Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế 2 tác động của hiệp định CPTPP đến ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.73 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã và đang bước vào quá trình hội nhập và phát triển. Cùng với việc
mở rộng quan hệ thương mại tự do giữa các nước trong khu vực và vượt qua những
rào cản về biên giới, có thể nói nước ta đã đạt được những bước chuyển mình mạnh
mẽ. Tính đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có
quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới, tham gia ký kết 12 Hiệp
định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia, trong đó phải kể đến việc gia nhập
các tổ chức WTO, APEC, các FTA như AFTA, ACFTA, AJCEP… Việc mở cửa,
giao thương và tạo mối quan hệ tốt với các nước khác nhau trên thế giới vừa là động
lực giúp nước ta đa dạng hóa danh mục sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh,
đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới đối với nền kinh tế.
Hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc này, nhóm chúng em xin lựa chọn
đề tài: “Tác động của Hiệp định CPTPP đến ngành dệt may Việt Nam’’ với mong
muốn làm rõ được những tác động tích cực của các hiệp định này đến một trong
những ngành công nghiệp quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam, qua đó góp
phần làm thay đổi bộ mặt của toàn bộ nền kinh tế nước ta.
Bố cục bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
Chương 2: Nội dung hiệp định CPTPP
Chương 3: Tác động của hiệp định đến ngành dệt may Việt Nam

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
1.1 Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong những năm vừa qua luôn là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật,
đội ngũ tay nghề ngày càng có tỷ lệ tăng cao, và những sự ưu đãi lớn từ chính phủ,
ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa
xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.


Dệt may thuộc ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm tạo ra không chỉ phục vụ cho
nhu cầu thiết yếu mà còn đáp ứng về nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người,
do vậy khả năng tiêu dùng rất lớn. Ngành cần nhiều lao động giản đơn với các thao tác
sản xuất theo công đoạn. Chi phí đào tạo không nhiều. Mặt khác, vốn đầu tư để đi vào
sản xuất kinh doanh cũng thấp hơn một số ngành. Vì vậy, việc mở rộng đầu tư của các
doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã giúp giải quyết
lượng lớn lao động. Lực lượng lao động của ngành chiếm hơn 20% lao động trong khu
vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc.

Ngành dệt may bao gồm các lĩnh vực sản xuất chính: dệt, may, công nghiệp
phụ trợ. Trong đó:
 Ngành dệt gồm xe sợi, dệt/đan, nhuộm, vải.
 Ngành may gồm sản phẩm hàng may mặc với các công đoạn thiết kế,
tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, cắt may, phân phối và
marketing.
 Công nghiệp phụ trợ gồm phụ kiện, máy móc thiết bị ngành.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam: “Tính đến năm 2015 - 2016 Việt Nam có
khoảng 5214 doanh nghiệp dệt may với các công ty có quy mô vừa và nhỏ chiếm đa
số. Các công ty may chiếm tỷ trọng lớn nhất (84%), theo sau là các công ty dệt và
kéo sợi (15%)”.
Hàng dệt may Việt Nam có chất lượng và uy tín, có thể đáp ứng được các đơn
hàng lớn, sản lượng linh hoạt. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo hai
3


phương thức CMT (Cut Make Trim - gia công thuần túy) và FOB (Free on Board mua nguyên liệu, bán thành phẩm). Tổng giá trị tạo ra từ hai phương thức CMT và
FOB của Việt Nam chiếm hơn 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, trong đó CMT
chiếm 75.3% và FOB là 21.2%.
Ngành dệt may Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 60-70% nguyên phụ
liệu, chủ yếu từ thị trường từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Ngành

dệt may Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu
cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng. Công nghiệp phụ
trợ của Việt Nam cũng chưa phát triển, máy móc và dây chuyền hiện đại công nghệ
cao chủ yếu phải nhập từ nước ngoài.

1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu
1.2.1 Tình hình sản xuất
Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước,
kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 35 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm kép
(CAGR ) bình quân đạt 12% giai đoạn 2011-2018, hàng may mặc chiếm phần lớn
(80%), do ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ dần chuyển dịch về
phía những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp. Ngành dệt
may Việt Nam chủ yếu là ngành gia công (CMT, FOB cấp 1) khiến giá trị xuất khẩu
mặc dù rất lớn nhưng lợi nhuận thấp do biên lợi nhuận của mảng gia công thấp. Ngành
dệt may được đánh giá tiếp tục tăng trưởng và được hưởng lợi trong thời gian tới, nhờ
các hiệp định FTAs và dịch chuyển các đơn hàng từ thi ̣ trường Trung Quốc sang Việt
Nam. Tuynhiên Việt Nam cần phải chủ động, chuẩn bi ̣để đáp ứng được các tiêu chuẩn
về nguồn gốc nguyên vật liệu do các FTAs đề ra.
1.2.2 Tình hình xuất khẩu
Năm 2018, ngành Dệt may Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017 (năm 2015 tăng
12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%). Ngành Dệt may Việt Nam nằm
trong top 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
4


Hình 1.1 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2018

Nguồn: VITAS
Cụ thể, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,78 tỷ USD, tăng

14,45%; xuất khẩu vải đạt 1,66 tỷ USD, tăng 25,5%; xuất khẩu xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD,
tăng 9,9%; xuất khẩu vải không dệt đạt 528 triệu USD, tăng 15,54%; xuất khẩu nguyên
phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ USD, tăng 14,59%. Đáng chú ý, giá trị thặng dư ngành Dệt
may năm 2018 ước đạt 17,86 tỷ USD, tăng 14,39%.
Hình 1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2018

Nguồn: WTIS, GSO, Vitas
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng
từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu
5


tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kì vọng sẽ hưởng lợi
từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%. Từ
2014-2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ có dấu hiệu giảm dần,
thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13% và tiếp tục duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định.
Hình 1.3 Tốc độ tăng trưởng hàng dệt may sang Mỹ

Nguồn: OTEXA

1.3 Cơ hội và thách thức
1.3.1 Cơ hội
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn
hàng từ Trung Quốc sang, Việt Nam, Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân
công giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh. Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có
khối lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật đơn giản và điều kiện lao động ở mức thấp.
Trong trung dài hạn, Việt Nam sẽ tiếp tuc ̣ được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển
sản xuất gia công may mặc ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên
trong dài hạn cần phải có giải pháp đi sâu vào trong chuỗi giá trị (ODM, OEM), những lợi

thế về chi phí của Việt Nam sẽmất dần đi và gặp phải áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc gia
như Campuchia, Bangladesh, hay thậm chí từ chính các doanh nghiệp FDI may mặc
chuyển dịch từ Trung Quốc sang nhằm tận dụng các cơ hội về ưu đãi thuế.

6


Bộ Công Thương cho biết, với 11 nước tham gia, CPTPP là một trong những hiệp
định thương mại lớn nhất thế giới và khi được thực thi đầy đủ, sẽ bao gồm một thị
trường gần 500 triệu người tiêu dùng, chiếm khoảng 13.5% GDP toàn cầu, 14.9% khối
lượng giao dịch thương mại toàn thế giới, cắt giảm thuế quan đối với 95% hàng hóa
giao dịch trong nhóm CPTPP.
Việt Nam đã kí kết các FTA với 7/10 quốc gia thuộc CTPPP trước đây với mức ưu
đãi tương đương. Yêu cầu của CTPPP "từ sợi trở đi" phải nhập từ các quốc gia CTPPP
để được hưởng ưu đãi thuế, trong khi Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập từ Trung Quốc
và Hàn Quốc nên sẽ khó đáp ứng được điều kiện này để được giảm thuế.
Trong trường hợp đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ, dệt may
Việt Nam dự kiến tăng gấp đôi thị phần tại các thị trường CPTPP sau khi FTA này có
hiệu lực kể từ năm 2019.
Hình 1.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của các quốc gia CPTPP

Nguồn: VITAS
1.3.2 Thách thức
Nhiều rào cản thương mại và rào cản kĩ thuật như quy định về hóa chất, sản
phẩm an toàn… tạo ra chi phí cao hơn đối với các nhà cung cấp. Cạnh tranh ngày càng
gay gắt từ các đối thủ quốc tế, đặc biệt là từ các nhà cung cấp hàng dệt may lớn như
Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.

7



Mặc dù có lợi thế về chi phí nhân công nhưng năng suất lao động của Việt Nam
vẫn ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực, đây là thách thức lớn trong quá
trình đón nhận làn sóng dịch chuyển sản xuất để né chiến tranh thương mại, yếu tố này
để cải thiện sẽ còn mất thời gian dài.
Hình 1.5 Lương cơ bản của công nhân dệt may một số nước

Nguồn: VITAS
Mảng dệt nhuộm yếu kém khiến ngành dệt may chỉ tận dụng được 35% sợi sản
xuất nội địa trong khi đó 84% vải nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu là Trung Quốc.
Điều này ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các nguyên tắc xuất xứ của FTAs.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá
hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như: Hàn
Quốc, Trung Quốc dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm
hàng dệt may.

8


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH CPTPP
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là
hiệp định CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership), là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tên ban đầu của hiệp
định này là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership
Agreement – TPP).
Tháng 3/2010, Việt Nam tham gia vòng đàm phán chính thức đầu tiên của
Hiệp định TPP, được khởi động tại thành phố Melbourne, Australia. Trải qua 6 năm
với 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng,
đến tận tháng 2/2016, các nước thành viên mới quyết định ký kết hiệp định tại

Newzealand. Tuy nhiên, vào tháng 1/2017, sau khi Donald Trump đắc cử chức vụ
tổng thống, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi TPP. Đây là một biến động ảnh hưởng rất lớn
tới hiệp định, mà theo lời thủ tướng Shinzo Abe nói rằng: “TPP sẽ không còn ý
nghĩa gì nếu Mỹ rút khỏi”. Đến tháng 11/2017, sau rất nhiều nỗ lực, 11 nước còn lại
đã đạt được thoả thuận về những nội dung cốt lõi trong hiệp định TPP-11, đồng thời
thống nhất tên mới cho hiệp định là CPTPP. Cuối cùng, hiệp định chính thức được
ký kết vào ngày 08/03/2018 tại Santiago, Chile.
Hiện nay, hiệp định CPTPP bao gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei,
Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt
Nam.
CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên
hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand,
Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê
chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó,
hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019.

9


2.2 Mục tiêu
Mục tiêu hàng đầu của CPTPP là thành lập một hiệp định khu vực toàn diện,
phục vụ thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại
tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và
doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và
thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

2.3 Tổng quan nội dung của hiệp định về ngành dệt may
Về cơ bản, hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung của hiệp định TPP (gồm

30 chương và 9 phụ lục), trong đó các quy định riêng về sản phẩm dệt may được

viết tại chương 4, bao gồm: Bộ quy tắc xuất xứ riêng đối với các sản phẩm dệt may;
Các quy định về biện pháp tự vệ đối với dệt may; Các vấn đề về hợp tác hải quan,
chương trình giám sát, xác minh xuất xứ.
2.3.1 Quy tắc xuất xứ về dệt may
Quy tắc xuất xứ chủ đạo đối với hàng dệt may trong CPTPP là “yarn-forward”
(từ sợi trở đi), hay còn gọi là quy tắc “ba công đoạn”. Quy tắc này được hiểu một
cách chung nhất là: Tất cả các công đoạn sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao
gồm (i) kéo sợi, dệt và nhuộm vải, (ii) cắt và (iii) may quần áo phải được thực hiện
trong nội khối CPTPP. CPTPP chỉ chấp nhận 03 mặt hàng được áp dụng quy tắc
“cắt và may” là vali, túi xách; áo ngực phụ nữ; và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp.
Ngoài ra, chương này của CPTPP cũng quy định một số ngoại lệ và linh hoạt đối
với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (ví dụ: nguyên tắc tỷ lệ tối thiểu, các mã nguyên
liệu thuộc danh mục nguồn cung thiếu hụt,…).
2.3.2 Biện pháp tự vệ đặc biệt đối với dệt may
Trong trường hợp một sản phẩm dệt may của một nước thành viên được hưởng
ưu đãi thuế quan theo hiệp định và xuất khẩu sang một nước thành viên khác với một
khối lượng gia tăng và gây ra thiệt hại nghiêm trọng, hoặc là đe doạ gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa của nước đó, thì nước nhập khẩu có quyền áp
dụng biện pháp tự vệ đặc biệt đối với sản phẩm dệt may đó. Cụ thể, nước nhập khẩu có
thể không tiếp tục áp dụng ưu đãi thuế quan cho sản phẩm dệt may đó nữa
10


và nâng mức thuế lên ngang bằng với mức thuế Tối huệ quốc (thuế MFN) theo
WTO tại thời điểm đó. Biện pháp này chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian
cần thiết đủ đề ngăn ngừa hoặc bù đắp các thiệt hại do hàng nhập khẩu đó gây ra đối
với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt, nếu được yêu cầu
bởi nước xuất khẩu, nước nhập khẩu phải tiến hành tham vấn với nước xuất khẩu về
biện pháp tự vệ này trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn của

nước nhập khẩu. Nếu nước nhập khẩu vẫn quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đặc
biệt, nước nhập khẩu phải đền bù thiệt hại về kinh tế do biện pháp tự vệ này gây ra
cho nước xuất khẩu, nếu không nước xuất khẩu có thể tiến hành biện pháp trả đũa
về thuế tương đương.
2.3.3 Cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm dệt may
Các nội dung về cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm dệt may được đưa chung
vào Biểu cam kết thuế quan của tất cả hàng hoá trong Phụ lục 2-D của Chương 2 hiệp
định CPTPP. Theo đó, hầu hết các sản phẩm dệt may sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn thuế
quan ngay từ năm thứ nhất nước đó tham tham gia, chỉ một số ít (ví dụ: khăn lông chưa
tẩy trắng, thảm lông động vật) vẫn giữ mức thuế quan 5% đến năm thứ ba và toàn bộ
100% sản phẩm dệt may hưởng mức thuế quan 0% kể từ năm thứ tư trở đi.
Ngoài những cam kết chung của chương này, giữa Việt Nam và Mexico còn có:

 Thư song phương về Chương trình giám sát hàng dệt may của Việt Nam xuất
khẩu sang Mexico và của Mexico xuất khẩu sang Việt Nam nhằm tăng cường
quản lý hải quan, chống gian lận xuất xứ.
 Thư song phương về hạn ngạch dệt may mà Mexico sé áp dụng đối với một
số sản phẩm dệt may của Việt Nam sử dụng nguyên liệu từ Danh mục nguồn
cung thiếu hụt.

11


CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA CPTPP ĐẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ
XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT

3.1 Tác động của hiệp định đến sản xuất
Dệt may là ngành có lợi thế so sánh ở Việt Nam, chiếm tỉ trọng không nhỏ
trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu toàn ngành. Dệt may cũng là mặt hàng được
hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP). Hiệp định được ký kết vào cuối năm 2017, cho đến nay – tháng
3/2020 ngành dệt may Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu được ghi nhận.
Bảng 3.1. Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018

35.000
30.000
30.477
25.000
20.000

26.119
22.808

23.824

15.000
10.000
5.000
0
2015

2016

2017

2018

Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo số liệu Tổng cục thống kê, xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt
30,477.5 triệu USD vào năm 2018, tăng 16.68 % so với năm 2017.


12


Bảng 3.2 Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đến một số nước thành
viên CPTPP giai đoạn 2017 - 2018
Đơn vị: Nghìn USD
Tên nước

2017

2018

Mức gia tăng (%)

Canada

556,305

665,892

19,70

Mexico

88,457

102,082

15,40


Chile

89,015

13,1681

47,93

New Zealand

19,426

22,291

14,75

Australia

173,232

221,887

28,09

Nhật Bản

3,110,438

3,812,087


22,56

Singapore

87,982

109,396

24,34

Malaysia

91,649

108,297

18,16

Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng 3.2 có thể thấy rằng, Việt Nam đã rất tích cực gia tăng cả số lượng và
giá trị xuất khẩu của các mặt hàng dệt may đến các nước thành viên. Như vậy hiệp
định CPTPP bước đầu đã mang lại tín hiệu tích cực đáng mừng cho ngành dệt may
Việt Nam.
Một số khách hàng, thị trường mới trong CPTPP có thể kể đến như Canada,
Australia, New Zealand,... đều là các thị trường rất tiềm năng. CPTPP thúc đẩy các
đối tác hoạt động liên kết với các doanh nghiệp dệt may trong nước để tìm hiểu
thông tin, kế hoạch hợp tác,... Nhờ CPTPP, xuất khẩu dệt may đến các thị trường
này đã có những tăng trưởng nhất định. Mặc dù vậy, mức thị phần mà Việt Nam có
được vẫn chiếm số lượng nhỏ, khoảng 6,3 % thị phần các nước thành viên CPTPP.

Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ dệt may thế giới đang có xu hướng chững lại,
tổng cầu dao động ở mức 700 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm qua, các quốc gia trên thế
giới liên tục đưa ra các chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng, khiến cho mức cạnh
tranh trong ngành dệt may ngày càng khốc liệt. Như vậy, Việt Nam kí kết CPTPP là cơ
hội để duy trì kim ngạch xuất khẩu với mức gia tăng kim ngạch khoảng

13


3 đến 3,5 tỷ USD/năm. Các doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi trong hoạt động sản
xuất, đổi mới để phát triển.
Ngành dệt may Việt Nam đã trải qua 30 năm phát triển, trở thành một trong
những nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới. Hiệp định CPTPP hứa hẹn sẽ tạo ra
cú hích lớn của ngành trong tiến trình đổi mới hoạt động sản xuất. Hiện tại dệt may
nước ta phát triển khá nhanh, tuy nhiên vẫn có những điểm yếu nhất định khi tham
gia vào hiệp định CPTPP. Đó là, hiệp định CPTPP xây dựng các quy tắc khắt khe về
xuất xứ sản phẩm, cam kết thực thi hải quan, thuế quan và cơ chế tự vệ đặc biệt
nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước khi có thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại có
thể xảy ra. Những quy định này thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp may
Việt Nam. Cụ thể, khó khăn ở đây không phải về trình độ hay các tiêu chuẩn kỹ
thuật mà là các quy định CPTPP yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, bao gồm các công
đoạn kéo sợi, dệt nhuộm vải đều phải thực hiện trong khu vực CPTPP . Đây là thách
thức không nhỏ vì Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu hơn 60% nguyên phụ liệu
chủ yếu từ các nước bên ngoài khu vực CPTPP.
Để đáp ứng yêu cầu này, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã có những
giải pháp nhất định trong việc tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu từ các nước bên
ngoài CPTPP chuyển sang thu mua ở trong nước và trong khối CPTPP. Tuy nhiên,
việc đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá không thể giải quyết trong một
sớm, một chiều.
Để có thể khai thác được các thị trường mới trong CPTPP, các doanh nghiệp

chủ động nghiên cứu các quy định, thủ tục hải quan, logistics của các nước Chính
phủ và cạnh tranh với thị trường CPTPP đẳng cấp và khó tính là mục tiêu, nhiệm vụ
đồng thời cũng là thách thức lớn cho câc doanh nghiệp Việt Nam. Việc đổi mới
trong các quy trình sản xuất về chất liệu, mẫu mã...sử dụng máy móc và công nghệ,
tận dụng nguồn vốn và lao động để nắm bắt cơ hội thị trường là rất cần thiết.
Hiệp định CPTPP sẽ thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu,hình thành
ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may. Do cơ hội từ CPTPP, nhiều nhà đầu tư
nước ngoài sẽ coi Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn nếu tính đến các nhân tố như
cơ hội thị trường, chiến lược nguồn cung thay thế lẫn chi phí sản xuất.
14


Họ sẽ xem xét đến việc dịch chuyển sản xuất, chuyển giao công nghệ, đầu tư
chuỗi cung hoàn thiện nhằm thúc đẩy xuất khẩu tận dụng các cơ hội từ Hiệp định
mang lại. Việc này giúp sản xuất nguyên phụ liệu và chuỗi cung dệt may của Việt
Nam hoàn thiện hơn, không còn phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu.

3.2 Tác động của hiệp định đến chủ trương và giải pháp phát triển của ngành
3.2.1 Tác động của hiệp định đến chủ trương
Có thể thấy, CPTPP là một trong những hiệp định mới đây của chúng ta và
xuất phát từ hiệp định TPP trước đó. Chính vì thế mà nó sẽ đem lại những tác động
tích cực và cả những hạn chế đối với chiến lược của ngành dệt may Việt Nam.
CPTPP chính thức có hiệu lực vào 14/01/2019, tạo động lực cho sự phát triển của
ngành dệt may trong khi đây là ngành cần có những sự đổi mới và sáng tạo. Với
mong muốn sẽ đạt được doanh thu cao trong vòng 5 năm tới, chúng ta sẽ đi xét
những tác động của hiệp định này.
Thứ nhất, với chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp, hiệp định đã thành công
trong việc đàm phán về vấn đề xóa bỏ thuế quan. Như đã đề cập, nội dung hiệp định có
nhắc đến việc xóa bỏ từ 95 - 98% các dòng thuế quan ngay khi hiệp định chính thức có
hiệu lực, các dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm theo lộ trình 5 - 7 năm. Đối với những

nước mà Việt Nam chưa có FTA, việc mở cửa thị trường này rất quan trọng, do thuế
nhập khẩu áp dụng với hàng dệt may thường cao hơn nhiều so với các mặt hàng công
nghiệp khác. Đơn cử, với thị trường Canada, toàn bộ mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ
yếu của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm.
42,9% kim ngạch xuất khẩu vào Canada có thuế 0% năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch
có thuế 0% vào năm thứ 4. Thuế nhập khẩu của hàng dệt may vào Mexico và Peru
được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm
2025 sẽ đạt 50 tỷ USD, tăng gần gấp đôi năm 2015 với 27 tỷ USD. Các nước CPTPP là
thị trường xuất khẩu tương đối lớn của dệt may Việt Nam trong đó Nhật Bản là thị
trường xuất khẩu lớn nhất sau đó đến Canada, Australia và Malaysia. Như vậy, với
những ưu đãi về thuế quan, chúng ta sẽ có cơ hội lớn để tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng
quy mô sản xuất không chỉ với những thị trường quen thuộc
15


như Nhật hay Canada mà còn rộng ra những thị trường mới như Mexico hay
Brunei…
Thứ hai, với mong muốn xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng để
các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dệt may, phát huy hiệu quả năng lực
sản xuất hiện có và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. khi tham gia CPTPP, các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ cải thiện được môi trường kinh doanh. CPTPP cùng với các
cam kết về quy tắc, thể chế, minh bạch hóa, chống tham nhũng, đặc biệt là trong các
thủ tục xuất nhập khẩu. Qua đó sẽ giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Điều này
sẽ rất có ý nghĩa đối với các ngành sản xuất xuất khẩu như dệt may. Ngoài ra, những
cải cách về thể chế dưới sức ép, đòi hỏi từ CPTPP cũng như cơ hội ưu đã thuế quan
với sản phẩm có xuất xứ cũng sẽ tạo kỳ vọng, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Thứ ba là Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp tăng lương cho người lao
động, thu hút được nhân sự. Được biết, dệt may là một trong số ngành thâm dụng
lao động. Thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang các

nước CPTPP, hiệp định cải thiện thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao động
nữ, qua đó nâng cao tiếng nói và vai trò của nhóm này, giảm tình trạng phân biệt đối
xử trên thế giới. bên cạnh đó, thông qua việc Việt Nam bảo đảm thực hiện các cam
kết về lao động, người lao động trong ngành dệt may có thể được hưởng lợi từ các
cải thiện về điều kiện lao động, sản xuất.
Cuối cùng là cơ hội trong cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh.
Trong CPTPP, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ sản xuất như tài
chính, viễn thông, logistic…ở mức cao hơn WTO sẽ giúp cạnh tranh trong lĩnh vực
này tốt hơn, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ với chất lượng
tốt hơn, chi phí hợp lí từ đó giảm chi phí dịch vụ trong giá thành sản phẩm.
Nhưng hạn chế của CPTPP đó là nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Nghĩa là,
tất cả các công đoạn sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao gồm (i) kéo sợi, dệt và
nhuộm vải; (ii) cắt và (iii) may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP.
Đây là quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về dệt may mà Việt Nam từng cam kết trong
16


một FTA (các FTA trước đây của Việt Nam, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may
chủ yếu là quy tắc đơn giản “cắt và may” trừ FTA ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam
– Nhật Bản là áp dụng quy tắc “từ vải trở đi”). Đây là khó khăn không nhỏ với các
doanh nghiệp Việt Nam, bởi hiện tại ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may đang
phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước
ASEAN. Việt Nam là nước nông nghiệp thuần túy, không trồng bông, 99,99% bông
hiện nay nhập khẩu và 60% nhập khẩu xơ, sợi. Trong 36 tỷ tổng kim ngạch xuất
khẩu, có đến 28 tỷ là từ các sản phẩm may mặc, sợi chiếm 3 tỷ, vải chiếm 1 tỷ, phụ
kiện dệt may đạt gần 1 tỷ USD. Trong khi đó, nguồn vải Việt Nam đang nhập khẩu
là rất lớn. Điều này kéo theo một loạt các hệ lụy từ các ngành công nghiệp phụ trợ
cho ngành dệt may vốn kém phát triển của Việt Nam, mà nếu như chúng ta muốn
được hưởng thuế suất 0% thì buộc chúng ta phải có hướng đi mới.
Hạn chế thứ hai trong chủ trương của Chính phủ đó là chưa có những biện

pháp cụ thể để đổi mới công nghệ. Trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta sẽ không
thể bắt kịp được xu hướng đi trước của các nước phát triển do đó sản phẩm của
chúng ta sẽ không có sức cạnh tranh. Trong CPTPP, có đề cập đến hàng rào kĩ
thuật(TBT). Thật vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng lao động thì các doanh
nghiệp cũng cần chú trọng vào việc phát triển khoa học công nghệ để rút ngắn
khoảng cách về kĩ thuật với các nước khác.
3.2.2 Giải pháp phát triển của ngành
Dựa trên những cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt nam khi tham gia
CPTPP, chúng ta cũng có cái nhìn khách quan về những giải pháp để phát triển
ngành then chốt này.
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước
hết là chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn lao động chất lượng đặc biệt là lao
động kỹ thuật cao, lao động trong các lĩnh vực thiết kế sản phẩm, bán hàng và cả lao
động cấp cao. Ngoài ra, cũng cần đầu tư công nghệ mới trang thiết bị sản xuất nhằm
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với thị trường xuất khẩu cần thường xuyên
theo dõi các động thái liên quan đến các biện pháp phòng vệ và các rào cản thị trường
khác đối với ngành dệt may để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Còn trong thị
17


trường nội địa, (i) cần lập kế hoạch cụ thể để gia tăng thị phần trên thị trường nội địa
thông qua các giải pháp về đội ngũ thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng
nội địa, (ii) phát triển quảng bá các thương hiệu sản phẩm trong thị trường trong nước,

(iii) có quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm bảo đảm chất lượng sản
phẩm tiêu thụ nội địa giống như nước ngoài.
Thứ hai, đối với Chính phủ, để xuất khẩu sang các thị trường CPTPP nói riêng
và các nước trên thế giới nói chung, dệt may Việt Nam cần khắc phục những hạn
chế hiện tại. Cụ thể, Chính phủ nên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may
(đặc biệt là công nghệ dệt nhuộm) với các chính sách đồng bộ về các cơ chế khuyến

khích, hỗ trợ liên quan đến thuế, mặt bằng xuất khẩu, cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn môi
trường… Cải thiện chất lượng nguồn lao động thông qua các cơ chế khuyến khích
hỗ trợ đào tạo nghề. Đặc biệt là có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp
chuyển dần từ sản xuất gia công sang các công đoạn khác có giá trị cao hơn trong
chuỗi sản xuất hàng dệt may.

18


KẾT LUẬN
Như vậy, với tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam như hiện tại thì
việc kí kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP)
mang lại tầm quan trọng lớn. Đó là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho ngành
dệt may Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hội nhập và phát triển, tạo
động lực thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thay đổi tiến trình sản xuất,
nắm bắt và khai phá các thị trường mới bên trong các nước thành viên CPTPP.
Thực tế, nhờ có được ưu đãi về thuế quan, giá trị xuất khẩu ngành dệt may đã
có những kết quả ban đầu khá khả quan, có sự tăng trưởng ở các thị trường mới, dự
kiến trong những năm tiếp theo sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn về tỉ trọng sản xuất
khẩu.
Nhà nước sẽ đồng hành, hỗ trợ cùng các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với
các vụ điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam, sử dụng cơ chế giải
quyết tranh chấp của Hiệp định hoặc các cơ quan khác khi cần thiết nhằm bảo vệ lợi
ích chính đáng của doanh nghiệp trong nước.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Website ANTV, Tham gia CPTPP: Cơ hội và thách thức với ngành dệt may,

/>srXGghCBUJCYC_0, truy cập ngày 28/03/2020.
2.

Website Bộ Công thương Việt Nam, Giới thiệu chung về Hiệp định CPTPP,

truy cập ngày 27/3/2020.
3.

Website Báo mới, Ngành dệt may trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0,

truy cập ngày 28/03/2020.
4.

WebsiteInvestVietnam,Dệtmay,

truy cập ngày
29/03/2020.
5.

Website Phú Hưng securities, Báo cáo kết quả kinh doanh ngành dệt may

2018, />xtile%20and%20Apparel%20Industry%20Report-20190320-V.pdf, truy cập ngày

27/03/2020.
6.

Website Tạp chí Công thương Việt Nam, ThS. Vũ Thị Diệp, 2017, Đặc điểm


ngành dệt may Việt Nam ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động,
truy cập ngày 29/03/2020.
7.

Website Tạp chí tài chính, Phát triển ngành dệt may Việt Nam trong tình hình

hiện nay, truy cập ngày 27/03/2020.
8.

Website Thư viện pháp luật, Toàn văn nội dung Hiệp định TPP,

truy cập ngày 27/3/2020.
20


9.

Website Trung tâm WTO, Văn kiện Hiệp định CPTPP và các Tóm tắt,

truy cập
ngày 27/3/2020.
10.

Website Trung tâm WTO và hội nhập, CPTPP và ngành dệt may Việt Nam,

truy cập ngày 28/03/2020.
11.

Website Vnexpress, Dệt may Việt trước ngưỡng cửa CPTPP,


/>hTfBmD69HLaiP9FgOPk, truy cập ngày 28/03/2020.

21



×