Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế thủ tục cấp giấy chứng nhận hàng hóa mẫu e tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.83 KB, 23 trang )

Chương I.

Khái quát về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E

I.1. Nội dung cơ bản
-

C/O (viết tắt của Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu có
xuất xứ Việt Nam theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về xuất xứ hàng
hóa.

-

C/O mẫu E: Đây là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa
của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp
tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.

I.2. Quy tắc xuất xứ ASEAN – Trung Quốc
I.2.1. Tiêu chuẩn xuất xứ

Theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sản phẩm do một bên nhập khẩu
được coi là có xuất và điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan nếu sản phẩm đó đáp ứng
các quy định về xuất xứ đối với 1 trong 2 trường hợp dưới đây
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một bên (hàng
hóa có xuất xứ thuần túy)
- Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của
một bên (hàng hóa có xuất xứ không thuần túy)
a. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy


Các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản
xuất toàn bộ tại lãnh thổ một bên:
o Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu
lượm ở đó
o Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng ở đó
o Các sản phẩm thu được từ động vật sống được đề cập tại khoản 2
o Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.
o Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, chưa được liệt kê ở trên,
được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy
biển
o Các sản phẩm lấy từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên
ngoài lãnh hải của bên đó, với điều kiện là bên đó có quyền khai thác
vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế.

1


Các sản phẩm đánh bắt ở biển và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ
vùng biển cả bằng tàu được đăng ký tại một bên hoặc được phép treo cờ
của bên đó.
o Các sản phẩm được chế biến và/ hoặc được sản xuất ngay trên tàu được
đăng kí tại một bên hoặc được phép treo cờ của bên đó trừ các sản phẩm
được đề cập tại khoản 7 của điều này.
o Các vật phảm được thu thập ở đó nhưng không còn thực hiện được
những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục
được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các vật liệu thô, hoặc dùng vào
mục đích tái chế
o Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại một bên chỉ từ các sản
phẩm được đề cập ở trên.

b. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, một sản phẩm được coi là có xuất
xứ nếu:
o Ít nhất 40% hàm lượng của sản phẩm có xuất xứ từ bất kì bên nào hoặc,
nếu tổng giá trị của các nguyên vật liệu, một phần hoặc cả sản phẩm có
xuất xứ từ bên ngoài lãnh thổ của một bên (không phải là thành viên của
ACFTA) không vượt quá 60% giá trị của sản phẩm tính theo giá FOB
được sản xuất hoặc thu được với điều kiện là qui trình cuối cùng trong
quá trình sản xuất được thực hiện trên lãnh thổ của 1 bên.
Công thức hàm lượng ACFTA được tính toán như sau:
o (Giá trị của các nguyên vật liệu không có xuất xứ ACFTA+ giá trị của
các nguyên vật liệu không xác định được)/ giá FOB*100% ≤ 60%
o Do đó hàm lượng ACFTA = 100% - nguyên vật liệu không có xuất xứ
ACFTA= ít nhất 40%
Giá trị của các nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là giá CIF tại thời điểm nhập
khẩu của các nguyên vật liệu, hoặc giá xác định ban đầu của các nguyên vật liệu có
xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của Bên nơi thực hiện quá trình gia công chế
biến
Trong phạm vi của qui tắc này, “nguyên liệu có xuất xứ” được xem là nguyên
vật liệu mà nước xuất xứ của nó, chính là nước nguyên vật liệu được sử dụng để sản
xuất.
o

I.2.2. Quy tắc cộng gộp

Các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo hàm lượng ACFTA và được sử
dụng tại một bên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được
hưởng ưu đãi theo Hiệp định được coi là các sản phẩm xuất xứ tại Bên gia công, chế
2



biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ACFTA (có nghĩa là cộng gộp toàn
bộ, được áp dụng đối với tất cả các bên) của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
I.2.3. Tiêu chí cụ thể mặt hàng

Quy định tại phụ lục 1 Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm
2010 của Bộ Công thương.
Quy định chung:
- Sản phẩm thỏa mãn quy tắc xuất xứ quy định tại Phụ lục này sẽ được coi là trải
qua chuyển đổi cơ bản và sẽ được coi là có xuất xứ của Bên diễn ra quá trình
chuyển đổi cơ bản đó.
- Trong trường hợp một sản phẩm có sự tham gia sản xuất của từ hai Bên trở lên
thì sản phẩm đó sẽ có xuất xứ của Bên diễn ra quy trình chuyển đổi cơ bản cuối
cùng.
Quy tắc đơn nhất: Những tiêu chí xuất xứ cụ thể là những tiêu chí duy nhất để
xác định xuất xứ cho những sản phẩm tương ứng dưới đây (phụ lục 1 thông tư 36). Khi
nộp đơn đề nghị cấp C/O Mẫu E cho những sản phẩm này, người xuất khẩu chỉ được
sử dụng duy nhất những tiêu chí cụ thể.
I.2.4. Những công đoạn gia công chế biến giản đơn

Các thao tác hoặc chế biến được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau nhằm
các mục đích được liệt kê dưới đây, được coi là giản đơn và sẽ không được tính đến
trong việc xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước hay không:
- Những công đoạn bảo quản để đảm bảo hàng hía trong điều kiện tốt nhằm mục
đích vận chuyển hay lưu kho.
- Những công đoạn nhằm hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển.
- Đóng gói hoặc trưng bày hàng hóa để bán.
I.2.5. Quy tắc vận tải trực tiếp

Các trường hợp sau được coi là chuyển hàng trực tiếp từ Bên xuất khẩu đến Bên

nhập khẩu:
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển qua lãnh thổ của bât kỳ một nước thành
viên ACFTA nào.
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước
không phải là thành viên ACFTA nào khác.
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung
gian không phải là thành viên ACFTA có hoặc không có chuyển tàu hoặc lưu
kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:
- Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp
đến vận tải;
3


-

Sản phẩm không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá
cảnh đó và
Sản phẩm không trải qua bất kỳ công đoạn gia công nào khác, ngoại trừ việc dỡ
hàng và tái xếp hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ sản phẩm trong
điều kiện tốt
I.2.6. Quy định về đóng gói

Trong trường hợp để xác định thuế quan, một bên xem xét sản phẩm tách riêng
với bao bì. Đối với sản phẩm nhập khẩu từ một bên khác, bên nhập khẩu có thể cũng
có thể xác định xuất xứ của bao bì đó riêng rẽ.
Trong trường hợp không xác định xuất xứ bao bì riêng rẽ, việc đóng gói của sản
phẩm sẽ được coi là một phần làm nên toàn bộ sản phẩm đó và không xem xét phần
đóng gói vì yêu cầu vận chuyển hoặc lưu kho là được nhập khẩu từ từ bên ngoài
ACFTA khi xác định xuất xứ hàng hóa một cách tổng thể.
I.2.7. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ


Xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu
mang tính thông tin đi kèm theo hàng hóa sẽ bị loại trừ trong việc xác định xuất xứ
hàng hóa, miễn là các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài
liệu mang tính thông tin phải được nước thành viên nhập khẩu phân loại và thu thuế
nhập khẩu với hàng hóa đó.
I.2.8. Các yếu tố trung gian

Xuất xứ của năng lượng và nhiên liệu, nhà máy và thiết bị hoặc máy móc và
công cụ được sử dụng để có hàng hóa, hoặc các nguyên liệu sử dụng trong quá trình
sản xuất mà không còn lại trong hàng hóa hoặc không tao nên một phần của hàng hóa,
sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ.
Chương II.

Thủ tục xin cấp C/O mẫu E cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

II.1. Địa điểm đăng kí xin cấp C/O mẫu E

Cách 1: Đăng kí online trên hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất cứ điện tử
www.ecosys.gov.vn
Cách 2: Hiện nay, Bộ Công Thương có quyền cấp C/O và ủy quyền cho một số
cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Với C/O mẫu E cần đến các Phòng Quản lý
xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương và các Ban quản lý khu chế xuất - khu công
nghiệp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp tại các địa phương.
4


II.2. Thủ tục đăng kí hồ sơ thương nhân
-


Người đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét cấp C/O mẫu E tại nơi đã đăng ký hồ
sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký Hồ sơ thương nhân. Hồ
sơ đăng ký hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O mẫu
E và con dấu của thương nhân;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y
bản chính);
c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
d) Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân.

-

Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp
C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O mẫu E. Trong trường hợp không
có thay đổi gì, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.

-

Trong trường hợp đề nghị cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ
thương nhân trước đây, người đề nghị cấp C/O phải cung cấp những lý do thích
hợp bằng văn bản nêu rõ lý do không đề nghị cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ
thương nhân trước đó và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp C/O
mới đó.

-

Các trường hợp trước đây đã đề nghị cấp C/O mẫu E nhưng chưa đăng ký Hồ sơ
thương nhân phải đăng ký Hồ sơ thương nhân tại thời điểm đề nghị cấp C/O
mẫu E.


II.3. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu E

-

C/O mẫu E phải là giấy khổ A4 theo tiêu chuẩn ISO phù hợp với mẫu trong Phụ
lục 3 kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT. C/O mẫu E phải được làm bằng
tiếng Anh.
Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu E gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O mẫu E đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
b) Bộ C/O mẫu E đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính và ba (03)
bản sao;
5


c) Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;
d) Hóa đơn thương mại;
e) Vận tải đơn.
-

Một bộ C/O mẫu E bao gồm một bản gốc và hai bản sao các-bon có màu như
sau:
o Bản gốc: màu be (mã màu: 727c)
o Bản sao thứ hai: màu xanh nhạt (mã màu Pantone: 622c)
o Bản sao thứ ba: màu xanh nhạt (mã màu Pantone: 622c)

-

Mỗi C/O mẫu E mang một số tham chiếu riêng của Tổ chức cấp C/O;

-


Bản C/O mẫu E gốc do Người xuất khẩu gửi cho Người nhập khẩu để nộp cho
cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản thứ hai do
Tổ chức cấp C/O mẫu E Bên xuất khẩu lưu. Bản thứ ba do người xuất khẩu lưu.

-

Trường hợp C/O mẫu E bị cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu từ chối, C/O mẫu E
đó sẽ được đánh dấu vào ô số 4.

-

Trong trường hợp C/O mẫu E bị từ chối như nêu tại khoản 5 của Điều này, cơ
quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể xem xét giải trình của Tổ chức
cấp C/O và đánh giá liệu C/O đó có được chấp nhận cho hưởng thuế suất ưu đãi
hay không. Giải trình của Tổ chức cấp C/O phải chi tiết và giải thích được
những vấn đề mà Bên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi. Thông
tin quan trọng trong Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E:
o Số CO (Reference Number), ví dụ: E17GDDGWJ1690126
o Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “MẪU E”
o Tên nước phát hành, ví dụ: THE PEOPLE’S REPLUBLIC OF CHINA

Tiếp đó là 13 ô nội dung:
Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng
trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3 (thì trên ô này là tên công ty sản xuất).
6


Ô số 2: Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu)
Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường. Có 4 nội dung chính

o Ngày khởi hành: là ngày tàu chạy trên vận đơn
o Tên tàu + số chuyến, hoặc tên tàu bay (thực ra trong quy định không đề

cập đến số chuyến, nhưng thực tế thì các CO đều thấy có kèm theo số
chuyến sau tên tàu)
o Tên cảng dỡ hàng
o Tuyến đường và phương thức vận chuyển, chẳng hạn: From China Port,

China to Saigon Port, Vietnam by Ship
Ô số 4: dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến
ô này
Ô số 5 & 6: có thể ghi hoặc không.
Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và
mã HS nước nhập khẩu).
Lưu ý:
o Trong ô này là Mã HS nước nhập khẩu, chứ không phải nước xuất khẩu.

Cụ thể, nếu hàng nhập từ Trung Quốc về Việt Nam, thì trên ô số 7 phải
ghi mã HS của Việt Nam mới là chính xác.
o Trường hợp CO mẫu E có hóa đơn của bên thứ 3, thì phía dưới của ô này

phải ghi tên của bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia.
Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ.
Tiêu chí xuất xứ mẫu E khá quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ của
chứng từ này. Nó cho biết tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại
nước cấp CO.
Một số trường hợp hay gặp:
o “WO” = Wholy Owned: xuất xứ thuần túy, nghĩa là 100%
7



o Số % cụ thể, chẳng hạn 90%, nghĩa là 90% hàng hóa được sản xuất tại

Trung Quốc
Lưu ý: giá trị hàm lượng xuất xứ dưới 40% thì coi như không có xuất xứ.
Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này ý nghĩa
tương đối rõ ràng. Chỉ lưu ý giá trị trong ô này là FOB, do đó nếu trên hóa đơn ghi giá
trị theo điều kiện khác, chẳng hạn ExWork, CIF… thì không được lấy ngay vào ô số 9
này, mà phải điều chỉnh cộng trừ chi phí để xác định đúng giá trị FOB rồi mới ghi vào
ô này. Tôi đã thấy nhiều CO vẫn giữ nguyên giá CIF hoặc ExW đưa vào ô này, và bị
trục trặc khi làm thủ tục nhập khẩu.
Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice, lưu ý kiểm tra kỹ
lưỡng, tránh sai sót, nhầm lẫn.
Ô số 11: tên nước xuất khẩu (ví dụ: CHINA), nhập khẩu (VIETNAM), địa điểm
và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO.
Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO,
địa điểm và ngày cấp. Với hàng từ Trung Quốc, chữ ký tiếng Hoa có nét tượng hình,
không dịch ra phiên âm được. Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với chữ ký trong cơ sở dữ
liệu của họ.
Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó
o Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ

ngày tàu chạy
o Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi

triển lãm.
o Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng
o Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba

(chi tiết trong phần tiếp)


8


Hình 1 Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E
II.4. Thủ tục tiếp nhận bộ hồ sơ

Khi người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận
hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản, lập giấy biên
nhận bộ hồ sơ và giao cho người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp C/O yêu cầu
xuất trình thêm những chứng từ này hoặc khi người đề nghị cấp C/O yêu cầu.
9


II.5. Thời hạn cấp C/O mẫu E
-

-

-

-

Thời hạn cấp C/O mẫu E không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm
người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại
nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O
mẫu E hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O mẫu E đã
cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được
cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp C/O ký. Trong trường hợp người đề nghị cấp

C/O không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do.
Thời hạn cấ C/O mẫu E đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.
Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao
hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của
người xuất khẩu.
Đối với C/O không ưu đãi, được quy định tại Thông tư số 07/2006/TT-BTM
ngày 17/04/2006: (mẫu A, C/O hàng dệt may, C/O hàng dệt thủ công xuất sang
EU, mẫu ICO, mẫu B, C/O cho hàng xuất khẩu theo mẫu của nước nhập khẩu
yêu cầu... Theo điểm a, khoản 4, mục 2 C/O được cấp trong vòng ba (03) ngày
làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
Đối với C/O ưu đãi, được quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày
21/03/2011: Theo Khoản 1, Điều 13, C/O được cấp trong thời hạn sau:
o Không quá 4 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ
sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu qua đường hàng không;
o Không quá 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ
sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu bằng các phương tiện
khác
o Đối với trường hợp thương nhân nộp hồ sơ qua bưu điện, thời gian cấp
C/O là 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận ghi trên bì thư.
o Lệ phí cấp C/O: Miễn phí

II.6. Cấp sau, cấp lại và từ chối cấp C/O mẫu E
-

Cấp sau C/O mẫu E: Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì
các trường hợp bất khả kháng của người đề nghị cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ
cấp C/O mẫu E cho hàng hóa đã được giao trong thời hạn không quá một (01)
năm kể từ ngày giao hàng. C/O mẫu E được cấp trong trường hợp này phải đóng
dấu “cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “ISSUED

RETROA”

10


-

Cấp lại C/O mẫu E: Trong trường hợp C/O mẫu E bị mất, thất lạc hoặc hư
hỏng, Tổ chức cấp C/O mẫu E có thể cấp lại bản sao chính thức C/O mẫu E và
bản sao thứ ba (Triplicate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi
nhận được đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ tư (Quadruplicate) của
lần cấp đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 “sao y bản chính” bằng tiếng Anh:
“CERTIFIED TRUE COPY”.

-

Từ chối cấp C/O mẫu E: Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O mẫu E
trong các trường hợp sau:
a) Người đề nghị cấp C/O mẫu E chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương

nhân;
b) Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu E không chính xác, không đầy đủ như quy
định;
c) Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
d) Xuất trình bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ
thương nhận;
e) C/O mẫu E được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc
được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;
f) Hàng hóa không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được
chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ.

g) Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất cứ ACFTA hoặc
người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh
nguồn gốc xuất cứ của sản phẩm.
Khi từ chối cấp C/O mẫu E, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng băng
bản cho người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ
chối.
Chương III. Thực trạng những vướng mắc thường gặp trong thủ tục cấp giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E tại Việt Nam.
III.1. Những vướng mắc thường gặp.

Hiện nay, Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu
lớn nhất của Việt Nam, cụ thể, năm 2018 nước ta nhập siêu từ Trung Quốc tổng giá trị
11


thương mại là 65 tỉ USD (theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghệ Việt
Nam). Điều đó cho thấy số lượng và khối lượng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là
vô cùng lớn, dẫn đến việc các doanh nghiệp nhập khẩu dễ xảy ra sai sót hoặc gặp khó
khăn trong việc xin cấp C/O mẫu E. Dưới đây là một số vấn đề mà các doanh nghiệp
Việt Nam dễ nhầm lần và gặp phải khi xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói
chung và mẫu E nói riêng:
- Khác biệt về mã HS và tên hàng hóa trên C/O so với mã HS và tên hàng hóa khi
khai báo, nếu không ảnh hưởng đến bản chất hàng hóa thì cơ quan Hải quan vẫn
có thể xem xét chấp nhận C/O - Công văn số 540/GSQL-GQ1 ngày 05/03/2018
của Cục Giám sát Quản lý – Tổng cục Hải quan
- Trên ô số 1 của C/O mẫu E ghi tên người ủy quyền thay vì người xuất khẩu thì
C/O đó không hợp lệ để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt (Hải quan từ chối
C/O) - Công văn số 5467/TCHQ-GSQL ngày 16/9/2013, công văn số
1196/GSQL-TH ngày 09/09/2014 của Tổng cục Hải quan
- Người vận chuyển (shipper) trên vận đơn (B/L) không bắt buộc là bên xuất

khẩu, nếu trên vận đơn thể hiện shipper khác với nhà xuất khẩu không phải là
căn cứ để hải quan từ chối C/O - Công văn số 3361/HQHCM-GSQL ngày
18/9/2014 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
- Thông thường, trị giá ghi trên C/O mẫu E là trị giá FOB, tuy nhiên nếu C/O thể
hiện giá trị bằng giá CIF cũng không vi phạm, không phải căn cứ để hải quan từ
chối C/O - Công văn số 978/GSQL-TH ngày 21/07/2014 của Tổng cục Hải
quan
- C/O mẫu E mà hàng hóa có quá cảnh Hồng Kông trước khi đến Việt Nam thì
phải xuất trình vận đơn 2 chặng (chặng từ Trung Quốc đến Hồng Kông và chặng
từ Hồng Kông đến Việt Nam) hoặc vận đơn chở suốt từ Trung Quốc đến Việt
Nam. Trường hợp chỉ xuất trình vận đơn 1 chặng từ từ Hồng Kông đến Việt
Nam thì hải quan từ chối C/O - Công văn số 3679/TCHQ-GSQL ngày
07/07/2010 của Tổng cục Hải quan
- C/O mẫu E có hóa đơn bên thứ 3
Theo công văn số 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công thương
hướng dẫn về hóa đơn bên thứ ba trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Trung
Quốc (ACFTA) thì Hóa đơn bên thứ ba là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một
Công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba (Trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà
xuất khẩu có trụ sở đặt tại các bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho Công ty
đó. Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là
Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu. Do đó, C/O mẫu E phải đáp ứng đủ 4 điều
kiện sau đây mới được chấp nhận:
12


Ô số 1: thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia ACFTA (Ví dụ:
China)
o Ô số 7: có tên công ty phát hành hóa đơn, và tên nước mà công ty này đặt
trụ sở
o Ô số 10: số và ngày hóa đơn phải ghi rõ tại ô số 10 (khớp với Invoice

mua bán)
o Ô số 13: tích vào mục “Third Party Invoicing”
Một số vấn đề thường gặp đối với C/O mẫu E phát hành bởi bên thứ 3:
o C/O mẫu E phát hành bởi bên thứ 3 cùng nước với nhà xuất khẩu vẫn là
C/O hợp lệ, theo công văn số 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ
Công thương.
o Trường hợp thiếu dấu tick vào mục “Third Party Invoicing” thì C/O đó
là không hợp lệ, trường hợp này thường được gọi là “C/O ủy quyền” do
nhà máy ở Trung Quốc không có chức năng xuất khẩu mà phải ủy quyền
cho 1 đơn vị dịch vụ làm C/O.
o C/O trực tiếp, nhưng có tên nhà sản xuất ở ô số 7 là không hợp lệ.
o C/O ủy quyền và có tên người ủy quyền xin C/O đứng ở ô số 1 là không
hợp lệ.
o Ngày khởi hành trên C/O (Departure date) khác với trên vận đơn tuy
không bị đánh giá là không hợp lệ nhưng dễ bị nghi ngờ về xuất xứ.
o C/O mẫu E có thể được cấp trước ngày tàu chạy.
Vướng mắc về thời điểm cấp C/O mẫu E.
o Người khai hải quan nộp bản chính C/O cho cơ quan hải quan tại thời
điểm làm thủ tục hải quan để được xem xét hưởng mức thuế ưu đãi theo
biểu thuế suất ưu đãi tương ứng. Thời điểm làm thủ tục hải quan được
tính từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến trước khi hàng hóa được
thông quan.
o Trường hợp chưa có bản chính C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan,
người khai hải quan phải khai báo việc nộp bổ sung C/O trên tờ khai hải
quan và nộp C/O trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan. Trong thời gian chưa nộp C/O, người khai hải quan khai báo theo
mức thuế suất MFN.
o

-


Ngoài thời hạn nêu trên, cơ quan hải quan chỉ xem xét đề nghị nộp bổ sung C/O
trong các trường hợp:
Trường hợp thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, với mã số HS khai báo, thuế
suất MFN thấp hơn hoặc bằng với thuế suất ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp khai thuế
suất MFN khi làm thủ tục hải quan, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi
13


hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác đinh lại mã số
HS hoặc doanh nghiệp khai bổ sung mã HS, theo mã HS mới thì thuế suất MFN cao
hơn so với thuế suất ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp đề nghị được nộp bổ sung C/O.
Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng
theo diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ
quan hải quan kiểm tra sau thông quan (hoặc doanh nghiệp tự phát hiện) xác định hàng
hóa không thuộc diện ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp đề nghị được nộp bổ sung C/O.
III.2. Một số trường hợp cụ thể tại Việt Nam
III.2.1. Sai lệch về mã HS của mặt hàng loa kéo.

Sai tên gọi và mã HS là trường hợp xảy ra phổ biến khi xin cấp giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa không chỉ đối với mẫu E và ở Việt Nam. Do các mặt hàng tương tự
thường có mã HS gần giống nhau, chỉ khác biệt từ 1 hoặc 2 số trong dãy mã gồm 6 đến
8 chữ số, điều này dẫn đến việc nhầm lẫn trong quá trình xác định mã HS và tên gọi
của mặt hàng khi khai báo và giám định. Dưới đây là một trường cụ thể đã được thông
báo tới cổng thông tin của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai:
Vào tháng 7/2019, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lâm Trường (TP Hồ
Chí Minh) có làm thủ tục nhập khẩu 1 lô hàng từ Trung Quốc về Việt Nam với thông
tin tên hàng trên vận đơn đường biển, hợp đồng, hóa đơn thương mại và trên C/O mẫu
E đều thể hiện là: Trolley Speakers và HS code trên C/O mẫu E thể hiện: 851829. Khi
làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai tên hàng trên tờ khai hải quan là: loa kéo và áp

mã HS là: 85184090 (với mã HS này thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%, thuế xuất nhập
khẩu ưu đãi ACFTA mẫu E là: 15%). Trong quá trình làm thủ tục hải quan và kiểm tra
hóa hàng thực tế kiểm hóa viên không xác định được công suất thực tế trên sản phẩm
và yêu cầu doanh nghiệp đưa hàng đi giám đinh để xác định tên hàng, công dụng, công
suất định danh theo biểu thuế hiện hành. Kết quả giám định ra tên hàng là: " Bộ tăng
âm điện có tích hợp thêm các chứng năng tái tạo âm thanh, xử lý âm thanh, bluetooth".
Và kiểm hóa viên xác định HS code dựa theo biên bản chứng nhận là 85185090 (thuế
nhập khẩu ưu đãi là 20%). Vấn đề đặt ra ở đây là sự khác biệt này có dẫn đến việc C/O
mẫu E của doanh nghiệp có bị cơ quan hải quan từ chối hay không.
Trường hợp của Công ty Lâm Trường được xác định là có sự khác biệt về mã
HS và tên hàng hóa trên C/O so với mã HS và tên hàng hóa khi khai báo.
Vấn đề này đã được quy định tại mục h khoản 6 Điều 15 Thông tư 38/2018/TTBTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương.
14


Theo đó, cơ quan Hải quan căn cứ thông tin khai báo về tên hàng hóa, mã số HS, mô tả
hàng hóa khai trên tờ khai hải quan, C/O, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, kết
quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế) để
xác định tính hợp lệ của C/O. Nếu sự khác biệt đó không gây nhầm lẫn về bản chất của
hàng hóa thực nhập và không thuộc trường hợp sai sót trên C/O thì cơ quan Hải quan
vẫn sẽ chấp nhận C/O của doanh nghiệp theo đúng quy trình. Ngược lại, nếu mã HS và
tên gọi khác nhau dẫn đến việc hiểu sai về bản chất của sản phẩm thì Chi cục Hải quan
sẽ thực hiện thủ tục từ chối theo trình tự, thủ tục được quy định.
Qua giám định thì xác định được mặt hàng của Công ty Lâm Trường là "Bộ
tăng âm điện có tích hợp thêm các chứng năng tái tạo âm thanh, xử lý âm thanh,
bluetooth", tên gọi này bổ sung rõ hơn về chức năng của sản phẩm chứ không làm sai
lệch bản chất là “loa kéo” nên Chi cục Hải quan vẫn sẽ chấp nhận C/O của doanh
nghiệp.
III.2.2. C/O mẫu E có hóa đơn bên thứ 3 là đơn vị vận chuyển từ Trung Quốc


Trường hợp xuất hiện đơn vị vận chuyển là bên thứ 3 xảy ra rất phổ biến trong
các giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E do nhu cầu và lượng hàng hóa tăng cao.
Việc xuất hiện thêm một bên thứ 3 khiến cho thủ tục của C/O mẫu E trở nên phức tạp
hơn so với các C/O thông thường, điều này cũng dẫn đến việc phát sinh một số vấn đề
liên quan đến cả bên thứ 3.
Ví dụ về trường hợp của một doanh nghiệp tại Bình Dương gặp phải khi xin
C/O mẫu E cho mặt hàng nguyên liệu giấy cuộn từ Hồng Kông và có hóa đơn bên thứ
3 phát hành bởi một doanh nghiệp Trung Quốc:
Tháng 9/2016, Công ty TNHH Hòa Thuận Phát (Bình Dương) có giao dịch nhập
khẩu nguyên liệu giấy cuộn từ Trung Quốc cụ thể như sau:
− Hợp đồng giữa Công ty Hoà Thuận Phát (Bên A) và Công ty B (Có trụ sở chính tại

Hồng Kông).
− Công ty B đặt hàng của công ty C (Nhà máy sản xuất giấy cuộn - Tại Trung Quốc).
− Chứng nhận xuất xứ mẫu E: do bên C đứng tên " Shipper", Ô số 7 thể hiện tên đầy đủ

bên B, Ô 13 có thể hiện "Third party Invoicing".
− Mặt hàng: Giấy bìa tráng trắng (Định lượng: 220GSM) có mã số HS: 48109290.

15


− Thanh toán: Công ty A thanh toán trục tiếp cho công ty B qua ngân hàng

Theo Nghị định 128/2016/ND-CP áp dụng từ ngày 1/9/2016, nếu Công ty B
cung cấp đươc C/O mẫu E như trên thì mặt hàng giấy bìa tráng trắng (Mã HS
48109290) có được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu hay không? Vì Hồng Kông – trụ
sở của công ty B được xếp vào cột " Nước không được hưởng ưu đãi", công ty Hòa
Thuận Phát hiểu như sau: mặt hàng giấy bìa tráng trắng (có mã HS 48109290) sẽ

không áp dụng ưu đãi đặc biệt nếu người bán trực tiếp có trụ sở tại Trung Quốc tức là
mặt hàng này không được ưu đãi về thuế dù có CO mẫu E.
Theo như công ty trình bày, trường hợp của công ty là C/O mẫu E có hóa đơn
thương mại của bên thứ 3.
Cơ quan Hải quan bên nhập khẩu phải chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp
hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba hoặc
bởi một nhà xuất khẩu ACFTA đại diện cho công ty đó miễn là hàng hóa đáp ứng các
quy định về xuất xứ trong Phụ lục 1 Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM. Số hóa đơn bên
thứ ba phải được ghi trên Ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng
phải có trụ sở đặt tại các Bên tham gia hiệp đinh; bản sao của hóa đơn bên thứ ba phải
được nộp cùng với C/O mẫu E cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu. (Điều 23 Phụ lục
2 Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương).
Tuy nhiên, Căn cứ Điều 4 Nghị định số 128/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của
Chính phủ quy định:
“Điều 4: Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện
sau:
1.Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
2.Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN – Trung Quốc
3.Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều
này vào Việt Nam, do Bộ Công Thương quy định.

16


4.Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN – Trung Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu E do Bộ
Công Thương quy định”.
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 128/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của

Chính phủ quy định:
“Điều 3: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Cột “Nước không được hưởng ưu đãi”:
Những mặt hàng nhập khẩu từ nước có thể hiện ký hiệu tên nước (được quy định tại
Khoản 2 Điều 4) không được áp dụng thuế suất ACFTA quy định tại Nghị định này”.
Do mặt hàng giấy bìa tráng trắng (Mã HS 48109290) sản xuất ở Hồng Kông
thuộc mặt hàng được ghi chú ở cột “Nước không được hưởng ưu đãi”, dù C/O mẫu E
được bất kỳ một nước thành viên khác cấp cũng sẽ không được áp dụng thuế suất
ACFTA.
III.2.3. Sự chênh lệch giữa mức thuế suất của MFN hay C/O mẫu E-ACFTA

Hiện nay có nhiều quy định về mức thuế xuất nhập khẩu cho các mặt hàng và
các mức thuế suất thường khác nhau giữa các nguyên tắc, do đó khi lựa chọn mức thuế
nhập khẩu các doanh nghiệp cũng cần xem xét kĩ lưỡng để không làm trái quy định
pháp luật mà vẫn được hưởng mức thuế suất ưu đãi cho các mặt hàng phù hợp. Tuy
nhiên sự chồng chéo của nhiều loại thuế suất khiến việc xác định này là tương đối rắc
rối cho các doanh nghiệp, điển hình như trường hợp của doanh nghiệp về thiết kế dưới
đây đã gặp khó khăn trong việc lựa chọn mức thuế suất của MFN hay C/O mẫu E –
ACFTA cho mặt hàng gạch men.
Vào tháng 10/2018, Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Thành Phố (TP Hồ Chí
Minh) có gặp vấn đề như sau: “Công ty sẽ nhập mặt hàng gạch men xuất xứ từ Trung
Quốc, HS Code: 69072121 & 69072211. Với mặt này thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông
thường (thuế suất MFN) là 45%, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (C/O mẫu EACFTA) là 50%. Theo quy định tại Điểm c.2.4, Khoản 1 Điều 37 Thông
tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp mức
thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so
với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để
thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho
mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN. Nhưng Thông tư 39/2018 TT-BTC ngày
20/04/2018 đã bãi bỏ quy định này. Vậy nếu doanh nghiệp đính kèm C/O mẫu E tại
thời điểm đăng kí tờ khai thì doanh nghiệp phải đóng thuế nhập khẩu với mức thuế suất
17



là 45% hay vẫn đóng thuế 50%? Ngoài ra nếu không có C/O mẫu E thì doanh nghiệp
sẽ phải đóng thuế nhập khẩu theo mức nào?”
Trường hợp của công ty được xác định là có sự xuất hiện của hai loại thuế suất
MFN và C/O mẫu E dành cho mặt hàng gạch men với mức thuế khác nhau. Việc lựa
chọn mức thuế suất phù hợp đã được quy định trong khoản 2 điều 3 Nghị định
số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ ban hành như sau:
“Điều 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
…2. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế
xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt
quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì được áp dụng mức thuế
suất ưu đãi.”
Như vậy, trường hợp của công ty được áp dụng mức thuế suất ưu đãi theo quy
định trên, tức là áp dụng theo nguyên tắc MFN với mức thuế suất là 45%.
Nếu không có C/O mẫu E thì doanh nghiệp xác định mức thuế suất dựa trên
khoản 3 điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016:
“Điều 5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng
phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
….3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi
đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
-

Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt
Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng
điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ
quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

-


Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong
quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị
trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ
có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt
Nam;

18


-

Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường
hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định
bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất
ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để
quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường”.
Chương IV.

Các biện pháp cải thiện thủ tục cấp C/O ở Việt Nam

IV.1. Đối với các doanh nghiệp xin cấp C/O

Để tránh tình trạng khai báo sai, khai không chính xác, khai thiếu, sử dụng sai
Mẫu, các doanh nghiệp cần có các cán bộ chuyên môn nắm vững các vấn đề về C/O.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải quan tâm dành một phần chi phí đào tạo cán
bộ chuyên phụ trách vấn đề sử dụng C/O của doanh nghiệp, cử cán bộ đi học các lớp,
hội thảo về hướng dẫn sử dụng do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay Bộ
Thương mại tổ chức. Trong các lớp "bổ túc kiến thức" này cán bộ của các doanh

nghiệp không chỉ học về các quy tắc xuất xứ, nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ, mà còn
phải học cách thực hành. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình đàm phán
ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài.
Thứ hai, cán bộ có chuyên môn về sử dụng C/O của doanh nghiệp phải là người
chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu những mặt hàng trong danh mục cho hưởng ưu
đãi của các nước nhập khẩu, những mặt hàng mà doanh nghiệp đã và đang chưa khai
thác được, các tiêu chuẩn xuất xứ mà hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng để được hưởng
ưu đãi và các mức thuế ưu đãi dành cho các mặt hàng đó, tìm ra các mặt hàng có mức
thuế ưu đãi cao và trong điều kiện của doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu
chuẩn xuất xứ. Trên cơ sở các nguyên cứu đó, kiến nghị với cán bộ chịu trách nhiệm về
kế hoạch kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, về danh mục các mặt hàng trọng tâm
của doanh nghiệp để tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn
xuất xứ của các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan. Từ đó có thể tăng khả năng cạnh
tranh, khả năng thâm nhập vào thị trường các nước của sản phẩm. Ngoài ra, với một số
mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của nước cho hưởng mà doanh nghiệp đã dành
được uy tín và được khách hàng ưa chuộng, doanh nghiệp cần nắm vững mức thuế ưu
đãi mà mặt hàng đó được hưởng. Trên cơ sở chắc chắn rằng sản phẩm đáp ứng tiêu
chuẩn xuất xứ đó, doanh nghiệp cam kết cấp C/O Mẫu E cho người nhập khẩu và có
thể đàm phán nâng giá hàng hay giá gia công sản phẩm. Mức đàm phán nâng giá hàng
trên một đơn vị sản phẩm có thể được xác định như sau (coi giá trị tính thuế là giá ghi
trong hoá đơn thương mại):
x: mức nâng giá hàng tối đa cho phép (trên một đơn vị sản phẩm)
a: giá ban đầu của một đơn vị sản phẩm
b1: thuế suất MFN
19


b2: thuế suất thuế ưu đãi
a+x: giá trên một đơn vị sản phẩm sau khi nâng giá
a+ab1: tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu không ưu đãi của

một đơn vị sản phẩm
(a+x)+(a+x)b2 : tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu được ưu
đãi và có nâng giá hàng trên một đơn vị sản phẩm
Mức nâng giá hàng cho phép có thể là:
x < [(a+x)+(a+x)b2]-(a+ab1) hay x < a(b-b1)/b1
Công thức nâng giá hàng này có thể phát biểu như sau: "Trong trường hợp hàng
hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, mức đàm phán nâng
giá hàng cho phép nằm trong giới hạn của tỷ số giữa tích của giá thị trường ban đầu và
mức ưu đãi thuế quan (chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi với thuế suất MFN) với thuế
suất không ưu đãi. Như vậy, thuế suất thuế ưu đãi càng thấp so với thuế suất MFN thì
mức ưu đãi càng cao và giới hạn cho phép nâng giá hàng càng lớn. Điều này cho phép
doanh nghiệp xuất khẩu đàm phán nâng giá hàng lên cao hơn mà không làm ảnh hưởng
đến tính cạnh tranh của hàng hoá so với các hàng hoá đồng loại không được hưởng ưu
đãi. Trong trường hợp thuế ưu đãi bằng 0 thì tổng số tiền mà người nhập khẩu phải bỏ
ra chỉ là tiền thanh toán cho người bán (coi các chi phí khác bằng 0). Do đó, doanh
nghiệp xuất khẩu có thể nâng giá hàng trong mức số tiền thuế mà người nhập khẩu nếu
mua hàng từ một nước thứ ba khác không được hưởng ưu đãi phải nộp. Khi đó, x < ab 1.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những vấn đề mà người nhập khẩu cần phải tính đến
trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, còn kết quả nâng giá
hàng có đạt được hay không, mức nâng giá hàng là bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác.
Thứ ba, doanh nghiệp cần mở rộng mối quan hệ kinh doanh thương mại với các
nước cho hưởng ưu đãi cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ, hoặc với
các nước trong khối ASEAN để tăng hàm lượng nội địa khu vực áp dụng theo tiêu
chuẩn xuất xứ cộng gộp. Trên cơ sở mở rộng mối quan hệ với các nước cho hưởng,
doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước đó, trong trường hợp
không thể tìm đủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu. Như vậy, khi xuất khẩu trở lại các nước cho hưởng, các thành phần nhập khẩu
vẫn được tính vào giá trị hàm lượng nội địa để xác định tính xuất xứ của sản phẩm.
Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang các nước cho hưởng áp dụng tiêu

chuẩn xuất xứ cộng gộp mà nguyên phụ liệu trong nước không đủ cung ứng cho sản
xuất, doanh nghiệp có thể tìm nguồn nhập khẩu từ các thị trường thuộc danh sách các
nước được hưởng ưu đãi của nước nhập khẩu đó. Như vậy doanh nghiệp không mất
nhiều thời gian để đi tìm nguyên phụ liệu ở trong nước mà còn mở rộng được các mối
quan hệ kinh doanh, thương mại và đạt được mục đích kinh doanh của mình.
20


IV.2. Đối với các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O

Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu kiểm tra khi cấp C/O, tổ chức
cấp C/O cần tiến hành kiểm tra thực tế quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu, kiểm tra thành phần nguyên phụ liệu sử dụng để sản xuất hàng
xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo quy định hay không. Việc kiểm tra có thể
tiến hành thường kỳ hay đột xuất để từng bước khắc phục việc doanh nghiệp sử dụng
chứng từ giả để làm bằng chứng về tính xuất xứ của sản phẩm. Để làm tốt công việc
này cần phải có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn xuất
xứ của sản phẩm. Các tổ chức cấp C/O (các bộ phận cấp của VCCI) cũng nên có quy
định về kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước khi cấp cái loại giấy C/O VCCI có
thể kết hợp với VINACONTROL kiểm tra thường kỳ hoặc đột xuất quy trình sản xuất,
chế biến, gia công của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Người cấp C/O cần phải luôn tỉnh táo, kiểm tra, cẩn thận, nắm vững những quy
định về cách khai, về tiêu chuẩn xuất xứ áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu để được cấp
C/O đúng Mẫu. Các cán bộ cấp C/O cần phải nắm vững quy chế cấp C/O ở Việt Nam
cũng như ở các nước cho hưởng ưu đãi, có những hiểu biết cơ bản về mặt hàng được
mô tả. Trong Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và mã HS của chúng để đối chiếu với
lời khai trên mẫu C/O.
Việc tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ cấp C/O là rất cần thiết.
Thông qua các lớp học này các cán bộ có thể tham gia trao đổi kinh nghiệm thực tế
cũng như các khó khăn mà mình gặp phải để cùng nhau rút ra những biện pháp hữu ích

trong công việc của mình. Mặt khác các cán bộ phụ trách cũng sẽ phổ biến, dẫn kịp thời
cho cán bộ chuyên môn các quy định mới trong chính sách ưu đãi của từng nước cho
hưởng. Điều này là rất cần thiết đối với các cán bộ ở các chi nhánh hay các cơ quan đại
diện của các cơ quan cấp C/O tại các tỉnh, thành phố khác nhau.
Phải thống kê thường xuyên, kịp thời các C/O đã cấp để chủ động dự đoán tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế
hoạch đầu tư tăng thêm thành phần nội địa trong sản phẩm, giảm bớt thành phần nhập
khẩu mà trong nước đang sản xuất được; giới thiệu cho họ các nguồn nguyên phụ liệu
đó. Ngoài ra, tổ chức cấp C/O có thể thay mặt cho doanh nghiệp kiến nghị lên cơ quan
quản lý cấp C/O thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để từ đó tổ chức này kiến nghị
với Nhà nước nhằm ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho doanh
nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chiến
lược, có kim ngạch xuất khẩu lớn.
Khi có khiếu nại của Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu về C/O, cơ quan cấp
C/O cần nhanh chóng tiến hành trả lời khiếu nại để họ có thể xác minh tính chân thực
của C/O do mình cấp, giải toả mối nghi ngờ về tính xuất xứ của sản phẩm. Từ đó Cơ
quan Hải quan nước nhập khẩu mới nhanh chóng làm thủ tục thông quan cho hàng hoá,
tránh phải nộp các khoản tiền phạt không cần thiết như tiền lưu kho, lưu bãi, vận
21


chuyển, giám định. Đồng thời, nó cũng tạo được uy tín cho cơ quan cấp C/O và thiết
lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa họ với Cơ quan Hải quan của các nước nhập khẩu,
tạo điều kiện thuận lợi cho các lô hàng sau.
IV.3. Đối với cơ quan quản lý cấp C/O

Hiện tại cơ quan quản lý cấp C/O tập trung một mối về Bộ thương mại mà trực
tiếp là chia theo thị trường do các Vụ quản lý thị trường có liên quan quản lý. Tuy
nhiên, chưa có văn bản pháp luật riêng nào được ban hành quy định cụ thể về nhiệm vụ
và trách nhiệm của các cơ quan đó. Hoạt động quản lý của các Vụ đều mang tính chất

sự vụ; việc đến đâu giải quyết đến đó; không theo một thể chế, nhất quán. Đây là một
trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều thiếu sót trong việc quản lý cấp C/O. Do đó,
Bộ thương mại cần sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định lại chức năng và nhiệm
vụ có liên quan đến việc quản lý cấp C/O của các Vụ quản lý thị trường này. Đồng thời
cần có các thông tư hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng tới các Vụ và các cơ quan hữu
quan tránh hiện tượng thủ tục hành chính rườm rà làm mất nhiều thời gian cho cơ quan
cấp C/O và cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mối quan hệ dọc từ Vụ xuống các cơ quan
cấp C/O phải là mối quan hệ "một - một" vì thực chất hoạt động cấp C/O rất đơn giản
và gọn nhẹ. Quan hệ quản lý nên trực tiếp và giải quyết nhanh chóng giúp doanh
nghiệp có được C/O trong vòng một ngày nếu hồ sơ đầy đủ, không có thiếu sót hoặc
trong vòng ba ngày nếu cần làm rõ tính xuất xứ của hàng hoá.
Bộ thương mại cần kiến nghị lên thủ tướng Chính phủ nhằm có các điều chỉnh,
quy định riêng cho hoạt động cấp C/O tại các Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế
xấut cấp tỉnh cho phù hợp với hoạt động thực tiễn tại đây.
Thường xuyên theo dõi tình hình cấp C/O bằng cách cử cán bộ tham gia chỉ đạo
và giám sát hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI cũng như các Phòng quản
lý xuất nhập khẩu khu vực.
Chỉ đạo việc xin và cấp C/O bằng các văn bản pháp luật để đảm bảo xin và cấp
C/O đúng thủ tục và không có sự vi phạm pháp luật như : quy định cụ thể hình thức
phạt với những mức độ vi phạm các quy định về khai báo C/O của doanh nghiệp và
mức độ vi phạm các quy định về cấp C/O của cán bộ và cơ quan cấp C/O. Các mức
phạt phải có tính khả thi tức là không quá nhẹ để doanh nghiệp và các cơ quan coi nhẹ
việc xin, cấp C/O nhưng cũng không nên trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và
các cơ quan này.
Hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI còn nhiều bất cập. Có nơi đã
cập nhật số lượng C/O được cấp vào máy tính từng ngày từng giờ nhưng cũng có
những nơi chỉ ghi trên sổ sách, việc cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính
xác. Hệ thống chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các chi nhánh này khác nhau
nên việc trao đổi thông tin mất nhiều thời gian. Vì vậy, Ban pháp chế của VCCI tại Hà
Nội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cấp C/O. Để khắc phục tình trạng

22


trên, VCCI cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách Nhà Nước để xây dựng hệ thống
quản lý dữ liệu, thông tin trên mạng máy tính nối mạng toàn quốc.
Trên cơ sở các báo cáo của tổ chức cấp C/O cơ quan quản lý cấp C/O cần kiến
nghị lên Chính phủ để ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất của
doanh nghiệp, tạo ra những thay đổi thích hợp trong các chính sách thuế, chính sách
cho vay vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần sự hỗ trợ.

KẾT LUẬN
Ngày nay, khái niệm về C/O không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trên
thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. C/O đã trở thành
một chứng từ quan trọng, cần thiết và được sử dụng rát nhiều trong buôn bán quốc tế.
Người ta không chỉ thấy trong đó nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất chế biến, chất lượng
của sản phẩm mà có thể thấy cả chính sách kinh tế trong quan hệ song phương và đa
quốc gia.
Chính sách mở cửa kinh tế của Việt Nam đã đưa đất nước hội nhập cùng nền
kinh tế khu vực và thế giới, mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp
muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Các Hiệp định ưu đãi thuế
quan, các Hiệp định song phương vầ xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là Hiệp định
ASEAN – Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi,
tạo thuận lợi để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị
trường nước nhập khẩu. Nhưng đồng thời với những ưu đãi đó là những quy định chặt
chẽ về xuất xứ hàng hóa, về tính nội địa của sản phẩm. Đó là sự đòi hỏi các doanh
nghiệp và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ một cách nghiêm túc.
Cơ hội luôn đi liền với thách thức. Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam
nắm chắc các kiến thức nghiệp vụ về C/O, khai thác và sử dụng có hiệu quả những lợi
ích mà C/O mang lại, góp phần phát triển lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và hoạt động
kinh tế quốc dân nói chung. Điều đó không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ riêng doanh nghiệp và

còn là sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ từ các cơ quan quản lý và cơ quan cấp
C/O để những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh chóng,
thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa , đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập của nền
kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công Thương, Thông tư số 36/2010/TT-BCT, ngày 15 tháng 11 năm 2010 “Quy tắc
Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa
phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp
tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa”
Bộ Công thương, 2012, “Công văn hướng dẫn về hóa đơn bên thứ ba trong Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)”
Bộ Tài chính, 2015, “Thông tư Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu”
Bộ Tài chính, 2018 A, “Thông tư Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu”
Bộ Tài chính, 2018 B, “Thông tư về sửa đổi và bổ sung một số điều tại thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015”
Bộ Thương mại, 2007, “Quyết định về việc ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận
xuất xứ mẫu E để hưởng các ưu đại theo hiệp định thương mại hàng hóa thuộc hiếp
định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”
Chính phủ, 2016, “Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để
thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2016 –
2018”

Chính phủ, 2016, “Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thực hiện
Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu”
Nghị định Số 31/2018/NĐ-CP: “Quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ
hàng hóa”
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2018, "Cẩm nang C/O".
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2018, "Hướng dẫn thủ tục cấp
C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu"
Quốc hội, 2016, “Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu”
Thông tư số 12/2019/TT-BCT “Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về
hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa”

24


25


×