Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế 2 hiện trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.01 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước khẳng
định vị trí của mình với quốc tế. Các mặt hàng của Việt Nam đã từng bước tiếp
cận thị trường nước trong khu vực và trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu
(KNXK) khá lớn cho nước ta. Vì vậy, xuất khẩu (XK) trở thành vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, góp phần vào chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Những năm gần đây, thuỷ sản luôn là
một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng
không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản , thị
trường xuất khẩu từng bước được đa dạng hoá và mở rộng hơn. Sản xuất và xuất
khẩu thuỷ sản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển , giải quyết công
ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra, xuất khẩu thuỷ sản còn góp
phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các hoạt
động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thuỷ sản trong sự phát triển
kinh tế – xã hội chung của cả nước, nhóm em quyết định chọn đề tài : “Hiện
trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam” để nghiên cứu.
Kết cấu của bài tiểu luận ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo gồm có 3 chương với nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng chất lượng và khả năng xuất khẩu của thủy sản

Việt.
Chương 3: Giải pháp xuất khẩu thúc đẩy bền vững, gia tăng giá trị
xuất khẩu thủy sản Việt.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY
SẢN VIỆT NAM
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng


226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn
đảo, hệ thống sông ngòi dày đặc và hệ sinh vật biển đa dạng với khoảng 11.000 loài
sinh vật đã được phát hiện,... rất thuận lợi để phát triển hoạt động nuôi trồng, khai
thác và chế biến thủy sản. Trên thực tế, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế và
tiềm năng để phát triển, cùng với chủ trương thúc đẩy của chính phủ, ngành thủy sản
được xác định là một trong các ngành mũi nhọn với những bước phát triển mạnh mẽ,
đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế quốc dân.

Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ
trước vẫn chỉ được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp với kĩ
thuật và trình độ lạc hậu, thủ công. Tuy nhiên sau những năm 1950, ngành thủy
sản dần được hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò
lớn trong việc phát triển kinh tế sau khi được Nhà nước nhìn nhận những tiềm
năng lớn và thực hiện các chính sách quan tâm phát triển. Sự phát triển của ngành
thủy sản có thể chia làm ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1954 - 1960: ngành thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để

manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ
chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ
Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long được hình thành.
- Giai đoạn 1960 - 1980: ngành thuỷ sản có những giai đoạn phát triển khác
nhau gắn với diễn biến của lịch sử đất nước, ngành Thủy sản Việt Nam ra đời như
một chỉnh thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước. Sau những năm 1976 – 1980
khi đất nước thống nhất, ngành Thủy sản được phát triển trên phạm vi cả nước.

- Giai đoạn 1981 đến nay: Ngành thủy sản bước vào giai đoạn phát triển
toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy
mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế
để giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Ngành thuỷ sản được chú trọng đầu tư, có những
chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở

5


rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao
động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Ngành thủy sản đã giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và đạt được những
thành tựu lớn, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Cụ thể, theo Tổng cục thống
kê, năm 2018, GDP thủy sản đạt 190.123 tỷ đồng chiếm 3,43% toàn nền kinh tế
và 23,57% toàn ngành nông nghiệp, tăng trưởng 6,46% so với năm 2017, đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất trong ngành nông nghiệp. Với mức tăng trưởng này
ngành thủy sản đã đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung toàn
ngành nông nghiệp và cả nước. ( Xem Bảng 1 phần phụ lục)
Sản lượng thuỷ sản cả năm ước tính đạt 7.756,5 nghìn tấn, tăng 6,1% so
với năm trước (quý IV đạt 2.106,4 nghìn tấn, tăng 6,4%), trong đó cá đạt 5.602,8
nghìn tấn, tăng 6,7%; tôm đạt 966,1 nghìn tấn, tăng 7%. Theo báo cáo của Tổng
cục Thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản năm 2018 đạt khoảng 228.139,8 tỷ đồng,
tăng 7,7% so với năm 2017, tổng sản lượng đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2%,
trong đó sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,59 triệu tấn, tăng 6,0%, nuôi trồng
đạt 4,15 triệu tấn, tăng 8,3%.
Biểu đồ 1. 1 Tổng quan ngành thủy sản năm 2018

Nguồn: Bộ nông nghiệp và PTNT, Tổng cục hải quan, Vietdata tổng hợp

6


Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối: hiện nay, mức tiêu
thụ sản phẩm thủy sản đầu người của Việt Nam đã đạt gần 31 kg/người, tổng giá
trị tiêu thụ đạt 22 nghìn tỷ đồng vào năm 2018. Điều này đang hấp dẫn nhiều
doanh nghiệp chú trọng vào thị trường trong nước. Dự báo mức tiêu thụ trong

nước năm 2020 được dự báo sẽ đạt gần 1 triệu tấn, với mức tiêu thụ thủy sản
bình quân đầu người đạt 33-35 kg/người. Tốc độ tăng trưởng CAGR của giá trị
tiêu thụ thủy sản nội địa giai đoạn 2013-2018 là 21.23%.
Biểu đồ 1. 2 Giá trị tiêu thụ thủy sản nội địa 2013-2018

Nguồn : VIRAC, GSO
Dự báo đến năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng
trưởng 2.9%, đây cũng là mục tiêu phấn đấu của ngành thủy sản theo chương trình
mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 – 2020 tại Quyết định

1434/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1.1 Ngành nuôi trồng thủy sản
Từ một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc, nuôi trồng thủy
sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên
tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng
bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoá với các ngành kinh tế khác. Tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản năm 2018 ước đạt 1,3 triệu ha, bằng 106% so với cùng kỳ
2017, sản lượng nuôi dự kiến đạt 4,3 triệu tấn, tăng 8,3% (tôm các loại 800 nghìn
tấn, tăng 10,5%; cá tra 1,42 triệu tấn, tăng 14,0%).

7


Sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 4.153,8 nghìn tấn, tăng
6,7% so với năm 2017 (quý IV đạt 1.228,2 nghìn tấn, tăng 6,9%), trong đó cá đạt
2.902,5 nghìn tấn, tăng 6,9%; tôm đạt 804,3 nghìn tấn, tăng 8,1%. Diện tích nuôi
cá tra năm 2018 ước tính đạt 22,4 nghìn ha, giảm 0,9% so với năm trước. Sản
lượng tôm sú ước tính đạt 274,3 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước;
tôm thẻ chân trắng đạt 492,3 nghìn tấn, tăng 10%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ổn định trong giai đoạn năm

2010 – 2017, tập trung phần lớn vào nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt (chiếm
29%) và nước lợ nội địa (chiếm 66%), nuôi trồng thủy sản biển chỉ chiếm 4%, và
diện tích ươm, nuôi giống thủy sản chiếm 0.49%.
Biểu đồ 1. 3 Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2017

Nguồn: VIRAC, GSO
Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản
xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang hướng
đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả
năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt.
Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong
doanh nghiệp và ngư dân, nuôi trồng thủy sản đang góp phần hết sức quan trọng
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như thực hiện xoá đói
giảm nghèo ở các vùng miền của đất nước.
8


1.2 Ngành khai thác thủy sản
Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác
hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường
khai thác ở vùng biển xa bờ, hướng vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và
các đối tượng xuất khẩu. Cùng với phát triển khai thác hải sản xa bờ là ổn định
khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi
trường sinh thái.
Theo thống kê của Tổng cục thủy sản Việt Nam, sản lượng thủy sản khai
thác năm 2018 ước tính đạt 3.602,7 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2017 (quý
IV đạt đạt 878,2 nghìn tấn, tăng 5,7%), trong đó cá đạt 2.700,3 nghìn tấn, tăng
6,4%, tôm đạt 161,8 nghìn tấn, tăng 1,8%.
Tính đến năm 2018, cả nước có 96.000 tàu cá trong đó có 46.491 tàu có
chiều dài từ 6-12m, 8.914 tàu có chiều dài từ 12-15m, 27.484 tàu có chiều dài từ

15-24m, 2.958 tàu có chiều dài từ 24m trở lên. Tàu làm bằng gỗ chiếm 98,6%,
còn lại là tàu làm bằng thép hoặc các vật liệu mới. Các chương trình hỗ trợ ngư
dân bám biển của Chính Phủ Việt Nam đang từng bước hỗ trợ người dân bao
gồm các khoản kinh phí đóng tàu vỏ sắt, đào tạo công nghệ, từ đó giúp tăng năng
suất khai thác đánh bắt, giúp người dân có thể ra khơi dài ngày hơn, an toàn và
hiệu quả hơn. Số tàu lưới kéo đạt khoảng 19.170 chiếc, chiếm 20% tổng số tàu;
số tàu lưới vây đạt 6.046 chiếc, chiếm 6,3%; có 31.688 tàu lưới rê, chiếm 33%;
số tàu làm nghề câu là 13.258 chiếc, chiếm 13,8%; số tàu cá ngừ đại dương là
2.433 tàu, chiếm 2,5%; số tàu khai thác mực là 2.873 tàu, chiếm 3%; tàu logistic
đạt 3.175 tàu, chiếm 3,3%; tàu khai thác loại khác đạt 15.341 tàu, chiếm 16%.
Đến nay, trên toàn quốc có 82 cảng cá đang hoạt động tại địa bàn của 27 tỉnh,
thành phố ven biển, đạt 65% so với quy hoạch, trong đó có 25 cảng cá loại I (20
cảng loại I kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão); có 57 cảng cá loại II (có 35 cảng
cá loại II kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão, trong đó có 4 khu neo đậu tránh trú
bão cấp vùng). Tổng số lượng hàng hóa qua cảng thiết kế/năm khoảng 1,8 triệu tấn/
9.298 lượt tàu/ngày, 9 cảng đáp ứng cho tàu cá công suất lớn nhất là 1.000CV và 02
cảng đáp ứng cho tàu cá công suất lớn nhất là 2.000CV cập cảng.

9


1.3 Ngành chế biến thủy sản
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi
nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự
tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa
đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống
cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du,
miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên
vùng biển đảo của Tổ quốc.

Với chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa, mặc dù thói quen của người Việt Nam
chủ yếu sử dụng sản phẩm thủy sản tươi sống trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng từ
năm 2001 đến nay, sản phẩm thủy sản qua chế biến tiêu thụ nội địa không ngừng
tăng lên, từ 277 ngàn tấn năm 2001 đến 680 ngàn tấn năm 2010, đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 10.5%/năm, giá trị tăng 20,1%/năm, sản phẩm thủy sản chế biến
ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày một nâng cao, giá bán ngày càng
cao hơn. Cơ cấu sản phẩm chế biến thay đổi mạnh. Năm 2001, nước mắm chiếm
50% sản lượng và 31% giá trị, thủy sản đông lạnh chiếm tương ứng 12,9% và
17,6%, còn lại là cá khô, bột cá, mực khô, tôm khô… Đến năm 2010 thủy sản đông
lạnh đã tăng trưởng mạnh và chiếm 28,4% về sản lượng và 35% về giá trị. Sản lượng
và giá trị nước mắm vẫn tăng, nhưng chỉ còn chiếm 34,7% sản lượng và 21,3% về
giá trị. Bên cạnh đó, nhờ có phụ phẩm từ chế biến cá tra nên sản lượng và giá trị bột
cá tăng mạnh, chiếm 24,6% về sản lượng và 12,9% về giá trị.

Với chế biến thủy sản xuất khẩu, trong những năm gần đây ngành chế biến
xuất khẩu thủy sản luôn tăng nhanh về cả giá trị và khối lượng. Tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng 6.7% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đều tranh thủ tăng xuất khẩu sang
các thị trường, đặc biệt là thị trường EU, trước khi hết hạn 6 tháng đánh giá lại
thẻ vàng IUU vào 23/4.

10


Biểu đồ 1. 4 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2004-2018

Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 161 thị trường so với năm
2017 có 167 thị trường. 4 “thị trường tỷ đô” gồm Mỹ, EU, Nhật Bản có sự cách
biệt đáng kể hơn so với năm trước. Trong đó Mỹ đã vượt EU lên vị trí thị trường

lớn nhất với 1,6 tỷ USD, tăng 14,5%, tiếp đến là EU với 1,47 tỷ USD, giảm nhẹ
0,6%, đứng thứ 3 là Nhật Bản với 1,38 tỷ USD, tăng 5% và Trung Quốc bị giảm
5% xuống còn 1,2 tỷ USD. Mỹ, ASEAN và Hàn Quốc đều tăng tỷ trọng trong khi
EU, Trung Quốc giảm.

11


Biểu đồ 1. 5 Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam năm
2018

Nguồn: Bộ nông nghiệp và PTNT, Tổng cục hải quan, Vietdata tổng hợp Ngành
chế biến thủy sản có sự phân khúc rõ rệt về phân bố và quy mô các doanh nghiệp
chế biến thủy sản xuất khẩu theo vùng với trên 80% sản lượng chế biến thủy sản
từ các tỉnh thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long,
trong khi sản lượng của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng chưa đến
1,5%. Về sản phẩm chế biến xuất khẩu, trước đây chỉ xuất khẩu các sản phẩm
dạng đông block, nhưng hiện nay tỷ lệ sản phẩm GTGT ngày càng tăng, đến nay
ước đạt khoảng 35%. Các sản phẩm sushi, sashimi, surimi đã có mặt ở hầu hết
các nhà máy CBTS XK, các nhà máy sáng tạo nhiều mặt hàng, sản phẩm mới hấp
dẫn, có giá trị, đồng thời khai thác các đối tượng thủy sản mới để chế biến.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG XUẤT
KHẨU CỦA THỦY SẢN VIỆT NAM
2.1 Quy mô sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất thủy sản
Nhờ các điều kiện thuận lợi nêu trên mà sản lượng của ngành thủy sản Việt

Nam tăng khá mạnh trong những năm gần đây. Tổng sản lượng năm 2018 đạt 7768,5
nghìn tấn, tăng 2625,8 nghìn tấn so với năm 2010. Trong đó sản lượng khai thác
thủy sản đạt 3606,7 nghìn tấn, tăng 5,4% so với năm 2017. Trong giai đoạn 2010 –
2018, sản lượng khai thác thủy sản tăng khoảng 1192,3 triệu tấn và tốc độ tăng trung
bình 5,23%. Tính đến hết 10 tháng đầu năm 2019, sản lượng khai thác thủy sản đạt
3203.3 nghìn tấn. Ngành khai thác thủy sản đang có tốc độ tăng trưởng về sản lượng
khá thấp. Lý do có mức tăng trưởng thấp này là nguồn thủy sản tự nhiên đang dần
cạn kiệt và trình độ khai thác tự nhiên chưa được cải thiện.

Biểu đồ 2. 1 Sản lượng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2018

Sản lượng thủy sản Việt Nam (2010 - 2018)
Sản lượng
9000

(Đơn vị: nghìn tấn)

8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018Năm Nuôi trồng
2728.3 2933.1 3115.3 3215.9 3412.8 3532.2 3644.6 3892.9 4161.8
Khai thác 2414.4 2514.3 2705.4 2803.8 2920.4 3049.9 3226.1 3420.5 3606.7


Nguồn: Tổng cục thống kê

13


Ngành nuôi trồng thủy sản có mức tăng nhanh và mạnh hơn so với ngành
khai thác thủy sản. Tuy rằng sản lượng nuôi trồng của năm 2000 mới chỉ đạt 590
nghìn tấn, thua xa so với ngành khai thác thủy sản tự nhiên vào thời điểm đó (có
mức sản lượng 1660,9 nghìn tấn), sản lượng nuôi trồng lần đầu tiên vượt qua sản
lượng khai thác vào năm 2007 với 2124,6 triệu tấn thủy sản nuôi trồng được. Kết
thúc năm 2018, ngành nuôi trồng thủy sản có tổng diện tích nuôi trồng ước tính là
1,3 triệu ha với sản phẩm chủ yếu là cá tra, các loại tôm nước lợ, cá biển, tôm
hùm và các đối tượng nuôi khác. Sản lượng năm 2018 đạt 4161,8 nghìn tấn, vượt
hơn 555,1 nghìn tấn so với ngành khai thác thủy sản tự nhiên. Điều này cho thấy
ngành thủy sản của Việt Nam đang phát triển theo xu hướng tăng nuôi trồng,
không dựa quá nhiều vào hoạt động khai thác tài nguyên có sẵn trong tự nhiên.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản
Biểu đồ 2. 2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Đơn vị: Tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Giá trị
xuất
khẩu

10
9
8
7

6

5
4
3
2
1
0

7.775
6.089 6.076

6.681

8.316

8.965

6.558 7.048

5.013

2010

2011

2012

2013


2014

Năm

2015 2016 2017 2018
Nguồn: Tổng cục hải quan

Xuất khẩu thủy sản là một trong năm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt mức 8,965 tỷ USD vào năm 2018. Trong
đó hầu hết các nhóm sản phẩm đều tăng so với năm 2017: cá tra đạt 2,26 tỷ USD,
tăng 26,4%; tôm đạt 3,58 tỷ USD, giảm 7,1% (tôm chân trắng 2,48 tỷ USD giảm
2,0%; tôm sú 810 triệu USD, giảm 7,8%); nhóm hải sản gồm cá ngừ 675 triệu
14


USD, tăng 13,9%; cá khác 1,52 tỷ USD, tăng 15,5%; nhuyễn thể 785 triệu USD,
tăng 9,1%; giáp xác 145 triệu USD, tăng 23,0%. Tổng cục thủy sản Việt Nam đã
đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2019 cho ngành thủy
sản.
Tính tới hết tháng 10/2019, giá trị xuất khẩu lũy kế đạt xấp xỉ 7,1 tỷ USD,
giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc với 57% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản
trong năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản với một thị trường lớn của Việt Nam
là EU đạt 948,22 triệu USD, chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch năm 2019 và đã
giảm khoảng 12,7% so với cùng kỳ năm 2018. Khu vực Đông Nam Á cũng là một
thị trường tương đối quan trọng với giá trị xuất khẩu đạt 497,02 triệu USD.

Trước những khó khăn của ngành thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị
trường nông sản - Bộ NN-PTNT dự báo xuất khẩu thủy sản 3 tháng cuối năm
2019 khó đạt mức tăng trưởng cao như cùng kỳ năm 2018; mục tiêu xuất khẩu 10

tỷ USD trong năm nay sẽ khó khả thi. Nguyên nhân do năm 2019 xuất hiện nhiều
yếu tố khó lường, tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như: xung đột
thương mại, giá cả tăng cao, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng xuất
khẩu. Hiện nay công nghệ nuôi trồng thủy sản của các nước phát triển khá mạnh,
Trung Quốc, Malaysia bắt đầu nuôi cá tra; Thái Lan, Ấn Độ ngày càng kiểm soát
tốt bệnh trong nuôi tôm và trúng mùa. Ngoài ra, ảnh hưởng của tăng trưởng kinh
tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới có xu hướng quay lại tập
trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, cũng tác động không nhỏ đến xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2019 sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ
USD, giảm 4% so với năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt 2,23 tỷ USD, giảm 3%.
2.2 Hiện trạng chất lượng thủy sản của Việt Nam
Nhìn chung, chất lượng thủy sản của Việt Nam khá cao, các chỉ số về giá
trị dinh dưỡng trong thủy hải sản Việt Nam nói chung và thủy sản xuất khẩu nói
riêng luôn ở mức cao, rất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản
lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn còn thấp so với quy mô và năng lực
của ngành, xuất khẩu không bán được giá cao và chưa tiếp cận được nhiều các thị
trường đòi hỏi khắt khe.
15


2.2.1. Đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
Chúng ta hãy bắt đầu xem xét từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng thủy sản.
Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc
thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như
chưa thật sự khép kín toàn bộ qui trình nguồn nguyên liệu của mình, nên tình
trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải
cho các doanh nghiệp.
- Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan
trọng, nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản, nên có khả năng


sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất
lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp. Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra
bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ thấp, chưa được chọn
lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống. Hiện nguồn cá tra giống
chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do trình độ
kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế. Đối với tôm, chất lượng nguồn
tôm giống đang là vấn đề đáng báo động. Hiện lượng tôm giống đã qua kiểm dịch
chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên
chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều bất
cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Tình hình nhập khẩu tôm bố mẹ và cung
ứng giống: Tính đến ngày 10/11/2017, đã có tổng số 183.421 con tôm giống bố
mẹ nhập khẩu được kiểm tra chất lượng (tương ứng với 337 lô hàng của 162 cơ
sở nhập khẩu). Số lượng tôm bố mẹ được cung cấp chủ yếu từ Công ty SIS
Hawaii, SIS Singaporevà Công ty CP - Thái Lan. Chính việc nhập khẩu nguồn
giống sẽ gây khó khăn cho người dân về vấn đề giá đầu vào và việc chủ động
nuôi trồng và kiểm soát chất lượng con giống, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra
của sản phẩm và bảo vệ thủy sản khỏi dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi.
- Về thức ăn cho vùng nuôi thủy sản: Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước
ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn,
đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68
cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải
nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản
16


xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm
các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.Hiện thị phần
thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt,
thị trường thức ăn cho tôm gần như là “độc bá” 100% của các doanh nghiệp UniPresident (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các
doanh nghiệp trong nước hầu như không chen chân vào được.

- Về hoạt động nuôi trồng thủy sản: Việt Nam có hệ thống sông ngòi, ao hồ,

và hơn 1 triệu km đường biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Thế nhưng, từ năm 2011 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chất
lượng tôm không đảm bảo, dịch bệnh trên tôm nuôi bắt đầu lan rộng, gây thiệt
hại nặng, đặc biệt là tôm sú. Nguyên nhân dịch bệnh EMS thời gian được xác
định do vi khuẩn Vibrio parahaemolytics. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại
thể thực khuẩn (phagc) sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng hoại tử gan tụy
cấp cho tôm nuôi. Với việc tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh, các cơ quan chức
năng đang đề ra các biện pháp, hướng dẫn nuôi trồng, nhằm ngăn chặn hoàn toàn
dịch bệnh trong thời gian tới. Gần đây các thị trường lớn càng ngày càng lựa
chọn đa dạng các loại thủy sản Việt Nam vì chất lượng thủy sản Việt xuất khẩu
ngày càng được đánh giá cao cả về chất lượng và giá cả cạnh tranh. Tổng cục Hải
quan Trung Quốc vừa có công hàm thông báo đồng ý bổ sung 3 loại thủy sản của
Việt Nam được phép xuất khẩu vào nước này. Như vậy, đến thời điểm này đã có
48 loài thủy sản các loại của Việt Nam được Trung Quốc cập nhật vào danh mục
các sản phẩm được phép xuất khẩu vào Trung Quốc làm thực phẩm. Ngoài ra còn
có 36 loài được phép nhập khẩu làm động vật cảnh và 1 loài làm giống nuôi.
2.2.2. Đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản
Khâu chế biến là 1 trong những khâu quan trọng bậc nhất của chuỗi giá trị
ngành thủy sản của Việt Nam, đóng góp cao vào giá trị gia tăng của sản phẩm. Và
khâu chế biến cũng quyết định đến việc thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có đáp ứng
được các yêu cầu về kiểm định, vệ sinh an toàn thực phẩm,… để xuất khẩu thành
công. Điều này thì phụ thuộc rất nhiều vào các công ty chế biến thủy hải sản, đặc
biệt là các công ty chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến

17


thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được các thị trường khó tính trên

quốc tế đánh giá cao và lựa chọn là nhà cung cấp thủy sản.
- Cuối cùng Mỹ đã chính thức công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực
phẩm cho cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là tương đương với hệ thống
kiểm soát chất lượng của Mỹ, sau 3 năm nỗ lực của Việt Nam. Ngày 4-11-2019, Bộ
NN-PTNT cho biết, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức công bố quyết định

công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cho cá da trơn của Việt
Nam xuất khẩu sang Mỹ là tương đương với hệ thống kiểm soát an toàn thực
phẩm của Mỹ. Đây là kết quả sau hơn 3 năm nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật; tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho hàng triệu hộ
nông dân về điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATTP trong toàn bộ quá trình từ sản xuất
con giống, nuôi trồng, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu cá tra vào Mỹ;
thực hiện nhiều cuộc đàm phán, đánh giá thực địa hệ thống kiểm soát ATTP trong
sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá da trơn Việt Nam. Điều này khẳng định năng lực
kiểm soát chất lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng những yêu cầu
khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu không
chỉ sang Mỹ mà còn các thị trường khác. Hiện nay Việt Nam đang có tổng cộng
13 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ nhưng sau sự kiện này, Việt Nam sẽ
được bổ sung thêm doanh nghiệp và quan trọng hơn là tạo niền tin cho nhà nhập
khẩu Mỹ yên tâm đưa cá tra của Việt Nam vào thị trường này.
- Cùng với công nhận hệ thống kiểm soát ATTP cho cá da trơn Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ, thông tin từ Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết,

vào ngày 11-10 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã thông báo quyết
định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai
đoạn từ ngày 1-8-2017 đến ngày 31-7-2018 đối với cá tra, cá basa của Việt Nam.
Theo đó, Công ty Vĩnh Hoàn, Công ty Biển Đông được duy trì mức thuế suất là
0USD/kg; và bổ sung 2 doanh nghiệp sẽ được xem xét áp dụng mức thuế suất
0USD/kg dự kiến trong tháng 11 là Công ty cổ phần Thủy sản NTSF và Công ty
cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX.

- Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Tổng
cục Hải quan Trung Quốc đã đăng thông tin thông báo, Cục Quản lý chất lượng
18


nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã rà soát, gửi lại danh sách 665 doanh
nghiệp thuỷ sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Đây là những tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam. Thế nhưng để duy trì là những nhà cung cấp thủy sản chất
lượng tốt thì các doanh nghiệp Việt Nam cần luôn đổi mới, nắm bắt công nghệ, áp
dụng công nghệ cao vào quá trình chế biến, sản xuất để chất lượng thủy sản việt xuất
khẩu ngày càng hoàn thiện, giúp cho thủy hải sản Việt trở thành 1 điểm vàng trong
bản đồ xuất khẩu thủy hải sản trên thế giới. Chúng tôi tin rằng, với những thế mạnh
và sự quan tâm, định hướng đúng đắn của Chính phủ Việt Nam nói chung và tổng
cục thủy sản Việt nói riêng, thì sứ mệnh đó sẽ nhanh chóng thực hiện được, góp
phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước và ổn định xã hội.

2.3 Thực trạng tiếp thị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Hiện nay,Việt Nam đang giữ vị trí thứ 4 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản
(sau Na Uy, Trung Quốc và Nga), đứng số 1 Đông Nam Á và số 2 châu Á. Sản
phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế giới. Theo Cục
Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Tính tới hết tháng 8,
giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,52 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm
2018. Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng
đầu của thủy sản Việt Nam trong 7 tháng năm 2019, chiếm 56,5% tổng giá trị
xuất khẩu thuỷ sản. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt
Nam trong 7 tháng qua, với trị giá đạt 802,56 triệu USD, tăng 1,1%. Tiếp theo là
Nhật Bản đạt 811,07 triệu USD, tăng 10,4%; thị trường Trung Quốc tăng 5,7% so
với cùng kỳ năm 2018.
Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu cảnh báo thẻ vàng đối với hoạt động khai

thác hải sản bất hợt pháp, không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam (khai
thác IUU) và đưa ra các khuyến nghị chính thức để Việt Nam tổ chức triển khai thực
hiện nhằm cải thiện công tác quản lý nghề cá. Sau 2 năm EU cảnh báo thẻ vàng
IUU, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh. Cụ thể, xuất
khẩu hải sản sang EU giảm 6,5% trong năm 2018 xuống còn gần 390 triệu USD, và
tiếp tục chững lại trong 8 tháng đầu năm 2019 với 251 triệu USD.

19


Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu hải sản Việt Nam, EU đã tụt xuống
đứng thứ 5 và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%.
2.3.1. Điểm mạnh trong tiếp thị thủy sản Việt
Các Bộ, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu thủy sản đã và
đang nỗ lực tham gia nhiều các buổi hội thảo xúc tiến thương mại, các hội chợ
thương mại,… để quảng bá cho thủy sản Việt Nam. Có thể kể tên một số hoạt
động nổi bật như:
- Hội chợ Triển lãm Thiết bị và Công nghệ nông lâm ngư nghiệp – Vietnam
Growtech 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổ chức ngày 31/10, tại Hà Nội, Hội chợ với sự góp mặt của nhiều
doanh nghiệp quốc tế đến từ những quốc gia có nền khoa học phát triển. Triển lãm
cũng là cơ hội để giúp cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước tiếp cận
những sáng kiến, công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp nước ngoài, từ đó đưa

ra những ý tưởng phát triển riêng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước và thị
trường khu vực; góp phần quảng bá những phát kiến, giới thiệu nhiều sản phẩm
mới hướng tới phát triển bền vững cho nông, lâm, ngư nghiệp toàn cầu nói chung
và tại Việt Nam nói riêng.
- Hội chợ Triển lãm Thủy sản Quốc tế Vietfish 2019 lần thứ 2, ngày
28/09/2019 mang thông điệp và sứ mệnh “Ngôi nhà chung của thủy sản Châu Á"

- Vietfish 2019 đã hội tụ tất cả những tinh hoa của ngành Thủy sản Việt Nam, là nơi
những nhà nhập khẩu có thể tìm kiếm những sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt nhất,
nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của rất nhiều doanh nhân thành đạt hoạt
động trong lĩnh vực thủy sản. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thủy sản quốc tế
Vietfish 2019 được đánh giá là sự kiện quan trọng, chuyên nghiệp giúp các

doanh nghiệp trong nước/ngoài nước kết nối, tạo nên khối sức mạnh giúp ngành
Thủy sản Việt Nam ngày càng vươn xa.
- Hội chợ Triển lãm Quốc tế ngành tôm Việt Nam- Vietshirmp lần thứ 3 năm
2020 sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2020 với chủ đề “VietShrimp 2020 – Đích
đến bền vững”. VietShrimp 2020 mong muốn được chung tay đóng góp để cùng
hành động, hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ, trở thành “diễn đàn” lớn của cả
4 nhà: Nhà quản lý – nhà khoa học – nhà kinh doanh – nhà nông; giới thiệu
20


các sản phẩm công nghệ mới, mô hình tiên tiến, kết nối sản xuất, tiêu thụ, nhằm
nâng cao sản lượng, giá trị, bảo đảm lợi ích cho cộng đồng ngành tôm Việt Nam;
tăng cường quảng bá hình ảnh con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới… đưa
thủy sản Việt Nam nói chung, tôm Việt Nam nói riêng “bơi” xa, từng bước chinh
phục giấc mơ toàn cầu.
Không chỉ là nơi học hỏi gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm nuôi trồng,
công nghệ sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản giữa những doanh nghiệp thủy
sản trong cả nước và nước ngoài, những hoạt động thiết thực này có sứ mệnh như
là cầu nối, giúp đưa hình ảnh, tên tuổi thủy sản Việt đến gần hơn với người tiêu
dùng nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản, các doanh
nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng nói riêng.
2.3.2. Điểm yếu trong tiếp thị thủy sản Việt
Thứ nhất, thiếu nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cho chế biến thủy
sản xuất khẩu xuất khẩu.

- Trong nhiều năm qua, nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước cho chế biến
XK thiếu hụt so với nhu cầu đặt hàng của thế giới, việc NK nguyên liệu để SXXK

và GCXK là sự bù đắp cần thiết và quan trọng cho kim ngạch XK thủy sản Việt
Nam ra thị trường thế giới.
- Sản lượng hải sản khai thác trong những năm qua tăng trưởng không lớn,
và trong số đó cũng chỉ một tỷ lệ nhất định cập cảng đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng
cho chế biến XK. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của khí hậu, thiên tai nên mùa vụ
có sự thay đổi, nguồn cá di cư, đến mùa vụ DN không mua được nguyên liệu để
dự trữ chế biến trong năm, DN không chủ động được nguồn hàng nên nhiều
trường hợp đã bỏ lỡ hợp đồng với khách hàng. Một số sản phẩm chủ lực, có uy
tín của Việt Nam hiện nay gần như không còn như: cá trích, cá mòi, cá bánh
đường, cá thầy bói...và ít dần đi như: cá đuối, cá hố, cá bò da, cá đổng, cá gáy,
mực – bạch tuộc....
Thứ hai, các mặt hàng thủy sản Việt chưa thực sự đa dạng, công nghệ chế
biến vẫn chưa sâu.
- Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt
hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những
21


ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa
dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ.
Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thuỷ
sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn
HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU, số còn lại không đủ tiêu
chuẩn bị tái xuất. Công nghệ chế biến thuỷ sản của Việt Nam dù đã được chú ý
đầu tư, nâng cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh
cũng như mở rộng thị phần trên thị trường.

2.4 Rào cản, khó khăn trong xuất khẩu thủy sản Viêt Nam
2.4.1. Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh cả về số lượng doanh nghiệp và chất
lượng
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, xuất khẩu thủy sản
3 tháng cuối năm khó đạt mức tăng trưởng cao như cùng kỳ năm 2018 do thủy
sản Việt Nam phải chịu cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng. Nguyên nhân
do công nghệ nuôi trồng thủy sản của các nước phát triển khá mạnh, Trung Quốc,
Malaysia bắt đầu nuôi cá tra; Thái Lan, Ấn Độ ngày càng kiểm soát tốt bệnh
trong nuôi tôm và trúng mùa. Ngoài ra, ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế
giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới có xu hướng quay lại tập trung
đầu tư cho phát triển nông nghiệp cũng tác động không nhỏ đến giá trị xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam 3 tháng cuối năm và cả năm 2019.
Hai ngành hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu là tôm và cá tra đều gặp
khó. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng
đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỉ USD, giảm 12% so với cùng kỳ
năm 2018 (mục tiêu xuất khẩu năm 2019 là 4,2 tỉ USD). Nguyên nhân được
VASEP đưa ra là do giá tôm giảm, các thị trường chính giảm nhập và sự cạnh
tranh gay gắt từ Ấn Độ, Ecuador.
Trên thị trường Nhật, sự cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt. VN phải chịu sự
cạnh tranh từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ .
Bên cạnh đó, VN cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước phát
triển khác như Hoa Kỳ, Canada..
22


2.4.2. Rào cản về phi thuế quan
Hiện nay các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam mà đặc biệt 3 thị
trường nhập khẩu lớn là Mỹ, Nhật, EU đều rất quan tâm đến các tiêu chuẩn
chứng nhận quan trọng hiện nay trong nuôi thủy sản là ASC, Global GAP và
BAP. Các tiêu chuẩn thủy sản ngày càng có xu hướng phát triển theo những đòi

hỏi đa dạng của người tiêu dùng.
Biểu đồ 2. 3 Phạm vi tiêu chuẩn thủy sản

Nguồn: Theo tài liệu đào tạo chứng nhận BAP của VASEP/2012
Các tiêu chuẩn thủy sản ngày càng có xu hướng phát triển theo những đòi
hỏi đa dạng của người tiêu dùng. Chính vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản Việt cần có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nuôi trồng, đánh bắt,
chế biến thủy sản, để có sự thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng từ nguồn con
giống, thức ăn, thuốc kháng sinh, tiêu chuẩn chế biến, đóng hộp,… để từ đó sản
phẩm thủy sản luôn đảm bảo các tiêu chí tiêu chuẩn, giúp thủy sản Việt đủ điều
kiện để đạt được những tiêu chuẩn chứng nhận đòi hỏi ở mức độ cao nhất.

23


Với thị trường EU, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) chính thức được ký kết vào ngày 30/6/2019, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều
triển vọng lớn cho Thủy sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường EU, tuy nhiên cũng
mang đến những rào cản thương mại phi thuế như : Các biện pháp hạn chế định
lượng, quản lý về giá, hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các biện
pháp bảo vệ thương mại tạm thời,các biện pháp quản lý hành chính,…EU đã áp
dụng rất đa dạng các loại rào cản để kiểm soát luồng hàng hoá nhập khẩu, bảo vệ
người tiêu dùng nội địa cũng như bảo vệ môi trường.
- Các biện pháp hạn chế định lượng: Đây là các biện pháp nhằm trực tiếp
giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia. Do đó, có
tính chất bảo hộ rất cao, bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch và cấp phép nhập
khẩu không tự động.
- Các biện pháp quản lý về giá: Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay
giá bán tại thị trường EU thông qua việc quy định giá tối đa, giá tính thuế, các
khoản phí và phụ thu có thể có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới xuất khẩu thủy

sản của Việt Nam vào EU.
- Hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Các biện pháp cần thiết

để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành
động xấu,... mà EU cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không
được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế vô
lý đối với thương mại quốc tế. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến nhất
được EU sử dụng gồm: (1) Quy định đối với sức khỏe và an toàn vệ sinh thực
phẩm; (2) Tiêu chuẩn của EU về quản lý chất lượng; (3) Quy định của EU về bảo
vệ môi trường và nguồn lợi (ISO 14000, EMAS, IUU, quy định của EU về trách
nhiệm xã hội)
- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: Thuộc nhóm này là các biện
pháp tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá. Xu hướng gần đây cho thấy EU
sử dụng khá thường xuyên các biện pháp này trong việc hạn chế nhập thủy sản
vào thị trường EU.
- Các biện pháp quản lý hành chính: Qui định về thanh toán, qui định về
đặt cọc, qui định về kích cỡ hàng hóa, qui định về quảng cáo, vị trí thông quan.
24


Có thể thấy EU áp dụng rất đa dạng các loại rào cản để kiểm soát luồng
hàng hoá nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng nội địa cũng như bảo vệ môi trường.
Hệ thống rào cản này hết sức phức tạp, có thể làm “nản lòng” không ít doanh
nghiệp xuất khẩu nước ngoài có mong muốn chiếm lĩnh thị trường EU. Xu hướng
chung trong việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan của EU là chuyển từ các
biện pháp mang tính chất hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi
hơn như chống trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp hạn chế nhập
khẩu gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và lao động, yêu cầu
truy xuất nguồn gốc.


25


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BỀN VỮNG,
GIA TĂNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
3.1 Đối với các thị trường mà thủy sản Việt đã và đang xuất khẩu ở hiện tại
Đối với vấn đề thiếu nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để chế biến xuất khẩu:
- Điều này xảy ra do cả yếu tố khách quan và chủ quan, yếu tố khách quan do
tình hình môi trường ngày càng suy giảm do khai thác quá mức và biến đổi khí

hậu khiến cho nguồn cung thiên nhiên bị suy giảm, yếu tố chủ quan do vùng
nguyên liệu chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu xuất khẩu, chưa đạt được các tiêu
chuẩn an toàn khắt khe từ nuôi trồng đến chế biến thủy sản.
- Để khắc phục điều này, phát triển mô hình liên kết dọc theo chuỗi giá trị
sản phẩm, tức là từ khai thác, nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, trong
đó chú trọng phát triển cơ sở chế biến có quy mô. Doanh nghiệp phải kí hợp đồng
bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cả hợp lý. Nguyên liệu phải đáp ứng
được yêu cầu khắt khe của công nghiệp chế biến cũng như thị trường. Đảm bảo
đồng đều về kích thước, trọng lượng,.. Sạch bệnh, dư lượng thuốc, chất kích thích
nằm trong giới hạn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng; Cung cấp đầy đủ và
liên tục nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.
- Thành lập hội ngành nghề để giúp các hội viên trao đổi kinh nghiệm, giải
quyết những khó khăn mang tính tổng thể trong quá trình sản xuất kinh doanh;
đồng thời, hướng hội viên đến hoạt động chuyên nghiệp như đăng ký thương
hiệu, nhãn mác, mã vạch... cho sản phẩm. Mặt khác, cần xây dựng website quảng
bá, tham gia các chương trình tập huấn về VSATTP nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Nhóm giải pháp về đa dạng các mặt hàng xuất khẩu:
- Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu thì trong đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn quốc tế từ khâu đánh

bắt, nuôi trồng cho đến sản phẩm đầu ra. Điểm yếu của thủy sản Việt Nam là không
đáp ứng được các yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, quy mô còn nhỏ lẻ,
phân tán dẫn đến nguồn cung thì dồi dào song đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu thì không
đáp úng đủ nhu cầu chế biến. Khắc phục được điều này, các doanh nghiệp chế biến
26


và nhà cung cấp nguyên liệu cần hợp tác chặt chẽ với nhau, cần cam kết cũng
như đảm bảo hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra để nhà cung cấp mạnh dạn đầu tư
trang thiết bị, công nghệ nuôi trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Điều này, không chỉ giúp đa dạng về nguồn cung, chất lượng mà còn giúp Doanh
nghiệp chủ động, có ưu thế trên thi trường xuất khẩu tránh được các rủi ro về vấn
đề giá cả hay cạnh tranh từ các đối thủ bởi sản phẩm chất lượng sẽ chiếm được
lòng tin của người tiêu dùng.
- Thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu cần được thay thế và cải tiến phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế về chế biến, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, trực
tiếp góp phần phát triển nuôi trồng thuỷ sản và khai thác các nguồn lợi thuỷ

sản; Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghịêp. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ sản xuất mới, công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý. Chú trọng đầu
tư trang thiết bị công nghệ xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đẩy
mạnh công tác đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc tạo ra sản phẩm
chất lượng cao và ổn định.
- Hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ diễn ra nhanh hơn, Các ngân hàng
và tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đầu tư cho các dự án khả thi thuộc lĩnh

vực chế biến, bảo quản thuỷ sản, đặc biệt là vốn lãi suất thấp. Kết hợp các nguồn
vốn tín dụng, đầu tư của ngân hàng, các quỹ tín dụng nhân dân, quỹ hỗ trợ đầu tư
quốc gia, quỹ xúc tiến việc làm, vốn nhàn rỗi của nhân dân gửi ngân hàng, nguồn

vốn hỗ trợ từ Trung ương, tổ chức Quốc tế cho các dự án chế biến, bảo quản thuỷ
sản phát huy hiệu quả.
Nhóm giải pháp về quảng bá và đưa nhiều mặt hàng hơn nữa vào các thị
trường:
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng thủy sản của các làng
nghề ở địa phương đến được các thị trường lớn. Không ngừng quảng cáo chất
lượng, xây dựng thương hiệu hàng thủy đặc sản của các địa phương. Chú ý đẩy
mạnh công tác quản lý chất lượng hàng hoá, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, đăng kí thương hiệu. Cải tiến mẫu mã, bao bì để chiếm lĩnh thị
trường, tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Thành lập các trung tâm nghiên cứu và dự báo
27


thị trường, thường xuyên cung cấp thông tin về thị hiếu tiêu dùng, yêu cầu chất
lượng, giá cả các loại sản phẩm và dự báo xu thế, khuynh hướng, phát triển thị
trường,... Thực hiện đăng ký nhãn mác, thương hiệu, mã số, mã vạch cho các sản
phẩm thuỷ sản truyền thống; đa dạng hoá mẫu mã, sản phẩm; tăng cường công
tác quảng bá thương hiệu; mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm.
Nhóm giải pháp về các vấn đề về hàng rào phi thuế quan:
- Giải pháp từ phía Nhà nước:
+ Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều
kiện kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…là những loại “rào cản” đã và đang được các nước
nhập khẩu sử dụng khá phổ biến khiến cho hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng
nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung có thể làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh,
chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng, những hạn ngạch khắt khe, thậm chí
là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ mất hẳn một thị trường nào
đó.
+ Các cơ quan quản lý cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi hội thảo, đào tạo
cho doanh nghiệp về các rào cản phi thuế quan, đưa ra những khuyến nghị và đề


xuất để doanh nghiệp hiểu rõ luật và có các biện pháp tương ứng. Không chỉ tổ
chức ở cấp Trung ương mà phổ biến rộng rãi về tới địa phương để tất cả các khâu
từ nhà cung cấp đến chế biến đều nắm chắc các tiêu chuẩn, quy định gắt gao về
an toàn vệ sinh thực phẩm của các tiêu chuẩn quốc tế về thủy sản xuất khẩu.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua những khó khăn khi bị nước
ngoài kiện bán phá giá, Chính Phủ có thể nghiên cứu thành lập các quỹ trợ giúp theo
đuổi các vụ kiện phục vụ cho việc xuất khẩu để giúp đỡ cho các doanh nghiệp kháng
kiện về mặt tài chính. Các cơ quan đại diện ở nước ngoài của chính phủ cần giúp đỡ
các doanh nghiệp về mặt cung cấp thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến
việc nước ngoài kiếu kiện doanh nghiệp Việt Nam và thông tin liên quan đến những
luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện. Các cơ
quan hữu quan của chính phủ và phương tiện thông tin cần tuyên truyền tình hình để
tăng cường lòng tin cho các doanh nghiệp theo đuổi vụ kiện.

28


×