Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế phân tích hợp đồng và bộ chứng từ nhập khẩu thép phế liệu của công ty cổ phần thép việt nam – italy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.7 KB, 53 trang )

I.
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1. Định nghĩa
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (còn được gọi là hợp đồng mua bán
ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là hợp đồng mua bán hàng hoá có
tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài). Tính chất quốc tế
của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu không giống nhau tuỳ theo
quan điểm của luật pháp từng nước.
1.2. Đặc điểm
- Các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau
- Hàng hóa di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia của một nước
- Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với một bên hoặc đối với cả hai bên
1.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế
- Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý
- Đối tượng hợp đồng hợp pháp
- Nội dung hợp đồng hợp pháp
- Hình thức hợp đồng hợp pháp
1.4. Các điều khoản của hợp đồng
Mọi hợp đồng thường có 06 điều khoản như sau:
(1) Điều khoản tên hàng (Commodity)
(2) Điều khoản phẩm chất (Quality)
(3) Điều khoản số lượng (Quantity)
(4) Điều khoản giá cả (Price)
(5) Điều khoản giao hàng (Shipment/ Delivery)
(6) Điều khoản thanh toán (Payment)
Ngoài ra hợp đồng còn có thể có các điều khoản khác như: Điều khoản bao
bì (Packing); Điều khoản bảo hành (Warranty); Điều khoản khiếu nại (Claim);
1



Điều khoản bất khả kháng (Force Majeure); Điều khoản trọng tài (Arbitration); Và
những điều khoản, điều kiện chung khác (Other terms and conditions).
2. Bản dịch hợp đồng thương mại quốc tế
Đây là giao dịch giữa hai công ty:
- Hợp đồng số: SOVPL 5443/2017
- Ngày ký hợp đồng: 22.05.2017
- Bên xuất khẩu:
Công ty TNHH Tư Nhân Overseas Venture
Địa chỉ: tầng 07 tòa nhà Jit Boh, số 19 đường Keppel, Singapore.
Số điện thoại: 0065-62261803
Fax: 0065-62263074
Đại diện là Bà SATVINDER HANS – Giám đốc công ty
Sau đây đại diện cho công ty là bên xuất khẩu.
- Bên nhập khẩu:
Công ty Cổ phần thép Việt – Ý
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên,
Việt Nam
Điện thoại: 84 321 3942225
Fax: 84 321 3942875
Đại diện là Ông Nguyễn Ngọc Quyết – Phó Giám đốc Công ty
Sau đây đại diện cho công ty là bên nhập khẩu.
- Điều khoản và điều kiện:
+ Tên hàng hóa: STEEL CRAP – Thép phế liệu
+ Thời gian giao hàng: Muộn nhất là ngày 30 tháng 06 năm 2017
+ Điều khoản thanh toán: Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán qua
thư tín dụng trả ngay không hủy ngang bằng đồng USD
+ Điều khoản giao hàng: CFR Cảng Hải Phòng, Việt Nam
+ Đơn giá: USD265.5/MT
+ Giá trị tổng công: USD2.565.000 (+/-10%)
Nhận xét:

- Hợp đồng có đầy đủ và chi tiết thông tin về tên, địa chỉ, số điện
thoại/fax, người đại diện giữa các bên tham gia đầy đủ và chi tiết đồng thời đề
cập đến chức vụ của người đại diện trong tổ chức hai bên để hai bên hiểu rõ và
phòng trường hợp tranh chấp xảy ra.
2


- Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị đinh 187/2013 NĐ CP
về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là
chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây là
dạng hợp đồng 1 văn bản, do 2 bên soạn thảo, và là hợp đồng nhập khẩu.
- Đây là hình thức mua bán hàng hóa quốc tế giữa các chủ thể có đầy đủ
tư cách pháp lí có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (Bên mua) và
Singapore (Bên bán).Về phía Việt Nam, theo nghị định 57/1998 NĐ-CP ngày
31/07/1998, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và đã đăng ký mã số kinh
doanh xuất nhập khẩu tại cục Hải quan tỉnh, thành phổ, (hiện nay doanh
nghiệp Việt Nam dùng chung mã số xuất nhập khẩu với mã số thuế) Công ty
Cổ phần Thép Việt Nam Ý đã thực hiện theo đúng nghị định
3. Phân tích chi tiết và nhận xét
3.1. Giới thiệu về hai công ty:
a. Công ty TNHH tư nhân Overseas Ventures
Được thành lập từ năm 1989, Công ty tập trung vào trao đổi buôn bán
cung cấp các nhiên vật liệu thô để làm thép, thành phẩm và bán thành phẩm của
thép, khoáng sản và các kim loại không chứa sắt.
Trong vòng 29 năm qua, công ty đã có mức độ tin cậy cao, vị trí vững
chắc trên thị trường, trao đổi mua bán sản xuất và xuất với nhiều nước trên thế
giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
b. Công ty Cổ phần thép Việt Ý
Công ty CP Thép Việt Ý được thành lập năm 2001, với lĩnh vực kinh doanh
chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép xây dựng, xuất nhập khẩu

nguyên liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép, kinh doanh dịch vụ vận tải
hàng hoá.
Công ty CP Thép Việt Ý chính thức đưa sản phẩm ra thị trường từ cuối
năm 2002, đến nay, sản phẩm Thép Việt Ý đã có mặt ở hầu hết các dự án trọng
điểm quốc gia, từ các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông trong nước
đến các công trình tại nước ngoài, đã và đang tạo dựng các mối quan hệ sâu rộng
3


với các Nhà thầu, Tư vấn, Chủ đầu tư, Nhà phân phối, cửa hàng đại lý trong và
ngoài nước.
Sau gần một thập kỷ có mặt trên thị trường, Công ty ngày càng khẳng định
vị thế của mình trên thị trường thép trong nước và khu vực bằng việc cung cấp ra
thị trường các sản phẩm đa dạng về chủng loại đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn
kỹ thuật cao nhất tại các dự án trọng điểm quốc gia (Thủy điện Sơn La, TT Hội
nghị Quốc Gia, Nhà Quốc Hội, Cầu Thanh Trì...), trở thành Thương hiệu số
1 trong ngành thép tại Việt Nam.
Nhận xét:
Đây là lần hợp tác đầu tiên của hai công ty. Hai bên đã thực hiện các bước
trong giao dịch thương mại quốc tế gồm: Hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá,
chấp nhận và xác nhận. Bên phía Việt Nam đã tìm hiểu thị trường xuất khẩu của
Singapore, dựa vào thông tin tìm hiểu và uy tín của các công ty để lựa chọn bên
đối tác là công ty TNHH Tư nhân Overseas Ventures. Hai bên đã trao đổi thư tín,
và đàm phán với nhau để đi đến ký kết hợp đồng.
Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong ASEAN
(sau Thái Lan) và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam trên toàn thế giới
(sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan). Đến nay, Việt Nam
cũng đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore. Ngoài
ra, thị trường cung cấp phế liệu sắt thép cho Việt Nam chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hồng Kông, Australia và Singapore. Bởi cùng nằm trong khối ASEAN, được

hưởng các ưu đãi trong khối theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA) nên Singapore trở thành thị trường nhập khẩu thép đầy tiềm năng của
Việt Nam. Lựa chọn một công ty uy tín tại Singapore là một lựa chọn hàng đầu
của công ty thép Việt Nam.
3.2. Các điều khoản trong hợp đồng
3.2.1. Điều khoản hàng hóa
a. Tên hàng: Thép phế liệu
4


Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005 đã định nghĩa tại Điều 3 khoản 13,
phế liệu hay ve chai là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. Từ tên hàng có thể hiểu
được bên thu mua muốn nhập khẩu thép đã qua sử dụng để mang về tái sử dụng.
Mã HS của thép phế liệu thuộc nhóm 7204, phế liệu nhập khẩu thuộc nhóm này
phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với sắt, thép phế liệu
nhập khẩu QCVN 31:2010/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Phế liệu nhập khẩu thuộc nhóm 7204 có thể ở dạng rời, hoặc được buộc thành bó,
nhưng không được ép thành khối, không được đóng thành kiện, bánh. Không cho
phép nhập khẩu mạt cưa, mạt giũa trong loại phế liệu sắt, thép có mã HS 7204
4100. Hàng hóa Thép phế liệu này không thuộc đối tượng bị cấm nhập khẩu (Nghị
định 187 của Chính phủ) nên đối tượng của hợp đồng là hợp pháp. Tuy nhiên, bởi
lý do môi trường nên mặt hàng này thuộc diện kiểm soát ngặt nghèo với nhiều
quy định và thuộc danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu.
b. Số lượng: 10,000MTS (+/-10% at the seller’s option)
-

Đơn vị đo khối lượng: MT (Tấn)

- (+/-10% at the seller’s option) = (+/-10% do người bán quyết định): người bán


khối lượng tăng lên hay giảm đi 10% trong tổng khối lượng 10,000 tấn thép
xuất khẩu.
c. Xuất xứ: Nhật Bản

- Nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ kèm theo.
- Hàng hóa trong hợp đồng theo thỏa thuận giữa hai bên có quy định xuất xứ rõ
ràng tại Nhật Bản.
d. Chất lượng: H2 theo Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản

Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản - Japan Industrial Standard (JIS), là
bộ các tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể được sử dụng trong các hoạt động công
5


nghiệp của Nhật Bản. Quy trình tiêu chuẩn hóa được thiết lập bởi Ủy ban tiêu
chuẩn công nghiệp Nhật Bản và được ban hành thông qua Liên đoàn Tiêu chuẩn
Nhật Bản kết hợp sử dụng “Bộ qui chuẩn chất lượng cho Phế liệu sắt” của Nhật
Bản:
Thép phế liệu trung bình H2 thuộc thể loại phế liệu sắt-cacbon được phân
vào nhóm “Heavy” ở mức H2, theo tiêu chuẩn của Nhật là JIS G2401-1979.
Nhóm G2401 là tiêu chuẩn phân loại sắt và phế liệu thép của Tiêu chuẩn Công
nghiệp Nhật Bản. Theo tiêu chuẩn này, độ dày của thép 3≦ độ dày<6 (mm),
Chiều rộng hoặc chiều cao nhân với chiều dài (Width or Height x Length): ≦500
× ≦1200(mm), Khối lượng từng miếng: ≦1000(kg).
e. Đóng gói: vận chuyển hàng rời từng phần
f. Các điểu kiện khác về hàng hóa:
- Thép phế liệu không được nhiễm: chất độc hóa học, chất phóng xạ, dễ gây
cháy nổ, các chất hữu cơ bắt nguồn từ động thực vật có nguy cơ mang mầm
bệnh và các chất thải y tế.

- Thép phế liệu không được để gần hay bao gồm bom, các chất khí tài quân sự,
các chất dễ gây cháy nổ ở bất cứ trường hợp nào.
- Thép phế liệu không được bao gồm các chất hỗn hợp ví dụ là xỉ. vảy sắt, rác,
nhựa, dầu, hỗn hợp, gỗ, chất hóa học, mỡ,v..v..
- Thép phế liệu chỉ bao gồm sắt và thép, tổng khối lượng của các mùn bẩn, gỉ
sét, hao mòn, chất thải và các vật chất không tinh khiết khác không quá 0,5%.
3.2.2. Điều khoản về giá
- Đồng tiền tính giá: Đô la Mỹ
- Đơn giá: USD 256.50/ Tấn CFR FO CQD Cảng Hải Phòng, Việt Nam
- Tổng giá: USD 2.565.000 (+/-10%) CFR FO CQD Cảng Hải Phòng
Viết bằng chữ: Hai triệu năm trăm sáu mươi lăm Đô la Mỹ (+/-10%)
- Do khối lượng thay đổi tùy thuộc vào quyết định của người bán nên giá cũng
thay đổi.
- Hóa đơn: dựa vào tổng trọng lượng tịnh – tức là trọng lượng sau khi trừ đóng
gói.

6


- Điều kiện về tàu chuyên chở: có thể là tàu không trang bị bốc dỡ hàng do thể
tích nhỏ. Tàu cần có đủ điều kiện để đi qua biển và có bảo hiểm “P&I”. Bảo
hiểm P&I (Protection and Indemnity) sẽ bảo hiểm cho chủ tàu và bên khai
thác tàu trước các trách nhiệm dân sự có thể phát sinh đối với bên thứ ba trong
quá trình kinh doanh, khai thác tàu biển, cụ thể:
• Trách nhiệm về thương tật thân thể, ốm đau, chết đối với thuyền viên, hành
khách, người tham gia làm hàng trên tàu và người thứ ba khác
• Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở
• Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu
khác
• Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu với những vật thể khác

như cầu cảng, các công trình nổi hoặc ngầm ở biển
• Trách nhiệm đối với xác tàu đắm
• Trách nhiệm về ô nhiễm
• Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan
• Các trách nhiệm khác liên quan
Ngoài ra, tuổi của tàu cần phải dưới 20 năm tuổi, nếu quá 20 năm tuổi,
thì người mua cần phải trả khoản phí tàu giá (Overage Addional Premium) là
khoản phí mà người mua bảo hiểm (ở đây là người xuất khẩu) cần phải đóng
thêm theo hợp đồng bảo hiểm đóng bao. Trước khi đổi/ sửa tàu, người bán cần
thông báo cho người mua về các chi tiết để nhận được sự đồng ý.
Nhận xét:
Giá CFR được hiểu là giá đã bao gồm giá thành sản phẩm cộng với các chị
phí vận tải trong chặng nội địa tại nước người bán cho tới nơi giao hàng, cước phí,
7


vận tải chặng quốc tế, chi phí bốc hàng tại cảng giao hàng và phí dỡ hàng (nếu
bao gồm trong cước phí vận chuyển).
Tuy nhiên, điều khoản giá này bao gồm CFR FO CQD. Với Free Out (FO),
người vận chuyển được miễn chi phí dỡ hàng ở cảng đến, nhưng người vận
chuyển vẫn phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu ở cảng đi và san xếp hàng. Chi phí
dỡ hàng từ tàu xuống cảng đến trong điều n CFR FO do người mua trả riêng.
Thời gian bốc và dỡ hàng có thể tùy theo thỏa thuận giữa chủ tàu và người thuê, ở
đây bên bán đã qui định bốc/ dỡ theo mức nhanh thường lệ của cảng ( Customary
quick despatch = CQD), tức là không qui định thời gian cụ thể phải bốc/ dỡ hàng
xong mà dựa vào tốc độ xếp dỡ của cảng.
3.2.3. Điều khoản thanh toán
Thanh toán qua thư tín dụng trả ngay không hủy ngang trong vòng 120
ngày kể từ ngày của vận đơn 100% giá trị đơn hàng bằng đồng Đô la Mỹ cho
người bán. Thư tín dụng sẽ được mở tại ngân hàng BIDV ( Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam) và có giá trị với bất kỳ ngân hàng nào tại Singapore để đàm
phán trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng được ký tới người bán.
Thông tin ngân hàng:
- Tên ngân hàng: Ngân hàng Standard Chatered
- Địa chỉ: Số 7 Changi Business Park Crescent Level 01,
-

Trade Serices Singapore
Số điện thoại: 65 – 68760888
Fax: 65 – 63051750
Swift Code: SCBLSGSXXX
Thời gain và địa điểm L/C có hiệu lực: Ngày 21 tháng 07
năm 2017 tại Singapore

Thư tín dụng được thanh toán ngay sau khi người hưởng lợi xuất trình bộ
chứng từ giao hàng sau:
- Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo đã được
đóng dấu “Cước phí trả trước” thể hiện mã số kí hiệu của
8


thư tín dụng của ngân hàng mở thư tín dụng, thể hiện tên
của cảng bốc hàng và nước có cảng đó, chi tiết công ty vận
chuyển tại Hải Phòng và trọng lượng tịnh
- Bộ hóa đơn đã được ký và đóng dấu
- Phiếu đóng gói đã được ký và đóng dấu bởi người thụ
hưởng
- 01 bản gốc và 02 bản sao Giấy chứng nhận chất lượng và
số lượng
- Giấy chứng nhận chất lượng chứng nhận hàng hóa không

có các chất cấm kể trên
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy chứng nhận của bên thụ hưởng cho thấy tên của công
ty vận chuyển tại Hải Phòng và chi tiết của đơn vận chuyển
- Giấy chứng nhận của bên thụ hưởng về chất lượng của tàu
Chỉ dẫn cho LC (thư tín dụng):
- Xác nhận: “May Add”, xác nhận chi phí của bên thụ hưởng
- Tất cả khoản chi phí bên trong lãnh thổ Việt Nam, bao gồm
trong quá trình mua bán và hoàn trả là thuộc về người mua/
Nếu ngoài lãnh thổ Việt Nam thuộc chi phí của người bán.
Trách nhiệm bồi thường, nếu có, là do bên yêu cầu chi trả,
trừ khi L/C được mở không theo yêu cầu và điều khoản của
hợp đồng
- Cho phép +/- 10% trên số lượng hoặc khối lượng mỗi hàng
hóa
- Bộ chứng từ phải được trình bày trong vòng 21 ngày từ sau
ngày phát hành của vận đơn, nhưng trong khoảng thời gian
LC còn hiệu lực/
- LC phải được trình bày theo yêu cầu theo mẫu của Phòng
Thương mại Quốc tế
Nhận xét:
9


- Thư tín dụng trả ngay không hủy ngang có ưu điểm là loại thư tín dụng mà sau khi
được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho bên
xuất khẩu và bên nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ
những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Loại L/C
không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử
dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không

được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ (Điều 3
UCP 600-ICC 2006)
- Ngân hàng bên mua và ngân hàng bên thụ hưởng có thông tin đầy đủ về tên, địa
chỉ, số tài khoản giúp dễ dàng thực hiện thanh toán.
- Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỉ
mỉ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra
chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là
nguyên nhân để từ chối thanh toán.
- Ngân hàng Standard Chatered có chi nhánh tại cả Việt Nam và Singapore giúp cho
việc thanh toán giữa hai bên trở nên thuận tiện hơn. Ngoài ra, đây là một ngân
hàng uy tín với lịch sử hơn 150 năm trong lĩnh vực ngân hàng trao đổi quốc tế,
ngân hàng này đã hiện diện tại Việt Nam hơn 110 năm và đã mở chi nhánh đầu
tiên tại Sài Gòn.
3.2.4. Điều khoản giao hàng
- Giao hàng chậm nhất: Ngày 30 tháng 6 năm 2017
- Cảng bốc hàng: Bất kỳ cảng nào tại Nhật Bản
- Cảng đến: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở
Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận
Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An thành phố, bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện
Cửa ngõ Quốc tế mới loại 1A đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho
cảng biển Hải Phòng. Hiện nay, Cảng Hải Phòng hoạt động theo mô hình Công ty
cổ phần.
- Không được chuyển tàu
10


- Cho phép giao hàng từng phần
- Trước khi giao hàng tới Việt Nam, người bán có nghĩa vụ fax/ email cho người
mua về các thông tin cần thiết để nhận hàng

- Trong trường hợp hàng hóa đã đến cảng nhưng bộ chứng từ chưa tới, người
mua cần có sự bảo đảm từ ngân hàng mở thư tín dụng để xếp dỡ hàng hóa.
- Tuy nhiên, dỡ hàng dựa trên điều kiện CQD, người mua phải đảm bảo tiến độ
dỡ hàng ít nhất là 1000 tấn/ ngày, người mua chịu trách nhiệm trả các khoản
phí do người mua gây ra khi có các sự cố chậm chễ do thiết xe tải. v..v..
Nhận xét:
Hai bên thỏa thuận theo điều kiện CFR INCOTERMS, theo đó:
- Nghĩa vụ bên bán:
+ Kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng
đến cảng đích
+ Phải chịu rủi ro và chi phíđể lấy bất kỳ giấy phép xuất khẩu và phải
thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa.
+ Giao hàng lên tàu. Hoàn thành nghĩa vụ khi hàng được đặt trên tàu
+ Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo +
Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu
+ Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước.
- Nghĩa vụ bên mua:
+ Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình
+ Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước
+ Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng được xếp xong lên
tàu.
- Hợp đồng quy định rõ ràng thời gian giao hàng. Với thời hạn giao hàng này,
bên bán chủ động trong việc giao hàng, bên mua chịu rủ ro, đồng thời do hai
bên thỏa thuận dùng điều kiện CFR nên rủi ro của người mua càng lớn.
- Quy định về vận chuyển đã qui định không chuyển tải nhưng được giao hàng
từng phần giúp bên bán có thời gian chuẩn bị hàng hóa được tốt hơn, đồng
thời khối lượng hàng hóa cũng không nhiều.
- Đã đề cập trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thông báo
giao hàng giúp hợp đồng trở nên rõ ràng và dễ giải quyết hơn khi có tranh
chấp.

3.2.5. Điều khoản kiểm tra hàng hóa
11


Tại cảng bốc hàng, người bán cần sắp xếp cho bên thanh kiểm tra chứng
kiến hàng hóa về số lượng cũng như chất lượng. Người bán cũng có quyền cử
người sang cảng đến để kiểm tra số lượng và chất lượng.
Trong trường hợp người mua kiểm tra hàng hóa được giao không đúng so
với hợp đồng, người mua cần gửi báo cáo tới người bán trong vòng 07 ngày làm
việc. Người bán sẽ xem xét và trả lời khiếu nại trong vòng 10 ngày làm việc. Cần
có sự kiểm tra trực tiếp về chất lượng.
Nếu có bất kỳ khác biệt nào so với hợp đồng, người bán/ người mua sẽ
trả lại số tiền sai khác đấy theo những khoản đã được qui định tại khoản 5 hợp
đồng.
3.2.6. Điều khoản bồi thường
Trong trường hợp chậm chễ giao hàng cũng như phát hành LC, người
bán/ người mua có sự lựa chọn là hủy hợp đồng và trong trường hợp này thì người
vi phạm hợp đồng cần phải bồi thường 3% tổng giá trị hợp đồng.
Trong trường hợp người bán không giao đủ hàng theo điều 1, người bán
có thể phải bồi thường 3% tổng giá trị hàng hóa không đủ đến tài khoản người
mua.
Nếu cần thiết, người bán có trách nhiệm xin phép và giao giấy cho phép
nhập khẩu mặt hàng thép phế liệu này vào Việt Nam. Bất kỳ khoản chi phí nào do
việc trì hoãn hoãn giao hàng do người mua không xuất trình đầy đủ giấy phép
nhập khẩu sẽ do người mua thanh toán.
Trong trường hợp vận chuyển bị bắt buộc xuất khẩu lại bởi Chính phủ do
không đạt yêu cầu (gây ô nhiễm) theo điều 5, người mua hàng có quyền trả lại
hàng hóa và người bán phải chịu tất cả chi phí phát sinh.
3.2.7. Điều khoản bất khả kháng
Điều khoản bất khả kháng của hợp đồng này được dẫn chiếu tới văn bản

Phòng Thương mại Quốc tế ICC qui định tại xuất bản phẩm số 412.
3.2.8. Điều khoản trọng tài
Trong trường hợp có tranh chấp và các bên ký kết hợp đồng không thể
đạt được một giải pháp hòa giải của một khiếu nại phát sinh từ hợp đồng, trong
trường hợp này sẽ đc đưa ra trước khi phòng thương mại và công nghiệp Việt
12


Nam (Chamber of Commerce and Industry Viet Nam ) đi đến hướng giải quyết
cuối cùng, quyết định bởi hội đồng Trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng. Chi phí
sẽ do bên phán định thua kiện chi trả. Ngôn ngữ được sử dụng trong hòa giải là
tiếng Anh.
3.2.9. Điều khoản thêm
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký giữa các bên và cần được thực
hiện nghiêm túc theo các điều khoản và thỏa thuận.
Bất kì sự thay đổi hay bồi thường cần có văn bản xác nhận của cả hai bên
Điều khoản giao hàng được sử dụng là INCOTERM 2010
Hợp đồng có thể được chấp nhận ký qua fax hoặc scan.

II.

PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ

1. Vận đơn ( Bill of Lading )
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Định nghĩa
Vận đơn hay còn được gọi là vận tải đơn hay vận đơn đường

biển viết tắt là B/L (Bill of Lading) là chứng từ vận chuyển đường biển do
người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi
hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển
đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền
trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của vận đơn
Qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng
như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải:
- Qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924
- Nghị định thư Visby 1968
- Công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển
- Luật quốc gia
13


1.1.3. Chức năng của vận đơn
Vận đơn với vai trò là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận
lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong
vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. Thực hiện chức năng này, vận đơn
là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu
không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hóa ghi trong đó đương
nhiên được thừa nhận có “ tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent
good order and condition). Điều này cũng có nghĩa là người bán đã giao
hàng cho người mua thông qua người chuyên chở và người chuyên chở
nhận hàng hóa như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một
cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa
đã ghi trên vận đơn. Vì vậy vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được.
Việc mua bán chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là
chủ sở hữu hàng hàng hóa ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên

chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng
đến.
Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi chấp nhận vận đơn
đường biển, người thuê tàu và người cho thuê đã ký kết với nhau một hợp
đồng thuê tàu chuyến (charter party). Khi hàng hóa được xếp hay được
nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn
đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp
đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay
người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tàu. Sự cam kết
14


này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note). Vậy
vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở
pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa người phát hành và người
cầm giữ vận đơn.
1.1.4. Tác dụng của vận đơn
-

Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,

-

Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi
cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.


-

Là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những
người khác có liên quan.

-

Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.

-

Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua,
dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
1.1.5. Những nội dung cơ bản của vận đơn
1) Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu
2) Cảng xếp hàng
3) Cảng dỡ hàng
4) Tên và địa chỉ người gửi hàng
5) Tên và địa chỉ người nhận hàng (rất quan trọng)
6) Đại lý, bên thông báo chỉ định
7) Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích
8) Cước phí và phụ phí tar cho người vận tải, điều kiện thanh toán
9) Thời gian và địa điểm cấp vận đơn
10) Số bản gốc vận đơn
11) Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền
trưởng, hoặc đại lý)
15


1.2.


Thông tin của vận đơn nhóm nghiên cứu

- Công ty Forwarder/ carrier: Zhejiang Hua Yun Shipping Co., Ltd
 Trụ sở chính :7-19/7-20, 1130, Baizhang Donglu, Jiangdong Qu, Ningbo,
Zhejiang, 315040, China
 Mục đích kinh doanh: Vận tải biển (dịch vụ tàu chở hàng, vận tải biển và
kinh doanh thuê tàu). Vận tải ô tô ô tô, xe tải hạng nặng, máy móc xây
dựng, ... đến các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Bắc Mỹ và các nước
Trung Đông trên các tàu chở dầu tinh khiết và tàu đa dụng
- Số vận đơn: OH-01
-

Công ty gửi hàng: Công ty Overseas Ventures Pte Ltd

-

Bên nhận hàng (Gửi hàng theo lệnh): Ngân hàng Thương mai cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam

-

Bên được thông báo:
+ Tên: Công ty VietNam – Italy Steel JSC.
+ Địa chỉ: Khu Công ngiệp Phố Nối, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên,
Việt Nam.
+ Số tín dụng : 46610370028962
+ Tel: 84 312 3942225
+ Fax: 84 321 3942875


-

Cảng bốc hàng : Cảng ODAIBA, Nhật Bản

-

Cảng dỡ hàng : Cảng Hải Phòng, Hà Nội

-

Điểm đến : Cảng Hải Phòng, Việt Nam

-

Tên tàu vận chuyển : HUY YUN Số hiệu : 12

-

Đại lý vận tải biển : VIETLONG ( Hải Phòng)
+ Địa chỉ: P3 tầng 7, số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận
Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Điện thoại: 84-31 3686242
16


+ Fax: 84-31 3686241
Công ty cổ phần Việt Long, tiền thân là công ty TNHH Việt Long,
(100% vốn tư nhân) là đơn vị hạch toán độc lập, trải qua 25 năm tồn tại
và phát triển, được chuyển đối thành Công ty Cổ phần Việt Long ngày 7
tháng 5 năm 2002. Công ty có tư cách pháp nhân theo quy định của

pháp luật Việt Nam, có tài khoản tại ngân hàng, độc lập về tài sản, có
con dấu riêng theo quy định để giao dịch và ký kết hợp đồng trong phạm
vi chức năng, quyền hạn của mình.
Mục tiêu của công ty là trở thành công ty sản xuất, kinh doanh quốc
tế hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, sửa chữa nhà
máy nhiệt điện và tàu biển. Tăng trưởng nhanh, bền vững, kinh doanh
hiệu quả, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động, tham gia tích cực vào công tác xã hội, từ thiện
Nguyên tắc định hướng
Khách hàng là trung tâm của mọi công việc.
Chất lượng, dịch vụ định hướng theo yêu cầu của khách hàng là ưu tiên số
một. Cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, vượt trội so với
các đối thủ cạnh tranh với thời gian giao hàng nhanh nhất.
Cải tiến liên tục ở mọi nơi. mọi quá trình là điều kiện thiết yếu cho thành
công
Đoàn kết và huy động cao nhất tiềm năng nguồn nhân lực trong một tập thể
thống nhất, làm cho mọi người tôn trọng, tin tưởng, chia xẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Đó là nhân tố quyết định cho sự phát triển.
Coi các nhà cung cấp là những đối tác thành viên chiến lược Công ty luôn
định hướng hợp tác theo quan hệ cùng tồn tại và phát triển.
- Tên hàng hóa : Thép vụn
Hàng hóa được đặt theo cách : Hàng hóa + đặc tả kỹ thuật
17


+ Tổng trọng lượng hàng : 9,232,000 kg
+ Xuất xứ: Nhật Bản
+ Chất lượng: H2 theo tiêu chuẩn Nhật Bản
+ Đóng gói: đóng gói rời với chuyến hàng lớn


-

Địa điểm ký phát vận đơn: ODAIBA Port, Nhật Bản

-

Thời gian ký phát vận đơn: ngày 16/06/2016

-

Số vận đơn gốc: 3

-

Tiền cước phải trả: Theo hợp đồng vận tải

-

Chi phí trả cước “Freight prepaid” là cước mà người giao hàng phải trả tại cảng
xếp hàng. Nó khác với Freight Collection là loại cước mà người mua sẽ trả cước
tàu và cước tàu được trả tại cảng đến, nó thường xuất hiện nhiều trong hợp đồng
FOB và làm hàng chỉ định, người thu cước tàu là đại lý của người giao nhận vận
tải tại cảng dỡ hàng. Ở đây phần chi phi trả cước này có thời hạn trả là trong 3
ngày
1.3.

Nhận xét về vận đơn của nhóm nghiên cứu

- Vận đơn được lập hoàn toàn hợp lệ, đối chiếu phù hợp với hợp đồng, hóa
đơn, packing list và đã được đại lý của công ty Kouwa Shipping thay mặt

cho người chuyên chở của công ty Zhejiang Hua Yun Shipping ký xác
nhận. Đây là bản "vận đơn sạch" bởi trên vận đơn không có những nhận
xét, ghi chú xấu hoặc bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa. Người
gửi hàng chỉ ra rằng hàng hóa đã được kiểm tra và các gói hàng trong tình
trạng tốt.

-

Vận đơn là giấy tờ quan trọng trong quá trình giao nhận hàng tại cảng, do đó trong
mỗi một giao dịch cần phải xuất trình vận đơn nếu muốn bốc dỡ hàng hóa.

18


-

Vận đơn trong giao dịch giữa công ty TNHH Overseas Ventures Pte và Công ty
VietNam – Italy Steel JSC chi có 1 mặt nhưng đầy đủ các điều khoản cần thiết và
hợp lệ.

-

Số vận đơn gốc là ba. Một vận đơn gốc được gửi cùng với hàng hoá cho người
nhận, vận đơn khác được gửi đến người nhận qua bưu điện hoặc các phương tiện
khác, một bản gốc còn lại được nắm giữ bởi bên giao hàng. Khi một bản gốc được
dùng để giao nhận hàng hoá thì hai bản còn lại sẽ bị vô hiệu.

-

Vận đơn theo lệnh của Ngân hàng Thương Mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt

Nam. Tức là khi nhận được thông báo hàng đến người mua là công ty VietNam –
Italy Steel sẽ thanh toán cho ngân hàng phát hành là ngân hàng Thương Mại cổ
phần đầu tư và phát triển một khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và
nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng.
Lý do bên công ty Overseas Ventures Pte sử dụng vận đơn theo
lệnh vì hợp đồng nhập khẩu thanh toán theo thư tín dụng. Nếu sử dụng
phương pháp này thì người bán hàng không phải lo lắng gì về chuyện
thanh toán mà lại là ngân hàng và khi hàng về mà người nhận hàng chưa
hoặc không thành toán thì ngân hàng sẽ giữ lô hàng này lại, trong trường
hợp xấu nhất thì ngân hàng có thể ký hậu cho người nhận hàng.

-

Người chuyên chở nhận hàng được mô tả như trên trong tình trạng tốt, chuyển đến
nơi đã thỏa thuận, hoặc cho phép như trong giấy này và tuân thủ mọi điều khoản
và điều kiện ghi ở mặt trước và mặt sau của vận tải đơn này, tuy nhiên bằng việc
chấp nhận vận đơn, người bán cũng phải tuân thủ theo bất cứ phong tục và đặc
quyền địa phương nào.

-

Cần biết thêm thông tin của bên giao hàng như Tel, email, fax… vì khi hàng hóa
vận chuyển trên tàu nếu có sự cố xảy ra sẽ tiện liên lạc và xử lý.

19


2. Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
2.1.


Cơ sở lý luận

2.1.1. Định nghĩa
Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh
toán và do người bán hàng phát hàng ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền
hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại này ghi rõ đặc điểm hàng
hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng ( theo quy
định của Incoterm), phương thức thanh toán hay chuyên chở hàng hóa.
Hóa đơn thương mại thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong
nhiều việc khác nhau trong doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại được xuất
trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm trong
trường hợp để tính phí bảo hiêm khi mua hàng hóa, xuất trình cho hải quan
để tính tiền thuế và thông quan hàng hóa.
2.1.2. Nội dung cơ bản của hóa đơn thương mại
Với lô hàng được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, nội
dung của Invoice phải đảm bảo những yêu cầu của UCP 600. Hóa đơn thương
mại là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp bao gồm phải
có những nội dung sau:
- Ngày tháng lập hóa đơn thương mại.
- Thông tin người mua, người bán hàng hóa: tên, địa chỉ, mã số thuế…
- Thông tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký
hiệu mã… - Ngày gửi hàng.
- Tên tàu, thuyền, số chuyến.
- Ngày rời cảng, ngày dự kiến hàng đến.
- Địa chỉ cảng đi, cảng đến.
- Điều kiện giao hàng.
- Điều kiện và điều khoản thanh toán.
20



2.1.3. Mục đích:
Hóa đơn thương mại được sử dụng nhiều trong doanh nghiệp. Mục đích
chính của hóa đơn thương mại chủ yếu là để làm chứng từ thanh toán. Có
nghĩa là người bán đòi tiền người mua hàng hóa một cách hợp pháp.
Trong trường hợp bán cho bạn hàng hóa thì bạn phải trả đúng số tiền ghi
trên hóa đơn cho người bán. Vì nó liên quan đến hoạt động thanh toán nên
đòi hỏi các thông tin trên hóa đơn thương mại cần phải thể hiện một cách
rõ ràng, đặc biệt: số tiền cần thanh toán, kèm theo những nội dung khác về
hàng hóa, số lượng, điều kiện thanh toán…
2.2. Phân tích nội dung hóa đơn nhóm nghiên cứu
- Số hóa đơn : MISC/8083/2017
- Ngày lập hóa đơn : 19/06/2016
- Bên bán hàng: Công ty OVERSEAS VENTURES PTE LTD, Địa chỉ: 19
KEPPEL ROAD, #07-07 JIT POH BUIDING, SINGAPORE 089058
- Bên mua hàng: Công ty VIETNAM – ITALY STEEL JSC
Địa chỉ: KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI, GIAI PHẠM, YÊN MỸ,
HƯNG YÊN, VIỆT NAM
- Thông tin hàng hóa, mô tả hàng hóa
+

Hàng hóa: Thép vụn

+

Trọng lượng: 9,232.00 MTS

+

Giá đơn: 256.50 USD tính theo giá CFR cảng Hải Phòng


+

Tổng: 2,368,008.00 USD (= giá đơn x trọng lượng )

- Tiêu chuẩn chất lượng: H2 theo tiêu chuẩn Nhật Bản
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Đóng gói: in loose với chuyến hàng lớn
- Điều khoản thanh toán: Thư tín dụng trả ngay
- L/C số: 46610370028962 ngày 31/052017
21


- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Điều kiện giao hàng : CFR Hải Phòng ( INCOTERMS 2010)
- Cảng đi : ODAIBA, Nhật Bản
- Cảng đến : Hải Phòng, Việt Nam
- Phương tiện vẩn chuyển: tàu “HUY YUN 12”
- Ngày tàu đi : 16/06/2016
Nhận xét:
- Các nội dung trên đã trùng khớp với nội dung hợp đồng và vận đơn - Bản hóa đơn
nêu lại một lần nữa những điểm cần nhấn mạnh quan trọng đối với mặt hàng này,
đó là điều kiện về đặc điểm, số lượng, đóng gói… - Hóa đơn ghi rõ địa chỉ, đầy đủ
điều kiện giao hàng như trong thư tín dụng: là CFR cảng Hải Phòng, Incoterms
2010.
- Tổng giá trị hàng hóa được ghi rõ ràng bằng số
Đối chiếu với UCP 600
- Hóa đơn này do người xuất khẩu phát hành
- Hóa đơn ghi đúng tên người bán (công ty OVERSEAS VENTURES PTE LTD) và
tên người mua (Công ty VIETNAM – ITALY STEEL JSC) như đã ghi trong hợp
đồng hoặc L/C.

- Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải kí, tuy nhiên thực tế ở đây
người xuất khẩu vẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã kí. Nguyên nhân là do
người nhập khẩu còn cần cho mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan
để thông quan hàng hóa hoặc vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phân kế toán. ở
đây trong hợp đồng tại điều khoản số 5 – Thanh toán đã quy định rõ: “Hóa đơn
thương mại phải được kí”. - Hóa đơn đã thể hiện đơn giá, khối lượng hàng và giá
trị hàng thực giao trùng khớp với hợp đồng.
- Về mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp
với mô tả hàng hóa trong hợp đồng hoặc L/C về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy
22


cách, chủng loại. Ở đây, hóa đơn thương mại đã thể hiện chính xác những điều
liên quan đến hàng hóa và hoàn toàn phù hợp với hợp đồng ở trên. - Đồng tiền ghi
trong Hóa đơn thương mại và đơn vị trọng lượng trùng khớp với hợp đồng.
- Hóa đơn thương mại đề cập đến bản Incoterms được áp dụng là Incoterms 2010,
tuy nhiên thông tin này không được đề cập đến trong Hợp đồng.
- Các chi tiết của hóa đơn không mâu thuẫn với các chứng từ khác. So với các
chứng từ đã phân tích, hóa đơn thương mại thể hiện đúng, phù hợp, chính xác,
tương ứng so với những thông tin ở trong những giấy tờ khác.
- Những yêu cầu trên của UCP mang tính quốc tế, rất hữu ích để tham khảo trong
quá trình soạn thảo hóa đơn thương mại. Nếu áp dụng một cách hợp lý, có thể
tránh được việc bên đối tác yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung chỉnh sửa.
- Nội dung hóa đơn thương mại chuẩn chỉnh cũng giúp ích cho việc thủ tục hải
quan gặp nhiều thuận lợi và nhanh chóng, tránh bổ sung, chỉnh sửa chứng từ.
3. Phiếu đóng gói ( Packing list )
3.1.

Cơ sở lý luận


3.1.1. Định nghĩa
Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những
mặt hàng, loại hàng đươc đóng gói trong một kiện hàng nhất đinh, do chủ
hàng (người gửi hàng) lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói
chi tiết liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói
chi tiết. Phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua
nhằm để người mua sử dung phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.
3.1.2. Chức năng
Phiếu đóng gói chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Nghĩa là khi
vào đó, bạn hiểu được lô hàng này được đóng gói như thế nào. Điều này sẽ
giúp bạn tính toán được:
-

Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, kích thuớc của contener phù hợp để đóng gói.
23


-

Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bi ̣chuyên dụng như xe
nâng, cẩu...; (phu ̣thuộc vào chất liệu của hàng hóa có phải là hàng dễ vỡ hay
không).

-

Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng han dùng xe loại mấy tấn,
kích thước thùng bao nhiêu mới phù hơp ̣

-


Sẽ phải tìm mặt hàng cu ̣thể nào đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hóa,
trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hoá trong mỗi điều
kiện. Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản. Mỗi bản có tác dụng cụ
thể như sau:

-

Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong
kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hang háo thực tế với hàng hoá do người
bán gửi

-

Một bản được tập hợp cùng với các phiếu đóng gói khác tạo thành một bộ và được
xếp vào kiện hàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc
kiểm tra hàng hoá của người nhận hàng.

-

Một bản kèm theo hoá đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng
từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
3.2.

Phân tích về phiếu đóng gói nhóm nghiên cứu
Trong hợp đồng này, Packing list là một phiếu đóng gói Thép vạn đươc

đóng gói theo “Loose”. Các nội dung sau đây hoàn toàn phù hợp với nội dung
trong Hóa đơn thương mai: ̣
- Xuất xứ : Nhật Bản

- Số hóa đơn thương mại
- Người bán: Công ty OVERSEAS VENTURES PTE LTD
- Người mua: Công ty VIETNAM – ITALY JSC
- Cảng bốc hàng: Cảng ODAIBA
24


- Số thư tín dung: 46610370028962
- Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng
Nội dung cu ̣thể của phiếu đóng gói chỉ cu ̣ thể về trọng lương tịnh. Từ
đó cho thấy hàng cần gói ghém cẩn thận hơn nữa, cần có các phu ̣ kiện bảo
quản, hoặc tính chất hàng không cần phải góm ghém quá cẩn thận.
Đối chiếu với Vận đơn (Bản phu ̣ luc đính kèm vận đơn) thấy hoàn toàn
phù hơp. Đối chiếu với hóa đơn thương mại , số lượng thực hàng giao trùng
̣ khớp.
Đóng gói theo tiêu chuẩn của hàng hóa xuất khẩu đường biển. Nhà xuất
khẩu cần lưu các tính năng sau đây của bao bì trong quá trình vận chuyển,
bảo quản:
 Phù hợp với loại hình vận chuyển ( tàu biển, máy bay, xe tải, hàng rời,
hàng container,v.v...)
 Có kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên những
pallet hoặc trong container
 Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo,
đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường
hàng không cũng như đường bộ
 Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các châu lục khác nhau
 Đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để không làm sản phẩm
bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng
 Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận
chuyển, bốc xếp... trên bao bì

 Đóng gói và vận chuyển bằng hàng rời.
Về bản chất thì phiếu đóng gói là bản kê khai chi tiết hải quan. Sau cái
buớc liên hệ với chủ tàu để đặt chỗ thì ta sẽ có đầy đủ thông tin để hoàn

25


×