Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế phân tích hợp đồng đại lý và quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng đại lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.41 KB, 21 trang )

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
I.
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
1. Khái niệm về hợp đồng đại lý
1.1. Khái niệm về đại lý

Theo Điều 166-Mục 4-Chương V-Luật Thương mại (sửa đổi) năm 2005 (có hiệu lực
từ 1/1/2006):
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Bên
giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại
lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên
đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua
hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005
thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù
hợp với hàng hóa đại lý.
Trong hoạt động đại lí thương mại, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc
hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả
của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp
đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo
hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua
và nhận tiền (đại lý bán hàng) hoặc nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng
cho người bán (đại lý mua hàng). Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua
bán cho bên giao đại lý.
1.2. Lợi ích của việc sử dụng đại lý

Sử dụng đại lý làm trung gian thương mại mang lại rất nhiều lợi ích cho các đơn vị


kinh doanh, chẳng hạn:


Đại lý thường hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương,
do đó, họ có khả năng đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tránh bớt rủi ro cho bên
ủy thác.

1




Hơn nữa, đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó, khi sử dụng họ, bên ủy
thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra ngoài. Nhờ thế, chi phí bỏ ra ban đầu được giảm
bớt đáng kể.
• Ngoài ra, riêng với đại lý mua bán hàng hoa, nhờ dịch vụ của đại lý trong việc lựa
chọn, phân loại, đóng gói, bên ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc sử dụng đại lý cũng có nhược điểm. Công
ty kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ mất sự liên lạc trực tiếp với thị trường, mọi thông tin
phản hồi từ thị trường về công ty đều phải thông qua đại lý. Đồng thời, công ty thường
phải đáp ứng những yêu sách của đại lý, ví dụ yêu cầu tăng tiền thù lao đại lý. Mặt khác,
lợi nhuận mà công ty thu về sẽ không thể bằng giao dịch trực tiếp, bởi vì nó đã bị chia sẻ
một phần cho đại lý. Nhận thức được ưu, nhược điểm của đại lý sẽ giúp cho bên uỷ thác
tìm cách phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu trong quá trình sử dụng
đại lý, nhằm đem lại lợi ích tối đa cho mình.
1.3. Khái niệm về hợp đồng đại lý

Mối quan hệ giữa bên ủy thác với bên đại lý được xác định trong hợp đồng đại lý.
Qua tìm hiểu, tôi được biết cho đến nay chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào đưa
ra khái niệm chính xác về hợp đồng đại lý nói chung. Nhưng căn cứ vào nội dung, chức

năng của nó, chúng ta có thể hiểu hợp đồng đại lý như sau:
Hợp đồng đại lý là sự thoa thuận bằng văn bản giữa bên ủy thác (hay còn gọi là bên
giao đại lý) và bên đại lý (hay là bên nhận đại lý), trong đó quy định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong quá trình đại lý, thông thường có các nội dung như: Tên và
địa chỉ các bên; Đối tượng đại lý; Hình thức đại lý; Thù lao đại lý; Thời hạn hiệu lực
của hợp đồng đại lý.
2. Các loại hợp đồng đại lý

Bên ủy thác lựa chọn loại đại lý nào là tùy thuộc vào mục đích sử dụng và đặc điểm,
điều kiện của mình. Có thể nói, lựa chọn loại đại lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với bên ủy thác nói chung và đối với các công ty kinh doanh nói riêng. Từ đó, họ sẽ quyết
định ký kết loại hợp đồng đại lý nào.
*

Căn cứ vào chủ thể của hợp đồng :
• Hợp đồng đại lý được ký kết giữa các chủ thể độc lập, riêng lẻ hoặc các chủ
thể kết hợp:
- Chủ thể độc lập: ví dụ: công ty, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh
có tư cách pháp nhân.
- Chủ thể kết hợp: ví dụ các chủ thể trong doanh nghiệp liên doanh
tham gia thành lập một doanh nghiệp liên doanh mới.
2





*

*


*

*

Hợp đồng đại lý được ký kết giữa hai chủ thể hoặc nhiều chủ thể.
Hợp đồng đại lý được ký kết giữa các chủ thể là đại diện đương nhiên hay
đại diện có ủy quyển, chủ thể được ủy thác hoặc đại diện của cơ quan Nhà
nước.
Căn cứ vào hoạt động của đại lý:
• Hợp đồng đại lý mua hàng hoá.
• Hợp đồng đại lý bán hàng hoá.
• Hợp đồng đại lý giao nhận hàng hoá.
• Hợp đồng đại lý vận tải (tàu biển, hàng không,…)
• Hợp đồng đại lý cung cấp Internet.
• Hợp đồng đại lý bảo hiểm.v.v...
Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được ủy thác, người ta phân ra 3 loại hợp đồng
đại lý:
• Hợp đồng đại lý toàn quyền: là loại hợp đồng đại lý mà ở đó, đại lý được
phép thay mặt bên ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm.
• Hợp đồng tổng đại lý: theo hợp đồng này, đại lý được ủy quyền làm một
phần việc nhất định của bên ủy thác.
• Hợp đồng đại lý đặc biệt: là loại hợp đồng đại lý mà ở đó, đại lý được ủy
thác chỉ làm một việc cụ thể
Căn cứ vào nội dung quan hệ giữa bên đại lý với bên ủy thác, người ta phân ra
ba loại hợp đồng đại lý:
• Hợp đồng đại lý thụ ủy: là loại hợp đồng đại lý mà bên đại lý được chỉ định
để hành động thay cho bên ủy thác, với danh nghĩa và chi phí của bên ủy
thác.
• Hợp đồng đại lý hoa hồng: là loại hợp đồng đại lý mà bên đại lý được ủy

thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của mình, nhưng với chi phí của
bên ủy thác.
• Hợp đồng đại lý kinh tiêu: theo hợp đổng này, bên đại lý hoạt động với
danh nghĩa và chi phí của mình.
Ngoài ra, trên thị trường thế giới, chúng ta còn có thể gặp những loại hợp đồng
đại lý như:
• Hợp đồng đại lý gửi bán: là một loại hợp đồng đại lý mà ở đó, bên đại lý
được ủy thác bán ra, với danh nghĩa của mình và chi phí do bên ủy thác
chịu, những hàng hoa do bên uy thác giao cho để bán ra từ kho của bên đại
lý.
• Hợp đồng đại lý đảm bảo thanh toán: ở hợp đồng này, bên đại lý đứng ra
bảo đảm sẽ bồi thường cho bên ủy thác, nếu người mua hàng (người thứ ba)
ký kết hợp đồng với mình không thanh toán tiền hàng.

3




Hợp đồng đại lý độc quyền: theo hợp đồng này, bên đại lý là duy nhất cho
một bên ủy thác để thực hiện một hành vi nào đó như bán hàng, mua hàng,
thuê tàu... tại một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng quy định.
v.v...

Như vậy, trên thị trường có rất nhiều loại hợp đồng đại lý. Các doanh nghiệp cần cân
nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hợp đồng đại lý nào để ký kết.
3.

Đặc điểm của hợp đồng đại lý


Trước hết, hợp đồng đại lý cũng có những đặc điểm cơ bản giống như các hợp đồng kinh
tế khác, đó là:



Hợp đồng đại lý là một hợp đồng song vụ: tức là có ít nhất hai nghĩa vụ trở lên.
Hợp đồng đại lý là một hợp đồng có đền bù: tức là bên có quyền sẽ có nghĩa vụ và
ngược lại.
• Hợp đồng đại lý là một hợp đồng ước hẹn: tức là quyền và nghĩa vụ của các bên
phát sinh ngay sau khi ký kết hợp đồng.
• Hợp đồng thường được trình bày theo cấu trúc điều khoản: Cấu trúc điều khoản
của hợp đồng giống với cấu trúc điều khoản của các văn bản pháp luật. Cấu trúc
này tạo điều kiện để các bên dễ dàng thấy được trách nhiệm và quyền hạn trong
từng công việc cụ thể.
Ngoài ra, hợp đồng đại lý còn có đặc điểm riêng, thể hiện ở chỗ hợp đồng đại lý là một
hợp đồng dài hạn. Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng hợp đồng đại lý
thường có một thời hạn tương đối dài.
II.

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

Ký kết hợp đồng đại lý là việc các bên xác nhận kết quả xác lập các nội dung thỏa
thuận trong hợp đồng đại lý và lãnh trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Đây là yếu tố ràng
buộc các bên thực hiện hợp đồng đại lý và là cơ sở pháp lý để thực hiện việc phạt hợp
đồng khi có vi phạm. Người ký hợp đồng đại lý phải có đủ năng lực pháp luật và được
pháp nhân cử làm đại diện hợp pháp hay đại diện theo uỷ quyền.
1.

Nguyên tắc ký kết hợp đồng đại lý
Trước hết, việc ký kết hợp đồng đại lý cũng tuân thủ một số nguyên tắc chung như

khi kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại khác, đó là:
• Nguyên tắc tự nguyện: Ý chí của các bên trong hợp đồng là ý chí thực, ý
chí tự nguyện. Nếu một bên của hợp đồng bị ép buộc, bị đe doa, bị lừa dối
hay vì một lý do nào đó mà phải ký hợp đồng với những điều khoản bất lợi
cho mình thì về nguyên tắc, họ có thể chứng minh và xin Toà án hoặc

*

4


*
*

*

*

Trọng tài tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Như vậy, ý chí thực, ý chí tự nguyện
của các bên trong hợp đồng đại lý thể hiện trên các văn bản giao dịch và
hợp đồng cụ thể.
• Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Theo nguyên tắc này, các bên đã tự
nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng đại lý phải đảm bảo nội dung
của quan hệ đó thể hiện được sự tương ứng về quyền và nghĩa vụ, đảm bảo
lợi ích kinh tế cho các bên.
• Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật:
Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản nghĩa là các bên tham gia quan hệ hợp
đồng đại lý phải tự mình gánh vác trách nhiệm tài sản, bao gồm phạt hợp
đồng và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng đại lý. Các
cơ quan cấp trên, các tổ chức kinh tế khác không thể đứng ra chịu trách

nhiệm thay cho các bên vi phạm. Nguyên tắc không trái pháp luật đồi hỏi
ký kết hợp đồng đại lý phải hợp pháp. Điều này nghĩa là mọi thoả thuận
trong hợp đồng phải hoàn toàn phù hợp những quy định của pháp luật,
không được lợi dụng ký kết hợp đồng đại lý để hành động trái pháp luật.
Đây là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trật tự, kỷ cương của
Nhà nước trong lĩnh vực hợp đồng đại lý.
Riêng với các hợp đồng đại lý có yếu tố nước ngoài hay hợp đồng đại lý quốc tế
thì còn phải tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế.
Hợp đồng đại lý phải được ký kết dưới hình thức văn bản: Đây là yêu cầu bắt buộc
đối với các đơn vị kinh doanh khi tham gia vào quan hệ hợp đồng đại lý - là hình
thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của hai bên.
Một nguyên tắc nữa khi ký kết hợp đồng đại lý là các bên cần có sự thỏa thuận
thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết. Thực hiện
điều này sẽ giúp cho các bên tránh được những tranh chấp có thể xảy ra sau này.
Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng đại lý phải là ngôn ngữ cả hai bên đều thông thạo
cũng là một nguyên tắc các bên cần quan tâm khi ký kết hợp đồng. Điều này đặc
biệt quan trọng trong hợp đồng đại lý quốc tế, bởi vì trong hợp đồng này, ngôn
ngữ sử dụng thường là ngoại ngữ đối với ít nhất một trong các bên.

Ngoài ra cũng cần giải thích các từ ngữ, khái niệm, định nghĩa sử dụng trong hợp
đồng.
2.

Trình tự ký kết hợp đồng đại lý
Hợp đồng đại lý thường được ký kết theo hai cách:
* Cách thứ nhất - Ký kết hợp đồng đại lý trực tiếp:
Đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thoả thuận thống
nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào hợp đồng. Hợp
5



đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm 2 bên cùng ký vào
văn bản.
Bằng cách ký kết trực tiếp này các bên có điều kiện đàm phán và nhanh chóng
đi đến nhất trí với nhau về các điều khoản trong hợp đồng cũng như thuật ngữ sử
dụng trong hợp đồng. Vì thế, hợp đồng được hình thành một cách nhanh chóng.
Thông thường, hợp đồng đại lý được ký kết bằng cách trực tiếp.
* Cách thứ hai - Ký kết hợp đồng đại lý gián tiếp:
Trong những trưởng hợp các bên không thể ký kết hợp đồng đại lý một cách
trực tiếp, các bên có thể ký kết hợp đồng bằng cách gián tiếp.
Ký kết hợp đồng đại lý một cách gián tiếp là cách thức ký kết mà trong đó các
bên gửi cho nhau các tài liệu giao dịch như công vãn, điện báo...chứa nội dung của
công việc giao dịch. Ký kết hợp đồng đại lý bằng hình thức gián tiếp thường được
áp dụng với các đơn vị kinh tế ở xa, việc đi lại giao dịch gây tốn kém và lãng phí
thời gian không cần thiết nên người ta áp dụng ký kết hợp đồng đại lý bằng cách
này. Ký kết hợp đồng đại lý bằng hình thức gián tiếp yêu cầu phải tuân theo trình
tự nhất định, thông thường có hai bước:
• Bước 1: Bên đề nghị thông báo ý định đến bên được mời ký kết. Trong lời
đề nghị phải đưa ra được những yêu cầu về nội dung giao dịch như: tên đối
tượng làm đại lý, hình thức đại lý, thời gian, địa điểm, hình thức thanh
toán... Lưu ý rằng lời đề nghị phải rõ ràng và có tính xác định.
• Bước 2: Bên nhận được đề nghị ký kết hợp đổng có nghĩa vụ trả lời bằng
văn bản và gửi cho bên đề nghị hợp đồng, trong đó ghi rõ nội dung chấp
nhận và những điểm bổ sung. Bên kia cũng phải trả lời về việc có đồng ý
phần bổ sung hay không. Hợp đồng được coi là hình thành và có giá trị
pháp lý kể từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoa
thuận về tất cả các điều, khoản chủ yếu của hợp đồng.
Dù ký kết bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, hợp đồng đại lý đều có hiệu lực
pháp lý như nhau và mỗi bên đều phải thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã
cam kết.

3.

Điều kiện hiệu lực của hợp đồng đại lý
Để hợp đồng đại lý có hiệu lực:
* Chủ thể ký kết hợp đồng phải có đủ tư cách pháp lý:
Chủ thể của hợp đồng đại lý là các bên tham gia quan hệ hợp đồng đại lý và
bình đẳng, tự nguyện thoả thuận để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Họ
phải đảm bảo được hai điều:

6




Thứ nhất: các bên ký kết hợp đồng đại lý phải có đủ các điều kiện đặt ra đối
với chủ thể của hợp đồng đại lý (phải là pháp nhân, cá nhân có đăng ký
kinh doanh...)
• Thứ hai: người ký kết hợp đồng đại lý phải là người có thẩm quyền (có
năng lực ký kết).
* Đối tượng của hợp đồng đại lý phải hợp pháp:
Đối tượng của hợp đồng đại lý có thể là hàng hoá hoặc dịch vụ nhưng đều phải
được pháp luật cho phép.
Ví dụ: Nếu đối tượng của hợp đồng đại lý là hàng hoá, Điều 111- Mục 6Chương II- Luật Thương mại năm 1997 ghi: Hàng hoá của đại lý mua bán phải
phù hợp với giấy chứng nhận đăng kỷ kinh doanh của các bên.
* Nội dung của hợp đồng đại lý phải hợp pháp:
Nội dung của hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá được quy định tại Khoản 2Điều 119-Mục 6-Chương II Luật Thương mại năm 1997 như sau:
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Hàng hoá đại lý;
c) Hình thức đại lý;

d) Thù lao đại lý;
e) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
* Hình thức của hợp đồng đại lý phải hợp pháp:
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản. Đây là một quy phạm có tính
mệnh lệnh đòi hỏi phải được tuân thủ. Trong trường hợp hợp đồng đại lý ký kết
bằng hình thức gián tiếp bao gồm công văn, điện báo, thông điệp dữ liệu...mới
được coi là hợp lệ. Các hình thức khác như thư từ, điện thoại, biên lai, hoá đơn,
chứng từ chỉ có ý nghĩa làm chứng cứ trong quan hệ hợp đồng đại lý đã được ký
kết.
III.

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

1. Các điều khoản chủ yếu

Thông thường, cơ cấu chung của một văn bản hợp đồng đại lý gồm ba phần:
a. Phần mở đầu: Bao gồm các nội dung: Quốc hiệu; Số và ký hiệu hợp đồng; Tên
hợp đồng; Những căn cứ xác lập hợp đồng; Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng.
b. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng: Gồm các nội dung: Tên tổ chức, đơn vị, cá
nhân tham gia ký kết hợp đồng đại lý (gọi chung là tên doanh nghiệp); Địa chỉ
doanh nghiệp; Điện thoại, Telex, Fax; Tài khoản mở tại ngân hàng; Người đại diện
ký kết; Giấy ủy quyền.
c. Phần nội dung của hợp đồng đại lý: Nội dung của hợp đồng đại lý là toàn bộ
những điều khoản do các bên cùng nhau thoả thuận xây dựng nên. Những điều
khoản đó làm phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ
7


*
*

*
*

*
*

*

hợp đồng đại lý . Các điều khoản chủ yếu trong nội dung của hợp đồng đại lý bao
gồm:
Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng đại lý: nhất thiết phải ghi cụ thể vì nó liên
quan tới thời hạn hợp đồng.
Các bên ký kết: Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; Họ
tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
Xác định quyền của đại lý: có phải là đại lý độc quyền hay không.
Đối tượng của hợp đồng đại lý: Ví dụ đối tượng là hàng hoá:
• Tên hàng hoá: để tránh nhầm lẫn có thể dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng,
cần diễn đạt chính xác tên hàng.
• Số lượng hoặc khối lượng: ghi rõ số lượng, khối lượng, dung sai khi cần
thiết, ai được hưởng dung sai, phương pháp xác định số lượng tuỳ theo đặc
điểm của hàng hoá (chẳng hạn như cân, đo...).
• Quy cách phẩm chất: phẩm chất là điều khoản nói lên mặt "chất" của hàng
hoá, nghĩa là tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu
suất... của hàng hoá đó.
• Bao bì, đóng gói, ký mã hiệu: Bao bì phải phù hợp phương thức vận tải ,
đảm bảo trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng cũng
cần quy đinh cụ thể về ký mã hiệu. Ký mã hiệu phải rõ ràng, đầy đủ.
• Giá hàng: bao gồm: đồng tiền tính giá, mức giá (giá tối đa, giá tối thiểu),
phương pháp quy định giá... Nếu đối tượng hợp đồng đại lý là một dịch vụ,
một hoạt động, một công việc: phải ghi rõ nội dung công việc đó, yêu cầu

đối với công việc đó...
Khu vực địa lý nơi đại lý hoạt động: ghi rõ ràng, chính xác khu vực địa lý, tỉnh,
xã, phường nơi đại lý hoạt động.
Thù lao đại lý: Thù lao đại lý là khoản tiền do bên giao đại lý trả cho bên đại lý
dưới nhiều hình thức khác nhau. Mức thù lao đại lý do các bên thoả thuận trong
hợp đồng đại lý. Mức độ chi phí thù lao có thể tính bằng các cách sau:
• Quy định theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hàng hoá bán ra hoặc hiệu quả của
hoạt động đại lý;
• Tính theo từng tháng, từng quý;
• Trả theo từng giao dịch và chất lượng mà kết quả giao dịch đạt được.
Ngoài ra, trong điều khoản thù lao đại lý, các bên cần xác định trước những
vấn đề về đồng tiền thanh toán thù lao, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền và
các điều kiện đảm bảo hối đoái...
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: là điều khoản xác định khoảng thời gian từ khi
bắt đầu cho đến khi kết thúc hợp đồng đại lý. Đồng thời cũng xác định thời hạn
thanh toán thù lao, hoa hồng và giao kết quả việc mua bán tài sản và các giao dịch
khác cho bên uỷ thác.
8


Xác định thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý: Thời hạn này căn cứ vào mục
đích của các giao dịch hoặc căn cứ vào năm công lịch cho các hợp đồng thường
xuyên xảy ra theo các chu kỳ liên tục. Nếu năm sau hai bên muốn tiếp tục giao kết
thì lập hợp đồng mới.
* Thể thức huỷ bỏ hợp đồng đại lý:
Về việc chấm dứt hợp đồng đại lý, Điều 126- Mục 6- Chương II- Luật Thương
mại năm 1997 quy định về chấm dứt hợp đồng đại lý như sau:
Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá được chấm dứt trong các trường hợp sau
đây:
1. Hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc hết thời hạn hiệu lực;

2. Các bên thoả thuận bằng văn bản chấm dứt hợp đồng trước hết thời hạn hiệu
lực;
3. Hợp đồng bị vô hiệu khi nội dung hợp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng trái
với quy định của pháp luật;
4. Một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia
là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận;
5. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
* Trách nhiệm của bên đại lý:
• Phải thực hiện các giao dịch một cách có lợi nhất cho bên giao đại lý.
• Khi giao dịch phải theo những điều kiện và yêu cầu của bên giao đại lý, nếu
cần thay đổi yêu cẩu nào phải được bên giao đại lý đồng ý, nếu không, bên
giao đại lý sẽ phạt hợp đồng bằng cách: cắt giảm số lượng hàng hoá, cắt
giảm thù lao với đại lý...
• Những kết quả giao kết với người thứ ba về số lượng, chất lượng, thanh
toán...phải thông báo theo quy định cho bên giao đại lý, đồng thời phải thực
hiện mọi quyền và nghĩa vụ khi giao dịch với người thứ ba.
• Phải bồi thường cho bên giao đại lý những thiệt hại do việc không thực hiện
đầy đủ những quyền và nghĩa vụ xuất phát từ giao dịch với người thứ ba
gây ra như: chậm trễ do việc thực hiện hợp đồng, làm hư hỏng, mất mát tài
sản...
• Không được sử dụng những tài sản mình mua hay nhận bán cho bên giao
đại lý. Phải giữ gìn và bảo quản tốt những tài sản đó để đảm bảo thực hiện
tốt các giao dịch, nếu không cũng trả lại nguyên vẹn cho bên giao đại lý.
* Trách nhiệm của bên giao đại lý:
• Phải nhận toàn bộ kết quả những giao dịch mà bên đại lý đã làm theo sự uỷ
nhiệm của mình, xem xét những tài sản mà bên đại lý mua cho mình, thông
báo kịp thời những hư hỏng, mất mát hoặc sai lệch quy cách và phẩm chất
đã xác định trước khi đặt mua, kiểm tra lại nội dung công việc đã giao đại

9



lý, nếu thấy có sự sai lệch so với nội đung đã thỏa thuận cũng phải thông
báo lại ngay.
• Trả tiền thù lao cho bên đại lý theo đúng thời hạn và số lượng đã thỏa
thuận. Có thể cho phép bên đại lý giữ lại khoản thu tương ứng với thù lao
khi giao kết với người thứ ba để trừ vào thù lao và các chi phí giao dịch.
• Trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý, bên giao đại lý phải thanh toán
những chi phí người đại lý phải bỏ ra để thực hiện những giao dịch theo uỷ
nhiệm của bên giao đại lý, kể cả những thiệt hại do những việc làm có lỗi
của bên giao đại lý gây ra cho bên đại lý.
• Bên giao đại lý có quyền không nhận việc hoàn lại những tài sản đã giao
cho bên đại lý trước đây để thực hiện giao dịch theo uỷ nhiệm của bên giao
đại lý nếu bên đại lý không bảo quản chu đáo, làm hư hỏng, giảm giá trị và
công dụng, thậm chí bên giao đại lý có quyền buộc bên đại lý phải bồi
thường.
• Bên giao đại lý có quyền bãi bỏ sự uỷ nhiệm của mình trước khi bên đại lý
giao kết với người thứ ba nhưng phải trả tiền thù lao về những công việc
mà bên đại lý đã làm như: chi phí bảo quản, tân trang, vận chuyển...
* Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Trong trường hợp cần thiết, các bên có thể thỏa thuận áp dụng các biện pháp:
ký quỹ, thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh tài sản...theo quy định của pháp luật để
bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý.
* Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng:
Hợp đồng đại lý đã được ký kết, quan hệ hợp đồng đã được xác lập theo đúng
pháp luật, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã cam
kết. Nếu một bên vi phạm, gây thiệt hại cho bên kia, thì bên gây thiệt hại phải
gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của mình. Việc quy
định chế độ trách nhiệm tài sản (chế tài) trong hợp đồng đại lý có ý nghĩa to lớn
nhằm đảm bảo sự ổn định của quan hệ hợp đồng đại lý bảo đảm trật tự trong pháp

lý kinh tế, khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm, đồng thời giáo dục ý thức pháp
luật và phòng ngừa các vi phạm pháp luật về hợp đồng. Các hình thức trách nhiệm
tài sản thường được áp dụng trong hợp đồng đại lý gồm:
(1) Buộc thực hiên đúng hợp đồng
(2) Phạt hợp đồng
(3) Bồi thường thiệt hại
*

Chuyển nhượng hợp đồng:
Hợp đồng đại lý được thành lập và thực hiện giữa hai bên ký kết, không bên
nào được chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba khi không có sự đồng
10


ý của bên kia. Trường hợp có sự đồng ý của bên kia thì việc chuyển nhượng này
phải được xác lập thành hợp đồng. Nếu bên đại lý có giao dịch với bên thứ ba thì
có quyền và nghĩa vụ theo một hợp đồng khác.
* Gia hạn hiệu lực hợp đồng đại lý :
Việc gia hạn hợp đồng đại lý phải được thực hiện trước khi hết thời hạn hiệu
lực của hợp đồng và phải được hai bên thống nhất bằng văn bản.
* Sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý các bên có thể sửa đổi, bổ sung một
số điều khoản cho phù hợp tình hình hoạt động thực tế. Mọi sửa đổi, bổ sung chỉ
có giá trị khi các bên chấp thuận bằng văn bản.
2.

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 có quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá như sau:

2.1.
Quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao đại lý:
* Quyền của bên giao đại lý (Điều 120):

Bên giao đại lý có những quyền sau:
(1) Lựa chọn bên đại lý, hình thức đại lý;
(2) Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá đại lý;
(3) Nhận ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp của bên đại lý nếu có thoả thuận
trong hợp đồng đại lý;
(4) Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
(5) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý;
(6) Được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp do hoạt động đại lý mang lại.
* Nghĩa vụ của bên giao đại lý (Điều 121):
Bên giao đại lý có những nghĩa vụ sau đây:
(1) Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp
đồng đại lý;
(2) Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý;
(3) Chịu trách nhiệm về chất lượng, quy cách hàng giao đối với đại lý bán hoặc
hàng nhận đối với đại lý mua trong hợp đồng đại lý, nếu bên đại lý không có lỗi;
(4) Trả thù lao cho bên đại lý;
(5) Hoàn trả cho bên đại lý tiền ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp (nếu có)
khi kết thúc hợp đồng;
(6) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự lựa chọn, sử dụng bên đại lý và liên đới
chịu trách nhiệm trong trường hợp bên đại lý vi phạm pháp luật mà nguyên nhân
do bên giao đại lý gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
2.2.
Quyền lợi và nghĩa vụ của bên đại lý:
* Quyền của bên đại lý (Điều 122):
11



Bên đại lý có những quyền sau đây:
(1) Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý;
(2) Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tiền
ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp nếu có khi kết thúc hợp đồng đại lý;
(3) Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác
có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
(4) Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang
lại.
* Nghĩa vụ của bên đại lý (Điều 123):
Bên đại lý có những nghĩa vụ sau đây:
(1) Mua, bán hàng theo giá do bên giao đại lý và bên đại lý thoa thuận trong hợp
đồng đại lý;
(2) Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý về giao nhận tiền, hàng với
bên giao đại lý;
(3) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản nếu có cho bên giao đại lý theo thoả thuận trong
hợp đồng đại lý;
(4) Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua
đối với đại lý mua;
(5) Ghi tên thương mại, biểu hiện của bên giao đại lý và tên hàng hoá đại lý tại địa
điểm mua bán hàng;
(6) Bảo quản hàng hoá, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, quy cách hàng
hoa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua theo
hợp đồng đại lý;
(7) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động
đại lý với bên giao đại lý;
(8) Chịu trách nhiệm trước bên giao đại lý và trước pháp luật về việc thực hiện
hợp đồng đại lý .

IV.

1.

QUY TRÌNH THỰC HIÊN MỘT HỢP ĐỔNG ĐẠI LÝ

Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý

Sau khi hợp đồng đại lý được ký kết và có giá trị pháp lý, các bên phải thực hiện
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng phải tuân thủ một
số nguyên tắc. Đó là các nguyên tắc:
*

Nguyên tắc chấp hành hiện thực:

12


Nguyên tắc chấp hành hiện thực nghĩa là các bên phải thực hiện đúng hợp đồng về
mặt đối tượng, không được thay thế đối tượng các bên đã thoả thuận trong hợp đồng
bằng một đối tượng khác hoặc trả một khoản tiền nhất định.
*

Nguyên tắc chấp hành đúng:

Nguyên tắc này được hiểu là toàn bộ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng đại
lý đều phải được thực hiện đầy đủ, như: đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa
điểm, đúng phương thức giao nhận, đúng phương thức thanh toán...
Nguyên tắc chấp hành đúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hợp đồng đại lý,
nhất là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, nguyên tắc này càng phải
được đề cao để nâng cao trách nhiệm của các bên với việc thực hiện những điều đã
cam kết trong hợp đồng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục,

thông suốt.
*

Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác cùng có lợi:

Nguyên tắc này phải xuyên suốt quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý
cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đại lý. Theo nguyên tắc này,
các bên có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ lẫn nhau để
thực hiện dầy đủ và nghiêm chỉnh các điều khoản đã cam kết, phải cùng nhau khắc
phục khó khăn, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngay cả khi
có tranh chấp xảy ra, các bên đều phải chủ động gặp gỡ bàn bạc, cùng nhau tìm ra
hướng giải quyết tối ưu nhất. Thực hiện hợp đồng đại lý trên tinh thần này vừa đảm
bảo nguyên tắc pháp lý, vừa đề cao đạo đức của những nhà kinh doanh trong điều
kiện kinh tế thị trường hiện nay.
2.

Những cam kết thực hiện hợp đồng đại lý

Sau khi ký kết hợp đồng đại lý, hai bên cần có cam kết quyết tâm thực hiện đầy đủ và
đúng những nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời, nên xác định các biện
pháp giải quyết tranh chấp xảy ra, trước hết là bằng con đường thương lượng. Cuối cùng
là quy định số bản hợp đồng được lập ra và giao cho từng bên tùy theo mức độ cần thiết.
3.

Quy trình thực hiện một hợp đồng đại lý

Tuỳ thuộc vào quan hệ đại lý là quan hệ đại lý trong nước hay đại lý cho nước ngoài,
nội dung quan hệ đại lý là đại lý mua bán hàng hoá hay đại lý dịch vụ (đại lý bưu điện,
đại lý bảo hiểm, đại lý vận tải...) sẽ quyết định đặc điểm, nội dung, việc xây dựng cũng
như trình tự thực hiện hợp đồng đại lý đó.


13


PHẦN II: MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ VIỆC KÝ KẾT VÀ
THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG ĐẠI LÝ TẠI VIỆT NAM
I.

Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý tại Công ty Unilever Việt
Nam
Unilever Việt Nam thành lập năm 1995 là một thành viên của tập đoàn tiêu dùng
khổng lồ trên thế giới - tập đoàn Unilever, một tập đoàn có cơ sở sản xuất ở 90 nước với
tư cách là nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thương hiệu quốc tế.
Các sản phẩm chủ yếu của Unilever Việt Nam bao gồm: sản phẩm chăm sóc tóc:
Sunsilk, Clear, Lifebouy, Dove; sản phẩm chăm sóc da: PoncTs, Dove; Các chất tẩy rửa:
Sunlight, Vim; Kem đánh răng: P/s, Closeup; Trà Lipton và hạt nêm Knorr v.v...
Với sản phẩm là mạt hàng tiêu dùng nhanh, đáp ứng những nhu cầu hàng ngày thiết
yếu mà ai ai cũng phải dùng, Unilever sử dụng chiến lược phân phối mạnh, phân phối
trên địa bàn toàn quốc ở tất cả những nơi thuận lợi nhất cho người tiêu dùng. Sản phẩm
của Unilever Việt Nam có thể dễ dàng được tìm thấy ở bất cứ siêu thị, đại lý, cửa hàng
bách hoa hay khu chợ nào. Nhờ vào chiến lược phân phối mạnh này, các sản phẩm của
Unielever dường như có mặt mọi nơi, góp phần mang lại thị phần cao nhất cho Unilever
trong ngành hàng chăm sóc sức khoe và gia đình tại Việt Nam.
Unilever có hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước với rất nhiều nhà phân phối
và nhà bán lẻ, đảm bảo cho hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và
thuận lợi nhất. Do Unilever là một công ty có mặt ở Việ t Nam đã lâu nên việc ký kết và
thực hiện hợp đồng giữa công ty và bên đại lý diễn ra thuận lợi.
Sử dụng đại lý là một phần trong kênh phân phối rất hiệu quả của công ty Unilever
Việt Nam - kênh bán hàng truyền thống (General Trade-GT). Hiện tại , GT là kênh bán
hàng mạnh nhất của công ty (chiếm 95 % hoạt động phân phối). Trong kênh GT, hàng

hoá của công ty được mang đến cho các nhà phân phối được gọi là các Distributors. Nhà
phân phối bằng nguồn lực của mình sẽ phân phối lại hàng hoa cho các nhà bán lẻ được
gọi là các Retailers. Nhà bán lẻ theo quan niệm mới của Unilever là tất cả những ai có thể
tham gia vào việc mua và bán lại hàng cho công ty. Cuối cùng, các nhà bán lẻ sẽ phân
phối hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Một điều đặc biệt trong kênh phân phối của
Unilever Việt Nam là để cho người tiêu dùng có được mức giá rẻ nhất, kênh phân phối
phải đơn giản nên công ty không chấp nhận bán buôn (Wholesaler). Nhưng trên thực tế,
bán buôn vẫn tồn tại nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp.
Các nhà phân phối trong kênh GT không phải là nguồn lực của công ty mà thường là
các cá nhân trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng với công ty. Về mặt luật pháp, nhà phân
14


phối được gọi là các đại lý của công ty do công ty ký kết hợp đồng với các nhà phân phối
bằng hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý thường phải được ký giữa Giám đốc bán hàng
toàn quốc với bên đại lý. Hiện tại, ở Hà Nội có khoảng 118 đại lý và trên cả nước có
khoảng 350 đại lý.
Trước khi đi đến ký kết hợp đồng đại lý, Unilever đưa ra tiêu chuẩn đầu tiên để trở
thành đại lý của công ty: là người bản địa, là thổ dân của vùng phân phối. Ngoài ra, đại lý
còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khác như: có cam kết đầu tư lâu dài cho Unilever,
có hiểu biết về thị trường, có kho chứa hàng, có xe tải chở hàng... Mỗi đại lý phụ trách
một khu vực bán hàng. Phạm vi khu vực bán hàng của từng đại lý phụ thuộc vào năng lực
của người bán. Đồng thời, cóng ty có những quy tắc bán hàng giữa các đại lý nền ít có
tranh chấp xảy ra. Ví dụ: khi khu vực A chưa được đại lý A cung cấp hàng kịp thời, thì
đại lý khu vực B được phép cung cấp hàng hoá thay cho đại lý A. Nhưng khi đại lý A đã
có hàng để phân phối cho khu vực của mình thì đại lý B phải rút lại hàng hoá. Tuy nhiên,
một số đại lý vẫn bán phá giá để bán được hàng nhiều hơn do không phải chịu những chi
phí như đầu tư cho xe tải , nhân viên...
Các đại lý chịu sự giám sát của các giám sát bán hàng gọi là các Sales Supervisor.
Các Sales Supervisor này có trách nhiệm quản lý công nợ doanh thu.. .của đại lý. Hàng

năm các đại lý và giám sát bán hàng phải nộp bản phân tích hoạt động kinh doanh, bản kế
hoạch kinh doanh cho kỳ tiếp theo cho công ty. Đây cũng là một nội dung phải được ghi
rõ trong hợp đồng đại lý mua bán giữa công ty và bên đại lý.
Nhìn chung quyền lợi của Unilever dành cho các đại lý là rất đáng kể vì họ làm ăn rất
có lãi. Mức chiết khấu cho các đại lý bán hàng khác nhau là không giống nhau và xấp xỉ
ở mức 6%, còn giá bán ở các đại lý đều như nhau là mức giá bán lẻ (Retailer Price). Đó
cũng là một trong những lý do các đại lý thường ký kết hợp đồng dài hạn với công ty.
II.

Sự việc Coca-cola kiện các đại lý
Coca-cola là một thương hiệu đồ uống có ga nổi tiếng trên thế giới mà tên tuổi đã trở
nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Công ty Coca-cola có mạng lưới phân phối sản
phẩm rộng khắp ở Việt Nam, trong đó các đại lý độc quyển đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Nhưng thời gian qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử nhiều
vụ kiện dân sự do công ty Coca-cola Việt Nam đứng nguyên đơn đòi các đại lý dộc quyền
thanh toán tiền hàng nợ đọng trong thời gian dài. Sẽ không có gì đáng nói nếu không có
những yêu cầu phản tố từ phía các đại lý đối với công ty và họ gần như "thua" do những
sơ hở về pháp lý trong giao kết hợp đồng và trong quá trình giao dịch.
Năm 1994, quay lại thị trường Việ t Nam sau gần 25 năm, Coca-cola thu hút các đại
lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo sự gắn mật thiết giữa công ty với
đại lý: Các đại lý không được bán sản phẩm của đối thử cạnh tranh, bù lại Coca-cola sẽ
trả cho các đại lý tiền chiết khấu độc quyền 1.000 đồng/két. Tiền chiết khấu này được quy
15


ra sản phẩm để thanh toán. Các đại lý độc quyền mua hàng theo phương thức mua đứt
bán đoạn, không được trả hàng lại nhưng trước mỗi đạt giảm giá, công ty sẽ thông báo
trước vài ngày để các đại lý kịp thời "giải phóng" hàng tồn.
Theo các đại lý, ban đầu Coca-cola sẵn sàng bù lỗ cho các đại lý lúc giảm giá khuyến
mại, sẵn sàng bỏ hàng thiếu mà không hề đề cập đến thời hạn trả... Bước tiếp theo, Cocacola đưa ra các điều kiện về số lượng mua hàng và công nợ trong hạn mức, khuyến khích

các đại lý trở thành đối tác kinh doanh chiến lược dể được hưởng chính sách "5+1 " (mua
năm tặng một)...
Trong quá trình làm ăn giữa hai bên, nợ kéo dài qua nhiều năm. Năm 1999, trước khi
chấm dứt hợp đồng đại lý, Coca-cola bất đầu củng cố chứng cứ để đòi nợ các đại lý. Lúc
này, các đại lý mới nhận ra và rất bất ngờ. Họ cho rằng nợ thì công ty quyết liệt đòi
nhưng ngược lại, nhiều khoản công ty đã phớt lờ, không thanh toán sòng phảng cho họ.
Các đại lý trình bày rằng nhiều đạt họ bị lỗ nặng do công ty đột ngột hạ giá khuyến mãi
nhưng không thực hiện việc thông báo trước như đã thoả thuận, cũng không tính đến việc
bù lỗ cho họ. Ngoài ra, các đại lý còn nói rằng qua việc "hỗ trợ trong phân phối", lắp đặt
bảng hiệu, bảng quảng cáo... Coca-cola nắm danh sách địa chỉ của khách hàng trong hệ
thống các đại lý độc quyền rồi bán hàng thẳng cho các "đại lý con" này với giá như đại lý
độc quyền.
Nguyên nhân là do trong hợp đồng đại lý giữa Coca-cola và các đại lý độc quyền
không có điều khoản nào xác định hệ thống khách hàng mà các đại lý độc quyền "xây
dựng" là tài sản của riêng họ nên Coca-cola được quyền làm điều đó, các đại lý khó bắt
bẻ được. Sau đó, các đại lý độc quyền như hết đường ra, một số trong họ gần như phá
sản. Các đại lý cũng trình bày rằng trong quá trình giao nhận hàng việc ghi hoa đơn rất sơ
sài, các bên hầu như không có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc lẫn nhau.
Để củng cố chứng cứ cho việc đòi nợ, công ty Coca-cola yêu cầu các đại lý xác nhận
công nợ. Nội dung bản xác nhận này chỉ phản ánh số hàng và vỏ chai các đại lý còn thiếu
công ty m à không đề cập đến trừ tiền chiết khấu độc quyền và tiền bù lỗ cho các đại lý.
Nhiều đại lý cho rằng do nghĩ đơn giản để được Coca-cola bỏ hàng nên họ đã ký không
do dự. Bên cạnh việc ký xác nhận công nợ, các đại lý vẫn kiên trì đấu tranh yêu cầu công
ty thanh toán lại tiền chiết khấu và tiền bù lỗ nhưng không có kết quả. Lẽ ra lúc đó, các
đại lý phải khởi kiện yêu cầu công ty Coca-cola Việt Nam thanh toán các khoản như thoa
thuận thì họ lại dễ dãi cho qua để tiếp tục làm ăn. Chính vì vậy, họ đã mất quyền khởi
kiện.
Ngược lại công ty Coca-cola Việt Nam vẫn còn quyền căn cứ vào giấy xác nhận công
nợ kiện theo thủ tục dân sự. Chỉ riêng 10 đại lý đang là bị đơn trong các vụ kiện đòi nợ
của Coca-cola m à TAN D Thành phố Hồ Chí Minh đang thụ lý giải quyết, số tiền nợ

hàng đã lên đến gần 6 tỷ đồng, chưa tính lãi suất quá hạn và 70.000 két vỏ chai quy thành
tiền.
16


III.

Một vài vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý nổi bật:
Tranh chấp hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu giữa Công ty TNHH xăng
dầu An Thành và Công ty TNHH dịch vụ dầu khí Thanh Hà.
Công ty TNHH xăng dầu An Thành và Công ty TNHH dịch vụ dầu khí Thanh Hà ký
kết Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu số 20/HĐĐL-VP/2012 ngày 30/12/2011, theo đó
Công ty Thanh Hàlàm đại lý bao tiêu sản phẩm xăng dầu cho Công ty An Thành bao
gồm: xăng, dầu Diesel (DO), dầu hỏa (KO) tại các cửa hàng bán lẻtrong hệ thống
của Công ty Thanh Hà. Số lượng dự kiến là 100m3/tháng xăng dầu; Chất lượng theo tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN 6776:2005 đối với các loại xăng không chì; và TCVN
5689:2005 đối với nhiên liệu dầu Diesel), về thanh toán các bên thỏa thuận: Công ty
Thanh Hànhận hàng không vượt quá mức gối đầu, với giá trị tương đương 200.000.000
đồng. Nếu lô hàng tiếp theo vượt quá mức gối đầu, Công ty Thanh Hà phải thanh toán
trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu không thực hiện Công ty Thanh Hà
phải trả lãi trên số tiền gối đầu và tiền vượt quá mức gối đầu. Quá trình thực hiện hợp
đồng: Công ty An Thành đã giao đúng số lượng, chất lượng xăng dầu theo thỏa thuận và
đã xuất các Hóa đơn giá trịgia tăng cho Công ty Thanh Hà, có tổng trị giá hàng hóa là
1.938.500.000 đồng. Công ty Thanh Hà đã chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho Công
ty An Thành nhiều lần với số tiền là 1.733.300.000 đồng. Tính đến ngày 03/02/2012,
Công ty Thanh Hàcòn nợ tiền hàng (xăng dầu các loại) là 205.200.000 đồng, số nợ này
các bên xác nhận, nhưng thanh toán dần, kéo dài dây dưa, và hàng năm hai bên công ty
có hợp để đối chiếu nợ, và số nợ tính đến ngày khởi kiện là 160.200.000 đồng.
1.


Tranh chấp hợp dồng đại lý giữa Nguyên đơn Công ty TNHH Lan Anh và
Bị đơn Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật A & H:
Ngày 01/01/2009 Nguyên đơn và Bị đơn ký Hợp đồng đại lý số GPV-Sales-01/2009
với nội dung Bị đơn là đại lý phân phối máy bơm và phụ tùng do Nguyên đơn sản suất.
Hợp đồng có hiệu lực từ tháng 01 đếng tháng 12 năm 2009 và hàng năm được tự động
gia hạn trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Hai bên đã hợp tác thực hiện hợp đồng đến ngày 22/5/2012, Bị đơn đơn phương đề
nghị việc chấm dứt hợp đồng.
Ngày 31/5/2012 hai bên ký biên bản họp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Ngày 29/11/2013 hai bên ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đại lý với nội dung:
Bị đơn đồng ý chịu phạt hủy đơn hàng với tổng số tiền là 127.809.963 đồng và công
nợ Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn là 2.883.075.196 đồng. Nguyên đơn đồng ý lấy lại
các mặt hàng (theo liệt kê tại Điều 2 của Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đại lý) với tổng
giá trị hàng hóa trả về là 1.181.564.275 đồng. Tổng cộng Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn
1.829.950.884 đồng. Bị đơn có nghĩa vụ thanh toán 850.000.000 đồng trước ngày
15/12/2013, phần tiền còn lại sẽ được thanh toán trước ngày 31/3/2014.Sau khi kiểm tra
2.

17


điều kiện hàng hóa thực tế thì Nguyên đơn đồng ý trừ đi giá trịhàng hóa trả về là
1.234.137.005 đồng. Như vậy số nợ chưa thanh toán của Bị đơn là 1.648.938.191 đồng,
cộng với tiền phạt hủy đơn hàng là 127.809.963 đồng thì Bị đơn còn thiếu Nguyên đơn
1.776.748.154 đồng.
Ngày 31/12/2013 Bị đơn chỉ thanh toán được 500.000.000 đồng cho Nguyên đơn. Số
nợ còn lại là 1.276.748.154 đồng.
Nay Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn trả cho Nguyên đơn công nợ còn thiếu là
1.276.748.154 đồng và tiền lãi tạm tính đến ngày 27/5/2014 là 26.777.564 đồng ngay khi
bản án có hiệu lực pháp luật.

Bị đơn, BĐ_Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật A & H trình bày:
Bị đơn xác nhận số nợ mà Nguyên đơn trình bày là đúng.
Hiện nay trong kho của Bị đơn vẫn còn hàng của Nguyên đơn, nhưng do không còn
là đại lý nên việc bán hàng của Nguyên đơn gặp khó khăn. Do đó Bị đơn đề nghị chuyển
trả toàn bộ số hàng hóa tương đương với số tiền còn nợ để thanh toán khoản nợ trên.
Tại phiên tòa hôm nay:
Nguyên đơn vẫn giữ nguyên các ý kiến đã trình bày, yêu cầu tính lãi theo mức lãi
suất 9%/năm trên số tiền nợ còn thiếu là350.000.000 đồng tính từ ngày
16/12/2013 đến ngày 24/12/2014 và số tiền nợ còn thiếu là 926.447.154 đồng tính
từ ngày 01/4/2014 đến ngày 24/12/2014.
Bị đơn yêu cầu trả lại hàng tồn kho để trừ vào số tiền nợ còn thiếu hoặc yêu cầu
Nguyên đơn cho thời gian từ 3 đến 4 năm để bán hết hàng thu hồi vốn trả nợ.

KẾT LUẬN
Đại lý thương mại với những ưu điểm của mình đang trở thành hoạt
động thương mại được ưa chuộng trong nền kinh tế thị trường. Do đó,
việc nắm rõ ưu nhược điểm của từng loại đại lý và quy trình kí kết, thực
hiện hợp đồng đại lý là cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là trong quá
trình hội nhập kinh tế đầy sâu rộng như hiện nay. Đặc biệt, các chủ thể
tham gia hợp đồng đại lý thương mại cần tìm hiểu kĩ vầ các bộ luật, điều
luật, nghị định,… mà pháp luật quy định; đồng thời nắm được quyền hạn
18


và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia hợp đồng, tránh tranh chấp, kiện
tụng.
Với nội dung đề tài mà chúng em thực hiện: Phân tích hợp đồng đại lý
và quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng đại lý. Đây là bài tiểu luận được
xây dựng trên những kiến thức chúng em tiếp thu và tìm hiểu, mong
nhận được sự đón nhận từ các bạn và giảng viên. Trong quá trình thực

hiện không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn, rất mong mọi người
đóng góp để đề tài của chúng em được hoàn thiện trọn vẹn hơn nữa.
Chúng em xin trân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mục số
Chung
(I).

Link
- Luật thương mại năm 2005.
- Luật thương mại 1997
Phần 1
- />

(II).

(III).

(IV).
(I).

(II).

(III) 1.
(III) 2.

thuong-mai.html
- />- />- />- />- />- />- /> />Phần 2
- />- /> /> /> /> />

20



×