu khoảng
1,5 tỷ USD, Thủy hải sản là mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong nhóm các mặt hàng thuộc
nhóm thực phẩm chế biến. Với con số 1% tương đương với 25 triệu USD, mặt hàng Động vật
sống chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nhóm ngành số 1 vì việc xuất nhập khẩu mặt hàng này đòi
hỏi rất cao về vấn đề thủ tục, giấy phép cũng như kiểm dịch trước khi vào nước đó.


Tổng giá trị XNK

Nhóm ngành 8

478 758
242 472

'44

Gỗ và các sản phẩm bằng gỗ; than củi

'45

Gỗ ép

'46

Sản phẩm từ rơm rạ hoặc các vật liệu tết bệt


'47

Giấy, bột giấy, giấy tái chế

33 963

'48

Giấy và các tông; các sản phẩm từ chúng

92 730

Sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác của

18 279

'49

486
90 828

ngành in; bản thảo, ...
Bảng 4: Giá trị xuất nhập khẩu của từng mặt hàng trong nhóm ngành 8 năm 2016
Đơn vị: Nghìn USD

Biểu đồ 3: Tỷ trọng các mặt hàng trong nhóm ngành 8 năm 2016

19.37%

3.82%


50.65%

7.09%

18.97%

'44
'45
'46
'47
'48
'49

0.10%

Với chỉ số IIT liên tục cao trên mức 0,9 qua các
năm 2005, 2010 và 2016, có thể nói Việt Nam và EU đã gần như thực hiện thương mại nội ngành
hoàn toàn trong Nhóm ngành số 8 (Gỗ và các sản phẩm từ gỗ). Theo biểu đồ trên, chiếm tỷ trọng
cao nhất trong nhóm ngành này là mặt hàng gỗ và các sản phẩm bằng gỗ (51% tương đương với
242,5 triệu USD tổng giá trị xuất nhập khẩu), tiếp theo đó là các mặt hàng liên quan đến giấy
(chiếm 19%).

Nhóm ngành 10

Tổng giá trị XNK

7 011 816

'64


Giày, dép và các bộ phận

6 940 098

'65

Mũ và các bộ phận

65 114

'66

Ô, dù, gậy, dây cưỡi ngựa và các bộ phận

1 758


'67

Lông vũ đã qua chế biến, các sản phẩm bằng lông
vũ hoặc lông vũ; Hoa nhân tạo

4 846

Bảng 5: Giá trị xuất nhập khẩu của từng mặt hàng trong nhóm ngành 10 năm 2016
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 4: Tỷ trọng các mặt hàng trong nhóm ngành 10 năm 2016

0.93% 0.03% 0.07%


'64
'65
'66
'67

98.98%

Nếu như trong năm 2016, hai nhóm ngành trên
có chỉ số thương mại nội ngành IIT rất cao (trên 0,9) thì nhóm ngành số 10 (Giày dép và phụ
kiện) rất thấp chỉ với mức 0,004. Điều đó thể hiện thực trạng Việt Nam đang có lợi thế so sánh
rất lớn trong việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép. Mặt hàng giày dép và các bộ phận tỷ
trọng 99% trong nhóm ngành (tương đương với tổng giá trị xuất nhập khẩu là gần 7 tỷ USD),
đồng nghĩa với việc Việt Nam và EU đã thực hiện thương mại liên ngành đối với loại hàng này.

III. CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
GIỮA VIỆT NAM – EU
1. Chính sách thương mại nội ngành
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10 năm 1990, Việt Nam đã trở thành một
trong những đối tác chính của Liên minh châu Âu tại khu vực Đông Nam Á. EU và Việt Nam đã
thiết lập quan hệ hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các
thách thức mang tính toàn cầu tới thương mại và phát triển.
Một trong những dấu mốc quan trọng đầu tiên của mối quan hệ song phương là việc ký
kết Hiệp định Hợp tác Khung (FCA) vào năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 6


năm 1996. Hiệp định FCA thiết lập và mở rộng các điều khoản hợp tác vượt ra khỏi định hướng
nhân đạo được xác đinh trong thời kỳ đầu trước đó.
Vào năm 2012, việc ký kết Hiệp định khung giữa EU và Việt Nam về Đối tác và Hợp tác
Toàn diện (PCA) đã đánh dấu cam kết của EU nhằm tăng cường và mở rộng phạm vi của quan

hệ đối tác đôi bên cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA đã đi vào hiệu lực trong năm 2016
này giúp mở rộng phạm vi hợp tác trong các lĩnh vực về thương mại, môi trường, năng lượng,
khoa học và công nghệ, quản trị công hiệu quả, nhân quyền, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và
cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.
Thông qua sự tham gia của cả EU và các nước thành viên, PCA này đem đến một cơ hội để
tăng cường sự gắn kết và phối hợp hiệu quả giữa chính sách của EU và các nước thành viên.
PCA này cũng giúp mở ra các cuộc thảo luận cấp cao về các vấn đề chính trị, thương mại, kinh tế
và phát triển cũng như đối với việc triển khai các chương trình hợp tác của EU. Và kết quả cụ thể
đó là các cuộc Đối thoại tăng cường thường niên về Nhân quyền và Tham vấn Chính trị EU-Việt
Nam ở cấp Thứ trưởng đã được thiết lập nhằm thực hiện một số khía cạnh quan trọng của Hiệp
định PCA này.
Sau khi hoàn thành quá trình đàm phán kéo dài ba năm của Hiệp định Thương mại Tự do
EU-Việt Nam (EVFTA) vào cuối năm 2015, EU kỳ vọng vào việc hiện thực hóa các nguyên tắc
về thương mại và đầu tư được thiết lập trong PCA. FTA dự kiến sẽ đi vào hiệu lực trong năm
2018 này sẽ giúp đưa quan hệ thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam lên một tầm cao mới.
Việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng lợi đáng kể từ Hệ
thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của EU (GSP) tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa từ các
nước đang phát triển vào EU. Thông tin toàn diện về mức thuế nhập khẩu EU và điều kiện tiếp
cận thị trường khác có thể được tìm thấy tại Cơ sở Dữ liệu Hỗ trợ Xuất khẩu (Export Helpdesk)
của EU.
Các cuộc họp thường xuyên các tham tán kinh tế và thương mại của tất cả các đại sứ quán
thành viên EU và Phái đoàn EU tại Việt Nam đảm bảo sự trao đổi về các vấn đề quan trọng.
Ngoài ra, Phái đoàn EU cũng thường xuyên tham khảo quan điểm của các doanh nghiệp châu
Âu, mà đại diện là Phòng Thương Mại Châu Âu.


Hơn nữa, như là một phần của quan hệ đối tác tiếp cận thị trường châu Âu, Đội Tiếp cận
Thị trường châu Âu cho Việt Nam được thành lập vào năm 2008. Điều này đóng vai trò là diễn
đàn cho các cuộc thảo luận giữa các cộng đồng doanh nghiệp, các tham tán thương mại các Nước
Thành viên và Phái đoàn EU tại Việt Nam nhằm giải quyết các rào cản trong tiếp cận thị trường

một cách có hệ thống và hiệu quả hơn.
Hiệp định tự do thương mại
Thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
Việt Nam và tầm quan trọng này đã được phản ánh thông qua một loạt các hiệp định thương mại
song phương và đa phương mà Việt Nam đang đàm phán.
EU và Việt Nam đã chính thức triển khai đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
vào tháng 6 năm 2012. Sau 14 vòng đàm phán, quá trình đàm phán FTA này đã chính thức hoàn
thành vào tháng 12 năm 2015 tại Brussels.
FTA EU-Việt Nam là một hiệp định hiện đại và toàn diện. Hiệp định sẽ xóa bỏ gần như
toàn bộ thuế quan trong thương mại hàng hóa giữa hai nền kinh tế. Điều này đã cho thấy một
niềm tin chung giữa EU và Việt Nam đó là thương mại có vai trò thiết yếu đối với sự tăng
trưởng, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững.
Bên cạnh việc xóa bỏ thuế quan, Việt Nam cũng sẽ gỡ bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu.
Hiệp định này sẽ tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường mới trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
Việt Nam đã đồng ý với việc tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, viễn thông,
giao thông, bưu chính và chuyển phát nhanh. Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam sẽ mở cửa thị
trường cho EU, như thông qua việc dỡ bỏ hoặc hạ bớt những hạn chế trong một số lĩnh vực nhất
định (như chế biến và sản xuất thực phẩm, đồ uống, đồ gốm hay sản phẩm nhựa).
Hiệp định này cũng sẽ tăng cường việc bảo vệ những Chỉ dẫn Địa lý "GIs" đại diện cho
những sản phẩm nông sản hàng đầu EU như rượu Champagne, pho-mai Parmigiano Reggiano,
rượu Rioja, pho-mai Roquefort và rượu Whisky Xcốt-len. Những Chỉ dẫn Địa lý của Việt Nam
cũng sẽ được công nhận và bảo hộ tại EU thông qua hiệu lực của Hiệp định này, tạo ra một
khuôn khổ đầy đủ để thúc đẩy hơn nữa việc nhập khẩu những sản phẩm chất lượng như trà Mộc
Châu hay cà phê Buôn Ma Thuột.


FTA này bao gồm một chương toàn diện và có nội dung cam kết mạnh mẽ về Thương mại
và Phát triển Bền vững, bao trùm các vấn đề về lao động và môi trường có liên quan trong quan
hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Những cam kết đối với những tiêu chuẩn lao động cốt lõi
và các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đảm bảo cả hai bên tôn trọng những

quyền cơ bản của người lao động. Ngoài ra, chương này cũng bao gồm những cam kết hỗ trợ
việc bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên (bao gồm động vật hoang dã, rừng và
thủy hải sản). Những lĩnh vực như Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp và những cơ chế hợp
tác thương mại có đạo đức và công bằng cũng được đặc biệt chú trọng.
Hiệp định cũng sẽ bao hàm một mối liên kết có ràng buộc về mặt pháp lý với Hiệp định
Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) trong đó chi phối mối quan hệ toàn diện giữa EU và Việt
Nam, qua đó đảm bảo rằng nhân quyền, dân chủ, và pháp quyền là những thành phần thiết yếu
trong mối quan hệ thương mại song phương của hai bên.
2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thương mại nội ngành Việt Nam - EU
Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn
trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực. Tuy nhiên Việt
Nam vẫn chỉ là nền kinh tế ‘mới nổi’ còn mang nặng tính chất ‘chậm tiến’ và những nét đặc
trưng của nền ‘kinh tế chỉ huy’ với những bước đầu chập chững vào hội nhập quốc tế. Muốn
thoát khỏi hoàn cảnh chúng ta cần đồng bộ trong các giải pháp :
- Thực hiện cơ chế thị trường
Cốt lõi của kinh tế thị trường là luật chơi thị trường được bảo đảm, mọi tác nhân đều bình
đằng, không một ai có quyền chi phối thị trường. Không những vậy, khi được ông nhận là nền
kinh tế thị trường sẽ có tác động rất lớn tới vị thế của Việt Nam trong quyết định của các hiệp
định cũng như giải quyết các mâu thuẫn. Như vậy, phải định rõ quyền lực của chính phủ trên thị
trường, ngăn chặn mọi tác nhân vì quy mô hay về thể chế có thể tác động trên thị trường, và
nghiêm cấm những thỏa thuận thao túng thị trường. Cụ thể ta phải rà soát và canh tân bộ luật
hiện hữu.
- Nâng cao năng suất, chất lượng và thương hiệu các sản phẩm Việt Nam theo mô
hình mới


Mô hình tăng trưởng dựa trên gia công, sản xuất giá rẻ, chất lượng kém đã hết thời. Đối
với thị trường kiểm định ngiêm ngặt như EU và ngay cả với thị trường quốc nội mô hình này
không còn sức lôi cuốn của ngày xưa. Tuy nhiên với tình hình phát triển hiện nay ta khó có thể từ
bỏ được mô hình gia công, do vậy ta phải tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh và

phù hợp với những cam kết của những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Mô hình tăng
trưởng mới, ‘gia công’ theo kiểu Việt Nam sẽ có hai nét chính đó là Chất lượng và Phát triển bền
vững.
Ta sẽ bàn luận cách áp dụng cụ thể mô hình này trong tình huống EVFTA.
- Để thúc đẩy xuất khẩu qua EU khi EVFTA có hiệu lực ta phải có một chiến lược
tiếp thị cụ thể. Chiến lược này dựa trên Mô hình tăng trưởng nói ở trên và đặt nền tảng cạnh
tranh trên chất lượng sản phẩm, chiến lược này sẽ phù hợp với đòi hỏi của người tiêu thụ EU và
đánh bại hàng Trung Quốc đang tràn ngập thị trường EU với một hình ảnh đồ kém chất lượng và
sản phẩm nông nghiệp cũng của Trung Quốc hay của các quốc gia khác, thiếu vệ sinh, thiếu an
toàn.
- Để triển khai chiến lược này ta phải cài đặt và quảng bá thương hiệu ‘Sản Phẩm
Việt’ (Viet made, hay made in Vietnam, chẳng hạn). Muốn có được thương hiệu này doanh
nghiệp phải đạt được một số tiêu chuẩn về chất lượng về xuất xứ, về bảo vệ môi trường, về bảo
vệ người lao động. Ta có thể áp dụng và thích nghi những tiêu chuẩn ISO 9000, 14000, 26000,
v.v. cho phù hợp với những cam kết trong EVFTA và TPP. Riêng cho hàng nông nghiệp, thủy sản
những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, về môi trường về biến đổi gien sẽ nằm hàng đầu, ta cũng
có thể áp dụng và thích nghi những tiêu chuẩn Vietgap hiện có. Cho những sản phẩm này ta cũng
có thể đi vào phân khúc sản phẩm nông nghiệp sạch BIO, một phân khúc đang phát triển rất
mạnh tại EU và đầy hứa hẹn cho nông nghiệp Việt nam, lúc đó những tiêu chuẩn sẽ phải phù hợp
với những quy tắc của thế giới BIO.
Thương hiệu này sẽ được một cơ quan hay tổ chức quản lý và thẩm định. Trong nhiệm vụ
quản lý, xây dựng và quảng bá hình ảnh tại những thị trường mục tiêu sẽ là công việc thiết yếu.
Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dựa vào thương hiệu này để xâm nhập thị trường Âu Châu. Tuy
nhiên những bước đầu tiếp thị là những bước rất khó khăn, nhất là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các tham tán thương mại của các tòa đại sứ Việt Nam tại Châu Âu có thể giúp đỡ làm cầu nối
giữa các bên.


- Về đầu tư tài chính, Việt Nam cần tạo một môi trường cạnh tranh và tối đa thuận
tiện cho nhà đầu tư. Tại vùng Đông Nam Á, các ngân hàng đua nhau mở rộng cửa để đón nhận

đầu tư trên thế giới, hơn thế nữa phong trào kết nối các sàn chứng khoán đang nổi dậy, nhà đầu
tư có thể trên một sàn giao dịch mua bán cổ phiếu trên nhiều sàn của những quốc gia khác. Việt
Nam nếu muốn có một vị trí quan trọng trên thị trường đầu tư, trước tiên ta phải rà soát lại kỹ
càng, những thủ tục hành chính áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm thiểu tối đa những
phiền toái, nhưng vẫn không quên những biện pháp chống rửa tiền mà ta đã cam kết trong hiệp
định EVFTA. Trong dịch vụ đầu tư tài chính, những trung gian như ngân hàng hay công ty quản
lý tài sản đóng một vai trò tối quan trọng họ: là người tư vấn rồi thực hiện đầu tự, khi họ được ủy
thác toàn bộ thì họ chính là người chọn lựa rồi đầu tư cho khách hàng. Do vậy những trung gian
này trên thị trường EU chính là tâm điểm để vận động đầu tư vào việt Nam. Để tiếp cận nhóm
trung gian tài chính ta không thể thụ động, ngồi chờ họ sang Việt Nam khảo sát thị trường, ta
phải đến với khách hàng, qua thẳng Châu Âu trình bầy cụ thể những doanh nghiệp muốn tiếp cận
vốn từ EU.
- Để thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ EU, ta sẽ áp dụng triệt để mô hình tăng
trưởng với hai nét chính là chất lượng và phát triển bền vững. Có nghĩa là ta sẽ kêu gọi và
trợ giúp doanh nghiệp EU thiết lập cơ xưởng ở Việt Nam nếu họ hoàn toàn đi theo chủ trương
chất lượng và phát triển bền vững, thêm vào đó sự hợp tác phải đặt trên một căn bản lâu dài và
họ giúp ta sản xuất phụ liệu cần thiết và chuyển giao công nghệ thông qua những chương trình
đào tạo học nghề nói ở trên và thiết lập những trung tâm nghiên cứu, phát triển (R&D) của doanh
nghiệp tại Việt Nam. Trên căn bản đó và khi theo đúng những tiêu chuẩn đã định họ sẽ đươc
quyền sử dụng thương hiệu ‘sản xuất ở Việt Nam’ để một mặt nâng cao giá trị của sản phẩm, mặt
khác hưởng những quyền lợi xuất khẩu với những hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết.


KẾT LUẬN

Qua những cơ sở lý thuyết và các phân tích thông qua các số liệu thu được về thương mại
nội ngành giữa Việt Nam và EU, chúng ta thấy được tầm quan trọng của thương mại nội ngành
đối với nền kinh tế nước ta nói riêng và sự tăng trưởng của thương mại quốc tế nói chung.
Thương mại nội ngành giúp làm tăng mối liên kết giữa các nên kinh tế. Nhờ có thương mại nội
ngành, Việt Nam có thể xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế sang các nước khác trên

toàn thế giới, và cụ thể là EU - một trong những khu vực có các nước có nền kinh tế rất phát
triển, đồng thời có thể nhập khẩu những mặt hàng chuyên dụng chất lượng từ khu vực EU. Từ
mối quan hệ này đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ cùng nhau phát triển giữa hai bên. Nói chung,
thương mại nội ngành góp phần rất lớn trong sự phát triển tối đa lợi thế của đất nước, từ đó tạo ra
sự cân bằng và tăng trưởng cho các bên tham gia nói riêng và cho toàn cầu nói chung. Vì vậy, tất
cả các quốc gia trên thế giới nên có nhiều chính sách, biện pháp để thương mại nội ngành phát
triển hơn nữa trong tương lai đồng nghĩa với việc tạo nên một thế giới mở cửa, có sự hợp tác
chặt chẽ giữa các quốc gia.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- TS. Nguyễn Tiến Dụng, Giáo trình Kinh tế và Chính sách phát triển vùng
- Trade map
/> /> />


×