Tiểu luận Luật Kinh tế
PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, được điều chỉnh bởi Luật kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được thành
lập ngày một nhiều hơn, góp phần tăng thêm của cải cho xã hội và giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động. Với tư cách là một đơn vị sản xuất hàng
hoá độc lập - mỗi doanh nghiệp, người kinh doanh và tổ chức kinh doanh có
quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh của mình, nhưng dù muốn hay không cũng phải thiết lập quan hệ
kinh tế với các tổ chức kinh doanh khác. Các quan hệ đó dựa trên cơ sở sự
thoả thuận giữa các bên mà hình thức pháp lý của chúng là các hợp đồng. Có
thể nói rằng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ
hợp đồng. Trong đó hợp đồng kinh tế là công cụ không thể thiếu được của các
nhà kinh doanh để họ thực hiện việc trao đổi sản phẩm hàng hoá - dịch vụ của
mình. Phân tích những vụ kinh doanh thất bại trên thương trường, không mấy
khó khăn để nhận thấy rằng không ít những nguyên nhân dẫn đến thất bại và
phá sản của doanh nghiệp lại bắt đầu từ khâu đàm phán, soạn thảo và ký kết
các bản hợp đồng kinh tế.
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc soạn thảo và ký kết
hợp đồng kinh tế, qua các kến thức đã được học trong chương trình Luật kinh
tế và quá trình nghiên cứu tìm tòi của bản thân, em xin mạnh dạn chọn đề tài
tiểu luận cho mình là: "Phân tích hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình
giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình"
Bài tiểu luận này đi theo bố cục 3 chương:
Chương I: Khái niệm và nội dung của Hợp đồng kinh tế
Chương II: Cơ cấu của văn bản Hợp đồng kinh tế
Chương III: Phân tích các điều khoản chủ yếu của Hợp đồng giao nhận
thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may
Thái Bình.
Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính - Kế toán, với những kiến
thức "không chuyên" của mình, bài tiểu luận của em chắc chắn sẽ còn nhiều
thiếu sót, em mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo để những bài
viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
1
SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100
Tiểu luận Luật Kinh tế
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ
I. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Theo quy định Pháp lý, Hợp đồng kinh tế (HĐKINH Tế) được hiểu
theo hai nghĩa:
Theo nghĩa khách quan: Hợp đồng kinh tế là sự tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế, là một chế
định pháp lý đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chế độ HĐKTquy định
các nguyên tắc ký kết hợp đồng, các thủ tục, trình tự ký kết hợp đồng, các
điều kiện có hiệu lực của HĐKT cũng như các nguyên tắc và nội dung thực
hiện HĐKT, các điều kiện và giải quyết hậu quả của việc thay đổi, huỷ bỏ,
đình chỉ HĐKT, trách nhiệm do vị phạm HĐKT.
Theo chủ nghĩa chủ quan: Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn
bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết hợp đồng về việc thực hiện
công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy
định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. (Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế ngày 25/9/1989)
II. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Nội dung Hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã
thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau. Về
phương diện khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất, vai trò của điều khoản,
nội dung HĐKT được chia thành 3 loại điều khoản:
- Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của
Hợp đồng, nếu thiếu những điều khoản này thì coi như hợp đồng kinh tế chưa
được ký kết.
2
SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100
Tiểu luận Luật Kinh tế
- Điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật ghi
nhận, nếu các bên không ghi vào bản hợp đồng thì coi như các bên đã mặc
nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện các quy định đó.
- Điều khoản tuỳ nghi: là các điều khoản do các bên tự thoả thuận với
nhau khi chưa có quy định của Nhà nước, do các bên linh hoạt đưa vào mà
không trái pháp luật.
Theo điều 12 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, nội dung của Hợp đồng kinh
tế bao gồm những điều khoản cụ thể sau:
a. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản
và ngân hàng giao dịch của hai bên; họ và tên người đại diện, người đứng tên
đăng ký kinh doanh.
b. Số lượng, khối lượng sản phẩm hay kết quả công việc phải đạt được.
c. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng
hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
d. Giá cả và những khả năng điều chỉnh khi có biến động giá cả.
e. Bảo hành trong một thời hạn nhất định.
f. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận: địa điểm và thời gian, phương thức
giao nhận hàng hoá và kết quả công việc.
g. Phương thức thanh toán: hình thức, thể thức, thời hạn thanh toán.
h. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.
i. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế
l. Giải quyết tranh chấp
m. Các điều khoản khác nếu thấy cần thiết tuỳ theo chủng loại hợp
đồng.
III. CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- Nguyên tắc thực hiện đúng: chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là
không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng đối tượng khác hoặc không
được thay thế việc thực hiện hợp đồng bằng cách trả một số tiền nhất định
3
SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100
Tiểu luận Luật Kinh tế
hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi thoả thuận cái gì thì phải
thực hiện đúng cái đó.
- Nguyên tắc thực hiện đầy đủ: nguyên tắc này có ý nghĩa là thực hiện
một cách đầy đủ, chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp
đồng. Đây là nguyên tắc bao trùm, đòi hỏi các bên phải thực hiện nghĩa vụ
của mình một cách đầy đủ, đúng đắn, chính xác các cam kết, không phân biệt
đó là điều khoản chủ yếu thường lệ hay tuỳ nghi.
- Nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng
Cuối cùng là phần kết thúc hợp đồng: khi muốn kết thúc một quan hệ
hợp đồng kinh tế, các bên phải giải quyết những tồn đọng, đánh giá những kết
quả đã được và chưa đạt được để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Kết
thúc hợp đồng trong những trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được thực hiện xong.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận
kéo dài thêm thời hạn.
- Hợp đồng bị đình chỉ hoặc do hai bên đồng dỡ bỏ.
CHƯƠNG II. CƠ CẤU CỦA VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ
I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Văn bản hợp đồng kinh tế là một loại tài liệu đặc biệt do các chủ thể của
Hợp đồng kinh tế tự xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật Nhà
nước về Hợp đồng kinh tế. Văn bản này có giá trị pháp lý, bắt buộc các bên
phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thoả thuận và ký
kết trong Hợp đồng kinh tế. Nhà nước thực hiện sự kiểm soát và bảo hộ quyền
lợi cho các bên khi cần thiết dựa trên cơ sở nội dung văn bản Hợp đồng kinh
tế đã ký kết.
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG THỰC TẾ SẢN XUẤT
KINH DOANH
4
SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100
Tiểu luận Luật Kinh tế
- Văn bản hợp đồng mua bán hàng hoá
- Văn bản hợp đồng vận chuyển hàng hoá
- Văn bản hợp đồng kinh tế dịch vụ
- Văn bản hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản
- Văn bản hợp đồng gia công đặt hàng
- Văn bản hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
- Văn bản hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu
- Văn bản hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Văn bản hợp đồng kinh tế trong liên kết kinh tế
- Văn bản hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA
HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
GIỮA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP
VÀ CÔNG TY MAY THÁI BÌNH
I. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG
Số: 06/2003/HĐKT
Giữa; Chủ đầu tư (bên A): Công ty may Thái Bình
Và: Nhà thầu xây dựng (bên B): Công ty xây dựng công nghiệp
Như đã nói ở trên, điều khoản chủ yếu là những điều khoản bắt buộc
các bên phải thoả thuận và ghi vào trong văn bản hợp đồng. Nếu không, hợp
đồng coi như vô giá trị. Nội dung của hợp đồng này gồm có 10 điều khoản
chủ yếu sau:
Điều khoản 1: Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế, địa chỉ, số tài
khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện, người đứng
tên đăng ký kinh doanh.
Trong hợp đồng này, điều khoản 1 được thể hiện như sau:
Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp công trình ký ngày 25
tháng 5 năm 2003 giữa:
5
SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100
Tiểu luận Luật Kinh tế
Chủ đầu tư (bên A): Công ty may Thái Bình
- Địa chỉ: Tiền Hải - Thái Bình
- Điện thoại: 036823557
- Fax: 036823725
- Tài khoản số: 86710002K
- Mở tại: Ngân hàng ĐT & Phát triển Thái Bình
- Đại diện là ông: Nguyễn Văn Bích Chức vụ: giám đốc
Nhà thầu xây dựng (bên B): Công ty xây dựng Công nghiệp
- Địa chỉ: Láng Hạ - Hà Nội
- Điện thoại: 04.8318607
- Fax: 04.8318606
- Tài khoản số: 7620-3110E
- Mở tại: CN ngân hàng đầu tư và phát triển khu vực Cầu giấy - Hà Nội
- Đại diện là ông Chức vụ: Giám đốc
- Nhà thầu xây dựng (bên B): Công ty xây dựng công nghiệp
- Địa chỉ: Láng Hạ - Hà Nội
- Điện thoại: 04.8318607
- Fax: 04.8318606
- Tài khoản số: 7620 - 3110E
- Mở tại:
- Đại diện là ông: Chức vụ: giám đốc
Điều khoản 2: Khối lượng và tiến độ công trình
1. Tên công trình: Gói thầu số 2 (Nhà sản xuất chính) - Dự án khu sản
xuất hàng gia công Tiền Hải - Thái Bình.
2. Nội dung công việc: Bên B nhận cung cấp, lắp dựng khung thép, mái
tôn các xưởng may gia công thuộc dự án.
3. Địa điểm xây dựng, thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ thi công:
- Địa điểm xây dựng: Thái Bình
- Thời gian thực hiện hợp đồng: 30 ngày kể từ ngày khởi công.
Điều khoản 3: Giá trị hợp đồng
6
SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100