Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phân tích hợp đồng giao dịch xuất khẩu hàng hóa của công ty cổ phần phát triển xuất nhập khẩu nam vinh với công ty COECK n v (vương quốc bỉ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 51 trang )

I
1.

Khái quát các công ty
Bên xuất khẩu

1.1 Vài nét về công ty
Công ty cố phần phát triển xuất nhập khẩu Nam Vinh
Tên giao dịch: NAM VINH DEVELOPMENT IMPORT EXPORT JSC
Địa chỉ: Tầng 4, số 3 Triệu Quốc Đạt, P. Điện Biên, TP. Thanh Hóa, Việt Nam
Mã số thuế: 2802297750
Số điện thoại (84) 0373 505 050
Số tài khoản 50110 370030640 Ngân hàng BIDV Thanh Hoá
Người đại diện: Ông Nguyễn Hữu Môn – Giám đốc
Giới thiệu về công ty: Công ty CP phát triển xuất nhập khẩu Nam Vinh được
thành lập vào năm 2015. Với 4 năm hoạt động trong lĩnh vực: Bán buôn vật
liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng, cắt tạo dáng và hoàn thiện giá, cung ứng
nguyên vật liệu cho xây dựng trong nước và trên toàn thế giới.
Ngành nghề kinh doanh:
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (Ngành chính)
Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá
Đại lý, môi giới, đấu giá
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét








1.2 Ngân hàng bên xuất khẩu
Ngân hàng BIDV: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam


Hoạt động trong lĩnh vực:
. Ngân hàng: cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống và
.

hiện đại
Bảo hiểm: bảo hiểm, tái bảo hiểm
1




.

Chứng khoán: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư

.

vấn đầu tư
Đầu tư tài chính: chứng khoán, góp vốn thành lập doanh

nghiệp…
Thành lập ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là định chế tài chính lâu
đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và




giá trị hàng đầu Việt Nam.
BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính



ngân hàng.
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là



một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân
hàng trong 58 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư



phát triển đất nước.
BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn
nhất tại khu vực Đông Nam Á, một trong 2.000 doanh nghiệp lớn và
quyền lực nhất thế giới; 400 ngân hàng lớn nhất thế giới (theo xếp
hạng của Forbes và Brand Finance 2017).

2.

Bên nhập khẩu

2.1 Vài nét về công ty
Công ty COECK N.V
Địa chỉ: De Laetstraat 6 2845 Niel, Bỉ

Số điện thoại: 0032 (0)3 880 75 00
Fax: 0032 (0)3 880 75 10

2


Email:
Đại diện bên mua: Ông Wim Van Riet – Trưởng bộ phận mua hàng
Giới thiệu về công ty: Coeck được thành lập vào năm 1929, là một doanh
nghiệp gia đình ở Niel, Bỉ.Với lịch sử được điều hành qua 4 thế hệ, Coeck là
doanh nghiệp có vị thế vững vàng trong thị trường sản xuất bê tông và vật liệu
xây dựng ở Bỉ và trên toàn khu vực Châu Âu.
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực:



Sản xuất bê tông chất lượng cao



Sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất



Phân phối bê tông, các loại hình vật liệu xây dựng khác



Hoàn thiện và lắp đặt các công trình xây dựng


2.2 Ngân hàng bên nhập khẩu
Ngân hàng: KBC Bank
Được thành lập vào năm 1998 sau khi sáp nhập hai ngân hàng Bỉ (Kredietbank
và CERA Bank) và một công ty bảo hiểm của Bỉ (Bảo hiểm ABB).
Hoạt động chính: bảo hiểm ngân hàng tích hợp, cho vay, mở tài khoản thu mua,
tư vấn về chứng khoán nợ tư nhân, tư vấn về bảo mật tài sản, các dịch vụ đầu tư
3


và tư vấn khác, tài khoản vãng lai/ tài khoản tiết kiệm, thư tín dụng thương mại,
xác nhận thư tín dụng thương mại,.
Khách hàng:> 11 triệu.
Các thị trường chủ yếu: Bỉ, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Bulgaria và
Ireland. Ngaoif ra ngân hàng cũng hoạt động ở một số quốc gia khác trên thế
giới với quy mô nhỏ.

3.

Tổng quan về mặt hàng giao dịch




Đối tượng hàng hóa: Các sản phẩm Đá xanh đen
Mục đích sử dụng của công ty: đồ trang trí, xây dựng lăng mộ xây dựng nội



ngoại thất, các sản phẩm đá mỹ nghệ,… và nhiều sản phẩm khác.
Yêu cầu về sản phẩm: Các sản phẩm Đá xanh đen: Đá mẻ, Đá mài mịn, Đá




giả cổ
Mã HS: 68010000
- Miêu tả Tiếng Việt: Các loại đá lát, đá lát lề đường và phiến đá lát đường,
bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến)
- Miêu tả Tiếng Anh: Setts, curbstones and flagsones, of natural




stone( (except slate)
- Thuộc phần XIII, chương 68 của bảng mã số hàng hóa xuất khẩu.
Nhận xét: Hàng hóa hợp pháp, được phép xuất khẩu
Đặc điểm: Đá xanh đen là loại đá tự nhiên, với đặc tính là cứng, có khả năng
chống mài mòn tốt được dùng để làm lăng mộ, xây dựng nội ngoại thất, các
sản phẩm đá mỹ nghệ,… và nhiều sản phẩm khác.

4


Tình hình cung thị trường về sản phẩm ở nước xuất khẩu
Hiện nay trên thế giới, thị trường sản xuất và xuất khẩu đá hoa cương, trong
đó có đá xanh đen phát triển mạnh mẽ nhất ở 5 nước đó là Ấn Độ, Brazil, Ý, Tây
Ban Nha và Trung Quốc. Tuy nhiên đá xanh đen ở các quốc gia này lại có giá xuất
khẩu khá cao so với Việt Nam do các yếu tố về chênh lệch về tỉ giá hối đoái, chi
phí thuê nhân công, chi phí sản xuất. Vậy nên trước hết, thị trường xuất khẩu đá
xanh đen tại Việt Nam đang chiếm ưu thế về giá cả.
Nhìn chung, nhu cầu về đá xây dựng của thế giới tăng mạnh từ năm 2005,

ổn định hơn sau năm 2010. Năm 2012, nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng của thế
giới khoảng 34,75 triệu tấn, riêng thị trường Châu Âu ghi nhận khoảng 14 triệu tấn,
trong đó Bỉ là một trong những thị trường tiềm năng nhất.
Tuy trong giai đoạn 2016-2017 thị trường nhập khẩu của Bỉ có suy giảm về
giá trị cũng như khối lượng nhập khẩu đá hoa cương, nhưng những con số được
ghi lại vẫn tương đối cao trên thị trường Liên Minh Châu Âu. Theo báo cáo đá thế
giới XXVI được công bố trong phiên bản thứ 50 của Marmomacc, mục đích sử
dụng chính của đá cẩm thạch vẫn là sàn và trang trí nội thất. Số lượng sản phẩm
trên thị trường đã tăng hơn ba lần trong hai mươi năm qua: ngày nay, mức tiêu thụ
đá cẩm thạch trên đầu người trên quy mô toàn thế giới lên tới 237m² trên một
nghìn dân; chỉ Thụy Sĩ, Bỉ, Ả Rập Saudi và Đài Loan có tỷ lệ một mét vuông mỗi
người.

5


 Tiềm năng của thị trường Việt Nam

Tiềm năng khoáng sản để sản xuất đá ốp lát( đá xanh đen) của nước ta rất đa
dạng phong phú về chủng loại đá granite, đá cẩm thạch, đá gabro, đá bazan, đá
marble, thạch anh màu sắc các loại: màu đỏ, vàng, trắng, hồng, xanh, lục, đen,
… với trữ lượng rất lớn, theo tài liệu tìm kiếm thăm dò của 6 vùng: Tây Bắc,
Đông Bắc Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và duyên hải miền
Trung, miền Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ, có 325 mỏ, với trữ lượng tìm kiếm
là 37 tỉ m3, đến nay chưa có khảo sát đầy đủ, chỉ khảo sát một số lượng mỏ rất
nhỏ do các chủ xí nghiệp khảo sát để khai thác. Dự kiến trữ lượng có thể khai
thác được trên 4 tỉ m3. Đây là một trữ lượng đá rất lớn có thể khai thác, chế
biến hàng trăm tỷ m2 đá ốp lát phục vụ xây dựng đất nước và xuất khẩu lâu dài.
Đá ốp lát ở nước ta đã được ra đời trên nghìn năm, bằng bàn tay, trí óc của
các nghệ nhân đã khai thác, đục, đẽo, chế tác ra nhiều sản phẩm đá granite, cẩm

thạch trong đó có đá xanh đen góp phần xây dựng nên nhiều công trình kiến
6


trúc cổ đại. Trong những năm gần đây đá ốp lát đã dần dần phát triển thành
ngành công nghiệp. Từ sản lượng nhỏ bé 0,2 triệu m2 vào năm 1990, lên 0,5
triệu m2 vào năm 1995 và 1,52 triệu m2 năm 2000, đến nay đã tăng lên 6,5
triệu m2 tăng gấp 32 lần so với năm 1990.
Đá xanh đen nước ta không chỉ lưu thông trên thị trường nội địa mà còn
xuất khẩu ra nước ngoài được thị trường thế giới ưa chuộng và đã có mặt trên
thị trường của 85 nước và vùng lãnh thổ.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 99.317.547 USD so với năm 2001 tăng
gấp 7,2 lần; với tốc độ tăng trưởng bình quân 38,5% năm. Xuất khẩu lớn nhất là
Công ty Vinastone.
4.

Qúa trình giao kết hợp đồng

4.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Thương mại quốc tế giúp cho thị trường các nước mở rộng hơn, chúng ta có
thể mua hàng hóa, dịch vụ mà trong nước không có, giúp thúc đẩy việc trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam sở hữu những lợi thế về giá cả, các chính sách khuyến khích xuất
khẩu, trữ lượng khoáng sản đá xanh đen để tiến hành giao dịch với doanh nhiệp Bỉ.
Hơn thế nữa, ta tận dụng nhu cầu sử dụng đá xanh đen không ngừng tăng cao ở thị
trường Châu Âu trong đó có Bỉ giúp đem sản phẩm đá hoa cương của Việt Nam
xuất khẩu ra thị trường thế giới, tạo nguồn lợi kinh tế lớn cho nền kinh tế quốc gia.
Hơn thế, phần lớn hàng hóa sau khi nhập khẩu vào Bỉ sẽ được tái xuất, nên thông
qua thị trường Bỉ, các doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận được nhiều hơn tới các thị
trường khác trong khu vực châu Âu.


7


Việt nam và Bỉ có những điều kiện thích hợp về chính trị, kinh tế, thương mại
để xác định chiến lược kinh doanh lâu dài
o

Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Châu Âu đang diễn ra
thuận lợi và tốt đẹp. Bà Jehanne Roccas, đại sứ Bỉ tại Việt Nam khẳng
định: “Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU đang ngày càng phát triển
trên nhiều phương diện. Bỉ là “trái tim của châu Âu”, nơi đặt trụ sở của
EU, với hệ thống cơ sở hạ tầng, thương mại rất phát triển. Vì vậy, các
DN Việt Nam có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội khi xuất khẩu sang thị
trường này, với nhiều mặt hàng chủ lực như cà phê, chè, giày dép, dệt
may…”.

o

Bỉ là một là quốc gia có nền chính trị ổn định, là một trong những nước
tư bản phát triển mạnh nhất trong khu vực Tây Âu.

o

Bỉ là bạn hàng thương mại thứ 7 của Việt Nam trong 28 nước EU và
trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 2,7 tỷ USD năm 2017; đầu tư
của Bỉ tại Việt Nam đến tháng 8/2018 đạt khoảng 900 triệu USD; hợp
tác giữa các địa phương của hai nước rất đa dạng và sôi động.

Tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ buôn bán:

o

Nhà nước ta sử dụng chính sách thuế với tư cách là một công cụ
quan trọng để khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích sản xuất
hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, vừa qua Nhà nước ta đã áp
dụng chính sách miễn giảm thuế, miễn thuế hầu hết các mặt hàng
xuất khẩu, áp dụng thuế xuất khẩu thấp đối với một số mặt hàng còn
chịu thuế, sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu, thuế
tiêu thụ đặc biệt.
8


o

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) sắp được thực thi tạo đà cho
việc xuất khẩu sang thị trường Châu Âu nói chung, Bỉ nói riêng.
Theo nội dung của EVFTA, có tới trên 99% hàng rào thuế quan của
hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU sẽ
được dỡ bỏ. Thỏa thuận cũng sẽ giải quyết một cách triệt để những
hàng rào phi thuế quan trong ngành công nghiệp ôtô cùng với nội
dung bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 169 sản phẩm của Liên minh châu
Âu, bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho các công ty châu Âu bình
đẳng với doanh nghiệp Việt Nam.

Điều khiện tự nhiên thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu giữa hai bên:
o

Bỉ có vị trí địa lý thuận lợi: Đó là vùng biển Bắc ngay bên cạnh,
một trong những vùng biển sầm uất nhất thế giới và có bờ biển
bằng phẳng, thích hợp cho việc trao đổi hàng hóa qua đường

biển.

o

Việc mở rộng biên giới của Liên minh châu Âu buộc phải mở
rộng hệ thống giao thông. Điều này đi liền với tăng cường sự liên
kết không biên giới của mạng lưới các phương tiện giao thông
của nước thành viên, mà Bỉ là một ví dụ quan trọng. Bỉ trở thành
cây cầu nối giữa châu Âu lục địa và Vương quốc Anh, và hiện tại
là cây cầu nối quan trọng của những giao thương quốc tế.

Lựa chọn đối tác:
Việc xuất khẩu đá xanh đen của Việt Nam chưa thực sự đủ mạnh để cạnh
tranh với các nước lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha,… Ta cũng còn
nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm, mẫu mã hàng hóa nên khó tiếp cận được
9


với những doanh nghiệp tiêu thụ đá hàng đầu trên thế giới. Hơn nữa, công ty CP
xuất nhập khẩu Nam Vinh là một công ty trẻ, quy mô còn hạn chế nên hợp tác với
Coeck N.V là phương án hợp lý.
Công ty Coeck N.V là một công ty gia đình quy mô không lớn, tiềm lực tài
chính hạn chế nên họ lựa chọn đối tác ở thị trường Việt Nam mà cụ thể ở đây là
công ty Nam Vinh.
4.2 Quá trình đám phán:
4.2.1.Hỏi hàng:
Công ty Coeck tìm đối tác tại thị trường Việt Nam chuyên cung cấp sản phẩm
đá xanh đen phục vụ cho sản xuất phân phối vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội
thất. Sau đó liên lạc, gửi thư hỏi hàng qua email.
4.2.2.Chào hàng:

Nhận được thư hỏi hàng từ công ty Coeck, Công ty Nam Vinh gửi qua email
cho đối tác về các mặt hàngđá xanh đen: giá cả, số lượng,…
4.2.3. Đặt hàng:
Công ty Coeck trả lời và đưa ra lời đề nghị ký kết hợp đồng bằng cách đặt
hàng.
Loại mặt hàng:


Bluestone Tumbled



Bluestone Honed and antic
10




Bluestone sawn and LG120
Công ty cũng nêu rõ cụ thể về tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết

hợp đồng.
4.2.4. Chấp nhận và xác nhận:
Hai bên công ty rà xoát và đồng ý về các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp
đồng để tăng thêm tính chắc chắn. Sau khi đã thống nhất về các điều khoản, các
bên ký kết hợp đồng và tiến hành thực hiện giao dịch như trong hợp đồng.
4.3 Hình thức đàm phán
Trong đàm phán, có 3 hình thức được sử dụng là:
-


Đàm phán giao dịch qua thư tín

-

Đàm phán giao dịch qua điện thoại

-

Đàm phán giao dịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp
Tuy khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông ngày càng phát

triển nhưng việc gặp gỡ làm ăn giữa các đối tác vẫn là vấn đề nan giải, đòi hỏi
nhiều chi phí, công sức. Do vậy, hình thức đàm phán giao dịch qua thư tín trở
thành phương thức chủ yếu để các doanh nghiệp liên lạc với nhau, đặc biệt là với
các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với 2 công ty này cũng không phải ngoại lệ, họ
chọn hình thức đàm phán qua thư tín.
-

Sau khi trải qua các bước hỏi hàng, chào hàng, rồi đến đàm phán về các điều
khoản của hợp đồng, hai bên đồng ý và đi đến ký kết hợp đồng bằng văn
bản. Trong đó có ghi đầy đủ các điều khoản về hàng hóa, thanh toán, vận tải,
11


các điều khoản liên quan đến pháp lý, nghĩa vụ của hai bên. Giao hàng sẽ áp
dụng: FOB Cảng Hải Phòng, Việt Nam, địa điểm giao hàng: Cảng Hải
Phòng Việt Nam.
4.4 Hình thức kí kết hợp đồng
Việc ký bằng văn bản sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong
quá trình kinh doanh và tránh được những tranh chấp trong thương mại. Khi xảy ra

tranh chấp, kiện tụng thì hợp đồng văn bản sẽ là bằng chứng cho những gì hai bên
đã thỏa thuận.
Đây là hình thức quy định bắt buộc ở Việt Nam khi kí kết hợp đồng thương
mại.
II Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa
1.

Hợp đồng mua bán quốc tế

1.1 Khái niệm
Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh
doanh ở những nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa
vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu một tài sản
nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền
hàng.
1.2 Đặc điểm
a. Là một hợp đồng mua bán hàng hoá, vì thế nó mang đầy đủ các đặc trưng
của một hợp đồng mua bán hàng hoá

12


-

Chủ thể của hợp đồng: Các thương nhân hoạt động thương mại, các tổ
chức cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại đều là chủ thể của
Luật thương mại 2005. Để trở thành thương nhân các cá nhân từ đủ 18
tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân tổ hợp tác, hộ
gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của
pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì cơ quan nhà nước có

toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương
nhân (Điều 2 Luật thương mại 2005).

-

Mục đích: hợp đồng trong lĩnh vực thưong mại là nhằm thực hiện các
hành vi thương mại cụ thể sau: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương
nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán
hàng hóa, gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, quảng cáo
thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa.

-

Hình thức: theo quy định của Luật thương mại hình thức của hợp đồng
thương mại có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể hoặc các thông điệp,
dữ liệu điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Như vậy, hình
thức của hợp đồng theo Luật thương mại cũng rất đa dạng và rộng rãi

b. Có thêm yếu tố quốc tế- là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia,
nên nó còn phải thoả mãn một số yêu cầu do yếu tố này đòi hỏi
Nội dung của hợp đồng bao gồm: các quyền và nghĩa vụ pháp sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu và hàng hoá từ người bán sang người mua ở các
nước khác nhau.

13


-


Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế (Thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau).

-

Hàng hoá: là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới
quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được
thiết lập ở các nước khác nhau.

-

Đồng tiền thanh toán: Ngoại tệ (Đối với ít nhất là một bên trong quan
hệ hợp đồng) được xem là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng.

-

Luật điều chỉnh hợp đồng là Luật quốc gia; các điều ước quốc tế và tập
quán quốc tế khác về thương mại và hàng hải.

-

Khách thể của hợp đồng là hành vi chuyển quyền sở hữu về hàng hoá từ
bên xuất khẩu sang bên nhập khẩu.

1.3 Cấu trúc
Các bản hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế được phân loại theo
nhiều tiêu thức khác nhau với những mục đích riêng rẽ khác nhau. Nhưng
(1)
(2)

(3)

(4)

nhìn chung, một bản hợp đồng sẽ gồm các phần sau
Tên hợp đồng
Địa điểm, ngày tháng năm
Phần mở đầu
− Cơ sở ký kết hợp đồng
− Tên, địa chỉ, điện thoại, điện tín của các bên
− Tên, chức vụ người đại diện
− Các định nghĩa có liên quan
Các điều khoản thỏa thuận
− Các điều khoản bắt buộc
14


Các điều khoản bổ sung, tùy ý
Chữ ký


(5)

Trong một bản hợp đồng mua bán hàng hóa số lượng các điều khoản nhiều hay
ít, chi tiết hay sơ sài là tùy thuộc vào các bên soạn thảo. Thông thường chúng ta
thấy một bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có các điều khoản chính sau:
Điều khoản tên hàng
Tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc
nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi.
Trong thương mại quốc tế người ta thường dùng những cách sau để biểu đạt tên

hàng:





Ghi tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường tên khoa học nó
Ghi tên hàng hóa kèm theo tên địa phương sản xuất hàng hóa đó
Ghi tên hàng kèm theo tên nhà sản xuất ra hàng hóa đó
Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó
− Ghi tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng hóa đó trong danh mục
của Bảng phân loiaj và mã hóa hàng hóa.
Điều khoản về số lượng
Trong điều khoản này, các bên sẽ xác định được rõ mặt lượng cùa hàng hóa được
giao dịch. Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng người mua, người bán
thường quan tâm đến: đơn vị tính số lượng, phương pháp quy định số lượng và xác
định khối lượng, các giấy tờ chứng minh.
Điều khoản về phẩm chất
Điều khoản này nói lên mặt chất của đối tượng hàng hóa mua bán, nghĩa là tính
năng, quy cách, kích thước. tác dụng, công suất của hàng hóa đó.

15


Điều khoản về bao bì
Trong điều khoản này, các bê giao dịch thường phải thỏa thuận với nhau những vấn
đề về yêu cầu chất lượng, bao bì, trách nhiệm cung cấp và giá cả của bao bì.
Điều khoản về giá cả
Trong điều khoản này, các bên trong hợp đồng cần phải quy định và làm rõ với
nhau:

-

Đồng tiền tính giá: giá cả trong mua bán sẽ được thể hiện bằng đồng tiền của nước
xuất khẩu hay của nước nhập khẩu hay của một nước thứ ba nào đó. Việc xác định
loại tiền nào là tùy hàng hóa, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý





đồ của một trong hai bên
Phương pháp quy định giá
Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá
Giảm giá
Điều khoản giao hàng
Nội dung cơ bản là xác định thời hạn và địa điểm giao hàng, xác định phương
thức giao hàng và việc thông báo giao hàng.
Điều khoản thanh toán
Trong lĩnh vực thương mại, điều khoản thanh toán trong hợp đồng thường là
một trong những điều khoản mà người mua và người bán quan tâm nhiều nhất vì
nói liên quan đến lợi ích của các bên. Trong một điều khoản thanh toán sẽ có các
nội dung:


+
+
+

Đồng tiền thanh toán
Giá trị của đồng tiền

Mục đích của các bên
Hiệp định thương mại
16


+




Mặt hàng
Thời hạn thanh toán
Phương thức thanh toán
Chứng từ thanh toán
Điều khoản vận tải
Là điều khoản liên quan đến phương tiện chuyên chở, chi phí chuyên chở, chi
phí bốc dỡ, …
Điều khoản bảo hành: Bao gồm phạm vi bảo hành, thời hạn bảo hành, trách
nhiệm của các bên.
Điều khoản miễn trách: Khắc phục sự cố vượt ngoài khả năng của 2 bên trong
quá trình giao thương
Điều khoản khiếu nại: Là quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh bằng con
đường thương lượn hoặc hòa giải, trong đó một bên yêu cầu bên đối tác giải quyết
những tổn thất, vướng mắc phát sinh do họ gây ra trong quá trình thực thi hợp
đồng.
Điều khoản trọng tài: Là điều khoản trong đó yêu cầu các bên giải quyết trianh
chấp phát sinh giữa họ thông qua thủ tục trọng tài.
2.

Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty Nam Vinh

Development Import Export và COECK N.V

2.1 Các bên tham gia hợp đồng
2.1.1 Bên Mua (Bên nhập khẩu)

17


2.1.2

Bên Bán (Bên xuất khẩu)

Nhận xét:
- Hợp đồng có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, người đại
diện giữa các bên tham gia kèm với chức vụ. Có thể thấy thông tin về hai
bên là rất rõ ràng, đầy đủ và chi tiết để đề phòng các trường hợp tranh
-

chấp có thể xảy ra.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này được ký kết giữa các chủ thể có
đầy đù tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam
(bên bán) và Bỉ (bên mua).

2.2 Các điều khoản hợp đồng

18


Điều khoản tên hàng
- Điều khoản tên hàng được ghi theo: Tên hàng kèm theo quy cách chính

của hàng hoá
VD: Đá mẻ 15x15x2.5 cm
Đá mài mịn 40x40x2.5 cm
Đá giả cổ 40x40x2.5 cm
19


-

Nhận xét: Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa được sử
dụng đối với mặt hàng trong hợp đồng này là hợp lý, đã nói lên chính

xác, rõ ràng đối tượng được mua bán.
Điều khoản số lượng
- Đơn vị:
+ Đơn vị tính: Pallet, viên/thùng, viên
+ Đơn vị đo chiều dài: cm
+ Đơn vị đo diện tích: mét vuông
+ Đơn vị tính số lượng tập hợp: container 20 feet
- Phương pháp quy định số lượng: phỏng chừng (dung sai 10%) do hàng
hóa có thể bị sai số, vỡ vụn trong quá trình vận chuyển
- Nhận xét:
+ Hợp đồng chưa ghi rõ người được quyền lựa chọn dung sai
+ Chưa quy định giá dung sai
+ Chưa quy định địa điểm xác định số lượng.
Điều khoản giá cả
- Đồng tiền tính giá: USD (Nước thứ ba)
- Xác định mức giá: giá cố định
- Phương pháp qui định giá:
+ Ghi đơn giá: Có hai loại đó là giá thực tế và giá chiết khấu (áp dụng khi

mua hàng với số lượng lớn) .
VD: đơn giá: 7.9 USD/m^2 FOB Cảng Hải Phòng, Việt Nam, Incoterm 2000
+ Tổng giá trị hợp đồng: 167963,66 USD
Giảm giá: có áp dụng giảm giá khi mua hàng với số lượng lớn (giá chiết
khấu)
- Áp dụng điều kiện FOB cảng Hải Phòng
- Nhận xét:
+ Việc chọn đồng tiến tính giá là USD là hợp lý, bởi vì đây là đồng tiền có giá
ổn định trên thị trường hối đoái, có khả năng chuyển đổi cao, là đồng tiền mạnh,
và điều này công bằng cho cả bên mua và bên bán (đồng tiền có xu hướng tăng
trên thị trường hối đoái thì có lợi cho bên bán, bất lợi cho bên mua và ngược lại,
nên chọn USD là hợp lý)
20


+ Ở trong hợp đồng này, công ty COECK N.V được tính Đơn giá theo giá chiết
khấu bởi vì mua số lượng lớn
+ Áp dụng giảm giá khi mua hàng với số lượng lớn: có thể coi đây là một hình
thức khuyến mãi của người bán. Giảm giá nếu trên thị trường đang có sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các đối thủ: người bán nhằm mục đích lôi kéo khách hàng
về phía mình.
+ Giá được hiểu là giá FOB cảng Hải Phòng tức là người bán sẽ chịu toàn bộ
chi phí cho đến khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi (on board), còn người mua
sẽ chịu các chi phí như vận tải, bảo hiểm.
Điều khoản chất lượng
- Phương pháp qui định phẩm chất: dựa vào phẩm chất: loại hàng đầu
Nhận xét:
+ Trong hợp đồng chỉ ghi “Phẩm chất: loại hàng đầu”, tuy nhiên chất lượng
-


hàng hóa tong những giai đoạn khác nhau cũng có những sai lệch với nhau. Vì
vậy nên khi kí hợp đồng các bên phải quy định: tên tiêu chuẩn thứ hạng, số,
ngày tháng và tên cơ quan ban hành tiêu chuẩn
+ Trong trường hợp này, bên mua có lợi ở điều khoản này, vì câu từ “chất lượng
hàng đầu” mang tính chất tương đối, rất khó kiểm định khi có tranh chấp xảy ra.
Điều khoản đóng gói
Trong bộ chứng từ đính kèm có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và giấy
chứng nhận đóng gói sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần sau
Điều khoản giao hàng
-

Thời gian giao hàng: Thời hạn giao hàng có định kỳ: trước ngày

-

31/03/2016
Phương thức giao hàng: FOB Hải Phòng, Việt Nam

21


-

Nhận xét: Điều khoản giao hàng chưa được quy định chặt chẽ ở hợp
đồng.

+ Cần quy định rõ ràng địa điểm giao hàng (điểm đến, điểm đi)
+ Cần có các thông báo giao hàng để người mua có thể chủ động trong việc
nhận hàng, hoặc có những chỉ dẫn để người bán giao hàng.
+ Hợp đồng không nhắc điến việc chấp nhận hay không chấp nhận các điều

kiện giao hàng từng đợt hay giao hàng một lần.
Điều khoản thanh toán
Phương thức thanh toán:
Bộ chứng từ thanh toán:

Nhận xét:
- Phương thức thanh toán T/T (chuyển tiền bằng điện)
+ Ưu điểm: dễ thực hiện, đơn giản, thanh toán nhanh, chi phí thấp, bên nhập
khẩu không bị đọng vốn ký quỹ
+ Nhược điểm: cần sự tin cậy cao giữa 2 bên, khi giao dịch không thành công
thì không có bên thứ ba can thiệp
( hai công ty trong hợp đồng này có mỗi quan hệ thân thiết và làm ăn lâu dài,
mua bán nhiều lần nên mối quan hệ tốt, phương thức thanh toán T/T càng phát
huy tác dụng)
- Ở điều khoản này, hợp đồng còn nhiều thiếu xót:
+ Chưa quy định đồng tiền thanh toán bởi vì đồng tiền thanh toán có thể khác
với đồng tiền tính giá

22


+ Chưa quy định thời hạn thanh toán tiền hàng (trả trước, trả ngay, trả sau hay
áp dụng cả ba cách trên)
 Trong trường hợp này người mua sẽ có lợi khi gặp khó khăn trong tài chính,
người bán chịu thiệt khi xảy ra tranh chấp.
Điều khoản trọng tài

Nhận xét:
+ Hợp đồng đã chọn trọng tài quy chế giải quyết tranh chấp khi không thể tự
-


giải quyết cùng nhau.
+ Hợp đồng đã có qui định về nơi xử lý tranh chấp
+ Có thể bổ sung thêm các qui định như: số lượng trọng tài viên, các tiêu chuẩn
về trọng tài, luật áp dụng, ngôn ngữ trọng tài, …
Điều khoản khác

2.3 Kết luận
-

Chủ thể của hợp đồng có đầy đủ tư cách pháp lý, đối tượng, nội dung,
hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp pháp, đã có chứ

-



kí của cả hai bên.
Trong điều kiện giao hàng chưa có quy định về bồi thường.
Chưa có điều khoản về trách nhiệm của hai bên, chưa có điều khoản

khiếu nại
Hợp đồng trên các điều khoản còn sơ sài, tuy nhiên đây là hai công ty có
mối quan hệ đối tác tốt với nhau nên hợp đồng sơ sài cũng có thể chấp nhận
được

23


III Phân tích chứng từ

Hợp đồng này được thực hiện theo phương thức giao hàng từng phần, vì vậy
những chứng từ dưới đây là một phần ( một đợt) của quá trình thực hiện hợp
đồng.
1.

Hóa đơn thương mại (Commercial Ivoice)

1.1 Cơ sở lý thuyết:
Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do người bán (nhà xuất khẩu) lập ra
trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng
hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành việc giao hàng và để đòi tiền người mua.
Hóa đơn thương mại quốc tế là hóa đơn thương mại được sử dụng trong quá
trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại, trụ
sở kinh doanh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực hải quan khác nhau. Hóa
đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho
nhà nhập khẩu và được sử dụng như một tờ khai hải quan nhằm xác định giá trị
hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu và là một văn bản không thể thiếu
trong bộ chứng từ giao hàng. Trên hóa đơn thương mại quốc tế thường có: số và
ngày lập hóa đơn; tên và địa chỉ người xuất khẩu; tên và địa chỉ người mua và
người thanh toán (nếu không là một); phương tiện vận tải; các điều kiện giao
hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán; danh mục các mặt hàng với số
lượng, đơn giá, trị giá theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền
phải thanh toán (phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng
chữ). Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền
được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh
toán phù hợp với các quy định trong hợp đồng mua bán.

24



Là chứng từ cơ ban của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi hỏi
người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Hợp đồng này không mua bảo hiểm cho hàng hóa và cũng không thanh toán
bằng L/C vì vậy, tác dụng của hóa đơn thương mại là thể hiện giá trị hàng hóa
mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế XNK và hóa đơn có tác dụng thay thế
cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.
Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn như về hàng hóa, điều kiện thanh toán va
giao hàng, về vận tải… là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện
hợp đồng thương mại.
1.2 Phân tích dung của hóa đơn thương mại theo bộ chứng từ:

-

Đây là hóa đơn gốc (orginal)

-

Số hóa đơn: 14/2015/NV-COECK

-

Ngày lập hóa đơn: 08/01/2016

-

Thông tin người bán và người mua trùng khớp với hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.

25



×