Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phân tích hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế giữa SISC vietnam instrumentation jsc và perkinelmer singapore pre ltd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.08 KB, 29 trang )

A. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ
I. Khái quát về các bên tham gia hợp đồng
Hợp đồng số HMNK17.0600 có bên mua là SISC VIETNAM
INSTRUMENTATION JSC. và bên bán là PERKIN ELMER
SINGAPORE PTE LTD. Đây là một Hợp đồng nhập khẩu.
1. Bên xuất khẩu
Tên công ty: PERKIN ELMER SINGAPORE PTE LTD.
• Địa chỉ: 28 Ayer Rajah Crescent #08-01 Singapore 139959
• Điện thoại: (65) 67799555
• Fax: (65) 68726595
PerkinElmer, Inc., là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ tập trung vào
các lĩnh vực kinh doanh về sức khoẻ con người và môi trường, bao
gồm: phân tích môi trường, an toàn thực phẩm và an toàn sản phẩm tiêu
dùng, hình ảnh y học, khám phá dược phẩm, chẩn đoán, công nghệ sinh
học, ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu về khoa học cuộc sống.
PerkinElmer hoạt động hướng tới sứ mệnh vì một thế giới khỏe mạnh.
PerkinElmer Singapore Pre Ltd. được thành lập năm 1997, trụ sở đặt tại
Singapore, hoạt động như một công ty con của PerkinElmer, Inc.
PerkinElmer Singapore Pte Ltd. sản xuất công cụ chẩn đoán, ứng dụng
để giúp phát hiện bệnh. Công ty cung cấp phát hiện sớm các rối loạn di
truyền từ lúc mang thai đến khi còn nhỏ.
2. Bên nhập khẩu
Tên công ty: SISC VIETNAM INSTRUMENTATION JSC.
• Địa chỉ: Số 48/ 245, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam thuộc SISC GROUP là Nhà
cung cấp giải pháp hàng đầu trong các lĩnh vực: kiểm nghiệm, đo
lường, nghiên cứu khoa học. Là đại diện độc quyền cho các tập đoàn
công nghệ hàng đầu thế giới như: Perkin Elmer, Nikon, Anton Paar,
Rigaku…
1



 Bên mua và bên bán có trụ sở thương mại tại 2 nước khác nhau là Việt
Nam và Singapore. Hàng hoá được di chuyển qua khỏi biên giới quốc
gia của một nước. Các chủ thể của hợp đồng có tư cách pháp lý trong
việc ký kết hợp đồng. Về phía Việt Nam, doanh nghiệp đã đăng ký kinh
doanh nên là đối tượng hợp pháp.
II. Phân tích hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1. Hình thức hợp đồng
- Hợp đồng được thực hiện dưới dạng 1 văn bản, phù hợp với yêu
-

cầu của luật pháp.
Nhìn chung, hợp đồng được trình bày tương đối chính xác theo mẫu
hợp đồng đã được quy định. Hợp đồng bao gồm đủ các mục: Tên
hợp đồng; Ngày tháng năm; Phần mở đầu; Các điều khoản thoả
thuận và Chữ ký. Các mục được chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu,

-

tránh gây nhầm lẫn cho hai bên.
Hợp đồng của doanh nghiệp đưa phần thời gian lên trước tên hợp
đồng và đặt tại góc trên bên trái.
Đề xuất: Theo lý thuyết, mục này nên được đặt dưới tên hợp đồng

và căn lề phải.
2. Nội dung hợp đồng
Phần mở đầu hợp đồng ghi rõ ràng các nội dung:
- Tên hợp đồng và mã hợp đồng: “SALES CONTRACT No.
HMNK17.0600”
- Ngày ký kết hợp đồng: 9/10/2017.

- Thông tin cụ thể về bên bán, bên mua: Tên công ty, địa chỉ, điện
thoại, điện tín, tên, chức vụ người đại diện.
- Cơ sở kí kết hợp đồng: “It has been mutually agreed to enter this
contract on the following terms and conditions". Hợp đồng đã được
sự đồng ý tham gia của cả hai bên dựa trên những điều kiện được cụ
thể hoá dưới đây.

2


Đề xuất: Nhìn chung, nội dung phần mở đầu hợp đồng được ghi rất
chi tiết. Tuy nhiên, đối với mục “Địa điểm, ngày tháng năm”, hợp
đồng chưa trình bày địa điểm thực hiện hợp đồng mà mới chỉ đề cập
đến thời gian.
- Hợp đồng bao gồm những quy định về thông tin hàng hoá, giá cả,
phương thức đóng gói, vận chuyển, phương thức thanh toán…Tuy
nhiên, các mục của hợp đồng không được chia và trình bày theo
phương thức lý thuyết thông thường. Trong một số trường hợp,
doanh nghiệp đã tích hợp nhiều điều khoản vào cùng một mục và
trình bày các mục theo hình thức khác nhau như kẻ bảng. Lí do hợp
đồng được trình bày như vậy bởi trong hợp đồng này, công ty nhập
khẩu không chỉ nhập khẩu một loại hàng hoá. Việc trình bày cụ thể
các mục theo mẫu quy định dễ gây khó hiểu bởi sự dài dòng, chồng
chéo của thông tin.
- Hợp đồng không bao gồm điều khoản phẩm chất, điều khoản bảo
hành, điều khoản miễn trách, điều khoản khiếu nại, điều khoản trọng
tài.
Đề xuất: Hai bên nên bổ sung những mục trên vào hợp đồng để các
quy định mua bán giữa hai bên được chặt chẽ hơn, giảm thiểu rủi ro
cho cả bên mua và bên bán. Hơn nữa, điều khoản chất lượng là một

trong những mục cần có trong hợp đồng. Mặc dù hợp đồng trình bày
các điều khoản theo cách khác so với thông thường thì hợp đồng vẫn
cần có đủ các điều khoản mà luật yêu cầu.
3. Cấu trúc bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Phần giới thiệu: Phần giới thiệu thông thường bao gồm những thông tin
sau: +Tiêu đề: Hợp đồng, Bản thỏa thuận.
+ Số hợp đồng: để lƣu trữ, quản lý hợp đồng, tham chiếu trong các chứng
từ giao dịch.
+ Địa điểm ký kết hợp đồng: có thể được ghi ở đầu hoặc cuối hợp đồng.
3


+ Tên và địa chỉ các bên: tên các bên ký kết hợp đồng, địa chỉ, số điện
thoại, số fax, email, người đại diện có đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng
(hoặc người đại diện theo ủy quyền)
+ Định nghĩa: định nghĩa về các hàng hóa, dịch vụ phức tạp hoặc các thuật
ngữ khác được gắn một ý nghĩa riêng cho hợp đồng đang đề cập, không
theo các cách hiểu thông thường.
+ Cơ sở ký kết hợp đồng: Hiệp định, Nghị định, sự tự nguyện và nhu cầu
của các bên.
+ Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên: các bên cùng nhau thỏa thuận rằng
bên bán cam kết bán và bên mua cam kết mua hàng hóa theo các điều
khoản và điều kiện của hợp đồng.
- Các điều khoản, điều kiện:
+ Hàng hóa: tên hàng, số lƣợng, chất lƣợng, bao bì – đóng gói.
+ Điều kiện tài chính: Giá cả, thanh toán, chứng từ thanh toán.
+ Điều kiện về vận tải: thời gian, địa điểm giao hàng, số lần giao hàng.
+ Điều khoản pháp lý: luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng,
trọng tài.
- Phần kết: Thông thường có các thông tin sau:

+ Số bản hợp đồng và số lƣợng hợp đồng giữ lại của mỗi bên
+ Ngôn ngữ của hợp đồng
+ Thời gian hiệu lực của hợp đồng.
+ Quy định liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
+ Chữ ký của ngƣời đại diện có thẩm quyền giữa các bên.
2.1.
Article 1: Commodity
Mục này của hợp đồng bao gồm điều khoản tên hàng, điều khoản số
lượng và một phần của điều khoản giá.

4


- Điều khoản tên hàng: Tên hàng nêu lên được đối tượng hàng hoá
được nhập khẩu bao gồm tên thông thường và số hiệu của hàng hoá.
Trong hợp đồng này, công ty có tiến hành nhập khẩu nhiều loại hàng
hoá. Tên các hàng hoá đã được đề cập cụ thể trong cột Description
của bảng.
Đề xuất: Doanh nghiệp nên thêm mã HS vào tên hàng hoá để làm rõ
danh mục hàng hoá, tạo điều kiện thông quan tốt hơn.
Đối tượng của hợp đồng là các hàng hoá nhập khẩu không thuộc
danh mục hàng cấm (Nghị định 187 – 2013/NĐ – CP: cấm nhập
khẩu linh kiện, phụ tùng, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng).
- Điều khoản số lượng: Số lượng sản phẩm được bên bán, bên mua
quy định cụ thể trong cột Qty của bảng. Cách quy định này là phù
hợp bởi các mặt hàng đang được xét đến đếm được bằng các đơn vị
cái, chiếc và mua bán với số lượng nhỏ, dễ đếm chính xác số lượng.
Tuy nhiên, đơn vị tính số lượng của các sản phẩm chưa được đề cập
đến.
Đề xuất: Quy định thêm về đơn vị tính số lượng của sản phẩm

(cái/chiếc)
- Điều khoản giá: Hợp đồng quy định đồng tiền tính giá là USD, đồng
tiền của nước thứ 3, một đồng tiền có giá trị thanh khoản lớn. Điều
5


kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả là FCA Singapore
Airport, Incoterms 2000. Tổng giá đã được tính toán 3942 USD. Tuy
nhiên, tổng giá chưa được viết lại dưới dạng chữ.
Đề xuất: Hợp đồng nên ghi thêm tổng giá dưới dạng chữ để tránh sai
sót, nhầm lẫn.
2.2.

Article 2: Value of the contract

Trong phần này, hợp đồng nhắc lại cụ thể hơn về tổng giá của tất cả các
hàng hoá quy định trong hợp đồng. Hợp đồng nêu rõ tổng giá hàng hoá
đã bao gồm chi phí đóng gói, các tài liệu kỹ thuật và các tài liệu được
yêu cầu theo article 5. Phương pháp quy đinh giá được lựa chọn là giá
cố định. Việc lựa chọn phương pháp này là phù hợp bởi những hàng hoá
đang được xét đến có giá cả ít biến động.
2.3.
Article 3: Packing and Marking
-Packing as per manufacture’s export standard and export airworthy standard packing.
- Country of origin: USA, SINGAPORE, FINLAND
- Marking: destination: SISC VIETNAM INSTRUMENTATION
JSC - No 48, Alley 245, Mai Dich Street, Hanoi, Vietnam
- Đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu của nhà sản xuất và tiêu
chuẩn xuất khẩu đường hàng không.
- Nước xuất xứ: Mỹ, Singapore, Phần Lan

- Ký
nhãn
hiệu:
điểm
đến:
SISC
VIETNAM
INSTRUMENTATION JSC - No.48, số 245, đường Mai Dịch,
Hà Nội, Việt Nam.

6


- Hàng hóa nhập khẩu là thiết bị số lượng nhỏ, giá trị khá cao,
được vận chuyển bằng đường hàng không. Trong hợp đồng quy
định đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu của nhà sản xuất và phù
hợp với vận chuyển đường hàng không. Điều khoản này khá
chung chung, không cụ thể, có thể gây hiểu lầm giữa 2 bên và
dẫn tới tranh chấp khi hàng hóa không may có vấn đề trên đường
vận chuyển. Trong trường hợp này, hàng được vận chuyển theo
điều kiện FCA, người bán chỉ giao hàng đến sân bay Singapore là
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, từ sau đó mọi rủi ro và chi phí
người mua phải chịu.
Đề xuất: Hai bên nên quy định rõ hơn về điều khoản này trong
hợp đồng: vật liệu bao bì, khối lượng, kích cỡ đóng gói, cách thức
đóng gói, giá bao bì, … để việc vận chuyển được diễn ra thuận
lợi.
- Trong hợp đồng có ghi phần kí nhãn hiệu là tên và địa chỉ công
ty người mua, số hiệu. Những thông tin này giúp cho việc giao
nhận chính xác và dễ dàng hơn. Người mua có thể xác nhận đấy

đúng là hàng hóa được gửi cho mình. Ngoài ra, có thể ký mã hiệu
2.4.

thêm tên công ty người bán.
Article 4: Payment

Full amount of USD 3942.00 shall be remitted by wire transfer within 60 days
from the date of invoice through the following bank:
BANK: CITI BANK NA, SINGAPORE BRANCH 14-00 Centennial tower, 3
Temasek Avenue, Singapore 039190
- Swift code: CITISGSG
- Bank code: 7214
- Branch code: 001
- Account No: 0823529031
Toàn bộ 3942.00 USD sẽ được thanh toán bằng hình thức chuyển tiền bằng
điện trong vòng 60 ngày kể từ ngày trên hóa đơn qua ngân hàng người bán.
7


- Điều khoản đã nêu rất rõ về số tiền, đồng tiền sử dụng, cách thức và
thời gian thanh toán cũng như cung cấp về số tài khoản người bán để
người mua dễ dàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình.
- Theo như hợp đồng, người mua thanh toán bằng hình thức chuyển tiền
và trả sau. Hình thức này có thể mang lại rủi ro cho người bán khi
người mua không muốn nhận hàng và thanh toán nữa. Nhưng phương
thức này lại đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Hợp đồng này giá trị
không quá lớn, hai bên đã từng mua bán, có sự tin tưởng lẫn nhau nên
đã quyết định chọn phương thức này.
Đề xuất:
 Điều khoản thanh toán cần có phần quy định những chứng từ thanh

toán nhưng trong hợp đồng này phần chứng từ được cho vào điều
khoản giao hàng bao gồm:
o 3 bản gốc hóa đơn thương mại
o 3 bản gốc phiếu đóng gói
o 1 bản gốc và 1 bản copy biên lai vận đơn hàng không.
 Bộ chứng từ này còn thiếu hối phiếu và giấy chứng nhận xuất xứ,
số lượng, chất lượng hàng hóa, cần được thêm vào bản hợp đồng để
tạo thuận lợi trong quá trình thông quan nhập khẩu.
2.5.
Article 5: Shipment

8


-

Cảng đi: Singapore
Cảng đến: Sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam
Phương thức vận chuyển: FCA Cảng hàng không Singapore
Giao hàng: 4-6 tuần từ khi kí kết hợp đồng. Được phép giao từng

phần
- Thông báo giao hàng: Sau khi việc vận chuyển có hiệu lực, người
bán gửi fax cho người mua tài liệu vận chuyển như sau:
- Tài liệu yêu cầu:
o 3/3 bản gốc vận đơn thương mại đã ký
o 3/3 bản gốc phiếu đóng gói
o 1 bản gốc và 1 bản copy hóa đơn đường hàng không

Nhận xét:

- Địa điểm giao hàng (cảng đến, cảng đi) chưa được quy định rõ trong
hợp đồng. Cảng đi: Chỉ đề cập ở Singapore là chưa chặt chẽ. Phải
ghi rõ là Cảng nào ở Singapore.
- Quy định phương thức vận chuyển theo điều kiện FCA nhưng không
dẫn chiếu theo Incoterm 2000 hay Incoterms 2010. Đề xuất chỉnh
sửa: “FCA Singapore Airport, Incoterms 2000”
- Quy định về vận chuyển chưa chặt chẽ vì chưa có quy định về việc
có được chuyển tải hay không.
- Thời hạn giao hàng có định kỳ vào một khoảng thời gian: trong vòng
4-6 tuần sau khi 2 bên kí kết hợp đồng. Cách quy định này phù hợp
với loại hàng hóa và cách thức FCA nhưng khoảng dao động thời
gian nhận được hàng khá dài (2 tuần – 15 ngày). Bên mua cần lưu ý
thỏa thuận rõ thời hạn giao hàng và khoảng dao động thời gian ngắn
để tránh tổn thất cho những hợp đồng sau này.

9


2.6.
Article 6: Những điều khoản và quy định khác
- Bất cứ sự bồi thường và bổ sung nào của hợp đồng phải được thực
hiện dưới dạng văn bản và được sự đồng ý của cả 2 bên cùng chữ ký
có thẩm quyền
- Bất cứ điều khoản, quy định nào không được đề cập trong hợp đồng
này sẽ được áp dụng theo luật incoterms 2000
- Hợp đồng này sẽ có hiệu lực vào ngày kí trong bản viết bằng tiếng
anh, thành 4 bản gốc, mỗi bên giữ 2 bản
Nhận xét:
- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký tức là ngày 09/10/2017
- Thể hiện được quyền lợi bình đẳng giữa hai bên khi có sự thay đổi.

- Quy định rõ ngôn ngữ, số bản hợp đồng dễ dàng cho cả hai bên trong
quá trình giao dịch.
- Không có quy định về chi phí liên quan đến quá trình ký kết hợp
đồng do bên mua/bên bán hoặc cả hai bên chịu trách nhiệm.
- Hợp đồng được ký kết và đóng dấu đầy đủ giữa hai chủ thể.

10


B. PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
I. Chứng từ liên quan đên hàng hóa
1.
Hóa đơn thương mai
1.1Tổng quan
a) Khái niệm
Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và
do người bán hàng phát hàng ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng
đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại này ghi rõ đặc điểm hàng
hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng
(theo quy định của Incoterm), phương thức thanh toán hay chuyên chở
hàng.
- Hóa đơn thương mại thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong
nhiều việc khác nhau trong doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại được xuất
trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm trong
trường hợp để tính phí bảo hiểm khi mua hàng hóa, xuất trình cho hải quan
để tính tiền thuế và thông quan hàng hóa.
b) Mục đích
- Mục đích chính của hóa đơn thương mại chủ yếu là để làm chứng từ thanh
toán. Có nghĩa là người bán đòi tiền người mua hàng hóa một cách hợp
pháp. Trong trường hợp bán cho bạn hàng hóa thì bạn phải trả đúng số tiền

ghi trên hóa đơn cho người bán. Vì nó liên quan đến hoạt động thanh toán
nên đòi hỏi các thông tin trên hóa đơn thương mại cần phải thể hiện một
11


-

-

cách rõ ràng, đặc biệt : số tiền cần thanh toán, kèm theo những nội dung
khác về hàng hóa, số lượng, điều kiện thanh toán...
Vì liên quan chặt chẽ đến hoạt động thanh toán nên kế toán chú ý các nội
dung của hóa đơn thương mại. Việc nội dung của hóa đơn thương mại
chuẩn chỉnh sẽ giúp ích cho việc làm thủ tục hải quan gặp nhiều thuận lợi
và nhanh chóng hơn, tránh phải bổ sung hay chỉnh sửa chứng từ.
c) Nội dung chính
Hóa đơn thương mại là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh
nghiệp. Kế toán thương mại cần chú ý hóa đơn thương mại bao gồm phải
có những nội dung sau:
Ngày tháng lập hóa đơn thương mại.
Thông tin người mua, người bán hàng hóa: tên, địa chỉ, mã số thuế...
Thông tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách,
ký hiệu mã...
Ngày gửi hàng.
Tên tàu, thuyền, số chuyến.
Ngày rời cảng, ngày dự kiến hàng đến.
Địa chỉ cảng đi, cảng đến.
Điều kiện giao hàng.
Điều kiện và điều khoản thanh toán.


1.2 Phân tích nội dung hóa đơn
-

Tiêu đề: COMMERCIAL INVOICE
Hóa đơn số: 5800856787/ 5800856786
Ngày phát hành: 16/11/2017
Nơi phát hành:
Giới thiệu các bên liên quan:
+ Bên nhập khẩu Tên công ty: SISC VIETNAM INSTRUMENTATION
JSC.

• Địa chỉ: Số 48/ 245, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam thuộc SISC GROUP
+ Bên xuất khẩu:
Tên công ty: PERKIN ELMER SINGAPORE PTE LTD.
• Địa chỉ: 28 Ayer Rajah Crescent #08-01 Singapore 139959
12


-

Điều kiện giao hàng: FCA
Hình thức vận chuyển: Hàng không
Thời gian khởi hành: 9/10/2017
Cảng bốc hàng lên: Cảng hàng không Singapore
Cảng trả hàng: Sân bay Nội Bài Hà Nội
Đặc điểm cụ thể về hàng hóa:

ITE

M
01

CODE

DESCRIPTION

CO

NC-2125

Finland

02

NC-2225

Finland

06

03
04
05

SG002368
SG002369
LX200-CAL-K25
LX200-CON-K25


07

13805501

USA
USA
Singapor
e
Singapor
e
Finland

02
02
01

06

Microplate, white, Flat Bottom
25/PK
Microplate, black, Flat Bottom
25/PK
Air Filter
Air Filter
Luminex 100/200 Calibration
Kit
Luminex
100/200
Performance Verification Kit
NUNC Ijnection Plate


QT
Y
08

01
05

+ Tổng giá trị: SGD$ 3,942.00
Nhận xét:
+ Hóa đơn thương mại đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số và
ngày lập hóa đơn; Tên, địa chỉ người bán và người mua; Thông tin hàng hóa:
mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền; điều kiện cơ sở giao hàng; điều kiện thanh
toán; cảng xếp, dỡ; tên tàu, số chuyến...
-

Ngày lập hóa đơn thương mại 16/11/2017, tức sau ngày ký hợp đồng
09/10/2017 nên hóa đơn thương mại này hợp pháp và có hiệu lực.
- Đơn giá, số lượng hàng hóa, loại hàng, chất lượng đều trùng khớp với hợp
đồng.
- Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại và đơn vị trong lượng áp dụng
trùng khớp với hợp đồng.
13


- Hóa đơn có chữ kí, đóng dấu đầy đủ của bên bán: PERKIN ELMER
SINGAPORE PTE LTD.
- Cảng hàng đi và đến trong hóa đơn thương mại trùng khớp với hợp đồng.
- Số trên hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đã khớp nhau, cùng là
5800856787/580085686

2. Chứng từ vận tải: vận đơn hàng không ( airway bill)

2.1. Tổng quan về vận đơn
Vận đơn hàng không là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận
việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là
Air Waybill, thường viết tắt là AWB.
Về chức năng, Vận đơn đường hàng không đóng vai trò là:
1. biên lai giao hàng cho người chuyên chở,
2. bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
Cần lưu ý rằng, AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển
nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). Trong trường hợp ngoại
lệ, để thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), 2 bên mua bán sẽ phải thỏa thuận và
phải làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân
hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.
Về mặt trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier)
và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn
hàng không. Do thời gian vận chuyển bằng máy bay rất nhanh so với tàu biển,
nên một bộ AWB sẽ được gửi kèm cùng hàng hóa để các bên có thể tham chiếu
nhanh và giúp người nhận hàng làm sớm thủ tục nhập hàng tại nơi đích đến.
Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên như
người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng… Sau khi hàng đến đích,
người nhận hàng hoặc đại lý của họ đến văn phòng người chuyên chở để nhận
AWB cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa. Tùy theo thỏa thuận trong hợp
đồng mua bán, người nhập khẩu cũng có thể nhận AWB và bộ chứng từ gốc qua
đường chuyển phát nhanh trước khi hàng đến để làm thủ tục nhập khẩu.

2.2.

Phân tích vận đơn
14



-

Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận
đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn
của IATA, những cột mục đó là:
-

Số vận đơn (AWB number): 668- 20092004

-

Sân bay xuất phát (Airport of departure): Singapore

-

Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carriers name
and address): Air market logistics pte ltd 9 airline road, Cab ‘D’,
#02-17 Singapore 819827
Tel: +85 8542-5966

-

Tham chiếu tới các bản gốc ( Reference to originals): C00161885

-

Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng ( Reference to conditions
of contract)


- Người chủ hàng (Shipper): PERKIN ELMER SINGAPORE PTE
LTD.
- Người

nhận

hàng

(Consignee):

SISC

VIETNAM

INSTRUMENTATION JSC.
-

Thông tin thanh toán (Accounting information): Freight collect

-

Tiền tệ (Currency): SGD

-

Cước phí và chi phí (Charges): 240.75

15



-

Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage): NVD

-

Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs): NCV

-

Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance): XXX

-

Thông tin làm hàng (Handing information): please notify consignee
upon arrival

-

Số kiện (Number of pieces) : 3

-

Các chi phí khác (Other charges)

-

Cước và chi phí trả trước (Prepaid): 240.75


-

Cước và chi phí trả sau (Collect)

-

Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên
chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only).

Nhận xét:
-

Các mô tả hàng hóa hoàn toàn trùng khớp với các giấy tờ có liên quan

-

Thanh toán (Freight collect): Trả sau, tại điểm đến của hàng hóa và phí trả
như đã thỏa thuận

-

Phương thức thanh toán trả sau phù hợp với điều kiện Incoterm FCA. Cước
phí “Freight Collect” nghĩa là bên mua (bên nhập khẩu) sẽ phải trả cước tàu
tại cảng đến (Nội Bài)

16


NHẬN XÉT CHUNG:
Đây là bản vận đơn chưa hoàn toàn rõ ràng và chi tiết về các nội dung cần thiết

mà một AWB cần có. Cụ thể như quy cách đóng gói, tình trạng hàng hóa trước
khi vận chuyển tại cảng đi đều chưa được mô tả khiến cho bên mua không nắm
bắt rõ được tình hình và nắm rủi ro khá lớn. Vậy nên đây chưa thể coi là một vận
đơn “sạch”.
3. Chứng từ hải quan

3.1 Cơ sở lí luận
Khái niệm tờ khai hải quan: Tờ khai hải quan là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ
phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu
(xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam. Từ này trong tiếng Anh là Customs
Declaration. Tờ khai hải quan sẽ gồm cả phụ lục (nếu có nhiều mục hàng cần khai
báo), và tờ khai trị giá tính thuế (với hàng nhập khẩu bị phân luồng Vàng hoặc
Đỏ).
Quy trình mở và luân chuyển tờ khai hải quan
- Mở tờ khai hải quan:
+ Sau khi có đầy đủ các chứng từ cần thiết, bên nhập khẩu hoặc cơ quan đƣợc ủy
quyền làm thủ tục hải quan sẽ mang bộ hồ sơ tới chi cục Hải Quan tại cảng đến để
làm thủ tục hải quan.
+ Cán bộ Hải Quan kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan của doanh nghiệp
và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. Nếu doanh nghiệp còn nợ thuế thì Hải
17


Quan sẽ không tiến hành mở tờ khai vì thế doanh nghiệp phải đóng toàn bộ thuế
đã đến hạn nộp vào ngân sách Nhà Nước, thì mới đƣợc hải quan chấp nhận mở tờ
khai. Trƣờng hợp đã đóng thuế nhƣng chưa đưa vào máy thì nhà nhập khẩu phải
cung cấp hóa đơn đã đóng tiền thuế để xuất trình cho Hải Quan thuế xem xét, sau
khi xem xét và xác nhận doanh nghiệp đã đóng thuế mà chưa lưu vào máy thì Cán
Bộ Hải Quan sẽ tiến hành lưu vào máy và cho mở tờ khai. Trong trường hợp
doanh nghiệp mất hóa đơn thuế thì buộc doanh nghiệp phải đóng lại mới đƣợc

chấp nhận mở tờ khai.
- Luân chuyển tờ khai hải quan:
+ Sau khi hoàn thành tiếp nhận và đăng ký hồ sơ, công chức Hải Quan sẽ chuyển
hồ sơ sang bộ phận tính thuế. Ở Hải Quan Cảng thì bên cạnh một công chức Hải
Quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có một công chức tính thuế ngồi cạnh bên và làm việc
trực tiếp với bộ hồ sơ đó.
+ Nếu tờ khai luồng xanh thì bộ phận giá thuế sẽ không kiểm tra lại nữa. Nếu tờ
khai luồng vàng hoặc đỏ thì hồ sơ sẽ được tính giá trƣớc, sau đó qua thuế và bộ
phận này sẽ đóng dấu lên lệnh hình thức. Sau khi hồ sơ qua bộ phận tính thuế thì
bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ tới lãnh đạo chi cục duyệt và phân
luồng lại mức độ kiểm tra cho lô hàng và ký lên lệnh hình thức.
+ Tiếp theo bộ phận luân chuyển tờ khai sẽ mang hồ sơ đã được lãnh đạo chi cục
ký duyệt phân luồng và chuyển cho từng bộ phận.
+ Sau khi ký thông quan thì tất cả tờ khai chuyển cho lãnh đạo đội duyệt lần cuối
trước khi chuyển cho bộ phận thu phí và trả tờ khai.

18


+ Bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ ghi vào sổ theo dõi và ghi số tờ khai luồng đỏ
cùng tên hai cán bộ kiểm hóa lên bảng thông báo.
+ Bên nhập khẩu hoặc cơ quan được ủy quyền sẽ theo dõi xem lô hàng mình nếu
phải kiểm thì liên hệ cán bộ kiểm hóa được phân công để kiểm hóa nếu không thì
nộp thuế và lệ phí rồi nhận tờ khai.
3.2 Phân tích nội dung tờ khai hải quan
3.2.1. Tổng quan
- Số tờ khai: 101726627330
- Ngày đăng ký: 23/11/2017
- Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: GIATHUYHN Cảng tiếp nhận tờ khai
không trùng với cảng nhận hàng trong giấy thông báo hàng đến mà bên nhập

khẩu nhận được (cảng nhận hàng là sân bay Nội Bài).
- Bên nhập khẩu: SISC VIETNAM INSTRUMENTATION JSC.
( Mã: 0800445262)
- Bên xuất khẩu: công ty: PERKIN ELMER SINGAPORE PTE LTD.
- Phương tiện vận chuyển: quy định vận tải bằng đường hàng không
- Địa điểm dỡ hàng: Sân bay Nội Bài
3.2.2. Nội dung liên quan đến hàng hóa

19


Hai hàng hóa được thông quan có mã số hàng hóa là 39269099 và 84212910 Mã
loại hình: A12
3.2.3. Nội dung liên quan đến trị giá hải quan:
- Phương pháp xác định trị giá hải quan:
- Trị giá hóa đơn: USD 3.942.00 (FCA-USD)
Khối lượng, trị giá hóa đơn, đơn giá các mặt hàng khớp với Packing list và hợp
đồng thương mại.
3.2.4. Nội dung liên quan đến thuế:
- Tổng tiền thuế phải nộp: 116.934.678 VND
- Tỷ giá tính thuế: 22.660 VND/ USD
- Thời hạn nộp thuế: nộp thuế ngay ( Mã xác định thời hạn nộp thuế: D)
- Phân loại nộp thuế: A ( Không thực hiện chuyển khoản)

C. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
20


I. Bước 1: Gửi purchase order – Đàm phán
II. Bước 2: Tiến hành thủ tục nghĩa vụ thanh toán

1. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng:
- Toàn bộ số tiền là 3942 USD phải được chuyển bằng hình thức chuyển
khoản trong vòng 60 ngày kể từ ngày lập hoá đơn qua ngân hàng sau:
Ngân hàng Citibank NA, chi nhánh Singapore
o #14-00 Tòa Centennial Tower, 3 đại lộ Temasek, Singapore
039190
o Swift code (Mã nhận dạng ngân hàng): CITISGSG
o Mã ngân hàng: 7214; Mã chi nhánh: 001
o Tài khoản số: 0823529031
 Đồng tiền thanh toán trùng với đồng tiền tính giá, đều là USD (là
đồng tiền mạnh)
- Thời hạn thanh toán: trả sau. Thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận
được hàng trước khi thanh toán nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà
xuất khẩu giao hàng chậm hoặc kém chất lượng. Tuy nhiên thanh toán
trả sau có thể có một số bất lợi đối với nhà sản xuất, do đó chỉ nên
dùng thanh toán trả sau khi hai bên mua bán đã có sự tin cậy, tín
nhiệm lẫn nhau hoặc thanh toán các khoản tương đối nhỏ
- Phương thức thanh toán: Chuyển tiền qua ngân hàng. Ưu điểm là
thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng, tốc độ nhanh chóng.
III. Bước 3: Order confirmation để chốt đơn hàng 2 bên
IV. Bước 4: Giao nhận hàng
1. Thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng
- Hàng sẽ được giao trong vòng 4 đến 6 tuần sau ngày kí kết hợp đồng
- Hàng xếp tại: sân bay Singapore và được giao cho người chuyên chở
(FCA)
- Hàng đến tại: sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam
- Hợp đồng đã quy định rõ thời gian và địa điểm giao hàng để tránh
nhầm lẫn dẫn đến những chi phí phát sinh không đáng có cho cả người
mua và nhười bán.
2. Thông báo giao hàng

21


- Trong hợp đồng không đề cập rõ đến thông báo giao hàng nên cả 2
bên phải thống nhất với nhau
- Sau khi người mua mở LC để người bán hưởng lợi thì người bán mới
chấp nhận giao hàng
- Người bán sẽ thông báo hàng đã được giao ra sân bay cho người mua
bằng thư điện tử
- Trước 2 ngày khi hàng đến người bán sẽ gửi thông báo cho người mua
để người mua chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để ra nhận hàng.
- Sau khi hàng đã được giao an toàn, người bán sẽ gửi fax cho người
mua ngững tài liệu giao hàng liên quan.
 Nhận xét: trong hợp đồng có ghi rõ hàng có được phép giao từng phần
Khi nhận hàng phải kiểm tra số lượng hàng hóa theo Packing List để
báo lại cho bên bán trong trường hợp thiếu hàng hoặc tổn thất trong
thời gian quy định.
V. Bước 5: Mở hải quan
1. Cung cấp thông tin và những chứng từ cần thiết
Đối với hàng hóa nhập khẩu, Hồ sơ hải quan bao gồm:
o Tờ khai hải quan: 02 bản chính
o Hợp đồng mua bán hàng hóa
o Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu là nhập khẩu ủy thác): 01
bản sao
o Hóa đơn thương mại (INVOICE): 01 bản chính
o Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản
chính có ghi chữ copy, chữ surrendered
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể, hồ sơ hải quan hàng nhập
khẩu còn có thể có thêm các loại giấy tờ khác như: Bản kê chi tiết
hàng hóa (parking list); Giấy đăng ký kiểm tra hoặc thông báo miễn

kiểm tra; Chứng thư giám định đối với hàng được thông quan trên cơ
sở kết quả giám định; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) …
Nhận xét: Doanh nghiệp đã cung cấp thông tin và chứng từ cần thiết
o Hợp đồng mua bán (sale contract)
o Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
22


o Vận đơn (bill of lading)
Đề xuất: Doanh nghiệp nên có thêm bản kê chi tiết hàng hóa (parking
list) và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
2. Khai và nộp tờ khai hải quan
Nhận xét: Doanh nghiệp đã khai và nộp tờ khai theo hình thức hải
quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng.
3. Lấy kết quả phân luồng
Việc thông quan hàng hóa sẽ tiến hành tùy thuộc vào kết quả phân
luồng khi mở tờ khai

Đối với luồng vàng (2): Nhân viên giao nhận sẽ cầm bộ hồ sơ (tờ khai
và các chứng từ đã nêu trên) gặp hải quan đăng ký để làm thủ tục. Hải
quan đăng ký có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.
o Nếu bộ chứng từ không hợp lệ sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm
chừng từ hoặc tờ khai sai sẽ yêu cầu bổ sung, sau khi bổ sung
chứng từ đầy đủ thì tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để
thông quan hàng hóa.
o Nếu không còn gì nghi vấn hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập
thông tin lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng hóa
4. Nộp thuế
Doanh nghiệp nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
Sau những bước nêu phía trên thì hàng hóa được hải quan chấp nhận

thông quan
VI. Bước 6: Kiểm tra, giám định chất lượng
1. Trình tự

23


Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng
hóa nhập khẩu đến Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thành phố trực thuộc
Trung ương.
Bước 2: Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ
2. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua
đường bưu điện đến cơ quan kiểm tra
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
o Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập
khẩu (04 bản).
o Bản photocopy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh
mục hàng hoá (nếu có) kèm theo (Packing list).
o Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản
chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực)
hoặc bản chính.
o Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người
nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai
hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/OCertificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá; mẫu nhãn
hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu
nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu
hành tự do CFS (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan kiểm tra tiếp nhận đầy đủ hồ sơ
đăng ký kiểm tra chất lượng.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện việc kiểm
tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu
24


điêzen và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục
-

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với các
hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công
nghệ (trừ các loại hàng hóa thuộc thẩm quyền kiểm tra của Cục

Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
 Với hàng hóa như cụ thể trong hợp đồng:
- Thuộc thầm quyền kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng
-

hóa
Sẽ đăng kí kiểm định tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh
thành phố trực thuộc Trung Ương

VII. Bước 7: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Trong hợp đồng không có phần Khiếu nại và giải quyết khiếu nại tuy nhiên
nhóm đề xuất thêm phần này vào hợp đồng với nội dung như sau:
- Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy
hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát thì cần lập hồ sơ
khiếu nại ngay để khỏi làm mất thời cơ khiếu nại.
- Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng hoá có chất lượng hoặc số
lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn
giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ.
Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng hoá bị tổn thất trong quá
trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do người vận tải gây ra.
- Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên
bản giám định, COR, ROROPC hay CSC...), hoá đơn, vận đơn đường biển,

- Nếu việc khiếu nại là có sơ sở, chủ hàng xuất khẩu phải giải quyết bằng
một trong những phương pháp sau:
o Giao hàng còn thiếu.
o Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
25


×