Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế diễn biến giá cao su thế giới và các khu vực từ 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.15 KB, 52 trang )

1

I. Tổng quan về cao su
1) Khái quát về cây cao su
(a) Nguồn gốc của cây cao su

Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg., là loài thuộc
chi Hevea, họ Euphorbiaceae.
Cây cao su có nguồn gốc ở vùng rừng thuộc lưu vực sông Amazon, Nam
Mỹ, trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru,
Colombia, Ecuador, Venezuela ,..
Ở nước ta, cây cao su nhập vào trồng đầu tiên ở Phú Nhuận (Gia Định)
1897. Sau đó được phát trIển nhiều ở Nam bộ rồi lan rộng ta Bắc Bộ. Cây cao su
ở nước ta có rất nhiều triển vọng mở rộng diện tích và tăng sản lượng nhất là ở
vùng Tây Nguyên…
• Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây cao su

Cây cao su sinh trưởng tự nhiên bằng hạt. Do yêu cầu về chuyên canh cây
cao su, hiện nay cây cao su thường được nhân bản vô tính bằng phương pháp
ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến
30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng
nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy
nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Cây cao su thường được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được
thu hoạch vì đây là thời gian cây thay lá. Thời gian thay lá đặc biệt quan trọng
với cây cao su, khai thác vào thời điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến sinh lý cây
cao su. Thường chu kỳ cạo bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 1 năm sau.
• Công dụng của cây cao su



2

Sản phẩm từ cây cao su chủ yếu là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao
su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi, chống đứt, chống lạnh tốt,…vì thế cao su
thiên nhiên được ứng dụng vào sản xuất các vật dụng như: vỏ, ruột xe, ống dẫn
nước, giày dép, dụng cụ y tế và gia đình, gối đệm chống sốc, các sản phẩm cao
su xốp
Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó
được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn .
2) Lịch sử khai thác tiềm lực kinh tế của cây cao su
(a) Lịch sử khai thác cây cao su trên thế giới

Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần
10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm
vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.
Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là "Nước mắt
của cây" (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã
dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang
Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brazil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi
Brazil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại
Vườn thực vật hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để
gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện,
khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống
đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các
thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore.
Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được
nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại



3

các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn
điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu
vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới.
Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn
ra tốt đẹp như vậy. Từ năm 1910 cây cao su phát triển rất mạnh và nhanh ở
nhiều nơi mà trung tâm là châu Á như: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc... với diện tích gần 5 triệu ha, chiếm 92%
tổng diện tích cao su và 90% tổng sản lượng cao su thế giới.
(b) Lịch sử khai thác cây cao su tại Việt Nam

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực
vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam.
Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến
Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu
(cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty
cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai)
năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của
người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin... Một
số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng
3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó
ngưng vì chiến tranh



4

Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công
nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng
Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 –
1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Hiện nay, cây cao su đã được trồng tại khu vực miền núi phía Bắc và Lai Châu
được xem là thủ phủ của cây cao su ở khu vực này
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung
và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ.
Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do
các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992
đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su
được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền
chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong
đó cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875
ha.
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây
Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền
Trung (6.500 ha).[3] Tháng 05 năm 2010 có một số bệnh lạ khiến người dân
khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá. Nặng hơn một chút thì
rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chưa thực sự hiệu quả.
Theo số liệu của Hiệp hội Cao su Việt Nam, đến cuối năm 2012, tổng diện
tích cây cao su tại Việt Nam đã đạt 910.500 ha với sản lượng ước đạt 863.600



5

tấn, giữ vị trí thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên, sau Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Ấn Độ.
Số liệu thống kê của ANRPC đến năm 2017, diện tích cây cao su ở Việt Nam
đạt 969.700 ha với năng suất đạt 1.094.500 tấn.
II. Diễn biến giá cao su của các khu vực trên thế giới từ năm 2010 đến

nay
1) Giai đoạn 2010 - 2012
a)
Tình hình kinh tế chung

Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2012 là sự phục hồi và phát triển kinh tế thế
giới sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 2008 – 2010.
Nhóm các nước phát triển có sự phát triển không đồng đều. Năm 2010,
Sau nhiều tháng chống chọi với “cơn bão” nợ, những chính sách kinh tế táo bạo
với nhiều gói kích thích khổng lồ từ các nền kinh tế mạnh do Đức làm “đầu tàu”
đã giúp châu Âu dần trở lại quỹ đạo ổn định.
Năm 2012, tăng trưởng thấp tại Mỹ và châu Âu và hai khu vực kinh tế
này vẫn gặp khó khăn trong việc tái cân bằng thu chi tài chính. Tại Mỹ, sau 4
tháng đầu năm lấy lại đà tăng trưởng, nền kinh tế lại rơi vào những khó khăn
mới do những diễn biến bất lợi từ môi trường tài chính toàn cầu. Châu Âu cũng
phải đối mặt với không ít khó khăn. Kể từ khi bước sang quý 2, niềm tin của thị
trường đã giảm đi bởi những biến động chính trị bất lợi gần đây ở khu vực đồng
Euro. Một đầu tàu kinh tế khác tại châu Á là Nhật Bản vẫn tiếp tục phải đối mặt
với bài toán giảm phát và suy giảm tăng trưởng.
Nhóm các nước đang phát triển, Ấn Độ, Trung Quốc cùng các nước
khổng lồ đang nổi lên khác đã khẳng định được sự hiện diện của họ trong G-20,
nhóm hiện được coi là câu lạc bộ đưa ra các quyết định toàn cầu. Châu Á là khu

vực có tốc độ tăng trưởng mạnh và được đánh giá là động lực phục hồi kinh tế


6

thế giới, trong đó các quốc gia Đông Á phục hồi mạnh mẽ nhất (tăng trưởng
kinh tế của Trung Quốc đạt 11%, của Singapore đạt tới 18% trong những tháng
đầu năm).
Năm 2011, BRICS tuyên bố vượt qua Đức để trở thành nền kinh tế lớn
thứ ba thế giới vào năm 2009, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để
leo lên vị trí thứ 2 vào tháng 2 năm nay. Một thành viên khác thuộc nhóm
BRICS (bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi) là Brazil cũng
vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 vào tháng 10.
Năm 2012, các nền kinh tế mới nổi BRICS tăng 5-5,3%, thấp hơn kết quả
đạt được 6,2% vào năm 2011; kinh tế châu Phi tăng 4,5%; kinh tế khu vực Mỹ
La tinh và Caribean tăng 3,7%; riêng châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực
có tốc độ tăng trưởng cao nhất 5,6% nhờ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được động
lượng. Kinh tế các nước ASEAN cũng đạt tốc độ khá cao 5,2% nhờ nhu cầu nội
địa tăng mạnh.
Về thương mại và đầu tư, năm 2010, Ngoại thương của các nền kinh tế
chủ yếu xuất hiện sự tăng trưởng mang tính hồi phục. Xuất, nhập khẩu của Mỹ
tăng trưởng lần lượt là 14,8% và 16%; khu vực đồng Euro là 7% và 3%; Nhật
Bản là 43,5% và 20,7%. Tăng trưởng của các nước mới nổi có phần rõ nét hơn,
gần đạt mức dự báo của WTO. Thương mại thế giới trong năm 2010 đã tăng
13,5%, các nền kinh tế phát triển tăng 11,5%, còn các nước khác tăng 16,5%.
Năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà leo thang mạnh mẽ của thị trường hàng
hóa, từ vàng, bạc, dầu thô đến các mặt hàng khác. Đà tăng của vàng được giải
thích là do cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày một xấu đi.
Về tài chính – tiền tệ, có sự hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn. Năm 2010, Hệ thống tài chính - ngân

hàng thế giới từng bước phục hồi, đa số các ngân hàng châu Âu đã vượt qua đợt


7

kiểm tra của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào năm 2010. Thị trường
chứng khoán cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ (các chỉ số chứng khoán của Mỹ,
EU, Nhật Bản đều tăng 30% - 60% so với mức thấp nhất khi khủng hoảng nổ ra,
trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là nhóm các cổ phiếu ngành ngân hàng - tài
chính).
Tháng 11/2011 thị trường tài chính rung động với tin đại gia tài chính MF
Global đã trở thành nạn nhân "khủng" đầu tiên trong cuộc khủng hoảng nợ công.
Năm 2012, chứng kiến hàng loạt động thái chú trọng nhiều hơn vào việc
nới lỏng tài chính - tín dụng, hỗ trợ giải tỏa sức ép nợ công và thúc đẩy tăng
trưởng, song song với việc thực thi những biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt
giảm nợ và thâm hụt ngân sách, đáng kể nhất là hai chính sách kích thích kinh tế
mới của Mỹ và EU.
b)

Diễn biến giá cao su

(Dưới đây là thông tin chủ yếu về biến động giá cao su trên thị trường châu Á)
Năm 2010, giá cao su trên thị trường Châu Á lập kỷ lục cao vào những
ngày cuối năm, đỉnh điểm là ngày 10/11/2010 bởi các thương gia và các hãng
sản xuất lốp xe tăng cường mua trong khi nguồn cung khan hiếm. Cao su RSS3
của Thái Lan có giá tham chiếu 4,4 USD/kg, trong khi cao su SMR20 của
Malaysia có giá 4,35 USD/kg, trong khi cao su SIR20 của Indonexia – thường rẻ
nhất trong khu vực – được bán với giá 4,32 USD/kg. Tất cả đều tăng khoảng 10
US cent so với một ngày trước đó. Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo lập kỷ lục cao 30
năm trong 2 ngày liên tiếp, chịu ảnh hưởng bởi giá cao kỷ lục từ trước tới nay ở

Thượng Hải, do lo ngại nguồn cung khan hiếm. Nhìn chung, những tháng cuối
năm được coi là cột mốc đánh dấu sự tăng đột phá của giá cao su trên các khu
vực, đặc biệt là tại thị trường Nhật Bản, Thái Lan.


8

Sang năm 2011, tại thị trường Việt Nam giá cao su SVR sau khi tăng cả
tuần trước thì sang tuần này cũng đã suy giảm theo xu hướng chung. Ngay trong
ngày giao dịch đầu tiên giá cao su SVR mua vào và bán ra đã giảm từ 300-700
đồng/kg và trong cả tuần thì mất từ 1.600 – 2.300 đồng/kg tùy từng loại. Giá cao
su SVR CV mua vào và bán ra ngày 15/12 ở mức 71.100 đồng/kg và 71.800
đồng/kg; giảm 1.600 đồng/kg so với ngày đầu tuần và giảm 1.900 đồng/kg so
với 09/12. Có mức giảm mạnh nhất vẫn là giá cao suSVR10 và SVR20 với mức
giảm khoảng 3.000 đồng/kg so với giá cuối tuần trước xuống mức 66.800
đồng/kg mua vào và 67.400 đồng/kg bán ra với cao su SVR20. Trung bình tuần
giá mủ cao su tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng lên mức 21.000 đồng/kg so với tuần
trước. Giá mủ nước cao su tại Bình Phước giảm 2.607 đồng/kg xuống 20.693
đồng/kg; mủ nước cao su tại Đồng Nai đứng ở 17.000 đồng/kg.
Tại thị trường ngoài nước, giá cao su từng đạt kỷ lục cao tại 535,7 Yên/kg
(vào tháng 2) vì mùa khô ở Thái Lan và các nhà sản xuất giữ hàng chờ giá lên
nữa. Nhưng khủng hoảng châu Âu và lo ngại kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái
giữa lúc nguồn cung tăng trở lại sau đó kéo giá về 248,6 Yên/kg vào tháng 11.
Giá cao su tấm hun khói RSS3 của Thái Lan cũng giảm từ 6,4 USD/kg hồi tháng
2 xuống còn 3,3 USD/kg vào tháng 11 năm nay. Hiện giá cao su tấm hun khói
của Thái ở 3,35 USD/kg.
Dưới đây là tình hình giá của một số loại cao su cuối năm 2011:

Tháng 12


Dong/kg

US cents/kg

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

SVR CV

71300

72000

338,52

342,25

SVR L

69600

70300

330,95


334,20

SVR 5

-

67700

-

321,49


9

SVR GP

-

67500

-

320,57

SVR 10

66400

67000


315,55

318,38

SVR 20

66200

66900

314,75

317,80

Sang đến năm 2012, giá cao su tại châu Á có xu hướng giảm dần ở những
tháng về sau. Tiêu biểu phải kể đến trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất
khẩu cao su của South Kalimantan – khu vực trồng cao su chủ chốt của
Indonesia đã giảm mạnh 41,34% so với cùng kỳ năm trước, xuống 74,1 triệu
USD.
Với riêng Việt Nam, giá cao su liên tục suy giảm và duy trì ở mức khá
thấp:
Tham khảo giá một số chủng loại cao su SVR ngày 31/10.
LOẠI

SVR CV

SVRL

Mua


Mua

Bán ra

SVR10
Bán ra Mua
vào

SVR20
Bán ra Mua

Bán ra

vào

vào

vào

29/10

66,919 67,596

64,363 65,010 58,676 59,251 58,544 59,110

31/10

35,671 63,348


63,257 63,232 57,494 58,059 57,362 57,928

01/11

64,449 66,085

63,126 63,772 57,955 58,520 57,813 58,389

Trung

66,536 667,20

63,969 64,596 56,978 57,548 56,884 57,416

Ngày

bình

5
Nhin chung, giá cao su, trong 3 ngày đầu tuần tháng 11, phục hồi trở lại

trong ngày đầu tháng 11 (1/11) nhưng sau đó lại quay đầu suy giảm. Nhìn
chung, mức hồi phục trong ngày 1/11 không đủ để bù đắp sự suy giảm trong
tuần.


10

c)


Nguyên nhân

(1) Năm 2010
Một trong những nguyên nhân của việc giá cao su tự nhiên tăng lên mức
cao nhất vào năm 2010 là do trận lũ lụt khủng khiếp nhất trong nhiều thập kỉ đổ
bộ vào Thái Lan, nhà sản suất cao su lớn nhất của thế giới. Kết quả là giá cao su
đạt được vào tháng 4 đã phá vỡ một trong những kỉ lục về giá trên thị trường
hàng hóa năm 1952, khi mà nguyên nhân là do nỗi lo về sự lây lan chiến tranh ở
Triều Tiên và tăng gấp 3 lần kể từ đầu năm 2009.
Tại Thái Lan, chiếm 31% sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu, việc sản
xuất bị ảnh hưởng vào đầu năm nay do hạn hán gây ra bởi hiện tượng El Niño.
Còn sự tăng vọt của giá cao su vào cuối năm 2010 là kết quả của những trận
mưa lớn, do hiện tượng La Niña, đã tấn công khu vực sản xuất chính của Đông
Nam Á, những cơn mưa đã làm ngập những vùng đất nông nghiệp rộng lớn, làm
gián đoạn hoạt động khai thác.
Một trong những nguyên nhân nữa của việc giá cao su tăng là do nhu cầu
tăng cao ở các thị trường công nghiệp mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc. Theo
Pirelli, lượng tiêu thụ lốp xe của Trung Quốc trong các phương tiện mới - mỗi
chiếc sử dụng khoảng 20kg cao su - tăng 57% trong 9 tháng đầu năm nay so với
năm 2009. Jom Jacob, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Hiệp hội các nước sản xuất
cao su tự nhiên, dự kiến nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng
41,5% trong quý IV so với cùng kỳ năm trước.
(2) Năm 2011
Trong quý đầu tiên của năm 2011, tại ba quốc gia sản xuất cao su lớn nhất
là Thái Lan, Indonesia và Malaysia, chiếm 72% tổng lượng xuất khẩu cao su tự
nhiên, giá tiếp tục duy trì ở mức cao khi ngành công nghiệp trồng cao su bước


11


vào mùa sản xuất thấp, được gọi là mùa đông, khi cây cao su rụng lá. Trong giai
đoạn này, sản xuất cao su giảm 45 - 60% so với sản lượng cao điểm, điều này
làm mất cân bằng giữa cung và cầu ngày càng tăng, gây thêm áp lực lên giá cả
hàng hóa.
Wang Jianhui, nhà phân tích tại Chứng khoán Tây Nam, cho biết thời tiết
khoảng cuối năm nay tại Châu Á rất tốt cho sản xuất cao su. Khai thác cao su đã
bắt đầu vào tháng Tư và sản lượng cao su tự nhiên mới từ các tỉnh Vân Nam và
Hải Nam, và Đông Nam Á sẽ sớm được hoàn thành. Điều này đã làm chậm tốc
độ tăng giá cao su. Mặc dù vậy, theo thống kê từ Nhóm nghiên cứu cao su quốc
tế cho thấy mức tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong năm 2011 có thể sẽ tăng
5% mỗi năm lên 11,15 triệu tấn. Và trong khi sản lượng trên toàn thế giới được
dự báo sẽ tăng 7% lên 10,97 triệu tấn, thì sản lượng dự kiến vẫn sẽ là 180.000
tấn.
(3) Năm 2012
Cao su thế giới có nguồn gốc từ hai nguồn gốc khác nhau. 40-45% vẫn
được sản xuất tự nhiên (dưới dạng mủ từ nhựa cây cao su), chủ yếu từ Đông
Nam Á, nhưng phần lớn hiện được sản xuất từ các dẫn xuất dầu thô như Styrene
và Butadien.
Giá cao su tự nhiên và tổng hợp trên thế giới trong hầu hết năm 2012 đã
quay trở lại xu hướng giảm do điều kiện kinh tế yếu kém ở Trung Quốc và Mỹ,
hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và là hai quốc gia tiêu dùng cao su hàng đầu
thế giới. Cao su tự nhiên đã được cân nhắc bởi dự báo sản lượng tăng 5% từ các
nước sản xuất chính ở Đông Nam Á lên 10,83 triệu tấn trong năm 2012 - khu
vực chịu trách nhiệm cho 92% nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu. Giá cao su
tự nhiên ở cả Thái Lan và Malaysia hiện đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái,
và đang giảm mạnh so với mức cao nhất được thấy vào đầu năm 2011.


12


Giá cao su tự nhiên đã nhận được một số hỗ trợ trong vài tháng qua khi
Thái Lan, nhà sản xuất cao su lớn nhất thế giới, đã đưa ra một thỏa thuận được
chính phủ hỗ trợ để mua 300.000 tấn cao su Thái Lan với giá cao hơn thị trường
nhằm nỗ lực hỗ trợ thu nhập của nông dân. Giá tại Thái Lan và Malaysia cũng
nhận được hỗ trợ sau khi có thông báo rằng ba nước sản xuất cao su tự nhiên
hàng đầu (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) đã có kế hoạch cắt giảm sản lượng
và xuất khẩu cao su tự nhiên trong nỗ lực đẩy lùi giá giảm gần đây. Các quốc gia
này đang đặt mục tiêu cắt giảm xuất khẩu 300.000 tấn hàng năm trong sáu tháng
tính đến tháng 3 năm 2013. Ngoài ra, họ có kế hoạch giảm sản lượng bằng cách
đẩy nhanh việc chặt hạ khoảng 100.000 ha cây cao su già trong giai đoạn này và
điều này có thể làm giảm xuất khẩu thêm 150.000 tấn.
Trong khi đó, giá cao su tổng hợp đã được hỗ trợ nhờ sự phục hồi của giá
dầu thô sau lần giảm vào tháng Sáu. Giá phục hồi nhanh chóng khi căng thẳng
địa chính trị đang diễn ra ở Trung Đông tiếp tục đe dọa sự an toàn của nguồn
cung toàn cầu. Sản xuất ở Iran đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ
do lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU và Mỹ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm
2012. Mặc dù khung cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm nhưng nhu cầu
dầu thô thế giới vẫn dự kiến sẽ tăng 0,7 triệu bbl / ngày trong năm 2012, chỉ một
phần dưới mức tăng trưởng trung bình 10 năm là 1,1 triệu bbl / ngày. Căng thẳng
chính trị tiếp tục leo thang ở Trung Đông làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn
cung tiềm năng đối với nguồn cung dầu thô.


13

d)

Tác động của giá cao su đến các ngành kinh tế khác

Sự tăng giá cao su đã tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp lốp xe vì

giá cao su tự nhiên chiếm khoảng hơn một nửa chi phí của lốp xe. Việc này
khiến giá lốp xe tăng lên và tiếp tục tăng trong năm tới khi các nhà sản xuất lốp
xe phải đối phó với giá cao su tăng vọt. Vào những tháng cuối năm 2010,
Bridgestone đã tăng giá lốp xe lên 8%. Công ty Cooper Tyre & Rubber có trụ sở
tại Ohio đã tăng giá 6,5%. Một số nhà sản xuất lớn khác cũng đã trải qua hai lần
tăng giá trong năm.
Việc gia tăng mạnh mẽ giá cao su đã gây ra sự đau đầu tài chính lớn cho
các công ty lốp xe. Phát ngôn viên của Goodyear Tyre & Rubber Co., Keith
Price cho biết cao su tự nhiên chiếm khoảng 25% những gì Goodyear dành cho
nguyên liệu thô. Cao su tổng hợp gốc dầu mỏ chiếm 25% khác. Sự tăng giá
nhanh chóng đó đã khiến Goodyear báo cáo khoản lỗ 20 triệu đô la trong quý
thứ ba. Công ty cho biết họ dự đoán sẽ tiếp tục đấu tranh với giá cao su trong
khoảng thời gian còn lại của năm.


14

Chủ tịch và Giám đốc điều hành Richard Kramer cho rằng những tin tức
về vụ mùa xấu tại Đông Nam Á cùng với dự đoán về tình trạng thiếu cao su của
các nhà đầu tư khiến người trả giá đã đẩy giá cao su lên cao hơn.
Goodyear và các công ty lốp xe khác đã cố gắng đầu tư vào các công nghệ
mới có thể thay thế cao su tự nhiên bằng cao su tổng hợp có nguồn gốc từ các
nhà máy khác. Nhưng những sản phẩm đó phải mất nhiều năm để cung cấp vật
liệu cần thiết để làm lốp xe. Denoyer cho biết ông không hy vọng rằng chi phí
nguyên liệu cho các nhà sản xuất lốp xe sẽ giảm một cách đáng kể cho đến khi
họ có thể làm chủ những công nghệ như vậy.
Tại Trung Quốc, đối với ngành công nghiệp lốp xe, do chi phí cao su tăng,
các nhà cung cấp đã phải tăng giá xuất khẩu ba lần trong năm nay. Báo giá tại
thời điểm đó cao hơn 15 đến 20 phần trăm so với cuối năm 2010. Nhưng sự điều
chỉnh này chỉ bằng một nửa mức tăng chi phí cao su tự nhiên. Điều này đã buộc

một số nhà cung cấp lốp xe nhỏ ở tỉnh Sơn Đông phải đóng cửa, trong khi
những người khác đã tạm thời ngừng sản xuất. Hiệp hội Công nghiệp Cao su
Trung Quốc ước tính lỗ lãi năm 2010 ở mức 22% hàng năm. Dữ liệu của nó
cũng cho thấy 26% các công ty lốp xe ở Trung Quốc đối mặt với tỷ suất lợi
nhuận giảm trong năm đó.
2) Giai đoạn 2013 - 2016
a)
Tình hình kinh tế chung

Về nhóm các nước phát triển, năm 2013, mặc dù kinh tế Mỹ còn nhiều
khó khăn nhưng đã đi vào ổn định. Tài chính eo hẹp và nợ công ở mức cao vẫn
là nhân tố kìm hãm sự phát triển, là nguyen nhân gây bất đồng giữa hai Đảng
chính trị của nước này. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều các nhân tố khác hỗ trợ cho
tăng trưởng GDP như đầu tư tư nhân vào hàng hóa tồn kho, tiêu dùng cá nhân và
hộ gia đình, xuất khẩu, chi tiêu của Chính phủ và chính quyền địa phương, song


15

động lực tăng trưởng của Mỹ vẫn giảm vào năm 2016. Kinh tế châu Âu năm
2013 vẫn còn nhiều bất ổn và không đồng nhất giữa các quốc gia thành viên,
tăng trưởng vẫn thấp cho đến năm 2016, do khu vực này chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng di cư, Anh rời khỏi EU, rủi ro tài chính tại Ý,... Tại Nhật Bản,
chính sách kinh tế Abe (Abenomics) là liều thuốc được áp dụng tại Nhật Bản để
chữa trị căn bệnh trầm kha của nền kinh tế nước này. Chính sách “kiềng ba
chân” thành công trong việc hạ giá đồng Yen, Tháng 11/2013 ghi nhận một mức
lạm phát lõi tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái và lần đầu tiên vượt mức 1%
trong vòng 5 năm qua.
Về nhóm các nước đang phát triển, năm 2014, châu Á là khu vực có
nhiều màu sáng nhất, kinh tế Trung Quốc trong 3 quý đầu năm 2014 lần lượt

tăng trưởng hơn 7,3%, kinh tế Philippines và Indonesia có mức tăng trưởng gần
6%. Kinh tế châu Phi cũng tăng trưởng 4,8%; các nền kinh tế Mỹ Latinh và
Caribbean đạt mức tăng trưởng trung bình 1,1%.
Năm 2015, trong khi giá cả hàng hóa giảm mạnh làm lu mờ phần nào diễn
biến của các thị trường mới nổi như Nga và Brazil, các thị trường mới nổi khác
như Việt Nam và Ấn Độ gây ngạc nhiên theo chiều hướng tốt. Với Trung Quốc,
ngay cả khi đợt lao dốc thổi bay 5.000 tỉ USD của thị trường chứng khoán xảy
ra và nước này hướng đến năm tăng trưởng thấp nhất trong hơn hai thập niên, số
liệu tăng trưởng GDP Đại lục vẫn tương đối mạnh hơn các nước khác. Kinh tế
Ấn Độ cũng mở rộng nhanh hơn so với dự kiến trong quý 3/2015 khi GDP tăng
7,4% so với một năm trước đó; tình hình kinh tế vẫn tiến triển tốt, đặc biệt là tại
Ấn Độ trong năm 2016. Tuy nhiên, Tại Nga, do chịu ảnh hưởng của giá dầu
giảm và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây nên tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Nga âm trong 3 quý đầu năm 2015.


16

Về thương mại và đầu tư quốc tế, năm 2013, chênh lệch lợi suất trái
phiếu chính phủ Mỹ và trái phiếu của các quốc gia phát triển khác tăng cao
khiến cho USD trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Yen Nhật ngày càng
mất giá so với đồng USD. Trái với Yen Nhật, năm 2013, giá trị đồng Euro đã
tăng 4% so với USD, nối dài đà tăng năm thứ 2 liên tiếp. Đồng NDT đã trở
thành loại tiền tệ được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau đồng USD
nhờ nới lỏng các biện pháp kiểm soát đối với các lãi suất chủ chốt và mở thêm
các hạng mục vốn để hỗ trợ thử nghiệm tại Khu thương mại tự do thí điểm (Free
Trade Zone - FTZ) tại Thượng Hải.
Năm 2014, thương mại thế giới tăng trưởng khả quan hơn năm 2013, song
mức tăng vẫn hạn chế.
Năm 2016, thương mại toàn cầu tiếp tục giảm sút do nền kinh tế thế giới

tăng trưởng chậm lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa giảm tại nhiều quốc gia và
giá hàng hóa thế giới vẫn duy trì ở mức thấp. Đối với các nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng hơn vào năm 2016. Ngoài ra, IMF
cho rằng những diễn biến phức tạp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới như
khủng hoảng ở Ukraine, bạo lực ở Trung Đông có ảnh hưởng đến sự ổn định
kinh tế của nhiều khu vực và quốc gia. Những sự bất ổn này luôn ảnh hưởng tiêu
cực đến các các hoạt động xuất nhập khẩu.
Về Tài chính – tiền tệ, năm 2014, chứng kiến đà tăng giá “không mệt
mỏi” của đồng Đô la trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phục hồi khả quan nhất
trong khối OECD.
Năm 2015, do tình hình kinh tế có nhiều cải thiện nên Mỹ đã thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ. Phần đông các nước còn lại thực hiện chính sách
tiền tệ nới lỏng thông qua các biện pháp như cắt giảm lãi suất, hạ dự trữ bắt
buộc, thực hiện các gói nới lỏng định lượng, chính sách đồng tiền yếu nhằm hỗ


17

trợ xuất khẩu và tăng trưởng dù không gian chính sách tài khóa tiền tệ đang trở
nên chật hẹp hơn do áp lực của nợ công. Tại Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc (PboC) quyết định hạ lãi suất mà các ngân hàng địa phương có thể
vay mượn theo Cơ chế cho vay tiêu chuẩn (SLF) xuống 2,75% đối với lãi suất
tiền gửi qua đêm và 3,25% đối với lãi suất tiền gửi bảy ngày. Nhằm đối phó với
giá dầu sụt giảm, lạm phát ở mức thấp, Nhật Bản đã tiếp tục duy trì chương trình
nới lỏng định lượng (QE) với quy mô kỷ lục 80 nghìn tỷ Yen (640 tỷ USD).
b) Diễn biến giá cao su
i. Châu Á

(1) Năm 2013
Giá cao su thế giới đã liên tục lao dốc từ đầu năm 2013 và chạm mức thấp

nhất vào cuối tháng 6 do dự đoán khả năng nguồn cung từ khu vực Đông Nam Á
sẽ tăng sau khi 3 nhà sản xuất hàng đầu không đồng ý hạn chế xuất khẩu trong
một cuộc họp trước đó. Tuy nhiên giá đã điều chỉnh tăng từ đầu tháng 7 do sự
suy yếu của yên Nhật so với USD và doanh số bán xe ôtô tại Mỹ tăng cao. Giá
dầu mạnh lên cũng là nguyên nhân kéo giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt
tăng mặc dù vẫn chịu sức ép nhu cầu giảm và tồn kho tăng. Tập đoàn nghiên
cứu cao su quốc tế cắt giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu toàn cầu giảm 3,8%
trong năm nay, giảm 4% so với mức tăng trước đây, do những lo lắng kéo dài về
tiêu thụ trong suy thoái kinh tế ở châu Âu.
Xu hướng tăng tiếp tục được duy trì sang đầu tháng 8 do thời tiết mưa
nhiều tại Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, miền Nam Thái Lan làm gián đoạn quá
trình khai thác mủ cao su do đó ảnh hưởng đến triển vọng nguồn cung trong
ngắn hạn.
(2) Năm 2014


18

Giá cao su châu Á tiếp tục xu hướng giảm
Tăng trưởng kinh tế ở nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – đẩy giá cao
su xuống mức thấp trong nhiều năm và ảnh hưởng đến hàng triệu người nông
dân ở Đông Nam Á.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo giảm 27% trong năm 2014, đẩy giá cao su tại
Sở giao dịch hàng hóa Singapore (SICOM) giảm xuống mức thấp nhất trong gần
5 năm. Hợp đồng cao su TSR20 tại SICOM bao gồm cao su Thái Lan, Indonesia
và Malaysia. Cao su SIR20 Indonesia được bán cho nhà sản xuất lốp xe hàng
đầu Bridgestone ở mức 1,68 -1,695 USD/kgGiá cao su SMR20 Malaysia được
giao dịch ở mức 1,77 USD/kg, vượt so với mức giá tuần trước 1,67 -1,7
USD/kg. Một số lô hàng được bán cho Trung Quốc ở mức 1,7 USD/kg không
bao gồm cước vận chuyển.

(3) Năm 2015
Giá cao su trong năm 2015 với đà tăng trưởng tốt, tăng mạnh nhất hàng
tháng trong tháng 4/2015 với mức tăng 14%.
Giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark tăng cao, lên 218,6 yên
trong tháng 4/2015, do nỗ lực của các nhà sản xuất hàng đầu thúc đẩy giá.
Giá cao su SIR20 Indonesia giao kỳ hạn tháng 7 giao dịch ở mức cao 1,49
USD/kg, so với mức 1,43-1/2 USD/kg tuần trước đó, với hoạt động mua vào của
các nhà sản xuất lốp xe có trụ sở tại Thái Lan.
Các nhà sản xuất cao su Indonesia – nước trồng lớn thứ hai thế giới sau
Thái Lan – hy vọng giá tăng lên 1,5 USD/kg. Họ cũng lưỡng lự bán ra, với một
số khu vực thiếu nguyên liệu, do mùa đông.


19

Giá cao su STR20 Thái Lan ở mức 1,46-1,47 USD/kg giao kỳ hạn tháng
7, cao hơn so với tuần trước đó, do người mua Trung Quốc và các nhà sản xuất
lốp xe lớn đẩy mạnh hoạt động thu mua
(4) Năm 2016
Nhập khẩu cao su thiên nhiên của Ấn Độ trong tháng 8/2016 tăng mạnh
27% so với cùng kỳ năm ngoái lên 47.540 tấn. Nguyên nhân là do giá thế giới
thấp hơn thị trường trong nước. Sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ tháng
8/2016 tăng 21% so với năm ngoái lên 58.000 tấn, trong khi tiêu thụ tăng 6% lên
87.500 tấn. Như vậy, sau 4 tháng đầu tiên của năm tài khóa 2016/17 sản xuất cao
su thiên nhiên của Ấn Độ tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 245.000 tấn.
Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cao su từ Thái Lan, Việt Nam In-đô-nê-xia và Ma-laixia
Thị trường cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản
(Tocom) diễn biến tăng trong 20 ngày đầu tháng 10/2016, trong bối cảnh giá dầu
tăng do kỳ vọng các thành viên OPEC cắt giảm sản lượng và đồng yên suy yếu.
Được hậu thuẫn bởi giá dầu tăng, giá cao su Tocom đạt mức cao trong 5

tháng trước khi giảm nhẹ vào cuối phiên 12/10. Trong đó, hợp đồng benchmark
tháng 3/2017 đạt 182,3 yên/kg cuối phiên 11/10, mức cao nhất kể từ ngày
13/5/2016, sau khi giá dầu đạt mức đỉnh 1 năm vào phiên trước đó (10/10). Đây
là phiên thứ 5 liên tiếp hợp đồng benchmark tăng giá.
Tại Việt Nam, trong 20 ngày đầu tháng 10/2016, giá cao su thành phẩm
tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến tăng mạnh cùng với xu hướng
thị trường cao su thế giới. Cụ thể: cao su SVR3L tăng từ 30.100 đ/kg (5/10) lên
34.300 đ/kg (19/10); cao su SVR10 tăng từ 29.100 đ/kg lên 33.300 đ/kg.


20

ii. Châu Phi

(1) Năm 2013
Bờ Biển Ngà là quốc gia thuộc châu Phi xuất khẩu ca cao lớn nhất khu
vực này. xuất khẩu cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà trong 9 tháng đầu năm
2019 tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước cũng đã đẩy giá cao su đi lên.
(2) Năm 2014
Theo Hiệp hội cao su tự nhiên Bờ biển Ngà, sản lượng cao su tự nhiên
năm 2014 đạt 311.429 tấn, vượt so với dự báo 296.456 tấn. Bờ biển Ngà cũng là
nước xuất khẩu cao su tự nhiên dẫn đầu châu Phi, với sản lượng đạt 293.293 tấn
cao su trong năm 2013. Trong khi các nước sản xuất cao su ở châu Á như In-đônê-xia, Thái Lan và Ma-lai-xia chiếm ưu thế về sản lượng trên thế giới, nông
dân Bờ biển Ngà đã chuyển sang gia tăng diện tích trồng cao su trong mấy năm
gần đây, để có thu nhập ổn định hơn
(3) Năm 2016
Năm 2016, xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà đạt 533.913 tấn, tăng gần
22% so với năm 2015. Bờ Biển Ngà là nước sản xuất cacao hàng đầu thế giới và
cũng là nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất châu Phi.
Xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà liên tục tăng trong những năm gần đây

do nông dân tìm kiếm các nguồn sinh kế có triển vọng ổn định hơn, dẫn tới tăng
chuyển đổi cây trồng từ cacao sang cao su.
iii. Châu Mỹ

(1) Năm 2013
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) và Tập
đoàn nghiên cứu cao su quốc tế(IRSG), sản lượng cao su thế giới năm 2013 đạt


21

27,53 triệu tấn, trong đó cao su nhân tạo 15,5 triệu tấn, cao su thiên nhiên 12,04
triệu tấn; so với năm 2012, sản lượng cao su nhân tạo tăng 2,6%, cao su thiên
nhiên tăng 3,7%, với diện tích cho khai thác mủ khoảng 10 triệu ha, trong đó
châu Á chiếm 92,4 %, châu Mỹ chiếm 5,14%. Như vậy châu Mỹ chỉ chiếm 1
lượng rất nhỏ so với các châu lục khác.
(2) Năm 2014
Tình hình tiêu thụ và xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trên thị trường thế
giới 6 tháng đầu năm 2014 chưa có nhiều tín hiệu khả quan, khi tăng trưởng
kinh tế Mỹ quý I bất ngờ giảm tốc xuống còn 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, là
mức thấp nhất trong 3 năm gần đây, do xuất khẩu quý I giảm 7,6% , nhập khẩu
giảm 1,4% so với cùng kỳ, phản ánh sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp tại châu
Âu và châu Á, khiến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ giảm
(3) Năm 2015
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường xăm lốp tại Mỹ trong năm 2015
đã tạo ra một xu hướng xuất khẩu mới cho ngành xăm lốp tại các nước tại châu
Á. Theo số liệu của TrueCar.com và Kelley Blue Book, doanh số bán xe du lịch
tại thị trường Mỹ tháng 1/2015 ước tính tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm
trước, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 8/2013.
c)


Nguyên nhân

Như đã phân tích ở trên, giá cao su thiên nhiên thế giới đã giảm mạnh kể
từ năm 2011 và chỉ mới phục hồi trở lại trong năm 2016. Nguyên nhân chính
vẫn là hiện tượng cung vượt quá cầu, tồn kho cao su tại các quốc gia sản xuất
lớn ở mức cao. Cũng không quên nhắc đến sự suy giảm mức tiêu thụ cao su từ
các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản, hay Châu Âu. Ngoài ra, kinh tế
thế giới trong năm 2014, 2015 cũng có nhiều bất ổn như: Giá dầu giảm mạnh,
bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán tại Trung Quốc…


22

Dưới đây là nguyên nhân cụ thể hơn gây ra biến động về giá cao su tại các
khu vực sản xuất cao su lớn của thế giới trong giai đoạn này.
(1) Năm 2013
Nguyên nhân chính khiến giá cao su giảm sâu trong năm 2013 là do nguồn
cung cao su thiên nhiên tiếp tục vượt cầu khiến giá cao su sụt giảm mạnh, bên
cạnh đó khủng hoảng nợ công châu Âu kéo dài làm suy yếu nền kinh tế của khu
vực này, dẫn tới thu hẹp mức tiêu thụ cao su của ngành sản xuất lốp xe và một
số ngành công nghiệp khác. Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở những quốc
gia tiêu thụ nhiều cao su như Trung Quốc, Ấn Độ cũng khiến nhu cầu sụt giảm.
• Tăng trưởng nền kinh tế thế giới

Do cao su dùng chủ yếu để sản xuất săm lốp, vì vậy tăng trưởng ngành công
nghiệp ô tô gắn liền với tăng trưởng nền kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến
nhu cầu tiêu thụ cao su. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo tăng trưởng kinh tế
toàn cầu năm 2013 tăng trưởng 3.3%, tuy cao hơn năm 2012 (2.5%) nhưng đà
phục hồi vẫn khá chậm.

• Giá dầu

Mối tương quan giữa giá cao su và giá dầu


23

Nguồn: PNS
Bên cạnh cao su tự nhiên, cao su tổng hợp (hay còn gọi là cao su nhân
tạo) là dạng sản phẩm có đặc tính và ứng dụng tương tự như cao su tự nhiên nên
được xem là sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên. Cao su nhân tạo được sản
xuất từ dầu mỏ, vì vậy biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng đến giá cao su tự nhiên.
Tỷ trọng sử dụng cao su tự nhiên và nhân tạo hiện nay trên thế giới là 43% và
57%.
• Việc gia tăng diện tích gieo trồng và khai thác trong những năm qua

của các nước thuộc ANRPC
Là nhân tố quan trọng đảm bảo nguồn cung không bị thiếu hụt nghiêm
trọng. Trong 5 quốc gia sản xuất chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam thì diện tích khai thác và tổng diện tích trồng mới liên
tục tăng kể từ năm 2003 đến nay.
• Biến đổi khí hậu

Những năm qua các hiện tượng thời tiết bất thường như El Nino và La
Nina gây mưa nhiều, lũ lụt và hạn hán trên thế giới xảy ra thường xuyên hơn,


24

đặc biệt tại khu vực các quốc gia thuộc ANRPC đã ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng cũng như sản lượng khai thác.
(2) Năm 2014
Các yếu tố tác động đến thị trường cao su thế giới là:
Kho dự trữ cao su được giám sát bởi Sở Giao dịch Thượng Hải đã tăng
1,6% lên thành 207.658 tấn vào tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 10/2004.
Thị trường cao su tại Trung Quốc đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán đến ngày
06/02/2014.
Trong báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2014 vừa
công bố ngày 9/2/2014, Ban Kinh tế học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung
Quốc dự báo tăng trưởng GDP của nước này có thể đạt 7,5% trong năm nay,
song đã hạ mức dự báo tăng trưởng đầu tư từ 20,1% trong dự báo hồi tháng
12/2013 xuống còn 19%, thấp hơn cả mức của năm 2013.
Theo thông báo của tổ chức International Rubber Consortium Ltd.
(IRCo), lượng cao su dự trữ tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang ở mức
thấp và có khả năng sẽ còn giảm xuống nữa khi cây cao su bắt đầu vào mùa thấp
điểm trong thu hoạch cao su. IRCo nhận định giá cao su thiên nhiên hiện ở mức
thấp một cách “vô lý” và khuyên các tổ chức giao dịch cao su không nên bán
cao su ra. IRCo cũng cho biết sẽ đề xuất đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án quản
lý nguồn cung cao su.
Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sản lượng của thị trường cao su
thiên nhiên tại Trung Quốc giảm thấp hơn, chỉ đạt 857.000 tấn trong năm 2014,
tương đương 7,1% tổng sản lượng toàn cầu. Để cân đối cung cầu, Trung Quốc
phải nhập khẩu 1 lượng lớn cao su thiên nhiên từ Thái Lan, Indonesia và


25

Malaysia… với khối lượng nhập khẩu đạt 2,61 triệu tấn trong năm 2014, chiếm
54,8% tổng tiêu thụ trong năm 2014.
Từ đó dẫn đến việc ảnh hương rất lớn đến giá cao su:

Ảnh hưởng cung – cầu vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động
giá cao su trong giai đoạn này. Mặc dù nền kinh tế Mỹ đã phục hồi tương đối
vững chắc. Tuy nhiên Trung Quốc - nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới lại
có mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 24 năm cùng với đó là cao su tồn
kho đã khiến cho việc nhập khẩu cao su sụt giảm hết sức mạnh mẽ.
Ảnh hưởng của dao động tiền tệ: Sự thay đổi của các tỷ giá hối đoái tại
nước sản xuất hay tiêu thụ cao su lớn trên thế giới có thể ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến giá cao su. Ảnh hưởng trực tiếp bắt nguồn từ thực tế cao su
thiên nhiên thường được mua từ một quốc gia bằng đồng tiền xác định để sử
dụng hoặc bán lại sang một quốc gia khác bằng một đồng tiền khác. Bất kỳ sự
thay đổi về giá trị các tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá cao su tại quốc
gia mua mà không có sự thay đổi về giá ở các nước sản xuất. Ảnh hưởng gián
tiếp bắt nguồn từ hoạt động giao dịch chênh lệch và nhu cầu đầu cơ mà có thể là
đầu cơ về hàng hóa hoặc đầu cơ về giao dịch ngoại hối. Do cao su giao dịch
bằng đồng Yên nên giá cao su cũng chịu áp lực từ đồng yên trong giai đoạn
đồng Yên tăng manh mẽ so với đồng đô la Mỹ. Đồng yên tăng sẽ khiến tài sản
mua bằng đồng yên Nhật đắt hơn so với tiền tệ khác.
Giá dầu thô thế giới liên tục thiếp lập các mức thấp kỷ lục cũng là nguyên
nhân gây sức ép bất lợi khiến giá cao su giảm.
(3) Năm 2015
Giá cao su tự nhiên giảm mạnh trong thời gian qua vẫn chủ yếu là do
cung vượt cầu.


×