Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Vai trò của FDI tới phát triển kinh tế, những tác động của nguồn vốn này đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.12 KB, 30 trang )

Phần mở đầu
I. Sự cần thiết phải nghiên cứu vai trò của FDI trong quá trình phát
triển kinh tễ xã hội
Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển
thì để phát triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài
sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy
động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước
thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam( có
tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển
kinh tế).Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Hoạt động đầu tư nước ngoài là
kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, trên cả giác độ vĩ mô và vi
mô.Trên giác độ vĩ mô, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người, là 3 khía cạnh
để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên giác độ vi mô, FDI có
tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước,
vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước... Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và khẳng định rõ vai trò của
mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của VIệt Nam. Nguồn vốn
này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi FII có
tác động kích thích thị trường tài chính phát triển thì FDI có vai trò trực tiếp
thúc đẩy sản xuất, bổ sung vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và bí quyết
quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm và đào
tạo nhân công, tăng nguồn thu cho ngân sách...
Thực tế trong những năm qua cũng như dự báo cho giai đoạn tới đã
khẳng định tầm quan trọng của FDI với phát triển kinh tê ở nước ta hiện nay.
Đánh giá đúng vị trí, vài trò của đầu tư nước ngoài, Đại hội lần thứ IX của
Đảng ta đã coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là
1
1
một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được


khuyến khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế- xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tao thêm nhiều việc làm và đề
ra nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh
nguồn vốn đầu tư nước ngoài(chủ yếu là FDI) đối với chiến lược phát triển
KT-XH của cả nước.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về vai trò của FDI tới phát triển kinh tế,
những tác động của nguồn vốn này đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Từ
đó đưa ra các giải pháp cũng như các điều kiện đảm bảo vốn FDI cho quá
trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp để đạt được những
mục tiêu phát triển trong tương lai.
2
2
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Những vấn đề cơ bản về FDI
1. FDI là gì
1.1. Một vài khái niệm về FDI.
-FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một
lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép
họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các
đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động
đầu tư đó.
-Theo tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư

lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựơc gọi là "công ty mẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2000)
quy định: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo pháp luật.
1.2. Đặc điểm của FDI
-Việc tiếp nhận FDI không phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư, thay
cho lãi suất, nước đầu tư nhận được lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu
tư hoạt động có hiệu quả.
- FDI không chỉ đưa vốn vào nước nhận đầu tư, mà thường đi kèm
theo với vốn là kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ quản
lý .v.v..Do FDI mang theo kỹ thuật, công nghệ nên nó thúc đẩy sự ra đời của
các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành sử dụng công nghệ cao hay
3
3
nhiều vốn. Vì thế, nó có tác dụng to lớn đối với quá trình CNH, HĐH, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở nước nhận đầu tư. Tuy vậy, cũng
cần nhận thức rằng FDI chứa đựng khả năng các doanh nghiệp nước ngoài
(100% vốn nước ngoài) có thể trở thành lực lượng “áp đảo” trong nền kinh tế
nước nhận đầu tư. Trường hợp này sẽ xảy ra khi mà sự quản lý và điều tiết
của nước chủ nhà bị lơi lỏng hoặc kém hiệu lực. Một vấn đề khác không kém
phần quan trọng gây nên sự “dè dặt” của các nước đang phát triển tiếp nhận
FDI, đó là: FDI chủ yếu là của các công ty xuyên quốc gia (TNC) và cách
thức đầu tư cả gói của nó để chiếm lĩnh thị trường và thu nhiều lợi nhuận. Tuy
nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước lại cho rằng: FDI là nguồn động lực
đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của họ. Điều đó có ý
nghĩa là hiệu quả sử dụng FDI phụ thuộc rất lớn vào cách thức huy động và
quản lý sử dụng nó của nước nhận đầu tư, chứ không phải ý đồ của nhà đầu
tư.

2. Phân loại FDI
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ
yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài.Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual-Business-Cooperation) là
văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ
trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư
sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp
nhân. Và ở Việt Nam, hình thức này chỉ chiếm trên 3% số dự án và khoảng
9% số vốn đầu tư (đến tháng 5 năm 2005 chỉ có 181 dự án có hiệu lực với 4,5
tỷ USD vốn đầu tư).
• Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh ( Joint Venture interprise): là loại hình doanh
nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận
4
4
đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủ ro
theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước
tiếp nhận đầu tư.Ở Việt Nam, hình thức này chỉ chiếm trên 23% số dự án và
khoảng 44% số vốn đầu tư (đến tháng 5 năm 2005 có 1.269 dự án có hiệu lực
với 19,7 tỷ USD vốn đầu tư).
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce) là
doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài( tổ chức hoặc cá nhân
nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự
quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh. Ở Việt Nam,
hình thức này có xu hướng gia tăng cả về số dự án và vốn đăng ký. Hiện có
trên 73% số dự án và khoảng 47% số vốn đầu tư (đến tháng 5 năm 2005 có

3.956 dự án có hiệu lực với 22,8 tỷ USD vốn đầu tư). Hiện nay trong đó tổng
dự án và tổng vốn trên thì nhà đầu tư đăng ký dưới hình thức 100% vốn nước
ngoài chiếm 77,2% về số dự án (60,7% về tổng vốn), đăng ký dưới hình thức
liên doanh chiếm 19,5% về số dự án (31,2% về tổng vốn đăng ký). Số còn lại
đăng ký thuộc lĩnh vực hợp doanh BOT công ty cổ phần và công ty quản lý
vốn.
3. Nhân tố thúc đẩy FDI
3.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về
năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng
suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên
cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang
nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
3.2. Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh
và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước
5
5
ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị
trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế
sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước
ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước
bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ
và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi
sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của
mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai
đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn
tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất.
Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước
cho phép chi phí sản xuất thấp hơn

3.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning
(1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa
quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công
ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia
sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai) cho phép họ phát huy các
lợi thế đặc thù nói trên.
3.4.Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột
thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu
phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt
thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường
đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay
tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang.
Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị
trường Bắc Mỹ và châu Âu.
6
6
3.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước
kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật
Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia
ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở
Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản
cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát
triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia
quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của
công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược

để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc
TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-
Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc)
trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như
vậy.
3.6.Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu
tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích
này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
II. Các mô hình về vai trò của nguồn vốn đối với tăng trưởng
1.Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
1.1 Mô hình
Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ,
trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng
trưởng kinh tế tương đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của
bàn tay vô hình, mô hình này có các quan điểm mới sau:
7
7
Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai
trò đặc biệt quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:
+Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số
lượng vốn cho một đơn vị lao động.
+hát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn
tương ứng với sự gia tăng lao động
Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng
hàm sản xuất Cobb Douglass Y=F(k,l,r,t)
Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng
trưởng các biến số: g=t+ak+bl+cr
Trong đó:

G: tốc độ tăng trưởng GDP
K,l,r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên
T phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật A, b, c: các hệ
số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm: a+b+c=1
1.2 Ý nghĩa
Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự
tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự
tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài
nguyên, khoa học- công nghệ. Với hàm sản xuất Cobb-douglas cho biết có 4
yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4
yếu tố này là khác nhau giữa các yếu tố K, L, R và T. Họ cũng cho rằng khoa
học - công nghệ có vai trò quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế. Yếu tố
khoa học công nghệ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vốn, sự đầu tư của các chủ
thể trong nền kinh tế. Với việc thu hút FDI,Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với
những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất trên thế giới, đồng thời các DN
nước ngoài khi đầu vào Việt Nam sẽ mang những kiến thức, khoa học công
nghệ trên thế giới để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh..
2. Mô hình Harrod- domar
8
8
2.1 Mô tả về mô hình
Hàm sản xuất : Y =1/k * K (1)
Tiết kiệm S = s * Y (2)
Vốn đầu tư : I = S (3)
Lượng vốn gia tăng : K = I - d*K ( d là tỷ lệ khấu hao) (4)
Từ (2),(3),(4) ta có : K = s*Y - d*K (5)
Hệ số tư bản - đầu ra: k=K/Y (6)
Từ (1) ta có : Y= K/k (7)
Tỷ lệ tăng trưởng đầu ra : g = Y /Y = (s/k)-d
2.2 Ý nghĩa :

Dựa vào mô tả trên ta thấy nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng
vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Chúng ta có công thức:
g=s/k, trong đó g là tốc độ tăng trưởng kinh tế, s là tỷ lệ tiết kiệm và k là hệ số
ICOR. Công thức trên nêu lên , tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc
vào tỷ lệ tiết kiệm (đầu tư) và hệ số ICOR. Vì vậy, nếu hệ số ICOR của Việt
Nam là 4,8 muốn có g=8,5% thì phải tiết kiệm (đầu tư) 40,8%. nếu huy động
vốn trong nước chỉ được 30% thì ít nhất phải thu hút đầu tư nước ngoài bằng
khoảng 10,8%. Điều này cho thấy vai trò của FDI đối với quá trình phát triển
9
9
Chương II : Vai trò của FDI với phát triển kinh tế ở Việt Nam
I. Vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế
Đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi dần đời sống sản
xuất, kinh doanh của địa phương, có tác dụng kích thích sản xuất của các
thành phần kinh tế khác đầu tư nước ngoài cũng khả quan trong năm 2003 và
được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá là “… Có sự
chuyển biến mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng cao hơn các thành phần kinh tế
khác”. Cụ thể, năm 2003, doanh thu của khu vực này đạt 16 tỉ USD, tăng hơn
30% so với năm trước, trong đó riêng doanh thu xuất khẩu đạt 6,3 tỉ USD,
chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhờ những kết quả trên nên
khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 14,3% GDP cả nước. Trên 4.000
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm ổn định cho khoảng
700 ngàn lao động trong nước, chưa kể những lao động gián tiếp tại các vùng
nguyên liệu trên phạm vi toàn quốc. Các dự án đầu tư nước ngoài đã khai thác
một cách có hiệu quả tiềm năng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương cũng
như vùng lãnh thổ, tạo cơ hội đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết kinh tế trong
phạm vi tỉnh, thành phố. Vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
được thể hiện ở những khía cạnh sau đây
1. Góp phần tăng nguồn vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát

triển KTXH
- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích
luỹ nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuât trong điều kiên khoa học ,
kỹ thuật thế giới phát triển mạnh.
- Mặc dù FDI thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức đầu tư của
nước chủ nhà nhưng điều đàng chú ý là vốn FDI cho phép tạo ra các ngành
mới hoàn toàn hoặc thúc đẩy sự phát triển của một số ngành quan trọng đối
với quá trình công nghiệp hoá đất nước.
10
10
- Đối với Việt Nam , sau hơn 17 năm đổi mới , nguồn vốn đầu tư nước
ngoài đã đóng góp giúp bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng tiềm
lực kinh tế để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
nước như dầu khí, điện.... Tính từ năm 1998 đến hết năm 2003, trên phạm vi
cả nước đã có trên 4500 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 46 tỷ
USD. Đến 2004, Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư trên 65 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP có xu hướng tăng lớn qua
các năm: năm 1992 là 2%, năm 1996 là 7,6%, năm 1999 là 10,3%, năm 2000
chiếm 13.3% GDP, năm 2002 chiếm 13,5% , năm 2003 chiếm 14%. Nguồn
vốn này cũng góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt
hơn hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thộng vận tải, bưu chính viễn thông..., hình
thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, góp phần thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hình thành các khu dân cư mới,
tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương. Những vấn đề trên
cho thấy tác dụng và ảnh hưởng quan trọng của FDI đối với sự phát triển kinh
tế của đất nước.
2. FDI với nguồn thu ngân sách và các cân đối vĩ mô.
Cùng với sự phát triển , FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu
ngân sách cho nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước
ngoài..Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư thì giai đoạn 1996-2000 thu từ

khu vực FDI chiến 6-7% nguồn thu ngân sách quốc gia( nếu kể cả ngành dầu
khí thì chiếm gần 20% thu ngân sách), đạt khoảng 1,45 tỷ USD; gấp 4,5 lần
so với 5 năm trước đó, với nguồn thu bình quân khoảng 290triệu USD/ năm.
Đến giai đoạn 2001 -2005 tăng lên đến 1 tỷ USD/ năm.
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc thặng dư của tài
khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung.
3. Góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho nước chủ nhà và góp
phần tạo động lực cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước.
11
11
Sự tham gia của doanh nghiệp FDI góp phần phá vỡ cơ cấu thị trường
độc quyền, tăng tính cạnh tranh của thị trường. Điều này đã đưa lại tác động
tích cực lẫn tiêu cực:
+ Doanh nghiệp FDI với lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ tổ chức sản
xuất, các bí quyết marketing đã tạo ra sức ép đáng kể buộc các doanh nghiệp
trong nứơc phải thay đổi cách thức quản lý, nâng cao công nghệ, sử dụng các
hoạt động marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
+ Đồng thời do sức cạnh tranh yếu, các doanh nghiệp trong nứơc sẽ dễ
dàng để mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.Khi thị phần
đã suy giảm, các doanh nghiệp trong nước buộc phải phân bổ chi phí cố định
không đổi của họ đối với sản xuất nhỏ hơn, vì vậy càng làm tăng chi phí đơn
vị và giảm khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Đứng trên quan
điểm hiệu quả thì sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI sẽ dẫn đến thu
hẹp khu vực trong nước, sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, vì
vậy sẽ mang lại lợi ích hiệu quả phân bổ được cải thiện. Tuy vậy, sự thu hẹp
của khu vực sản xuất trong nước thường gây ra nhiều hậu quả về xã hội và kết
quả mà mọi chính phủ đều không mong muốn.
Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài đã
chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho Việt Nam.

Chuyển giao công nghệ là một trong 4 kênh làm xuất hiện “tác động tràn” đối
với doanh nghiệp do đó nước ta có thể nhận đựợc những công nghệ kỹ thuật
tiên tiến, hiện đại( thực tế, có những công nghệ không thể mua đựơc bằng
quan hệ thương mại đơn thuần), những kinh nghiệp quản lý, năng lực
marketting, độ ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt( trình độ kỹ
thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động.
4. Tác động tới xuất khẩu và cán cân thanh toán
FDI thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo hành lang cho hoạt động xuất
khẩu và tiếp cận nhanh nhất với thị trường thế giới. Xuất khẩu là một trong
những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế,
12
12

×