Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế II quan hệ thương mại giữa việt nam và ấn độ lợi thế so sánh và tính bổ sung thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.96 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương đương
(PPP), thứ 7 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoáivới USD (Tổng sản phẩm
[27]

quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007).

Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng

trưởng nhanh thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP tới 9.4% trong năm tài
chính 2006–2007. Từ tháng 9 năm 2016, Từ nền tảng quan hệ đối tác chiến lược tốt
đẹp, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, quan hệ hai
nước đã đánh dấu một bước ngoặt mới: nâng mối quan hệ của hai nước lên tầm Đối
tác chiến lược toàn diện, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, thương mại. Chính vì thế
nhóm em đã quyết định làm tiểu luận tìm hiểu về quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Ấn Độ: Lợi thế so sánh và tính bổ sung thương mại.
Trong bài tiểu luận này có những phần chính sau:
1.
Cơ sở lý thuyết.
2. Phân tích cơ cấu xuất khẩu gồm phân tích chung, hàng công nghiệp và
hàng nông lâm ngư nghiệp.
3. Phân tích chỉ số bổ sung và chỉ số RCA từ 2008-2017.
4.
Đưa ra một số kiến nghị.
Với những thông tin và đánh giá, phân tích trong bài viết, chúng em hy vọng
sẽ mang tới cái nhìn khách quan, chính xác nhất tới cô và mọi người về quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ. Từ đó đưa ra những kiến nghị để phát triển
mối quan hệ này một cách nhanh và tích cực. Tuy đã cố gắng tìm hiểu và phân tích
nhưng bài tiểu luận của chúng em chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, chúng em rất
mong cô có thể đọc và cho chúng em ý kiến bổ sung ạ!


2


I, Cơ sở lý thuyết
1. Chỉ số bổ sung thương mại (Trade Complementarity Index)
Chỉ số bổ sung thương mại (TC) cho thấy triển vọng thương mại quốc tế, có
giá trị trong việc xem xét hình thành hiệp định thương mại hoặc cố gắng hình thành
các thỏa thuận tương tự hay không.
TC giữa các quốc gia k và j được định nghĩa là:
TCij = 100 (1 - sum (| Mik - Xij | / 2))
Trong đó Xij là tỷ trọng XUẤT khẩu hàng i trong tổng xuất khẩu nước j
Mik là tỷ trọng NHẬP khẩu hàng i trong tổng xuất khẩu nước k.
Chỉ số bằng 0 khi không có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu => thương
mại rất khác biệt không có sự liên quan
= 100 khi xuất khẩu và nhập khẩu có tính bổ sung hoàn toàn khớp nhau
2. Chỉ số lợi thế so sánh RCA
Chỉ số lợi thế so sánh được sử dụng phổ biến trong việc xác định lợi thế so
sánh của từng mặt hàng cụ thể trong từng thời kỳ nhất định. Chỉ số này được căn cứ
bằng quan hệ tương quan giữa xuất khẩu một mặt hàng trên tổng xuất khẩu của một
nước so với tỷ lệ này trên thế giới.
RCA= (xij/Xit)/(xwj/Xwt)
Trong đó:
RCA: Lợi thế so sánh biểu hiện của mặt hàng j của nước i
xij: Giá trị xuất khẩu của mặt hàng j của nước i
Xit : Tổng xuất khẩu hàng hoá của nước i
xwj: Giá trị xuất khẩu của mặt hàng j của thế giới
Xwt: Tổng xuất khẩu hàng hoá của thế giới
Nếu 1 ≤ RCA ≤ 2,5: tỉ trọng xuất khẩu của nước i về mặt hàng j lớn hơn tỉ
trọng sản phẩm đó trong tổng KNXKcủa toàn thế giới, do đó nước i có lợi thế so
sánh về mặt hàng j trên thế giới.

Nếu RCA > 2,5: nước i có lợi thế so sánh về mặt hàng j rất cao trên thế giới
Nếu RCA < 1: nước i không có lợi thế so sánh về mặt hàng j trên thế giới.
Ưu điểm của chỉ số cách tính hệ số đơn giản, không đòi hỏi nhiều về số liệu,
có khả năng thực thi nên được sử dụng phổ biến trong xây dựng cơ sở dữ liệu về lợi
thế so sánh của các nước đối tác.
Nhược điểm của chỉ số: lợi thế so sánh được xác định một cách cục bộ và đơn
lẻ cho từng mặt hàng của một nước vào một thị trường cụ thể chứ không xác định
được lợi thế của một tập hợp, danh mục hàng hoá
II, Phân tích cơ cấu xuất khẩu.
3


1.Tổng quan quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ.
Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 07 tháng 01 năm
1972. Gần nửa thập kỉ qua, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã hết mình
vun đắp cho quan hệ ngày càng tốt đẹp và bền vững. Quan hệ đối tác chiến lược
giữa Việt Nam-Ấn Độ được thiết lập năm 2007 đánh cột mốc quan trong cho sự
phát triển thương mại Việt-Ấn.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính riêng năm 2017, kim ngạch
thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 7,5 tỷ USD, tăng 40,5% so với
năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đạt
3,87 tỷ USD, tăng 41,2%. Đáng lưu ý, trong năm 2017 cán cân thương mại trong
trao đổi của 2 quốc gia đã bớt chênh lệch (mức thâm hụt Việt Nam phải chịu ở mức
110 USD, trong khi đó là 792 triệu USD VÀ 378 triệu USD của lần lượt hai năm
2015, 2016)

4


Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ

Đơn vị: triệu USD
Năm Kim ngạch xuất khẩu Tăng/giảm so với năm trước
Tuyệt đối

Tương đối(%)

2010

389

-

-

2011

420

31

8

2012

992

572

136,19


2013

1.523

531

53,53

2014

1.778

255

16,74

2015

2.355

577

32,2

2016

2.690

335


14,2

2017

3.760

1.070

39,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Giai đoạn năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã có
khởi sắc, từ con số 1.778 triệu USD lên đến 2.355 triệu USD. Tới năm 2016, độ
tăng trưởng chậm lại, có thể nhận định nguyên nhân khách quan đến từ tình hình
chính trị, kinh tế tài chính toàn cầu gặp nhiều bất ổn, gây ra hàng loạt thách thức, tác
động nhất định tới tình hình kinh tế nói chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam
cũng như nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ nói riêng. Qua năm 2017, tình hình chính
trị thế giới đã ổn định hơn, thêm vào đó là một số chính sách giảm thuế một số mặt
hàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Ấn Độ đã làm cho kim ngạch xuất
khẩu tăng trưởng nhanh.
2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ.
2.1 Gía trị xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp
Các mặt hàng xuất khẩu chính trong hàng công nghiệp bao gồm: Điện thoại
các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị; cao su; máy tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; sắt thép các loại; hóa chất; xơ, sợi dệt; kim loại. Sau đây chúng em xin đưa ra
số liệu phân tích các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đồng thời có tiềm
năng phát triển trong tương lai (Máy móc, thiết bị; Kim loại cơ bản và các sản phẩm
liên quan; Xơ sợi dệt may).

5



Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của xơ sợi, kim loại và máy móc thiết bị
giai đoạn 2008-2017

Xơ sợi dệt may

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

22977

42457


64707

85162

90186

118447

145442

169759

208577

303915

76146

14579

81059

156154

92596

92588

130359


218246

320084

686343

28980

44390

67120

96000

159590

-

-

-

-

400000

Kim loại và SP
liên quan
Sản phẩm điện

tử,linh kiện

Nguồn: Trandemap và Tổng cục Hải quan

6


Về xơ sợi dệt may, đây là mặt hàng có tính tăng trưởng ổn định nhất, kim
ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong giai đoạn 10 năm. Không ảnh hưởng quá nhiều
từ khủng hoảng kinh tế 2008, lượng xơ sợi xuất khẩu trong 3 năm 2008-2011 duy trì
ở mức xấp xỉ 20 triệu USD. Tới năm 2011-2012, trị giá sụt giảm nghiêm trọng, chỉ
còn tăng trưởng 5024 triệu USD. Thời kì này kinh tế Việt Nam liên tục gặp bất lợi
do các chính sách kinh tế không hiệu quả, khiến lãi suất trở nên đặt đỏ, đây là
nguyên nhân khiến 50.000 doanh nghiệp trong nước phá sản; chứng khoán triền
miên chuỗi ngày lao đao…Đây chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu xơ sợi sang Ấn Độ bị suy giảm đáng kể. Từ năm 2012
đến đầu năm 2016, Việt Nam đã lấy lại được vị thế của mình, tăng trưởng lần lượt là
28262 triệu USD,26995 triệu USD,24317 triệu USD, 38818 triệu USD. Ấn tượng
nhất là năm 2016-2017, tăng trưởng lên tới 95338 triệu USD, tương đương 245.6%
so với năm trước, đây là kết quả từ việc triển khai thuế đối kháng, thuế ưu đãi đặc
biệt cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đồng thời nhờ
vào chính sách Ngoại thương từ Ấn Độ: cho phép các nhà sản xuất được hưởng ưu
đãi tín dụng 3-5%.
Mặc dù xơ sợi dệt may đã có điểm tăng trưởng nóng cùng khả năng bình ổn
trong nhiều năm, sau khi Ấn Độ bắt đầu áp dụng chính sách giảm thuế ưu đãi nhập
7


khẩu xuống còn 2% trong năm tới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn
trong việc điều chỉnh sản phẩm đầu vào sản xuất và giá bán ra. Để giảm thiểu rủi ro

hết mức có thể, doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thiện quy trình sản xuất tiên tiến
nhất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Nói chung, tuy ngành sản xuất vải chưa đủ cung
ứng cho ngành may trong nước, nhưng khâu sản xuất trước vải là sợi đang góp phần
không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung.
Về kim loại cơ bản và các sản phẩm liên quan, Ấn Độ là một quốc gia lớn
2

với diện tích khoảng 3,2 triệu km , đông dân, có tốc độ tăng trưởng cao, vì vậy, nhu
cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Ấn Độ là rất lớn. Từ năm 2008 đến 2012, tận dụng
tình trạng giá nguyên liệu đầu vào sản xuất sắt thép tại Ấn Độ tăng cao khiến mặt
hàng này trở nên đắt đỏ, Việt Nam đã xuất khẩu một lượng lớn sắt thép các loại và
sản phẩm của sắt thép sang. Kết quả là tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này
đạt gần 323 triệu USD, đứng thứ 5 trong tất cả các mặt hàng. Trong khi đó, đến năm
2012, kim ngạch xuất khẩu kim loại cơ bản lại giảm nhanh chóng, chỉ đạt 92.596
triệu USD, giảm 40,7%. Sau đó giải pháp sản xuất các sản phẩm từ sắt thép như
khung sắt thép, kết hợp với các vật liệu khác như nhựa, mây, vải để đảm bảo ổn dịnh
xuất khẩu được áp dụng, từ năm 2013 kim ngạch đã cân bằng trở lại và phát triển
mạnh mẽ thời kì 2016-2017. Tới năm 2017, kim ngạch xuất khẩu kim loại thường
và sản phẩm tăng tới 114% so với năm trước, cụ thể là 686343 triệu USD. Kim
ngạch xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang Ấn Độ đạt giá trị cao và góp
phần đáng kể vào tổng kim ngạch cũng như làm giảm giá trị nhập siêu các cao sang
thị trường này.
Liên quan đến mặt hàng kim loại, hiện nay, chính phú Ấn Độ đang thực hiện
chủ trương lập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, cầu cống đường xá, và phát
triển nông thôn nên đòi hỏi về nguồn cung sắt thép rất lớn. Dự báo đến năm 2020,
Ấn Độ sẽ sử dụng khoảng trên 200 triệu tần sắt thép phục vụ cho mục tiêu trên. Như
vậy, trong tương lai, Ấn Độ sẽ còn là một đối tác tiềm năng lớn hơn nữa cho thị
trường Việt Nam trong mặt hàng từ kim loại cơ bản và sản phẩm liên quan. Tuy
nhiên chúng ta cũng cần lưu ý về cảnh báo việc Ấn Độ có thể hạn chế nhập khẩu
thép Việt Nam. Sau sự kiện Ấn Độ chính thức áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối

với mặt hàng thép nóng và thép cuộn không gỉ cán nguội nhập từ Trung Quốc do
cáo buộc bán phá giá, các nhà sản xuất thép tại Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục kiến nghị
8


chính nước này áo dụng biện pháp nhắm hạn chế nhập khẩu thép từ các nước xuất
khẩu lớn, bao gồm Việt Nam.
Về sản phẩm điện tử-linh kiện, các mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Ấn
Độ là điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị dụng cụ và các
phụ kiện, phụ từng kèm theo. Các mặt hàng này đều có tốc độ tăng trưởng tốt, duy
chỉ có máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng có kim ngạch giảm vào năm 2012 với
mức nhẹ. Giai đoạn 2009-2012, mức tăng trưởng luôn ở ngưỡng từ 40-50%, đặc biệt
là năm 2011-2012 ghi nhận mức 66%. Mặc dù không có đủ số liệu năm 2013 đến
năm 2016, nhưng từ con số 159590 triệu USD lên 400 triệu USD đã chứng minh
sức tăng mạnh của nhóm hàng điện tử linh kiện. Chỉ riêng năm 2017, nhóm hàng
này đã đóng góp 10,64% trị giá xuất khẩu. Trong số các mặt hàng chính, điện thoại
các loại và linh kiện dù chỉ mới được xuất khẩu sang Ấn Độ từ năm 2009, tuy nhiên
lại đóng vai trò lớn trong góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu, cũng góp phần
giảm nhập siêu Việt Nam từ Ấn Độ trong năm 2016, đáng ấn tượng là năm 2010,
tăng 450% và hơn 210 triệu USD so với năm 2009.
Hiện nay, điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam cũng đã được xuất khẩu
đến nhiều thị trường như EU, Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất,
Hàn Quốc, Mỹ… Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất
nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, mặt hàng điện thoại đã gặp một số khó khăn
trong đầu năm 2017 khi kim ngạch xuất khẩu suy giảm vì cuối năm 2016, sản phẩm
Galaxy Note7 của Samsung bị thu hồi do sự cố. Tuy nhiên, Samsung đã có nỗ lực
bù lại bằng cách tăng cường xuất khẩu các mặt hàng khác và kim ngạch xuất khẩu
dần phục hồi. Đến năm 2017, Samsung đã ra mắt nhiều sản phẩm mới, tiếp tục
chiếm lĩnh vị trí tốt trên thị trường thế giới, làm sản phẩm sản xuất từ Việt Nam tiêu
thụ tốt hơn, từ đó tăng cường kim ngạch xuất khẩu, trong đó có thị trường Ấn Độ.


9


2.2 Giá trị xuất khẩu các mặt hàng Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Bảng 3: Bảng giá trị
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Rau quả

1581


3570

17842

12729

17210

23574

4669

18926

31899

48772

Trà, Cà phê, Gia vị

35459 66934

70591

115188

122150

133348


209741

166579 208595

224802

Thủy sản

Gỗ

234

754

4670

12106

15135

13966

16377

19843

20333

21069


7107

8903

16911

31780

46559

50797

57284

95974

48258

57224

10


Kim ngạch Xuất Khẩu một số mặt hàng nhóm nông-lâm-ngư nghiệp sang
Ấn Độ (2008-2017)
Nhóm hàng nông sản, thủy sản, lâm sản của Việt Nam là nhóm hàng có kim
ngạch lớn thứ 2 trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ. Kim
ngạch xuất khẩu đối với các mặt hàng thuộc nhóm này đều có tốc độ tăng trưởng khá
tốt và ổn định.
Rau quả

Đây là nhóm hàng có mức tăng trưởng tốt và ổn định nhất trong những năm vừa
qua. Đáng chú ý là, kể từ năm 2010 khi AIFTA bắt đầu có hiệu lực, kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng rau củ của Việt Nam sang Ấn Độ đã có sự biến chuyển vượt trội. Giá trị
xuất khẩu mặt hàng này năm 2010 đạt 17,8 triệu USD, tăng trưởng hơn 10 lần so với
giá trị xuất khẩu năm 2008. Tuy nhiên, tới năm 2014 kim ngạch xuất khẩu Rau quả của
Việt Nam sang Ấn Độ giảm mạnh chưa từng thấy so với 2 năm trước, cụ thể giảm 80%
so với năm 2013. Có thể thấy rằng tình hình chính trị, kinh tế tài chính toàn cầu năm
2014 có nhiều biến động, khó khăn với hàng loạt thách thức đã gây những tác động
nhất định tới tình hình kinh tế nói chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam cũng như
nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ nói riêng. So với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này năm 2017 đã tăng 24,7%, đạt 112 triệu USD và là mặt hàng có kim ngạch lớn
thứ 4 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ.
Mặc dù rau quả đang trở thành điểm sáng trong xuất khẩu sang Ấn Độ, nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Trước hết là lượng xuất khẩu rau quả của Việt
11


Nam tuy tăng, nhưng lượng và giá nhập luôn thất thường. Các doanh nghiệp nhập khẩu
của Ấn Độ lại khá “dễ tính” khi không có yêu cầu về chất lượng, kiểm định quy chuẩn.
Vì vậy về lâu dài, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, chính phủ Ấn Độ ngày càng xiết
chặt các tiêu chuẩn an toàn chất lượng đối với hàng rau quả thì không những rau quả
Việt bị “rớt giá”, mà còn khó nâng cao được thương hiệu, chất lượng, cũng như mẫu
mã bao bì để tăng tính cạnh tranh, và xấu nhất sẽ là không còn chỗ đứng ở thị trường
này. Ngoài ra, tại thị trường Ấn Độ, xuất khẩu gặp nhiều rủi ro vì phải chấp nhận
phương thức thanh toán trả sau. Khách hàng Ấn Độ thanh toán rất chậm không phải
ngay sau khi nhận được hàng, dẫn tới tình trạng, khi khách hàng không tiêu thụ được
hàng, doanh nghiệp không thu được tiền.
Cà phê
Đây là sản phẩm xuất khẩu có chỗ đứng khá ổn định trên thị trường Ấn Độ. Mỗi
năm Ấn Độ xuất khẩu hơn 500.000 tấn gia vị các loại với tổng trị giá kim ngạch xuất

khẩu hàng năm đạt hơn 1,7 tỷ USD. Vì vậy, Ấn Độ cần nhập các mặt hàng nông sản
của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều… để chế biến và thêm phần giá trị gia
tăng, sau đó sẽ tái xuất. Đây là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh trong dài
hạn của Việt Nam, mặc dù giá trị gia tăng còn thấp. Trong đó, cà phê là sản phẩm đạt
mức tăng trưởng được coi là ổn định và cao nhất. Giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê
của Việt Nam đạt mức tăng trưởng tốt bởi Ấn Độ là nước chính nhập khẩu cà phê Việt
Nam tại Nam Á, chiếm gần như 100% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang khu vực này.
Mặt hàng cà phê năm 2008 có kim ngạch đạt 10,6 triệu USD, tuy nhiên, đến năm
2012, đã tăng đến 6 lần, đạt 57,5 triệu USD và năm 2014 là 76,2 triệu USD. Sự tăng
trưởng vượt bậc này có thể được hiểu một phần là do ảnh hưởng của việc kí kết Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) vào năm 2009. Hiện nay, Việt
Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất cho Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ là nhà sản
xuất cà phê đứng thứ 3 trên thế giới và gần đây, Ấn Độ đã mở rộng diện tích trồng cây
cà phê. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục cần nhập khẩu cà phê từ nước ngoài để sản xuất
cà phê hòa tan, sau đó tái xuất.

12


Bảng 4: Tình hình nhập khẩu mặt hàng cà phê của Ấn Độ trong năm tài chính 20132014
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng

Mã HS

NK từ
Việt Nam

Cà phê Arabica


09011119

ng lượng NK của trọng NK từ
Ấn Độ

Việt Nam

0,46

10,94

4,2%

31,51

50,6

62,3%

21,29

49,3

43,1%

09011139
Cà phê Robusta

09011144

09011149

Cà phê khác

09011190

Năm 2017, cà phê là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, nhưng
thực tế là trong giai đoạn 2015-2017 thì đây lại là mặt hàng có nhiều biến động nhất. Cụ
thể là, kim ngạch Xuất khẩu cà phê năm 2015 tụt xuống còn 45,5 triệu USD, giảm 40% so
với năm 2014. Tuy nhiên, năm 2016 giá trị xuất khẩu được phục hồi trở lại. Lí do chính
của sự biến động này là cà phê Việt Nam xuất khẩu là cà phê Robusta, chịu sự cạnh tranh
khốc liệt từ Brasil và Colombia về giá, nhất là khi lượng tồn kho cà phê của 2 nước này rất
lớn cũng như chính sách tiền tệ duy trì giá trị thấp để tăng năng lực cạnh tranh của họ. Tất
nhiên hiện vẫn đang nằm chung trong cân đối cung cầu của thế giới. Tuy nhiên thì rõ ràng
có thể nói cạnh tranh diễn ra gay gắt trong một số mặt hàng được cho là rất nhạy cảm và
quan trọng của Việt Nam như gạo, cao su, cà phê…Bên cạnh đó, khả năng kiểm soát giá
cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng rất khó khăn vì việc quy hoạch sản xuất cũng như tạo
nên chuỗi xuất khẩu của chúng ta còn nhiều bất cập.

Thủy sản
Trong nhóm hàng Nông-Lâm-Thủy sản, mặt hàng thủy sản là mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu và tăng trưởng thấp nhất. Việc hàng thủy sản của Việt Nam khó xuất
khẩu sang thị trường này là do, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.
Đến năm 2010, mặt hàng này mới được xuất khẩu mạnh sang Ấn Độ nhưng cũng đạt
được kết quả khá tốt với kim ngạch tăng hơn 2 lần vào năm 2012 (15,1 triệu USD).
Trong khi, cũng trong năm đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt gần 3,4 tỷ
USD. 10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam
13



sang Ấn Độ đạt 16,4 triệu USD, tăng 14.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giai đoạn
2015-2016, các mặt hàng như thủy sản của ta cũng vướng vào một số các chính sách
bảo hộ mà dưới hình thức mới, những rào cản về thương mại, rào cản kỹ thuật cũng
như các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp… Những hoạt động đó đã gây
tác động tương đối nhiều không chỉ đến các mặt hàng xuất khẩu mà cả giá trị của kim
ngạch xuất khẩu, khiến cho mức độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu mặt hàng này gần
như giảm xuống đáng kể.
Nhìn từ một khía cạnh khác, thủy sản Việt Nam có nhiều ưu thế so với thủy sản
nội địa tại Ấn Độ, như: nguồn cung ổn định, chất lượng đảm bảo và giá cả phù hợp nên
được nhiều doanh nghiệp và nhà hàng lựa chọn tiêu thụ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến
cá tra Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ nhờ có hương vị thơm ngon
và dễ chế biến. Bên cạnh đó, hiện nay, trữ lượng cá biển của Ấn Độ đã giảm mạnh,
ngư dân chuyển sang đánh bắt cá cỡ nhỏ nên lượng cá biển đánh bắt nội địa đạt tiêu
chuẩn để sử dụng cho các nhà hàng, khách sạn không đủ. Chính vì vậy, Ấn Độ phải
nhập khẩu cá tra từ bên ngoài và Việt Nam là một trong những nhà cung cấp được lựa
chọn tại thị trường này. Năm 2017 cũng là năm thứ hai Việt Nam bắt đầu những mặt
hàng như bột cá tươi, thuỷ sản ướp lạnh, đông lạnh, khô, ướp muối, cá mòi, cá hồi và
sản phẩm dạng mắm từ cá đã sơ chế, bảo quản hoặc đóng hộp sang thị trường Ấn Độ
và thu được những tín hiệu tích cực. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt
Nam sang Ấn Độ năm 2017 đạt 21 triệu USD, tăng hơn 6% so với năm 2016.
Tại Ấn Độ, ngành nuôi trồng thủy sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó
phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hơn nữa, xu hướng dùng hàng thủy sản
thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân Ấn Độ đang mở ra cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, thậm chí có thể nghiên cứu phương
án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các
nước lân cận. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý xa xôi, thiếu các đường bay trực tiếp nên việc
xuất khẩu hàng thủy sản tươi sống gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hàng đông lạnh và
đồ hộp vận chuyển bằng máy bay đòi hỏi chi phí khá cao, dẫn đến giảm lợi nhuận. Ấn Độ
có bờ biển dài, nguồn lợi hải sản rất lớn nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản đóng hộp không
cao. Hơn nữa, người dân Ấn Độ có truyền thống ăn thịt và ít có thói quen tiêu thụ thủy

sản, nhất là cá da trơn. Vì vậy, mặc dù có tiềm năng phát triển nhưng dung lượng thị
trường thủy sản tại thị trường Ấn Độ nhìn chung không lớn

14


và việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có thời gian.
Lâm sản
Ấn Độ cũng là nước nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.
Không thể phủ nhận được rằng sự kiện năm 2010 khi AIFTA bắt đầu có hiệu lực cũng
đã có những tác động nhất định đối với kim ngạch xuất khẩu lâm sản của nước ta. Cụ
thể là giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm của gỗ đã đạt mức gần 17 triệu USD, tăng
hơn 2 lần so với giá trị xuất khẩu năm 2008 (7,1 triệu USD) và tiếp tục tăng gấp 2 lần
vào năm 2011 với giá trị 31,8 triệu USD. Có thể thấy đây là một mức tăng trưởng khá
nhanh và ổn định, được duy trì cho tới năm 2015. Tuy nhiên, tới năm 2016, trước tình
hình chung rằng xuất khẩu gỗ phải đối mặt với kiện chống bán phá giá và sự sụt giảm
tại một số thị trường chủ lực cộng thêm việc phải chịu áp lực từ chính thị trường nội
địa, bởi sự gia tăng chi phí vận tải, phí thuê container, việc vay ngoại tệ khó khăn, giá
trị xuất khẩu nhóm hàng này tụt xuống còn 48,3 triệu USD, giảm một nửa so với giá trị
xuất khẩu năm 2015 trước đó. Dẫu vậy, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cú chao đảo
trước đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2017 đã tăng trở lại, không vượt trội nhưng
cũng ghi nhận 18,5% so với năm 2016.
Các sản phẩm nội thất từ gỗ của Việt Nam với chất lượng đảm bảo, mẫu mã phù
hợp với thị hiếu của người dân với mức giá phù hợp, cạnh tranh đang dần chiếm được
cảm tình của người tiêu dùng tại thị trường này. Tuy nhiên, chiếm cơ cấu chính trong
mặt hàng xuất khẩu lâm sản vẫn là nguyên liệu gỗ thô và đã qua xử lí chế biến. Bên
cạnh những thuận lợi từ thị trường cũng như thuế xuất khẩu, việc Việt Nam và Ấn Độ
đang dần tiến đến kí kết Hiệp định tự do thương mại song phương (IVFTA) cũng có
những tác động gây khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ trong nước, trong đó có việc
truy xuất nguồn gốc hợp pháp chứng nhận cho các sản phẩm sản xuất từ gỗ. IVFTA sẽ

không chỉ đơn thuần xóa bỏ thuế quan mà chú trọng nhiều đến việc giải quyết các rào
cản kỹ thuật nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp; đồng thời tập
trung bảo vệ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Việc loại bỏ các nguồn gỗ nguyên
liệu có rủi ro cao là yêu cầu cấp bách giúp xây dựng và phát triển thương hiệu và hình
ảnh của ngành gỗ, duy trì ổn định thị trường xuất khẩu đồng thời cũng là đòi hỏi bắt
buộc đối với toàn ngành. Tuy nhiên, trước mắt, một số doanh nghiệp chưa chủ động
được nguồn nguyên liệu để sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó gây ảnh hưởng đến
mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành gỗ và lâm sản nói chung.
15


Với dân số trên 1.27 tỷ người, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt
là đối với các mặt hàng nông-lâm-thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xuất khẩu
các mặt hàng này của nước ta vẫn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai
nước. Để khai thác tốt hơn những lợi thế đó, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh
công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng,
đổi mới bao bì, đưa ra chiến lược cạnh tranh về giá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào việc nuôi trồng, sản xuất nông-thủy sản, đặc biệt chú ý về tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam tại Ấn Độ. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm về nông sản, thủy
sản, lương thực tổ chức tại nước này nhằm quảng bá, giới thiệu các mặt hàng của mình
một cách sâu rộng hơn.

16


III, Phân tích chỉ số bổ sung từ 2008 – 2017
Bảng 5: giá trị
Trung
Năm


2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

bình
cộng

Tính bổ sung thương mại
Mức tăng/giảm từng năm (%)

47.45 46.10

42.85


42.05

38.32

36.80

37.14

37.01

36.52

36.15

40.04

-2.84

-7.05

-1.86

-8.86

-3.99

0.92

-0.34


-1.32

-1.03

-2.93

17


Nhìn chung, tính bổ sung thương mại xuất khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ tương
đối cao, trung bình xấp xỉ 40. Năm 2008, chỉ số này có giá trị lớn nhất, gần bằng
47.45. Các năm sau chỉ số đều giảm ( duy năm 2014 tăng nhẹ 0.92%) với mức giảm
trung bình gần 3%, giảm mạnh nhất là năm 2010 và năm 2012 với mức giảm lần lượt
là 7% và 8.8%. Với thay đổi như vậy, đến năm 2017 chỉ số này có giá trị là 36.15 .
Một số nguyên nhân cho mức giảm lớn năm 2010, có thể kể đến là thay đổi trong
ngành gạo và bột gỗ. Năm 2010, cơ cấu nhập khẩu gạo trong tổng nhập khẩu của Ấn
Độ tăng 583% do giá gạo trong nước của Ấn Độ tăng cao, thiệt hại do đợt hạn hán và
lũ lụt nghiêm trọng cùng với đó Ấn Độ dỡ bỏ thuế nhập khẩu 70% đối với mặt hàng
gạo trước tình hình giá các loại ngũ cốc trong nước tăng cao. Trong khi đó, cơ cấu xuất
khẩu gạo của Việt Nam không những tăng mà còn giảm nhẹ gần 4%. Ngược lại, trong
khi xuất khẩu bột gỗ của Việt Nam tăng mạnh ( đạt giá trị 9335 nghìn USD, so với 84
nghìn USD của năm 2009 đã tăng hơn 110 lần; dẫn tới cơ cấu trong xuất khẩu của Việt
Nam tăng gần 87 lần ) thì nhập khẩu của Ân Độ chỉ tăng 44% ( cơ cấu tăng 9.6%).
Năm 2012, chỉ số giảm mạnh 8.86%. Nguyên nhân một phần từ sự thay đổi lớn
trong các mặt hàng bột gỗ, đường và niken. Bột gỗ lại có sự thay đổi mạnh, tăng
3148% trong cơ cấu và 3739% trong giá trị xuất khẩu. Về niken, cơ cấu xuất khẩu tăng
266% và giá trị tăng 332%. Lý do là sự đi vào khai thác của mỏ niken đầu tiên và
khách thành nhà máy chế biến tinh quặng niken tại Bản Phúc, Sơn La. Đồng thời, việc
chính phủ Indonexia, quốc gia khai thác niken lớn nhất thế giới, cấm xuất khẩu thô các

loại quặng khoáng sản, đẩy giá niken thế giới tăng. Về mía đường, Ấn Độ là nước tiêu
thụ đường lớn nhất thế giới, niên vụ 2011/2012 do tình hình thời tiết xấu, sản lượng
mía đường của nước này giảm sút, khiến nhu cầu nhập khẩu tăng, cụ thể cơ cấu tăng
263%. Nhưng ngược lại, xuất khẩu nước ta lại giảm về cơ cấu 56% do Bộ Công
thương mới cho phép các doanh nghiệp mía đường xuất khẩu sản phẩm tiểu ngạch
sang Trung Quốc thì đường Thái Lan đã vào Việt Nam theo dạng tạm nhập tái xuất rồi
sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tiểu ngạch. Điều này đồng nghĩa, đường Việt Nam
mất thị trường nội địa, mất luôn thị trường xuất khẩu gần như duy nhất.

18


IV, Phân tích chỉ số RTA
Lợi thế so sánh hiện hữu RCA
Trong phần cơ sở lý thuyết đã giới thiệu về lợi thế so sánh hiện hữu, theo đó ý
nghĩa của việc tính toán lợi thế so sánh hiện hữu cho thấy mức độ lợi thế của mặt
hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Ở đây ta phân tích một số mặt hàng tiêu biểu: thủy sản (HS03), trái cây
(HS08), Cà phê, trà, gia vị (HS09), Gỗ và các sản phẩm từ gỗ (HS44), Xơ sợi dệt
may (HS50, 52, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67.
Bảng 6:
2008

2009

2010

2011

2012


2013

2014

2015

2016

2017

9.6

8.2

6.9

6.4

4.8

4.2

4.2

3.6

3.7

3.5


2.9

3.0

3.2

3.7

4.2

14.

13.

15.

12.

12.
8.4

9.0

6.6

10.
Thủy sản

13.7


11.1

Trái cây

3.9

3.4

5

Cà phê, trà, gia
vi

20.3

16.3

3

7

3

0

3

Gỗ và các sản
phẩm từ gỗ


1.2

1.2

1.7

2.0

2.0

2.2

1.9

2.0

1.6

1.5

Xơ sợi dệt may

5.2

5.0

5.3

5.1


4.8

4.7

4.7

4.5

4.3

4.2

0.6

0.4

0.5

0.6

0.6

0.6

0.6

0.6

0.6


0.6

0.5

0.6

0.8

1.1

1.7

2.0

1.9

2.1

2.2

2.4

Kim loại cơ
bản và các sản
phẩm liên quan
Sản phẩm điện
tử, linh kiện
1.Thủy sản
Nhìn vào bảng ta có thể thấy, thủy sản có lợi thế xuất khẩu trên thế giới rất cao

vì qua các năm RCA của thủy sản luôn lớn hơn 2.5 nhiều lần. Tuy nhiên trong suốt
giai đoạn, chỉ số có xu hướng sụt giảm. Nguyên nhân là do tỷ trọng xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút trong khi đó tỉ trọng
xuất khẩu thủy sản của thế giới trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới lại
tăng. Có thể thấy, dù kim ngạch thủy sản của Việt Nam có mức tăng trưởng trung
bình 7%/năm, giúp cho kim ngạch tăng từ 3888 triệu USD tăng lên 6096 triệu USD
nhưng so với kim ngạch nước đối thủ như Trung Quốc, đó vẫn là một con số khá
19


nhỏ bé. Cũng trong thời gian 2008-2017, kim ngạch của Trung Quốc tăng từ 5180
triệu USD lên tới 13252 triệu USD, tăng trung bình 11.48%/năm. Mặc dù, năm 2017
giá trị xuất khẩu tăng gần 18% nhưng chúng ta vẫn đứng thứ 4, sau Trung Quốc,
Nauy và Ấn Độ.
Sản xuất phần lớn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, thiếu liên kết theo chuỗi giá trị
khiến sản phầm không theo chuẩn thống nhất, chất lượng không đều, khó xây dựng
thương hiệu. Hơn nữa, dù có xu hướng sản xuất phụ thuộc vào sản lượng hơn chất
lượng nhưng ngành thủy sản Việt Nam lại thiếu quy hoạch về nguồn cung sản phẩm
làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu.
Chẳng hạn trong lĩnh vực thủy sản, do nuôi không đúng kỹ thuật, nên tôm cá chết
hàng loạt dẫn đến nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, từ đó làm cho sản lượng xuất
khẩu tôm giảm vào năm 2009. Không những vậy, quản lý môi trường ở Việt Nam
còn nhiều yếu kém, gây ô nhiễm môi trường từ đó ảnh hưởng lớn đến đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản, ví dụ điển hình là vụ án Formosa năm 2016. Bên cạnh đó, mặt
hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật như dư lượng
hóa chất, kháng sinh, vệ sinh dịch tễ của nước nhập khẩu, yêu cầu chất lượng ngày
càng khắt khe không những chỉ ở các thị trường khó tình như Mỹ, EU, Nhật Bản,…
nhiều lô hàng không đáp ứng bị trả về khiến xuất khẩu ngày càng khó khăn.
2. Trái cây
Nhìn chung, trái cây Việt Nam có chỉ số RCA cao, trên 2.5 với mức trung bình

là 3.5. Năm 2009, chỉ số giảm mạnh từ mức 3.9 xuống 3.4 trong đó tỷ trọng xuất
khẩu rau quả trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, từ 1.73% lên
1.86% tức tăng7.43% tuy nhiên mức tăng của thế giới cao hơn nhiều, từ 0.44% lên
0.55% hay tăng 25.09%. Nguyên nhân là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm
tăng cơ cấu nhu cầu hàng hóa thông thường. Năm 2010 và năm 2011, chỉ số hồi
phục lên mức 3.6 và 3.7. Tuy nhiên năm sau đó, lại giảm và giảm đặc biệt mạnh vào
năm 2013 từ 3.5 xuống còn 2.9. Lý do là từ năm 2010 kim ngạch xuất khẩu ngành
hàng rau quả của Việt Nam đều tăng trưởng khá (năm 2010 là 23.27%, năm 2011 là
31.49%). Tuy nhiên, trong năm 2012, đà tăng trưởng này đã không còn được duy trì,
giảm xuống còn 14.94% và năm 2013 thậm chí xuống còn 3.13%, nguyên nhân là
Việt Nam bị ngừng cấp giấy phép kiểm dịch cho rau quả tươi xuất khẩu sang EU từ
đầu năm 2012 đến hết tháng 6 năm 2013 do không đáp ứng điều kiện an toàn vệ
20


sinh thực phẩm. Từ năm 2013, chỉ số có xu hướng tăng, khá lớn vào các năm 2016
và năm 2017 (mỗi năm tăng 0.5 điểm) lên đến mức 4.2. Năm 2017, kim ngạch xuất
khẩu ngành rau củ quả đã vượt cả lúa gạo và dầu khí. Có được điều này là nhờ có
những thay đổi tốt, ví dụ với 2 mặt hàng dẫn đầu là thanh long và nhãn, theo TS
Nguyễn Hữu Đạt, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đây là mặt hàng bán
sang thị trường khó tính được nhiều nhất. Hiện có quy trình trồng tốt, tập trung với
diện tích lớn, rải vụ, sản phẩm quanh năm, có quy trình thu hái, bảo quản sau thu
hoạch tốt. Do đó, sản phẩm xuất khẩu đạt cả chất luợng ổn định đồng nhất lẫn an
toàn thực phẩm, đóng gói chuyên nghiệp, vận tải được cả bằng đường biển và hàng
không, giá cả tương đối ổn định quanh năm, khả năng cạnh tranh cao. Sự tăng
trưởng của xuất khẩu rau quả vài năm gần đây đã thu hút nhiều nhà đầu tư mới gia
nhập thị trường. Đồng thời cả nước đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường, tránh phụ
thuộc vào thị trường Trung Quốc. Mặc dù nhiều cơ hội tiềm năng phát triển đang
rộng mở, nhưng trái cây nói riêng và ngành rau quả nói chung vẫn gặp không ít khó
khăn như công tác dự báo tình hình xuất khẩu và giá cả thị trường còn nhiều hạn

chế, rau quả có chứng nhận an toàn vệ sinh, chứng nhận hữu cơ còn quá nhỏ,… xa
hơn nữa là vấn đề nước biển dâng, xói lở, thiếu nước ngọt, biến đổi khí hậu,… ảnh
hưởng xấu đến nhiều vùng trong cả nước đặc biệt là vựa trái cây đồng bằng sông
Cửu Long.
3. Cà phê, trà, gia vị
Đây là mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu ra thế giới cao nhất trong 7
hàng hóa phân tích, với RCA rất cao (trung bình 12.8). Việt Nam là nước xuất khẩu
mặt hàng này thứ 2 thế giới (chỉ xếp sau Brazil) trong suốt từ năm 2006 đến nay.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu trong nhóm là cà phê (hơn 2.74 tỷ USD),
tiêu (1.02 tỷ USD), trà (206 triệu USD), quế (100 triệu đô),… (số liệu năm 2017).
Tuy nhiên chỉ số có xu hướng sụt giảm (với biến động lên xuống) từ giá trị rất cao
năm 2008 20.3 xuống còn 6.6 năm 2017. Nguyên nhân là kim ngạch xuất khẩu cà
phê, trà, gia vị của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm,
trong khi cơ cấu của mặt hàng này trong tổng xuất khẩu của thế giới lại có xu hướng
tăng. Tuy vậy, cần chú ý là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn có
xu hướng tăng trưởng trong suốt 10 năm này, với mức trung bình 8%, trong khi tăng
trưởng trung bình của Brazil là 6.35% và thế giới là 7.71%. Như vậy ta có thể
21


thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh hơn thế giới. Tuy
nhiên, có những thách thức lớn đối với tương lai xuất khẩu cà phê, chè, tiêu của Việt
Nam. Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu tác động mạnh nhất từ
biến đổi khí hậu. Trong vài năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời
tiết cực đoan, gây mưa thất thường, làm cạn kiệt nguồn nước tưới tiêu và khiến đất
đai thoái hóa nhanh hơn. Hậu quả là, các mùa cà phê, tiêu tại Tây Nguyên đều bị
thiệt hại lớn cả về sản lượng và chất lượng. Điển hình nhất là năm 2016, ngành cà
phê đã chịu cảnh hạn hán gay gắt nhất trong vòng 30 năm qua ở Tây Nguyên. Hàng
vạn ha cà phê bị khô héo, hàng nghìn hồ chứa nước bị khô cạn, tuyết rơi kéo dài đến
tận Nghệ An làm nhiều vườn cà phê chè Sơn La và Điên Biên bị chết. Gần đây nhất

là cơn bão Damray vừa đổ bộ vào Tây Nguyên khi nông dân đang vào vụ thu hoạch.
Mặt khác, diện tích cà phê già cỗi của Việt Nam đang tăng nhanh. Theo số liệu của
Bộ NN, cả nước hiện có 86 nghìn ha trên 20 năm tuổi, chiếm 13,8% tổng diện tích
cà phê cả nước; trong đó nhiều diện tích cho năng suất dưới 1,5 tấn/ha. Ngoài ra, có
trên 40 nghìn ha cà phê dưới 20 năm tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng
kém. Như vậy, tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi trong 5
– 10 năm tới khoảng 140 – 160 nghìn ha. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với cây
tiêu và cây chè. Khó khăn còn tới từ sự tăng trưởng nóng nhưng không bền vững.
Diện tích tăng nóng, canh tác thiếu kiểm soát, thiếu sự liên kết, tổ chức không chặt
chẽ trong toàn chuỗi khiến viêcc̣ sử dụng hóa chất trong canh tác, thu hoạch, bảo
quản không tuân thủ quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng
nhiều đến thương mại xuất khẩu.
4. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Xuất khẩu gỗ của Việt Nam có chỉ số so sánh RCA khá nhỏ nhưng lớn hơn 1,
tức tỷ trọng xuất khẩu gỗ của Việt Nam lớn hơn tỷ trọng sản phẩm gỗ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới, do đó Việt Nam có lợi thế so sánh về gỗ trên thế
giới (giá trị trung bình 10 năm bằng 1.74. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 12 về xuất
khẩu mặt hàng này trên thế giới, với giá trị gần 2.5 tỷ USD, chiếm 1.98% tổng giá
trị xuất khẩu của toàn thế giới. Về xu hướng thay đổi thì cơ cấu có sự biến động
tăng giảm qua các năm, với giá trị năm 2008 là 1.2 và kết thúc năm 2017 có giá trị
là 1.5. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có những biến chuyển mạnh mẽ.
Từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn
Quốc,… để tái xuất sang nước thứ ba, đến năm 2017 các thị trường chủ yếu của
22


Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 43%), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,… Việt
Nam có những thuận lợi cơ bản trong ngành như: vị trí thuận lợi với đường bờ biển
dài, nhiều cảng nước sâu; có diện tích rừng nhiệt đới bao phủ lớn ; nhân công dồi
dào và giá cạnh tranh. Tuy vậy, có nhiều thách thức, đó là:

Nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế. Từ năm 2014, Chính phủ quyết định
đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu chỉ còn gỗ trồng, song chủ yếu là
keo và bạch đàn tuổi đời nhỏ. Không những vậy, các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn để đáp ứng yêu cầu chứng chỉ rừng FSC và FLEGT. Hiện nay, có khoảng 3050% nguyên liệu đầu vào cho ngành là gỗ nhập khẩu, các doanh nghiệp không chủ
động được về giá cả, số lượng.
Nguồn nhân lực cao, có trình độ còn thiếu. Ngành sử dụng khoảng từ 250000300000 lao động. Trong đó, 10% có trình độ đại học trở lên; 45-50% lao động
thường xuyên được đào tạo, còn lại 35-40% lao động giản đơn theo mùa vụ. Mặc dù
số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng đa số lao động chưa
được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp.
Thứ ba, năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới và sáng tạo còn thấp. Hơn
90% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là doanh nghiệp vừa và nhỏ cộng với chất
lượng nguồn nhân lực chưa cao khiến cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản
phẩm cũng như đổi mới, sáng tạo về công nghệ, quy trình sản xuất, mô hình quản lý
còn hạn chế.
Thứ tư, khó khăn khi tiếp cận nguồn lực tài chính và thông tin thị trường. Các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều khó khăn trong nguồn lực, nhất là trong
lĩnh vực đất đai thì gần như là bất lợi vì không có vốn nên khó tiếp cận. Hạn chế
thông tin thị trường cũng như chương trình xúc tiến thương mại, khiến cho hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu thông qua trung gian thương mại với
những đơn hàng nhỏ lẻ và quy cách theo đặt hàng cụ thể nên khó đạt được lợi ích
kinh tế theo quy mô. Phụ thuộc vào từng đơn hàng của phía đối tác nên doanh
nghiệp Việt Nam không đủ thông tin về chuỗi giá trị cũng như người tiêu dùng cuối
cùng nên chưa thể thực hiện chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế hiệu
quả.
Về sản phẩm xơ sợi dệt may giày dép, Việt Nam có lợi thế so sánh cực kì lớn
so với thế giới với chỉ số RCA luôn lớn hơn 4. Chỉ số RCA của nhóm hàng này vẫn
đang giảm liên tục (từ 5,2 vào năm 2008 xuống còn 4,2 vào năm 2017) do sự tăng
trưởng mạnh của sản lượng xơ sợi mà Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ, chỉ có giai
23



đoạn 2009-2010 thì RCA có tăng từ 5,0 lên 5,3 do có sự giảm sút của tỷ trọng xuất
khẩu xơ sợi của thế giới. Giai đoạn 2011-2012, mức tăng trưởng về xuất khẩu xơ sợi
đã giảm mạnh, do nền kinh tế trong nước gặp nhiều biến động, các chính sách kinh
tế không hiệu quả. Đến năm 2013, mức tăng trưởng mới trở lại bình thường, và liên
tục tăng mạnh trong những năm kế tiếp, nhất là giai đoạn 2016-2017. Dù vậy, ngành
xơ sợi dệt may vẫn gặp không ít thách thức. Do nhóm ngành phụ trợ kém phát triển,
công nghệ còn lạc hậu nên nguồn cung trong nước không đủ, khiến nước ta rơi vào
tình trạng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (khoảng 70%). Diện tích
trồng bông của nước ta cũng còn hạn chế, làm cho ngành dệt may khó có thể tự chủ
nguồn nguyên liệu. Mỗi khi giá nguyên liệu có biến động, chuỗi giá trị gia tăng
ngay lập tức chịu ảnh hưởng. Hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu lại gặp những
đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Đức… khiến chúng ta phải tiết
giảm chi phí hết mức để có thể cạnh tranh, thu hút đơn hàng.
Sự thiếu hụt lao động cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm. Dù lao
động có chi phí thấp, nhưng sự thiếu hụt lao động lại thường diễn ra ở những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, trong khi có khoảng 70% doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ
( dưới 300 người). Một trong những nguyên nhân chính là mức lương của người lao
động khá thấp, chỉ khoảng 4-5 triệu đồng/ tháng, thậm chí có thể thấp hơn ở các
doanh nghiệp nhỏ. Với mức lương đó khó có thể khiến cho người lao động đảm bảo
cuộc sống, nên họ sẽ phải tìm đến những công việc có mức lương cao hơn, khiến
cho ngành dệt may càng lúc càng thiếu lao động trầm trọng.
Về kim loại cơ bản và các sản phẩm liên quan, chỉ số RCA không thay đổi
nhiều trong giai đoạn này, năm 2009 RCA giảm từ 0,6 xuống còn 0,4, sau đó tăng
lên 0,5 vào năm 2010 và trở về mức 0,6 vào năm 2010. Với chỉ số RCA như vậy, có
thể thấy Việt Nam không có lợi thế so sánh về mặt hàng này so với thế giới. Từ năm
2008 đến nay, kim ngạch xuất khẩu kim loại của Việt Nam liên tiếp tăng trưởng, chỉ
có năm 2009 bị sụt giảm mạnh về mức hơn 14 nghìn tỷ USD. Sự sụt giảm này đến
từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, khiến cho nền kinh tế suy yếu, sản xuất
và xây dựng bị đình trệ, làm cho sản lượng kim loại giảm sút đáng kể. Năm 2010,

kim ngạch xuất khẩu kim loại trở lại mức bình thường, thậm chí vượt qua cả năm
2008. Đến năm 2012, mức tăng trưởng xuất khẩu kim loại có sự giảm sút, nhưng

24


đến năm 2013, nhờ áp dụng các giải pháp sản xuất mới mà Việt Nam đã cân bằng
trở lại, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Việt Nam đã xuất khẩu kim loại ra nhiều nước trên thế giới, nhưng Việt Nam
cũng vấp phải sự cạnh tranh lớn từ Trung Quốc, Mỹ, ... Trong thời gian tới, có khả
năng Ấn Độ sẽ đề ra các chính sách hạn chế nhập khẩu thép từ Việt Nam, gây ảnh
hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Về máy móc thiết bị, chỉ số RCA tăng liên tục, từ 0,4 trong năm 2008 lên đến
1,5 trong năm 2017. Như vậy, càng ngày Việt Nam càng có khả năng cạnh tranh về
máy móc thiết bị, linh kiện điện tử. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển mạnh
mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực này, với kim ngạch xuất khẩu cũng liên tục tăng
cao, không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Với độ tuổi trung bình
là 31, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, là thị trường tiềm năng cho các nước đầu tư,
chuyển giao công nghệ, từ đó giúp cho các mặt hàng sản phẩm nâng cao cả về số
lượng và chất lượng.
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 12 thế giới về xuất khẩu điện tử, chiếm tỷ
trọng 28,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong số đó, các sản phẩm
smartphone và camera quan sát có sự bùng nổ mạnh mẽ.
Về cơ cấu sản phẩm, điện tử dân dụng chiếm khoảng 80%, còn lại là điện tử
chuyên dụng với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20-30%. Tuy nhiên, tới 95% kim ngạch
xuất khẩu là của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước chỉ đang lắp ráp,
gia công. Sức lan tỏa và mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước còn yếu. Tuy rằng lợi thế so sánh của Việt Nam đã tăng lên, nhưng so với
những nước hàng đầu về máy móc như Nhật Bản, Hàn Quốc... thì sức cạnh tranh
của Việt Nam vẫn còn yếu, chưa phát triển được tiềm năng của Việt Nam.

V, Kiến nghị.
Một số phương pháp thay đổi chính sách nhằm thúc đẩy phát triển giữa Việt
Nam và Ấn Độ
Hiện tại, Ấn Độ là một trong những thị trường tiềm năng nhất của Việt Nam,
hai nước đang trên đà phát triển thương mại bền vững. Nhưng hiện tại giữa hai nước
vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong những vấn đề xã hội. Chúng em xin đưa ra
một số giải pháp để có thể thúc đẩy phát triển thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ:

25


Một là, tiếp tục đổi mới tư duy hoạch định chính sách phát triển thương mại
gắn với các mục tiêu phát triển bền vững trong điều kiện mới. Chủ động hội nhập
quốc tế và sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, với cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, hướng tới cuộc cách mạng 5.0 nhằm định hướng phát triển thương
mại bền vững giữa Việt Nam và Ấn Độ trong các thập kỷ tới đây.
- Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng đồng bộ, toàn diện, hiện đại,
chủ động hội nhập quốc tế, dựa trên nền tảng của những cam kết song phương với
Ấn Độ và phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương từ các FTA
truyền thống - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại Việt Mỹ…, đặc biệt là các cam kết trong các FTA thế hệ mới - EVFTA, NAFTA, FTA
ASEAN+1, AUSFTA,…
- Chính sách thương mại phải gắn kết hài hòa, hợp lý, chặt chẽ và hiệu quả với
hệ chính sách: Chính sách thương mại - đầu tư, chính sách phát triển nhân lực, chính
sách cạnh tranh, chính sách tỷ giá, chính sách thị trường,… gắn với các tiêu chí, tiêu
chuẩn chung của các Hiệp định Thương mại quốc tế cũng như những yêu cầu về
phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển thương mại bền vững giữa Việt Nam và Ấn
Độ.
- Đổi mới, hoàn thiện chính sách thương mại nói chung, chính sách thương
mại giữa Việt Nam và Ấn Độ nói riêng trên cơ sở tôn trọng lợi ích của hai nước;
đảm bảo vừa thực hiện tốt các cam kết song phương vừa phù hợp với cam kết đa

phương, gắn kết với nội, ngoại khối và có chất lượng cao; ứng phó kịp thời, hiệu
quả với những biến động rất khó lường của thương mại toàn cầu, trong điều kiện
các quốc gia đều đặt lợi ích của mình là trên hết.
- Chính sách thương mại phải là bệ đỡ cho phát triển mối quan hệ thương mại
bền vững, thúc đẩy hiệu quả hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu giữa Việt Nam - Ấn
Độ. Trong đó, đổi mới chính sách thương mại song hành với đổi mới chính sách tài
chính, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá, chính sách thuế,… đảm bảo cho các
chính sách này tác động thuận chiều, tạo lực đẩy cho phát triển thương mại bền
vững.
Hai là, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người giữa
hai quốc gia. Thông qua đó mỗi bên sẽ nâng cao hơn tầm hiểu biết lẫn nhau. Các
doanh nhân hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh có thể tìm hiểu các
26


×